Đề tài Nhu cầu thông tin thư viện của sinh viên trường Đại học sư phạm nghệ thuật TW

Các cấp học, hệ đào tạo khác nhau thì lượng kiến thức cung cấp cũng khác nhau, do vậy mà lượng thông tin phục vụ cho học tập cũng không giống nhau. Kết quả khảo sát sinh viên hệ ĐH và CĐ của trường cho thấy.

Nhu cầu thông tin thư viện hệ ĐH cao hơn so với hệ CĐ, tại sao lại có kết quả như vậy? Có thể do yêu cầu đào tạo hệ CĐ không quá gắt gao như hệ đào tạo ĐH chính quy. Phân môn học tập cũng có sự chênh lệch, sinh viên hệ ĐH phải tìm kiếm nhiều thông tin nên nhu cầu thông tin thường xuyên chiếm 25%, bình thường chiếm 52,5% còn lại tỉ lệ ít có 17,5%. Trong khi đó số sinh viên thuộc hệ CĐ lên thư viện chỉ chiếm tỉ lệ thấp, họ chủ yếu tìm kiếm thông tin trên internet, sách vở giáo trình phôtô nhằm hoàn thành môn học, sinh viên không mấy hứng thú với nhu cầu thông tin trên thư viện.

 

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6265 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nhu cầu thông tin thư viện của sinh viên trường Đại học sư phạm nghệ thuật TW, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vụ thư viện còn thấp... * Thư viện - thông tin trường ĐH Sư phạm nghệ thuật TW Trường ĐH Sư phạm nghệ thuật TW với tiền thân là trường Trung cấp Nhạc hoạ, sau một thời gian phát triển lên cao đẳng và giờ đã khẳng định vị thế của mình khi trở thành một trường đại học đầu tiên đào tạo ra các giáo viên thuộc lĩnh vực nghệ thuật. Hệ thống thông tin thư viện cũng được ra đời từ sớm để phục vụ được nhu cầu học tập của sinh viên trong trường. Ban đầu ứng với xu thế chung của xã hội, thư viện còn gặp phải rất nhiều khó khăn. Cho đến những năm gần đây, đã có những biến đổi rõ rệt về chất lượng thông tin lẫn cơ sở vật chất trang thiết bị. Theo thống kê gần đây nhất cho thấy(2009) số lượng sinh viên tăng 2 đến 3 lần do phục vụ tận tình, chuyên nghiệp, đồng thời việc học tập đòi hỏi sinh viên phải ra sức tìm kiếm thông tin. Trong thư viện có nhiều sách tham khảo ứng với từng chuyên ngành và một số giáo trình học chính quy sinh viên có thể được mượn về( trừ giáo trình tham khảo chuyên ngành hay dự án). Thư viện làm việc từ thứ 2 đến chủ nhật, nghỉ phục vụ chiều thứ 6 do phải vệ sinh kho sách. Giờ mở cửa: sáng từ 8 đến 11h, chiều từ 1 đến 4h30. Bao gồm 1 phòng đọc và 33 chỗ ngồi, có tủ tra sách, 5 máy tính nối mạng internet. Hiện nay, hệ thống thư viện trường đang dần mã hoá số đăng ký, chuyển từ thư viện truyền thống sang thư viện hiện đại. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế song thư viện và nhà trường đang tiến hành xem xét và đưa ra phương án giải quyết sao cho phù hợp. ( Theo cán bộ phụ trách kho giáo trình thư viện trường ĐH Sư phạm nghệ thuật TW cô Vũ Thị Phương cung cấp). 3, Vai trò của thư viện. Với những chức năng và nhiệm vụ của mình, hoạt động thông tin thư viện đã phục vụ đắc lực cho các nhiệm vụ chính trị, sản xuất, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu văn hoá - xã hội ở mọi cấp ngành khác nhau. Việc đảm bảo lượng thông tin cần thiết cho các đề tài nghiên cứu khoa học, tuyên truyền phổ biến các tài liệu, thông tin đa ngành đã giúp cho cơ quan thông tin thư viện tự thành đồng minh thân cận của Đảng, chính quyền... Đặc biệt đối với giáo dục đại học trong