Mục lục
Phần I : Những vấn đềchung. Trang
I/ Sơqua lịch sửnghiên cứu vấn đề1
II/ Lý do chọn đềtài
III/mục đích nghiên cứu
IV/ Nội dung nghiên cứu
V/Đối tượng nghiên cứu
VI/Phương pháp nghiên cứu
VII/Địa bàn nghiên cứu
VIII/Giảthiết nghiên cứu
Phần II: Cơsởlý luận và nghiên cứu thực tiễn của đềtài
I/ Cơsởlý luận cử đềtài
1.Phụnữbán hàng rong
2.Trách nhiệm của phụnữbán hàng rong
3.Quyền lợi của phụnữbán hàng rong
4.Khái niệm nhận thức trong tâm lý học.
Phần III: Điều tra và phân tích kết quảcủa điều tra
I/Điều tra:
1.Cơcấu mẫu điều tra
2.Tổchức điều tra và nội dung điều tra
II/Phân tích kết quả điều tra
1.Thực trạng phụnữnông thôn bán hàng rong ởHà Nội
2.Nhận thức của phụnữngoại tỉnh vềtrách nhiệm
3. Nhận thức của phụnữngoại tỉnh vềquyền lợi.
Phần IV : Kết luận và kiến nghị
I/ Kết luận
II/Kiến nghị
Phần V: Phụlục
I/Tài liệu tham khỏa
II/Phiếu điều tra
III/Giải thích sốliệu và bảng sốliệu
41 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2646 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nhận thức của phụ nữ bán hàng rong về trách nhiệm và quyền lợi của mình khi lên Hà Nội kiếm sống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ày sẽ bàn đến là nhận thức về
trách nhiệm của phụ nữ ngoại tỉnh lang thang bán hàng rong đối với bản
thân, gia đình , xã hội cộng đồng và mỹ quan đô thị....vv
3. Quyền lợi :
Quyền là cái mà pháp luật, xã hội , phong tục hay lẽ phải cho phép
hưởng thụ , vận động thi hành ..vv và khi khi thiếu có thể yêu cầu để được
có , nếu bị tước đoạt có thể đồi hỏi hoặc giành lại. Nó còn là sức mạnh để
vận dụng khi thực hiện chức năng trong một lĩnh vực nhất định.
Quyền lợi là quền được hưởng nhứng lợi ích về mặt vật chất, tinh thần
chính trị xã hội mà người khác không được xâm phạm đến.
(từ điển tiếng việt thông dụng _ NXB GD)
Quyền phụ nữ : Vấn đề nữ quyền đựoc đặt ra từ lâu trong các xã hội
mà các điều kiện trọng nam , kinh nữ được xác lập từ lâu đời . Đến thế kỷ
XX các yêu sách về quyền người phụ nữ được phát triển mạnh mẽ . Nhưng
14
14
chỉ đến thế kỷ XXI với những biến đổi về kinh tế _ xã hội và tư tưởng đảm
bảo cho phong trào nữ quyền được xác lập.
+ Loại yêu sách đầu tiên mà phụ nữ đạt được là tranh thue được bình
đẳng về quyền lợi.
+Loại yêu sách thứ hai : bình đẳng về nghề nghiệp. Những biến đổi về
kinh tế , đặc biệt là dịch vụ và các kết quả về kinh tế , văn hóa, tư tưởng đã
tạo điều kiện cho một số bước tiến như :
+ thi hành nguyên tắc nam nữ bình đẳng đối với việc làm và nhận phụ
nữ vào làm những việc có truyền thống không sử dụng lao động nữ.
+ áp dụng nguyên tắc lao động ngang nhau , tiền lương ngang nhau.
Tuy nhiên , trong thực tế vẫn chưa có sự bình đẳng thực sự giữa nam
nữ . dẫu đã có những cải tạo về cơ cấu trong hệ thống sản xuất ở các thành
thị và nông thôn. Nhưng sự phân công lao động vẫn thể hiện rõ sự phục tùng
của phụ nữ trong sản xuất. Đó là những việc thuộc về nam và nữnhưng phụ
nữ vẫn phải nhận những việc mà nam giới không làm.
Ngay cả trong lĩnh vực tạo ra những công việc hoàn toàn mới thì vẫn
có những dạng công việc nới của phụ nữ. Tình thình này thể hiện rõ ở các
quá trình quan hệ tư bản .
Phụ nữ là lao động rẻ nhất, phù hợp với những công việc đơn điệu , tẻ
nhạt với tiền công lao động thấp hơn do vị trí thấp trên thị trường lao động.
