Hiện nay, địa phương đang từng bước tiến hành nghị định về nông nghiệp, nông dân và nông thôn (theo nghị định 26 của Đảng). Tập trung xây dựng nông thôn mới, nâng cấp toàn bộ hệ thống cơ sở hạ tầng.
Thị trấn có 400 ha đất nông nghiệp ở 14 khu dân cư, 100% dân được sử dụng điện, điện ổn định 24/24. Toàn bộ hệ thống điện đã được nâng cấp và do ngành điện quản lý. Hệ thống dây điện đã được trang bị 100% là dây bọc.
Vệ sinh môi trường: thị trấn có 14 tổ dân cư, mỗi tổ đã thành lập được tổ thu gom rác thải (chủ yếu là rác thải sinh hoạt), được thành lập từ năm 2002. Hiện nay, vẫn duy trì hoạt động tốt. Tiền chi trả cho những người thu gom rác chru yếu là do người dân đóng góp và có sự hỗ trợ từ phía nhà nước. Nhà nước hỗ trợ bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động cho người thu gom rác. Hộ kinh doanh thì đóng góp 500đ/ngày, hộ bình thường thì đóng 200-300đ/ngày. Rác được thu gom và được đổ ra 1 bãi rác tập trung, bãi rác này được đặt cách xa khu dân cư, xa nguồn nước.
43 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3135 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nhận thức và nhu cầu bảo vệ nguồn nước của người dân nông thôn hiện nay ( nghiên cứu tại Thanh Nê, Kiến Xương, Thái Bình), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trêng ë ®Þa ph¬ng.XÐt cho cïng ,qua lý thuyÕt hµnh ®éng x· héi cã thÓ thÊy cña mçi c¸ nh©n gia ®×nh,chÝnh quyÒn ®Þa ph¬ng trong viÖc h¹n chÕ vµ x÷ lý r¸c th¶i lµ mét tÊt yÕu vµ thÝch hîp víi nhu cÇu b¶o vÖ m«i trêng hiªn nay ë ®Þa ph¬ng còng nh x· héi.
Một số khái niệm
2.1Khái niệm nhu cầu và nhận thức
2.1.1 Khái niệm nhu cầu
Trong phạm vi nhận thức hiện tại có thể định nghĩa nhu cầu là tính chất của cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt của chính cá thể đó và do đó phân biệt nó với môi trường sống. Nhu cầu tối thiểu nhất, hay còn gọi là nhu yếu tuyệt đối, đã được lập trình qua quá trình rất lâu dài tồn tại, phát triển và tiến hóa.
Nhu cầu được hiểu là sự cần thiết về một cái gì đó. Nhưng “cái gì đó” chỉ là hình thức biểu hiện bên ngoài của nhu cầu. Sau hình thức biểu hiện ẩn chứa bản chất của nhu cầu mà có thể tạm gọi là "nhu yếu". Nhu yếu đang nói đến lại có thể được xem là hình thức biểu hiện của một nhu yếu khác căn bản hơn. Như vậy khái niệm nhu cầu và nhu yếu mang tính tương đối với nhau. Điều đó cho thấy rằng nhu cầu của cơ thể sống là một hệ thống phức tạp, nhiều tầng lớp, bao gồm vô số các chuỗi mắc xích của hình thức biểu hiện và nhu yếu liên kết chằng chịt, có khả năng phát triển và đa dạng hóa. Tuy nhiên, để dễ nhận dạng, một nhu cầu riêng biệt đơn giản nhất được cấu thành bởi một nhu yếu và một hình thức biểu hiện.
Hình thức biểu hiện nhất định được cụ thể hóa thành đối tượng của một nhu cầu nhất định. Đối tượng của nhu cầu chính là cái mà nhu cầu hướng đến và có thể làm thỏa mãn nhu cầu đó. Một đối tượng có thể làm thỏa mãn một số nhu cầu, một nhu cầu có thể được thỏa mãn bởi một số đối tượng, trong đó mức độ thỏa mãn có khác nhau.
Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau.
Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được.