những năm gần đây, yêu cầu cấp thiết được đặt ra là phải đổi mới phương pháp dạy và học của giảng viên và sinh viên. Giờ đây, trung tâm của hoạt động dạy và học không còn phụ thuộc hoàn toàn vào người thầy mà chính mỗi sinh viên phải tự đặt ra nhiệm vụ cho mình. Với phương pháp học này thì người học luôn chủ động trong việc chiếm lĩnh các tri thức một cách toàn diện, hứng thú nhất. Trong thư viện bao gồm cả hệ thống tri thức tổng hợp và chuyên ngành được thể hiện qua sách vở, đĩa CD, giáo trình, tư liệu điện tử. Như đã nói ở phần trên, thư viện không chỉ đóng vai trò là nơi lưu giữ, bảo quản sách mà còn là môi trường hữu dụng trong công tác nâng cao tri thức và học tập cho sinh viên. Đã có người coi thư viện như là trái tim tri thức của một trường đại học. * * * Tóm lại, sự ra đời của ngành thư viện là một yếu tố tất yếu nhằm đáp ứng cho nhu cầu của đông đảo quần chúng nhân dân, học sinh, sinh viên. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi nhân loại ngày càng tiến bộ, trữ lượng thông tin càng lớn và nhu cầu nắm bắt, lĩnh hội những tri thức ấy càng cao. Cùng với những hạn chế thiếu sót cũng như các thành tựu của thư viện trường nói riêng và hệ thống thông tin thư viện trên cả nước nói chung trong những năm tới sẽ có những sự đổi mới theo hướng tiến bộ và thu hút ngày càng nhiều nhu cầu tìm kiếm thông tin, tri thức. Đối với sinh viên trường ĐH Sư phạm nghệ thuật TW, thực trạng nhu cầu thông tin thư viện trong những năm gần đây cũng có những bước chuyển biến rõ rệt. Cụ thể ta sẽ xem xét ở những phần sau. Chương II: Sinh viên trường ĐH Sư phạm nghệ thuật tw với nhu cầu thông tin thư viện. Mỗi người đều có những nhu cầu riêng mặc dù có thể có cùng một đối tượng dẫn đến nhu cầu đó. Theo đó, cùng là nhu cầu về thông tin thư viện nhưng tuỳ theo hoàn cảnh, mục đích khác nhau mà nhu cầu tất yếu cũng khác nhau. Bài tiểu luận dựa trên kết quả phỏng vấn 5 người và 60 phiếu điều tra đối với sinh viên các khoa Sư phạm âm nhạc, sư phạm mĩ thuật và khoa văn hoá - nghệ thuật thực hiện trong năm 2009. Kết quả như sau: 1, Theo chuyên ngành. Trường ĐH sư phạm nghệ thuật tw bao gồm có 3 khoa là sư phạm âm nhạc, sư phạm mĩ thuật và khoa văn hoá nghệ thuật, trong mỗi khoa lại có những đặc trưng và yêu cầu với những môn học khác nhau. Như vậy xét đến nhu cầu thông tin thư viện của sinh viên lại khác nhau. Theo thực tế số liệu thu thập được từ nguồn thư viện trường (Cô Vũ Thị Phương – cán bộ phụ trách kho giáo trình cung cấp). Tính trong năm học vừa qua tổng số sinh viên mượn sách là khoảng 1384 sinh viên trong đó có 1300 sinh viên của khoa Mĩ Thuật chiếm 94% còn lại là khoảng 83 sinh viên của khoa nhạc và văn hoá nghệ thuật chiếm 6%. Từ thực tế trên cho thấy nhu cầu thông tin thư viện của khoa mĩ thuật lớn gấp nhiều lần so với các khoa khác trong trường. Tại sao lại như vậy? So với Âm nhạc và Mĩ thuật, khoa văn hoá - nghệ thuật là một chuyên ngành còn khá mới mẻ, các phân môn được duyệt trình theo từng năm lại được cân nhắc một cách kĩ lưỡng sao cho phù hợp và thiết thực nhất. Hiện toàn trường có 3 khoá Quản lý văn hoá và thiết kế thời trang, trong thời gian gần đây mới mở thêm mã ngành đồ hoạ. Chính vì vậy lượng thông tin trên thư viện cũng đang được sàng lọc, bổ sung thêm nhiều sách giáo trình