Beri Sunnơ đưa ra khái niệm “xã hội hậu dịch vự” _ là một xã hội hoàn
toàn khác với xã hội trước . Nó là một thời đại “đứt quảng” , “đánh dấu thời
công nghiệp kết thúc” các nước phát triển bây giờ đang ở thời đại “hậu công
nghiệp”. Và giai đoạn này rất ngắn. Sau đó sẽ chuyển sang một bước tiến
mới đó là “xã hội hậu dịch vụ” .Trong xã hội này khuynh hướng lao động sẽ
chuyển từ lao động sản xuất sang lao động dịch vụ ,máy móc sẽ thay thế cho
15
15
con người nhiều mặt, công nghiệp mới phát triển dẫn đến đổi mới trong xã
hội. Sunnơ đã phân loại 5 nghành nghề như sau :
1 ) Tìm kiếm và khai thác thiên nhiên
2) chế tạo và kiến trúc
3) Dịch vự kỹ thuật hữu hình
4) Xử lý thông tin
5) Dịch vụ hoặc sản xuất tại gia đình và nhóm gia đình
“ xã hội hậu dịch vụ ”sẽ phân phối lại lao động ,áp dụng chuẩn mực một
đời làm việc là 35 năm chú không phải 50 năm như bây giừo. Để thích
ứngvới hiện thực xã hội đó công nghệ kỹ thuật sẽ thay thế cho lao đọng tưng
len. Do đó , giá trị kinh tế và giá trị xã hội của lao động nội trợ được coi
trọng. . Sunnơ xếp lao động này vào nghành nghề thứ 5 và vai trò của phụ
nữ trong nghành nghề này đứng vai trò quan trọng.
Như vậy trong khái niệm “xã hội hậu dịch vụ ” của Sunnơ đã một lần
nữa khẳng định vai trò hết sức quan trọng của phụ nữ trong thời đại mới. Họ
là lực lượng tham gia chủ yếu trong “xã hội hậu dịch vụ” Sunnơ đã một lần
nữa khẳng định vai trò quan trọng của người phụ nữ trong “xã hội hậu dịch
vụ ” đặc biệt trong nghành nghề thứ 5 “dịch vụ sản xuất gia đình và nhóm
gia đình”
Có thể xem nghề bán hàng rong của những người phụ nữ ngoại tỉnh lên
thành phố là một bộ phận của nghành nghề thứ 5 này. sự tiện lợi hứu ích của
loại hình này ngàycàng được nhiều người dân thành thị đánh giá cao. Nhờ có
những người bán hàng rong mà người dân có thể mua hàng theo nhu cầu
ngay cả ở nhà , ciơ quan hay bất cứ nơi nào “tiện ghé chân ”. Vì vậy, công
cuộc kiếm sống của người dân bán hàng rong ngày càng trở nên gay gắt.
Đồng thời nó sẽ góp phần nâng cao vài trò và quyền lợi của người phụ nữ
trong nền kinh tế thị trường nói chung và ngay trong chính gia đình của họ
nói riêng.
Xem xét khía cạnh giới về vấn đề lao động nữ với những người bán
hàng rong ,ta thấy do kiếm được tiền đem về chi tiêu trong gia đình nên họ
16
16
không còn đơn thuần là người nội trợ nữa, họ là lực lượng lao động chính .
Họ đã có quyền tham gia thảo luận cùng chồng mua sắm cái này , cái kia. Có
“quyền” tổ chức sản xuất , bố trí công việc đến mua sắm vật tư, nông cụ
phục vụ sản xuất và cả phương hướng giáo dụccon cái trong gia đình. Thay
cho tiếng nói tuyệt đối trong gia đình như trước đây, bây giờ là quyết định
chung của cả hai người trong công việc.
Xem xét từ khía cạnh xã hội : người lao động nữ khi tham gia vào thị
trường bán rong họ cần được hưởng những chính sách hỗ trợ nào từ phía nhà
nước . Nhà nước cần có những can thiệp chính đáng nào nhằm đảm bảo
quyền lợi cho họ _ một bộ phận không nhỏ trong xã hội _ nhóm xã hội dễ bị
tổn thương.