Nhu cầu là yếu tố thúc đẩy con người hoạt động. Nhu cầu càng cấp bách thì khả năng chi phối con người càng cao. Về mặt quản lý, kiểm soát được nhu cầu đồng nghĩa với việc có thể kiểm soát được cá nhân (trong trường hợp này, nhận thức có sự chi phối nhất định: nhận thức cao sẽ có khả năng kiềm chế sự thoả mãn nhu cầu).
Nhu cầu của một cá nhân, đa dạng và vô tận. Về mặt quản lý, người quản lý chỉ kiểm soát những nhu cầu có liên quan đến hiệu quả làm việc của cá nhân. Việc thoả mãn nhu cầu nào đó của cá nhân đồng thời tạo ra một nhu cầu khác theo định hướng của nhà quản lý, do đó người quản lý luôn có thể điều khiển được các cá nhân.
Nhu cầu là tính chất của cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt hay mất cân bằng của chính cá thể đó và do đó phân biệt nó với môi trường sống. Nhu cầu tối thiểu hay còn gọi là nhu yếu đã được lập trình qua quá trình rất lâu dài tồn tại, phát triển và tiến hóa.
Nhu cầu chi phối mạnh mẽ đến đời sống tâm lý nói chung, đến hành vi của con người nói riêng. Nhu cầu được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu và sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống, xã hội.
Khái niệm nhận thức
Theo quan điểm triết học Mác-Lê Nin, nhận thức được định nghĩa là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn.
Theo "Từ điển Bách khoa Việt Nam", nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể.
Theo chủ nghĩa duy vật của Mác và Lênin dựa vào trình độ thâm nhập vào bản chất của đối tượng chia thành:
Nhận thức kinh nghiệm hình thành từ sự quan sát trực tiếp các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội hay trong các thí nghiệm khoa học. Tri thức kinh nghiệm là kết quả của nó, được phân làm hai loại:
Tri thức kinh nghiệm thông thường là loại tri thức được hình thành từ sự quan sát trực tiếp hàng ngày về cuộc sống và sản xuất. Tri thức này rất phong phú, nhờ có tri thức này con người có vốn kinh nghiệm sống dùng để điều chỉnh hoạt động hàng ngày.
Tri thức kinh nghiệm khoa học là loại tri thức thu được từ sự khảo sát cácthí nghiệm khoa học, loại tri thức này quan trọng ở chỗ đây là cơ sở để hình thành nhận thức khoa học và lý luận.
Hai loại tri thức này có quan hệ chặt chẽ với nhau, xâm nhập vào nhau để tạo nên tính phong phú, sinh động của nhận thức kinh nghiệm
Nhận thức lý luận (gọi tắt là lý luận) là loại nhận thức gián tiếp, trừu tượng và khái quát về bản chất và quy luật của các sự vật, hiện tượng. Nhận thức lý luận có tính gián tiếp vì nó được hình thành và phát triển trên cơ sở của nhận thức kinh nghiệm. Nhận thức lý luận có tính trừu tượng và khái quát vì nó chỉ tập trung phản ánh cái bản chất mang tính quy luật của sự vật và hiện tượng. Do đó, tri thức lý luận thể hiện chân lý sâu sắc hơn, chính xác hơn và có hệ thống hơn.
Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận là hai giai đoạn nhận thức khác nhau, có quan hệ biện chứng với nhau. Trong đó nhận thức kinh nghiệm là cơ sở của nhận thức lý luận. Nó cung cấp cho nhận thức lý luận những tư liệu phong phú, cụ thể. Vì nó gắn chặt với thực tiễn nên tạo thành cơ sở hiện thực để kiểm tra, sửa chữa, bổ sung cho lý luận và cung cấp tư liệu để tổng kết thành lý luận. Ngược lại, mặc dù được hình thành từ tổng kết kinh nghiệm, nhận thức lý luận không xuất hiện một cách tự phát từ kinh nghiệm. Do tính độc lập tương đối của nó, lý luận có thể đi trước những sự kiện kinh nghiệm, hướng dẫn sự hình thành tri thức kinh nghiệm có giá trị, lựa chọn kinh nghiệm hợp lý để phục vụ cho hoạt động thực tiễn. Thông qua đó mà nâng những tri thức kinh nghiệm từ chỗ là cái cụ thể, riêng lẻ, đơn nhất trở thành cái khái quát, phổ biến.
