MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 8
CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY SAO VIỆT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ NHẬP KHẨU LINH KIỆN MÁY TÍNH 10
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY SAO VIỆT 10
1.1.1. Giới thiệu chung 10
1.1.2. Lĩnh vực hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của công ty 12
1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY 16
1.2.1. Mô hình tổ chức hệ thống công ty 17
1.2.2. Phân bổ nguồn nhân lực và mối quan hệ giữa các phòng ban 17
1.3. MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TÁC VÀ KHÁCH HÀNG 24
1.3.1. Quan hệ quốc tế 24
1.3.2. Quan hệ trong nước 25
1.4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHUNG CỦA CÔNG TY 25
1.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU LINH KIỆN MÁY TÍNH CỦA CÔNG TY 27
1.5.1. Thuế nhập khẩu 27
1.5.2. Tỷ giá hối đoái 28
1.5.3. Luật pháp quốc tế 29
1.5.4. Môi trường kinh tế quốc dân 30
1.5.5. Biến động kinh tế trên thị trường thế giới 31
1.6. KINH NGHIỆM NHẬP KHẨU LINH KIỆN MÁY TÍNH CỦA MỘT SỐ CÔNG TY VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI CÔNG TY SAO VIỆT 35
1.6.1. Kinh nghiệm nhập khẩu linh kiện máy tính của các công ty 35
1.6.2. Bài học đối với Công ty Sao Việt 37
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU LINH KIỆN MÁY TÍNH TẠI CÔNG TY SAO VIỆT 39
2.1. CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHẬP KHẨU LINH KIỆN MÁY TÍNH Ở VIỆT NAM 39
2.1.1. Thuế nhập khẩu 39
2.1.2. Giấy phép nhập khẩu 39
2.1.3. Rào cản kỹ thuật 39
2.1.4. Biện pháp quản lý hành chính 41
2.1.5. Biện pháp dán tem hàng nhập khẩu 41
2.2. THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU LINH KIỆN MÁY TÍNH Ở CÔNG TY 42
2.2.1. Đặc điểm các mặt hàng linh kiện máy tính nhập khẩu chủ yếu 42
2.2.2. Kết quả hoạt động nhập khẩu linh kiện máy tính của công ty 43
2.2.3. Tỷ trọng nhập khẩu linh kiện máy tính của công ty 44
2.2.4. Thị trường nhập khẩu linh kiện máy tính chính của công ty 45
2.2.5. Các nghiệp vụ liên quan đến nhập khẩu của công ty 46
2.3. ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHỈ TIÊU TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 55
2.3.1. Tỷ suất doanh lợi nhập khẩu 55
2.3.2. Mức sinh lời của vốn 56
2.3.3. Tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu 57
2.3.4. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn 57
2.3.5. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 58
2.3.6. Doanh lợi doanh thu 59
2.3.7. Hệ số tổng lợi nhuận 59
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU LINH KIỆN MÁY TÍNH CỦA CÔNG TY 60
2.4.1. Thành công 60
2.4.2. Những khó khăn còn tồn tại 62
2.4.3. Nguyên nhân 66
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU LINH KIỆN MÁY TÍNH TẠI CÔNG TY SAO VIỆT 69
3.1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG LINH KIỆN MÁY TÍNH TRÊN THẾ GIỚI 69
3.1.1. Xu Hướng cung cấp nguồn hàng linh kiện máy tính của các nước 69
3.1.2. Xu hướng tiêu dùng mặt hàng linh kiện máy tính 70
3.2. DỰ BÁO GIÁ TRỊ HÀNG NHẬP CHO CÔNG TY 70
3.2.1. Mô hình dự báo 70
3.2.2. Kết quả dự báo 72
3.3. MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY ĐẾN NĂM 2015 73
3.3.1. Mục tiêu chung 73
3.3.2. Mục tiêu năm 2010 73
3.4. PHƯƠNG HƯỚNG 74
3.5. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU LINH KIỆN MÁY TÍNH TẠI CÔNG TY SAO VIỆT 75
3.5.1. Đối với công ty 75
3.5.2. Một số kiến nghị đối với nhà nước 80
KẾT LUẬN 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
PHỤ LỤC 96
104 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3213 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nhập khẩu linh kiện máy tính tại Công ty cổ phần thương mại và công nghệ Sao Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
au:
Bảng 2.1: Tỉ trọng nhập khẩu linh kiện máy tính chính của công ty
2007
2008
2009
TT
Mặt hàng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
(triệu đồng)
(%)
(triệu đồng)
(%)
(triệu đồng)
(%)
1
Màn hình LCD
561.4785
27
843.99
29
1007.08
30.5
2
Chip
644.6605
31
902.20
31
1056.61
32
3
Mainboard
415.91
20
596.61
20.5
709.91
21.5
4
Ram
311.9325
15
363.79
12.5
330.19
10
5
Hdd
103.9775
5
130.96
4.5
132.07
4
6
Khác
41.591
2
72.75
2.5
66.03
2
7
Tổng
2079.55
100
2910.32
100
3301.91
100
(Nguồn : Phòng kinh doanh công ty Sao Việt)
Qua bảng số liệu có thể thấy tỉ trọng linh kiện chip vẫn chiếm cao nhất luôn trên 30% tổng giá trị nhập khẩu, đứng thứ hai là màn hình LCD các loại, tỉ trọng cũng tăng đều qua các năm từ 27% (2007) lên 29%( 2008) và 30,5%( năm 2009) đây là do nhu cầu của thị trường trong nước ưa chuộng loại màn hình LCD này, do đó công ty đã tăng cường nhập khẩu thêm, tuy nhiên các mặt hàng khác lượng cầu cũng tăng, nhất là các loại chip core 2 duo, core duo…. Có tốc độ xử lý cao rất được khách hàng ưa chuộng, khiến cho tỉ trọng các mặt hàng khác tăng nhưng tăng ko nhiều do công ty phải phân bố cho các mặt hàng, linh kiện khác, để đảm bảo phù hợp với số lượng từng loại.
