MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CÁC LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NHẬP SIÊU
1. Nhập siêu và các khái niệm liên quan 4
2. Các yếu tố tác động đến nhập siêu 5
a) Tác động của tỷ giá hối đoái 5
b) Tác động của việc thay đổi thu nhập ở nước xuất khẩu và nước nhập khẩu 7
c) Cơ cấu và chu kỳ kinh tế 7
d) Sự mất cân đối giữa tổng đầu tư và tiết kiệm 8
e) Các biện pháp bảo hộ mậu dịch 9
3. Tác động của nhập siêu đến nền kinh tế 9
a) Các tác động tích cực 10
b) Những rủi ro do nhập siêu 10
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
1. Đánh giá chung 13
2. Tình hình xuất khẩu 14
a. Quy mô, tốc độ 14
b. Các mặt hàng và thị trường xuất khẩu chủ yếu 14
3. Tình hình nhập khẩu: 21
a. Quy mô, tốc độ 21
b. Cơ cấu mặt hàng và thị trường nhập khẩu chủ yếu 21
CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH NHẬP SIÊU VIỆT NAM
1. Thực trạng nhập siêu Việt Nam giai đoạn 1990- nay 26
2. Mặt hàng nhập siêu 28
3. Thị trường nhập siêu 31
4. Các nhận định về nhập siêu 33
a) Tình hình nhập siêu 33
b) Mặt hàng nhập siêu 34
c) Vấn nạn nhập siêu từ Trung Quốc 35
5. Nguyên nhân nhập siêu 38
a) Nhà nước 38
b) Doanh nghiệp 41
c) Người dân 44
CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP
1. Giải pháp Nhà nước, Bộ, Ngành 47
a) Giải pháp giai đoạn năm 2007- 2008 47
b) Giải pháp giai đoạn năm 2009- 2010 48
c) Giải pháp 2011 52
2. Giải pháp, nhận định chuyên gia 58
3. Các đề xuất giải pháp của nhóm 68
A. Các giải pháp ngắn hạn 68
a) Cơ quan nhà nước 68
b) Doanh nghiệp 69
B. Các giải pháp dài hạn 69
a) Tái cơ cấu nền kinh tế 69
b) Tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam 71
c) Gia tăng giá trị mặt hàng xuất khẩu 72
d) Xuất khẩu bằng giá CIF, nhập khẩu bằng giá FOB 72
e) Phát triển du lịch – ngành “xuất khẩu tại chỗ”: 75
f) Thu hút kiều hối 80
g) Đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
Tiếng Anh 86
Tiếng Việt 87
92 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4893 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nhập siêu Việt Nam- Thực trạng nguyên nhân và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
á trị gia tăng của sản phẩm thấp, khả năng cạnh tranh của DN kém, giá trị nhập khẩu cao.
Thiếu tính liên kết, làm ăn manh mún
Trong bài “Thiếu liên kết, doanh nghiệp khó đứng vững” đang trên báo điện tử của Đài tiếng nói nhân dân VIệt Nam (VOV news), tác giả đã chỉ ra việc thiếu tính liên kết và hợp tác của các doanh nghiệp trong nước là một điểm yếu lớn của doanh nghiệp Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp Nhà nước vẫn duy trì phong cách làm ăn tự cung tự cấp. Các doanh nghiệp nhỏ thì thiếu tính hợp tác, luôn có tư tưởng chụp giật, triệt tiêu lẫn nhau cũng như chèn ép bạn hàng để giành ưu thế trên thị trường. Điều này không những làm giảm hiệu quả sản xuất-kinh doanh mà còn ảnh hưởng đến khả năng tồn tại của doanh nghiệp.
