MỤC LỤC
Trang.
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA ĐỀ TÀI
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
3.2. Khách thể nghiên cứu
4. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.2. Khách thể nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nhận thức
1.1.1. Nhận thức là gì?
1.1.2. Các giai đoạn nhận thức
1.1.3. Vài nét về đặc điểm nhận thức của sinh viên
1.2. Ma túy
1.2.1. Khái niệm về ma túy
1.2.2. Nguồn gốc của các chất ma tuý
1.2.3. Phân loại ma tuý
1.2.4. Một số chất ma tuý thường gặp
1.2.5. Tác hại của ma tuý
1.2.6. Khái niệm nghiện ma tuý
1.2.7. Một số biểu hiện của người nghiện ma tuý và dấu hiệu nhận biết người nghiện ma tuý
1.2.8. Nguyên nhân dẫn đến nghiện ma tuý
1.2.9. Biện pháp phòng, chống ma túy
1.3. Nhận thức về vấn đề ma tuý
1.3.1. Nhận thức về khái niệm ma tuý
1.3.2. Nhận thức về tác hại của ma tuý
1.3.3. Nhận thức về dấu hiệu nhận biết người nghiện ma tuý
1.3.4. Nhận thức về nguyên nhân gây nghiện ma tuý
1.3.5. Nhận thức về các biện pháp phòng, chống ma tuý
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN VỀ VẤN ĐỀ MA TUÝ
2.1. Vài nét về khách thể điều tra
2.2. Thực trạng nhận thức của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN về vấn đề ma tuý
2.2.1. Nhận thức của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN về sự cần thiết phải hiểu biết về ma tuý
2.2.2. Nhận thức của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN về khái niệm ma tuý
2.2.3. Nhận thức của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN về các chất ma tuý
2.2.4. Nhận thức của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN về tác hại của ma túy
2.2.5. Nhận thức của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN về những dấu hiệu nhận biết người nghiện ma tuý
2.2.6. Nhận thức của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN về nguyên nhân dẫn đến nghiện ma tuý
2.2.7. Nhận thức của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN về các biện pháp phòng, tránh ma tuý.
2.3. Các nguồn thông tin giúp sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN có hiểu biết về ma tuý
KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
2. Ý kiến đề xuất
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TẬP HÌNH ẢNH MỘT SỐ CHẤT MA TÚY THƯỜNG GẶP
103 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10201 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nhận thức của sinh viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên về vấn đề ma tuý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biện pháp chủ yếu, biết cách vận dụng chúng vào thực tiễn đấu tranh phòng, chống ma tuý.
- Cá nhân phải trả lời được câu hỏi: Để phòng chống ma tuý, cá nhân, gia đình , nhà trường và các tổ chức xã hội cần thực hiện những biện pháp gì?
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN VỀ VẤN ĐỀ MA TUÝ
2.1. Vài nét về khách thể điều tra
Trường ĐHSP thuộc Đại học Thái Nguyên tiền thân là trường ĐHSP Việt Bắc. Trường được thành lập ngày 18 tháng 7 năm 1966 theo Quyết định số 127/CP của chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Cùng với hệ thống các trường Sư phạm trong cả nước, trường ĐHSP – ĐHTN có nhiệm vụ đào tạo, cung cấp giáo viên cho các tỉnh miền núi phía Bắc của đất nước.Trải qua hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, trường đã không ngừng phát triển và lớn mạnh. Hiện nay, trường có 15 khoa đào tạo với khoảng 500 giảng viên, khoảng 6000 sinh viên thường xuyên học tập tại trường với hơn 150 lớp thuộc các ngành đào tạo khác nhau.
Sinh viên của trường ĐHSP – ĐHTN đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau với nhiều thành phần dân tộc như Kinh, Tày, Nùng, Thái, Dao…của các tỉnh miền núi phía Bắc. Do đến từ nhiều nơi với nhiều thành phần dân tộc, họ mang theo những nét văn hoá, những phong tục tập quán, lối sống khác nhau. Sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN là những người ham học hỏi, ham hiểu biết về các vấn đề xã hội. Hàng năm nhà trường tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, thu hút đông đảo sự tham gia của sinh viên. Đây là một điều kiện thuận lợi giúp sinh viên có những hiểu biết cơ bản về các vấn đề xã hội và nâng cao nhận thức của mình.
