Đề tài Nhập khẩu linh kiện lắp ráp xe gắn máy của công ty Quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất - Thực trạng và giải pháp

Lời mở đầu 1

 Chương I: Hoạt động nhập khẩu linh kiện xe gắn máy của doanh nghiệp kinh doanh xe gắn máy 3

I. Vai trò nhập khẩu Linh kiện trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh xe gắn máy 3

1. Linh kiện và vai trò của linh kiện trong hoạt động lắp ráp

xe gắn máy 3

2. Sự cần thiết phải nhập khẩu xe linh kiện xe gắn máy 4

II. Nội dung của hoạt động nhập khẩu linh kiện xe gắn máy 7

1. Nghiên cứu tiếp cận thị trường 7

2. Xây dựng phương án nhập khẩu 10

3. Tiến hành giao dịch và đàm phán kí kết hợp đồng nhập khẩu

linh kiện

4. Thực hiện hợp đồng nhập khẩu linh kiện xe gắn máy 15

5. Nhận hàng

6. Hoàn thành giấy tờ pháp lý của hàng hoá 16

7. Làm thủ tục thanh toán 17

III. Những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu linh kiện xe gắn máy của các doanh nghiệp Việt Nam 17

 

Chương II: Phân tích hoạt động nhập khẩu linh kiện lắp ráp xe gắn máy của Công ty Quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất 24

I. Khái quát về Công ty 24

1. Quá trình thành lập và phát triển của Công ty 24

2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty 26

3. Cơ cấu tổ chức của Công ty 27

 