2.2.4. Thị trường nhập khẩu linh kiện máy tính chính của công ty
Trong những năm qua, nhập khẩu trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đóng một vai trò quan trọng. Những thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty, ngoài những thị trường truyền thống Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan công ty còn liên tục đẩy mạnh việc tìm kiếm thị trường nhập khẩu mới khác để có được những mặt hàng tốt nhât, đa dạng nhất nhằm đáp ứng, phục vụ nhu cầu của khách hàng trong nước
Bảng 2.2: Thị trường nhập khẩu linh kiện máy tính chính của công ty
STT
2007
2008
2009
Thị trường
Giá trị (triệu đồng)
TT
Giá trị (triệu đồng)
TT
Giá trị (triệu đồng)
TT
(%)
(%)
(%)
1
Trung Quốc
646.74
31.10
855.64
29.40
934.44
28.30
2
Nhật Bản
576.04
27.70
750.86
25.80
782.55
23.70
3
Đài Loan
505.33
24.30
727.58
25.00
756.14
22.90
4
Thị trường khác
351.44
16.90
576.24
19.80
828.78
25.10
5
Tổng cộng
2079.55
100.00
2910.33
100.00
3301.92
100.00
(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu Công ty Sao Việt)
Có thể thấy Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu chính của công ty, chiến 31.1%(2007) 29,4%(2008) 28,3%(2009), đứng thứ 2 là thị trường Nhật Bản 27,7%(2007) 25,8%(2008) 23,7%(2009). Tỉ trọng ở 2 thị trường này giảm dần qua các năm trong khi đó các thị trường khác thì tăng, cụ thể: 16,9%(2007) lên 19,8%(2008) và lên 25,1%(2009) điều này cho thấy công ty đang đa dạng hóa thị trường, nhằm đa dạng hóa sản phẩn, để khách hàng có sự lựa chọn tốt nhất cho mình.
Tuy nhiên Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan vẫn là 3 thị trường nhập khẩu chính của công ty. Vị trí địa lý của 2 quốc gia này khá gần với Việt Nam, đặc biệt là Trung Quốc giáp Việt Nam có đường biên giới dài, có nhiều cửa khẩu thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa, tiết kiện chi phí. Hơn nữa chất lượng ở 3 thị trường này cũng đạt tiêu chuẩn quốc tế về các mặt hàng mà công ty cần nhập, đáp ứng mọi yêu cầu của thị trường trong nước.
2.2.5. Các nghiệp vụ liên quan đến nhập khẩu của công ty
2.2.5.1. Nghiên cứu thị trường
Để đáp ứng nhu cầu thị trường khách hàng trong nước, công ty liên tục có các chiến lược tìm kiếm các mặt hàng sao cho thoả mãn tối ưu nhất đến lượng khách hàng trong nước. Phạm vi nghiên cứu thị trường nhập khẩu của công ty khá rộng lớn, từ các nước lân cận như Trung Quốc, Malaysia, Nhật Bản,.. cho đến Châu Âu như Anh, Pháp,… rồi sang Châu Mỹ tìm kiếm nghiên cứu thị trường Mỹ,…Với thị trường nghiên cứu rộng lớn như thế nên công ty có được nhiều các đơn chào hàng lớn và có các mặt hàng mà công ty cần đến. Việc nghiên cứu thị trường giúp công ty có nhiều sự lựa chọn nguồn hàng cung cấp cho minh, xong nếu nghiên cứu tràn lan thì sẽ mất nhiều chi phí.
