Theo thông tin của các nhà khoa học Mỹ, trong các tế bào đề kháng của người sống cô đơn có vai trò tích cực của tập hợp gien hơi khác người thích sống có đôi. Trong công trình nghiên cứu mới nhất của mình, các nhà khoa học thuộc Đại học California ở Los Angeles và Đại hoc Chicago khẳng định rằng, người thích cuộc sống độc thân có tới 209 gien thuộc các tế bào đề kháng khác hẳn số đông về phương diện chức năng hoạt động. Cụ thể, có tới 78 gien có đặc điểm tích cực thái quá, chúng chủ yếu tham gia hoạt hóa hệ đề kháng và điều chỉnh các quá trình viêm nhiễm, tức tuyến phòng thủ đầu tiên trước các bệnh lây nhiễm của cơ thể. Có 131 gien điều chỉnh hoạt động của hệ miễn dịch không đủ tiêu chuẩn tích cực.
22 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3675 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nhận thức và thái độ của Sinh viên Đại học Văn Hiến về cuộc sống độc thân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
độ của sinh viên đối với đời sống độc thân như thực trạng, nguyên nhân, hậu quả.
Chỉ nghiên cứu sinh viên trong trường ĐH DL Văn Hiến ở Tp HCM
Trên cơ sở rút ra những kết luận và đưa ra kiến nghị.
Về thời gian: 1 tháng, cụ thể như sau
Tuần 1 : Soạn đề cương nghiên cứu.
Tuần 2 : Nghiên cứu tài liệu và soạn phiếu thăm dò.
Tuần 3 : Khảo sát thực tế.
Tuần 4 : Viết cơ sở lí luận, xử lí số liệu và hoàn thành bài tiểu luận.
Về không gian: Chỉ khảo sát trong trường ĐH DL Văn Hiến.
VII. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc sách báo, tham khảo các bài tiểu luân, luận văn của các sinh viên khóa trước trên thư viện của trường ĐH DL Văn Hiến. Thu thập và chọn lọc các thông tin trên mạng.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra bằng phát phiếu thăm dò.
Phương pháp xử lí thống kê: Tính tỷ lệ %, phân tích nội dung.
CƠ SỞ LÍ LUẬN
I.Các khái niệm, định nghĩa.
1.Nhận thức
Theo từ điển tiếng Việt: Nhận thức là quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy, quá trình con người nhận biết, hiểu biết về thế giới khách quan, hoặc kết quả của quá trình đó. Nâng cao nhận thức, có nhận thức đúng, hoặc nhận thức sai lầm. Nhận ra và biết được hiểu được, nhận thức được vấn đề, nhận thức rõ khó khăn và thuận lợi.
Theo PGS.TS Trần Tuấn Lộ: Nhận thức là hoạt động tâm lý nhằm mục đích biết được một sự vật hay một hiện tượng nào đó là gì, là như thế nào bằng các giác quan để có những cảm giác và tri giác hoặc tư duy tưởng tượng.
+ Nhận thức là một hoạt động chủ thể hướng vào đối tượng nhằm mục đích biết và hiểu đối tượng cũng như biết và hiểu chính mình.
+ Nhận thức là một trong ba đời sống tâm lý con người, nó là tiền đề của hai mặt kia và đồng thời có quan hệ chặt chẽ với nhau và với hiện tượng tâm lý khác
+ Nhận thức là tiến trình chon lọc, diễn dịch, phân tích và hợp nhất các kích thích gây ra phản ứng ở các giác quan của ta
Ngày nay đa số cho rằng nhận thức là một quá trình tiếp cận và tiến gần đến chân lý nhưng không ngừng ở mức độ nào, vì còn nhiều điều mà chúng ta chưa hiểu hết được, cần phải loại bỏ cái sai, không khớp với hiện thực và liên tục đi từ bước này sang bước khác để hoàn thiện hơn.
2. Thái độ
Theo từ điển tiếng Việt: Thái độ là tổng thể nói chung những biểu hiện bên ngoài (bằng nét mặt cử chỉ, lời nói, hành động) của ý nghĩ, tình cảm với ai hoặc đối với sự việc nào đó: có thái độ hống hách, hoặc niềm nở, hoặc không bằng lòng, hoặc giữ im lặng. Là cách nghĩ cách nhìn và cách hành động theo một hướng nào đó trước một vấn đê một tình hình như xây dựng thái độ lao động mới, thái độ học tập đúng đắn, thái độ hoài nghi thiếu tin tưởng.