học cũng như tài liệu tham khảo về những chuyên ngành trên nhưng chủ yếu vẫn còn rất nhiều hạn chế. Do vậy nhu cầu đối với thư viện không cao mà chủ yếu nguồn thông tin được lấy từ internet, hệ thống thư viện công cộng. Một bạn sinh viên ngành quản lý văn hoá cho biết: “ Tìm kiếm sách trên thư viện quốc gia đầy đủ hơn, lượng thông tin lớn có nhiều đầu sách cổ, đầu sách mới được cập nhật liên tục [Hạnh, 20t, sinh viên ngành quản lý văn hoá] Chỉ bó hẹp trong khuôn khổ thư viện trường sẽ còn rất nhiều những thiếu sót không tránh khỏi, tuy nhiên đó cũng là môi trường học tập gần gũi với sinh viên, do vậy chúng ta cũng cần phải ngày càng hiện đại hoá, đổi mới thư viện sao cho phục vụ cho nhu cầu của sinh viên tốt hơn, hiệu quả hơn. Trong khi đó khoa âm nhạc và mĩ thuật, cùng tồn tại song song nhưng nhu cầu thư viện lại khác nhau, lý giải cho điều này ta thấy! Đặc trưng của khoa âm nhạc và mĩ thuật là quá trình học gắn liền với các môn thực hành. Đối với khoa mĩ thuật, có nhu cầu lớn về tư liệu hình hoạ để từ đó làm cơ sở chung cho quá trình học tập và sáng tạo(khả năng ghi nhận và hình tượng tốt) sinh viên cả 2 chuyên khoa đều có nhu cầu tìm kiếm thông tin phục vụ chuyên ngành của mình, thích môn học nào thì tìm sách môn đó. Đa số là các môn thực hành, viết cũng có nhưng rất ít, do vậy sinh viên khoa nhạc ít hứng thú với nhu cầu thông tin thư viện, tài liệu chủ yếu do thầy cô phát trực tiếp, hay như tài liệu nhạc hiện giờ ở các quán phô tô cũng có rất nhiều. Còn khoa mĩ thuật sinh viên có nhu cầu thư viện cao nhất có lẽ là do nguồn tài liệu đối với ngành mĩ thuật khá phong phú và cần thiết cho nhu cầu tìm kiếm, tập trung nhiều tác phẩm của các danh hoạ nổi tiếng khó tìm kiếm ở bên ngoài. Những nguồn tài liệu có trong thư viện đã được kiểm soát và đáng tin cậy giúp sinh viên giảm tải quá trình tìm kiếm lượng thông tin quá lớn trên internet thậm chí còn có nhiều thông tin sai. Hiện nay theo điều tra cho thấy nhu cầu tìm kiếm các nguồn sách khác nhau của sinh cả 3 khoa trên thư viện không có sự chênh lệch đáng kể: Khoa Sách Âm nhạc Mĩ thuật Văn hoá - nghệ thuật Giáo trình học 2 13,3% 0 0% 14 46,7% Sách tham khảo 10 66,7% 13 86,7% 11 36,7% Sách đại cương 3 20% 2 13,3% 5 16,6% Tổng 15 15 30 Nhận xét: Số liệu trên cho thấy, tỉ lệ tìm kiếm sách giáo trình học của khoa văn hoá - nghệ thuật thì nhiều hơn so với các khoa khác chủ yếu là do sách giáo trình học có thể được mượn về nhà, hết mỗi kì học sinh viên có thể đem trả lại sách cho thư viện do mỗi môn chỉ học bó gọn trong một kì và sách giáo trình đó trở thành cơ sở tiền đề cho ngành học văn hoá . Bởi vậy mà sinh viên lên thư viện tìm kiếm sách giáo trình cao hơn( Tỉ lệ 46,7%) . Trong khi khoa âm nhạc tỉ lệ là 13,3%, thậm chí khoa mĩ thuật(0%). Do sinh viên được cung cấp tài liệu từ giảng viên, được hướng dẫn trực tiếp thông qua thực hành. Xét trong 3 nhu cầu tìm kiếm lớn nhất của sinh viên đối với thư viện thì sách giáo trình tham khảo luôn là lựa chọn cao nhất, khoa âm nhạc là 66,7%, mĩ thuật là 86,7% khoa văn hoá nghệ thuật là 36,7%; Bởi sinh viên không chỉ theo hướng đi đã vạch sẵn của giảng viên mà còn phải tự tìm tòi chắt lọc, phát triển khả năng tư duy óc sáng tạo thông qua hệ thống thông tin được cập nhật liên tục. Còn về nhu cầu đối với sách