Điều quan trọng hơn cả mà đề tài này muốn đề cập đến là những
người phụ nữ ngoại tỉnh nhận thức như thế nào về quyền lợi của họ. Khi ra
Hà Nội kiếm sống , ngoài nhu cầu kiếm tiền họ có bao giờ tự ý thức được
rằng mình cũng có những quyền lợi chính đáng cần được pháp luật và nhà
nước bảo vệ hay không ?.Những người phụ nữ này có bao giờ đấu tranh đòi
hỏi quyền lợi cho bản thân hay không ?Và việc họ lang thang bán hàng rong
luôn bị công an đuổi là đúng hay sai? trong phạm vi nghiên cứu của đề tài
này chúng tôi muốn tìm hiểu xem nhận thức về quyền lợi của mình ở mức
độ nào ? họ có kiến nghị gì cho bản thân?
4. Khái niệm nhận thức trong tâm lý học:
Nhận thức là quá trình hoặc kết quả phản ánh tái hiện hiện thực vào
trong tư duy. (Trích từ điển tiếng việt thông dụng _ NXBGD)
Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người
( nhận thức, tình cảm , hành động). Nó có quan hệ chặt chẽ với các mặt kia.
Nhận thức là một quá trình , ở con người quá trình này thường gắn với một
mục đích nhất định nên nhận thức của con người là một hoặt động đặc trưng
nổi bật nhất của hoạt động nhận thức phản ánh hiện thực khách quan.
17
17
Nhận thức là một trong những nhu cầu của phụ nữ bán hàng rong .
Nhu cầu nhận thức được thực tại khách quan , giúp con người thoát khỏi sự
chi phối bên ngoài , đồng thời giúp họ hiểu biết , nhìn nhận được bản thân ,
tự thỏa mãn các nhu cầu của bản thân.
Căn cứ vào tính chất phản ánh của hoặt động nhận thức có thể chia
quá trình này thành 2 giai đoạn lớn : nhận thúc cảm tính (gồm cảm giác và
tri giác) và nhận thức lý tính (tư duy và tưởng tượng) . Hai giai đoạn này có
mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu , sơ đẳng trong toàn bộ hoặt động
nhận thức của con người . Đặc điểm chủ yếu của nhận thức cảm tính là là
chỉ phản ánh những thuộc tính bên ngoài , cụ thể của sản xuất và hiện tượng
đang trực tiếp tác động vào giác quan con người.
(Tâm lý học đại cương _ Nguyễn Công Uẩn _ NXB
ĐHQGHN)
Cảm giác là hình thức đầu tiên mà qua đó mối liên hệ tâm lý của cơ
thể với môi trường được thiết lập.
Tri giác là một mức độ mới của nhận thức cảm tính, nó không phải là
tổng thể các thuộc tính riêng lẻ mà là sự phản ánh sự vật, hiện tượng nói
chung trong tổng hòa các thuộc tính của nó. Người phụ nữ bán hàng rong tri
giác về công việc của mình khá đơn giản .
Nhận thức của những người phụ nữ ngoại tỉnh bán hàng rong về công
việc của họ lúc đầu là nhận thức cảm tính. một số người thấy việc ra hà Nội
kiếm sống của những người khác trong làng là sự tất yếu cần thiết cho cuộc
sống khó khăn nhưng chỉ dừng lại ở mức độ biết tới mà không thực hiện. vì
vậy những năm 90 chỉ có một số lượng rất nhỏ phụ nữ nông thôn bán hàng
rong ở Hà Nội.
18
18
ở mức độ cao hơn (nhận thức lý tính ), những biểu hiện về việc ra đô
thị đã thay đổi. Họ thấy được lợi ích của công việc đó và bắt đầu nhận biết
được có thẻ tồn tại và phát triển bằng “nghề” này hay để có thu nhập cao
hơn cần phải kiếm sống ở đo thị và họ dắt nhau ra Hà Nội ngày càng nhiều.
Khi bắt đầu bước vào “nghề “ họ đã có cảm giác cần phải có trách
nhiệm với nghề .Họ nhận thức được rằng để có thể kiếm sống bằng nghề này
họ phải có trách nhiệm với nghề nghiệp , nghĩa là họ phải có bán hàng có
chất lượng. Mặt khác, việc phải xa nhà theo thời vụ như thế này cũng là một
trở ngại cho việc chăm sóc gia đình và thực hiện thiên chức làm vợ làm mẹ
của mình bị hạn chế. Vấn đề nhận thức của họ không chỉ dừng lại ở trách
nhiệm , quyền lợi trong côngviệc mà còn là trách nhiệm với bản thân , gia
đình con cái , cộng đồng xã hội.