Là một trong những khoa có số lượng sinh viên đông nhất trường, Khoa TDTT có phong trào học tập cũng như phong trào hoạt động bề nổi của sinh viên luôn được chú trọng phát triển. Cũng như sinh viên cả trường, sinh viên khoa TDTT mang trong mình bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ với những ước mơ, hoài bão cao đẹp. Họ đã và đang không ngừng học tập và rèn luyện năng lực, phẩm chất đạo đức để trở thành người giáo viên trong tương lai, góp sức cho sự nghiệp giáo dục đào tạo nói chung và sự nghiệp giáo dục miền núi phía Bắc nói riêng.
Hàng năm dưới sự chỉ đạo của Ban Chi uỷ, Ban chủ nhiệm Khoa, Liên chi đoàn, Liên chi hội thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể như: Hội diễn văn nghệ, Hội thi NVSP...tạo điều kiện cho sinh viên giao lưu, học hỏi và nâng cao hiểu biết. Trong các giờ học trên lớp, sinh viên khoa TDTT được tiếp cận với những kiến thức về các vấn đề xã hội thông qua một số môn học, trong đó có những kiến thức cơ bản về ma túy.
- Trong giới hạn đề tài này, chúng tôi đi sâu tìm hiểu nhận thức về ma túy của 115 sinh viên thuộc hai lớp: Lớp GDTC K45 C và lớp GDTC K44B. Trong đó, có 70 sinh viên lớp GDTC K45C và 45 sinh viên lớp GDTC K44B.
2.2. Thực trạng nhận thức của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN về vấn đề ma tuý
2.2.1. Nhận thức của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN về sự cần thiết phải hiểu biết về ma tuý
Tệ nạn ma túy là một hiểm họa của xã hội, nó đang phát triển theo chiều hướng gia tăng và xâm nhập vào tất cả các quốc gia. Các đối tượng không phân biệt tuổi tác, nam hay nữ, đều có thể trở thành nạn nhân của ma túy. Thực tế, hiện nay ma túy đang xâm nhập ngày càng nhiều vào thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên của các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp. Đây là biểu hiện gây mất an toàn xã hội, làm băng hoại đạo đức truyền thống, ảnh hưởng tới sự tồn vong của dân tộc.
Thái Nguyên là một trong những tụ điểm của người nghiện ma túy trên cả nước. Theo số liệu của Công an tỉnh Thái Nguyên, toàn tỉnh Thái Nguyên hiện có 6.465 người nghiện ma túy có tên trong danh sách quản lý nhưng thực tế số người nghiện ma túy còn lớn hơn rất nhiều. Mặt khác, thành phố Thái Nguyên là nơi tập trung rất nhiều trường Đại học, Cao đẳng với số lượng sinh viên đông đảo. Trong một môi trường mà tệ nạn ma túy diễn ra rất phức tạp như vậy, sinh viên là đối tượng dễ bị kẻ xấu lôi kéo, dụ dỗ dùng ma túy. Để tránh sa đà vào tình trạng nghiện ngập, điều đầu tiên là mỗi sinh viên phải có hiểu biết về ma túy. Sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN nhận thức như thế nào về sự cần thiết phải hiểu biết về ma túy. Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Theo bạn, có cần thiết phải hiểu biết về ma túy không?”.
Kết quả thu được ở bảng sau:
Bảng 1: Nhận thức của sinh viên về sự cần thiết phải hiểu biết về ma túy.
STT
Mức độ
Ý kiến chung Ý kiến sinh viên
SYK
Tỷ lệ %
1
Rất cần thiết
101
87,8
2
Cần thiết
13
11,3
3
Không cần thiết
1
0,90
Qua bảng số liệu trên, ta thấy:
+ Hầu hết sinh viên cụ thể là 114/115 sinh viên (chiếm tỷ lệ 99,1%) cho rằng “rất cần thiết” và “cần thiết” phải hiểu biết về ma túy. Trong đó: Có 101/115 ý kiến (chiếm tỷ lệ 87,8%) cho rằng: Hiểu biết về ma túy là “rất cần thiết”, 13/115 ý kiến (chiếm tỷ lệ 11,3%) cho rằng “cần thiết” phải hiểu biết về ma túy.
+ Có một bộ phận nhỏ sinh viên, cụ thể là 1/115 ý kiến (chiếm tỷ lệ 0,9%) cho rằng “không cần thiết” phải hiểu về ma túy.
Qua kết quả điều tra và qua trao đổi với sinh viên, chúng tôi thấy:
Phần lớn sinh viên nhận thức được rằng rất cần thiết phải hiểu biết về ma túy. Ý kiến này là rất đúng đắn.
