Đề tài Nhân vật trẻ em trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư (Khảo sát qua tập Cánh đồng bất tận, Gió lẻ và 9 câu chuyện khác)

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU . 1

1. Lý do chọn đề tài. 1

2. Lịch sử nghiên cứu. 2

3. Mục đích nghiên cứu. 5

4. Nhiệm vụ nghiên cứu . 5

5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu . 5

6. Phương pháp nghiên cứu. 5

7. Bố cục của khóa luận . 6

NỘI DUNG. 7

Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG . 7

1.1. Khái niệm về nhân vật và nhân vật trẻ em. 7

1.1.1. Khái niệm về nhân vật. 7

1.1.2. Khái niệm về nhân vật trẻ em . 8

1.1.3. Khái quát về nhân vật trẻ em trong văn học Việt Nam. 8

1.2. Tác giả Nguyễn Ngọc Tư. 12

1.2.1. Cuộc đời . 12

1.2.2. Hành trình sáng tác. 13

1.3. Vị trí của nhân vật trẻ em trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. 15

Chƣơng 2: CÁC KIỂU NHÂN VẬT TRẺ EM TRONG TRUYỆN NGẮN

CỦA NGUYỄN NGỌC TƢ. 17

2.1. Nhân vật trẻ em – nạn nhân của những hoàn cảnh trớ trêu . 17

2.1.1. Những đứa trẻ mồ côi chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh . 17

2.1.2. Những đứa trẻ với tuổi thơ nhọc nhằn, bươn chải kiếm sống . 21

2.1.3. Những đứa trẻ là nạn nhân, phải gánh chịu những sai lầm của người lớn

. 23

2.2. Nhân vật trẻ em mang vẻ đẹp hồn nhiên, trong sáng. 27

2.2.1. Trẻ em luôn khao khát được yêu thương . 272.2.2. Khát vọng vươn lên số phận . 29

Chƣơng 3: MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN VỀ NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN

