MỤC LỤC
Nội dung Trang
Phần mở đầu 1
Phần nội dung: gồm 3 chương 4
Chương I: Cơ sở khoa học của việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS.4
Cơ sở lý luận 4
Cơ sở pháp lý 9
Cơ sở thực tiễn 9
Chương II: Thực trạng của công tác tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Đào Xá- Thanh Thuỷ - Phú Thọ.10
Chương III: Những biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Đào Xá -Thanh Thuỷ -Phú Thọ trong giai đoạn mới 12
Nâng cao nhận thức trong việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi. 12
Tổ chức phát hiện, tuyển chọn học sinh giỏi. 12
Tổ chức xây dựng đội ngũ giáo viên 13
Tổ chức xây dựng và bảo quản CSVC, trang thiết bị dạy học bồi dưỡng HSG.17
Tổ chức xây dựng và sử dụng tài liệu giảng dạy. 18
Tổ chức dạy học cho đội tuyển học sinh giỏi 18
Tổ chức phân công lao động sư phạm hợp lý. 19
Huy động cộng đồng tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi. 20
Tổ chức thi đua khen thưởng về việc bồi dưỡng học sinh giỏi. 21
Phần kết luận - Tài liệu tham khảo. 24
26 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11392 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Đào Xá, Thanh Thuỷ, Phú Thọ trong giai đoạn mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và tài năng sẽ có nguy cơ bị thui chột hoặc mai một đi.
2. Cơ sở pháp lý:
Trong Văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã đề cập đến "Dân trí, nhân lực, nhân tài". ở các Đại hội Đảng khoá VIII và khoá IX vấn đề "Người tài" càng được quan tâm và cụ thể hoá hơn.
Trong Luật giáo dục có nêu rõ “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của nhà nước và của toàn dân. Để phát triển sự nghiệp giáo dục tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh”.
Như vậy việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở các nhà trường là thực hiện đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước góp phần vào việc đào tạo nhân tài cho đất nước.
3. Cơ sở thực tiễn:
Trải qua các thời kỳ lịch sử của nhân loại cho ta thấy vai trò của "Người tài" đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Những người tài giỏi bằng năng lực và sáng tạo của mình đã để lại biết bao công trình nghiên cứu, những phát minh, những giá trị về vật chất và tinh thần. Nước Việt Nam ta ngay từ thời phong kiến đã chú trọng người hiền tài và ngày nay trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhất là trong nền kinh tế tri thức thì vai trò của "Người tài" tăng lên gấp bội. Mặt khác đối với mỗi nhà trường thì bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong hai hoạt động mũi nhọn không thể thiếu được. Phong trào của nhà trường mạnh hay yếu nó thể hiện ở chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh mà đặc biệt là kết quả của các kỳ thi học sinh giỏi hàng năm. Đây là vấn đề mà các nhà trường các đoàn thể, tổ chức và gia đình cùng đông đảo học sinh rất quan tâm trong giai đoạn hiện nay.
Chương 2: thực trạng của công tác tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Đào Xá -Thanh Thuỷ - tỉnh Phú Thọ.
1. Đặc điểm nhà trường và địa phương.
Phú Thọ là một trong các địa phương có phong trào học sinh giỏi ở các bậc học luôn được đánh giá cao. Thực hiện chủ trương mới hiện nay, bậc THCS ở Phú Thọ không còn trường chuyên lớp chọn mà đã xuất hiện một số trung tâm chất lượng cao, trường mang tên huyện, trường bán công. Dù ở nơi đã có trung tâm chất lượng cao hay nơi chưa có thì công tác bồi dưỡng học sinh giỏi vẫn thường xuyên chú trọng từ trường đến Phòng và Sở giáo dục. Hàng năm Sở giáo dục và đào tạo Phú Thọ thường xuyên tổ chức kỳ thi học sinh giỏi THCS cho khối lớp 9 (khối lớp 6; 7; 8 chỉ tổ chức thi Ôlimpic ở cấp huyện) cuộc thi này thu hút được sự chú ý vươn lên trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của các trường. Nó còn là nguồn động viên học sinh, phụ huynh học sinh cố gắng vươn lên tầm cao trong học tập không phải chỉ vì thành tích, tiền thưởng, ... mà nó còn là cái đích để giáo viên và học sinh tự khẳng định mình. Trên cơ sở này tuỳ điều kiện của mỗi địa phương mà họ tổ chức bồi dưỡng học sinh phù hợp với khả năng của mình.
2. Đặc điểm chung của các trường THCS:
Học sinh ở nơi này hay nơi khác có khác nhau về điều kiện sống và học tập nhưng trong các em đều chứa đựng tiềm tàng khả năng phát triển. Thường thì lớp học nào, trường THCS nào cũng có học sinh giỏi theo yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng các môn học. Song chưa phải nơi nào, trường nào cũng có học sinh giỏi tầm cỡ quốc gia. Điều đó cho thấy rằng, học sinh giỏi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng cơ bản nhất là công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của từng nơi có được chú trọng hay không? Chú trọng như thế nào? ...
Từ những năm chiến tranh chống Mỹ cứu nước bậc THCS ( lúc đó gọi là cấp 2) đã tổ chức cuộc thi chọn học sinh giỏi toàn miền Bắc. Nhiều học sinh đạt giải cao ở các môn thi Toán hoặc Văn. Sau này dần dần việc tổ chức thi học sinh giỏi quốc gia từng môn riêng rẽ đã biến cuộc thi từ phương tiện để động viên học tập thành mục đích của các lớp chuyên, trường chuyên. Điều tai hại là học sinh ở những lớp chuyên đó chỉ đi sâu vào một môn nên các em bị học lệch, mất tính giáo dục toàn diện.
Từ năm học 1998 - 1999 bậc THCS không có cuộc thi câp quốc gia nữa, chỉ còn các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh (thành phố), huyện (quận). Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở các địa phương ra sao để vẫn đáp ứng được chính sách người tài của Đảng và nhà nước nhưng vẫn đảm bảo giáo dục toàn diện của một bậc học là cái mới trong giai đoạn hiện nay.
3. Thực trạng của việc quản lý tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Đào Xá - Thanh Thuỷ - Phú Thọ.
3.1. Những kết quả đạt được trong việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi
Với đặc điểm tình hình của trường THCS Đào Xá là một trường nằm trên địa bàn nông thôn nghèo thuộc huyện miền núi nên nhà trường gặp nhiều khó khăn trong công tác giáo dục nói chung và công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng. Nhà trường đã cố gắng hết sức mình, đã ít nhiều có quan tâm đến việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và bồi dưỡng học sinh giỏi do đó trường đã đạt được một số kết quả đáng mừng. Hàng năm nhà trường đã có học sinh giỏi cấp tỉnh và nhiều em là học sinh giỏi cấp huyện, có nhiều em có năng khiếu đặc biệt về TDTT đã được tham gia vào đội tuyển của tỉnh.
3.2. Những tồn tại trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
Chính quyền địa phương có nhiều việc phải chi nên phần ngân sách chi cho giáo dục còn rất hạn chế. Vì vậy cơ sở vật chất trường học còn thiếu, số lượng phòng học chưa đủ để học sinh học một ca theo quy định. Chất lượng đội ngũ còn bất cập, thiếu về số lượng, không cân đối về cơ cấu; nhiều giáo viên mới ra trường, giáo viên hợp đồng ngắn hạn ... tay nghề còn non cũng là một khó khăn cơ bản của nhà trường. Hơn nữa vấn đề sử dụng tài liệu gì và sử dụng như thế nào cũng là một vấn đề mà nhà trường còn đang trăn trở.
Nhà trường thường xuyên có học sinh giỏi ở các cấp nhưng chỉ ở các môn "học vẹt"- tự phát - "trời cho", giải thấp... như: Địa; Sử; KTKT; Sinh; Hoá; TDTT... chưa có HSG ở các môn "mạnh" như: Toán, Lý....