Trước hết, nó cho thấy sự quan tâm của đông đảo sinh viên tới vấn đề ma túy vì ma túy là một vấn đề xã hội đang gây nhức nhối toàn cầu. Ngoài ra, việc sinh viên nhận thức được sự cần thiết phải hiểu biết về ma túy có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp sinh viên nâng cao nhận thức về ma túy, hiểu biết về ma túy sẽ giúp bản thân tránh được nguy cơ nghiện ma túy, tự bảo vệ được mình và bảo vệ người khác khỏi những tác hại do ma túy gây ra.
Bên cạnh những sinh viên nhận thức đúng về sự cần thiết phải hiểu biết về ma túy, còn 1/115 sinh viên (chiếm tỷ lệ 0,9%) cho rằng “không cần thiết” phải hiểu về ma túy. Đây là một sai lầm trong nhận thức của sinh viên, nó cho thấy sự chủ quan, thờ ơ của một bộ phận sinh viên với vấn đề ma túy. Thực tế cho thấy: Có nhiều trường hợp con người thiếu những hiểu biết cơ bản về ma túy, sử dụng ma túy do tò mò và cuối cùng phải chịu những hậu quả đáng tiếc. Do đó, mỗi sinh viên cần hiểu biết về ma túy để phòng, tránh nó. Tuy số lượng sinh viên chưa nhận thức được sự cần thiết phải hiểu biết về ma túy chiếm tỷ lệ rất nhỏ nhưng chúng ta cần có biện pháp giải thích, phân tích để sinh viên đó thấy được sự cần thiết phải hiểu về ma túy.
2.2.2. Nhận thức của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN về khái niệm ma tuý
Ma túy là một vấn đề rất rộng và phức tạp nên có rất nhiều khái niệm về ma túy. Hiểu một cách đơn giản thì ma túy là một chất độc, nguy hiểm cho sức khỏe của con người. Nhưng ở từng lĩnh vực, người ta lại đưa ra những khái niệm khác nhau về ma túy.
Khi tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến ma túy, trước hết chúng ta phải nhận thức được khái niệm ma túy. Sinh viên là những người có trình độ cao, có hiểu biết sâu rộng và đang được học tập trong môi trường nhà trường nên có nhiều điều kiện để phát triển nhận thức về các vấn đề xã hội nói chung và về ma túy nói riêng.
Nhận thức đúng khái niệm ma túy có vai trò quan trọng, giúp sinh viên có thái độ và hành động đúng đắn trong cuộc sống, để không trở thành “nạn nhân” của ma túy.Vậy sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN nhận thức như thế nào về khái niệm ma túy? Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Theo bạn, ma túy là gì?”.
Kết quả thu được ở bảng sau:
Bảng 2: Nhận thức của sinh viên về khái niệm ma túy.
STT
Khái niệm ma túy
Ý kiến sinh viên
SYK
Tỷ lệ %
1
Ma túy là chất khi đưa vào cơ thể sẽ có tác dụng tăng cường sức khỏe, tăng sức làm việc của con người
2
1,70
2
Ma túy là chất khi đưa vào cơ thể sống có thể làm thay đổi một hay nhiều chức năng sinh lý của cơ thể
15
13,0
3
Ma túy là chất khi đưa vào cơ thể sống có thể làm thay đổi các trạng thái tâm lý
5
4,30
4
Ma túy là các chất gây nghiện khi đưa vào cơ thể sống có thể làm thay đổi một hay nhiều chức năng tâm - sinh lý của cơ thể. Dùng nhiều lần sẽ bị lệ thuộc vào nó cả về thể chất lẫn tinh thần, gây hậu quả nghiêm trọng cho bản thân, gia đình, xã hội
93
81,0
Bảng số liệu trên cho thấy:
+ Có 93/115 sinh viên (chiếm tỷ lệ 81%) lựa chọn “Ma túy là các chất gây nghiện khi đưa vào cơ thể sống có thể làm thay đổi một hay nhiều chức năng tâm – sinh lý của cơ thể. Dùng nhiều lần sẽ bị lệ thuộc vào nó cả về thể chất lẫn tinh thần, gây hậu quả nghiêm trọng cho bản thân, gia đình, xã hội”. Đây là khái niệm đúng và đầy đủ nhất về ma túy. Nó phản ánh những đặc tính của ma túy và tác hại của ma túy đối với bản thân người nghiện, với gia đình và xã hội.
Những đặc tính của ma túy được phản ánh ở khái niệm trên, đó là:
+ Ma túy là chất gây nghiện, độc hại, nguy hiểm đối với cơ thể vì khi đưa ma túy vào cơ thể sẽ làm thay đổi một hay nhiều chức năng tâm – sinh lý của cơ thể.