doc73 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1188 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nhập khẩu linh kiện lắp ráp xe gắn máy của công ty Quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa giám đốc đối với tất cả các phòng, bộ phận trực thuộc. + Trang bị, Quản lý, theo dõi tình hình sử dụng cũng như sự biến động của công cụ lao động thuộc tài sản trong toàn đơn vị. + Quản lý công tác hành chính, văn thư lưu trữ. Tiếp nhận công văn đến, căn cứ theo tính chất các loại công văn trình giám đốc công ty duyệt rồi tiếp nhận lại sau khi đã có ý kiến giải quyết của giám đốc để phân phối cho các phòng nghiệp vụ đảm bảo chính xác và kịp thời nhanh chóng. Quản lý sử dụng con dấu của đơn vị. + Giải quyết cấp giấy giới thiệu, giấy đi đường cho cán bộ công nhân viên trong toàn đơn vị. + Sao lục các văn bản pháp quy của nhà nước có liên quan đến việc điều hành của công ty. + Tổ chức các cuộc họp hội thảo, hội nghị giải quyết các công tác đối nội và đối ngoại của cơ quan. + Xây dựng kế hoạch mua sắm, thanh lý, phân phối công cụ lao động cho các phòng, bộ phận trực thuộc. + Xây dựng kế hoạch chi phí văn phòng phẩm hàng tháng, tổ chức mua sắm phân phối cho các phòng bộ phận. + Quản lý công tác bảo vệ, giữ gìn an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ trong phạp vi trụ sở co quan. + Đặt mua các ấn phẩm, báo trí cho đơn vị. Đặt in lịch, bưu thiếp chúc mừng năm mới, sổ tay công tác của đơn vị hàng năm. + Quản lý việc sử dụng máy Fax, máy điện thoại, đảm bảo thông tin liên lạc của cơ quan được thông suốt. + Hướng dẫn khách đến cơ quan liên hệ công tác. +Xây dựng, soạn thoả và trình giám đốc công ty ký các công văn, giấy tờ liên quan đến hoạt động của phòng. + Được quyền đề xuất các biện pháp, các điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ được giao. + Thực hiện các công việc khác do giám đốc phân công. Phòng tài chính kế toán tổng hợp: - Ghi chép, tính toán phản ánh số liệu hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản vật tư và tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh và sử dụng kinh phí của đơn vị. - Xây dựng kế hoạch, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính, kỹ thuật thu nộp, thanh toán. Kiểm tra việc giữ gìn sử dụng các loại tài sản vật tư tiền vốn, kinh phí của đơn vị. Phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hành động tham ô, lãng phí, vi phạm chính sách chế độ, pháp luật kinh tế tài chính của nhà nước. - Cung cấp số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra hàng phân tích hoạt động kinh tế, tài chính phục vụ công tác lập và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch phục vụ công tác thống kê và thông tin kinh tế. - Lập báo cáo kế toán, thống kê theo quy định. - Đôn đốc kiểm tra và lập báo cáo về tình hinh thực hiện kế hoạch của đơn vị. - Thực hiện các công việc khác do giám đốc phân công. Khối các phòng trực tiếp kinh doanh: Phòng dự án: - Trực tiếp tham mưu cho giám đốc công ty trong việc nghiên cưu xây dựng các dự án sản xuất, đầu tư, chuyển giao công nghệ theo chiến lược phát triển của công ty. - Hoạch định mô hình quản lý và tham gia các dự án sau khi dự án được các bộ ngành phê duyệt. - Xây dựng các dự án đầu tư sản xuất, chuyển giao công nghệ theo chiến lược phát triển của đơn vị. - Quan hệ công tác với các cấp bộ ngành, cơ quan chủ quản để giải quyết các thủ tục cần thiết phê duyệt các dự án đầu tư. - Thực hiện các công việc liên quan đến đăng ký tỷ lệ nội địa hoá ở Bộ Công Nghiệp. - Thực hiện các công tác nghiệp vụ liên quan đến đăng kiểm xe máy. - Chuẩn bị hồ sơ thiết kế xe máy, đảm bảo các thủ tục pháp lý về sở hữu công nghiệp, bản quyền, liên quan