NHÂN VẬT TRẺ EM TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC

TƢ . 33

3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật . 33

3.1.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình . 33

3.1.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật . 35

3.2. Ngôn ngữ. 38

3.2.1. Ngôn ngữ mộc mạc tự nhiên, đậm chất Nam Bộ. 38

3.2.2. Sử dụng các biện pháp tu từ, gần gũi với sự liên tưởng của trẻ em. 40

3.3. Giọng điệu. 42

3.3.1. Giọng điệu trong sáng, hồn nhiên . 42

3.3.2. Giọng điệu xót xa, thương cảm. 44

KẾT LUẬN . 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf57 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 70 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nhân vật trẻ em trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư (Khảo sát qua tập Cánh đồng bất tận, Gió lẻ và 9 câu chuyện khác), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Còn tui người ta đã quăng quật ở đây mười tám năm, mà không ai trở lại tìm, tui chờ hoài” [15; 11]. Cha mẹ đã bỏ rơi Diễm Thương, vì thế cô luôn mong ước có được sự quan tâm, che chở của họ. Vì vậy, cô càng trở nên căm tức những đứa trẻ không biết nâng niu, giữ gìn tình cảm gia đình, tình thương yêu của cha mẹ. Trẻ em đâu có lỗi lầm gì vậy mà tại sao các em luôn phải chịu những nỗi đau lớn lao trong cuộc đời này? Dường như, câu hỏi cất lên nhưng không có ai trả lời. Nguyên cớ nào mà lại như vậy, bởi cuộc đời này đâu phải của riêng ta mà từng mơ ước, mà nó luôn trôi nổi, cuốn theo những số phận, mảnh đời 21 khác nhau. Qua những số phận trẻ thơ mà Nguyễn Ngọc Tư diễn tả, bất cứ ai đã đọc hay ngay cả khi gấp những trang văn đó lại đều thấy lòng mình day dứt, đầy cảm thương cho những số phận, cảnh đời trẻ thơ. Đến với những truyện ngắn của chị, người đọc thấy được những mảnh đời côi cút, bất hạnh, làm lay động trái tim của độc giả. 2.1.2. Những đứa trẻ với tuổi thơ nhọc nhằn, bươn chải kiếm sống Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Trẻ em như búp trên cành – Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”. Thế nhưng vì hoàn cảnh gia đình, những đứa trẻ phải tự mình lao động cực nhọc, tự kiếm kế sinh nhai. Hình ảnh thằng Củi trong truyện Sầu trên đỉnh Puvan, những đứa trẻ trong truyện ngắn Thổ Sầu. Cuộc sống khiến các em phải lăn lộn giữa giông bão của cuộc đời để sinh tồn. Những tâm hồn bé bỏng ấy già nua đi, không còn sự hồn nhiên, trong sáng như bạn bè cùng trang lứa. Truyện ngắn Sầu trên đỉnh Puvan hiện ra trước mắt người đọc hình ảnh thằng Củi trong sự đói nghèo luôn bủa vây. Củi mang hình hài nhỏ bé của “một thằng người khô quắt, gầy nhom, lúc nào cũng lem luốc, môi nẻ bong chóc những cái vây nhỏ” [16; 46]. Vì thiếu thốn, nghèo đói mà em không được đi học như bạn bè cùng trang lứa. Em phải ở nhà chăn nuôi, phụ giúp việc nhà. Bi kịch của thằng Củi chính là sinh ra một vùng đất nghèo, thiên nhiên đầy khắc nghiệt. Hạn hán diễn ra kéo dài, cả năm không có một hạt mưa, cỏ cây cũng cháy hết, đến con vật cũng không thể tồn tại được và con người cũng phải bỏ vào thành phố làm thuê, làm mướn. Cái đói, cái nghèo luôn đeo bám, bất cứ lúc nào trong tâm trí em luôn canh cánh một nỗi