Theo giám đốc Công ty giống cây trồng nông, lâm nghiệp Đại Thịnh - Lưu Văn Tự cho rằng ngành đang thiếu đơn vị đứng ra làm cầu nối liên kết. Trong lĩnh vực giống, hiện nay, chưa có đơn vị nào đứng ra làm cầu nối giúp các doanh nghiệp sản xuất giống liên kết, hợp tác lại với nhau để bàn bạc, thống nhất phương thức sản xuất, kinh doanh và phân phối. Trong khi đó, hội giống Trung ương chỉ tập hợp những người làm giống, còn thực tế chưa có chức năng giúp các doanh nghiệp liên kết với nhau để sản xuất, kinh doanh. Vì thế, doanh nghiệp mạnh ai nấy làm, thậm chí còn cạnh tranh không lành mạnh với nhau. Nếu không hợp tác lại, thì các doanh nghiệp giống của Việt Nam sẽ thua ngay sân nhà, chứ đừng nói đến chuyện cạnh tranh với các đối tác nước ngoài. Mặc dù là chủ một doanh nghiệp, nhưng ông gần như không nắm được một thông tin nào về những doanh nghiệp giống nước ngoài do không có ai cung cấp thông tin, không có ai đấu nối. Có lẽ, đây là tồn tại lớn nhất của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam nói chung và doanh nghiệp ngành giống nói riêng.
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), rất ít KCN, cụm công nghiêp đạt được tính liên kết cao giữa các doanh nghiệp hoạt động trên cùng địa bàn. Sự rời rạc, tách biệt trong hoạt động sản xuất - kinh doanh trong KCN, không sử dụng sản phẩm, dịch vụ của nhau; sự thiếu vắng các đơn vị hoạt động chuyên nghiệp trong các dịch vụ hỗ trợ... đang là những rào cản, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Hiện nay, trong tình hình hội nhập kinh tế, doanh nghiệp trong nước đang vấp phải nhiều đối thủ từ nước ngoài, cạnh tranh diễn ra ở mức độ gay gắt làm cho việc liên kết, hợp tác giữa những doanh nghiệp trở nên cấp thiết. Sự liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp nuôi và chế biến cá basa, tôm, các doanh nghiệp trồng và chế biến chè, cafe, các doanh nghiệp dệt, may... trong việc phát triển thị trường, giải quyết tranh chấp quốc tế những năm qua là minh chứng rõ nhất về nhu cầu này.
Phát biểu về vấn đề này ông Phương Hữu Việt - Chủ tịch Hội các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam - cho rằng: “Hiệp hội ngày càng đóng vai trò quan trọng khi nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Trao đổi thương mại quốc tế sẽ diễn ra ngày càng nhiều, điều này cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp sẽ đối mặt với nhiều vụ tranh chấp thương mại. Do vậy, hiệp hội không chỉ là nơi cung cấp thông tin, diễn đàn cho các doanh nghiệp cùng ngành hàng đối thoại trao đổi kinh nghiệm mà còn bảo vệ doanh nghiệp và cùng đấu tranh khi thành viên có tranh chấp thương mại... Nhưng trong thời điểm này, các hiệp hội cần làm tốt các bước chuẩn bị cùng doanh nghiệp thành viên trước thềm hội nhập”.
Người dân
Tâm lí thích dùng hàng nước ngoài
Trong buổi bàn tròn trực tuyến “Làm gì để người Việt dùng hàng Việt” do báo Tiền Phong online tổ chức tháng 9/2009, vấn đề người Việt chưa chuông hàng Việt được đưa ra bàn luận. Điều đáng mừng là thông qua kết quả điều tra của Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, những đối tượng có thu nhập trung bình và thấp hơn cho rằng họ chỉ quan tâm đến chất lượng và giá cả hàng hóa chứ không phải quốc tịch của hàng hóa ấy. Tuy nhiên, sự thật đáng buồn là ở những vùng nông thôn, có những gia đình có 70-80% là hàng Trung Quốc
Theo bà Đinh Thị Mỹ Loan, P.Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội các nhà bán lẻ VN cho rằng: nguyên nhân là có thời gian các doanh nghiệp không đáp ứng được nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, đặc biệt là những người có thu nhập khá trở lên. Một yếu tố nữa là tâm lý của người tiêu dùng, do các sản phẩm của chúng ta cũng không có nhiều chi phí quảng cáo, các chiêu thức khuyến mại như các sản phẩm nước ngoài cũng là một tác động đến tâm lý tiêu dùng. TS Lê Đăng Doanh bổ sung thêm hàng Việt Nam hiện nay chưa bảo vệ thích đáng được người tiêu dùng. Chính những loại hàng giả, hàng nhái trong nước đang làm hại các nhà sản xuất.