+ Ma túy làm thay đổi chức năng sinh lý: Người nghiện ma túy kém ăn, ốm yếu, sút cân nhanh, bị các bệnh về thận, bệnh về hô hấp, bệnh về tim mạch...
+ Ma túy làm thay đổi chức năng tâm lý: Người nghiện ma túy thường có tâm trạng lo lắng, sợ sệt, chán nản, bế tắc, tự ti, dễ bị kích động, trí nhớ kém....
+ Người sử dụng ma túy thường xuyên, lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ bị lệ thuộc vào ma túy về cả thể chất lẫn tinh thần. Tính lệ thuộc thể hiện ở chỗ: Khi sử dụng ma túy một thời gian, người sử dụng rơi vào trạng thái “thèm muốn”, nếu thiếu ma túy người đó sẽ bị đau đớn, vật vã về cả thể xác lẫn tinh thần.
+ Ma túy gây hậu quả nghiêm trọng cho bản thân người nghiện, gia đình và xã hội. Thực tế cho thấy, người nghiện đã mất hết khả năng lao động, họ sống phụ thuộc vào tiền của gia đình. Nếu không có tiền mua thuốc để thỏa mãn cơn nghiện, một số người có thể sẵn sàng giết người, cướp của, trộm cắp để lấy tiền mua ma túy. Có rất nhiều vụ án nghiêm trọng mà tội phạm là người nghiện ma túy. Điều đó ảnh hưởng đến trật tự xã hội, gây rối loạn trật tự xã hội.
Như chúng ta đã biết, ma túy là vấn đề đang được toàn xã hội quan tâm. Việc tuyên truyền phòng chống ma túy được thực hiện thông qua các cuộc thi, qua các phương tiện thông tin đại chúng, thu hút sự chú ý của nhiều người trong đó có sinh viên. Sinh viên được tiếp xúc thường xuyên với những kiến thức về ma túy, điều đó giúp họ có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về khái niệm ma túy.
Bên cạnh những sinh viên nhận thức đúng và đầy đủ về khái niệm ma túy thì còn 20/115 sinh viên (chiếm tỷ lệ 17,3%) nhận thức chưa đầy đủ về khái niệm ma túy. Trong đó:
+ Có 15/115 ý kiến (chiếm 13%) cho rằng: “Ma túy là chất khi đưa vào cơ thể sống có thể làm thay đổi một hay nhiều chức năng sinh lý của cơ thể”. Đây là khái niệm đúng nhưng chưa đầy đủ. Ma túy là một chất độc, gây hại cho người sử dụng, làm thay đổi hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, chỉ hiểu như vậy thì chưa đủ vì việc sử dụng ma túy không chỉ làm thay đổi các chức năng sinh lý mà còn dẫn đến sự thay đổi của nhiều chức năng khác như: Làm thay đổi nhận thức, tình cảm, xúc cảm, ý chí... Kết quả điều tra này cho thấy một bộ phận sinh viên hiểu biết còn phiến diện, chỉ nhìn vào những biểu hiện bên ngoài mà chưa đi sâu vào bản chất của ma túy.
+ Có 5/115 ý kiến (chiếm tỷ lệ 4,3%) cho rằng: “Ma túy là chất khi đưa vào cơ thể sống có thể làm thay đổi các trạng thái tâm lý”. Khái niệm đúng nhưng chưa đầy đủ. Một người nghiện ma túy có thể có những thay đổi về tâm lý như: Nói cười, cư xử khác thường, hay nổi nóng, thiếu suy xét...kèm theo những thay đổi khác về cơ thể. Kết quả điều tra trên cho thấy, những sinh viên này chỉ nhận thức được một đặc tính của ma túy mà chưa nắm được đầy đủ các đặc tính của ma túy.