đến việc sản xuất, kinh doanh xe găn máy. - Tìm hiểu, phân tích các đối tác kinh doanh trong và ngoài nước, tham mưu cho giám đốc quyết định chọn các đối tác kinh doanh và phương thức hợp tác với các đơn vị đó. - Lựa chọn, phân tích, dự thảo các hợp đồng hợp tác liên doanh, liên kết các văn bản, hồ sơ liên quan trình Giám đốc công ty quyết định. - Thực hiện các công việc khác mà giám đốc công ty phân công. Phòng xe máy( phòng kinh doanh): - Trực tiếp nhận mệnh lênh từ giám đốc công ty, từ đó xây dựng kế hoạch ngắn và dài hạn để triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ. - Thực hiện các nghiệp vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động kinh doanh như: soạn thảo, trình giám đốc ký hoặc được giám đốc uỷ quyền ký các hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước, các hợp đồng nhập khẩu. - Thực hiện các tác nghiệp liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, mua bán hàng hoá trong nước. - Lựa chọn, phân tích tình hình diễn biến trên thị trường trong và ngoài nước về các lĩnh vực kinh doanh liên quan đến nhiệm vụ mà giám đốc công ty giao, từ đó tham mưu cho giám đốc quyết định các đối sách phù hợp trong từng giai đoạn. - Tổ chức hệ thống bán hàng, đại lý, bảo hành, quản cáo tiếp thị sản phẩm của đơn vị. - Thực hiện các công việc khác do giám đốc phân công. Phòng vật tư thiết bị: - Trực tiếp tham mưu cho giám đốc công ty trong điều kiện cung ứng vật tư thiết bị cho các đơn vị trong và ngoài công ty. - Xây dựng kế hoạch ngắn và dài hạn về lĩnh vực kinh doanh cung ứng vật tư thiết bị. - Xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư linh kiện nội địa hoá phục vụ cho việc lắp đặt xe máy căn cứ theo kế hoạch nhập khẩu bộ linh kiện của phòng xe máy. - Tìm hiểu, tập hợp thông tin về nhu cầu sử dụng vật tư, thiết bị, xe máy phục vụ công tác thi công xây dựng của các đơn vị trong và ngoài công ty. - Tìm hiểu, tập hợp, phân tích các thông tin của đối tác, các doanh nghiệp sản xuất nước ngoài về nguồn cung cấp các loại vật tư, thiết bị, xe máy phục vụ công tác. - Tìm hiểu, tập hợp thông tin về các doanh nghiệp sản xuất linh kiện nội địa hoá xe máy và chi tiết động cơ Diesel - Bao cáo tham mưu lãnh đạo đơn vị quyết định lựa chọn các đối tác hợp tác kinh doanh trong và ngoaì nước về lĩnh vực cung ứng vật tư thiết bị. - Xây dựng, soạn thoả và trình giám đốc công ty ký các hợp đồng nhập khẩu vật tư thiết bị, các hợp đồng cung cấp cho các đơn vị trong nước. - Tổ chức mua, cung cấp vật tư, linh kiện sản xuất trong nước phục vụ cho hoạt động của các xưởng sản xuất, lắp ráp cơ khí của công ty. - Tổng hợp nhu cầu vật tư thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Lập quy trình chọn thầu cung cấp vật tư thiết bị. - Xây dựng, soạn thoả, và trình giám đốc công ty ký các công văn, giấy tờ liên quan đến việc kinh doanh cung ứng vật tư thiết bị. - Thực hiện các công việc khác do giám đốc phân công. Phòng xuất khẩu lao động: - Tìm hiểu, tập hợp, phân tích thông tin về tình hình xuất khẩu lao động của các đơn vị trong nước, các nguồn sử dụng lao động ở nước ngoài, từ đó báo cáo giám đốc công ty quyết định lựa chọn phương hướng kinh doanh trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. - Chủ động liên hệ tìm kiếm các nguồn sử dụng lao động ở nước ngoài. - Xây dựng, dự thảo hợp đồng cung cấp lao động cho người sử dụng lao động ở nước ngoài và hợp đồng lao động với người lao động trong nước đi lao động ở nước ngoài trình giám đốc công ty ký. - Thường xuyên cập nhật các văn bản, chính sách của nhà nước về xuất khẩu lao động, qua đó trình giám đốc công ty quyết định phương hướng kinh doanh phù hợp theo từng thời gian. - Xây dựng các phương án