Nếu trong nhận thức cảm tính người phụ nữ này thấy ham muốn với
công việc bán hàng rong thì ở nhận thức lý tính có sự tham gia của tư duy
và sự trải nghiệm sẽ giúp họ đi từ nhân thức vấn đề đến việc thực hiện , hành
động và đạt hiệu quả cao trong hoặt động.
Phần thứ ba :
Điều tra và phân tích kết quả điều tra :
I / Điều tra :
1) cơ cấu mẫu điều tra :
19
19
Để thực hiện mục itêu nghiên cứu của đề tài nghiên cứu khoa học tôi
đã tiến hành điều tra bằng anket 100 phụ nữ bán hàng rong trên địa bàn hà
Nội.
Tôi chọn các mẫu điều tra một cách ngẫu nhiên trên các phố : Nguyễn
Trãi _ Trường Chinh_ Cầu Giấy _Nguyễn Chí Thanh_ Láng ...
Trong 100 mẫu nghiên cứu tuổi thấp nhất là 17 tuổi ,cao nhất là 57
tuổi . số người có gia đình là 85.9% ;số người chưa có gia đình là: 12.9%, số
người ly hôn, ly thân là 1.2%
Về trình độ văn hóa, những người được hỏi tập trung vào cấp 2 và
không có ai có trình độ Đại Học.
Dưới đây là bảng chi tiết về cơ cấu mẫu điều tra .
Bảng 1 : cơ cấu mẫu điều tra
Tuổi
học vấn gia đình
>26 26_50 >50 cấp I cấp II cấp III có chưa ly hôn
29.4% 68.2% 2.4% 31.8% 54.1% 14.1 85.9% 12.9% 1.2%
quê quán số con nghề của chồng
Hưng
Yên
Nam
Định
Hà
Tây
chưa
có
1-3 >3 làm
ruộng
thợ
xây
nghề
khác
28.2% 18.8% 22.4% 16.5% 63.5% 10% 45.9% 9.4% 28.2%
2.Tổ chức điều tra và nội dung điều tra:
2.1 Tổ chức điều tra:
Chúng tôi tiến hành điều tra qua 3 giai đoạn:
20
20
* Điều tra thử : điều tra 5 phiếu.
*Điều tra chính thức : Sau khi tiến hành điều tra thử 5 phiếu chúng tôi
chính thức bổ sung, sửa đổi và điều tra trên diện rộng nhằm tìm ra cách thức
đánh giá, nhận thức về trách nhiệm và quyền lợi của những người phụ nữ
ngoại tỉnh khi ra hà Nội bán hàng rong ở Hà Nội.
Bảng hỏi được xây dựng trên cơ sở lý luận của vấn đề được nghiên
cứu để tìm ra nhận thức về trách nhiệm và quyền lợi của người phụ nữ nông
thôn lên Hà Nội kiếm sống . Bằng phương pháp đọc, xủ lý số liệu SPSS và
phân tích tài liệu. Sau khi điều tra thử 5 phiếu chúng tôi đã chỉnh lý bổ sung,
sửa đổi và điều tra ở diện rộng nhằm tìm ra nhận thức , cách thúc đánh giá
chung
của phụ nữ bán hàng rong về trách nhiệm và quyền lợi của mình khi ra Hà
Nội kiếm sống.
2.2 Nội dung điều tra :
Để tìm hiểu nhận thức của phụ nữ bán hàng rong về trách nhiệm và
quyền lợi của bản thân mình khi lên Hà Nội kiếm sống chúng tôi quan tâm
tới những vấn đề sau:
* Thực trạng của phụ nữ bán hàng rong trên Hà Nội qua các chỉ báo :
_quê quán, tuổi, trình độ học vấn , tình trạng gia đình, số con, nghề
của chồng (nếu có )của người phụ nữ nông thôn bán hàng rong ở Hà Nội.
* Nhận thức của phụ nữ bán hàng rong về trách nhiệm của mình khi
lên Hà Nội kiếm sống. Chúng tôi xem xét các vấn đề sau :
_Trách nhiệm với gia đình :
+ Ai là người thay thế họ làm các công việc gia đình khi họ phải ra
đây kiếm sống ?
+Mức độ chu đáo của họ có khiến chị yên tâm hay không?
21
21
+tiền họ gửi về chủ yếu được dùng vào những việc gì ?
+Mức độ về thăm gia đình
_ Trách nhiệm đối với xã hội :
+ Họ nhận thức như thế nào về vai trò và lợi ích công việc của họ đối
với cuộc sống của người dân Hà Nội: họ có cảm thấy công việc của họ cần
thiết cho người dân Hà Nội hay không ? , vì sao ?