đại cương, các môn lý thuyết bắt buộc cũng không đáng kể: âm nhạc chiếm 20%, mĩ thuật chiếm 13,3%, khoa văn hoá - nghệ thuật chiếm 16,6%. Tâm lý chung của sinh viên là “Học cho qua” còn chủ yếu họ phục vụ cho chuyên ngành của mình là chính. Những môn đại cương đã được các giảng viên giảng dạy trên lớp và sinh viên dựa vào đó để học và phục vụ cho kì thi hết môn. Vì vậy mà giảng viên hết sức tạo điều kiện và cung cấp lượng kiến thức tổng hợp và đầy đủ nhất. Như vậy ta có thể đưa ra nhận định khái quát nhu cầu thông tin thư viện theo chuyên ngành của sinh viên khác khoa có những sự khác biệt nhau và nhu cầu tìm kiếm kiến thức phục vụ cho từng sinh viên cũng khác nhau. Các tài liệu tham khảo liên quan đến chuyên ngành đang ngày càng đóng vai trò chủ đạo gây hứng thú và là nguồn tư liệu cần thiết cho sinh viên, cùng với giáo trình học và sách đại cương tuy nhu cầu ở hai loại hình này chưa cao nhưng cũng là yếu tố không thể thiếu đối với bất cứ sinh viên nào từ bất cứ nguồn thông tin nào phù hợp. Nhân đây bàn đến chuyện nhu cầu thông tin thư viện của sinh viên trường, một vấn đề được đưa ra? Sinh viên có nhu cầu không chỉ đối với thư viện thông tin tại trường mà còn có nhu cầu tìm kiếm thông tin ở các loại hình thư viện khác. Cụ thể theo thống kê thu được: Khoa Địa điểm Âm nhạc Mĩ thuật Văn hoá - nghệ thuật Thư viện quốc gia 0 0% 1 6,7% 7 23,3% Thư viện trường 6 40% 9 60% 13 43,3% Nguồn thư viện khác 9 60% 5 33,3% 10 33,4% Tổng 15 15 30 Nhận xét: Nhìn chung nhu cầu thông tin thư viện tại trường có tỉ lệ cao hơn so với nguồn thông tin từ thư viện quốc gia hay các thư viện khác. Bởi những giờ giải lao hay theo phương pháp dạy mới (nhiều giảng viên đã áp dụng cách học này) trong một buổi học chỉ học 3 tiết đầu còn lại sinh viên tự lên thư viện học, thì thư viện trường là nơi thích ứng tốt nhất với nhu cầu của sinh viên đặc biệt đối với các bạn ở kí túc xá, thư viện trường rất gần, thuận tiện cho việc tìm kiếm thông tin. Tỉ lệ nhu cầu từ thư viện quốc gia rất ít chủ yếu chỉ có ở sinh viên khoa văn hoá - nghệ thuật đặc biệt là chuyên ngành quản lý văn hoá (23,3%) bởi như đã nói ở phần đầu, thư viện quốc gia là trung tâm lưu trữ mọi loại hình thông tin, mọi tri thức trong và ngoài nước. Với hơn 45 phân môn chia đều cho 4 năm học, sinh viên cần lượng thông tin lớn về văn hoá để phục vụ cho ngành học. Trong khi thư viện trường ta chưa đủ điều kiện để thu thập đủ những đầu sách cần thiết, do đó thư viện quốc gia là môi trường học tập lý tưởng. Còn các nguồn thư viện khác thì nhu cầu của sinh viên cũng khá cao( âm nhạc 60%, mĩ thuật 33,3%, văn hoá - nghệ thuật 34,4%). Tuy nhiên nhu cầu này cũng gặp một số khó khăn trong quá trình thực hiện, mỗi chuyên ngành trong trường lại gắn với một trường ĐH khác như: ĐH văn hoá, nhạc viện Hà Nội hay ĐH mĩ thuật. Để sinh viên có thể đọc sách trên các thư viện lân cận thì buộc phải có giấy giới thiệu của trường, trong khi đó mạng lưới liên kết giữa các thư viện mới đang được xây dựng nên vẫn còn rất nhiều hạn chế, thiếu sót. Thực trạng dẫn đến hiện nay có rất nhiều sinh viên với nhu cầu học hỏi tri thức thông qua hệ thống thư viện điện tử, internet chiếm phần đông. * * * Tóm lại, mỗi sinh viên tuỳ theo từng chuyên ngành lại có những nhu cầu phù hợp. Nhu cầu thông