Đề tài Nhật Bản - Giao tiếp kinh doanh với người Nhật

MỤC LỤC

A. TỔNG QUAN VỀ NHẬT BẢN.5

I. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ NHẬT BẢN:.5

1. Vị trí địa lí – địa hình.5

2. Khí hậu .5

3. Mạng lưới giao thông.6

II. KHÁI QUÁT VỀ VĂN HOÁ NHẬT:.7

1. Sơ lược về văn hoá Nhật.7

2. Các yếu tố cấu thành văn hóa truyền thống Nhật Bản.8

3. Những nét đặc trưng trong văn hoá Nhật.12

B. VĂN HÓA GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH.78

1 Những nét đặc thù của văn hóa doanh nhân Nhật Bản.78

2 Giao tiếp và đàm phán.84

3. Phong cách đàm phán của người Nhật.86

4. Tặng quà.88

pdf90 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2487 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nhật Bản - Giao tiếp kinh doanh với người Nhật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
óm Kinki Kids, nghệ sỹ dân ca, v.v. tham gia. Các nghệ sỹ được - 38 - Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật. chia làm hai phe đỏ và trắng để khán giả cho điểm. Chương trình kéo dài 5 tiếng đồng hồ từ 7 giờ tối đến giao thừa. Đầu năm mới TV thường chơi Bản giao hưởng số 9 - Ode to Joy của Beethoven và phát trước trình hoà nhạc Năm mới của Nhà hát Wienna. Giao hưởng số 9 của Beethoven được người Nhật rất ưa thích vì nó kết nối nước Nhật với châu Âu theo một cách rất đặc biệt. Trong Đại chiến thế giới I các tù binh người Đức bị giam ở nhà tù tỉnh Tokushima đã lập một giàn nhạc nghiệp dư của những người tù. Mùa xuân năm 1918 dàn nhạc của tù binh Đức này đã cùng với các quản giáo người Nhật trình diễn giao hưởng số 9 của Beethoven. Từ đó giao hưởng này trở nên rất nổi tiếng ở Nhật. Đúng vào lúc giao thừa các chuông lớn ở tất cả các chùa trên toàn nước Nhật thi nhau cất tiếng. Người ta đẩy một cây gỗ lớn treo trước cái chuông húc vào chuông làm vang lên âm thanh nghe như tiếng cồng. Chùa Chion-in ở Kyoto có một cái chuông như vậy nặng tới 74 tấn. Tiếng chuông vang lên 108 lần để rửa sạch 108 tội lỗi của con người, theo như đạo Phật dạy. Lúc này nhiều gia đình kéo nhau ra chùa để lễ, đốt bùa cầu may v.v. Chùa lớn nhất Tokyo là Meiji đêm 31 tháng 12 thường đông nghẹt tới cả triệu người. Để giải phóng các bà nội trợ khỏi nấu nướng vì đã quá bận trong những ngày Năm Mới, người Nhật có tục lệ chuẩn bị sẵn đồ ăn nguội gọi là Osechi trong một cái hộp lớn để cả nhà cùng ăn. Các siêu thị đều có bán các hộp Osechi như vậy. Vị của các món Osechi khá đặc biệt vì lẫn cả mặn lẫn ngọt và thông thường là lạnh, nên người không quen lúc đầu thấy khó ăn. Thường thì đại gia đình tụ tập ăn uống. Một số gia đình ở Tokyo mà gia đình các con cái anh chị em sống rải rác thì không đến nhà bố mẹ như xưa mà tất cả họp mặt tại các nhà hàng vào ngày đầu năm mới. Đồ ăn osechi - 39 - Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật. Khách đến chơi nhà chủ dịp năm mới thường mừng tuổi cho trẻ con chủ nhà. Tùy theo quan hệ giữa chủ và khách tiền mừng tuổi cho trẻ con có thể từ vài nghìn đến vài chục nghìn yên (tức từ vài chục đến vài trăm USD). Cũng có người thay tiền bằng tặng phiếu mua quà. Các phiếu này do các cửa hiệu bán. Người được tặng phiếu có thể dùng phiếu như tiền để mua