MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tổng quan vấn để nghiên cứu 3
3. Mục tiêu nghiên cứu 6
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu của đề tài 6
4.1. Đối tượng nghiên cứu 6
4.2. Khách thể nghiên cứu 6
4.3. Phạm vi nghiên cứu 6
5. Phương pháp nghiên cứu 7
6. Giả thuyết và khung lý thuyết 7
6.1. Giả thuyết nghiên cứu 7
6.2. Khung lý thuyết 8
PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH 9
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN 9
1. Lý thuyết vận dụng 9
2. Các khái niệm 11
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 13
1. Điều kiện kinh tế- xã hội địa bàn nghiên cứu 13
2. Nhận thức và nhu cầu của người dân thị trấn Thanh Nê- huyện Kiến Xương trong việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước. 14
2.1. Nhu cầu của người dân trong việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước sạch. 15
2.1.1: Nhu cầu được sử dụng nguồn nước sạch. 15
2.1.2: Nhu cầu được hỗ trợ và bình ổn giá nước 19
2.1.3. Nhu cầu được thông tin- tổ chức các hoạt động BVMT 21
2.2. Nhận thức của người dân trong việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước. 22
PHẦN III: KẾT LUẬN 29
60 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4010 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nhận thức và thái độ của người dân trong việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước tại thị trấn Thanh Nê- Huyện Kiến Xương- tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c duy trì hoạt đông cho nhà máy, Việc nhà máy tuân thủ Nghị định 117 của chính phủ về sản xuất và cung cấp và tiêu thụ nước sạch của chính phủ và và thu mức chi phí tối thiểu của nước sạch là 4m3 ( theo Khoản 2- Điều 42- 117/2007/NĐ-CP) là chính xác để đảm bảo duy thực hiện mục đích của nhà máy. Mâu thuẫn sảy ra khi hệ thống (I) không được đảm bảo, chưa thực hiện được nhiệm vụ cunng cấp thông tin đến nơi cho người dân. Công tác giải thích lý do hoạt động không được thực hiện triệt để. Người dân địa phương không biết đến nội dung 117 được áp dụng để tính giá nước tối thiểu, mặt khác các thông tin về hợp đồng, cũng như giá nước tăng thêm cách tính thuế giá trị gia tăng. Do đó khi hệ thống (I) không vận hành hiệu quả sẽ hình thành mâu thuần, và cụ thể ở địa phương thị trấn Thanh Nê muốn sử dụng nước sạch nhưng không dám lắp đặt vì cho rằng nhà máy thu tiền sử dụng của họ không đúng và những hộ khác không tìm đến nguồn nước sạch của nhà máy nước nữa.
Ảnh: Hóa đơn giả thích cách thu tiền nước theo nghị định 117 của người dân thị trấn Thanh Nê
Qua đây, đi từ nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân, có thể thấy được những nhu cầu khác nhu cầu cung cấp thông tin, nhu cầu hỗ trợ chi phí…vv
2.1.3. Nhu cầu được thông tin- tổ chức các hoạt động BVMT
Hiên nay các hoạt đông bảo vệ môi trường được diễn ra khá đều đặn, và cộng đồng làng xã tự tổ chức; qua số liệu khảo sát thu được số liệu 54.5% người được hỏi khẳng định họ được tổ chức quét don vệ sinh, nạo, vét cống rãnh,ao hồ, quét dọn đường làng ngõ xóm có tổ chức mỗi tháng 1 lần( tức là xấp xỉ 30 ngày) cụ thể là vào ngày 24 hàng tháng.
Nói về hoạt động này NTL nam, 55 tuổi, nghề nghiệp cán bộ về hưu nói:
… “ở khu này thì cứ 24 hàng tháng thì tao phải ra, mỗi gia đình một người, nhưng nói không triệt để là có hôm tao đang mải chuyện này thì ông này ông đỡ tao một hôm còn chưa có quy định rõ ràng, cũng không thường xuyên nghiêm túc lắm đâu, nhưng có tổ chức gọi nhau ra làm, nhưng mà nói ra thì nguyên loại già như chúng tớ thôi chứ trẻ như các cậu thì có ở nhà bao giờ đâu mà làm, cứ ai ở nhà nhàn rỗi thì làm thôi, nói chung là có hoạt động dọn dẹp”…
Từ hoạt động được tổ chức của người dân cho thấy mọi người đã có ý thức tốt về việc bảo vệ môi trường sống của mình, họ tự tập hợp và huy động nhau làm vệ sịnh.