Thích dùng hàng hiệu
Tâm lí thích dùng hàng hiệu là một thói quen khó bỏ của người Việt Nam. Thống kê đầu năm 2011 cho thấy trong số 10 tỉ USD nhập hàng xa xỉ, có tới 9 tỉ USD là nhập rượu ngoại, thuốc lá, đố trang sức, điện thoại. Theo TS Nguyễn Minh Phong, nếu so sánh với mức nhập siêu 12,6 tỉ USD, thì con số 10 tỉ USD người dân bỏ ra tiêu xài hàng ngoại vô cùng đáng lo ngại. Hàng xa xỉ đang khiến nhập siêu tăng cao và không mang lại giá trị gia tăng cho nền kinh tế cũng như làm hao tổn nguồn lực ngoại tệ của đất nước.
Đầu năm 2010, các hãng viễn thông tuyên bố họ đã chi 1 tì USD để nhập dòng điện thoại IPhone. Mỗi chiếc có giá trên dưới chục triệu đồng nhưng lại được giới trẻ tích cực đón nhận. Việc sở hữu một chiếc IPhone là một phương tiện để giới trẻ thể hiện đẳng cấp của mình. Không chỉ giới trẻ mới có ước muốn sử dụng hàng hiệu mà những bộ phận dân cư khác cũng có chung tâm lí nay. Điển hình như câu chuyện sữa ngoại tại Việt Nam. Các ông bố, bà mẹ cảm thấy hãnh diện khi cho con mình dùng sữa ngoại dù biết rằng sữa nội chất lương không thua kém. Điều này dẫn đến việc giá sữa ngoại tăng chóng mặt trên thị trường nhưng doanh thu của hãng sữa nhập khẩu vẫn không ngừng tăng lên.
Rõ ràng, tâm lí thích dùng hàng hiệu, hàng mắc tiền đã trở thành tâm lí chung của người dân. Tuy nhiên tâm lí này không chỉ ảnh hưởng đến cán cân thanh toán của quốc gia khi ta phải nhập quá nhiều hàng xa xỉ này. Tâm lí này còn ảnh hưởng đến chính người tiêu dùng. Do nhu cầu thể hiện bản thân cao dẫn đến nhu cầu về hàng hiệu cao, giá của các mặt hàng này càng tăng. Giá cao quá mức đã tác động xấu đến chính người mua. Tuy nhiên do tâm lí cho rằng hàng hiệu phải mắc, càng mắc mới là hàng hiệu, doanh thu các mặt hàng không những không bị ảnh hưởng mà còn tăng nhanh.
Tuy nhiên, ta không thể cấm người dân không mua hàng hiệu vì đó là nhu cầu cá nhận. Các biện pháp hiện nay như hạn chế cấp ngoại tệ để nhập khẩu hàng xa xỉ, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, sử dụng hàng rào kỹ thuật... cũng chỉ dừng ở mức hạn chế nguồn cung và cầu. Nhưng nếu có thề giải quyết được vấn đề tâm lí này, vấn đề nhập siêu của ta có thể được cải thiện.
CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP
Giải pháp Nhà nước, Bộ, Ngành
Giải pháp giai đoạn năm 2007- 2008
Đầu tiên phải kể đến đó là giải pháp mà bộ Công Thương đã đưa ra. Giải pháp đầu tiên bộ Công Thương đưa ra vào năm 2007 khi chúng ta mới gia nhập vào tổ chức WTO là cần thúc đẩy tăng trưởng XK, cân bằng cán cân thanh toán để hạn chế nhập siêu. Đây được xem là một giải pháp dài hạn. Tuy nhiên, việc đẩy mạnh sản xuất và XK các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, đồng thời tích cực phát triển các mặt hàng khác có tiềm năng thành những mặt hàng XK chủ lực mới theo hướng nâng cao hiệu quả XK; chuyển dịch cơ cấu XK theo hướng đẩy mạnh XK những mặt hàng có giá trị gia tăng cao; tăng sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng XK thô…, dù nhiều nỗ lực, nhưng chúng ta vẫn chưa đạt được như mong đợi.