tin của sinh viên không nhất thiết chỉ dừng lại ở thư viện trường mà lấy đó làm xuất phát điểm để tìm kiếm tri thức từ các nguồn thư viện chuyên ngành khác hay thư viện công cộng. Thông tin thư viện phục vụ cho ngành học là nhu cầu chính đáng nhất. 2, Theo cấp học. Các cấp học, hệ đào tạo khác nhau thì lượng kiến thức cung cấp cũng khác nhau, do vậy mà lượng thông tin phục vụ cho học tập cũng không giống nhau. Kết quả khảo sát sinh viên hệ ĐH và CĐ của trường cho thấy. Nhu cầu thông tin thư viện hệ ĐH cao hơn so với hệ CĐ, tại sao lại có kết quả như vậy? Có thể do yêu cầu đào tạo hệ CĐ không quá gắt gao như hệ đào tạo ĐH chính quy. Phân môn học tập cũng có sự chênh lệch, sinh viên hệ ĐH phải tìm kiếm nhiều thông tin nên nhu cầu thông tin thường xuyên chiếm 25%, bình thường chiếm 52,5% còn lại tỉ lệ ít có 17,5%. Trong khi đó số sinh viên thuộc hệ CĐ lên thư viện chỉ chiếm tỉ lệ thấp, họ chủ yếu tìm kiếm thông tin trên internet, sách vở giáo trình phôtô nhằm hoàn thành môn học, sinh viên không mấy hứng thú với nhu cầu thông tin trên thư viện. Cấp học Nhu cầu thư viện Đại học Cao đẳng Thường xuyên 10 25% 1 5% Bình thường 21 52,5% 6 30% ít 7 17,5% 10 50% Rất ít 2 5% 3 15% Tổng 40 20 Qua quá trình phỏng vấn sinh viên cho biết : “ Tất nhiên lượng kiến thức cần cho ĐH nhiều hơn CĐ, mình không hay lên thư viện vì chỉ cần học trong vở ghi chép và giáo trình chính là đủ để thi” [Hùng, 21 tuổi, sv CĐ sư phạm âm nhạc]. Mặt khác, không chỉ có nhu cầu giữa các cấp học của sinh viên trong trường mà với từng khoá đào tạo thì nhu cầu thư viện cũng có sự thay đổi. Tỉ lệ sinh viên năm thứ 2 và thứ 3 có nhu cầu thư viện cao hơn một chút do lượng thông tin cần tìm phục vụ học tập lớn, lúc này sinh viên thích ứng được với phương pháp học ĐH: phát triển khả năng tư duy, tự tìm tòi và sáng tạo. Do vậy mà nhu cầu thư viện từ đó cũng tăng lên. Trong khi đó, sinh viên khoá mới và năm thứ 4 có nhu cầu thông tin thư viện ít hơn do còn chưa quen với môi trường học tập mới, vẫn duy trì cách học “ thầy đọc trò ghi” , ghi nhớ bài giảng máy móc và chỉ nhất hướng theo nguồn thông tin giảng viên cung cấp. Đối với sinh viên năm cuối chủ yếu chuẩn bị cho quá trình thực tập làm luận án tốt nghiệp đòi hỏi nhu cầu thực tế cao hơn là nhu cầu thông tin thư viện. Qua ba năm học, sinh viên đã được tích luỹ khá nhiều hệ thống lý thuyết cần thiết do đó thời gian này thích hợp với việc vận dụng cơ sở lý luận gắn liền với thực hành. 3, Theo mục đích sử dụng. Tìm hiểu về nhu cầu thông tin thư viện của sinh viên trường ĐH sư phạm nghệ thuật tw theo mục đích sử dụng trong nghiên cứu này được chia thành 4 nhóm nhu cầu: học tập, giải trí, sở thích và mục đích khác. Dựa trên những nội dung đó, qua quá trình khảo sát ta thu được kết quả như sau: Khoa Mục đích Âm nhạc Mĩ thuật Văn hoá - nghệ thuật Học tập 11 73,3% 12 80% 19 63,3% Giải trí 2 13,3% 2 13,3% 2 6,7% Sở thích 1 6,7% 0 0% 2 6,7% Khác 1 6,7% 1 6,7% 7 23,3% Tổng 15 15 30 Con người luôn có những nhu cầu để phục vụ cho những mục đích nhất định của mình. Xét về nhu cầu thông tin thư viện của sinh viên trong trường: tỉ lệ sinh viên có nhu cầu thông tin phục vụ cho học tập chiếm phần đông( âm nhạc 73,3%, mĩ thuật 80%, văn hoá - nghệ thuật 63,3%). Trong khi đó, theo giải trí, sở thích và các