Mặt khác cần các cơ quan chính quyền, y tế “kêu gọi,nói lên rồi phải làm” cùng người dân hướng dẫn mọi người xử lý rác thải, nước thải đúng cách,đúng quy trình kĩ thuật.
2.2. Nhận thức của người dân trong việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước.
Với câu hỏi về mức độ quan tâm của ông bà đối với các vấn đề môi trường và bảng vệ môi trường. Thu được kết quả khảo sát:
Đánh giá về mức độ tìm hiểu thông tin về MT của người dân qua số liệu phỏng vấn tại 775 hộ cho kết quả:
Từ hai biểu đồ trên cho thấy có mối liên quan chặt chẽ của thái độ và hành vi trong việc bảo vệ môi trường sống, có 32,1% rất quan tâm, 43,7% quan tâm đến môi trường và các hoạt động bảo vệ môi trường, trong khi có gần 90% người được hỏi cho rằng mình có chủ động tìm kiếm các thông tin bảo vệ môi trường trong đó có tới 41,6% thường xuyên chủ động tìm kiếm thông tin. Trong đó các nguồn thông tin mà người dân được tiếp cận gồm:
Bảng B2: Nguồn cung cấp thông tin về môi trường cho người dân.
Nguồn thông tin
Có
Không
Tần suất
%
Tần suất
1. Tivi
533
71.3
215
28.7
2. Đài phát thanh
450
60.2
298
39.8
3.Tạp chí, báo chí
135
18
613
79.1
4.Internet
68
9.1
680
90.9
5. Cán bộ chính quyền
96
12.8
652
87.2
6. Cán bộ đoàn thể
122
16.3
626
83.7
7.Bạn bè/ người thân nói chuyện
113
15.1
635
84.9
8. Qua các tổ chức tôn giáo/ sinh hoạt tôn giáo
10
1.3
738
98.7
9. Khác
26
3.5
722
96.5
Trong điều kiện đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, mức sống tăng lên, người dân ngày càng có điều kiện để tiếp cận với nhiều nguồn thông tin nói chung và thông tin về môi trường nói riêng. Trong đó nguồn cung cấp nhiều thông tin nhất là tivi chiếm 71.3%, tiếp đến có 60.2% người cho rằng họ có được thông tin về môi trường nhờ hệ thống đài phát thanh , nguồn thông tin internet và báo chí vẫn còn hạn chế ( 9.1%).
Việc người dân tự chủ động tìm kiếm thông tin về môi trường, cho thấy mọi người đã ngày càng có nhận thức hơn về tầm quan trọng của môi trường.
Tuy vậy theo kết quả nghiên cứu thì từ nhận thức đến hành động của người dân trong hoạt động bảo vệ nguồn nước vẫn còn có một khoản cách khá xa.
Với câu hỏi: Cách xử lý nước thải sinh hoạt của gia đình như thế nào?
Có các cách được nêu ra như sau:
… “chẳng có xử lý như thế nào hết, chỉ có cái hố ga, xả hết xuống đấy, rồi cái gì cặn thì lắng xuống ngấm vào đất, lúc nào tràn thì chảy ra cống thoát nước , nước mưa dội xuống thì nó chảy theo, chứ còn riêng mùa này thì ngấm xuống đất là hết”… ( Trích biên bản phỏng vấn sâu số 2)
… “Như nhà chị thì chị cho nước thải ra ao đây luôn, ao tù ấy mà, mấy nhà cùng xả xuống đây cả, nước ao này mình không dùng đến nên trước mắt mình chưa có điều kiện mình phải dùng như vậy. Bẩn lắm, có hôm bốc mùi nhưng cùng phải chịu, biết làm sao được…” ( Trích biên bản phỏng vấn sâu số
3)
Ảnh: Nước ao tù
… “Nước thải ra thì cho nó ra nó ngấm đất hết, có cái hố đó ở gốc cây là nó ngấm đất hết”…( Trích biên bản phỏng vấn sâu số 4)
… “ Cứ xả thẳng ra đường cống thoát nước, rồi đổ thẳng ra sông thôi, cái cống này chỉ có chảy ra sông chứ chảng chảy đi đâu”…( Trích biên bản phỏng vấn sâu số 6)