Nguyên nhân chính là nhà trường chưa có mô hình cụ thể trong công tác bồi dưỡng HSG; chưa có đội ngũ giáo viên nòng cốt, chưa có tài liệu giảng dạy, bồi dưỡng; quan trọng hơn là chưa có chiến lược trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Hiện tại nhà trường mới chỉ thực hiện một số giải pháp mang tính chữa cháy, ngắn ngày, ăn sẵn theo kiểu "Mì ăn liền"….
3.3. Những vấn đề đặt ra trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
Trên cơ sở những tồn tại và kết quả nêu trên chúng tôi thấy có 9 vấn đề cần đặt ra trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là:
- Nâng cao nhận thức trong việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Tổ chức phát hiện, tuyển chọn học sinh giỏi.
- Tổ chức xây dựng đội ngũ giáo viên.
- Tổ chức xây dựng và bảo quản CSVC, trang thiết bị dạy học bồi dưỡng HSG.
- Tổ chức xây dựng và sử dụng tài liệu giảng dạy.
- Tổ chức dạy học cho đội tuyển học sinh giỏi.
- Tổ chức phân công lao động sư phạm hợp lý.
- Huy động cộng đồng tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Tổ chức thi đua khen thưởng về việc bồi dưỡng học sinh giỏi.
Chương III: Những biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường tHCS Đào Xá - Thanh Thuỷ - Phú Thọ
trong giai đoạn mới
Có thể nói kết quả học sinh giỏi là tinh hoa có được từ nhiều giải pháp phát triển toàn diện nhà trường. Việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi chú trọng giải pháp nào hơn hay có thêm những giải pháp đặc thù ra sao? Đánh giá tầm nhìn sâu rộng của nhà quản lý. Vì thế các giải pháp nêu ra sau đây không xếp theo mức độ quan trọng mà chúng đều thể hiện tính cấp thiết và phù hợp về tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi trong giai đoạn mới - một mảng công tác lớn của nhà trường.
1. Nâng cao nhận thức trong việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay không ít người hiểu chưa đúng về ngành giáo dục, họ cho rằng việc tổ chức dạy thêm học thêm của nhà trường là nhằm mục đích thu tiền của học sinh. Vì vậy muốn việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng thì trước hết nhà trường (đứng đầu là Hiệu trưởng) phải cho mọi người thấy được mục đích chính của việc bồi dưỡng học sinh giỏi là bồi dưỡng "Người tài". Thấy được vài trò của "Người tài" trong xã hội là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển lịch sử nhân loại. Người hiền tài đã tạo ra những bước ngoặt trong sự phát triển lịch sử của nhân loại hoặc sản sinh ra những giá trị vật chất, tinh thần tiêu biểu trong nền văn minh nhân loại. Đối với mỗi quốc gia thì “Những người tài giỏi là yếu tố cốt tử của một chính thể. Khi yếu tố này dồi dào thì đất nước phát triển mạnh mẽ phồn vinh. Khi yếu tố này kém đi thì quyền lực đất nước bị suy thoái. Những người giỏi có học thức là một sức mạnh đặc biệt quan trọng đối với đất nước” (Trích bia Văn Miếu - Hà Nội) .Chính vì thế bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới cũng đều đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Gần đây, các hội thảo quốc tế, khu vực về phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài ( tại Thượng Hải năm 1991, Nhật Bản năm 1993, Hàn Quốc năm 1998..) đều nêu lên khuyến cáo: “Mỗi quốc gia hãy nhanh chóng đề ra chiến lược đào tạo nhân tài để góp phần đẩy mạnh sự phát triển kinh tế xã hội ở mỗi nước”.
Đối với dân tộc Việt Nam ngay từ thời kỳ phong kiến đã rất coi trọng "Người tài" và đến nay đã trở thành "Quốc sách hàng đầu".
Đối với trường THCS Đào Xá, việc cần làm ngay là phải tổ chức được các hội nghị chuyên đề bàn về vấn đề học sinh giỏi, có nhiều hình thức tuyên truyền vận động ngay từ trong đội ngũ giáo viên đến cha mẹ học sinh và toàn xã hội. BGH (đặc biệt Hiệu trưởng) phải là những người có đủ cả "tâm" và " tầm" để có sức thuyết phục cao, khi tư tưởng thông thoáng sẽ khơi thông các con đường đi đến thành công.