mục đích khác thì chiếm tỉ lệ rất ít. Giải thích kết quả trên ta thấy: Theo quy định của Đảng và nhà nước hệ thống thư viện trên toàn quốc được chia ra thành rất nhiều các nhóm thư viện với nhiệm vụ và chức năng riêng: thư viện công cộng, thư viện chuyên ngành, thư viện quân đội... Trong đó thư viện trường học cũng được ra đời và hiện nay đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp nguồn tri thức cho sinh viên cũng như môi trường rèn luyện tính tư duy, khả năng tự tìm tòi sáng tạo. Với mục đích ấy, sinh viên đến thư viện trường với nhu cầu tìm kiếm thông tin phục vụ học tập không có gì là lạ. Hơn thế nữa nguồn giáo trình học tập cũng như giáo trình phục vụ cho từng chuyên ngành cũng khá phong phú và được cập nhật thường xuyên. Giảng viên là người hướng dẫn sinh viên học, không chỉ đưa ra kiến thức mà còn cung cấp những tiêu đề sách hay cần thiết mà sinh viên cần tìm hiểu trên hệ thống thư viện. Cũng chính sự thúc đẩy đó khiến sinh viên có nhu cầu tìm kiếm thông tin thư viện cao hơn. Còn nhu cầu theo mục đích phục vụ giải trí, theo sở thích và những lý do khác thuộc vào chủ quan của từng sinh viên thì chiếm tỉ lệ thấp hơn chủ yếu là do một mặt nhu cầu tìm kiếm thông tin phục vụ học đã chiếm đa số thời gian, ngoài những kiến thức được cung cấp trên lớp chỉ tranh thủ vào những lúc rảnh rỗi và tuỳ vào sở thích muốn tìm hiểu thêm về nguồn kiến thức mình yêu thích thì sinh viên mới có nhu cầu thông tin thư viện với những mục đích này. Mặt khác, lượng thông tin có trên thư viện cũng chỉ phục vụ được phần nhỏ; sách báo, tạp chí giải trí cũng chủ yếu là sách báo về chuyên ngành học. Sinh viên chủ yếu thích giải trí và tìm kiếm theo sở thích thông qua rất nhiều nguồn cung cấp khác nhau và chủ yếu trong thời đại hiện nay là internet, sách báo, tạp chí gia đình, tiền phong... * * * Ngày nay con người ngày càng bị cuốn vào vòng quay của sự phát triển tiến bộ về mọi mặt, xã hội phát triển, kinh tế phát triển kéo theo hàng loạt những loại hình văn hoá mới ra đời, con người dần mất đi nhiều nhu cầu thiết yếu cần thiết, thư viện không còn là nơi tạo được niềm hứng thú say mê đặc biệt là với giới trẻ. Có những bộ phận tiếp nhận luồng văn hoá mới mà loại bỏ đi “ kho trí thức của nhân loại” quả thật là điều đáng tiếc. Điều đó đặt ra yêu cầu cho hệ thống thông tin thư viện hiện nay phải làm sao để ngày càng đổi mới phục vụ hữu hiệu hơn cho từng loại nhu cầu. Đối với sinh viên trường ĐH sư phạm nghệ thuật tw, nhu cầu thông tin thư viện cũng đang từng bước được tăng lên do hệ thống thư viện đang ngày được cải tiến và ý thức học tập, tìm hiểu kiến thức của sinh viên cũng đang được nâng cao. 4, Theo thời vụ, thời điểm. Nhu cầu của sinh viên đối với thư viện theo thời vụ và thời điểm được biểu hiện khá rõ. Thực trạng này không chỉ tồn tại ở thư viện trường mà ở hầu hết các thư viện đại học trên địa bàn cả nước. Theo kết quả điều tra cho thấy: Khoa Thời điểm Âm nhạc Mĩ thuật Văn hoá - nghệ thuật Lúc thi 10 66,7% 8 53,3% 22 73,3% Lúc rảnh rỗi 1 6,7% 1 6,7% 0 0% Trong quá trình học 4 26,6% 6 40% 8 26,7% Tổng 15 15 30 Nhận xét: Từ bảng trên ta thấy được sinh viên có nhu cầu cao vào thời điểm làm tiểu luận và thi hết môn( âm nhạc 66,7%, mĩ thuật 53,3%, văn hoá - nghệ thuật 73,3%) Những lúc rảnh rỗi chiếm