Từ những ý kiến được nêu trên, cho thấy mặc dù người dân ý thức rất rõ việc xả nước ra ngoài môi trường không qua xử lý sẽ gây hại nghiêm trọng đến môi trường, mà mội người đang phải gánh chịu hậu quả từ việc làm đó: như để nước thải thấm đất làm ô nhiễm nguồn nước ngầm, xả nước ra ao tù gây ô nhiễm bầu không khí, hay xả nước trực tiếp ra hệ thống công thải ra sông, song dùng chính nước sông để lọc sử dụng thành nước sạch gây lo lắng về chất lượng nước. Nhưng 16/20 NTL đều có thắc mắc là không đổ ra như ngoài để nhà mình ô nhiệm, mà đổ đi thì đổ đi đâu?... “biết chứ, nhưng làm sao được hả cháu, biết đổ ra đâu, bây giờ người ta chỉ thích sạch nhà mình, như thế cũng coi là mọi người có ý thức rồi, chứ theo cháu thì phải xử lý như thế nào trong điều kiện cuộc sống như thế này”… (Trích biên bản phỏng vấn sâu số 1)
Từ đây ta thấy được vai trò của các nhà quản lý môi trường về vấn đề quy hoạch và hướng dẫn người dân kĩ thuật xử lí nước thải là vô cùng cần thiết và việc làm này còn chưa đến nơi ở địa phương này. Vẫn còn tình trạng: … “cái đoạn cống bài còn chưa làm xong, thì bây giờ cứ thằng nào trũng thì thằng đấy chết, nước thải nó cứ đổ lung tung hết cả, rồi cuối cùng cũng xuống sông. Với lại làm gì mà làm được ống hết, chỉ làm đươc ở những nhà mặt đường thôi, còn những nhà trong ngõ thì chịu, để nó chảy xuống chỗ trũng thôi, rồi mưa, nước bẩn nó chảy đi đâu thì chảy. thế nên mới thấy việc quy hoạc ở nông thôn khó lắm, nhiều vấn đề lắm, trước mắt tinh thần chung thì phải nói đến tinh thần thu dọn là chính thôi”. (Trích biên bản phỏng vấn sâu số 2). Rồi điều khác biệt ở môi trường đị phương chính là sự ô nhiệm môi trường nước ngày càng trầm trọng: “thấy lung tung lắm, trước kia cứ xây bể cho thấm đất, thế mà thấy sông ngòi ao hồ nó sạch, bây giờ quy hoạch cống rồi được ống thì thấy sông hồ đen ngòm, sông có còn cá đâu, chỉ còn có ốc bưu vàng là sống được. Ở cuối ống đâu có lưới lọc hay xử lý gì đâu, cứ xả thẳng ra thôi, lấy lối thoát nước thôi. Bẩn lắm.”; … “ngày xưa chẳng cần các ông ấy xây dựng cống gì nước rất sạch, vậy mà bây giờ có cống rãnh thì không dám tắm nữa, cá thì chết hết, các nhà thì cứ đua nhau bắc ống mà mà xả nước ra sông thôi, cho sạch nhà mình ấy mà, càng ngày càng ô nhiễm. đất trì vẫn vậy, mà con người ngày càng thải nhiều vì công việc, tất cả các nhà máy rồi đổ ra đây, rồi tắm giặt, trâu bò…”( Trích biên bản phỏng vấn sâu số 2).
Ảnh: Cống xả nước thải trực tiếp từ khu dân cư ra sông Kiến Giang
Ngay cả cống nước thải do địa phương đầu tư xây dựng cũng chưa hề có một biện pháp sử lý nào trước khi đổ ra sông.
Từ những phản hồi của người dân địa phương em thấy rằng, khi mà nhận thức của người dân trở thành yếu tố quyết định đến chất lượng môi trường địa phương thì điều kiện kinh tế của địa phương, đặc biệt là sự chỉ đạo quy hoạch hợp lý của chính quyền địa đi cùng với công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức về xử lý nước thải của địa phương ngay từ hộ gia đình là việc vô cùng cần thiết.
Từ đó thống kê quan điểm của người dân để tìm ra các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ môi trường tại đại phương.
Bảng D7: Các giải pháp nâng cao hoạt động bảo vệ môi trường
Các giải pháp
Có
Không
Tỉ suất
%
Tỉ suất
%
1. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chính quyền và tổ chức
268
45.8
317
54.2
2. Khuyến khích các tổ chức
99
16.9
486
83.1
3.Tập huấn kiến thức BVMT cho cán bộ địa phương.
140
23.9
445
76.1
4. Hỗ trợ tài liệu kinh phí cho các tổ chức
178
30.5
406
69.5
5. Khác
125
21.4
459
78.6
Từ bảng số liệu trên trên cho thấy người dân đánh giá rất cao, và yêu cầu các cơ quan chính quyền địa phương cần có hoạt động cụ thể, và hiệu quả hơn khi có đến 45.8 % cho rằng biện pháp quan trọng nhất để nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ môi trường là tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chính quyền và tổ chức. Sau đó là hỗ trợ tài liệu kinh phí tổ chức chiếm 30.5%, việc khuyến khích các tổ chức được coi là biện pháp ít hiệu quả nhất.
Như vậy việc nhân dân đánh giá được hiệu quả của các hoạt động cho thấy nhận thức và nhu cầu của người dân về bảo vệ môi trường đang ngày tăng lên theo nhu cầu, mức sống, trình độ học vấn, điều kiện kinh tế, và yêu cấu xã hội.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Như vậy, là một vùng địa lý giao thông thuận lợi, đặc điểm là một trung tâm của một huyện, cơ sở hạ tầng đang trong giai đoạn đầu tư hoàn thiện, kinh tế phát triển, cơ cấu lao động dần thay đổi theo hướng công nghiệp, thị trấn Thanh Nê đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Đời sống nhân dân ngày một được cải thiện, nhu cầu sống tăng lên, trong đó nhu cầu và nhận thức về sử dụng nguồn nước sạch và tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường sống là vấn đề tất yếu cần quan tâm trong quy luật phát triển.
Qua nghiên cứu chứng mình rằng, người dân nông thôn trong điều kiện môi trường sống này càng biến đổi thì nhu cầu được sử dụng nguồn nước sạch ngày càng tăng và ở mức cao, nhưng để đáp ứng được nhu cầu đó phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế bản thân, điều kiện cơ sở vật chất của địa phương, cũng như mức sống, nhận thức về ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng của nguồn nước mà người dân đang sử dụng. Với địa hình có sông Kiến Giang chẩy qua, người daan Thanh Nê vẫn coi đó là nguồn nước sẵn có để phục vụ nhiều hoạt động sinh hoạt của mình. Đồng thời với, quan niệm tận dụng dòng chảy các khu dân cư tại đây đã biến dòng sông thành bể chứa nước thải khi xả trược tiếp nước thải ra sông.
Qua quá trình nghiên cứu, thấy rằng mâu thuẫn được đặt ra trong giả thuyết là chính xác là gốc rễ của vấn đề này nằm ở điều kiện cơ sở của địa phương mà nhu cầu của người dân. Nhà máy sản xuất nước vừa cung cấp nguồn nước cho người dân đây đủ nhưng phải đảm bảo cho nhà máy hoạt động liên tục, do thiếu nguồn thông tin cung cấp cho người dân; đồng thì với trình độ kĩ thuật của nhà máy chưa tốt nên chất lượng nước chưa đảm bảo nên sảy ra mâu thứ nhất là nhu cầu dùng nước sạch của dân lớn nhưng mức độ sử dụng còn thấp. Nếu như đó là lí do của vấn đề nhu cầu và cung ứng thì vấn đề trong nhận thức và hành động của người dân cũng có một câu trả lời là do điều kiện địa phương và công tác quản lý địa phương chưa phù hợp.
Xét thấy vấn đề nhu cầu và nhận thức của người dân Thanh Nê trong việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước có thể có nhiều cách giải quyết. Nâng cao ý thức của quần chúng, từ đó lên án, phê phán, đồng thời xử lý nghiêm khắc các gia đình, tổ chức kinh doanh, sản xuất có hành vi làm ô nhiễm nguồn nước. Việc tổ chức tạo nguồn nước và cung cấp nước phải có sự tính toán đến hoàn cảnh kinh tế và phải phù hợp điều kiện và tập quán của nhân dân. Ðể công tác vận động đi vào chiều sâu, có hiệu quả cao, nên thông qua tổ chức đoàn thể ở địa phương.
Cần tiếp tục tuyên truyền cụ thể, sâu rộng hơn nữa về nước sạch và ý nghĩa của nước sạch với sức khỏe cộng đồng. Tiến hành thăm dò nguồn nước ngầm trên các địa bàn cấp xã, từ kết quả đó đưa ra khuyến cáo với nhân dân về chất lượng nguồn nước, trên cơ sở đó đề ra biện pháp khắc phục khó khăn trước mắt, trong lúc chờ đợi đầu tư chương trình cung cấp nước sạch đến từng nhà với tư cách là biện pháp có tính chiến lược, lâu dài. Tập trung công tác tuyên truyền, vận động, tìm kiếm giải pháp xử lý nguồn nước
BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU SỐ 1:
NTL: là nam, sinh 20-12-1955
Nghề nghiệp chính là lái máy cày
Thời gian: 7h30- 8h30 ngày 22/11
Vị trí:nhà ở sâu trong ngõ, xa đường trung tâm, có 6 người đang trong nhà trò chuyện.
