Đề tài Nhân vật trẻ thơ trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.1

1. Lí do chọn đề tài.1

2. Lịch sử vấn đề .3

3. Mục đích nghiên cứu.5

4 Nhiệm vụ nghiên cứu .6

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.6

6 Phương pháp nghiên cứu.6

7. Cấu trúc khóa luận .6

NỘI DUNG .7

CHƯƠNG 1 .7

TIỂU THUYẾT CỦA PHÙNG QUÁN TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HỌC VIỆT

NAM ĐƯƠNG ĐẠI.7

1.1 Cuộc đời và sự nghiệp.7

1.1.1. Cuộc đời.7

1.1.2. Sự nghiệp sáng tác .8

1.1.3.Quan niệm nghệ thuật về con người của Phùng Quán .11

1.2 Khái niệm nhân vật .13

1.2.1. Khái niệm.13

1.2.2. Sự thể hiện nhân vật trẻ thơ. .14

CHƯƠNG 2 .17

NHẬN DIỆN NHÂN VẬT TRẺ THƠ TRONG TIỂU THUYẾT

TUỔI THƠ DỮ DỘI CỦA PHÙNG QUÁN.17

2.1 Tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng .17

2.2 Tuổi thơ nhọc nhằn, lam lũ .23

2.3 Tuổi thơ với tình yêu quê hương, gia đình.25

pdf62 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 74 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nhân vật trẻ thơ trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thể cháy đi vì nắng, cơ thể có thể chằng chịt vết sẹo nhưng tâm hồn lại luôn trong sáng. Những thứ gọi là ngoại cảnh đó chỉ có thể tác động đến thể chất của các em chứ không thể chạm đến phẩm chất được. Đằng sau bóng dáng nhỏ bé của những đứa trẻ đó là cả một tầm vóc anh hùng vĩ đại, sẵn sàng đánh đổi tất cả để bảo vệ quê hương, Tổ quốc, bảo vệ lí tưởng Cách mạng mà chúng tôn thờ bằng tất cả sức lực, tinh thần và tâm hồn trẻ thơ của mình. 2.3. Tuổi thơ với tình yêu quê hương, gia đình Ai cũng có một gia đình, quê hương là nơi để trở về. Đó cũng là nơi cất giữ tuổi thơ, những hồi ức tươi đẹp, nơi chứng kiến một con người người trưởng thành. Không phải ngẫu nhiên mà người ta thường ngâm nga khúc hát: “Quê hương là chùm khế ngọt, cho con trèo hái mỗi ngày”. Đơn giản chỉ vì quê hương, gia đình là nơi có những con người chúng ta yêu thương. Ẩn sâu phía trong vóc dáng nhỏ bé của những thiếu niên chỉ mười ba, mười bốn tuổi ấy là một trái tim yêu quê hương, gia đình đến tận cùng. Trẻ thơ vốn là những gì đơn thuần nhất, trong sáng nhất cho nên tình yêu của chúng dành cho quê hương, gia đình càng trở nên đáng quý, chân thành. Đọc Tuổi thơ dữ dội chúng ta bắt gặp hàng loạt các nhân vật trẻ thơ đã luôn cố gắng để bảo vệ cho gia đình, quê hương mình, những thứ mà chúng yêu thương, tôn thờ. Cũng chính vì vậy mà hình ảnh những em nhỏ trăn trở với những nỗi nhớ thương gia đình cứ trở đi trở lại, gây ấn tượng cho người đọc. Nếu không phải là một đứa trẻ ngoan, nặng tình cảm với gia đình thì sẽ chẳng bao giờ chúng ta có thể thấy được giọt nước mắt của Mừng lăn dài từ đầu cho đến cuối tác phẩm. Mừng đã bật khóc khi kể lại cho đội trưởng nghe về việc mẹ 26 mình bị người cha dượng gọi là “con đĩ’’. “Mừng bỗng chốc nức nở tưởng chừng như trước mặt em không phải đội trưởng mà là mạ em đang nằm vật dưới đất, đầu tóc rũ rượi. Em òa khóc, nước mắt chan hòa lên hai gò má nhỏ liên tiếp xuống bàn. Đội trưởng phải đứng lên, ôm chặt em vào lòng. Hai mắt anh cũng đỏ hoe” [13; 66]. Mẹ là người vô cùng quan trọng trong cuộc đời Mừng, giữ một vị trí rất quan trọng trong lòng cậu bé mười ba tuổi. Do vậy, khi mẹ bị lăng mạ thì lập tức Mừng cảm thấy bị tổn thương và đau đớn tột cùng. Tình mẫu tử thiêng liêng của mẹ con Mừng còn được thể hiện ở chỗ chị Niệm bị bệnh hen suyễn, Mừng không ngại vất vả trèo từng cây bút bút để tìm lá thuốc chữa bệnh cho mẹ:“Rất nhiều gốc cây đã thấm những giọt nước mắt nóng hổi của em. Những giọt nước mắt đau buồn và thất vọng. Những giọt nước mắt đau buồn và thất vọng. Những giọt nước mắt rơi xuống trong tiếng kêu thầm nức nở: “Mạ ơi cây bút bút ni cao ri mà cao cũng không có lá tầm gửi. Biết khi mô cho mạ lành được bệnh suyễn mạ ơi!” [13; 96]. Em vui cùng với nụ cười, khóc cũng vì nỗi đau của mẹ. Những giọt nước mắt của Mừng không chỉ lã chã rơi trên từng trang sách khi em định trốn đơn vị về thăm mẹ trước khi đi làm nhiệm vụ mà nó còn ướt nhòa trang sách ở phần cuối của tiểu thuyết khi tất cả mọi người mà em yêu thương nhất và cả mẹ cũng nghi ngờ em là Việt gian. Đến khi trút hơi thở cuối cùng chị cũng không thể tin tưởng con trai mình. Sự ra đi đột ngột của chị Niệm cùng sự ngờ vực của mình chẳng khác nào mũi dao đâm thẳng vào trái tim đứa trẻ chỉ mới tròn mười ba tuổi. “Mừng hai tay ôm chặt lấy đầu mạ, mắt nhìn trân trân không chớp. Cả người em như chết lặng, nét mặt ngơ ngác, hoảng loạn. Rồi em như vụt hiểu ra. Nỗi khủng khiếp nhất đời em đã điểm! Miệng há to, đôi mắt sưng vù vì khóc, cặp môi run bần bật, em bỗng thét to đến bất ngờ: - Mạ! Mạ! Không phải! Không phải! Con không phải là Việt gian, con là Vệ quốc đoàn! Mạ ơi!’’ [13; 711]. Tiếng khóc cùng lời giải thích của Mừng như in một vết hằn trong tâm trí độc giả. Có gì đó xót xa, da diết. Bất chợt ta có cảm giác như đó chính là lời thanh minh của 27 Phùng Quán “Tôi là Vệ quốc đoàn!”trong suốt gần ba mươi năm sống trong cảnh oan ức. Có thể thấy tình yêu gia đình của Mừng, Vệ gắn bó sâu sắc nhưng vẫn chưa thể đủ lớn lao để so sánh với tình yêu thiêng liêng mà các em dành cho quê hương, Tổ quốc.Không chỉ bao thế hệ thanh niên hi sinh quên mình đất nước, mà đến cả thế hệ trẻ thơ như Lượm, Tư - dát, Vệ - to - đầu, Vịnh - sưa, Quỳnh sơn ca và ngay như chính tác giả Phùng Quán cũng đã từng gắn bó với vận mệnh của dân tộc, gắn bó với Cách mạng thời còn trứng nước. Các nhân vật trẻ thơ trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội đều đến với Cách mạng một cách tự nhiên, tự nguyện gắn bó số phận mình với vận mệnh dân tộc. Mừng đã phải rơi rất nhiều nước mắt vì nhớ mẹ, chỉ dám lén nhìn mẹ từ xa để rồi phải gạt đi nước mắt lên đường làm nhiệm vụ vì căm thù giặc. Vịnh sưa cũng gia nhập Vệ quốc đoàn khi một đơn vị Vệ quốc đoàn thuộc tiểu đoàn Tiếp phòng quân về đóng khu vực nhà máy nơi em làm việc vào hè năm 1946. Rất nhiều nhân vật khác nhau cũng tham gia nhập ngũ như Hòa - đen, Bồng da rắn với những chiến công đầu tiên, nộp cho Vệ quốc đoàn khẩu súng “tôm-sơn” lấy được từ một tên lính Tàu say rượu. Tư - dát vốn là đứa nhát gan không ai bằng nhưng lại dám liệng cặp sách xuống sông, lén nhảy lên tàu, trốn theo đoàn quân Nam tiến theo tiếng gọi của Tổ quốc,trở thành liên lạc viên của tiểu đoàn mười tám. Sẽ là thiếu sót nếu như chúng ta bỏ qua nhân vật Quỳnh sơn ca - quản ca của đội. Quỳnh có ngoại hình xinh đẹp, có tài ca hát và soạn nhạc, gia cảnh tốt. Tưởng chừng như