tỉ lệ thấp( âm nhạc 1%, mĩ thuật 1%, văn hoá - nghệ thuật nhu cầu của sinh viên là 0%). Trong quá trình học thì nhu cầu của sinh viên đối với thư viện cũng tăng nhưng không đáng kể ( âm nhạc 26,6%, mĩ thuật 40%, văn hoá - nghệ thuật 26,7%). Thực trạng cho thấy trong suốt những năm vừa qua, phương pháp học áp dụng ở bậc đại học rất khác so với ở bậc phổ thông, THCS và Tiểu học; phải lên cấp bậc cao hơn thì yêu cầu tính tự học, khả năng tư duy cũng cao hơn nhưng không phải bất cứ sinh viên nào cũng áp dụng được theo cách học đó. Đa số sinh viên học theo kiểu mùa vụ hay nói vui như “ nước đến chân mới nhảy”. Bắt đầu giao đề tài tiểu luận cũng như đề cương ôn thi thì cũng là lúc nhu cầu cần tìm kiếm thông tin là lớn nhất. Thư viện hoạt động nhiều hơn, phục vụ nhiều bạn đọc hơn, kết thúc đợt thi thì thư viện lại vắng vẻ và thưa thớt sinh viên một phần vì thông tin cần đã được đáp ứng và hoàn thành kì thi cuối kì. Vào những lúc rảnh, có thời gian rỗi nhiều thì sinh viên ít hướng sự chú ý của mình tới thư viện, xã hội ngày càng phát triển và mở ra được rất nhiều các loại hình giải trí thu hút giới trẻ. Đặc biệt là với lịch học của trường ta, một kì sắp xếp từ 7 cho đến 12 môn nhu cầu thư viện diễn ra trong quá trình học cũng không đáng kể. Sinh viên phải học cả tuần với 12 buổi cả sáng lẫn chiều do vậy đã có thể tiếp nhận một lượng kiến thức nhất định thông qua giảng viên cung cấp trên lớp chứ không đủ sức để có thể tiếp nhận thêm luồng thông tin chuyên ngành khác trên thư viện. Đôi khi có những giờ học trống thì sinh viên thường tranh thủ nghỉ ngơi hay tiến hành các công việc yêu thích của mình. Chỉ những lúc giảng viên yêu cầu tự học trên thư viện hay giao các bài tập thì sinh viên mới có nhu cầu thông tin thư viện. Theo thống kê về lượng thông tin tiếp nhận được của sinh viên ngoài giờ học trên lớp mà thông qua thư viện ta thấy: Lượng tiếp nhận Chủ thể Rất nhiều Nhiều Bình thường ít Tổng Sinh viên 3 5% 8 13,3% 39 65% 10 16,7 60 Như vậy, sinh viên với khả năng tiếp nhận lượng thông tin ở mức trung bình là cao nhất, thậm chí sinh viên ít có nhu cầu cũng chiếm tới 16,7%. Chỉ khi nào ở mức cần thiết thì nhu cầu thông tin thư viện mới được nâng lên rõ rệt. Có nhiều sinh viên còn tồn tại những suy nghĩ lượng thông tin trên lớp đã đủ chỉ để thi cho hết môn chứ không cần thiết phải quan tâm đến những kiến thức bổ trợ sâu rộng bên ngoài. Một quan điểm sai lầm cần phải nhìn nhận lại! * * * Như vậy, thời gian cũng ảnh hưởng khá lớn đến nhu cầu thư viện của sinh viên trong trường. Ngoài ra yếu tố không gian cũng ảnh hưởng không nhỏ, môi trường không gian học tập thư viện còn khá hạn chế và cũng đang được hoàn thiện. Nhưng xét cho cùng, thư viện luôn là nơi cần thiết cho mỗi sinh viên, phục vụ đắc lực cho quá trình học tập trong mọi thời điểm cần thiết cũng như quá trình học tập thường ngày của mỗi sinh viên nói riêng và của cả xã hội nói chung. 