NPV: Bác có quan tâm đến vấn đề môi trường ở địa phương mình không ạ?
NTL: Có chứ, quan tâm từng ngày luôn,
NPV: Bác có thể nêu ra các biểu hiện cụ thể của mình thể hiện sự quan tâm đó?
NTL: cụ thể, tôi là người lớn tuổi, mà thấy địa phương mình chỗ nào chưa được, còn bẩn thì tôi nhắc nhở người ta, mấy cháu học sinh thanh niên bỏ sách bừa bãi là tôi nhắc luôn, dọn dẹp rồi nhắc mấy chị thu dọn rác lưu tâm khu vực nào hay có nhiều rác để dọn dẹp.
NPV: Bác đánh giá như thế nào về tình hình môi trường địa phương mình hiện nay?
NTL: Môi trường địa phương ta hiện nay nói chung là tốt, sạch sẽ khang trang.
NPV: bác có thường xuyên tìm kiếm những thông tin về môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng không?
NTL: ôi, cái đó thì bác chịu, không tự tìm hiểu bao giờ, bác không học nên cái đó bác không biết, bác chỉ biết có trong thực tế thôi.
NPV: Cháu muốn hỏi bác rõ hơn về vấn đề sử dụng nguồn nước ở gia đình mình hiện nay?
NTL: về cái này thì bác nói thật với cháu nói về rác thải nó là một chuyện, chứ còn vấn đề nước thì nói chung là không tốt lắm bởi vì chất thải ở khắp mọi nơi cứ đổ ra lung tung, mơi mấy năm trở lại đây mới có hố xí tự hoại hiện đại nhưng chỉ là tương đối thôi, nếu tính ra chỉ đạt 60- 70% thôi, chứ nó không được ấy lắm, nói chung nước thải bẩn, xả lung tung xã hội thì còn nhiều lắm, chưa thể đáp ứng được nhu cầu.
NPV: vâng, vậy nhu cầu mà bác nói đến là gì ạ?
NTL: à, thì muốn được dùng nước sạch, muốn môi trường sạch sẽ, không khí làng xóm trong lành, nói chung là phải sạch sẽ…
NPV: thế hiện giờ nhà mình đang sử dụng nguồn nước nào ạ?
NTL: Hiện giờ nhà bác đang sử dụng nước giếng khoan và nước máy.
NPV: Có nước máy rồi mà bác vẫn sử dụng nước giếng khoan ạ?
NTL: à, nước máy chỉ dùng để ăn với uống thôi, còn nước giếng thì dùng để rửa ráy, giặt rũ, phải tiết kiệm điện chứ… cái nước máy ở đây là nước sông được bơm lên xử lý qua nhà máy, gọi là nước sạch nhà bác dùng để ăn thôi, còn cái nước giếng là nước được thọc sâu xuống mấy chục mét đó dùng để rửa, hoặc làm những công việc khác cần thiết,
NPV: Chi phí cho việc dùng nước máy hàng tháng thế nào ạ bác?
NTL: Ái chà, chi phí dùng nước nhà tôi mỗi tháng cứ vào quãng hơn trăm nghìn một tháng, tính theo khối, trước kia là 4000 đồng bây giờ tăng lên 7000 đồng/ khối; cũng nhiều đấy. Nói chung với nông dân, cái khoản này phải xem xét kĩ lắm, vì các anh đi thu tiền mà cứ hay cộng thêm vào, tức là trước kia có 4000 đồng bây giờ lên 7000 đồng, rồi cứ vài tháng, vài tháng nữa lên 10.000 đồng hay hơn nữa thì đến chết chúng tôi, vì cái môi trường này, nước sạch, vấn đề rác thải cứ càng ngày cứ càng tăng lên càng ngày càng thu số điện tăng cao thêm, tiền nước nhiều hơn, nông dân sống như vậy thì mệt mỏi lắm, hơi khó sống.
NPV: Đó là mức giá, còn về chất lượng nước sạch, bác thấy thế nào ạ?
NTL: Nước thì được bắt về từng gia đình một, đều đặn, và khá đảm bảo, nói chung là nhà ai cũng như nhau cả thôi.