Số liệu thống kê trong 11 tháng của năm 2007 cho thấy các mặt hàng XK nhìn chung đều tăng so với cùng kỳ năm 2006, tuy nhiên so với hàng NK, các mặt hàng XK tăng chậm hơn. Một số mặt hàng XK chủ lực những năm trước đây đều giảm do yêu cầu bảo đảm chính sách an ninh năng lượng và an ninh lương thực.Thị trường XK trong năm 2007 cũng chưa thấy được sự đột biến rõ nét, bên cạnh một số nơi tăng khá như Hoa Kỳ, EU, Australia…, thì cũng có một số thị trường tăng thấp hoặc còn bị giảm, như Malaysia, Đài Loan, Nga, Philippines, Thái lan, Nhật Bản, Trung Quốc…
Bên cạnh đó, do tính gia công của nền kinh tế Việt Nam còn lớn, công tác nội địa hóa, phát triển công nghiệp phụ trợ được đề ra từ lâu, nhưng thực tế chuyển biến rất chậm. Hiện nay, để kìm chế lạm phát ở trong nước, nhà nước đã giảm thuế suất thuế NK đối với nhiều mặt hàng, như vậy nhập siêu sẽ khó giảm mà có xu hướng tăng lên và tỷ trọng hàng tiêu dùng trong tổng kim ngạch NK cũng lớn hơn.
Mục tiêu của phát triển công nghiệp phụ trợ là thay thế NK, tạo chủ động cho sản xuất hàng hóa tiêu dùng và XK nên phát triển công nghiệp phụ trợ là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Chính phủ. Năm 2007 cả nước có 24 ngành kinh tế kỹ thuật, cộng với một số ngành khác, con số này lên khoảng 30 và ngành nào cũng cần thiết phải có công nghiệp phụ trợ. Theo Bộ Công Thương, phải chọn ngành trọng điểm để đầu tư. Theo đó, trước mắt ưu tiên phát triển công nghiệp phụ trợ ngành cơ khí, dệt may, điện tử-tin học, ô tô, da giày và đồ gỗ XK à Đây là giải pháp mang tính bền vững và dài hạn
Nhiều DN cho rằng, việc ưu tiên đầu tư trọng điểm là cần thiết nhưng cần có giải pháp cụ thể. Bộ phải có giải pháp triệt để tháo gỡ những khó khăn, ví dụ đề xuất với Bộ Tài chính ưu tiên xem xét lại cách tính thuế đối với nguồn nguyên phụ liệu đã NK về sản xuất để DN tiết kiệm nguyên phụ liệu. à chính vì vậy mà giải pháp này được xem chưa thực sự hiệu quả. Do chỉ giảm thuế mà thôi. Nếu giá cả nguyên liệu đầu vào nhập khẩu tăng thì xuất khẩu Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng.
Giải pháp giai đoạn năm 2009- 2010
Tiếp đến vào tháng 11 năm 2009, vào thời điểm cuối năm khi thị trường Việt Nam đang có nhiều biến động trước dịp lễ Tết Nguyên Đán, lúc này nhập siêu đã đạt hơn 10,4 tỷ USD, gần chạm giới hạn Chính phủ giao cho ngành Công thương (năm 2009, kiểm soát nhập siêu ở mức dưới 11 tỷ USD). Hàng loạt biện pháp hành chính mạnh mẽ nhằm hạn chế nhập siêu vào cuối tháng 12 đã được đưa ra áp dụng. Song nhiều ý kiến cho rằng, cơ quan quản lý cần tính toán cẩn trọng cách thức, liều lượng, thời điểm thực hiện để đảm bảo đạt hiệu quả và hạn chế tối đa “tác dụng phụ” cho nền kinh tế.
Biện pháp đầu tiên được áp dụng đó là “6 mặt hàng lọt tầm ngắm”: có nghĩa là hạn chế tối đa nhập khẩu 6 mặt hàng không thiết yếu gồm ô tô, điện thoại di động, mỹ phẩm, rượu, thực phẩm, và rau quả.
Đồng thời, Bộ Công thương đề xuất Ngân hàng Nhà nước xem xét kỹ hoặc dừng không cho vay ngoại tệ nhập khẩu đối với những mặt hàng xa xỉ trong tháng 12 năm 2009 này à Giải pháp trên mang tính “chữa cháy” do lượng nhập siêu thực tế đã sát chỉ tiêu đề ra.