5, Nhu cầu thông tin từ các nguồn. Ngày nay, để tiếp cận thông tin mới không phải là điều quá khó khăn chỉ có điều quá trình tiếp cận đó có phù hợp với nhu cầu và khả năng của bạn. Nếu như trong giáo dục, hình thức chuyển tải thông tin chỉ được cung cấp từ sách giáo khoa và kiến thức của giáo viên thì lên cấp học cao hơn cụ thể là bậc học CĐ, ĐH thì nhu cầu tự học cao thông qua các nguồn thư viện, internet... Tại thư viện trường ĐH sư phạm nghệ thuật tw theo điều tra cho thấy nhu cầu thư viện của sinh viên đang tăng lên cùng với sự phát triển của nhà trường. Tính từ năm 2007 đến năm 2009, nhu cầu lên thư viện trường tìm kiếm thông tin tăng gấp 2 đến 3 lần. Qua khảo sát: Khoa Nhu cầu TV Âm nhạc Mĩ thuật Văn hoá - Nghệ thuật Có 12 80% 14 93,3% 22 73,3% Không 3 20% 1 6,7% 8 26,7% Tổng 15 15 30 Nhận xét: Tỉ lệ sinh viên cả ba khoa có nhu cầu thông tin thư viện cao hơn. Trong khi đó vẫn còn một số người không có nhu cầu với thông tin thư viện. Tuy nhiên dựa trên mặt bằng chung thì thư viện đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập. Tuy nhiên một thách thức đặt ra là trong khi thư viện còn đang chuyển mình một cách chậm chạp thì xã hội cứ thế phát triển với xu thế mạnh, hàng loạt các nguồn thông tin lớn ra đời thu hút sự chú ý của con người đặc biệt là giới trẻ, những người ham kiếm tìm và nắm bắt những nguồn tri thức mới. Vậy thư viện phải có những hướng đi ra sao trước tình hình đó. Đây không chỉ là vấn đề đặt ra cho riêng một thư viện nào mà là vấn đề chung của các cấp ban ngành, của Đảng và nhà nước. Theo một bạn sinh viên ngành mĩ thuật cho biết : “Nếu chọn giữa thư viện và nguồn thông tin trên internet thì mình sẽ chọn tìm kiếm trên internet vì nó khá phong phú và thuận tiện hơn”[Hằng, 21tuổi, sv khoa mĩ thuật]. Trên thực tế, sinh viên có nhu cầu ra sao đối với các nguồn thông tin khác nhau: Khoa Nguồn thông tin Âm nhạc Mĩ thuật Văn hoá - nghệ thuật Thư viện 1 6,7% 5 33,3% 7 23,3% Giảng viên 9 60% 6 40% 3 10% Internet 2 13,2% 3 20% 10 33,3% Tự mua 1 6,7% 1 6,7% 5 16,7% Bạn bè 1 6,7% 0 0% 2 6,7% Nguồn khác 1 6,7% 0 0% 3 10% Tổng 15 15 30 Nhận xét: tỉ lệ sinh viên có nhu cầu thông tin ở các khoa có sự khác nhau rõ rệt. Nhìn chung, tất cả sinh viên đều có nhu cầu cao từ thư viện, giảng viên và internet còn các hình thức như tự mua, bạn bè hay nguồn khác là rất ít do phụ thuộc vào vấn đề tài chính, lượng thông tin không đủ phục vụ học tập... Như vậy ta có thể đánh giá sinh viên chỉ thực sự có nhu cầu với nguồn thông tin dễ tìm kiếm, đủ cả về số lượng và chất lượng đồng thời cũng theo xu thế của số đông và xu thế chung của thời đại công nghệ phát triển. Tuy nhiên do đặc trưng mỗi khoa là khác nhau, sinh viên khoa âm nhạc và mĩ thuật lại đi theo hướng thực hành nhiều hơn, trong khi khoa văn hoá - nghệ thuật(quản lý văn hoá) lại đi sâu vào lý thuyết. Theo phiếu hỏi thu được sinh viên khoa âm nhạc có nhu cầu thông tin từ giảng viên cao nhất do với bài giảng sinh viên được thầy cô cung cấp trực tiếp (60%). Chỉ khi nguồn tư liệu làm tiểu luận hay thi kết thúc các môn đại cương thì nhu cầu thông tin của sinh viên đối với thư viện cũng như các ngành khác mới tăng lên nhưng cũng không ổn định. Cũng như vậy, khoa mĩ thuật nhu cầu từ giảng viên cao hơn( 40%) , tuy nhiên thư viện cũng đóng vai trò quan trọng trong nhận thức của sinh viên khoa này với tỉ lệ 33,3% do nguồn thông tin trên thư viện khá cần thiết phục vụ cho các môn học mĩ thuật. Trong khi đó theo điều tra cho thấy sinh viên thuộc khoa văn hoa n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhu cầu thông tin thư viện của sinh viên trường ĐHSP nghệ thuật TW.doc
Tài liệu liên quan