+Họ nhận thức như thế nào về việc công việc của họ có gây cản trở
giao thông và làm mất mĩ quan đường phố ?
+ Quan hệ của họ với ban quản lý chợ , công an khu vực như thế nào ?
_ Trách nhiệm đối với bản thân:
+ Mỗi ngày họ chi tiêu cho việc ăn uống của bản thân là bao nhiêu ?
+ Họ có đăng ký tạm trú khi thuê trọ hay không ?
* Nhận thức của người phụ nữ bán hàng rong về quyền lợi của họ khi
lên Hà Nội bán rong :
_ Quyền lợi về kinh tế : vốn có được là do đâu? số tiền kiếm được chi
tiêu vào việc gì? các vật dụng sinh hoạt trong nhà trọ gồm những gì? chị
đánh giá như thế nào về điều kiện sinh hoặt của nhà trọ?
_ Quyền cá nhân cơ bản: có đăng ký tạm trú không? có hài lòng với
công việc hiện tại của mình không? khi ra bán hàng rong nhận được sự giúp
đỡ từ đâu? chị có cảm thấy an toàn không? công việc bán hàng rong ảnh
hưởng như thế nào đến sức khỏe? khi bị bệnh chị có đến bệnh viện không?
2.3 Những khó khăn trong quá trình tổ chức điều tra:
Trong quá trình tổ chức điều tra chúng tôi gặp phải những khó khăn
như sau: thời gian tiếp xúc với khách thể rất khó , chỉ có thể gặp vào tầm họ
22
22
nghỉ trưa. Những thời gian khác họ bận bán hàng. do văn hóa của chị em rát
hạn chế nên không thể đi nhanh vào vấn đề một cách chuẩn xác.
II .Phân tích kết quả điều tra :
* Thực trạng của phụ nữ nông thôn bán hàng rong trên Hà Nội:
Để nghiên cứu hiện trạng phụ nữ nông thôn bán hàng rong chúng tôi
đã cố gắng đưa ra các câu hỏi về quê quán ,số con, độ tuổi , nghề nghiệp của
chồng . Chúng tôi dặc biệt quan tâm đến những vấn đề này nhằm có những
phác họa cơ bản về những gánh nặng từ phía gia đình đối với những ngwoif
phụ nữ bán hàng rong từ đó đi sâu vào tìm hiểu nhận thức của họ đối với
trách nhiệm và quyền lợi bản thân khi phải xa gia đình “tha phương cầu
thực”
Qua điều tra 100 mẫu nghiên cứu ngẫu nhiên trên địa bàn hà Nội
chúng tôi thấy họ đến từ khắp các vùng miền khác nhau. Tỷ lệ chênh lệch
giữa các vùng không đáng kể,tuy nhiên chiến nhiều nhất vẫn là dân Hưng
Yên (28.2%), còn lại là các tỉnh khác (xem bảng 2)
Bảng 2: Quê quán của những người phụ nữ bán hàng rong ở
Hà Nội
stt quê quán số người chọn %
23
23
1 Thanh hoá 3 3.5
2 Hưng yên 24 28.2
3 Hà tây 19 22.4
4 Thái bình 4 4.7
5 Bắc ninh 1 1.2
6 Nam định 16 18.8
7 Hải dương 4 4.7
8 Hà nam 5 5.9
9 phú thọ 2 2.4
10 Thái nguyên 1 1.2
11 Vĩnh phúc 3 3.5
12 Gia lâm 1 1.2
13 Bắc giang 1 1.2
14 Hải hưng 1 1.2
15 tổng 85 100.0
Phần lớn phụ nữ bán hàng rong trong độ tuổi từ 26- 50 tuổi (68.2 %), dưới
26 tuổi chiếm rất ít (29.4 %).Trong số 100 phụ nữ được điều tra có tới 85.9%
phụ nữ đã có chồng.hầu hết đều có con rất đông. Số con của họ di chuyển từ
1-5 , trong đó số người có 5 con chiếm tỉ lệ 7.1%, đông nhất là người có 2
con 30.6 %.Đièu này cho thấy thực tế người phụ nữ nông thôn Việt nam vẫn
là nạn nhân của các hủ tục phong kiến, mặc dù kinh tế gia đình nghèo khó
nhưng họ vẫn phải đẻ nhiều con ,chính điều này đã buộc họ phải xa gia đình
, tha phương cầu thực .(xem bảng 3)
bảng 3: khoảng tuổi của người được phỏng vấn
STT khoảng tuổi số người %
1 Dưới 26 tuoi 25 29.4