một đứa trẻ lớn lên trong yên bình như Quỳnh thì cuộc đời sẽ bằng phẳng nhưng Quỳnh lại đi ngược lại với mong muốn của gia đình, chấp nhận từ chối một tương lai phía trước mà gia đình đã gây dựng để trở thành một chiến sĩ nhỏ của Vệ quốc đoàn. Rõ ràng các nhân vật trẻ thơ trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội (Mừng, Tư, Vệ, Quỳnh,)đều tự chọn con đường đi đúng đắn cho bản thân mình vì nó xuất phát từ sự thôi thúc trái tim và chính nghĩa. Chỉ có những trái tim biết yêu mới đủ sức sống để làm nên những điều kì diệu. Tình yêu gia đình và tình yêu cá nhân đã được bao trùm bởi tình yêu quê hương, Tổ quốc. Phùng Quán đã khéo léo xây dựng thành công diễn biến tâm lí nhân vật trong suốt chặng đường đi từ cuộc sống riêng 28 tư của từng thành viên nhỏ cho đến khi họ biết đến nhau ở mái nhà Vệ quốc đoàn. Song song với những chi tiết đó thấp thoáng hiện ra dòng sông Hương dịu dàng cùng với bầu trời Huế khi đầy mây đen dày đặc cũng có khi hửng hửng nắng chói chang như thể quê hương luôn luôn đồng hành cùng mỗi bước chân của các em vậy. Đó cũng chính là tình yêu quê hương, xứ sở dành cho những người con ưu tú như một lời khẳng định đất nước Việt Nam thuộc về người dân Việt Nam. 2.4 Tuổi thơ với khát vọng tự do Khát vọng và mơ ước của con người là nơi mà không một ai khác có thể chạm tay vào được. Khát vọng tự do là một khát vọng chân chính. Nó đại diện cho mong muốn của tất cả mọi người trong nhân loại mơ ước về một cuộc sống mà con người được làm chủ, được sống tự do tự tại, sống hạnh phúc ngay trên mảnh đất quê hương mình. Những đứa trẻ trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội cũng ít nhiều mang trong mình niềm hi vọng lớn lao về một ngày mai tươi sáng. Chính vì vậy, dù hoàn cảnh chiến đấu hay cuộc sống thường nhật khó khăn như thế nào đi chăng nữa thì niềm tin vào Cách mạng, vào sự hồi sinh của dân tộc vẫn không thay đổi. Dù cuộc chiến đấu khó khăn, gian khổ thì các đội viên Vệ quốc đoàn vẫn cất cao tiếng hát trong trẻo: “Đội Vệ quốc quân một lần ra đi Nào có mong chi đâu ngày trở về Ra đi, ra đi bảo tồn sông núi, Ra đi, ra đi thà chết không lui” Lời ca của các em cất lên như một khát vọng về tự do vang lên bầu trời xanh thẳm với niềm tin bất diệt rằng ngày mai mọi thứ sẽ tốt đẹp, tương lai sẽ rộng mở.Như để khẳng định niềm tin khát vọng sớm sẽ thành hiện thực, Phùng Quán đã tinh tế khi lồng ghép lời nói của người đội trưởng (người các chiến sĩ nhỏ luôn tin tưởng và kính trọng) trong lúc trò chuyện về suy nghĩ của các em về cuộc kháng chiến nhất định thành công. Khi đất nước thống nhất, một tương lai mở ra, tất cả các em sẽ được đi học, mẹ các em sẽ được chữa khỏi mọi bệnh tật, những ấp ủ trong các 29 em suốt bấy lâu nay sẽ trở thành hiện thực. Dù chẳng ai nói với ai, nhưng sâu thẳm trong tâm hồn, trong ý chí của các em luôn bừng sáng những ước mơ, khát vọng đó. Đặc biệt, nhân vật Quỳnh sơn chính là sự hiện thân của Phùng Quán được khắc họa rõ nét trong tác phẩm. Nếu như Phùng Quán suốt bao nhiêu năm vẫn chỉ viết về một đề tài “lỗi thời”” thì nhân vật Quỳnh sơn ca trong tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội đã dùng cả cuộc đời mình để soạn nên những bản nhạc vì con người, vì cuộc đời và sự nghiệp Cách