hàng tại các cửa hiệu nói trên. Làm như vậy người lớn hướng được trẻ con dùng tiền vào những việc mà họ nghĩ là có ích cho trẻ con. Ví dụ phiếu mua sách chỉ dùng để mua sách mà không mua được các thứ khác. “Khách” ở đây là người gia đình, họ hàng. Bạn bè đồng nghiệp, nhân viên không đến chơi nhà nhau, trừ phi rất hãn hữu được mời hẹn ngày giờ rõ ràng. Người ngoại quốc mới đến Nhật thường rất ngạc nhiên vì người Nhật rất hiếm khi mời khách đến nhà chơi. Vì thế khi ai đã được mời thì đều coi đó là một sự ưu ái đặc biệt và không bao giờ từ chối. Lễ hội búp bê( Hina matsuri) được tổ chức vào ngày mồng 3 tháng Ba. Từ xa xưa, ở Nhật Bản đã có tập quán làm sạch cơ thể để xua đuổi những điều không may mắn vào những lúc giao mùa. Nguồn gốc của tập quán này bắt nguồn từ 1 lễ hội tương tự của Trung Quốc cũng bắt đầu vào tháng 3. Vào ngày này người ta sẽ làm những con búp bê hình người để gửi những điều rủi ro hay bệnh tật vào đấy và mang ra sông thả trôi đi. Ngày nay, Hina Matsuri trở thành 1 dịp cho cả gia đình tập hợp cùng ra ngoài và tận hưởng khí trời khi mùa xuân mới sắp về. Vào ngày Hina Matsuri, để cầu phúc và may mắn cho những bé gái trong gia đình, người ta sẽ trang trí Búp bê Hina. Búp bê Hina là một loại búp bê đặc biệt rất xinh đẹp và là biểu tượng cho vua và hoàng hậu cùng những cận thần. Búp bê Hina là những vật trang trọng, được truyền từ đời này sang đời khác qua nhiều thế hệ. Chúng được trưng bày trong căn phòng đẹp nhất của gia đình một vài ngày trong kỳ lễ hội và sau đó được cất giữ cẩn thận trong hộp cho đến kỳ lễ hội của năm sau. Trong những gia đình khá giả, bố mẹ cũng thường mua tặng cho con gái mới sinh của họ một bộ búp bê để chuẩn bị cho ngày Hina Matsuri - 40 - Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật. Một bộ búp bê Hina gồm có ít nhất 15 con trong trang phục truyền thống. Đứng đầu là Dairi-sama tượng trưng cho hoàng đế và hoàng hậu được phục trang bằng những bộ quần áo đắt tiền nhất bằng vải tơ tằm. Chúng được hộ tống bởi 2 búp bê đại tướng, còn được gọi là Zuishin, và 3 búp bê nữ cận thần. Hai đại tướng là người đi theo bảo vệ hoàng đế. Nhìn về hướng phải là một vị tướng lão thành, còn nhìn về hướng trái là một vị tướng trẻ. Ba vị nữ cận thần là những người dạy đàn, hát và dạy học cho công chúa. Nếu nhìn kỹ bạn sẽ thấy có 1 vị không có chân mày. Theo tập quán xưa, phụ nữ khi đã lấy chồng sẽ cạo lông mày và nhuộm răng đen nên vị cận thần này có lẽ là vị cao tuổi nhất. Ở hàng tiếp theo là 5 nhạc công goninhayashi và hàng cuối cùng là 3 người chuyên làm tạp dịch, có các gương mặt giận, buồn và cười thể hiện tình cảm rất phong phú. Các tập tục trong ngày Hina Matsuri: Ngày Hina Matsuri là một trong số rất ít những dịp mà các bé gái Nhật có được những buổi tiệc riêng dành cho chúng. Đó là dịp các bé gái có thể mời bạn bè đến nhà cùng thưởng thức những món ăn và bánh kẹo được dâng cho các búp bê. Có lúc các bé cũng tự mình chuẩn bị nhửng món ăn đó. Chúng cùng uống rượu ngọt Shirozake, ăn bánh hishi-mochi và các loại kẹo trái cây, xôi đỗ - sekihan, các loại thạch v.v.. Các món ăn đều đuợc cho các màu sắc phong phú màu xanh, hồng, trắng và được chế biến