NPV: So với các địa phương khác thì bác thấy mức giá bác phải trả cho nước sạch thế nào ạ?
NTL: Nói về giá cả thì khác, cao hơn, giá cả tăng nhiều quá, mà nước vẫn còn nhiều vấn đề ví như cái nước mặn là không xử lý được , nước biển nó xâm lấn lên, nhà máy chỉ xử lý được cái nào chứ mặm thì chịu. Như nước đây, trước đầu thì còn được một chút chứ bây giờ lấy nước này ra đun nước pha trà thì thấy nó hơn ngang, mà rõ là chè ngon, vì thế bây giờ nhà có bể nước mưa, chuyên trị chỉ dùng nước mưa từ nấu cơm tắm giặt, còn các hoạt động khác dùng nước giếng khoan hết.Còn nước sạch bắt ống về phải xây một cái bể chứa rồi dùng trực tiếp chứ không phải qua bể lọc như nước giếng khoan nhưngcungx chỉ dùng để rửa ráy, tắm giặt là cùng.
NPV: vâng ạ, cháu muốn hỏi bác thêm một việc nữa, đó là việc xử lý nước thải sinh hoạt hàng ngày của nhà mình?
NTL: À, cái nước đó thì có đường ống riêng cả, ví dụ cho cháu hiểu, đâu là nhà máy xử lý sẽ đưa một đường ống vào nhà mình có nguồn nước sạch ăn riêng và cũng còn một đường ống khác bắt nước thải ra ngoài.
NPV: Bác có thể nói rõ hơn về đường ống nước thải này không ạ?
NTL: à, cái đường ống này phải đúng quy trình, chỉ cho nước qua, và phải được nạo vét, tổng vệ sinh sạch sẽ thì nó chảy ổn định cả năm đó. Ở đây cái đội dọn dẹp cái này chưa có thì hầu như việc dọn dẹp là do mình tự làm, tự gọi nhau ra làm thôi, chẳng qua một năm một vài lần ông trạm xá xã ông ấy điều người xuống chỉ khi có cái dịch gì đấy là xuống xem xét qua loa, hỏi han đại khái chứ nói đến hướng dẫn hay xử lý thì chẳng có, nói đến cái thuốc diệt muỗi trong nhà đến lúc dịch nhiều quá thì mới cử người phun thí điểm từng nhà vậy thôi, còn nhưng nhà khác thì may lắm là được kê đơn rồi tự đi mau, tự phun, nước thải cũng vậy thấy chảy bẩn, tràn, tắc thì dân tự nạo vét, khơi thông vậy thôi, dân mình lo là chính thôi, không monh chờ gì đâu. Rõ ràng quan điểm trong thực tế là như vậy.
NVP: Chính quyền địa phương có để ra những quy chế, quy định gì để bảo vệ môi trường không ạ?
NTL: nói chung là chẳng ai làm đâu, do dân tự quan sát hàng ngày thôi, còn vấn để nào mà bất đắc dĩ phải xử dụng phương pháp công an thì chỉ là nặng lắm chứ hoạt động của người dân không đáng kể thì chẳng bao giờ có,
NPV: Bác thấy người dân quê mình thường xử lý nước thải như thế nào ạ?
NTL: Cái này nói thật với cháu thì lung tung lắm, người thì xả nước ra ao gần nhà, người thì gọi là xây bể tự thấm, còn khoảng 50% dân đổ dước ra đường ống xả nước thải đấy, nhưng đó là hầu hết các nhà ở mặt đường thôi, rồi đổ ra sông hồ cuối đường ống cả thôi.
NPV: Mọi người có biết việc đổ trược tiếp ra như thế sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường?
NTL: biết chứ, nhưng làm sao được hả cháu, biết đổ ra đâu, bây giờ người ta chỉ thích sạch nhà mình, như thế cũng coi là mọi người có ý thức rồi, chứ theo cháu thì phải xử lý như thế nào trong điều kiện cuộc sống như thế này. ( nói rất to, thái độ khá bức xúc)
NPV: vâng ạ,bác có biết cơ quan nào đang cung cấp nguồn nước sạch cho mình không ạ?
NTL:đó là nhà máy nước mới xây. Cách đây 2 năm rồi, công ty cấp nước Thái Bình, đó là công ty của nhà nước, nhưng giá cả của các ông này cao quá không hợp lý, nhân dân mình không theo được nên dùng vẫn chưa được nhiều lắm.