2.2.5.2. Chọn đối tác
Việc nghiên cứu thị trường rộng lớn như trên giúp Sao Việt có nhiều nguồn hàng khác nhau, thường mỗi mặt hàng của mỗi một quốc gia có đặc điểm và lợi thế riêng do vậy công ty thường hay dựa vào đặc tính tiên tiến của sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam để chọn mua và chọn đối tác phù hợp. Ngoài ra, cũng còn dựa vào các điều kiện tác động ngoại cảnh khác như tính chất ưu đãi thuế quan cho mặt hàng ở mỗi quốc gia, điều kiện phương tiện vận tải, điều kiện địa lý,… để công ty chọn lựa đối tác sao cho vừa có hàng cần mua, vừa giảm được các chi phí một cách tối ưu nhất. Trong những năm gần đây các mặt hàng của các nước cũng không khác nhau nhiều vì linh kiện máy tính là loại hàng hóa đã được chuẩn hóa quốc tế, nên công ty thường nhập khẩu ở các nước lân cận với khoảng cách địa lý không xa như Trung Quốc, Malaysia, Nhật Bản,… Mỗi sản phẩm của mỗi quốc gia có đặc tính riêng biệt, do vậy để đáp ứng đầy đủ nhu cầu khách hàng trong nước, công ty cũng đã chọn các đối tác ở thị trường lớn như Đức, Mỹ,..để giao dịch ký kết hợp đồng mua bán.
2.2.5.3. Đàm phán ký kết hợp đồng
Công tác đàm phán ký kết hợp đồng là khâu quyết định hợp tác với các đối tác và có thể mua bán hàng hoá sau khi các bên đã có thời gian tìm hiểu và “khoanh vùng” lựa chọn. Hiện nay với công nghệ thông tin hiện đại, việc đàm phán hợp đồng của công ty Sao Việt thường qua thư từ kết hợp với điện tín là chủ yếu. Với phương pháp giao dịch đàm phán này, Sao Việt đã tiết kiệm được chi phí, và thời gian. Trong trường hợp, công ty chưa hiểu rõ về sản phẩm chuẩn bị nhập thì công ty cử người đại diện tới gặp trực tiếp bên đối tác để tìm hiểu, ngoài ra công ty có thể lấy các Catologue hoặc các băng hình hướng dẫn sử dụng trực tiếp từ đối tác. Phương pháp đàm phán giao dịch này cũng cho kết quả nhanh chóng, và tiện ích, xong đối với những đối tác thân tin, thì đôi khi cũng không thể áp dụng hình thức này, vì nó có hạn chế là không hiểu rõ được đối tác. Do đó công ty cũng sử dụng phương pháp đàm phán truyền thống.
2.2.5.4. Thực hiện hợp đồng
Xin giấy phép nhập khẩu
Đối với các mặt hàng như các thiết bị linh kiện điện tử, thiết bị viễn thông,…. Các mặt hàng này không nằm trong danh mục hàng hoá phải xin giấy phép nhập khẩu nên sau khi ký kết hợp đồng nhập khẩu với đối tác, công ty có thể làm các thủ tục mở L/C luôn để tiến hành các bước khác tiếp theo
Mở L/C
Đối với công tác mở L/C, phòng xuất nhập khẩu có nhiệm vụ làm đơn xin mở L/C gửi ngân hàng, phòng Tài vụ căn cứ vào vào kế hoạch mở L/C để huy động vốn mở L/C như đã quy định trong hợp đồng.
Công ty thường mở L/C tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, trong một số ít trường hợp theo yêu cầu của đối tác thì công ty mở L/C tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (EXIMBANK). Nội dung xin mở L/C phải đầy đủ các nội dung chính theo quy định như tên ngân hàng thông báo, loại L/C (số, ngày phát hành, thời hạn hiệu lực), tên và địa chỉ người được thụ hưởng, tên và địa chỉ người mở L/C (SAOVIET TRADING AND TECHNOLOGY JOINT STOCK COMPANY; Add: 48/169 Tay Son-Dong Da - Ha Noi), mặt hàng, số tiền thanh toán,… và phải đúng với các điều khoản khác trong hợp đồng.
Làm thủ tục hải quan
Theo quy định của luật hải quan, hàng nhập khẩu từ nước ngoài về, để nhận được hàng, cần phải theo quy trình làm thủ tục hải quan:
Khai và nộp tờ hải quan
Xuất trình hàng hoá để kiểm hoá hàng hoá nhập khẩu
Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính.
Khi hàng từ nước ngoài về đến Cảng Hải Phòng, sân bay Nội Bài thì các đại lý sẽ gọi điện và gửi giấy thông báo nhận hàng cho công ty. Nếu hàng về Cảng Hải Phòng thì công ty sẽ cử nhân viên trực tiếp đến đó làm thủ tục hải quan để nhận hàng về đôi khi công ty cũng nhờ các công ty vận chuyển làm luôn thủ tục hải quan cho. Nếu hàng về sân bay Nội Bài thì công ty sẽ gọi điện cho đại lý và làm giấy tờ chuyển hàng về hải quan Gia Lâm rồi cho nhân viên phòng kinh doanh xuất nhập khẩu sang làm thủ tục hải quan để nhận hàng.