từ các loại lá cỏ tốt cho sức khỏe nhằm xua đuổi bệnh tật - 41 - Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật. Trong ngày này người Nhật thường chưng hoa đào nên Hina Matsuri còn có tên là Momo-no-sekku (Lễ hội hoa đào). Hoa đào tượng trưng cho cuộc hôn nhân hạnh phúc, là biểu tượng không thể thiếu trong ngày lễ này. Ngoài ra hoa đào còn là biểu tượng cho những đức tính của người phụ nữ : điềm tĩnh, nhẹ nhàng, ôn hòa, quý phái. Ngày nay, mỗi năm đến dịp Hina-matsuri, các gia đình Nhật vẫn giữ truyền thống trang trí búp bê. Những con búp bê gia truyền được người Nhật trân trong và các cô dâu khi về nhà chồng cũng được cho mang theo như một bảo vật hộ mệnh của gia đình. Ngày trẻ em (Kodomo no Hi) diễn ra vào mồng 5 tháng Năm. Ngày xưa gọi là tết Đoan ngọ và trở thành ngày nghỉ toàn quốc ở Nhật Bản từ năm 1948. Mặc dù gọi là ngày trẻ em nhưng thực ra đó là ngày lễ dành cho các bé trai. Các gia đình có con trai thường treo trên nóc nhà mình những dải cờ hình cá chép tượng trưng cho sức mạnh và trong nhà bày búp bê hình võ sĩ và áo giáp. Ở Nhật Bản, có tất cả 5 ngày quan trọng nhằm đánh dấu sự thay đổi của thời điểm chuyển mùa trong năm. Ngày 5 tháng 5 là một trong những ngày quan trọng đó (tết đoan ngọ), là ngày báo hiệu cho một mùa xuân, mùa cây xanh đâm chồi nảy lộc, mùa sinh trưởng của tất cả mọi loài, đồng thời cũng là giai đoaṇ dễ phát sinh dịch bệnh, dễ đau ốm do chuyển tiết, chuyển mùa. Bắt nguồn từ những phong tục, nghi lễ được tiến hành trong dịp lễ tết Đoan ngọ của Trung Quốc, gia đình Nhật hoaǹg và giới quý tộc triều đình cũng tổ chức việc phân phát lá thuốc phoǹg bệnh, hay tổ chức những buổi lễ phi ngựa băń cung nhằm phòng trừ tà ma ác quỷ. Ngay từ thế kỷ thứ 8, vào ngày này, người Nhật thường gắn những nhành cây có hương thơm dễ chịu như cây diên vĩ hoặc cây yomogi (giống như ngải cứu ở Việt Nam) lên quần áo hoặc trên mái nhà để xua đuổi tà ma và quỷ thần. Vì tên cây diên vĩ trong tiếng Nhật đồng âm với một thành ngữ biểu thị sự tôn sùng tinh thần thượng võ, nên nó được dùng để cầu chúc cho các em trai được khỏe mạnh ngay từ thời thơ ấu. Đến thời Kamakura (1185-1333: bất đâù thời kì Samurai), các tập tục này được các gia đình Samurai thay đổi bằng việc treo những lá cờ (Nobori), mũ giáp (Kabuto), hay những vũ khí chiến đấu trước cổng và hàng rào nhà mình. Còn với người dân thường thì thay thế bằng những mũ giáp và hình nộm Samurai to lớn, dũng mãnh được làm từ giấy. Dần dần, các hình nộm này được thu nhỏ lại và được trang trí phía trong nhà, và mang hình ảnh của những nhân vật lịch sử như anh hùng Benkei,Yoshitsune - 42 - Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật. dũng mañh, nhằm cầu mong sự che chở ,bảo vệ mọi người trong gia đình khỏi nhưñg tại họa, bệnh tật. Đây chính là tập tục Gogatsu Ningyo (trang trí hình nộm tháng năm) của người Nhật . Cho đến thời Edo, việc chính phủ Nhật quy định đây là ngày lễ quan trọng trong năm càng làm cho phong tục này lang rộng trong dân gian. Có một điều khác biệt ở đây là ở các gia đình dân thường vì không có cờ để treo như các gia đình Samurai, thay vào đó là những Koinobori(cờ cá chép) rất được yêu thích. Cờ cá chép bắt nguồn từ chuyện kể về một loại cá chép sống ở sông Hoàng Hà (Trung Quốc) vượt dốc bơi lên thượng nguồn. Do vậy người xưa cho rằng đây là loài ca ́ xuất thế, làm biểu tượng cầu mong cho những đứa trẻ trong nhà sau này lớn lên có thể tự thân lập nghiệp, thành công trên đường đời. Nếu chú ý hơn nữa ta sẽ thấy cờ cá chép có ba màu sắc: đen, đỏ, xanh biểu hiện cho người cha, người mẹ và trẻ con : + Theo thuyết ngũ sắc thì màu đen biểu hiện cho nước vào mùa đông. Mùa đông là mùa vạn vật đều tĩnh lặng, ít hoạt động. Người cha theo quan điểm của người xưa là người phải trầm tính. Còn nước là nơi bắt nguôǹ của mọi sự sống. + Màu đỏ là màu của lửa vào mùa hạ. Lửa làm cho vạn vật sinh trưởng dồi dào, cũng là biểu hiện cho trí tuệ. Mùa hạ là mùa sinh sôi nảy nở của muôn loài. Nên có thể nói là biểu trưng cho hình ảnh người mẹ. + Còn màu xanh là màu biểu hiện cho cây vào mùa xuân, mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, vươn thăn̉g. Là biểu hiện cho lớn lên của đứa trẻ. - 43 - Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật. Như vậy, ba chú cá chép biểu hiện cho sự an định và cung cấp nguồn sống, trí tuệ và nuôi dưỡng, sự trưởng thành và phồn vinh, là những yếu tố không thể thiếu được trong một gia đình đầm ấm, làm cơ sở cho sự trưởng thành hài hòa của nhưñg đứa trẻ. Gần đây, do các gia đình sống trong thành phố, vì không có sân vườn để có thể treo cờ cá chép, nên cờ cá chép cũng được thu nhỏ lại để có thể treo ở ban công, cửa sô ̉ trong nhà. Đồng thời, bên cạnh cờ cá chép còn có chong chóng, các sợi dây đủ maù sắc cũng được treo cùng, bay phất phơi trong gió, trông thật là thú vị. Và một yếu tố nữa trong ngày này là người Nhật thường ăn bánh Chimaki, một dạng bańh trưng ở Trung Quốc, bánh tro ở Việt nam. Việc này bắt nguồn từ câu chuyện Khuất Nguyên - nhà thơ, một vị trung thần - do can ngăn vua Hoài Vương không được, đã uất ức gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn. Hôm ấy đúng là mùng Năm tháng Năm. Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ đến ngày này, dân Trung Quốc xưa lại làm bánh, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (ý làm cho cá sợ, khỏi đớp mất) rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh xuống cúng Khuất Nguyên. Lễ Bon (Urabon, Obon) được tổ chức vào tháng Bảy (có vùng lại tổ chức vào tháng Tám) từ ngày 13 đến 15. Đây là dịp để người Nhật tưởng nhớ linh hồn tổ tiên đã khuất. Theo nghi lễ truyền thống, người ta chuẩn bị đón tổ tiên về nhà bằng cách lau chùi nấm mộ, dọn đường đi từ mộ về nhà và cúng những con ngựa và trâu bằng rơm bện như phương tiện đi lại rồi đốt lửa hay thắp đèn lồng từ mộ đến nhà để chỉ lối cho linh hồn tổ tiên và người thân đã chết biết lối đi về, làm cỗ cúng gia tiên tại nhà và cử hành điệu nhảy Bon đặc biệt có tên là odori quanh khu vực cư dân. Bon là một dịp lễ quan trọng trong năm, các thành viên trong gia tộc dù có sống xa nhau bao nhiêu thì ngày này cũng cố trở về tụ họp bên nhau để làm lễ cúng tổ tiên ông bà. Hội thả diều được tổ chức vào tháng 5 hàng năm trên thành phố biển phía nam Tokyo. Có hàng nghìn, hàng vạn khách yêu thích diều từ khắp nơi trên đất nước đổ về đây để chiêm ngưỡng hoặc tham gia cuộc thi.Khi vào cuộc thi, những cánh diều chao liệng rợp trời, trông thật rực rỡ và vui mắt. Người tham gia thi được phép buộc chặt một lưỡi dao cạo râu bén ngọt vào dây diều của mình để có thể cắt đứt dây diều đối phương giành chiến thắng. Cánh diều bị cắt đứt trông như một cánh chim lìa đàn, chao liệng xa bay trong tiếng reo hò vẫy gọi xuýt xoa của mọi người. - 44 - Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật. Có một truyền thuyết rất rung động lòng người về ngày hội thả diều: Ngày xưa có một đôi nam nữ yêu nhau rất thắm thiết. Vì muốn phá hạnh phúc của họ, kẻ xấu đã bắt cô gái đem nhốt vào tận vùng núi sâu. Cô gái kiên trinh ấy đã cắt gấm the thành từng mảnh nhỏ, dùng tơ lụa tết thành dây, và làm thành 99 cánh diều rồi mang thả chúng bay theo gió. Đang ở xa, chàng trai trông thấy cánh diều lập tức lần theo sự chỉ đường ấy cứu được cô gái. Từ đó, cánh diều được lưu hành trên thế gian này. Hội xem hoa Yêu thích hoa là một đặc điểm lớn của dân tộc Nhật Bản. Họ cho rằng, sau những công việc bận rộn, đi xem hoa là một thứ hưởng thụ thú vị. Thường thì tháng 3 xem hoa mai, tháng 4 xem hoa anh đào, mùa đông xem hoa cúc… Hoa anh đào nổi tiếng thế giới bởi hình dáng hoa lệ, sắc cánh rực lửa. Tục xem hoa của Nhật Bản đã có từ lâu, ngay từ thế kỷ thứ 7, Nhật Hoàng đã nhiều năm liền đến thưởng hoa ở Nara. Đến thế kỷ thứ 8, triều Heyan đã quy hoạch một vườn lớn chuyên trồng hoa anh đào. Đầu thế kỷ 9, Nhật hoàng tổ chức đại hội thưởng hoa lần đầu trong lịch sử Nhật Bản. Tháng 4 là mùa đẹp nhất của Nhật Bản, và các gia đình, họ hàng, bạn bè thường tụ hội ở dưới tán cây. Họ chơi đàn 3 dây, hát ca dao anh đào. Nghệ thuật trình diễn Bốn loại nghệ thuật sần khấu truyền thống là noh, kyogen, kabuki, và bunraku. Noh có nguồn gốc là sự kết hợp giữa âm nhạc của Sarugaku và điểu nhảy của Kanami và Zeami Motokiyo. Những khía cạnh tiêu biểu của nó là mặt nạ, trang phục và điệu bộ, và - 45 - Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật. thỉnh thoảng đối với một người hâm mộ có thể chú tâm đến những đồ vật khác. Chương trình noh được trình diễn xem kẽ với kyogen ( theo truyền thống thì 5 người, nhưng bây giờ thường chỉ còn 3 người ). Kyogen – nhân vật hài hước – có nguồn gốc lâu đời vào những buổi diễn công khai du nhập từ Trung Quốc ở thế kỉ 8 và tự phát triển ở saragaku. Mặt nạ của kyogen hiếm khi được sử dụng và thậm chí nếu vở kịch có sử dụng với một cái của noh , thì rất nhiều vở thông thường vẫn không. - 46 - Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật. Kabuki xuất hiện vào đầu thời Edo từ điệu múa và phần trình diễn của Izumi no Okuni ở Kyoto. Nhưng vì những diễn viên của kabuki là Geisha nên việc những phụ nữ tham gia trình diễn bị cấm bởi chính phủ trong năm 1629 và các nhân vật của nữ được trình diễn bởi nam giới (onnagata). Với những cố gắng gần đây để tái giới thiệu những diễn viên của kabuki cũng không được chấp nhận lắm. Một loại nhân vật khác kabuki là thể loại mà diễn viên được trang điểm trong vở kịch lịch sử (kumadori). Nhà múa rối bunraku của Nhật xuất hiện trong cùng thời đại của kabuki trong một quan hệ cạnh tranh