Trong số 115 sinh viên, có 2 sinh viên (chiếm tỷ lệ 1,7%) đồng tình với ý kiến cho rằng : “Ma túy là chất khi đưa vào cơ thể sẽ có tác dụng tăng cường sức khỏe, tăng sức làm việc của con người”. Câu trả lời này cho thấy một bộ phận nhỏ sinh viên còn nhận thức chưa đúng về khái niệm ma túy. Ma túy là một chất độc, gây nguy hiểm cho người sử dụng nên nó không thể có tác dụng làm tăng cường sức khỏe, sức làm việc của con người. Một số loại ma túy (ví dụ như thuốc phiện) khi mới hút con người ta cảm thấy khoái lạc, giảm đau nhức, giảm mệt mỏi nhưng đó chỉ là tác dụng ban đầu. Nếu sử dụng quá mức và sử dụng thường xuyên ma túy sẽ dẫn đến những biến đổi tâm – sinh lý: Cơ thể bị suy sụp, mất hết nghị lực, ý chí, xuất hiện những biến chứng như viêm dạ dày, sưng phổi. Những loại ma túy khác như morphine, heroine, cocaine, thuốc hít, cũng khiến con người có những cảm giác dễ chịu khi sử dụng lần đầu nhưng sau nhiều lần sử dụng, con người càng có nhiều biểu hiện suy sụp về thể chất và tinh thần. Do đó không thể nói : “Ma túy là chất khi đưa vào cơ thể sẽ có tác dụng tăng cường sức khỏe, tăng sức làm việc của con người”.
Để có cái nhìn tổng thể nhận thức của sinh viên về khái niệm ma túy, từ bảng số liệu chúng tôi khái quát thành biểu đồ sau:
Biểu đồ 1: Nhận thức của sinh viên về khái niệm ma túy
* Chú thích: 1 - Ma túy là chất khi đưa vào cơ thể sẽ có tác dụng tăng cường sức khỏe, tăng sức làm việc của con người.
2 - Ma túy là chất khi đưa vào cơ thể sống có thể làm thay đổi một hay nhiều chức năng sinh lý của cơ thể.
3 - Ma túy là chất khi đưa vào cơ thể sống có thể làm thay đổi các trạng thái tâm lý.
4 - Ma túy là các chất gây nghiện khi đưa vào cơ thể sống có thể làm thay đổi một hay nhiều chức năng tâm - sinh lý của cơ thể. Dùng nhiều lần sẽ bị lệ thuộc vào nó cả về thể chất lẫn tinh thần, gây hậu quả nghiêm trọng cho bản thân, gia đình, xã hội.
Biểu đồ trên thể hiện thực trạng nhận thức của sinh viên 2 lớp về khái niệm ma túy. Qua biểu đồ ta thấy: Phần lớn sinh viên nhận thức đúng về khái niệm ma túy, điều này rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, vẫn còn một số sinh viên hiểu sai hoặc hiểu chưa đầy đủ về ma túy. Để khắc phục được điều này, chúng ta cần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ma túy thông qua các môn học trên lớp cũng như qua tuyên truyền.
2.2.3. Nhận thức của sinh viên về các chất ma túy
Ma túy bao gồm rất nhiều loại, khó kiểm soát nên người ta không thể liệt kê hết các chất ma túy mà chỉ liệt kê những chất ma túy được sử dụng phổ biến và xếp chúng vào các nhóm ma túy dựa theo đặc tính của từng chất. Vì vậy, việc nhận thức về các chất ma túy là rất cần thiết đối với sinh viên. Nó không chỉ giúp sinh viên hiểu sâu về khái niệm ma túy mà còn là cơ sở để nâng cao nhận thức cho sinh viên về cách phòng, tránh ma túy.
Điều tra nhận thức của sinh viên về các chất ma túy, chúng tôi đưa ra câu hỏi sau: “Hãy đánh dấu + vào những chất mà bạn cho là ma túy?”. Kết quả thu được tại bảng sau:
Bảng 3: Nhận thức của sinh viên về các chất ma túy
STT
Các chất
Ý kiến của sinh viên
SYK
Tỷ lệ %
1
Thuốc phiện
109
94,8
2
Heroine
98
85,3
3
Morphine
95
82,6
4
Cocaine
86
74,8
5
Dolargan
24
20,9
6
Nước chè
0
0,0
7
Keo dán, gas bật lửa, sơn hòa tan
23
20,0
8
Seduexen
19
16,5
9
Cần sa
78
67,8
10
Phenobacbital
26
22,6
11
Cafeine
21
18,3
12
Bồ đà
14
12,2
13
Trầu
4
3,40
Trong số 13 chất mà chúng tôi đưa ra ở bảng trên, có 11 chất sau đây là ma túy: Thuốc phiện; heroine; morphine; cocaine; dolargan; keo dán, gas bật lửa, sơn hòa tan; seduexen; cần sa; phenobacbital; cafeine và bồ đà. Hai chất còn lại: nước chè, trầu không phải là ma túy.