2 từ 26- 50 tuoi 58 68.2
3 trên 50 tuoi 2 2.4
Tổng 85 100.0
Có 45.9 % chị em có chồng làm ruộng đơn thuần. Mà như chúng ta
biết chỉ với mấy sào ruộng thì người nông dân không đủ trang trải các chi
phí trong gia đình vì vậy lẽ tất yếu phải có một người đi làm ăn kiếm sống
24
24
tăng thu nhập cho gia đình. Và thực tế đáng buồn là trách nhiệm này lại đổ
xuống đầu phái yếu chứ không phải do các “đức lang quân” gánh vác_
những người xưa nay vẫn được xem là trụ cột gia đình. Trong phạm vi
nghiên cứu của đè tài này không đủ thông tin để lý giải được điều này, tuy
nhiên đó là một thực tế cần xem xét.(xem bảng 4)
bảng 4 : nghề nghiệp của chồng
STT
nghề
nghiệp số người %
1 không chọn 14 16.5
2 làm ruộng 39 45.9
3 thợ xây 8 9.4
4 nghề khác 24 28.2
5 tổng 85 100
_ Trình độ văn hóa của những người phự nữ bán hàng rong :
Qua bảng trên ta thấy những người phụ nữ bán hàng rong có trình độ
văn hóa thấp ,chỉ có 14.1 % người có trình độ văn hóa cấp 3 . Điều này cũng
dễ hiểu bởi nếu những người có trình độ chuyên môn cao thì không phải đi
bán rong _một công việc long đong, cực nhọc, “tay làm hàm nhai_ tay quai
miệng trễ ” (xem bảng 5 )
bảng 5 :khoảng học vấn của người được phỏng vấn
STT trình độ số người %
1 cap 1 27 31.8
2 cap 2 46 54.1
3 cap 3 12 14.1
Tổng 85 100.0
* Nhận thức của phụ nữ bán hàng rong về trách nhiệm của mình khi
lên Hà Nội kiếm sống. Chúng tôi xem xét các vấn đề sau :
25
25
_Trách nhiệm với gia đình :
+ Ai là người thay thế họ làm các công việc gia đình khi họ phải ra
đây kiếm sống ?
Bảng 6: Người thay thế chị em phụ nữ làm nhưng công việc trong gia đình
Người thay thế số người tỷ lệ %
Mẹ chồng 49 24.6
mẹ đẻ 60 30.2
chồng 56 28.1
Con 22 11.1
người khác 12 6.0
tổng
Nhìn vào bảng trên ta thấy : người thay thế họ cham sóc gia đình
chiếm tỷ lệ lớn nhất vẫn là mẹ đẻ 30.2 %, trong khi đó tỷ lệ chồng thay thế
mình làm các công việc gia dình chỉ chiếm một số rất khiêm tốn 11.1%,
trong khi đó có đến 45.9 % người chồng ở nhà làm ruộng. Đây cùng là điều
dễ lý giải vì hầu hết người có thể thay thế các chị em phải là phụ nữ , tuy
nhiên thực tế này , phải chăng một lần nữa đã khẳng định trách nhiệm của
người phụ nữ đối với gia đình quá nặng nề , họ không nững phải chu toàn
nghĩa vụ của mình đối với chồng con bằng cách nhờ mẹ đẻ thay mình chăm
sóc gia đình khi mình vằng nhà, mà họ còng phải chịu trách nhiệm kiếm tiền
về nuôi sống gia đình, chấp nhận cuộc sống long đong vất vả của kẻ tha
phương cầu thực. Phải chăng họ đã nhận về mình quá nhiều trách nhiệm do
bản tính lo lắng, chịu thương chịu khó truyền thống của người phụ nữ Việt
nam nói chung và người phụ nữ nông thôn nói riêng. Vấn đề nhận thức về
trách nhiệm như thế này còn nhiều bất cập. Cần phải có những điều chỉnh
thích đáng nhằm đảm bảo quyền lợi cho người phụ nữ trong thời đại mới.
+Mức độ chu đáo của họ có khiến chị yên tâm hay không?
26
26
Trong 100 người được hỏi thì có 80 % người trả lời họ hoàn toàn yên tâm về
sự chu đáo khi người thay thế của họ là mẹ đẻ , mẹ chồng,chồng , chỉ có
một số ít người trả lời không yên tâm lắm 20% khi người thay thế họ là con.
Vì đối với họ con cái bao giờ cung còn nhỏ dại , chưa thể đảm đương được
công việc gia đình , nhưng vì hoàn cảnh kinh tế họ vẫn phải xa nhà kiếm
sống. Sự nhận thức của họ về trách nhiệm đối với gia đình như thế là rất cao.
+tiền họ gửi về chủ yếu được dùng vào những việc gì ?
bảng 7: Mức chi cho gia đình (ở quê)
STT mức chi tiêu số người %
1 không chọn 2 2.4
2 Dưới 300.000đ 15 17.6
3 Từ 300.000-500.000đ 52 61.2
4 >500.000-700.000đ 15 17.6
5 >700.000-1000.000đ 1 1.2
Tổng 85 100.0
Dựa vào bảng trên ta thấy ssố tiền cao nhất mà một người phụ nữ đi
bán hàng rong trên Hà Nội có thẻ gửi về cho gia đình (ngoài những khoản
chi tiêu cho bản thân) là 700.000_1000.000 , tuy nhiên con số này chiếm
một tỷ lệ rất ít ,chỉ có 1.2 %. Còn phần lớn họ gửi về cho gia đình trung
bìnhf một tháng là 300.000_500.000, tỷ lệ này chiếm đến 61.2 % ,đây một là
một khoản tiền còn khiêm tốn so với mức chi tiêu như hiện nay. Nhưng đó
lại là một thực tế , công việc bán hàng rong tuy vất vả nhưng lại chẳng lời lãi
được bao nhiêu. Qua đây ta thấy người phụ nữ đã phải chắt bóc từng đồng
để gửi về cho gia đình, yư thức trách nhiệm của họ đối với gia dình, con cái
rất cao.
27
27
bảng 8 : Đánh giá vè mức chi cho gia đình (ở quê)
STT đánh giá số người %
1 không chọn 3 3.5
2 ít 24 28.2
3 Trung bình 40 47.1
4 Nhiều 18 21.2
Tổng 85 100.0
Tuy nhiên , họ không đề cao giá trị của mình , Khi được hỏi chị đấnh
giá như thế nào về số tiền mà chị gửi về thì có 47.1 % cho rằng đó là khoản
tiền trung bình. Như vậy nhận thức về bản thân họ rất khiêm tốn, không quá
đề cao vai trò và giá trị của mình trong gia đình ,dù đã phải lăn lộn ,vất vả
kiếm sống.
stt việc được chi số người %
1 ăn uống cho gia
đình
57 18.6
2 tiền học cho con 64 20.9
3 nuôi dưỡng cha
mẹ
32 10.5
4 đồng áng,chăn
nuôi
38 12.4
5 mua sắm đồ đặc 33 10.8
6 sử chửa nhà của 13 4.2
7 làm vốn bán
hàng
33 10.8
8 chi cho bản thân 36 11.8
9 tổng 306 100.0
Nhìn vào bảng trên ta thấy số tiền mà họ kiếm được chi rất ít
cho bản thân ,phần lớn được chi vào tiền học cho con (20.9 %) còn lại là ăn
uống trong gia đình, chăm sóc cha mẹ và mua sắm đồ đạc. Qua bảng chi tiêu
này còn cho ta thấy một điều rằng họ biết rất rõ tiền mình kiếm về phục vụ
cho những mục đích gì, họ có trách nhiệm trong việc quản lý, chi tiêu chứ
không phải gưỉ tiền một cách bừa bãi. Đặc biệt tiền của họ kiếm về được
dùng vào một mục đích hết sức quan trọng đó là chi tiền học cho con. Chứng
tỏ những người phụ nữ này dù đi làm ăn xa nhưng vẫn sát sao việc gia đình,
chăm lo con cái.
28
28
+Mức độ về thăm gia đình :
Bảng 9 : Mức độ thường xuyên về thăm gia đình
STT mức độ số người %
1 không trả lời 5 5.9
2 Có 63 74.1
3 Không 17 20.0
4 Tổng 85 100.0
Đa số những người phụ nữ này thường xuyên về thăm gia
đình(74.1%)
Vì theo họ, những người thay họ chăm sóc gia đình không thể quan xuyến
được toàn bộ và ngoài công việc ra họ còn phải đảm nhận trách nhiệm to lớn
đối với gia đình và các mối quan hệ ở quê. Trong số 74.1% này có đến 67%
là người Hà Tây có thể đạp xe và người thay thế trong gia đình của họ là
chồng (45%) nên lẽ tất yếu là họ phải về quê thường xuyên. Còn 20.0% còn
lại trả lời không thường xuyên về. Khi được hỏi vì sao thì họ trả lời vì quê ở
xa , mỗi lần về lại rất tốn kém nên chỉ có thể về nhà vào những dịp lễ tết ,
hoặc ngày mùa, còn chủ yếu là gửi tiền về quê.