Theo học thuyết của Mác – Lê Nin, nắm vững bản chất, chức năng của từng loại nhận thức đó cũng như mối quan hệ biện chứng giữa chúng có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng trọng việc đấu tranh khắc phục bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa và bệnh giáo điều.
Dựa vào tính tự phát hay tự giác của sự xâm nhập vào bản chất của sự vật
Nhận thức thông thường (hay nhận thức tiền khoa học) là loại nhận thức được hình thành một cách tự phát, trực tiếp từ trong hoạt động hàng ngày của con người. Nó phản ánh sự vật, hiện tượng xảy ra với tất cả những đặc điểm chi tiết, cụ thể và những sắc thái khác nhau của sự vật. Vì vậy, nhận thức thông thường mang tính phong phú, nhiều vẻ và gắn với những quan niệm sống thực tế hàng ngày. Vì thế, nó thường xuyên chi phối hoạt động của con người trong xã hội. Thế nhưng, nhận thức thông thường chủ yếu vẫn chỉ dừng lại ở bề ngoài, ngẫu nhiên tự nó không thể chuyển thành nhận thức khoa học được.
Nhận thức khoa học là loại nhận thức được hình thành một cách tự giác và gián tiếp từ sự phản ánh đặc điểm bản chất, những quan hệ tất yếu của các sự vật. Nhận thức khoa học vừa có tính khách quan, trừu tượng, khái quát lại vừa có tính hệ thống, có căn cứ và có tính chân thực. Nó vận dụng một cách hệ thống các phương pháp nghiên cứu và sử dụng cả ngôn ngữ thông thường và thuật ngữ khoa học để diễn tả sâu sắc bản chất và quy luật của đối tượng nghiên cứu. Vì thế nhận thức khoa học có vai trò ngày càng to lớn trong hoạt động thực tiễn, đặc biệt trong thời đại khoa học và công nghệ.
Hai loại nhận thức này cũng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Nhận thức thông thường có trước nhận thức khoa học và là nguồn chất liệu để xây dựng nội dung của các khoa học. Ngược lại, khi đạt tới trình độ nhận thức khoa học thì nó lại tác động trở lại nhận thức thông thường, xâm nhập và làm cho nhận thức thông thường phát triển, tăng cường nội dung khoa học cho quá trình nhận thức thế giới của con người.
2.2Khái niệm môi trường và ô nhiễm môi trường
2.2.1 Khái niệm môi trường
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên.”( Theo Điều 1, Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam). Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:
Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu nhân tố tự nhiên như vật lý, hóa học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất xây dựng nhà cửa, trồng cây, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và làm nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống của con người thêm phong phú.
Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định,... ở các cấp khác nhau như: Liên hợp quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan làng, xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,... Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác.
Ngoài ra, người ta còn phân biệt môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các yếu tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ô tô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu đô thị, công viên nhân tạo,... Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội...
Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống con người. Ví dụ: môi trường của học sinh bao gồm: nhà trường với thầy cô giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội như Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định bất thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với pháp luật, nghị định, thông tư, quy định.
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển.
2.2.2Ô nhiễm môi trường
Theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam: “ Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường”. Ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng( nước thải), rắn( chất thải rắn) chứa hóa chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.
Tuy nhiên, môi trường chỉ được xem là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt mức có khẳ năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu.
2.3Khái niệm ô nhiễm nguồn nước
Hiến chương châu Âu về nước, định nghĩa: “ Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã”.
Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại, kể cả xác chết của chúng ta.
Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước.
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý.
2.4 Khái niệm bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và thiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Nhà nước bảo vệ lợi ích quốc gia về tài nguyên và môi trường, thống nhất quản lý và bảo vệ môi trường trong cả nước, có chính sách đầu tư, bảo vệ môi trường, có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, phổ biến kiến thức khoa học pháp luật về bảo vệ môi trường. Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam ghi rõ trong Điều 6: “ Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân. Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, có quyền và có trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường”.