Qua bảng số liệu trên, ta thấy: Phần lớn sinh viên đã nhận thức đúng một số chất là ma túy. Trong số 15 chất mà chúng tôi đưa ra, số đông sinh viên lựa chọn những chất sau đây là ma túy: Đó là thuốc phiện, heroine, morphine, cần sa, cocaine. Cụ thể là:
+ Có 109/115 sinh viên (chiếm tỷ lệ 94,8%) lựa chọn thuốc phiện là ma túy.
+ Có 98/115 sinh viên (chiếm tỷ lệ 85,3%) lựa chọn heroine là ma túy.
+ 95/115 sinh viên (chiếm tỷ lệ 82,6%) lựa chọn morphine là ma túy.
+ 86/115 sinh viên (chiếm tỷ lệ 74,8%) lựa chọn cocaine là ma túy.
+ 78/115 ý kiến (chiếm tỷ lệ 67,8%) lựa chọn cần sa là ma túy.
Như vậy, nhìn chung sinh viên những sinh viên được đã có những hiểu biết cơ bản, đúng đắn về các chất ma túy. Thuốc phiện, heroine, morphine, cocaine, cần sa là những chất ma túy được nói đến nhiều trong các tài liệu, trên các phương tiện thông tin đại chúng nên đa số sinh viên đều biết được đây là các chất ma túy. Điều này rất quan trọng vì nhận thức được những chất ma túy sẽ giúp sinh viên không bị kẻ xấu lôi kéo, dụ dỗ thử dùng các chất đó, giúp sinh viên tránh khỏi nguy cơ bị nghiện ma túy.
Trong số 13 chất ở bảng trên, ngoài những chất ma túy thường gặp như thuốc phiện; heroine; morphine; cocaine; cần sa thì các chất khác như dolarga;, seduexen; phenobacbital; cafeine; bồ đà; keo dán, gas bật lửa, sơn hòa tan cũng là những chất ma túy. Nếu lạm dụng những chất này thì tính gây nghiện và sự nguy hiểm do những chất này gây ra cũng khá lớn. Tuy nhiên, những chất này ít phổ biến nên ít sinh viên biết được chúng cũng là ma túy. Cụ thể:
+ Có 24/115 ý kiến (chiếm tỷ lệ 20,9%) lựa chọn dolargan là ma túy.
+ 23/115 ý kiến lựa (chiếm tỷ lệ 20,0%) chọn keo dán, gas bật lửa, sơn hòa tan là các chất ma túy. Keo dán, gas bật lửa, sơn hòa tan là những chất ma túy được nhiều thanh thiếu niên sử dụng trong thời gian gần đây. Keo có các loại dung môi methylene chloride, ethyl acetate, toluene, cyclohexane sẽ có tác dụng gây cảm giác lâng lâng, đê mê (kiểu ma túy). Các dung môi hữu cơ này là loại dung môi bay hơi có thể gây nghiện nếu thường xuyên hít, ngửi các chất này người hít có cảm giác sảng khoái, ảo giác. Nếu hít thời gian ngắn có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, gây trầm cảm, ức chế hô hấp, tổn hại phổi, hại gan, thận, gây suy tủy xương, rối loạn nhịp tim, thoái hóa não, ảnh hưởng đến dây thần kinh ngoại biên; nếu hít thường xuyên, lâu dài sẽ bị bệnh ung thư. Cũng như các chất ma túy khác, khi đã nghiện dung môi bay hơi, người nghiện sẽ luôn nhớ cảm giác do nó mang lại và phải tiếp tục sử dụng nó. Đến một lúc nào đó sử dụng liều cũ không thỏa mãn, họ phải sử dụng liều cao hơn để đạt được cảm giác mong muốn, dần dần họ trở thành nghiện. Vì vậy, cần có biện pháp cụ thể giúp sinh viên nhận thức được điều này.
+ 19/115 ý kiến (chiếm tỷ lệ 16,5%) lựa chọn seduexen là ma túy.
+ Có 26/115 ý kiến (chiếm tỷ lệ 22,6%) lựa chọn phenobacbital là ma túy.
+ 21/115 ý kiến (chiếm tỷ lệ 18,5%) lựa chọn cafeine là ma túy và 14 sinh viên (chiếm tỷ lệ 12,2%) lựa chọn bồ đà là ma túy.
Kết quả điều tra cho thấy, số sinh viên nhận thức được đầy đủ về các chất ma túy còn thấp. Chỉ một bộ phận sinh viên nhận thức được seduexen; phenobacbital; cafeine; bồ đà;, keo dán, gas bật lửa, sơn hòa tan là các chất ma túy.