_ Trách nhiệm đối với xã hội :
+ Họ nhận thức như thế nào về vai trò và lợi ích công việc của họ đối
với cuộc sống của người dân Hà Nội: họ có cảm thấy công việc của họ cần
thiết cho người dân Hà Nội hay không ? vì sao ?
Bảng 10: Công việc bán hàng có cần thiết đối với người HN
STT mức độ
só
người tỷ lệ%
1 Rất cần thiết 8 9.4
2 Cần thiết 66 77.6
3 Không cần thiết 11 12.9
Tổng 85 100.0
Như vậy người phụ nữ bán hàng rong bắt đầu đã nhận ra được vai trò
và lợi ích công việc của mình. Họ đánh giá một cách đúng đắn tầm quan
29
29
trọng của việc bán hàng rong. Chính vì vậy mà ngày càng có nhiều người
dân ngoại tỉnh đổ xô vào Hà Nội kiếm sống.
+Họ nhận thức như thế nào về việc công việc của họ có gây cản trở
giao thông và làm mất mĩ quan đường phố ?
bảng 11: Công việc gây cản trở giao thông và mỹ quan
STT đánh giá số người tỷ lê%
1 không trả lời 1 1.2
2 Có 42 49.4
3 Không 40 47.1
4 Không biết 2 2.4
Tổng 85 100.0
Nhìn vào bảng 11 ta thấy mức độ nhận thức về trách nhiệm đối với xã
hội _ cộng đồng còn hạn chế. Có gần một nửa (47.1%) không nhận thức
được rằng công việc của họ gây ảnh hưởng lớn đối với môi ttrường và mĩ
quan đô thị. Phần lớn những người này trả lời rằng : họ chỉ bán trong ngõ ,
hàng hóa của họ gọn nhẹ , không làm ảnh hưởng đến ai.
Số còn lại nhận thức được một cách đúng đắn và đầy đủ trách nhiệm
của mình (49.4%). Họ nhận thấy rằng việc bán hàng như thế này là rất gây
ảnh hưởng, nó cản trở giao thông , làm mất mỹ quan đường phố, nhưng vì
tính chất công việc, vì không có tiền vào chợ nên đành phải chấp nhận chứ
khiông làm gì khác được.
_ Trách nhiệm đối với bản thân:
Câu 20: Có đi khám bệnh
stt đánh giá số người tỷ lệ%
1 Có 26 30.6
2 Không 59 69.4
3 Tổng 85 100.0
30
30
Sức khỏe là vốn quý của con người, nhưng dường như đối với những
người phụ nữ này_ những người mà cuộc sống quá vất vả khó khăn đã làm
cho họ không còn có thời gian và điều kiện kinh tế để có thể chăm lo bản
thân một cách đúng mực. Có đến 69.4% người cho rằng khi bị bệnh họ
không bao giờ đến bệnh viện hay các trạm y tế gần nhà để khám chưa, mà
biện pháp chủ yếu của họ là tự mua thuốc hoặc mua lá về xông. Và khi được
hỏi tại sao thì hầu có đến 99% trong số 69.4% này trả lời rằng đến viện rất
tốn kém , mà cũng chẳng mấy khi bị ốm nặng. Như vậy rõ ràng họ chưa
nhận thức được một cách đầy đủ trách nhiệm đối với chính bản thân mình.
Hay nói đúng hơn họ đã hi sinh quên mình , họ chắt bóp từng đồng để gửi về
cho gia đình, lo cho con cái. còn chi tiêu cho bản thân thì hết sức dè sẻn, tiết
kiệm, thậm chí coi thường bệnh tật và sức khỏe.
+ Họ có đăng ký tạm trú khi thuê trọ hay không ?
Bảng 12: Chi có đăng ký tạm trú
stt đăng ký tạm trú số người tỷ lệ%
1 0 5 5.9
2 Có 49 57.6
3 Không 31 36.5
Tổng 85 100.0
Bảng 12 cho ta thấy 57.6% số người được hỏi là có đăng ký tạm trú.
Đây là một
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nhận thức của phụ nữ bán hàng rong về trách nhiệm và quyền lợi của mình khi lên Hà Nội kiếm sống.pdf