cùng phát triển trong cả lĩnh vực diễn viên và tác giả. Mặc dù vậy, nguồn gốc của bunraku lâu đời hơn. Nó bắt nguồn từ thời Heian. Năm 1914 xuất hiện Takarazuka Revue, một công ty điều hành độc lập bởi một người phụ nữ đã giới thiệu kịch thời sự đả kích ở Nhật. Văn học: Nền văn học Nhật Bản đã có lịch sử hơn một ngàn hai trăm năm hình thành và phát triển. Khởi đầu là những huyền sử như Kojiko(Cổ kí sự) ra đời vào năm 721 và Nihongi (Nhật Bản kỉ) ra đời vào năm 720 diễn dải về lịch sử cổ xưa vốn nhuốm đầy màu sắc huyền thoại, rồi đến những tuyển tập thơ ca như Manjoshu (Vạn diệp tâm), những tố chất ban sơ của nền văn hoá Nhật Bản dần hình thành, chuẩn bị cho thời kì phát triển rực rỡ nhất của cái đẹp, thời Heian (Bình An), kéo dài từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 12. Các tác phẩm vật ngữ khởi đầu, được xem là thuỷ tổ của vật ngữ là tác phẩm “Taketori monogatari” (Trúc thủ vật ngữ), còn gọi là “tiểu thư ánh trăng” ra đời vào thế kỉ thứ 10. Tiếp theo đó là các tác phẩm “Kim tích vật ngữ”, “ truyện nàng Ochikubo”, “Truyện xứ Ise” và đặc biệt là sự xuất hiện của tác phẩm vĩ đại nhất trong lịch sử văn học Nhật Bản “Genji monogatari” (Truyện chàng Genji) của tác giả nữ Murasaki Shikibu, miêu tả những mối tình trong đời của chàng hoàng tử Genji chói sáng. Đây có thể được xem là tiểu thuyết tâm lý đầu tiên trên thế giới. Những cảm thức xao xuyến trước cõi thế vô thường được đẩy lên thành bi cảm : cái đẹp tuyệt đỉnh sắp tàn phai và nỗi buồn không thể cứu vãn là chủ đề xuyên suốt các tác phẩm văn học thời Heian. Thời đại vinh quang Heian kết thúc vào cuối thế kỉ 12 để bước vào thời kì khói lửa của nội chiến cát cứ phân tranh. Thời trung đại khói lửa bắt đầu từ thế kỉ 13 đến thế kỉ 16,trải qua 2 thời kì là Kamakura(1186-1333) và Muromachi (1333-1600). Đây là thời kì hình thành - 47 - Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật. và phát triển của chế độ Mạc phủ cùng với các trang viên,quyền lực rơi từ tay giai cấp quí tộc xuống giai cấp võ sĩ. Cùng với sự du nhập của thiền tông Trung Quốc đã làm cho văn học thời kì này mang cảm thức u huyền (yugen) thay cho bi cảm, mang tính tâm linh thay cho tâm lý ”yugen thì không dừng lại ở hình sắc, nó gợi ra tính chất huyền diệu sâu thẳm của cuộc sống, cái ẩn dấu nhưng lại là sự sống, là linh hồn của hình sắc”. Các tác phẩm tiêu biểu thời kì này là các tác phẩm chiến tranh như : quân ký (gunki) và chiến ký (senki) như Heikei monogatari và Thái Bình ký (Taihenki) cùng với tuyển tập thơ ca Tân Cổ Kim Tập (Shinkokinshu).Khúc thơ của Heike Monogatari như tóm tắt tinh thần thời đại : “Tiếng chuông chùa Gion Vọng lên nỗi vô thường Những người đầy tham vọng Như giấc mộng đêm xuân Anh hùng rồi tuyệt diệt Như bụi giữa cuồng phong” Sang thời Edo,thương nhân đóng vai trò chính trong sự phát triển của văn hoá nghệ thuật và xã hội với cảm thức phù thế (Ukiyo – trôi theo dòng đời). Chính vì vậy từ thời Edo (từ thế kỉ 17 dến năm 1868), nền văn hoá này gọi là nền văn hoá thị dân “đinh nhân văn hoá” (Chonin bunka). Ukiyo là trôi nổi dòng đời, sống với từng khoảnh khắc của đời sống phù hoa. Những tác phẩm tiêu biểu : “Người đàn bà đa