Theo tâm lý học xã hội: Thái độ là sự sẵn sang ổn định của cá nhân để phản ứng với một tình huống hay một phức thể tình huống, thái độ vốn có xu hướng rõ rệt hình thành quy luật nhất quán phương thức xử thế của mỗi cá nhân.
Lênin định nghĩa: Thái độ là một bộ phận của lĩnh vực tình cảm phản ánh quan hệ của cá nhân với hiện thực. Nó được quyết định bởi thế giới quan của cá nhân cho nên cũng phản ánh tồn tại xã hội, chịu ảnh hưởng bởi ý thức giai cấp, của tâm lý xã hội, của dư luận xã hội và tập thể xã hội. Nó thường không phải là những đáp ứng được biểu lộ một cách rõ rang hay trực tiếp mà là những ý nghĩ đang chuển hóa thành hành động.
3. Mối tương quan giữa nhận thức và thái độ
Nhận thức và thái độ đều phản ánh hiện thực khách quan cơ bản nhất của hiện thực xã hội và mang tính chủ thể sâu sắc. Mặc dù vậy hai quá trình cũng có những nét riêng biệt: nhận thức thì phản ánh những thuộc tính và các mối quan hệ của bản thân thế giới, còn thái độ thì thể hiện mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng với nhu cầu động cơ của con người. Nhận thức và thái độ có quan hệ gắn bó với nhau, hai quá trình tâm lý cơ bản này tạo nên cấu trúc của hiện tượng ý thức.
Thái độ chính là một phần trong biểu hiện tình cảm, mà nhận thức và tình cảm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhận thức là cơ sở của tình cảm, tình cảm là nguồn động lực mạnh mẽ kích thích con người tìm tòi chân lý. Tình cảm là thái độ thể hiện sự rung cảm cảu con người đối với sự vật hiện tượng có lien quan đến nhu cầu cảu họ. Vì vậy nhận thức có mối liên hệ với thái độ.
Nhận thức chi phối thái độ, nhận thức là cơ sở nền tảng nảy sinh thái độ. Con người phải có thông tin về đối tượng để có thái độ nhất định đối với đối tượng đó. Trước một sự vật hiện tượng nào chúng ta luôn luôn phải suy nghĩ để biết, hiểu nó là cái gì, nó như thế nào và có ý nghĩa gì trong cuộc sống nơi mà nó đang tồn tại. Biết đối tượng là gì, có quan trọng, có ý nghĩa gì đối với mình hay không để từ đó xuất hiện thái độ tích cực hay tiêu cực với đối tượng để tránh xảy ra những thái độ không như mong muốn.
Thái độ chịu sự chi phối của nhận thức nhưng nó cũng tác động ngược lại nhận thức. Khi chúng ta có thái độ tích cực với một vấn đề cụ thể thì nhu cầu hứng thú nhận thức của chủ thể được nâng lên. Nhưng có nhiều khi con người lại không như vậy nhiều lúc nhận thức đúng nhưng nhưng không có thái độ tích cực và ngược lại có thái độ đúng nhưng lại bị hạn chế về mặt nhận thức.
4. Sinh viên
4.1 Khái niệm
Danh từ sinh viên hiện nay đang dùng để gọi những người theo học các trường đại học, trên thế giới sinh viên đều được hiểu theo nghĩa tiếng Pháp (étudiant) có nghĩa là người nghiên cứu. Tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nga... cũng đồng nghĩa như vậy. Danh từ “étudiant” của tiếng Pháp phát sinh từ danh từ mẹ là “etude” (sự nghiên cứu), ngữ nguyên ở tiếng La Tinh là “stadium” nghĩa là: sự vận dụng trí não để học hỏi hiểu biết và đào sâu một vấn đề.
Theo từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học Việt Nam, thì nghiên cứu là xem xét, tìm hiểu kĩ lưỡng để nắm vững vấn đề, giải quyết vấn đề hay để rút ra những hiểu biết mới. Để nghiên cứu một vấn đề, người nghiên cứu (sinh viên) cần có hai điều kiện cǎn bản: Phải nắm vững phần kiến thức tổng quát và phải biết vận dụng sự tìm tòi suy nghĩ độc lập cửa bản thân mình.