Đặc biệt, có thể kéo dài thời gian thông quan để doanh nghiệp thận trọng cân nhắc nhập khẩu những mặt hàng chưa thực sự cần thiết tại thời điểm hết sức “nhạy cảm” này à Giải pháp này không thiết thực bởi vì tính chung chung của nó, không thể xác định rõ thế nào là mặt nào thật sự cần thiết và chưa thật sự cần thiết. Bởi vậy mà giải pháp này thật sự chỉ có thể đạt được hiệu quả khi nhà nhập khẩu có một ý thức nhất định.
Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) Phan Văn Chinh cho biết, đây là các giải pháp nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia. Đồng thời, Bộ Công thương cũng triển khai hàng loạt giải pháp hỗ trợ xuất khẩu, chỉ đạo doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường xử lý hàng nhập lậu qua biên giới, đặc biệt là hàng xa xỉ phẩm…
Những biện pháp hành chính trên khi đưa vào áp dụng không những không mang lại hiệu quả tích cực như mong muốn mà trái lại nó có thể bị giới kinh doanh lợi dụng chủ trương hạn chế nhập khẩu ngắn hạn để “thổi” giá. Theo ông Phan Xuân Đông, nguyên Giám đốc chi nhánh phía Bắc của Công ty CP ô tô Âu châu, nhận định và cho rằng, biện pháp hạn chế nhập ô tô và một số mặt hàng trong vài tuần cuối năm 2009 mang nặng tính “chạy chỉ tiêu” hơn là kiềm chế nhập siêu. Do đó vửa không giảm được nhập siêu vừa làm cho tình hình thêm trầm trọng hơn, mà lại gây ra thiệt hại lớn cho người tiêu dùng.
Biện pháp tiếp theo mà bộ Công Thương áp dụng trong khoảng thời gian này là Thủ thuật “dồn” hạn ngạch. Theo PGS Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thương mại, nhận xét, nếu hạn chế nhập siêu bằng cách kéo dài thời gian thông quan (hàng đã về đến cảng rồi thì “chờ” đến tháng sau mới thông quan) chỉ là thủ thuật “dồn” hạn ngạch nhập siêu sang năm 2010. Còn theo Bà Phạm Chi Lan, nguyên Phó chủ tịch Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam, nhận định, biện pháp này nặng về hình thức và tạo con số nhập siêu giả tạo. Những lô hàng nhập về Việt Nam trong tháng 12 đã được doanh nghiệp ký hợp đồng và thanh toán một phần tiền cho đối tác từ lâu rồi. Dù có thông quan chậm, kim ngạch nhập khẩu đó vẫn tính sang năm 2010 chứ không hạn chế được nhập siêu.
Nhận định về những biện pháp mà bộ Công Thương áp dụng trong khoảng thời gian cuối năm 2009: đây chỉ là những giải pháp mang tính cục bộ và chỉ mang tính thời điểm. Nó tạo cho ta có cảm giác như bộ Công Thương “cháy đâu chữ đó”. Bởi vậy mà những giải pháp này chỉ tạo nên những con số ảo trong việc kiềm chế nhập siêu chứ không thực sự mang lại kết quả. Không những vậy, nó còn tạo nên những hệ lụy xấu cho nền kinh tế như gia tăng lạm phát. Chính vì những điều đó mà cần hạn chế áp dụng các biện pháp này.
Một ý kiến khác của một Tham tán thương mại khi dự hội nghị “tham tán thương mại Việt Nam” tổ chức năm 2009 cho rằng: chỉ cần giải quyết được vấn đề nhập siêu từ Trung Quốc là có thể hạn chế nhập siêu ở mức chấp nhận được. Để giải thích cho nhận định này Tham tán này đã dẫn chứng như sau: Từ năm 2001, nhập khẩu từ Trung Quốc đã tăng nhanh nhưng đồng thời cũng bộc lộ sự mất cân bằng ngày càng tăng trong quan hệ thương mại Việt - Trung. Nếu như năm 2006, kim ngạch thương mại hai nước mới chỉ trên 10,4 tỉ USD thì hết năm 2009, theo nhiều nguồn thống kê, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt - Trung đã đạt trên 21,3 tỉ USD (chiếm khoảng 17% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam nhưng chiếm chưa tới 1% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc).