Nhận và kiểm tra hàng nhập khẩu
Sau khi làm thủ tục hải quan, hàng hoá sẽ được bàn giao cho công ty và công ty chịu trách nhiệm chuyên chở hàng về kho của mình. Theo quy định của công ty, thì chậm nhất 5 ngày trước khi tàu chở hàng đến cảng, phòng xuất nhập khẩu phải hoàn tất các thủ tục, giấy tờ có liên quan đến việc nhận hàng và cung cấp cho đại diện cho công ty (nếu hàng được chở vào sân bay Nội Bài). Khi chi nhánh nhận được các giấy tờ phải kiểm tra lại để phát hiện những thiếu xót cần bổ sung. Phòng xuất nhập khẩu có nhiệm vụ liên hệ với các cơ quan chức năng của cảng nơi tàu (sân bay) đến để hỗ trợ, sắp xếp phương tiện bốc dỡ hàng cho các đại diện. Mọi thủ tục phải hoàn tất chậm nhất là 3 ngày kể từ ngày lô hàng được bốc dỡ xuống cảng và trước khi tàu sẵn sàng làm hàng đối với hàng giao.
Khi nhận hàng, trước tiên công ty phải kiểm tra niêm phong kẹp chì trước khi dỡ hàng. Nếu hàng có tổn thất hoặc hàng hoá xếp không đúng với vị trí như trong vận đơn quy định, công ty phải mời cơ quan giám định lập biên bản giám định. Theo hợp đồng, cơ quan giám định tại Việt Nam là Vinacontrol. Trong trường hợp hàng bị đổ vỡ, thiếu hụt phải làm biên bản giám định đổ vỡ, thiếu hụt. Sau khi giám định, Vinacontrol cung cấp chứng thư giám định và hoá đơn cho công ty. Đồng thời, công ty cũng phải thông báo thiệt hại này cho bên cơ quan bảo hiểm.
Do các đối tác của công ty là những đối tác lâu năm, có quan hệ tương đối tốt, nên hàng hoá rất it khi bị thiếu hụt, hư hỏng,… nên việc kiểm tra hàng hoá cũng rất nhanh chóng.
Làm thủ tục thanh toán
* Đối với thanh toán bằng hình thức chuyển tiền TT:
Hợp đồng thanh toán bằng điện chuyển tiền thông qua tài khoản số 211.10.00.012443.9 tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam. Chi phí chuyển tiền do người được thụ hưởng chịu.
Bộ hồ sơ yêu cầu ngân hàng chuyển tiền gồm:
Lệnh chuyển tiền (theo mẫu Ngân hàng ngoại thương)
Hợp đồng nhập khẩu hàng hoá
Giấy phép nhập khẩu (đối với hàng hoá cần giấy phép)
Tờ khai hải quan (bản gốc)
Hoá đơn
Các giấy tờ khác có liên quan
* Đối với thanh toán bằng L/C:
Nhà xuất khẩu phải có nhiệm vụ xuất trình bộ chứng từ theo đúng yêu cầu của L/C, thông qua Ngân hàng thông báo xuất trình bộ chứng từ cho Ngân hàng ngoại thương Việt Nam xin thanh toán ngay sau khi giao hàng xong. Bộ chứng từ này bao gồm:
Hoá đơn thương mại: 02 bản
2/3 số vận đơn gốc hoặc chứng từ vận tải
Giấy chứng nhận phẩm chất: 02 bản gốc
Giấy chứng nhận xuất xứ: 01 bản gốc + 01 bản sao
Phiếu kê khai đóng gói: 02 bản gốc
Giấy chứng nhận bảo hiểm
Giấy chứng nhận của hãng chuyển phát nhanh DHL rằng trong vòng 5 ngày
Sau khi giao hàng, bộ chứng từ gốc đã được gửi cho người nhập khẩu.