Chương 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Vài nét về điều kiện Tự nhiên - Kinh tế - Xã hội của địa bàn nghiên cứu
Thị trấn Thanh Nê là trung tâm kinh tế - chính trị của huyện Kiến Xương, là nơi đóng trụ sở của các cơ quan đơn vị quan trọng. Thị trấn được thành lập năm 2002, trên cơ sở sáp nhập 2 địa phương là xã Tán Thuật và thị trấn Kiến Xương. Nằm cách thành phố Thái Bình 15 km.
Diện tích tự nhiên khoảng 700 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm tới 400 ha. Dân số: khoảng 1 vạn người.
Địa phương được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 2000. Nữ anh hùng đầu tiên được phong tặng là nữ dân quân Nguyễn thị Chiên (hiện đang sống ở Long Biên – Hà Nội). Trong thời kì chống Mỹ, để phục vụ cho chiến trường, người chủ nhiệm hợp tác xã đã được Nhà nước phong tặng anh hùng lao động. Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, địa phương có 223 liệt sỹ, 179 thương binh và 10 mẹ Việt Nam anh hùng.
Kinh tế, hạ tầng kỹ thuật: Sau khi được Nhà Nước quyết định thành lập thị trấn Thanh Nê đến nay hạ tầng cơ sở và kỹ thuật tương đối hoàn thành. Có 60 cơ quan và trường học.
Công trình nước sạch do Nhật đầu tư đã đi vào sử dụng. Công trình đã cung cấp nước sạch cho 50% trên 3000 hộ dân tại thị trấn. Địa phương đang hỗ trợ các hộ gia đình xây dựng hệ thống thoát nước thải ngầm. Hệ thống này còn nhiều thiếu xót và cần được cải tạo.
Đường giao thông: toàn bộ hệ thống đường đã được cứng hóa bằng bê tông và đường nhựa, không nơi nào còn đường đất đá.
Hiện nay, địa phương đang từng bước tiến hành nghị định về nông nghiệp, nông dân và nông thôn (theo nghị định 26 của Đảng). Tập trung xây dựng nông thôn mới, nâng cấp toàn bộ hệ thống cơ sở hạ tầng.
Thị trấn có 400 ha đất nông nghiệp ở 14 khu dân cư, 100% dân được sử dụng điện, điện ổn định 24/24. Toàn bộ hệ thống điện đã được nâng cấp và do ngành điện quản lý. Hệ thống dây điện đã được trang bị 100% là dây bọc.
Vệ sinh môi trường: thị trấn có 14 tổ dân cư, mỗi tổ đã thành lập được tổ thu gom rác thải (chủ yếu là rác thải sinh hoạt), được thành lập từ năm 2002. Hiện nay, vẫn duy trì hoạt động tốt. Tiền chi trả cho những người thu gom rác chru yếu là do người dân đóng góp và có sự hỗ trợ từ phía nhà nước. Nhà nước hỗ trợ bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động cho người thu gom rác. Hộ kinh doanh thì đóng góp 500đ/ngày, hộ bình thường thì đóng 200-300đ/ngày. Rác được thu gom và được đổ ra 1 bãi rác tập trung, bãi rác này được đặt cách xa khu dân cư, xa nguồn nước.
Về kinh tế: cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm 13,6%, công nghiệp chiếm 57,3%, dịch vụ chiếm 29,1%. Thị trấn có 5 cơ sở may với khoảng 5000 công nhân, 1 nhà máy gạch mỗi năm sản xuất hơn 1 triệu viên gạch tuynen với hơn 300 công nhân. Tỷ trọng nông nghiệp thấp nhưng nông nghiệp vẫn giữ vai trò hàng đầu. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 16,2%. Nói chung người dân địa phương vẫn còn rất khó khăn, nghèo khổ. Hộ nghèo của thị trấn có 112 hộ, cận nghèo là 42 hộ, còn lại là hộ giàu, khá và trung bình.
Y tế: địa phương đã có các trạm y tế, trạm đa khoa, có xây dựng 1 trạm y tế được nhà nước công nhận đạt chuẩn vào năm 2005, trạm thường xuyên khám chữa bệnh cho người dân.
Giáo dục: Ngoài các trường THPT, trung cấp, thị trấn có 1 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia vào năm 2000, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia loại hai, 2 trường THCS cũng đạt chuẩn quốc gia, việc dạy và học hàng năm đều tiên tiến, xuất sắc , tỷ lệ thi đỗ đại học, cao đẳng rất cao.