Cùng với sự gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều, con số nhập siêu từ Trung Quốc cũng ngày càng tăng. Theo các con số thống kê từ cơ quan chức năng, nhập siêu từ Trung Quốc năm 2007 là trên 9,1 tỉ USD, tăng 109,7% so với năm 2006. Năm 2008, con số này đã lên đến 12,6 tỉ USD, tăng 21,7%. Năm 2009, nhập siêu từ Trung Quốc khoảng 11,5 tỉ USD, giảm 8,4% so với năm 2008 nhưng là do nhập khẩu nói chung đều giảm trong bối cảnh suy giảm kinh tế.
Dù sao đó vẫn là con số rất lớn so với tổng kim ngạch nhập siêu cả nước năm 2009 là 12 tỉ USD. Nhập siêu từ Trung Quốc trong tổng nhập siêu như vậy đã lên tới gần 90%. Trong khi năm 2008, tỷ lệ này là 61,6% và năm 2007 tỷ lệ này là 65,3%. Đây là một con số rất đáng báo động trong quan hệ thương mại Việt - Trung. Bởi, năm 2001 là năm Việt Nam lần đầu tiên nhập siêu từ Trung Quốc với tỷ lệ khi đó mới chỉ là 17,7% trong tổng nhập siêu, nhưng nhập siêu từ Trung Quốc đã kéo dài suốt chín năm qua với tỷ lệ ngày càng tăng.
à Có thể nói đây là một lời giải cho bài toán nhập siêu hiện nay. Tuy nhiên, với những lợi thế hiện nay của nền kinh tế khổng lồ này, việc đưa kim ngạch xuất - nhập khẩu giữa hai bên về trạng thái cân bằng là vô cùng khó. Nếu như lạc quan một chút, thì chúng ta vẫn có khả năng thực hiện được nhiệm vụ khó khăn trên. Nhưng điều chúng ta cần làm không phải chỉ một mà một loạt giải pháp đồng bộ: đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tăng cường xuất khẩu sang Trung Quốc; chuyển hướng thị trường nhập khẩu (đặc biệt là máy móc, công nghệ) sang các thị trường khác, nhất là các thị trường có công nghệ cao như Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ; hạn chế nhập khẩu những mặt hàng Việt Nam đã sản xuất được và có chính sách tích cực đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng thay thế hàng nhập khẩu từ Trung Quốc; tăng cường kiểm soát chất lượng hàng hoá, an toàn thực phẩm đối với hàng nhập từ Trung Quốc, chống nhập lậu, buôn lậu tại các vùng biên, cửa khẩu giáp với Trung Quốc…
Giải pháp 2011
Ngày 24 tháng 2 năm 2011 vừa qua, chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-Cp về một số giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội trong năm 2011. Nghị quyết gồm 6 nhóm giải pháp:
(1) Chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng;
(2) Chính sách tài khóa, đầu tư công thắt chặt;
(3) Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, sử dụng tiết kiệm năng lượng;
(4) Điều chỉnh giá điện, xăng dầu gắn với hỗ trợ hộ nghèo;
(5) Tăng cường đảm bảo an sinh xã hội;
(6) Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền.
Sau đây là giải pháp trong Nghị Quyết 11 nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, sử dụng tiết kiệm năng lượng
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:
Trong quý II năm 2011, ban hành và thực hiện quy định về điều tiết cân đối cung - cầu đối với từng mặt hàng thiết yếu, bảo đảm kết hợp hợp lý, gắn sản xuất trong nước với điều hành xuất nhập khẩu; tiếp tục chỉ đạo, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh để đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ; chỉ đạo điều hành xuất khẩu gạo bảo đảm hiệu quả, ổn định giá lương thực trong nước, phối hợp với Bộ Tài chính trong việc điều hành dự trữ quốc gia để bảo đảm an ninh lương thực; thường xuyên theo dõi sát diễn biến thị trường trong nước và quốc tế để kịp thời có biện pháp điều tiết, bình ổn thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu. Chủ động có biện pháp chống đầu cơ, nâng giá. → Thúc đẩy sản xuất trong nước nhằm ổn định cung cầu, bình ổn giá khi tiến hành các biện pháp giảm nhập siêu.