Ngân hàng ngoại thương có nhiệm vụ kiểm tra bộ chứng từ, nếu bộ chứng từ phù hợp thì Ngân hàng ngoại thương Việt Nam chấp nhận trả tiền. Nếu bộ chứng từ không phù hợp với các điều khoản trong hợp đồng hoặc một số giấy tờ có liên quan thì Ngân hàng ngoại thương thông báo cho công ty để công ty xem xét xem có chấp nhận thanh toán hay không để Ngân hàng có thể chấp nhận thanh toán với nhà xuất khẩu
2.2.5.5. Kết quả thực hiện hợp đồng nhập khẩu
Là công ty chuyên nhập khẩu linh kiện máy tính do đó việc hợp đồng được kí kết là rất quan trọng, đảm bảo cho nguồn hàng được ổn đinh, bảng sau cho chúng ta thấy được hiệu quả của việc đàm phán, thông qua số hợp đồng được kí kết:
Bảng 2.3: Kết quả thực hiện hợp đồng nhập khẩu linh kiện máy tính
STT
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Số HĐ
TT(%)
Số HĐ
TT(%)
Số HĐ
TT(%)
1
Hợp đồng đã ký kết
11
100
16
100
17
100
2
Hợp đồng đã thực hiện
11
100
16
100
17
100
3
Hợp đồng đã thực hiện có sai sót
2
18.2
2
12.5
1
5.8
(Nguồn : Phòng xuất nhập khẩu công ty Sao Việt)
Tốc độ tăng số hợp đồng kí kết và thực hiện năm 2009 tăng chậm hơn so với năm 2008 là do cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009 đã ảnh hưởng đến các đối tác của công ty.
Số hợp đồng thực hiện có sai sót giảm nhiều, vì trình độ nghiệp vụ của các nhân viên ngày càng được nâng cao, từ 18.2% năm 2007 giảm xuống 12.5% năm 2008 và chỉ còn 5.8% năm 2009. Các sai sót này chủ yếu nằm ở khâu làm thủ tục hải quan, kê khai hàng hóa.
2.2.5.6. Thực trạng tiêu thụ linh kiện máy tính nhập khẩu trong nước
Kết quả tiêu thụ nhập khẩu
Hàng hóa nhập về cần có thị trường tiêu thụ để nhằm thu hồi vốn, tiếp tục xoay vòng đồng vốn, bảng kết quả tiêu thụ hàng nhập khẩu linh kiện máy tính sau sẽ cho ta thấy rõ hơn.
Bảng 2.4: Kết quả tiêu thụ hàng nhập khẩu, không gồm doanh thu dịch vụ
Đơn vị triệu đồng
Năm
2007
2008
2009
Chỉ tiêu
1. Tổng doanh thu bán hàng
4007.51
5410.4
5561.1
2. Giá vốn hàng bán (hàng nhập đã có thuế)
2245.91
3143.2
3434
3. Chi phí
1414.1
1559.7
1720.8
4.Lợi nhuận trước thuế
347.5
707.5
406.25
Lợi nhuận sau thuế
278
566
325
(Nguồn : Phòng kế́ toán công ty Sao Việt)
Doanh thu hàng bán trong 3 năm gần đây liên tục tăng, năm 2008 là năm công ty mở rộng quy mô lớn trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu, do vậy trong năm này doanh thu tăng lên khá lớn với 5410.4 triệu đồng, tăng 1402.8 triệu đồng tương ứng tăng 35% so với năm 2007. Năm 2009, tổng doanh thu lên 5561.1 triệu đồng, tức là tăng 150.3 triệu đồng, tương ứng tăng 2.8% Mặc dù không tăng nhiều như năm 2008 so với năm 2007, nhưng với mức tăng 2.8% cũng là mức tăng tốt đối với hoạt động kinh doanh nhập khẩu của một công ty.
Lợi nhuận sau thuế, năm 2008 đạt 566 triệu đồng, tăng 288 triệu đồng, tương ứng tăng 103.6% so với năm 2007. Năm 2009, lợi nhuận sau thuế giảm 241 triệu đồng, tương ứng giảm 42,5%.
Năm 2008, do trong năm này công ty mở rộng quy mô về hoạt động kinh doanh nhập khẩu khá lớn nên giá vốn hàng bán cũng tăng lên rất nhiều, lên 3143.2 triệu đồng, tương ứng tăng 40% so với năm 2007. Năm 2009, giá vốn hàng bán tăng 3434 triệu đồng, tương ứng tăng 9.2% so với năm 2008. Đặc biệt năm 2009, chi phí cho bán hàng và các chi phí khác tăng 1720.8 triệu đồng, tương đương với 10,3%. Điều này thể hiện rõ, năm 2009, do nền kinh tế thế giới khủng hoảng trầm trọng và nó đã tác động mạnh đến nền kinh tế Việt Nam, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty rất lớn, dẫn đến cho công tác nhập hàng và bán hàng của công ty trở nên khó khăn hơn. Do vậy, chi phí trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu trong năm đã tăng lên đáng kể so với các năm trước, dẫn đến lợi nhuận bị giảm sút nhiều.
Kênh phân phối hàng nhập khẩu
Trong những năm qua, nhu cầu về các mặt hàng do công ty nhập về ở trong nước liên tục được tăng cao, đặc biệt thị trường tại trụ sở chính Hà Nội, đây là thị trường rất rộng lớn, đời sống dân cư cao nên có thể coi là thị trường đầy tiềm năng của công ty. Do vậy, trong 3 năm gần đây, tại đây có lượng tiêu thụ hàng hoá cao nhất trong các địa điểm tiêu thụ hàng của công ty.