tuyển dụng, khám sức khoẻ, đào tạo nguồn lao động ở trong nước đưa đi lao động ở nước ngoài. - Chuẩn bị các thủ tục xuất nhập cảnh cần thiết cho người lao động. - Thực hiện công tác quản lý lao động ở nước ngoài. - Phối hợp phòng tài chính kế toán thu, chi các khoản chi phí liên quan đến việc đưa công dân Việt Nam đi lao động ở nước ngoài. - Xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn liên quan đến lĩnh vực xuất khẩu lao động. - Thực hiện các công việc khác do giám đốc phân công. Phòng tin học. - Xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về lĩnh vực tin học. - Đề xuất phương án thu nhập, tuyển dụng, phát triển cán bộ có trình độ, năng lực về tin học. - Xây dựng phát triển tin học nhằm phục vụ tốt nhất chiến lược kinh doanh của công ty. - Xây dựng định hướng phát triển tin học, có thể nhận các đơn hàng trong và ngoài nước về lập trình và tiến tới viết phần mềm về tin học. - Tìm hiểu, tập hợp, tập hợp những thông tin mới nhất về tình hình phát triển trong lĩnh vực tin học trên thế giới và trong nước để áp dụng vào phục vụ các mục đích kinh doanh của công ty. - Tham mưu cho giám đốc lập phương án, kế hoạch bố trí sử dụng trang thiết bị, nâng cấp trang thiết bị tin học của công ty để phục vụ tốt và có hiệu quả trong sự nghiệp phát triển kinh doanh của công ty. - Thực hiện các công việc khác do giám đốc phân công. Phòng kỹ thuật: - Xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về phát triển cải tiến kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ mới trong các hoạt động sản xuất lắp ráp của công ty. - Xây dựng, quản lý các hồ sơ, tài liệu kỹ thuật liên quan đến hoạt động sản xuất, lắp ráp cơ khí của công ty. - Nghiên cứu khảo sát và xây dựng, quản lý các hồ sơ tài liệu kỹ thuật về các dây chuyền máy móc, thiết bị, công nghệ sản xuất cơ khí của công ty. - Xây dựng và hoàn thiện công tác quản lý, giám sát chất lượng sản phẩm. - Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật của các loại hàng hoá, sản phẩm, chi tiết linh kiện cơ khí mà công ty đang sản xuất lắp ráp. - Thực hiện các công việc khác do giám đốc phân công. khối các chi nhánh văn phòng đại diện: Nhiệm vụ chính: Các văn phòng đại diện thường chú có nhiệm vụ tìm kiếm khai thác thông tin liện quan đến lĩnh vực hoạt động thương mại của công ty. Tham mưu cố vấn cho Giám Đốc quyết định lựa chọn những đối tác có thể hợp tác liên doanh. Chịu sự điều hành của giám đốc công ty và quản lý về nghiệp vụ của các phòng nghiệp vụ liên quan. Thường xuyên báo cáo với giám đốc công ty và các phòng nghiệp vụ về tình hình hoạt động của minh. Đại diện công ty phát triển quan hệ hợp tác tốt với các đối tác trên địa bàn mà công ty có hợp tác sản xuất kinh doanh. Quản lý tài sản công ty tại địa bàn. Tuân thủ các nội quy, quy định của pháp luật và các cơ quan quản lý liên quan của chính quyền địa phương, Hạch toán phụ thuộc vào công ty. Thực hiện các công việc khác do giám đốc công ty phân công. Các chi nhánh chính của công ty: Chi nhánh Trùng khánh Trung Quốc. Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Chi nhánh tại tỉnh Hà Tây. Khối các xưởng sản xuất: Những nhiệm vụ chung: Nhận nhiệm vụ do giám đốc công ty giao: tiếp nhận các bộ linh kiện tổ chức sản xuất lắp ráp vệ sinh công nghiệp, bảo vệ môi trường, đảm bảo chất lượng, an toàn lao động. Tham mưu cho giám đốc về tình hình thị trường giá cả, chất lượng sản phẩm, kiểu dáng sản phẩm. Quản lý tài sản công ty tại địa bàn. Chấp hành luật pháp của nhà nước, quy định của chính quyền địa phương sở tại, điều lệ tổ chức, hoạt động và các quy định khác của công ty. Chấp hành nghiêm chính các quy định về an ninh chật tự, an toàn lao động, an toàn phòng cháy