Trong tổng số 115 sinh viên được điều tra, có 10 sinh viên (chiếm tỷ lệ 8,7%) cho rằng những chất sau đây là ma túy: Thuốc phiện; heroine; morphine; cocaine; cần sa; dolargan; seduexen; phenobacbital; cafeine; bồ đà; keo dán, gas bật lửa, sơn hòa tan. Đây là sự nhận thức rất đúng đắn và đầy đủ. Nhận thức được điều này là rất đáng khích lệ, tuy nhiên số sinh viên nhận thức được như vậy chiếm tỷ lệ rất thấp. Vì vậy, để tất cả sinh viên có nhận thức đầy đủ về các chất ma túy, nhà trường cần có những biện pháp thích hợp nhằm phổ biến cho sinh viên có kiến thức về các chất ma túy.
Bên cạnh những sinh viên nhận thức được đúng và tương đối đầy đủ các chất ma túy, còn 4/115 sinh viên (chiếm tỷ lệ 3,4%) nhận thức sai lầm: Cho rằng “trầu” là một chất ma túy. Vấn đề đặt ra là chúng ta cần có biện pháp khắc phục những hạn chế trong nhận thức của sinh viên về các chất ma túy.
Như vậy, kết quả điều tra cho thấy đa số sinh viên đã có nhận thức đúng về các chất ma túy. Tuy nhiên, một số sinh viên còn chưa nhận thức được vấn đề này. Vì vậy, nhà trường cần có biện pháp nâng cao nhận thức về các chất ma túy cho sinh viên.
2.2.4. Nhận thức của sinh viên trường ĐHSP – ĐHTN về tác hại của ma túy
Thông điệp của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (năm 1996) có đoạn viết: “Nhân ngày quốc tế phòng, chống lạm dụng ma túy, chúng ta hãy cùng nhau nhìn nhận hiểm họa ma túy trên toàn cầu, điểm lại những tổn hại về kinh tế- xã hội do ma túy gây nên… Không thể chối cãi mối liên quan giữa lạm dụng ma túy và tội ác. Bản thân sản xuất và vận chuyển trái phép chất ma túy cũng là tội ác. Trộm cắp là phương thức duy nhất để con nghiện có thể thỏa mãn thói quen vặt trên của mình...”.
Thông điệp đó đã khái quát một phần tác hại mà ma túy gây ra. Trên thực tế, hàng triệu người trên khắp thế giới đã và đang bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tệ nạn ma túy - những người này cũng như gia đình của họ đều bị lệ thuộc vào ma túy. Cuộc sống của họ bị hủy hoại, sức khỏe suy kiệt, thất học, mất việc làm, gia đình tan vỡ, xã hội rối ren, nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội ...là một số tác hại trong vô vàn tác hại mà ma túy gây ra cho bản thân người nghiện, gia đình và xã hội.
Nhận thức được tác hại của ma túy sẽ giúp sinh viên tự ý thức được việc tránh xa ma túy là bảo vệ sức khỏe của bản thân, của gia đình, góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp.
Chúng tôi đã tiến hành điều tra nhận thức của sinh viên về tác hại của ma túy đối với bản thân người nghiện, với gia đình và xã hội.
2.2.4.1. Nhận thức của sinh viên về tác hại của ma túy đối với bản thân người nghiện
- Để tìm hiểu nhận thức của sinh viên về tác hại của ma túy, chúng tôi đưa ra câu hỏi sau: “Bạn hãy cho biết, ma tuý có ảnh hưởng như thế nào đến bản thân người sử dụng?”.
Kết quả điều tra như sau:
Bảng 4.1: Nhận thức của sinh viên về tác hại của ma túy đối với bản thân người nghiện
STT
Tác hại của ma túy
Ý kiến sinh viên
SYK
Tỷ lệ %
1
Làm tăng cường sức khoẻ, sức lao động cho người sử dụng
9
7,80
2
Làm cho sức khoẻ của người sử dụng bị giảm sút, làm mất khả năng học tập, lao động
91
79,1
3
Dùng ma tuý quá liều có thể dẫn đến tử vong
87
75,7
4
Ảnh hưởng tới sự phát triển nòi giống
83
72,2
5
Người tiêm chích ma tuý có nguy cơ lây nhiễm viêm gan B, HIV cao
35
30,4
6
Làm thoái hoá nhân cách, rối loạn hành vi của con người, dẫn đến lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật
56
48,7
7
Dẫn đến các bệnh về hô hấp, tim mạch, bệnh thần kinh
71
61,7
8
Dẫn đến những mâu thuẫn và bất hoà với bạn bè, thầy cô giáo và gia đình và mất lòng tin với mọi người
69
60,0
Qua bảng số liệu trên, ta thấy:
Đa số sinh viên đã nhận thức được tác hại của ma túy đối với bản thân người nghiện là: Làm giảm sức khỏe, mất khả năng lao động, ảnh hưởng tới sự phát triển nòi giống, dẫn đến tử vong, làm rối loạn nhân cách...Cụ thể là:
+ Có 91/115 ý kiến (chiếm tỷ lệ 79,1%) cho rằng ma túy “Làm cho sức khoẻ của người sử dụng bị giảm sút, làm mất khả năng học tập, lao động”.