4.2 Đặc điểm của sinh viên
Sinh viên hầu hết là những người có độ tuổi từ 18- 25, là những người đang học tập ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. Theo tâm lý học phát triển Sinh viên thuộc độ tuổi thanh niên lớn, là những người có đặc điểm hoàn thiện về sinh lý, chín muồi về mặt xã hội, được xã hội thừa nhận, có nghĩa vụ công dân. Hoạt động chủ đạo của sinh viên là học nghề nghiệp, chuẩn bị lao động, hoạt động xã hội chuẩn bị lập gia đình và có cuộc sống riêng.
+ Sinh viên là lớp thanh niên có trí tuệ, tiềm lực, sức khỏe, năng lực và thể lực, luôn hướng về những ước mơ hoài bão, những giá trị tốt đẹp của cuộc sống, họ là những người nhạy cảm với cái mới, cái chân thiện mỹ hướng về lý tưởng.
+ Tình yêu và khát vọng là một đặc điểm đặc trưng của sinh viên. Nhiều thanh niên, sinh viên coi trọng tình yêu đôi lứa như tín ngưỡng cuộc đời họ, vì tình yêu đôi lứa là nhu cầu khát vọng về sự chinh phục và hy sinh, vừa có tính hiến dâng vừa là sự chiếm hữu. Ở thanh niên, sinh viên có sự lôi cuốn nghiêm túc, một tình yêu chân thành với những rung cảm sâu sắc. Sự dậy thì giới tính tạo ra sắc thái ái tình mạnh mẽ, nhu cầu giao tiếp nhân cách sâu sắc và sự hài hòa với người mình yêu thường gần với hình mẫu về “cái tôi’ hơn là gần với hình mẫu người thật.
+ Xu hướng về các kết luận hấp tấp, vội vàng là điểm hạn chế trong bước trưởng thành của thanh niên, sinh viên, do sớm mong muốn khẳng định mình song lại thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống.
+ Tự trọng và chức năng của tự trọng: biểu hiện tính cách của tuổi trẻ, đó là một đặc tính đẹp của thanh niên, sinh viên.Thanh niên, sinh viên nghiêng về phía đòi hỏi không thực tế và thổi phồng bản thân, họ đáng giá năng lực và vị trí bản thân họ trong tập thể. Sự tự tin không có cơ sở làm cho người khác bất an gây ra xung đột và va chạm các nhân cách.
+ Độ nhạy cảm và lòng nhiệt tình trong cuộc sống và tinh thần tập thể cao, thanh niên sinh viên nỗ lực để được người khác chấp nhận.
+ Tính lãng mạn làm thanh niên, sinh viên sôi nổi và luôn vui vẻ hoạt bát, nhưng rất khó thoát ra khỏi tính phiến diện, không nhẫn lại, dễ dàng bỏ cuộc.
+ Thanh niên sinh viên khát khao tự khám phá và thường đối chiếu cảm xúc lý tưởng, ước mơ của mình với người khác. Thanh niên chiếm vị trí trung gian giữa trẻ con và người lớn. Vị trí của trẻ em đặc trưng là sự phụ thuộc vào người lớn và cũng xuất hiện nhiều hơn vai trò của người lớn nhờ sự lớn dần của tính độc lập và tinh thần trách nhiệm. Tính không nhất quán của vị trí và các yêu cầu đối với tuổi thanh niên đã tạo ra nét tâm lý đặc trưng của lứa tuổi này.
5. Cuôc sống độc thân
5.1 Khái niệm: Cuộc sống độc thân được hiểu theo nhiều cách khác nhau, chưa có người yêu, chưa kết hôn cũng gọi là độc thân nhưng đây là độc thân tạm thời. Cuộc sống độc thân tức là sự lựa chon cuộc sống của cá nhân mỗi người sống một mình, không kết hôn hay lập gia đình cho đến hết cuộc đời. Trong tiếng Anh độc thân là “alone” nó có nghĩa là mô tả một người tách rời khỏi những người khác, thích sống riêng biệt, cô đơn nhưng nó không gợi lên sự bất hạnh.