chữa chay tại địa bàn. Chịu sự quản lý chỉ đạo về nghiệp vụ của các phòng thuộc công ty. Thường xuyên báo cáo theo định kỳ tại công ty (1 tuần một lần) mọi hoạt động của xưởng tại địa bàn. Thực hiện các nhiệm vụ khác mà giám đốc giao. Các xướng sản xuất chính của công ty: Các xưởng lắp ráp xe máy Xưởng lắp ráp động cơ xe máy như quỳnh Hừng Yên. Xưởng sản xuất 275 Nguyễn Trãi Hà Nội. Xưởng sản xuất, lắp ráp đồng hồ công tư mét, bộ dây điện 20 Hoàng Cầu Hà Nội. Xưởng sản xuất bộ đồ nhựa xe máy 275 Nguyễn Trãi Hà Nội. Xưởng cơ khi xe máy tại thành phố Hồ Chí Minh. 4. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất. Hoạt động kinh doanh của công ty. Đối với hoạt động sản xuất, lắp ráp xe máy: công ty đã thiết lập hệ thống tiêu thụ bán hàng, bảo dưỡng, bảo hành trên phạm vi toàn quốc. Chất lượng của dịch vụ bảo dưỡng, phục vụ người tiêu dùng liên tục được nâng cao. Chất lượng sản phẩm ngày càng tốt hơn với giá cả cạnh tranh, đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng. Các linh kiện phụ tùng xe máy do công ty đầu tư sản xuất với tổng mức đầu tư khoảng 12,5 triệu USD sẽ đạt tỷ lệ nội địa hoá khoảng 50% so với toàn xe. Công ty cũng đang thực hiện một số dự án đầu tư sản xuất sau: - Sản xuất động cơ xe máy: Công ty đã xây dựng dự án “đầu tư sản xuất động cơ xe mô tô hai bánh” với các chỉ tiêu: sản lượng 400000 sản phẩm/năm; Tổng vốn đầu tư 9534383VND; số lao động sử dụng 1000 người. Dự án này có sự tham gia hợp tác của các đối tác tham gia của các đối tác trong và ngoài nước gồm: Tập đoàn CHONGQUINH ZONGSHEN Trung Quốc, công ty YNJHUE Đài Loan, công ty 59-bộ quốc phòng, Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp. Sản phẩm động cơ của đơn vị sẽ được tăng dần tỷ lệ nội địa hoá qua các giai đoạn thực hiện dự án, cụ thể: Giai đoạn 1: 18% - giai đoạn này kéo dài 1 năm, 100% số sản phẩm sản xuất ra được sử dụng cho hoạt động sản xuất, lắp ráp xe mày của đơn vị. Giai đoạn 2: trên 40% - giai đoạn này kéo dài một năm, từ 50%-70% số sản phẩm được sử dụng tại đơn vị, phụ vụ nhu cầu thị trường từ 30%-50%. Giai đoạn 3: trên 60% - giai đoạn này kéo dài một năm, sử dụng tại đơn vị 40% số sản phẩm, phục vụ nhu cầu thị trường 60%. Với dự án này, không chỉ đáp ứng được nhu cầu về động cơ cho hoạt động sản xuất lắp ráp xe máy của đơn vị mà con đáp ứng nhu cầu của thị trường về sản phẩm động cơ xe máy. Dự án được Bộ trưởng bộ Giao Thông Vận Tải phê duyệt theo quyết định số 2266/QĐ-BGTVT ngay 13/7/2001 và đã được bộ kế hoạch và đầu tư cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư ( văn bản số 5755/BKH/ DN ngày 24/8/2001). Dự án này dự kiến sẽ được thực hiện vào cuối năm 2001. Hiện nay, các xưởng sản xuất khung xe máy, cụm đồng hồ công tư mét, cụm dây điện và đồ nhựa của công ty với tổng vốn đầu tư khoảng 3 triệu USD đã đi vào hoạt động. - Sản xuất khung xe máy: Sản lượng: 300.000 chiếc /năm. Các sản phẩm chính: khung xe dáng Đream, best. - Sản xuất cụm đồng hồ công tư mét và cum dây điệm . Sản lượng 200.000 bộ/ năm. Các sản phẩm chính: Cụm đồng hồ công tư mét và cụm dây điện dáng Dream, best. - Sản xuất đồ nhựa. Sản lượng 300.000 bộ/năm. Các sản phẩm chính: Bộ đồ nhựa xe dáng Đream, best. Các dự án đang triển khai: Thực hiện chủ trương đa ngành, đa nghề, đa dạng hoá sản phẩm, công ty đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng và thực hiện một số các dự án sau: - Dự án lắp ráp ô tô dạng CKD2: Tổng vốn đầu tư dự kiến 15 tỷ VND. Công suất dự kiến 2000 xe/năm. - Dự án sản xuất, lắp ráp máy tính Tổng vốn đầu tư dự kiến 24 tỷ VND Công suất dự kiến 12000 sản phẩm/tháng. - Dự án sản xuất phần mềm: Tổng vốn đầu tư dự kiến 15 tỷ VND. Vốn và khả năng huy động, sử dụng vốn