Văn hóa:14 khu dân cư đều có hội trường văn hóa, thực hiện pháp lệnh dân chủ, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Hiện tại, địa phương có 2 họ Công giáo và 1 ngôi chùa.
Dịch vụ thương mại: Thị trấn có 3km đường trục từ thành phố đi qua, 605 hộ kinh doanh, 1 chợ với diện tích 6000m2 mái tôn. Hàng năm, ngân sách thu về 15 tỷ đồng và chi tiêu cũng hết 15 tỷ đồng.
Cán bộ địa phương gồm 21 chức danh, chưa kể cán bộ chuyên trách.
Thực trạng và nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ở thị trấn Thanh Nê
Theo số liệu thống kê, Thái Bình có năm khu công nghiệp đang hoạt động trên tổng số 10 khu công nghiệp đã được qui hoạch nhưng hiện nay môi trường đang bị xuống cấp nhanh, nhiều nơi đã đến mức báo động.
Việc thải chất thải chưa qua xử lý tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề, khu dân cư tập trung ngày càng tăng về khối lượng gây bức xúc trong nhân dân.
Rác thải sinh hoạt tràn ra quốc lộ
Môi trường nước, khí tại một số sông hoặc các khu công nghiệp tập trung đã bị ô nhiễm. Báo cáo tổng hợp đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường khu công nghiệp tháng 3/2009 cho thấy, nồng độ khí thải CO, SO2, NO2, NH3, bụi và độ ồn tại khu vực khu công nghiệp vượt tiêu chuẩn cho phép 5937, 5938/2005; Nước thải tại một số điểm thải từ khu công nghiệp có các thông số SS, COD, BOD5, coliform vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,2 – 10 lần TCVN 5945-2005.
Hàm lượng các chất ô nhiễm trong nguồn nước tiếp nhận nước thải tại các sông Long Hầu, Kiên Giang các thông số COD, BOD5, SS, dầu mỡ khoáng, coliform vượt tiêu chuẩn cho phép 4; 2,9; 1,4; 8; 3-6 lần TCVN 5942-1995 chất lượng nước mặt, đã có mẫu phát hiện dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng Asen cadimi.
Kết quả phân tích nước thải tại cửa xả của một số doanh nghiệp sản xuất sứ vệ sinh, gạch men tại khu công nghiệp, các thông số COD, BOD5, SS, Asen vượt 20,7; 16; 15,5; 10,4 lần TCVN 5945-2005. Chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sản xuất của các cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp chưa được thu gom xử lý theo qui định.
Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam, kết quả quan trắc môi trường biển vùng ven bờ, có biểu hiện ba chất ô nhiễm (dầu, kẽm, và chất thải lỏng hữu cơ) luôn có hàm lượng cao theo thời gian và có thể tạo ra những điểm nóng ô nhiễm ở các vùng cửa sông lớn đổ ra biển, một số điểm có biểu hiện rõ ô nhiễm do kim loại nặng, tồn dư thuốc trừ sâu có hàm lượng cao hơn từ 2-4 lần so với các khu vực ven biển khác; Kết quả phân tích môi trường nước biển ven tại vùng cửa sông có dấu hiệu ô nhiễm cao hơn các vùng khác.
Số liệu thống kê của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, trung bình 1 năm tỉnh Thái Bình sử dụng từ 250-300 tấn thuốc bảo vệ thực vật và hàng trăm ngàn tấn phân bón hoá học các loại, đây là nguồn ô nhiễm phát sinh từ sản xuất nông nghiệp thải ra các sông nội đồng cùng với chất thải công nghiệp và sinh hoạt tập trung thải ra các cửa sông ven biển, đã thể hiện hàm lượng kim loại nặng và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tại các vùng cửa sông ven biển luôn cao hơn các vùng biển khác.
Các chất thải gây ô nhiễm môi trường phát sinh các hoạt động trên cùng với chất thải ngay trên biển (hoạt động vận tải, đóng tàu, nuôi trồng thuỷ sản…) là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển và vùng ven bờ, tiềm ẩn những rủi ro lớn cho việc nuôi trồng thuỷ hải sản.