Tiếp theo là thị trường tại Hải Phòng, là nơi nhập hàng về do đó tại thị trường này lượng hàng tiêu thụ cũng khá cao chiếm 27,8% tổng số lượng hàng nhập về. Bên cạnh đó công ty còn có các đại lý đại diện ở nhiều tỉnh thành miền Bắc, hàng hóa được vận chuyển về các đại lý này và được phân phối tới người tiêu dùng như: đại lý tại thành phố Thái Bình, Nam định, Hà Nam, Thái Nguyên, Bắc Ninh….
Năm 2009 hàng nhập trong năm này tồn nhiều là do ảnh hưởng rất lớn từ yếu tố khách quan là khủng hoảng kinh tế thế giới và sự biến động lớn nền kinh tế trong nước.
Chính sách giá
Đối với các mặt hàng khác như linh kiện điện tử, thiết bị viễn thông … công ty áp dụng chính sách giá linh hoạt tuỳ vào đối tượng khách hàng, tuỳ vào chu kỳ sống của sản phẩm trên thị trường. Đối với khách hàng truyền thống lâu năm, những khách hàng mua với lượng hàng hoá lớn thì công ty áp dụng giá bán buôn (giá thấp), đối với những khách hàng mua với lượng hàng ít thì công ty có thể áp dụng giá bán lẻ (giá cao). Định giá cho sản phẩm cũng còn tuỳ vào chu kỳ sống của sản phẩm trên thị trường, nếu sản phẩm còn mới trên thị trường, công ty có thể áp dụng giá “hớt váng” - tức là với giá tương đối cao nhằm thu lợi nhuận lớn; nếu sản phẩm đang ở giai đoạn bão hoà hoặc đang dần suy thoái của chu kỳ sống trên thị trường thì công ty ap dụng giá thấp nhằm tiêu thụ hết được sản phẩm , thay thế sản phẩm mới để kinh doanh.
Quảng cáo khuyến mại
Quảng cáo, khuyến mại là các hoạt động của xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp.
Đối với các mặt hàng linh kiện điện tử, thiết bị viễn thông,… công ty thường áp dụng phương thức quảng cáo sản phẩm hàng hoá trên mạng Internet, các catalogue,tổ chức các buổi giới thiệu sản phẩm, các chương trình giảm giá nhằm thu hút khách hàng… Về khuyến mại, công ty áp dụng khuyến mại các hoạt động dịch vụ kèm theo như là dịch vụ lắp đặt sản phẩm tận nơi cho người sử dụng, dịch vụ bảo dưỡng sản phẩm,…
Khách hàng tiêu thụ sản phẩm
Các mặt hàng linh kiện điện tử, thiết bị viễn thông,…đối tượng tiêu thụ được bán cho tất cả các tổ chức, cơ quan, đoàn thể cá nhân nào có nhu cầu.
Do công ty có trụ sở và chi nhánh ở khắp miền Bắc, nên khách hàng tiêu thụ sản phẩm của công ty khá lớn, thuận lợi cho việc kinh doanh hàng nhập khẩu của công ty. Nhất là các tỉnh thành trên đường vận chuyển hàng hóa đi qua: Thái Bình, Nam Định, Hải Dương…
Hoạt động hỗ trợ sau bán hàng
Với lực lượng kỹ thuật viên chuyên nghiệp, đào tạo chính quy, với năng lực kỹ thuật và khả năng cơ động cao cùng với lực lượng cộng tác viên kỹ thuật kinh nghiệm, Sao Việt hoàn toàn có khả năng bảo hành thiết bị tại chỗ, giải quyết nhanh chóng nhất những sự cố của hầu hết các thiết bị đã được Sao Việt phân phối trên thị trường. Tiêu chuẩn bảo hành thiết bị của công ty (xem phụ luc 3)
Các sản phẩm do Công ty Sao Việt cung cấp đều có công ty hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam và có quan hệ chặt chẽ với hãng của mình. Các văn phòng đại diện tại cũng như hệ thống hỗ trợ kỹ thuật của các Công ty đa quốc gia sẽ có những hỗ trợ tốt nhất cho các sản phẩm do Công ty Sao Việt cung cấp. Văn phòng đại diện sẽ đảm bảo việc cung cấp các tài liệu kỹ thuật, tư vấn hỗ trợ khách hàng, đảm bảo đầy đủ linh kiện cho Trung tâm bảo hành của Công ty Sao Việt.
Những đại lý của Công ty Sao Việt đều có khả năng hỗ trợ hoàn hảo cho khách hàng về các máy do Công ty cung cấp. Các vấn đề hệ thống đều được giải quyết một cách nhanh chóng.
2.3. ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHỈ TIÊU TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
2.3.1. Tỷ suất doanh lợi nhập khẩu
Doanh thu thuần
Tỷ suất doanh lợi nhập khẩu =
Tổng chi phí
Bảng 2.5: Tỷ suất doanh lợi nhập khẩu
Năm
Doanh thu thuần
( triệu đồng)
Tổng chi phí
( triệu đồng)
Tỷ suất doanh
lợi nhập khẩu
2007
4007.51
3660.01
1.09
2008
5410.4
4702.58
1.15
2009
5561.1
5154.83
1.08
( Nguồn: Phòng tài chính tổng hợp công ty Sao Việt)
Qua số liệu trên cho thấy hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh của công ty tăng giảm không đều, đây không phải là điều tốt cho công ty, vì nó cho biết doanh nghiệp sử dụng chi phí như thế nào, có hiệu quả hay ko: Ví như công ty cổ phần thương mại và công nghệ sao việt, tỉ suốt doanh lợi năm 2007 là 1.09 tức là 1 đồng chi phí bỏ ra thì thu được 1.09 đồng lợi nhuận, con số này năm 2009 là 1.08 cho thấy 1 đồng chi phí bây giờ đã sinh ra được 1.08 đồng lợi nhuận. Đây cũng là con số chấp nhận được, vì chúng ta biết rằng năm 2008-2009 xảy ra cuộc khủng hoảng dó đó chi phí lẽ ra phải cao hơn, mặc dầu đã thực hiện những biện pháp thắt chặt chi tiêu công, giảm thiểu chi phí khác đã làm cho, chỉ số tỷ suất doanh lợi giảm ở mức thấp nhất có thể.
2.3.2. Mức sinh lời của vốn
Chỉ tiêu này cho biết mỗi một đồng vốn sinh ra bao nhiêu đồng doanh thu. Dựa vào chỉ tiêu này biết được sử dụng vốn vào kinh doanh có hiệu quả hay không, nếu như hiệu suất vốn kinh doanh cao (một đồng vốn đem lại nhiều đồng doanh thu) thì hiệu quả sử dụng vốn cao và khi đó kết quả hoạt động kinh doanh cũng cao, ngược lại hiệu quả sử dụng vốn thấp thì kết quả hoạt động kinh doanh thấp.
Doanh thu thuần
Hiệu suất vốn kinh doanh =
Vốn kinh doanh
Bảng 2.6: Mức sinh lời của vốn
Năm
Doanh thu thuần
(triệu đồng)
Vốn kinh doanh
( triệu đồng)
Hiệu suất vốn
kinh doanh
2007
4007.51
2079.55
1.93
2008
5410.4
2910.33
1.86
2009
5561.1
3301.9
1.68
( Nguồn: Phòng tài chính tổng hợp Công ty Sao Việt)
Qua bảng trên có thể thấy hiệu suất vốn kinh doanh của công ty giảm dần qua các năm từ 1.93 năm 2007 xuống 1.86 năm 2008 và 1.68 năm 2009, như vậy cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty Sao Việt đang giảm sút. Việc sử dụng vốn kém hiệu quả trong giai đoạn này có thể là do cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009 làm ảnh hưởng đến công ty.
2.3.3. Tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu
Chỉ tiêu này cho biết số lượng nội tệ mà soanh nghiệp thu được khi bỏ ra một đồng ngoại tệ. Nếu tỷ suất ngoại tệ > tỷ giá hối đoái thì việc sử dụng ngoại tệ vào hoạt động kinh doanh là có hiệu quả.
∑ Doanh thu bán hàng nhập khẩu tính bằng nội tệ
Tỷ suất ngoại tệ =
∑ Doanh thu bán hàng tính bằng ngoại tệ
Bảng 2.7: Tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu
Năm
Doanh thu thuần
( triệu đồng)
Tỷ giá USD/VND
bình quân
Tỷ suất ngoại tệ
2007
4007.51
16106.45
17635.68
2008
5410.4
16475
18953.51
2009
5561.1
18500
19957.98
( Nguồn: Phòng tài chính tổng hợp Công ty Sao Việt)
Có thể thấy rằng tỉ suất ngoại tệ luôn lớn hơn tỉ giá USD/VND có nghĩa là công ty sử dụng ngoại tệ vào kinh doanh là có hiệu quả, không bị lỗ.