của công ty. Công ty quan hệ quốc tế đầu tư sản xuất là một đơn vị nhà nước, trực thuộc Tổng công ty giao thông công trình 8 của Bộ giao thông vận tải. Vì vậy, một mặt công ty chịu sự quản lý về tổ chức, mặt khác được nhận vốn kinh doanh do nhà nước cấp và công ty có thể nhận được một lượng vốn nhất định từ ngân sách nhà nước khi cần thiết, đây có thể coi là nguồn vốn ban đầu bảo đảm cho công ty hoạt dộng. Công ty có trách nhiệm bảo toàn và phát triển số vốn này trong quá trình hoạt động kinh doanh. Vốn điều lệ của công ty ( tính tại thời điểm ngày 30/3/2001) là 5.700.000.000 VNĐ. Trong đó: - Vốn cố định là 3.340.000.000 VNĐ. -Vốn lưu động là 2.360.000.000 VNĐ. Số vốn này phần phần do nhà nước cấp một phần là do công ty tự trang trải. Ngoài ra khi cần Công ty có thể có khả năng vay từ các ngân hàng, các tổ chức tín dụng hoặc các cá nhân, hoặc cũng có thể là từ lãi để lại của Công ty để mở rộng và phát triển kinh doanh. Trong những năm hoạt động kinh doanh kể từ khi còn là Trung Tâm Quan Hệ Quốc Tế Và Đầu Tư công ty đã hoạt động kinh doanh có hiệu quả, số vốn của công ty đã không ngừng được tăng lên. Mối quan hệ kinh doanh của công ty. Trong vòng gần 7 năm qua Công ty đã có quan hệ với rất nhiều khách hàng trong và ngoài nước. Khách hàng trong nước của Công ty là các công ty khác, các cơ sở sản xuất và chế biến tập trung tại một số nơi như Lạng Sơn, Đắc Lắc, Quảng Ninh, Quảng Bình, Hải Dương, Thành phố Hồ Chí Minh... Với quan hệ bạn hàng trong nước, Công ty đã quan hệ với nhiều công ty trong ngành, các cơ sở cung ứng hàng xuất khẩu cũng như cung cấp một số linh kiện xe máy cho Công ty. Các đối tác nước ngoài của Công ty là các công ty, tập đoàn, chi nhánh của các của một số nước là Trung Quốc, Hồng Kông, Liên Bang Nga, Nhật, Đài Loan.... Công ty có quan hệ làm ăn với rất nhiều đơn vị và tổ chức sản xuất kinh doanh thương mại trong và ngoài nước. Hiện nay CIRI là thành viên của hiệp hội xe đạp, xe máy Việt Nam và là 1 trong hơn 40 đơn vị trong cả nước có dây chuyền lắp ráp xe gắn máy. Một số kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Bảng 1. doanh thu của công ty. Đơn vị: tỷ đồng 1999 2000 2001 Doanh thu của công ty trong các năm 83 1069 455 Tỷ lệ tăng giảm hàng năm (%) 1187.9 -57.44 Trong năm 1999, do mới được thành lập là trung tâm trực thuộc tổng công ty xây dựng công trình 8, nên quy mô kinh doanh còn hạn chế, doanh thu của công ty mới chỉ đạt mức 83 tỷ đồng. Nhưng cho đến năm 2000, đây là năm mà cơ hội cho công ty là rất lớn, lượng xe máy Trung Quốc được tiêu thụ mạnh trong thị trường nội địa, vì thế doanh thu của công ty năm 2000 đã tăng tới 1187,9% đạt 1069 tỷ VND. Đây là con số kỷ lục về kết quả kinh doanh trong 3 năm gần đây. Sang năm 2001, vì nhiều lý do như chính sách của nhà nước hạn chế nhập khẩu xe máy từ Trung Quốc, cũng như lượng tiêu thụ xe máy Trung Quốc tại Việt Nam đã phần nào báo hoà và chững lại. Doanh thu của công ty chỉ đạt ỏ mức 455 tỷ VND, giảm 57,44% so với năm 2000. Hy vọng trong năm 2002, với những chủng loại mặt hàng mới như thiết bị y tế, điện tử và máy công trình, doanh thu của công ty sẽ được cải thiện. - Lợi nhuận: Năm 1999, công ty chỉ thu được 230 triệu VND, nhưng đến năm 2000 lợi nhuận của công ty đã tăng lên đáng kể là 8,1 tỷ VND, tăng 3421,7%. Năm 2001 lại giảm xuống còn 4,5 tỷ VND nghĩa là giảm đi 49,4%. Bảng 2. Lợi nhuận của công ty. Đơn vị: tỷ đồng 1999 2000 2001 Lợi nhuận của công ty trong các năm 0.230 8.1 4.5 Tỷ lệ tăng (giảm) qua các năm (%) 3421.7 -49.4 Phân tích thực trạng hoạt động nhập khẩu linh kiện xe máy của công ty. Nghiệp vụ nhập khẩu linh kiện xe máy của công ty. Công ty CIRI tiến hành nhập khẩu linh kiện lắp ráp xe gắn