Trên đây là thực trạng ô nhiễm ở tỉnh Thái Bình nói chung còn với thị trấn Thanh Nê thì mức độ ô nhiễm của sông Kiến Giang đoạn chảy qua thị trấn cũng đáng được quan tâm. Dòng sông Kiến Giang chảy qua địa bàn thị trấn và là nguồn nước chính cho nông dân sử dụng cho sản xuất nông nghiệp ở địa phương. Mọi hoạt động của người dân nơi đây đều gắn liền với dòng sông như: dùng làm nước ăn, giặt quần áo, tắm, rửa xe, tưới cây, ...
Bãi rửa xe cạnh bờ sông
Người dân đang giặt quần áo bên bờ sông
Thế nhưng những năm gần đây nguồn nước sông ngày càng bị ô nhiễm nên nhiều người dân đang tìm nguồn nước khác để thay thế và việc sử dụng nước sông cho sinh hoạt cũng hạn chế đi nhiều. Nước sông bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân trong đó có hai nguyên nhân chính là do nước thải và rác thải trong sinh hoạt gây nên. Theo điều tra cho thấy tất cả các hệ thống nước thải của địa phương đều đổ trực tiếp ra sông và không qua xử lý. Bên cạch đó rác thải của địa phương được thu gom thường xuyên nhưng cũng chưa được phân loại và xử lý mà chỉ thu gom lại rồi đổ thành đống xử lý bằng cách đốt và chôn lấp một cách thô sơ. Sau nhiều lần chôn lấp tại bãi rác gặp mưa hình thành nên lượng nước thải mới ngấm vào đất và chảy ra sông. Không chỉ gây ô nhiễm cho nước sông mà còn gây ô nhiễm cho nguồn nước ngầm, nước mặt mà người dân đang xử dụng.
Với đặc thù của một huyện chuyên sản xuất nông nghiệp nên vấn đề xử lý rác thải trong nông nghiệp cũng là một vấn đề gây ảnh hưởng tới nguồn nước. Ảnh hướng lớn nhất phải kể tới đó là ảnh hưởng của thuốc thuốc bảo vệ thực vật tới môi trường nước. Các chất độc hại có trong thuốc thuốc bảo vệ thực vật diệt trừ được sâu, bệnh và góp phần làm ô nhiễm nguồn nước trên đồng ruộng. Các sinh vật sống trong nước bị chết do nhiễm chất độc từ thuốc bảo vệ thực vật, con người cũng bị mắc các bệnh về da do thuốc bảo vệ thực vật và phân bón.
Người dân địa phương cho biết thêm nước sông ô nhiễm không hẳn là do nước thải và rác thải trong sinh hoạt mà con do đây nước thải từ các khu công nghiệp trong thành phố và các nhà máy nơi đầu nguồn xả nước thải trực tiếp vào sông như công ty hóa chất QB thuộc, khu vực thuộc da ở cầu Ngái,... và một số cơ sở sản xuất may thuộc địa bàn.
Nhận thức của người dân nông thôn về ô nhiễm nguồn nước
Trước sự biến đổi của dòng nước sông Kiến Giang người dân địa phương cũng dần nhận thấy được sự ô nhiễm của nguồn nước mình đang sử dụng. Nhận thức của người dân về ô nhiễm nguồn nước được thể hiện trên sự lựa chọn nguồn nước ăn của từng hộ gia đình. Qua nghiên cứu bằng bảng hỏi cấu trúc tác giả thu được kết quả như sau:
Bảng 1: Số hộ dân sử dụng nguồn nước máy làm nước ăn
Sử dụng nước máy
Tần suất (hộ)
Tỷ lệ (%)
Có
595
76,8
Không
180
23,2
Tổng
775
100
( Nguồn: kết quả xử lý phỏng vấn có cấu trúc)
Tại địa phương đã có nhà máy nước sạch nhưng chỉ có 595 (chiếm tỷ lệ 76,8%) hộ trên tổng số 775 hộ được hỏi là dùng nước máy. Vẫn còn 180 hộ ( chiếm tỷ lệ 23,2%) không sử dụng nước máy. Qua đó ta thấy được người dân cũng đã ý thức được việc nguồn nước sông đã bị ô nhiễm nên họ lựa chọ sử dụng nước máy để đảm bảo cho sức khỏe bản thân và gia đình.