lo đến sự tồn tại của gia đình nó ngày mai sẽ ra sao? Củi tự mình bươn trải, kiếm kế sinh nhai bằng việc dẫn đường cho khách để nhận được tiền công ba chục ngàn, số tiền đó với em thật quý giá “Ba chục ngàn thì mua được ba chục gói mì tôm. Những gói mì mới tinh từ tay ông Tàu chủ quán cứ lào xào trong tâm trí thằng bé khiến đôi mắt khô vàng sáng lên” [16; 47]. Chỉ mấy đồng tiền ít 22 ỏi đó nhưng cũng làm cho em tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc, hai mẹ con sẽ có miếng ăn qua ngày. Đã thế cuộc sống thiếu thốn, khó khăn ấy dạy thằng bé cũng biết chắt chiu, nhặt từng những vỏ chai nhựa mọi người vứt đi, nó nghĩ mẹ sẽ cần đến. Vùng đất nghèo đói trên đỉnh Sầu này, đã lâu rồi chưa có hạt mưa nào. Khi trời bắt đầu đổ mưa, Củi sung sướng đến rơn lên, nó mong một cơn mưa đến với nơi đây. Vì có mưa, sẽ có cơm ăn mà mình không phải cực nhọc nữa, không phải lấy tiền từ những người xa lạ nữa. Nguyễn Ngọc Tư đã khắc họa được diễn biến tâm lý của nhân vật, chạm đến được trái tim của mỗi bạn đọc. Chính trái tim nhân hậu, lòng yêu thương trẻ nhỏ, nhà văn mới thấu hiểu, đồng cảm và thấy được nỗi bi kịch của những tâm hồn bé nhỏ như vậy. Trong truyện Thổ Sầu người đọc thấy hiện lên là hình ảnh những đứa trẻ cơ cực, thiếu thốn trong cái nghèo muôn kiếp. Chúng có những ao ước hết sức bình dị, niềm khao khát cháy bỏng là được xem tivi. Bọn trẻ háo hức xem cải lương, nhưng tiếc nuối khi chương trình chưa hết mà màn hình của chiếc ti vi đen trắng cứ nhỏ xíu đi và tắt ngấm dần. Vì cái nghèo, các em phải khai thác và tận dụng tối đa mọi thứ để có thể sinh tồn. Trong mắt đám người thành thị đến du lịch, bọn trẻ như những sinh vật lạ, hay kẻ hoang dã, man rợ. Cuộc sống thiếu thốn khiến chúng lam lũ kiếm sống, cùng phụ giúp cha mẹ, sống nhờ vào tiền bán chuột đồng qua ngày, thậm chí có những lúc chỉ“ăn cơm suông, nhưng hết cơm mới đụng đến mớ đồ ăn ít ỏi”. Dẫu là những đứa trẻ nhỏ tuổi nhưng chúng lại có suy nghĩ sâu xa: em nghĩ đến người cha của mình và nghĩ đến cả người mẹ, người ông đã khuất. Mảnh đất Thổ Sầu nghèo cỡ nào, thì đứa trẻ không muốn rời đi - nơi chất chứa, lưu giữ nhiều kỉ niệm, tình cảm yêu thương của gia đình và mọi người xung quanh. Thế giới nhân vật trẻ em trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, được miêu tả với số phận khác nhau, khiến cho người đọc cảm nhận được lối viết của chị nhạy bén hơn. Chị cho người đọc thấy được những góc khuất, những mảnh 23 đời cơ nhỡ, nghèo đói không có tuổi thơ, thiếu thốn về mọi mặt. Bao nhiêu sự bất hạnh đều đổ xuống cuộc sống mong manh, thiếu thốn của lũ trẻ mà ở chúng chỉ có là sự ngây thơ và đáng thương vô tội. Qua lời văn của mình, người đọc cảm thấy thương cho những số phận nhỏ nhoi, trải qua nhiều đau thương trong cuộc sống. 2.1.3. Những đứa trẻ là nạn nhân, phải gánh chịu những sai lầm của người lớn Không phải bất cứ đứa trẻ nào khi sinh ra cũng được hưởng niềm vui, hạnh phúc, trọn vẹn của cha mẹ, gia đình. Nhiều đứa trẻ khi sinh ra đã chịu sự ghẻ lạnh, hắt hủi, trở thành nạn nhân, phải gánh chịu những sai lầm của người lớn. Đứa trẻ ấy không chỉ mang tổn thương về tinh thần mà còn cả những vết xước trong tâm hồn. Đó