máy theo nghiệp vụ sau: - Tìm hiểu thị trường. Thực tế hiện nay trong công việc kinh doanh thì việc nghiên cứu thị trường là một vấn đề rất quan trọng. Với Công ty CIRI thì hoạt động chính là nhập khẩu linh kiện xe máy và tiến hành lắp ráp do đó việc nghiên cứu thị trường và lên kế hoạch lắp ráp là cực kỳ quan trọng. Đầu tiên là việc nghiên cứu nhu cầu người dân về mặt hàng xe máy. Nhu cầu về đi lại của người Việt Nam trong những năm gần đây là rất lớn trong khi các phương tiện vận tải công cộng lại không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Nắm bắt được nhu cầu này Công ty tiến hành lên kế hoạch nhập khẩu linh kiện xe gắn máy dưới dạng linh kiện IKD về lắp ráp. Trước khi tiến hành nhập khẩu thì việc đầu tiên của Công ty là tìm hiểu thị trường cung cấp linh kiện linh kiện xe gắn máy. Sau một thời gian nghiên cứu các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc , Đài Loan.... .Hiện nay Công ty nhập linh kiện từ thị trường Trung Quốc là chủ yếu đó là những linh kiện được sản xuất bởi các Tập đoàn: CHONHQING ZONGSHEN MOTORCYCLE GROUP và CHONGQING LIFAN & HONGDO INDUSTRY IMP &EXP Co. LTD là các tập đoàn sản xuất linh kiện xe gắn máy lớn của khu công nghiệp Trùng Khánh - Trung Quốc. Họ cung cấp sản phẩm chất lượng tuy không cao như của Nhật Bản nhưng giá thành lại được chấp nhận. Trước đó Công ty tiến hành nghiên cứu, thu thập các thông tin, tìm ra mặt hàng để lựa chọn kinh doanh. Việc nghiên cứu thị trường của Công ty nhằm mục đích xác định nhu cầu và đòi hỏi của thị trường. Trước khi tìm kiếm đối tác cung cấp hàng nhập khẩu mà cụ thể ở đây là linh kiện xe máy IKD thì Công ty tiến hành tìm hiểu mọi thông số của sản phẩm về quy cách, chủng loại, thị hiếu, tập quán tiêu dùng. Về mặt thương phẩm thì Công ty tiến hành tìm hiểu giá trị, công dụng, đặc tính loại linh kiện xe Công ty định nhập. Công ty còn tiến hành nắm bắt, tìm hiểu các mức giá cho từng điều kiện mua bán, điều kiện giao hàng, tính tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu cũng như sơ bộ tính toán giá thành hàng nhập để từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng phương án kinh doanh. Ngoài ra Công ty còn tiến hành nghiên cứu biến động thị trường trong và ngoài nước, sự vận động của chu kỳ kinh doanh, tính thời vụ trong sản xuất lưu thông, cũng như các khả năng thương lượng để đạt được các điều kiện có lợi nhất. Nói tóm lại, nghiệp vụ đầu tiên và rất quan trọng là việc nghiên cứu thị trường để lên kế hoạch lắp ráp xe máy. Đặt hàng: Sau khi tiến hành nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch thì Công ty có được kế hoạch số lượng sản phẩm có thể tiêu thụ của mỗi loại xe gắn máy trong quý, trong tháng, trong năm khi hoàn thiện từ các linh kiện nhập về, và lúc này Công ty tiến hành đặt hàng trực tiếp với các bạn hàng. Trong đơn đặt hàng của mình Công ty luôn chú ý nêu rõ các yêu cầu về thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn mà các linh kiện đạt đến, giá cả, phương thức thanh toán hình thức thanh toán, thời gian giao hàng, số lượng v.v... Đàm phán - ký kết hợp đồng. Việc đàm phán và đi đến ký kết hợp đồng là rất quan trọng. Vì vậy Công ty thực hiện bước này theo một số công việc sau: Trước hết Công ty lập dự thảo hợp đồng. Với những đối tác lần đầu quan hệ thì thường là cả hai bên làm dự thảo hợp đồng và gửi cho nhau xem xét để sửa đổi và bổ sung. Trong bản hợp đồng bao giờ Công ty cũng đề cập đến điều khoản chủ yếu trong hợp đồng như: Tên của loại linh kiện xe gắn máy mà Công ty nhập khẩu, giá cả của loại linh kiện, phươmg thức thanh toán, số lượng, chất lượng. Việc đàm phán của Công ty cũng rất đa dạng. Công ty đàm phán với đối tác thông qua thư