5.2 Một số vấn đề liên quan về cuộc sống độc thân
+ Nguyên nhân: Ở Việt Nam khi nói đến cuộc sống độc thân hầu hết mọi người đều có suy nghĩ chung đó là cuộc sống cô đơn và buồn tẻ người sống độc thân là những người bất hạnh. Có rất nhiều nguyên nhân làm người ta chọn cuộc sống độc thân như :Vì hình hài và nhan sắc quá xấu nên mặc cảm, tự ti, có khi xa lánh bạn bè, người thân. Hoặc có người nhan sắc trời phú, tài giỏi, thông minh nhưng vì cảm nhận trách nhiệm cuộc sống gia đình sao quá nặng nề, nên họ chọn con đường sống độc thân, có người vì tri thức quá cao nên chưa tìm gặp người trăm đầu ý hợp để trao thân gửi phận khi nhìn lại thì tuổi đã nhiều, có người chứng kiến những nghịch cảnh của đời thường sao nhiều éo le và cay đắng nên chấp nhân cô đơn, có người vì hoàn cảnh đẩy đưa, tai nạn, ly tan,…không muốn làm khổ người khác, vì con và trách nhiệm nên đành gác lại chuyện riêng tư…..Còn có người vì còn muốn tự do, không muốn “tra còng vào tay” muốn chứng minh cái tôi của bản thân, có người xem đó là sự thể hiện tích cách của mình, có người không bị ràng buộc gì cả nên họ chon cuộc sống độc thân.
Theo điều tra, hai nguyên nhân hàng đầu của việc sống độc thân là không tìm được người phù hợp (28,7%) và do hoàn cảnh gia đình (28,1%). Ngoài hai lý do này, thì có một số người sống độc thân vì sức khoẻ không cho phép lập gia đình hoặc bản thân họ thích cuộc sống tự do. Phần lớn những người độc thân thấy buồn và lo lắng khi về già không có con để cậy nhờ, khi đau ốm không có người chăm sóc.
Theo kết quả cuộc điều tra gia đình Việt Nam năm 2006 do Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Tổng cục Thống kê, UNICEF, và Viện Gia đình và Giới tiến hành. Người độc thân hiện chiếm khoảng 2,5% dân số, trong đó chủ yếu là nữ giới với tỷ trọng 87,6% tổng số người độc thân theo đó, nữ độc thân tập trung chủ yếu ở nông thôn (63,9%), trong khi nam giới độc thân lại sống nhiều hơn ở thành thị. Đa số người độc thân không sống một mình mà sống cùng các thành viên trong gia đình (91,5%) và họ cũng có vai trò quan trọng trong các hộ gia đình bằng việc là người đóng góp chính thứ nhất hoặc thứ hai vào thu nhập của hộ gia đình.So với nhóm người không độc thân, tỷ lệ mù chữ của những người độc thân cao hơn (tỷ lệ này là 16,4% so với 10,2% của nhóm không độc thân).
+ Gien của người thích sống độc thân
Theo thông tin của các nhà khoa học Mỹ, trong các tế bào đề kháng của người sống cô đơn có vai trò tích cực của tập hợp gien hơi khác người thích sống có đôi. Trong công trình nghiên cứu mới nhất của mình, các nhà khoa học thuộc Đại học California ở Los Angeles và Đại hoc Chicago khẳng định rằng, người thích cuộc sống độc thân có tới 209 gien thuộc các tế bào đề kháng khác hẳn số đông về phương diện chức năng hoạt động. Cụ thể, có tới 78 gien có đặc điểm tích cực thái quá, chúng chủ yếu tham gia hoạt hóa hệ đề kháng và điều chỉnh các quá trình viêm nhiễm, tức tuyến phòng thủ đầu tiên trước các bệnh lây nhiễm của cơ thể. Có 131 gien điều chỉnh hoạt động của hệ miễn dịch không đủ tiêu chuẩn tích cực. Trong đó có những gien tham gia vào phản ứng của hệ đề kháng chống lây nhiễm virus và sản xuất kháng nguyên. Những khác biệt giữa những cá nhân được nghiên cứu không phụ thuộc vào những nhân tố khác có tác động đến tính tích cực của gien chúng ta như trạng thái sức khỏe chung, tuổi tác, cân nặng cơ thể hay việc sử dụng thuốc. Không phụ thuộc thậm chí vào mối quan hệ bạn bè khách quan được đánh giá cao của đối tượng cụ thể.