là hình ảnh chị em Nương và Điền trong Cánh đồng bất tận, nhân vật Sói trong Ấu thơ tươi đẹp, là nhân vật em trong Gió lẻ. Trong truyện ngắn Cánh đồng bất tận, nhân vật Nương và Điền sinh ra trong một gia đình lao động nghèo. Cha mẹ phải đi làm thuê, cuốc mướn. Người mẹ vì đam mê cái đẹp mà đã phản bội người chồng. Người cha vì đói nghèo, vết thương kí ức của người vợ tổn thương trở nên thô lỗ, cục cằn đến tàn nhẫn. Ông căm ghét tất cả những người đàn bà và trả thù những người đàn bà ấy bằng những cuộc tình ngắn ngủi. Vì lòng hận thù, chỉ cần những đứa con nhắc đến hình bóng của vợ, ông sẵn sàng trút những trận đòn roi vô cớ lên chúng. Nương và Điền thiếu thốn tình yêu thương của mẹ và tình yêu mến của cha, tự mình mưu sinh trong cuộc sống, phải tự học cách thích nghi để tồn tại. Nỗi đau của đứa trẻ, khi hàng ngày phải nghe những lời nhục mạ của người cha dành cho người vợ bỏ đi theo nhân tình. Trong những ngày tháng bơ vơ, trôi dạt theo đàn vịt chạy đồng, chúng chứng kiến thói nhẫn tâm, phụ bạc của người cha với những người đàn bà qua đường. Chính sự căm giận của người cha đã làm cho hai đứa trẻ không có được một căn nhà hạnh phúc, luôn phải sống trôi dạt. Nương và Điền bị chấn thương nặng nề về mặt tâm lí, khi 24 chứng kiến những cuộc trả thù của người cha đã in sâu vào tâm trí Điền khiến em khước từ luôn bản năng đàn ông vốn có mà tạo hóa ban cho. “Điền chối bỏ niềm vui được trở thành một người đàn ông thực thụ. Nó tự kìm hãm bản năng trỗi dậy mạnh mẽ ở tuổi dậy thì bằng tất cả sự miệt thị, giận dữ, căm thù. Nó phản kháng bằng cách trút sạch những gì cha tôi có, cha tôi làm. Giãy giụa đến rã rời, nhiều bữa, nó dầm mình dưới ao đến khi người tái nhợt. Nó chạy như điên trong đêm, trên những bờ ruộng mướt cỏ đến khi mỏi nhừ, gục xuống. Rồi nằm xoãi trên đồng, tả tơi” [15; 199]. Với Nương, nỗi đau của cô ngày càng lớn khi chứng kiến hành động của người cha và sự bế tắc của cậu em trai. Nương cảm thấy mất niềm tin vào cuộc sống, cô đơn, lạc lõng giữa biển người mênh mông. Nương và Điền luôn phải sống trong sự mặc cảm, sự soi mói của những người xung quanh. Dường như chúng đang trốn tránh với thế giới của loài người và đi tìm đến thế giới của loài vật. Những tâm hồn trẻ thơ như một trang giấy trắng ấy bị tổn thương nặng nề. Không ai khác, chính cha mẹ các em gây ra những chấn thương không thể chữa lành. Cuộc sống của Nương và Điền dường như cũng chính là một bức thông điệp gửi đến mọi người: cần có một trái tim bao dung, có lòng vị tha và tha thứ cho những lỗi lầm của người khác. Có như thế thì mới không có sự hận thù, thì những đứa trẻ mới được sống một cuộc sống vẹn đầy. Giống với Nương và Điền, nhân vật không có tên trong truyện ngắn Gió lẻ được Nguyễn Ngọc Tư thể hiện rất rõ nét. Một lần nó lén lấy dao cạo râu của cha để tỉa lông cho con chó Lu Lu, chuyện đơn giản vậy mà cha mẹ cô cãi cọ, xúc phạm nhau nặng nề. Người mẹ không chịu được sự nhục mạ nên bà đã treo cổ tử vẫn. Người cha không nhận lỗi về mình nên đã nghĩ ra cách nói dối với mọi người là vợ mình bị ung thư nên buồn, tuyệt vọng quá mà tử tự. Đứa trẻ chứng kiến hết mọi sự việc. Từ đó, nó luôn cảm thấy ghê sợ người cha và