tín, điện thoại, fax với các nước ở xa. Hình thức này giúp cho Công ty tiết kiệm được chi phí đi lại nhưng lại phải chờ đợi, gần đây Công ty đã dần dần giao dịch thông qua điện thoại, mạng Internets. Với các nước ở gần như Trung Quốc, Công ty thường đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp tìm hiểu về hàng hóa cũng như thoả thuận các điều khoản trong dự thảo hợp đồng. Việc ký kết hợp đồng của Công ty được tiến hành dưới hình thức văn bản vì nó là hình thức được pháp luật công nhận. Nội dung và hình thức hợp đồng luôn tuân thủ theo pháp luật và được sự đồng ý thống nhất của cả hai bên. Trong hợp đồng Công ty luôn chú ý đến các điều khoản như: + Loại hàng hoá Công ty cần nhập khẩu cụ thể ở đây là loại linh kiện xe gắn máy nào Công ty cần nhập, để từ đó bên xuất khẩu có thể cung cấp đúng loại linh kiện mà Công ty yêu cầu. + Giá cả của linh kiện mà Công ty nhập Thực hiện hợp đồng: Sau khi ký hợp đồng Công ty thường tiến hành đặt cọc khoảng 20% giá trị hợp đồng để bảo đảm thực hiện hợp đồng (nếu như phía đối tác có yêu cầu). Cũng giống như tất cả các doanh nghiệp nhập khẩu khác Công ty chỉ nhận hàng sau khi thực hiện một số thủ tục sau: Khi hợp đồng yêu cầu thanh toán bằng L/C thì Công ty tiến hành mở L/C tại ngân hàng của mình theo yêu cầu của hợp đồng, thường thì Công ty ký quỹ với ngân hàng từ 30% - 60% giá trị hợp đồng. Nếu thanh toán bằng phươn thức chuyển tiền thì Công ty tiến hành chuyển tiền cho ngân hàng để ngân hàng chuyển cho người bán. Khi nhận được thông báo hàng đến, Công ty tiến hành nhận bộ chứng từ giao hàng ở ngân hàng và tiến hành kiểm tra nếu thấy đầy đủ và hợp lệ thì chuyển tiền cho ngân hàng và được ngân hàng ký xác nhận để đi lấy hàng. Các thủ tục Hải quan thường được Công ty trực tiếp đứng ra làm. Công ty tiến hành mở tờ khai Hải quan, khai báo đúng về các yêu cầu hải quan, mời cơ quan Hải quan đến làm việc... Bộ chứng từ cơ quan cần chuẩn bị gồm có hợp đồng nhập khẩu, tờ khai Hải quan, bảng kê khai chi tiết, hóa đơn, vận đơn, lệnh giao hàng, giấy chứng nhận xuất xứ, phiếu đóng gói v.v... Khi có thông báo về thuế Công ty phải xác nhận nộp thuế. Điều này nghĩa là Công ty đã hoàn thành thủ tục hải quan và việc nộp thuế sẽ được thực hiện trong 30 ngày tiếp. Tiến hành nhận hàng và kiểm tra hàng về số lượng và chất lượng đồng thời làm thủ tục thanh toán cho phía xuất khẩu. Tổ chức việc bán hàng . Đây là khâu quan trọng nhất của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa. Với mục tiêu là thu lợi nhuận thì Công ty cần phải tiến hành bán được nhiều hàng. Tuy nhiên với đặc thù kinh doanh xuất nhập khẩu của mình khi nhập linh kiện về Công ty tiến hành lắp ráp hoàn chỉnh và bán ra thị trường,. việc bán hàng của Công ty thực hiện theo các hình thức: Bán buôn: Công ty tiến hành bán với số lượng lớn cho các Công ty khác, các cửa hàng bán lẻ Bán lẻ: Là việc xe máy sau khi đã được lắp ráp xong thì được bán lẻ từng chiếc ở các cửa hàng của Công ty, để giúp bán hàng có hiệu quả Công ty tiến hành các hoạt động xúc tiến bán như thăm dò, tiếp cận khách, cung cấp các dịch vụ, hướng dẫn sử dụng v.v... Nói tóm lại để tiến hành kinh doanh nhập khẩu hàng hóa Công ty cần tiến hành các bước nghiệp vụ về nghiên cứu thị trường, đặt hàng, lựa chọn đối tác, đàm phán ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng và tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu. Thực trạng nhập khẩu linh kiện xe gắn máy của công ty. a. Kết quả hoạt động nhập khẩu và lắp ráp xe gắn máy của Công ty CIRI. Xe gắn máy là mặt hàng chủ lực của Công ty CIRI. Ngay từ khi mới thành lập việc kinh doanh nhập

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0502.doc
Tài liệu liên quan