mạng. Có những tác phẩm em đã hoàn thành trọn vẹn nhưng cũng có những dự định còn dang dở vì em đột ngột ra đi. Những bản nhạc của em ra đời chính khát vọng và trái tim của mình cùng với tài năng nghệ thuật thiên bẩm đã khiến mọi người không khỏi xúc động. “Sông Ô Lâu trắng đôi bờ tóc lau, Hát lời thề kháng chiến đến bạc đầu.” Câu hát ấy không chỉ thấm vào lòng người nghe mà còn có khả năng thấm nhuần vào hơi thở của sông núi quê hương. Quỳnh là đội viên độc nhất trong đội biết đọc các bản nhạc, biết chơi đàn măng-đô-lin, pi-a-nô. Em là con viên quan tuần phủ, sống trong ngôi biệt thự hai tầng đẹp nhất vùng Vĩ Dạ. Thay vì nghe theo lời cha sang nước ngoài du học để phát triển tài năng nghệ thuật, Quỳnh quyết định từ bỏ tất cả để đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Em tham gia Vệ quốc đoàn vì những bài hát cách mạng. Chính những bài hát Bao chiến sĩ anh hùng, Đoàn Vệ quốc quân một lần ra đi, Diệt phát xít, Đuốc gươm thiêng nung cho nước nhà, Mắng Việt gian,... đã chạm tới trái tim Quỳnh để em quyết định lớn lao của đời mình, thoát khỏi không gian chật hẹp trong gia đình để vươn đến bầu trời rộng lớn của Tổ quốc. Hình ảnh cậu bé nhún nhún thử mấy cái ba lô đã chắc chưa rồi bất ngờ vươn thẳng người lên, hơi đưa ngực về phía trước, cất cao giọng hát khiến người đọc ấn tượng “Bao chiến sĩ anh hùnggiọng em trong vắt, cao vút,vang ngân,Ôi, từ giọng hát đến dáng điệu của em lúc này sao giống hệt con chim sơn ca đang lao thẳng lên giữa bầu trời lồng lộng, chớm hồng, cất tiếng hót theo đà bay, để chào mừng những tia nắng đầu tiên.” [13; 74]. Khát vọng tự do không chỉ có sức ảnh hưởng đến một cá nhân mà là cả một tập thể. Vũ khí đánh giặc không đơn thuần chỉ là công cụ có sức gây sát thương lớn mà đôi khi nó còn là sức 30 mạnh tinh thần, tinh thần đoàn kết là sức mạnh quật ngã quân thù. Hình ảnh Quỳnh như “chú chim sơn ca lao thẳng lên bầu trời”thể hiện khát vọng lớn lao của một con người muốn chạm tay đến bầu trời tự do, tự tại. Tóm lại, những nhân vật trẻ thơ trong đội trinh sát của tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội, đặc biệt là nhân vật Quỳnh sơn ca đều gắn bó với vận mệnh của dân tộc khi tuổi đời còn rất trẻ. Các em đến với Cách mạng một cách rất tình cờ và cùng mang trong mình khát vọng về một ngày mai tươi sáng, khát vọng độc lập tự do đến cháy bỏng. Hình ảnh Quỳnh giống như chú chim sơn ca cất tiếng hót theo đà bay, để chào mừng những tia nắng đầu tiênnhư một dấu hiệu tin tưởng vào Cách mạng đang trên đà phát triển, độc lập, tự do sẽ thuộc về chúng ta. 2.5 Tuổi thơ anh hùng trong chiến đấu Nói đến Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán là chúng ta có thể nhớ ngay đến một thế hệ trẻ thơ trưởng thành cùng bom đạn, dùng tuổi thơ sống với không khí đấu tranh hào hùng của dân tộc. Dường như có một sợi dây vô hình nào đó đã gắn kết vận mệnh của các em cùng với vận mệnh của dân tộc. Cùng sống và chiến đấu với nhau khi ở độ tuổi hồn nhiên, trong sáng nên khi đọc những trang văn rất chân thật của Phùng Quán người đọc như thể có thể nhìn thấy được trọn vẹn bức tranh cuộc sống của nhân vật trẻ thơ trong cuốn tiểu thuyết này. Đó là những nhân vật có thật bước vào đời sống văn chương nên càng có sức thuyết phục lớn tác động đến lí trí và tâm hồn độc giả. Không hề mất đi nét ngây thơ, trong trẻo của tuổi thần tiên nhưng ý chí của các em lại bền bỉ và sắt đá hơn những bạn trẻ cùng thời khác. Cuộc đời các em có cả niềm vui, nỗi buồn và có cả sự hi sinh, đau thương, mất mát. Từ khi quyết định dấn thân vào con đường Cách mạng, các em đã biết bản thân phải gác lại công việc cá nhân, tập trung toàn tâm toàn ý vào sự nghiệp đấu tranh của dân tộc. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, các em thiếu niên trong đội Vệ quốc đoàn không những chỉ phải trải qua những ngày tháng sống khó khăn, thiếu thốn về vật chất mà các em còn phải đối mặt với sự gian khổ, khốc liệt. Thay vì trốn tránh, các chiến sĩ tí hon đã dũng cảm cùng nhau vượt qua những khó khăn đó. Chính vì vậy khi về thăm mẹ, Mừng không dám để mẹ thấy mặt em mà lẳng lặng nhìn từ phía sau và vội vã trở về đơn vị nhận nhiệm vụ. Quỳnh sẵn sàng bỏ cả tương lai 31 rộng mở phía trước để làm chú chim sơn ca hót líu lo trên bầu trời cách mạng. Nhiều đứa trẻ khác như Tư-dát, Hòa - đen, Vệ - to - đầu, Bồng da rắn, Lượmtìm mọi cách để bén duyên, nguyện gắn bó với cách mạng. Những bài tập khó như nhảy từ vị trí rất cao sống sông, cưỡi ngựa, làm liên lạc mật, đọc bản đồ, cũng không thể làm sờn đi ý chí sắt thép của các em. Trái lại, chúng học tập rất chăm chỉ để mong đợi hoàn thành nhiệm vụvìbên cạnh chúng luôn có sự khích lệ động viên rất lớn của những người chỉ huy,đã giúp các em xua tan đi mọi lo lắng, sợ hãi. Có thể kể đến chiến công đầu tiên của Mừng khi dẫn đầu trung đội cảm tử mang bom vô choảng nhà thằng Lơ - bơ - rít vào đúng tối ba mươi.Mặc dù đã từng trèo trộm vào nhà tên Lơ - bơ - rít rất nhiều lần để tìm lá thuốc cho mẹ nhưng đó là lần đầu tiên em giao nhiệm vụ nên tâm trạng bối rối, lo âu thấp thỏm. Bằng trí nhớ, sự thông minh và lòng yêu nước đã giúp em đi đúng hướng. Không chỉ dừng lại ở chiến công đó, Mừng còn có khả năng quan sát bản đồ rất tốt, cũng là người có công tìm ra vị trí đặt đài quan sát cho đội Thiếu nhi trinh sát tại chiến khu Hòa Mỹ. Có lẽ đơn vị Thiếu niên trinh sát chưa kịp chưa kịp tổ chức học tập về ý thức cảnh giác cách mạng nên Mừng đã phạm lỗi lớn và em đã phải trả giá bằng tính mạng cho sự cả tin của mình. Lợi dụng được sự cả tin, ngây thơ của Mừng, Kim đã lấy cắp được bản đồ quân sự. Mừng bị nghi ngờ quy kết là Việt gian mà không thể thanh minh được. Em từ một đứa trẻ trong sáng vô ngần trở thành thứ dơ bẩn trong mắt mọi người, trở thành nỗi xót xa thất vọng của mẹ trước khi nhắm mắt. Nhưng ngay cả khi bị nghi ngờ là Việt gian, Mừng vẫn quyết định nén lại nỗi đau, sự oan ức để tham gia vào trận chiến ác liệt. “Tất cả những cái đó, cùng một lúc, đã làm cho khí phách chiến sĩ lúc xung trận trong em bừng sống dậy, với tất cả sức mạnh tinh thần của nó. Nó chiếm lĩnh toàn bộ con người em, từ mỗi thớ thịt, mỗi nhịp tim” [13; 715-716]. Suốt cả quá trình chiến đấu dù bị thương, dù đang sống trong sự ngờ vực là Việt gian Mừng vẫn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ cuối cùng trong cuộc đời mình. Trước khi ra đi em chỉ kịp vang l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_nhan_vat_tre_tho_trong_tieu_thuyet_tuoi_tho_du_doi_cu.pdf
Tài liệu liên quan