những hành động của ông ấy. Nó đã học nói tiếng nói của chim muông, cây cỏ “vì nói theo tiếng của con vật thì không thể làm tổn thương 25 nhau được”. Từ bỏ mái ấm gia đình, em ra ngoài đời phải nếm trải nhiều tủi nhục, phải chứng kiến nhiều điều xấu xa, đê tiện của con người. Em được Tám Nhơn Đạo nhận làm cha cưu mang, quan tâm như một người con ruột của mình. Nhưng chính người mà nó rất biết ơn, kính trọng ấy lại giở trò đồi bại “Bỗng dưng thấy mình bị ép chặt xuống tấm ván mối ăn lấm tấm, và một bàn tay lần vào áo em thì em giật mình. Em gào lên, nhưng giọng tắt trong bàn tay khẳm mùi rượu, thịt và nước tiểu” [16; 143]. Tưởng cứ ngỡ với người cha nuôi này sẽ là niềm tin, sự bấu víu đối với em ở cuộc sống này nhưng niềm hi vọng đó cũng bị đổ vỡ, em lại càng ghê sợ, muốn xa lánh người đàn ông đó. Tất cả những hành động bên ngoài tưởng là người tốt, là nhân đạo nhưng thực chất bên trong đó là vô cùng độc ác và đểu giả. Nó tiếp tục hành trình lang thang trên một chiếc xe tải cũ cùng hai người lái xe tính tình khác thường. Hành trình kiếm tìm nguồn sống của em chưa biết bao giờ mới tới đích. Trong truyện ngắn Ấu thơ tươi đẹp, nhân vật Sói và Nhiên cũng gánh chịu những thiệt thòi từ chính những người thân của mình. Chỉ mười mấy trang truyện xoay quanh một tấm bi kịch nhân vật chịu cảnh bố mẹ chia lìa nhau. Sói và Nhiên, hai người vốn xa lạ, cùng cảnh ngộ gặp nhau ở trên tàu. Bố mẹ các em đã chia tay nhau, đùn đẩy nhau và sống theo thú vui riêng của bản thân mình, bỏ lại những đứa con phải mang trong mình “thương tích”. Khi đến nhà của mẹ, Sói cảm giác không khác gì là một người khách xa lạ. Thậm chí con chó cũng không còn nhớ mặt chủ nữa. Sói vô cùng căm giận nó và có ý nghĩ vô cùng nhẫn tâm: sẽ giết con chó bằng thuốc độc, vì con chó coi bạn của mẹ nó như là chủ còn nó chỉ là khách. Đã thế, thằng bé lại chứng kiến cuộc sống tệ bạc của cha. Cha có người đàn bà khác, thậm chí người ấy còn biết rõ cái quần cộc của ba mình nằm ở đâu. Sói bị bỏ rơi, trở thành một người thừa, lạc lõng và đơn độc ngay trong gia đình của mình. Tính cách của em cũng ngày càng cục cằn, thô lỗ. Nó quen đối đáp với người cha theo kiểu 26 nhát gừng, luôn trong tư thế sẵn sàng đấu khẩu với cha mình.“Sói có đôi mắt buồn quá, tưởng như té vô đó thì không mong lội lên”. Một đôi mắt chất chứa rất nhiều nỗi đau khổ không thể chia sẻ cùng ai. Thằng bé cô đơn trong tâm trạng u uất. Tâm hồn của em như đã có vết thương sâu ở trong lòng. Sói thường thức rất khuya để suy nghĩ. Một đứa trẻ bề ngoài luôn bướng bỉnh, láu cá, nhưng ở sâu bên trong đó là một trái tim luôn chất chứa những tổn thương. Sói không bao giờ để cho người cha nhìn thấy “khuôn mặt và đôi mắt mình. Nó chỉ quay lưng và nói”. Một con người đầy lòng tự trọng, nó muốn che giấu đi những giọt nước mắt yếu đuối. Nó cảm thấy tủi thân vì thiếu đi sự quan tâm của người mẹ, sự vô tâm của người cha. Sói phải chịu những thiếu thốn triền miên: “thằng Sói đã ngủ, nằm co như đầu hói, như con tôm luộc nằm chơ vơ trên cái đĩa lớn. Cô độc” [16; 69]. Cũng như Sói, nhân vật Nhiên cô độc trong chính ngôi nhà ấm cúng có cả cha lẫn mẹ. Mỗi lần em về nhà là thấy một người phụ nữ. Khi