+ Hậu quả của sống độc thân: Một khi ta chọn hai chữ “độc thân” để gắn kết cuộc đời còn lại thì ta còn nhiều điều để lưu tâm, suy nghĩ về chữ hiếu với đấng sinh thành, suy nghĩ về nghĩ vụ của một người công dân của xã hội, suy nghĩ về trách nhiệm của người chồng người cha, người mẹ người vợ, suy nghĩ về đoạn kết của tình đời là lẻ loi, là cô đơn, là bất hạnh, là điều tiếng.
-Sức khỏe: Theo báo cáo mới đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), phụ nữ độc thân, đặc biệt là người trên 40 tuổi, có nhiều nguy cơ mắc bệnh tâm thần, chủ yếu là các thể hoang tưởng, trầm cảm, mất ngủ. Họ rất dễ cáu gắt, nóng giận với những người xung quanh, sống khép kín, khó hòa đồng và thường nghĩ rằng mình giỏi hơn người khác. Các bác sĩ phụ khoa đưa ra một kết luận: Những phụ nữ độc thân thường hay bị rối loạn chu kỳ kinh và hay đau ngực. Sự cô đơn càng làm tăng thêm mức độ stress ở họ. Sống một mình, họ có xu hướng dồn sức tìm niềm vui trong công việc, như vậy càng khiến cho cuộc sống thêm căng thẳng, đến lúc cần chia sẻ lại không có ai bên cạnh. Khi đó, họ rơi vào trạng thái trầm cảm kéo dài, mệt mỏi, mất mọi hứng thú trong đời sống, công việc cũng trở nên không còn hấp dẫn như trước nữa. Lâu dần, nếu không được mọi người thông cảm, họ sẽ càng khó hòa đồng, dễ tủi thân và rối loạn tâm lý. Tiêu cực hơn, có người còn tìm đến cái chết vì cảm thấy mình như người thừa, không gắn bó với cuộc sống.
Theo một cuộc điều tra của Newsweek, cánh mày râu ở độ tuổi 20 đến 59 có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc thì tuổi thọ tăng thêm hai năm. Căn cứ tính tuổi thọ trung bình của cuộc điều tra này dựa vào các yếu tố lứa tuổi, giới tính, huyết áp, tỷ lệ mỡ trong cơ thể, mức độ hút thuốc lá và tình trạng hôn nhân. Đàn ông độc thân dễ rơi vào tâm trạng buồn chán, lái xe nhanh và uống rượu nhiều hơn, tỉ lệ tử vong ở nam giới độc thân trong nhóm tuổi 35 đến 44 khá cao. Số người bị tai biến mạch máu não do uống rượu cao gấp 6 lần so với những người có gia đình hạnh phúc và gấp 2 lần đối với các bệnh về thần kinh, nội tiết, da, xương và cơ. Sống độc thân có tỉ lệ mắc bệnh xơ gan và chấn thương tâm thần cao hơn gấp đôi so với người có gia đình.
-Dân tộc già: Cuộc sống độc thân là một trong những nguyên nhân của tình trạng giảm tỷ lệ tăng dân số thế giới, kèm theo đó là cơ cấu dân số bị già hóa, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển xã hội. Xu hướng này là nỗi ám ảnh rất nhiều nước, đặc biệt ở Nga, nơi thực trạng dân số giảm được cảnh báo như một nguy cơ lớn..
Theo Ủy ban Dân số Liên Hợp Quốc, đến giữa thế kỷ này, dân số Nga (khoảng 142 triệu năm 2007) có thể chỉ còn 1/3 .Tất cả là do thực trạng không muốn có con và thích sống độc thân. Nhật Bản là một ví dụ khác, cộng thêm với sự già cỗi dân số. Do hai hiện tượng trên, dân số Nhật Bản không giảm do các cụ sống quá thọ, trong khi đó đã 25 năm liền, tỷ lệ trẻ em dưới 14 tuổi giảm liên tục. Các nhà xã hội học lo lắng, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến tương lai của nước Nhật trong nhiều năm sau này, vì sẽ xảy ra tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I. Nhận thức của sinh viên về đời sống độc thân
1.Khái niệm về cuộc sống độc thân theo nhận thức của sinh viên ĐH Văn Hiến
Bảng 1:
STT
Cuộc sống độc thân là cuộc sống?