NPV: Nếu được lựa chọn cơ quan quản lý cung cấp nước sạch cho nhà mình thì bác sẽ yên tâm giao cho cơ quan nào ạ?
NTL: Nói chung là cái này, nó đã sản sinh ra là có nhiệm vụ của nó, những nhà máy đã đóng cố định như vậy rồi thì ở đâu cũng như thế thôi, coi như ở dây ông không thích thì nó cũng chung cả hệ thống cả, không cần thay đổi.
NPV: Vậy bác có nguyện vọng gì đề xuất gì để cải thiện môi trường nước ở địa phương mình không ạ?
NTL: Nói chung là dân thì ai cũng như vậy thôi, đời sống còn nhiều khó khăn, chỉ hi vọng tiền nước bây giờ ổn định và giữ ở mức đều đều bình quân là cái thứ nhất, cái thứ hai là chính quyền đề ra cái gì thì các ông phải thực hiện chứ cứ nói ra mà không làm là lại đổ tất lên đầu dân là các bác không thấy thoải mái.
NPV: Vâng ạ, cảm ơn những ý kiến chân thánh của bác ạ!
BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU SỐ 2
NTL: nam, Sinh năm:1950
Nghề nghiệp: Bộ đội về hưu hiện đang có một hiệu sửa chữa xe đạp.
Thời gian: 8h45- 9h 50 ngày 22/11
Vị trí: Nhà mặt đường, sát hệ thống cung cấp nước sạch và hệ thống cống dẫn nước thải.
(Thái độ ban đầu của NTL, không muốn nói chuyện, NPV phải thuyết phục thì mới đồng ý cho vào nhà); trong nhà có 2 người đang ngồi nói chuyện với nhau.
NPV: thưa bác, hôm nay cháu muốn hỏi bác về vấn đề sử dụng nước và xử lý nước thải của gia đình mình ạ,( thấy NTL gật đầu đồng ý). Bác có quan tâm đến vấn đề môi trường địa phương mình không bác?
NTL1: không, bác chẳng quan tâm, bây giờ bác chỉ quan tâm ai có xe hỏng thì bác sửa thôi( cười lớn).
NPV: Hiện giờ nhà mình đang xử dụng nguồn nước nào ạ?
NTL1: có nước máy, nhưng dùng chính là nước mưa.
NPV: có nước máy mà nhà mình vẫn dùng nước mưa nữa ạ.
NTL1: Ừ nước máy chỉ dùng để rửa ráy, và phục vụ trong nhà vệ sinh thôi chứ dùng nước này bẩn lắm, nước máy ở đây là nó hút từ sông này lên ấy mà, có hôm nó xử lý tốt, có hôm thì chán lắm không dám xử dụng.
NTL2: (là người bạn của chủ nhà, lúc đầu ngồi yên lắng nghe, nhưng tỏ thái độ bức xúc với vấn đề và lên tiếng) nói là mua nước sạch nhưng dùng thì dùng nước bẩn đấy.
NPV: căn cứ cụ thể nào để bác kết luận như vậy ạ?
NTL1: thứ nhất là nó không có mùi clo, thứ hai là cái bể đựng nước đầy cấn, nó bẩn lắm, nó lên đủ các thứ ở trên bể ấy, cứ phải đánh rửa bể liên tục, nước sạch mà phải rửa bể liên tục, có vậy thôi, chẳng biết nó sạch hay bẩn đâu ( cười, và tỏ thái độ không vừa lòng ra mặt khi nói về vấn đề này).
NTL2: Nói chung là nước nhà máy xử lý ở đây thì thình thoảng thấy có mùi clo, có thế thôi, vậy nhưng có hôm có có hôm chẳng thấy gì, vậy mà chúng mày có biết không cái nước sông được bơm lên xử lý đó là toàn bộ phân bớn, nước thải, giặt rũ rồi nuôi lợn nuôi con nọ con kia tất cả nó theo đường ống đi hết ra sông, tuồn hết ra đấy, thì thằng ăn trước, thằng rửa trước thải ra cho thằng ăn sau. Đều thải ra đấy rồi lại hút lên lọc lại rồi dùng, chúng tao chỉ biết là bơm về nhà máy rồi làm gì thì tao không biết chỉ biết bơm lại dùng thì thỉnh thoảng chúng tao có biết là có mùi clo, còn nói thật là việc xử lý như thế nào thì chúng tao hoàn toàn không biết, tỉ lệ như thế nào, bao nhiêu, có đảm bảo hay không thì chịu hẳn, chỉ biết có mùi clo thôi, còn đúng là nó hút ở đâu thì nó thải ra ở đấy thôi, đó là điều chắc chắn.