họ quan tâm, thân thiết thì em lại càng tỏ ra căm ghét, bực tức. Cách trả lời của em lúc nào cũng tỏ ra đầy khó chịu, bực dọc: “Muốn ăn thịt cô quá hàcô uống thuốc chuột chết đi, con thích vậy” [16; 60]. Đứa trẻ ấy cũng có những đêm không ngủ. Nó sợ hãi khi phải nhìn thấy cảnh có một đôi giày của một người đàn ông xa lạ trong nhà lẫn với thứ ánh sáng khác mẹ thay bằng màu xanh tái. Nó luôn lạc loài giữa chính ngôi nhà của mình, luôn phải mất thời gian để làm quen lại với tất cả. Những nhân vật Sói, Nương, Điền, Nhiên là nạn nhân của sự đổ vỡ, chia rẽ, li tán trong gia đình. Sự hẹp hòi, ích kỉ, vô tâm của người lớn đã để các em lưu lạc mệt mỏi chán chường, bơ vơ, lạc lõng giữa dòng đời. Sói lựa chọn sự ra đi giữa biển người mênh mông, Nhiên cũng lựa chọn chấm dứt cuộc sống này bằng cái chết đau đớn, xót xa, Nương cũng có kết thúc cay đắng. Hầu hết trẻ em trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư là những đứa trẻ bất hạnh. Các em không chỉ sống trong sự thiếu thốn, lam lũ, tự mình bươn 27 trải, mà còn trải qua cuộc sống gánh chịu những sai lầm và ảnh hưởng của người lớn. Chính nỗi đau ấy, nhà văn bộc lộ tấm lòng xót xa, thương cảm với số phận, mảnh đời của những đứa trẻ bất hạnh trong cuộc sống. Không chỉ dừng lại ở đó, qua trang văn của Nguyễn Ngọc Tư còn phê phán, lên án những bậc làm cha, làm mẹ dửng dưng thờ ơ, vô cảm trong chính cuộc sống gia đình mình. Chị làm nổi bật lên sự vô tội không đáng có mà trẻ em vẫn luôn chịu tổn thương, chưa nhận được quan tâm, chăm sóc. Bằng sự tài tình của mình, Nguyễn Ngọc Tư cho người đọc thấy được hệ quả sai trái mà người lớn gây ra đối với trẻ em. 2.2. Nhân vật trẻ em mang vẻ đẹp hồn nhiên, trong sáng 2.2.1. Trẻ em luôn khao khát được yêu thương Mỗi một con người khi sinh ra đều khao khát được yêu thương. Đặc biệt ở cái tuổi vô lo vô nghĩ, trẻ em luôn mong muốn, nhu cầu được yêu thương, chia sẻ. Chính vì thế, trong những trang viết của mình, Nguyễn Ngọc Tư chia sẻ:“Những ai khao khát được yêu thương, họ sẽ bộc lộ tình yêu thương mạnh hơn người bình thường đã dư thừa đến nỗi không thèm tình cảm. Tôi thường nhìn thấy quanh mình thường đã dư thừa đến nỗi không thèm tình cảm. Tôi thường nhìn thấy quanh mình những đứa trẻ khao khát tình thương, những người phụ nữ khao khát cuộc sống yên bình, được che chở. Nếu chú ý một chút, người ta sẽ nhận ra ai cũng có nhu cầu được ấm áp, thương yêu ngay cả những người mạnh mẽ, tàn nhẫn nhất cũng luôn mong muốn có một ngày được hoàn lương, một mái nhà yên ấm” [4]. Từ đó, Nguyễn Ngọc Tư đã xây dựng rất nhiều nhân vật trẻ em với khao khát được yêu thương như chị em Nương, Điền (Cánh đồng bất tận), nhân vật Sói và Nhiên (Ấu thơ tươi đẹp), Phi (Biển người mênh mông).... Trong truyện Cánh đồng bất tận, hai chị em Nương và Điền cô đơn, bị đẩy vào tình cảnh phiêu bạt khắp nơi cùng đàn vịt chỗ nào cũng in hằn dấu chân của hai chị em. Thiếu thốn mọi bề, vất vả, lam lũ đã đành, hai chị em 28 còn phải chạy trốn quá khứ, để tránh những con mắt dò xét, ngòm ngó của mọi người xung quanh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_nhan_vat_tre_em_trong_truyen_ngan_cua_nguyen_ngoc_tu.pdf
Tài liệu liên quan