Tần Số
Tỷ Lệ(%)
1
Sống một mình
68
45,3%
2
Không hôn nhân, gia đình, không có con
63
42%
3
Không tình yêu
19
12,7%
Tổng
150
100%
Qua kết quả bảng 1 ta thấy:
Sinh viên có khái niệm về cuộc sống độc thân rất khác nhau, khái niệm sống độc thân là “Sống một mình” chiếm tỷ lệ cao nhất (45,3%) so với các sự lựa chọn khác. Điều này cho thấy họ lựa chọn khái niệm về cuộc sống độc thân như là đặc trưng của 2 từ “độc thân” tức là “một mình”, chứng tỏ họ suy nghĩ một cách thụ động đơn giản, họ không quan tâm đến câu hỏi về “cuộc sống độc thân” mà cứ nghĩ là mình đang được hỏi “độc thân là gì”.
Một ý kiến cũng khá đông thì lại cho rằng cuộc sống độc thân tức là “Không hôn nhân, gia đình, không có con” chiếm tỷ lệ thứ 2 (42%) trong các sự chọn lựa, tỷ lệ này cũng tương đương nhiều với sự chọn lựa đầu tiên, chỉ ít hơn 2,7%. Chứng tỏ số sinh viên quan tâm đến vấn đề này tương đối nhiều, họ đã có suy nghĩ sâu hơn về cuộc sống độc thân, họ nghĩ về những người theo chủ nghĩa này là những người rời xa quy luật của cuộc sống là “ sinh ra – lập gia đình – có con” mà theo một cuộc sống khác đối lập với quy luật bình thường của mỗi con người.
Chiếm tỷ lệ ít nhất (19,7%) là ý kiến, cuộc sống độc thân là cuộc sống “không tình yêu” họ thực sự là những người quan tâm đến vấn đề này, mặc dù rất ít nhưng họ đã thật sự có suy nghĩ và nói lên suy nghĩ của mình, họ nghĩ rằng những người chon cuộc sống độc thân là những người không có cuộc sống tình yêu, tức là tránh xa hoàn toàn những người khác giới, sống cuộc sống cô đơn một mình.
2. Nhận thức của Sinh viên về đối tượng chọn cuộc sống độc thân
Bảng 2:
STT
Người chọn cuộc sống độc thân chủ yếu là?
Tần Số
Tỷ Lệ (%)
1
Giới nghệ sỹ, người nổi tiếng
34
22,7%
2
Những người trí thức, có học vấn cao
56
37,3%
3
Những người không có nhan sắc địa vị tiền tài
18
12%
4
Những người gặp vấn đề về giới tính
42
28%
Tổng
150
100
Qua kết quả thống kê ở bảng 2 cho thấy:
Số người chọn cuộc sống độc thân là “Những người trí thức, có học vấn cao” chiếm tỷ lệ cao nhất (37,3%). Điều này cho thấy đa số sinh viên nghĩ rằng những người có tri thức, học vấn cao sẽ có cách suy nghĩ về cuộc sống khác hơn so với những người bình thường, họ chọn cuộc sống độc thân có thể vì họ không tìm được người tương xứng hoặc là bản thân họ thích cuộc sống độc thân.
Đối tượng chọn cuộc sống độc thân là “Những người gặp vấn đề về giới tính” chiếm tỷ lệ cao thức hai (28%), đây là con số không nhỏ nó cho thấy suy nghĩ của sinh viên bị ảnh hưởng bởi những thông tin về vấn đề giới tính hiện nay như đồng tính luyến ái, gay, less…Vì vấn đề giới tính ở Việt Nam vẫn còn là vấn đề nhạy cảm, nên sinh viên cho rằng những người gặp vấn đề trong giới tính, không dám biểu lộ mà sống khép kín, nên chọn cuộc sống độc thân.
Lựa chọn tiếp theo chiếm tỷ lệ thứ ba (22,7%) là “Giới nghệ sĩ, người nổi tiếng”. Cho
thấy suy nghĩ của sinh viên về những người này là những người nghệ sỹ, ca sỹ là người của công chúng, do vậy vì lý do nghề nghiệp: muốn thu hút nhiều người hâm mộ, muốn phát triển sự nghiệp nên họ chọn cuộc sống độc thân.
Ngoài ra có một số ý kiến khác (12%) về đối tượng chọn cuộc sống độc thân như: không có nhan sắc, địa vị, tiền tài, hay do hoàn cảnh sống…
3.Nhận thức của sinh viên về nguyên nhân chủ yếu khiến một số người chọn cuộc sống độc thân.