NPV: vậy chi phí cho nguồn nước sạch này hàng tháng như thế nào ạ?
NTL1:Chi phí à, thực sự gia đình mình có lắp nhưng chỉ hay dùng để tưới rau thôi, bây giờ là 5700 đồng/ 1 khối nước. chi phí dùng hàng tháng cho nước máy thì không đáng bao nhiêu, dùng nhiều thì mình trả nhiều, dùng ít thì trả ít thôi, không ăn đến nó mà chỉ dùng để rửa tay chân với tưới rau thôi, đến trẻ nhà tao tao cũng chưa dám cho tắm nước máy.
NTL2: đúng, nhà tao bây giờ có 4 người thì tháng vừa rồi thì hết 47.000 đồng, nhưng trước đây thì có tầm khoảng 20.000 đồng thôi,nhưng mà nhà t không dùng mấy mà khóa thì cứ 4 khối thì vẫn phải trả.
NTL1: (Gật đầu vội vàng khẳng định) không dùng cũng phải trả tiền, bất hợp lý, không dùng cũng phải trả tiền, đang bực lắm mang lên xã hỏi thĩ xã bảo lên trung ương mà thắc mắc, rồi giải thích là theo nghị định 117 bắt là không ăn cũng phải chịu 4 khối
NPV:Thế người dân mình có được thông báo cụ thể nội dung của nghị định 117 này không ạ?
NTL2: Không, đi hỏi thì người ta chỉ chi biết là dùng đến ngưỡng 4 số đó là phải trả tiền, còn nội dung cụ thể của nghị định đó thì không biết cứ 4 khối nó nã, cứ vậy thôi,
NTL2: nhà tao bây giờ cứ tháng nào cũng phải trả như vậy, đấy hóa đơn đây ( ông vội vầng đứng dậy lấy ngay tập hóa đơn tiền điện nước lật từng tờ và chỉ nhà ông chỉ dùng 2-3 khối nước nhưng vẫn tính tiền 4 khối nước, thái độ khá bức xúc) đấy chỉ có chỉ sử dụng hai khối ba khối mà nó vẫn tính tiền 4 khối đây này, thế đấy…
NPV: thế chi phí lắp đặp ban đầu cho hệ thống nước sạch này như thế nào ạ?
NTL: chi phí lắp đặp nhà t ngay đây là 1 triệu 7, ngay từ đầu ống lớn đây, cách có mét rưỡi. đây này,( vừa nói vừa chỉ dẫn bằng tay, vị trí đặt ống nước)
NPV: thế cách tính chi phí như thế nào ạ, bác có thể cho cháu biết rõ hơn không ạ?
NTL2: thì nó bắt thế nào thì mình phải chịu vậy …
NTL1: ( bình tĩnh hơn) nghĩa là thế này, đo phạm vi từ cái đường ống tính vào đến đồng hồ cái khóa đó là 1 mét rưỡi nhưng nhà mày phải vào tận hai mét cơ, nhà tao thì tính ra là 2m3 thì sẽ tính bù cho nhau thôi, cái đó thì theo quy định chung thì khong đáng ngại nhưng cái còn lại thì là cả một vấn đề, cụ thể như nhà tao là lắp đặt xong thì phải bảo vệ đường ống, đảm bảo không bị mất nước, còn có mất hay hỏng hóc thì tao phải báo rồi mình cũng phải ngửng cổ mua lại,
NTL2: nói thế thôi chứ từ trước đến nay cũng chưa thấy mất bao giờ, an ninh ở đây tốt thật; nhưng nếu trường hợp mất thì ông phải tự chịu thôi, vì ông đăng kí lắp đặt ở bên đông bên tây gì thì đều phải tự bảo vệ.
NTL1: một cái đồng hồ, với một ống kẽm 1m50 với một cái đai là hết 1 triệu 7, bây giờ là 1 triệu 8 rồi.được có vậy thôi.
NPV: vậy nhà mình có được hỗ trợ lắp đặt gì không ạ?
NTL: không, không có gì, tự mình thôi, ai dùng thì tự bỏ tiền ra thôi, vì lúc lắp nước thì giếng khơi thì lấp đi, mà giếng khoan thì gần hết nước, bảo là dùng nước sạch thôi, như
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nhận thức và thái độ của người dân trong việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước tại thị trấn thanh nê, huyện kiến xương, tỉnh thái bình.doc