Xây dựng kế hoạch điều hành xuất, nhập khẩu, phấn đấu bảo đảm nhập siêu không quá 16% tổng kim ngạch xuất khẩu. Xây dựng quy trình, nguyên tắc kiểm soát nhập khẩu hàng hóa, vật tư, thiết bị của các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn do Chính phủ bảo lãnh, vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước; phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra, giám sát bảo đảm thực hiện nghiêm Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng hàng hóa, vật tư, thiết bị sản xuất trong nước, nhất là các dự án sử dụng máy móc, thiết bị, vật liệu nhập khẩu; chủ động áp dụng các biện pháp phù hợp kiểm soát nhập khẩu hàng tiêu dùng, hạn chế nhập siêu. → Mục tiêu nhập siêu không quá 16%.
Chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các công ty thành viên có kế hoạch huy động tối đa công suất các nhà máy điện để đáp ứng nhu cầu phụ tải điện trong mùa khô, ưu tiên bảo đảm điện cho sản xuất; phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo việc sử dụng điện tiết kiệm, phân bổ hợp lý để bảo đảm đáp ứng cho các nhu cầu thiết yếu của sản xuất và đời sống.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:
Chủ động áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý về thuế, phí để điều tiết lợi nhuận do kinh doanh xuất khẩu một số mặt hàng như thép, xi măng… thu được từ việc được sử dụng một số yếu tố đầu vào giá hiện còn thấp hơn giá thị trường.
Xem xét, miễn, giảm thuế, gia hạn thời gian nộp thuế nguyên liệu đầu vào nhập khẩu phục vụ sản xuất xuất khẩu đối với những ngành hàng trong nước còn thiếu nguyên liệu như dệt may, da giầy, thuỷ sản, hạt điều, gỗ, dược phẩm,…; tiếp tục thực hiện tạm hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với hàng hóa thực xuất khẩu trong năm 2011. → Tạo nhiều điều kiện để giảm thuế nhập khẩu nguyên phụ liệu chưa thể sản xuất được, để có lợi nhuận lớn hơn khi xuất khẩu hàng dệt may, giầy dép... (biện pháp ngắn hạn).
Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc kê khai, áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo cam kết tại các thoả thuận thương mại tự do, các chính sách ưu đãi về thuế tại các khu phi thuế quan theo đúng quy định. Rà soát để giảm thuế đối với các mặt hàng là nguyên liệu đầu vào của sản xuất mà trong nước chưa sản xuất được; nghiên cứu tăng thuế xuất khẩu lên mức phù hợp đối với các mặt hàng không khuyến khích xuất khẩu, tài nguyên, nguyên liệu thô. → Tăng thuế xuất khẩu các mặt hàng thô, nhằm hạn chế xuất khẩu mặt hàng thô, tài nguyên đất nước.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bảo đảm ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa thiết yếu mà sản xuất trong nước chưa đáp ứng; hạn chế cho vay nhập khẩu hàng hóa thuộc diện không khuyến khích nhập khẩu theo danh mục do Bộ Công Thương ban hành. → Có danh mục rõ ràng cần nhập khẩu cái nào và cái nào đã có trong nước, hạn chế nhập khẩu thêm. Từ đó, Ngân hàng có biện pháp cho vay hợp lý giữa 2 loại này.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tăng xuất khẩu, tạo việc làm, thu nhập cho người lao động, bảo đảm an ninh lương thực. → Tăng xuất khẩu hàng nông nghiệp (nhưng thực chất thì giá trị hàng nông nghiệp lại thấp).
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nhất là thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, căn cứ tình hình sản xuất, tiêu dùng tại địa phương, chỉ đạo sản xuất, dự trữ, lưu thông, phân phối hàng hóa thông suốt, trước hết là các hàng hóa thiết yếu như lương thực, thực phẩm, xăng dầu,...; tăng cường quản lý giá, bình ổn giá trên địa bàn. → Tích trữ hàng tiêu dùng thiết yếu để bình ổn giá khi áp dụng giảm nhập siêu.
Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hoá, tái cơ cấu, kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất, đổi mới quản trị doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo đảm giá sản phẩm hàng hoá, dịch vụ ở mức hợp lý; tập trung vốn cho ngành nghề sản xuất kinh doanh chính.