Bảng 3:
STT
Nội Dung
Tần Số
Tỷ Lệ(%)
1
Không tìm được người bạn đời phù hợp với mình
35
23,3%
2
Đã từng gặp thất bại, sự cố trong tình yêu, hôn nhân
52
34,7%
3
Sợ mất tự do, sợ bị cản trở sự nghiệp, sợ khổ
47
31,3%
4
Do hoàn cảnh cá nhân, hoàn cảnh gia đình
16
10,7%
Tổng
150
100
Qua kết quả thống kê ở bảng 3 cho thấy:
Có đến 34,7% sinh viên cho rằng nguyên nhân dẫn tới một số người chọn cuốc sống độc thân là do “Đã từng gặp thất bại, sự cố trong tình yêu, hôn nhân” đây là ý kiến chiếm tỷ lệ cao nhất. Nó cho thấy sinh viên có suy nghĩ những người chọn cuộc sống độc thân đã từng có giai đoạn họ có cuộc sống gia đình, được yêu thương nhưng lại bị đổ vỡ khiến họ có những thành kiến, mất niềm tin vào tình yêu vào cuộc sống hôn nhân gia đình mà chọn cuộc sống độc thân là cuộc sống của mình.
Nguyên nhân tiếp theo là “Sợ mất tự do, sợ bị cản trở sự nghiệp, sợ khổ” chiếm 31,3% tỷ lệ này tương đối cao, sinh viên cho rằng những người chọn cuộc sống độc thân là do họ không muốn bị ràng buộc, thích tự do, là những người đặt sự nghiệp lên hàng đầu. Đối vơi phụ nữ kết hôn đồng nghĩa với trách nhiệm và nghĩa vụ nên một số người sợ khổ mà không chọn cuộc sống gia đình.
Một nguyên nhân khác là “Không tìm được người bạn đời phù hợp với mình” chiếm 23,3%. Có thể một số người đặt ra yêu cầu quá cao cho người bạn đời của mình và họ cố gắng tìm kiếm mà không có người phù hợp do đó họ chọn cuốc sống độc thân. Cũng có thể một số người mặc cảm tự ti, họ cũng muốn tìm những người bạn đời tương thích với mình nhưng không có nên đành chọn cuộc sống độc thân.
Số còn lại (10,7%) chọn nguyên nhân dẫn đến một số người chọn cuộc sống độc thân là do “hoàn cảnh cá nhân, gia đình”. Theo nhận thức của sinh viên về đối tượng sống độc thân ta thấy sinh viên nghĩ theo hướng những người do hoàn cảnh cá nhân mà chọn cuộc sống độc thân là những người gặp phải những vấn đề về giới tính hay bản thân họ có điều gì đó khó nói. Còn một số người do hoàn cảnh gia đình như đông anh chị em, gia đình nghèo, họ muốn lo toan chăm sóc cho cha mẹ, anh chị em mà không nghĩ tới hạnh phúc của mình.
II. Thái độ của sinh viên về cuộc sống độc thân
1.Cuộc sống độc thân có thật sự tốt?
Bảng 4 :
STT
Nội Dung
Tần Số
Tỷ Lệ (%)
1
Tốt
42
28%
2
Không tốt lắm
68
45,3%
3
Hoàn toàn không tốt
40
26,7
Tổng
150
100
Qua kết quả thống kê ở bảng 4 cho thấy :
Số sinh viên có thái độ về cuộc sống độc thân là cuộc sống “không tốt lắm” chiếm tỷ lệ cao nhất (45,3%) cho thấy bản thân số sinh viên này nhận thức được những khía cạnh chưa tốt của trào lưu này, do vậy họ thấy cuộc sống này không hoàn hảo.
Số sinh viên cho rằng cuộc sống độc thân là một cuộc sống tốt chiếm 28% có thể thấy họ nhận thức về những mặt lợi ích của cuộc sống độc thân và từ đó có thái độ tích cực về vấn đề này.
Một số sinh viên lại cho rằng cuộc sống độc thân hoàn toàn không tốt chiếm 26,7%, nhóm sinh viên này có thái độ trái ngược với nhóm thứ hai, họ cho rằng cuộc sống độc thân hoàn toàn xấu, không có điều gì tốt, do vậy mà họ hoàn toàn không chấp nhận cuộc sống độc thân.