Bảng 2: Số hộ dân dùng nguồn nước giếng khoan làm nước ăn
Sử dụng nước giếng khoan
Tần suất ( hộ)
Tỷ lệ (%)
Có
153
19,7
Không
622
80,3
Tổng
775
100
(Nguồn: kết quả xử lý bảng phỏng vấn có cấu trúc)
Bảng 3: Số hộ sử dụng nguồn nước giếng khơi làm nước ăn
Sử dụng nước giếng khơi
Tần suất ( hộ)
Tỷ lệ (%)
Có
32
4,1
Không
743
95,9
Tổng
775
100
(Nguồn: kết quả xử lý bảng phỏng vấn có cấu trúc)
Bảng 4: Số hộ sử dụng nguồn nước ao, hồ, sông làm nước ăn
Sử dụng nước ao, hồ, sông
Tần suất (hộ)
Tỷ lệ (%)
Có
10
1,3
Không
765
98,7
Tổng
775
100
(Nguồn: kết quả xử lý bảng phỏng vấn có cấu trúc)
Bẳng 5: Số hộ sử dụng nguồn nước khác làm nước ăn
Sử dụng nước khác
Tần số (hộ)
Tỷ lệ (%)
Có
2
0.3
Không
773
99,7
Tổng
775
100
(Nguồn: kết quả xử lý bảng phỏng vấn có cấu trúc)
Nhìn vào các bảng số liệu trên ta thấy được sự nhận thức của người dân về nguồn nước rất rõ ràng. Rất ít hộ sử dụng nguồn nước không rõ ràng còn có 2 hộ ( chiếm tỷ lệ 0,3%), có 10 hộ (chiếm 1,3%) dùng nước giếng khơi và có 153 hộ ( chiếm tỷ lệ 19,7%) sử dụng nước giếng khơi. Qua đây ta cũng thấy được rằng đa số người dân đã ý thức được về vấn đề sử dụng nước sạch và chăm sóc khức khỏe cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận chưa nhận thức được về vấn đề ô nhiễm nguồn nước nên vẫn chưa sử dụng nước sạch mà lại dùng nguồn nước không đảm bảo như nước giếng khơi, giếng khoan và có hộ sử dụng nguồnnước đang bị ô nhiễm như ao, hồ, sông.
Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều hộ dân sử dụng nước mưa làm nước ăn.
Bảng 6: Số hộ sử dụng nguồn nước mưa làm nước ăn
Sử dụng nước mưa
Tần suất (hộ)
Tỷ lệ (%)
Có
278
35,9
Không
497
64,1
Tổng
775
100
(Nguồn: kết quả xử lý bảng phỏng vấn có cấu trúc)
Việc sử dụng nước mưa làm nước ăn là do thói quen cũ của người dân nông thôn. Vẫn còn số lượng lớn các hộ sử dụng nước mưa làm nước ăn, trong 775 hộ được hỏi có tới 278 hộ ( chiếm tỷ lệ 35,9%) vẫn sử dụng nước mưa làm nước ăn. Số lượng này vẫn rất lớn chứng tỏ rằng người dân vẫn chưa ý thức được chất lượng nguồn nước mà gia đình họ đang sử dụng.
Qua việc sử dụng nước ăn cho gia đình cũng thể hiện một phần nhận thức của người dân nông thôn hiện nay là chưa rõ ràng.
Bên cạnh việc lựa chọn sử dụng nước ăn cho gia đình thì việc đánh giá chất lượng nước mà gia đình họ đang sử dụng cũng thể hiện nhận thức của người dân về nguồn nước.
Bảng 7: Sự đánh giá về nguồn nước ăn mà gia đình đang sử dụng
Sự đánh giá
Tần suấ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nhận thức và nhu cầu bảo vệ nguồn nước của người dân nông thôn hiện nay ( nghiên cứu tại Thanh Nê, Kiến Xương, Thái Bình).docx