Các Bộ, cơ quan, địa phương tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo triển khai quyết liệt, tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các quy định về tiết kiệm, chống lãng phí; xây dựng và thực hiện chương trình tiết kiệm điện, phấn đấu tiết kiệm sử dụng điện 10% theo Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ; đồng thời, áp dụng các biện pháp cần thiết và phù hợp để khuyến khích, khuyến cáo các doanh nghiệp, nhân dân sử dụng tiết kiệm năng lượng (điện, xăng dầu), sử dụng các công nghệ cao, công nghệ xanh, sạch, công nghệ tiết kiệm điện.
Đây là các giải pháp căn bản để đảm bảo tăng trưởng bền vững năm nay và những năm tiếp theo.
Đối với việc khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, Nghị quyết hướng dẫn cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các Bộ Ngành trong việc kiểm tra, giám sát bảo đảm thực hiện nghiêm Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng hàng hóa, vật tư, thiết bị sản xuất trong nước, nhất là các dự án sử dụng máy móc, thiết bị, vật liệu nhập khẩu; chủ động áp dụng các biện pháp phù hợp kiểm soát nhập khẩu hàng tiêu dùng, hạn chế nhập siêu.
Chủ động áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý về thuế, phí để điều tiết lợi nhuận do kinh doanh xuất khẩu một số mặt hàng như thép, xi măng… thu được từ việc được sử dụng một số yếu tố đầu vào giá hiện còn thấp hơn giá thị trường.
Xem xét, miễn, giảm thuế, gia hạn thời gian nộp thuế nguyên liệu đầu vào nhập khẩu phục vụ sản xuất xuất khẩu đối với những ngành hàng trong nước còn thiếu nguyên liệu như dệt may, da giầy, thuỷ sản, hạt điều, gỗ, dược phẩm,…; tiếp tục thực hiện tạm hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với hàng hóa thực xuất khẩu trong năm 2011.
Hỗ trợ xuất khẩu
Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc kê khai, áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo cam kết tại các thoả thuận thương mại tự do, các chính sách ưu đãi về thuế tại các khu phi thuế quan theo đúng quy định.
Rà soát để giảm thuế đối với các mặt hàng là nguyên liệu đầu vào của sản xuất mà trong nước chưa sản xuất được; nghiên cứu tăng thuế xuất khẩu lên mức phù hợp đối với các mặt hàng không khuyến khích xuất khẩu, tài nguyên, nguyên liệu thô.
Tăng xuất khẩu
Đứng trước tình hình khi 4 tháng đầu năm 2011, kim ngạch nhập khẩu nước ta đạt trên 31,83 tỷ USD, tăng hơn 29% so với cùng kỳ năm ngoái. Trước tình trạng nhập siêu quá lớn từ một số thị trường nước ngoài, các chuyên gia của các tổ chức tài chính, thương mại đã tiếp tục vào cuộc đưa ra hàng loạt các giải pháp để cải thiện tình hình.
Tổng cục Hải quan áp dụng các biện pháp hàng rào kỹ thuật hữu hiệu, đối với các mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu giúp đẩy cán cân thương mại Việt Nam trở nên ổn định hơn, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu nhiều hơn để bù đắp thâm hụt từ hàng nhập khẩu.
Đồng thời, áp dụng biện pháp thuế song song với các giải pháp về tín dụng để hạn chế nhập hàng tiêu dùng không thiết yếu. Có giải pháp phù hợp duy trì cơ cấu nhập khẩu hàng tiêu dùng cần thiết và tiến tới hạn chế những hàng tiêu dùng không cấp thiết.
Tăng các rào cản thuế và phi thuế đối với hàng nhập khẩu không thiết yếu phục vụ sản xuất tiêu dùng, phải tuân thủ lộ trình giảm thuế đã cam kết. Cụ thể cần: Rà soát lại tất cả các khoản thuế, dòng thuế đối với các hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là nhóm hàng hạn chế nhập khẩu và áp dụng đến mức cao nhất mà lộ trình đã cam kết cho phép; Nghiên cứu áp dụng các rào cản phi thuế như các rào cản kỹ thuật, biện pháp vệ sinh và an toàn thực phẩm, biện pháp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nhập siêu Việt Nam- Thực trạng nguyên nhân và giải pháp.docx