2.Thái độ của sinh viên về cuộc sống độc thân
Bảng 5 :
STT
Thái độ của bạn về trào lưu sống độc thân?
Tần Số
Tỷ Lệ (%)
1
Ủng hộ
25
16,7%
2
Phản đối
42
28%
3
Không quan tâm
83
55,3%
Tổng
150
100
Qua kết quả thống kê ở bảng 5 cho thấy :
Khi được hỏi về cuộc sống độc thân, và sinh viên có thái độ như thế nào về vấn đề này thì theo kết quả ở bảng trên ta thấy hơn một nửa sinh viên (55,3%) đều trả lời “Không quan tâm” cho thấy sinh viên có biết tới cuộc sống độc thân nhưng bản thân họ không mấy quan tâm đến vấn đề này. Có thể hiện giờ họ đang theo đuổi ước mơ hoài bão sự nghiệp cho nên họ chưa tính tới việc lựa chọn cuộc sống gia đình cho chính mình.
Số sinh viên “phản đối” cuộc sống độc thân chiếm 28% chứng tỏ họ có sự quan tâm đến vấn đề này, thấy được những mặt tiêu cực của cuộc sống độc thân do vậy mà họ có thái độ phản đối không đồng tình với trào lưu sống độc thân.
Ngoài ra số sinh viên “ủng hộ” cuộc sống độc thân là 16,7% chiếm tỷ lệ rất ít. Những sinh viên này có thể bản thân họ thích cuộc sống độc thân hoặc đơn giản là họ luôn là người ủng hộ trào lưu mới một cách thụ động.
III. Xu hướng chọn cuộc sống độc thân của sinh viên.
Bảng 6 :
STT
Bạn có muốn sống độc thân?
Tần Số
Tỷ Lệ (%)
1
Có
44
29,3%
2
Không
50
33,3%
3
Phân vân
56
37,3%
Tổng
150
100
Qua kết quả thống kê ở bảng 6 cho thấy :
Số lượng sinh viên “phân vân” khi chọn cuộc sống độc thân chiếm tỷ lệ nhiều nhất (37,3%) chứng tỏ sinh viên vẫn còn đang do dự, bản thân họ không có sự hiểu biết đầy đủ về xu hướng chọn lựa cuộc sống độc thân, họ chưa nghĩ tới cuộc sống gia đình mà còn đang hoạt động học tập, vì đây là giai đoạn quan trọng của sinh viên quyết định đến tương lai của họ sau này, do vậy mà điều họ quan tâm là những vấn đề về nghề nghiệp, học tập.
Sinh viên không chọn cuộc sống độc thân chiếm 33,3%, đây cũng là tỷ lệ tương đối lớn chỉ ít hơn số lượng sinh viên phân vân khi chọn cuộc sống độc thân 4%. Có thể họ đã có những định hướng cho cuộc đời của mình, họ yêu cuộc sống gia đình không chịu được cuộc sống cô đơn, do vậy mà họ không thích sống độc thân.
Sinh viên muốn sống độc thân chiếm tỷ lệ 29,3% mặc dù ít hơn so với tỷ lệ sinh viên không chọn cuộc sống độc thân nhưng đây là con số tương đối lớn, cho thấy xu hướng sống độc thân đã bắt đầu có sự tiến triển nhưng chưa mạnh mẽ. Tuy sinh viên muốn sống độc thân nhưng đây chưa phải là quyết định cuối cùng của họ, câu trả lời chỉ mang tính tương đối, họ chỉ muốn nhưng chưa chắc chắn là sẽ chọn lựa cho mình.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I.Kết luận: Đề tài này chỉ mang tính sơ khai, làm tiền để nên chỉ giới hạn tìm hiểu nhận thức và thái độ của sinh viên về một số mặt, ở một số cá thể ở trường ĐH Văn Hiến, các vấn đề chưa thực sự bao quát do nhiều nguyên nhân khách quan khác nhau. Vì đây là lần đầu người nghiên cứu thực hiện một đề tài khoa học nên có thể chưa có kinh nghiệm do vậy không thể thực hiện đầy đủ các yêu cầu của đề tài đặt ra, tuy nhiên qua kết quả n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- songdocthan_0503.docx
- songdocthan_0503.pdf