Đây là tác hại rõ nhất mà ma túy gây ra cho con người. Nghiện ma tuý dẫn đến tình trạng nhiễm độc ma tuý mãn tính, suy nhược toàn thân, người gầy gò, xanh xao, mắt trắng, môi thâm, nước da tái xám, dáng đi xiêu vẹo, cơ thể gầy còm, ốm yếu do suy kiệt hoặc phù nề do thiếu dinh dưỡng, rối loạn nhịp sinh học, thức đêm ngủ ngày, sức khoẻ giảm sút rõ rệt. Người nghiện ma tuý bị suy giảm sức lao động, giảm hoặc mất khả năng lao động và khả năng tập trung trí óc. Sinh viên đã nhận thức rất đúng tác hại của ma túy đối với thể chất của người nghiện.
+ Có 87/115 sinh viên (chiếm tỷ lệ 75,7%) đồng ý với ý kiến cho rằng “Dùng ma tuý quá liều có thể dẫn đến tử vong”.
Người nghiện ma túy thường chết ở độ tuổi 30 – 50 tuổi, trường hợp dùng quá liều có thể chết đột ngột. Sinh viên đã thấy được tính chất nguy hiểm của ma túy, điều này giúp họ có thái độ đúng đắn, “nói không với ma túy”.
+ Có 83/115 ý kiến (chiếm tỷ lệ 72,2%) cho rằng ma túy “Ảnh hưởng tới sự phát triển nòi giống”. Các chất ma túy ảnh hưởng tới hoocmon sinh sản. Lúc mới sử dụng, ma tuý thường gây kích thích tình dục nhưng khi nghiện nặng, các hoocmon sinh dục bị suy giảm dẫn đến giảm nhu cầu tình dục, giảm khả năng sinh sản hoặc sinh con ốm yếu, trí tuệ chậm phát triển. Đối với phụ nữ có thai nghiện ma tuý có thể dẫn đến sảy thai, gầy gò, ốm yếu, trẻ sinh ra khó nuôi, chậm phát triển về thể lực, trí tuệ và có dấu hiệu nghiện ma tuý. Phụ nữ nghiện cần sa tỷ lệ mang thai giảm đi và tỷ lệ đẻ non lên tới 25%. Nam giới nghiện cần sa dễ bị liệt dương dẫn đến vô sinh.
+ Có 71/115 ý kiến (chiếm tỷ lệ 61,7%) tác hại mà ma túy gây ra là: “Dẫn đến các bệnh về hô hấp, tim mạch, bệnh thần kinh”. Nhận thức này của sinh viên là rất đúng.
- Ma túy gây bệnh hô hấp: Những người hít ma tuý thường bị viêm mũi, viêm xoang, viêm đường hô hấp.
- Ma túy ảnh hưởng đến hệ tim mạch: Nhồi máu cơ tim, suy tim, rối loạn nhịp, phình tách động mạch, viêm nội tâm mạc... là những biến chứng hay gặp ở người nghiện ma túy. Nguy cơ nhồi máu cơ tim tăng lên gấp 24 lần sau 60 phút sử dụng ma túy. Ma túy có thể gây gia tăng giao cảm và rối loạn nhịp, đặc biệt là trên những người đang có bệnh lý tim mạch trước đó.
- Ma túy ảnh hưởng tới hệ thần kinh: Khi ma tuý vào cơ thể sẽ tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương gây nên tình trạng kích thích hoặc ức chế toàn phần ở bán cầu đại não. Người nghiện nặng có biểu hiện rối loạn phản xạ thần kinh, đau đầu, chóng mặt, trí nhớ giảm sút, rối loạn cảm giác, run chân tay, chậm chạp, u sầu, ngại vận động dễ bị kích động dẫn đến tội ác.
+ Có 69/115 sinh v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 73702402-Đề-tai-đa-xong-1-đa-nghiệm-thu-5-5-2011.doc