Giả sử nếu năm 2007 tỉ suất ngoại tệ là 15000 chẳng hạn thì mỗi 1 USD công ty mang đi đầu tư thì đã bị lỗ hơn 1000 VND
2.3.4. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn
Lợi nhuận trước thuế bán hàng nhập khẩu
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn =
Vốn bình quân của năm
Bảng 2.8: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn
Năm
Lợi nhuận trước
thuế (triệu đồng)
Vốn kinh doanh
( triệu đồng)
Tỷ suất lợi nhận
trên vốn
2007
347.5
2079.55
0.15
2008
707.5
2910.33
0.23
2009
406.25
3301.9
0.12
( Nguồn: Phòng tài chính tổng hợp Công ty Sao Việt)
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn phản ảnh: một đồng vốn bỏ ra trong năm sinh lời được bao nhiêu đồng lợi nhuận?
Với số liệu tổng hợp như trên năm 2007, 1 đồng vốn bỏ ra thì thu được 0.15 đồng lợi nhuận. Tỉ suất lợi nhuận năm 2008 là cao nhất tới 0.23, là năm mở rộng hoạt động kinh doanh, đồng thời tìm được nguồn hàng giá hợp lý là hai nhân tố chính góp phần làm tăng tỉ suất lợi nhuận trên vốn. Trong khi năm 2009 khủng hoảng tài chính làm giảm chỉ số này xuống còn 0.12 thấp hơn năm 2007. Đây cũng là điều dễ hiểu, bởi trong hoàn cảnh khó khăn như vậy không để bị thua lỗ đã là một thành công.
2.3.5. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phản ảnh: kết quả tiêu thụ được một đồng doanh thu thì được bao nhiều đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận trước thuế
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =
∑ Doanh thu bán hàng
Bảng 2.9: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Năm
Lợi nhuận trước
thuế (triệu đồng)
Doanh thu thuần
( triệu đồng)
Tỷ suất lợi nhận
trên doanh thu
2007
347.5
4007.51
0.09
2008
707.5
5410.4
0.13
2009
406.25
5561.1
0.07
( Nguồn: Phòng tài chính tổng hợp Công ty Sao Việt)
Theo kết quả tính toán ở trên thì năm 2008, 1 đồng doanh thu sẽ tạo được 0.13 đồng lợi nhuận, cao nhất trong 3 năm nghiên cứu. Năm 2009 là 0.07, chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng tài chính thế giới
2.3.6. Doanh lợi doanh thu
Hệ số lợi nhuận ròng phản ánh khoản thu nhập ròng (thu nhập sau thuế) của một công ty so với doanh thu của nó. Hệ số này càng cao thì càng tốt vì nó phản ánh hiệu quả hoạt động của công ty.
Lợi nhuận ròng
Doanh lợi doanh thu =
Doanh thu thuần
Bảng 2.10: Doanh lợi doanh thu
Năm
Doanh thu thuần
( triệu đồng)
Lợi nhuận ròng
( triệu đồng)
Hệ số doanh lợi doanh thu
2007
4007.51
278
0.069
2008
5410.4
566
0.105
2009
5561.1
325
0.058
( Nguồn: Phòng tài chính tổng hợp Công ty Sao Việt)
Trên thực tế mức lợi nhuận ròng giữa các ngành là khác nhau, còn trong bản thân một ngành thì công ty nào quản lý và sử dụng yếu tố đầu vào tốt hơn thì sẽ có hệ số lợi nhuận cao hơn. Đây là một trong các biện pháp quan trọng đo lường khả năng tạo lợi nhuận của công ty năm nay so với các năm khác.
Hệ số doanh lợi của công ty tăng giảm không đều, song vẫn ở mức chấp nhận được.
2.3.7. Hệ số tổng lợi nhuận
Hệ số này cho biết mức độ hiệu quả khi sử dụng các yếu tố đầu vào (vật tư, lao động) trong một quy trình sản xuất của doanh nghiệp.
Doanh số - Trị giá bán hàng theo giá mua
Hệ số ∑ doanh lợi =
Doanh số
Bảng 1.11: Hệ số tổng lợi nhuận
Năm
Doanh thu thuần
( triệu đồng)
Trị giá hàng bán
theo giá mua
( triệu đồng )
Hệ số
∑doanh lợi
2007
4007.51
2079.55
0.48
2008
5410.4
2910.33
0.46
2009
5561.1
3301.9
0.41
(Nguồn: Phòng tài chính tổng hợp Công ty Sao Việt)
Trong thực tế khi muốn xem các chi phí này có cao quá hay không là đem so sánh hệ số tổng số lợi nhuận của một công ty với hệ số của các công ty cùng ngành, nếu hệ số tổng lợi nhuận của các công ty đối thủ cạnh tranh cao hơn, thì công ty cần có giải pháp tốt hơn trong việc kiểm soát các chi phí đầu vào.
Vì không có hệ số của các công ty cùng ngành do đó không thể đánh giá được hết tác dụng của nó xong có thể thấy hệ số này đang giảm dần, có nghĩa là hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của Sao Việt đang giảm. Công ty cần
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 112271.doc