tình”, “Người đàn ông đa tình “,”Năm người đàn bà si tình”..của Saikaku, thơ Haiku của Matsuo Basho, sân khấu Joryuri và Kabuki,…. Thế kỷ 19,nước Nhật thay đổi hoàn toàn với chính sách “ Phú quốc cường dân” của thiên hoàng Minh Trị. Sự mở rộng giao lưu kinh tế và văn hoá dẫn đến sự phát triển mới của văn hoá Nhật Bản. Tác phẩm tiêu biểu: “Nhạn” (Gan),” Vũ nữ” (Maihime) của Mori Ogai và Nastume Soseki như “Nỗi lòng” (Kokoro), “Tam tứ lang” (Sanshiro),… với tinh thần :“ đường lối siêu nhiên, dung hoà lý trí và tình cảm,đem cái tả thực nằm trong lối hành văn lãng mạn, phóng túng và trữ tình”. Đến các nhà văn thiên tài nối tiếp như Akutaqawa Ryu no suke, ông đã bắc chiếc cầu nối văn hoá Nhật Bản truyền thống và hiện đại với các tác phẩm như : Cái mũi (Hana),”Tấm bình phong địa ngục”, “Tấm lòng trinh bạch của Otomi”. Thế kỉ 20,văn hoá Nhật Bản phát triển rực rỡ với hai giải thưởng Noben văn chương của Kawabata Yasunari năm 1968 và Oe Kenzaboro năm 1994. Điều này đánh dấu sự hoà nhập của văn hoá nền văn học Nhật Bản vào dòng chảy của văn học thế giới.Ngoài ra còn có một số tác gia nổi tiếng khác như : Mishima Yukio,Tanizaki Junichiro, Abe Koro. - 48 - Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật. Hiện nay sự khởi sắc và tiếp nối của dòng văn học Nhật Bản đầy truyền thống đang nằm trong tay các tác gia đương đại như Yoshimoto Banana,Murakami Ryu, Murakami Haruki,…,mà nổi bật nhất chính là Murakami Haruki, người có khả năng mang về cho nền văn học Nhật Bản một giải Nobel văn chương trong vài năm tới. Nihonjinron Thuật ngữ Nihonjinron có nghĩa là “học thuyết/thảo kiến về người Nhật” và nhờ vào khá nhiều những văn bản trong nhiều lĩnh vực như xã hội học, tâm lý học, lịch sử, ngôn ngữ học, triết học và thậm chí là khoa học. Các tác phẩm này đựoc xuất bản ở Nhật là chủ yếu ở Nhật bởi Nhật. Thông qua những ghi chú ví dụ của thể loại này được sáng tác bởi những học giả, phóng viên, đại sứ nước ngoài. Kiến trúc - 49 - Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật. Kiến trúc Nhật Bản đã có một lịch sử lâu đời cũng như đóng vai trò quan trọng trong nhiều mặc của văn hoá Nhật Bản. Có nguồn gốc và chịu ảnh hưởng rất nặng từ kiến trúc Trung Hoa, nhưng kiến trúc Nhật cũng phát triển có nhiều điểm khác biệt và một số mặtcó nguồn gốc từ Ấn Độ. Những ví dụ tiêu biểu cho kiến trúc Nhật được nhìn thấy chủ yếu ở đền chùa, các lăng ngộ thần đạo Shinto, các lâu đời ở Kyoto và Nara. Những công trình đó thường được kết hợp với vườn cổ truyền mang đệm phong cách Thiền tông. Một vài công trình kiến trúc hiện đại, như là yshio Taniguchi và Tadao Ando được biết với những công trình kiến trúc phối hợp độc đáo mà hài hoà giữa nét đẹp văn hoá Nhật cổ truyền và phong cách phương Tây hiện đại. - 50 - Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật. Kiến trúc vườn cũng quan trọng như tạo thành kiến trúc một toà nhà và nó chịu ảnh hưởng rất lớn bởi cùng một nền tảng lịch sử và tín ngưỡng. Mặc dù ngày nay, những bức tranh đơn sắc bằng mực vẫn là một hình thức nghệ thuật gần gũi với sự thiền định của Đạo Phật nhất. Một tác phẩm vườn tược được thiết kế đơn giản là một sự sáng tạo dựa trên những nét cơ bản nhất, hoặc ít nhất là cụng chịu ảnh hưởng bởi điều đó - một bức tranh phong cảnh bằng mực đơn sắc 3 chiều (sumi, hoặc sumi-e hoặc suibokiga) Ở Nhật, vườn cũng đóng một vị trí quan trọng như những tác phẩm nghệ thuật. Ẩm thực : - 51 - Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật. Văn hóa ẩm thực Nhật được biết đến với những món ăn truyền thống, và nghệ thuật trang trí ẩm thực độc đáo. Nhật cũng giống như các nước châu Á khác, xuất phát từ nền nông nghiệp lúa, nên cơm được coi là thành phần chính trong bữa ăn của người Nhật. Ngoài ra cá và hải sản là nguồn cung cấp protein chủ yếu của họ. Người Nhật thường chú ý nhiều đến kiểu cách và rất cầu kỳ trong chế biến thực phẩm. Chính những điều này tạo nên hương vị đặc trưng của các món ăn Nhật như các món ăn sống, hấp, luộc… “Tam ngũ” là quan niệm của người Nhật trong các món ăn, đó là “Ngũ vị, ngũ sắc, ngũ pháp”. + Ngũ vị bao gồm: ngọt, chua, cay, đắng, mặn + Ngũ sắc có: trắng, vàng, đỏ, xanh, đen + Ngũ pháp có: để sống, ninh, nướng, chiên và hấp. Mùi vị các món ăn Nhật đơn giản hơn so với các món ăn của phương Tây. Đồ ăn Nhật chú trọng đến đặc sản theo từng mùa và sự lựa chọn các bát đĩa đựng thức ăn một cách nghệ thuật. Các món ăn của Nhật nhằm giữ lại nhiều nhất hương vị, màu sắc của thiên nhiên. Nhật Bản nghiêng về sự bắt mắt tinh tế, đó là sự hòa trộn khéo léo và tinh tế của màu sắc, hương vị cũng như tôn giáo truyền thống. Những món ăn được chế biến nhỏ nhắn, xinh xắn, hương vị thanh tao, nhẹ nhàng không quá nồng đậm. Người Nhật thường dùng đũa để ăn, đặc biệt họ thích bày biện món ăn bằng những bát, đĩa nhỏ xinh. Bữa cơm người Nhật chủ yếu là cơm, cá, rau và có rất ít thịt trong thành phần ăn. Mỗi người bao giờ cũng có một bát cơm kèm với rau bina, củ cải hoặc dưa góp, rong biển sấy - 52 - Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật. được dùng để cuộn cơm hoặc ăn không. Có thể ăn mì Udon và Soba để thay thế cơm hay Sushi. Món khai vị là sashimi và kết thúc bữa ăn là một tách trà xanh nóng hổi. Từ dùng để diễn tả bữa ăn ở Nhật là gohan . Từ này theo nghĩa đen để chỉ gạo được hấp hay đồ chín, nhưng gạo là một loại lương thực quan trọng đối với người dân sứ xở mặt trời mọc, nên gohan còn dùng để chỉ tất cả các món ăn. Một bữa ăn truyền thống của người Nhật gồm cơm cùng với một món chính là thịt hoặc cá, một vài món ăn thêm (thường là rau được nấu chín), súp (thường là súp miso), và rau muối. Gạo có tính kết dính khi nấu chín nên rất thích hợp với việc dùng đũa. Trước khi ăn người Nhật thường nói: "itadakimasu" - là một câu nói lịch sự, nghĩa là "xin mời" nhằm nhấn mạnh sự cảm ơn tới người đã cất công chuẩn bị bữa ăn. Khi ăn xong, họ lại cảm ơn một lần nữa "gochiso sama deshita" (cảm ơn vì bữa ăn ngon") Ngày nay bữa ăn của người Nhật đã có sự Âu hóa bởi những ảnh hưởng của sự tiếp xúc với các nền ẩm thực châu Âu. Trong bữa ăn xuất hiện các sản phẩm sữa, bánh mì, thịt và các sản phẩm làm từ bột mì ngày một nhiều. Một cuộc điều tra cho thấy so với năm 1960 thì vào năm 1993 nhu cầu của n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfQuản trị học- giao tiếp kinh doanh với người Nhật.pdf
Tài liệu liên quan