2. Tổ chức phát hiện, tuyển chọn học sinh giỏi
Xuất phát từ thực tế không phải mọi học sinh có xếp loại học lực giỏi đều là học sinh có năng khiếu cần bồi dưỡng và ngược lại những học sinh có năng khiếu chưa hẳn đã là học sinh có xếp loại học lực giỏi. Cho nên làm thế nào để phát hiện được học sinh có năng khiếu từ đó tuyển chọn và tiến hành bồi dưỡng học sinh giỏi cho từng khối lớp là công việc quan trọng. Phát hiện đúng giúp tuyển chọn dễ dàng và nó còn mang một ý nghĩa định hướng phát triển đúng đắn cho một nhân cách. Vì thế việc phát hiện và tuyển chọn được học sinh nằng khiếu là bước bản lề, là xuất phát điểm của việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Đồng thời nó mang ý nghĩa giáo dục to lớn. Định hướng sai khả năng phát triển của học sinh gây nên sự khiên cưỡng, gò bó rất có hại cho một nhân cách đang hình thành và phát triển. Đây cũng là cái khó trong phát hiện và tuyển chọn học sinh năng khiếu. Thường bộc lộ sớm và sớm khẳng định mình là những năng khiếu thuộc các lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao, các lĩnh vực gắn liền với đời sống cảm xúc, với sự tinh tế của các giác quan và sự mềm dẻo, uyển chuyển của cơ thể. Cho nên trong lĩnh vực các môn khoa học năng khiếu bộc lộ muộn hơn vì nó đòi hỏi các phẩm chất trí tuệ được rèn luyện khổ công hơn. Dựa vào yếu tố này công tác tuyển chọn học sinh giỏi ở THCS được tiến hành với học sinh từ khối lớp 6. Như vậy là việc phát hiện học sinh giỏi được bắt đầu sớm hơn trở thành một căn cứ cho việc tuyển chọn. Công tác phát hiện học sinh giỏi bộ môn khoa học đòi hỏi người giáo viên phải có cái nhìn “bản chất” và “tinh ý”. Có như vậy không nhầm lẫn những dấu hiệu bề ngoài với những thuộc tính bản chất .Những học sinh có năng khiếu hay thể hiện ở những cách giải khác lạ (khác với sự hướng dẫn của giáo viên), những cảm xúc tự nhiên nhưng tinh tế độc đáo và mang bản sắc cá nhân. Từ những vấn đề nêu trên cho ta thấy rằng tổ chức phát hiện và tuyển chọn học sinh giỏi cần được quán triệt tới mọi giáo viên trong trường. Trước hết coi đó là nghĩa vụ của người giáo viên và sau đó là việc phổ biến phương pháp cách thức phát hiện để công tác tuyển chọn được chu đáo. Kết quả của quá trình phát hiện và tuyển chọn này là không bị nhầm, không bỏ sót.
Một căn cứ nữa để phát hiện và tuyển chọn học sinh giỏi là dư luận cộng đồng, gia đình của học sinh. Căn cứ này dựa vào sự “di truyền” gen thông minh của cha mẹ, dòng tộc. Phần lớn những em học sinh giỏi được thừa hưởng gen từ gia đình cũng thể hiện mình trước tập thể. Song cũng có em rụt rè, nhút nhát không bộc lộ khả năng của mình trước tập thể. Vì thế cần phát hiện và tuyển chọn học sinh giỏi từ bố mẹ và dư luận cộng đồng. Với những học sinh này giáo viên cần giúp đỡ để các em sớm hoà đồng trong tập thể, nhanh chóng bộc lộ năng lực của bản thân.
Với THCS Đào Xá, đầu vào là học sinh của hai trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia, có phong trào bồi dưỡng HSG tốt, nề nếp, hàng năm số lượng HSG các cấp của hai trường này thường vào "top ten" trong huyện, tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc tiếp tục bồi dưỡng HSG các bậc học trên. Việc tổ chức thi HSG cấp trường cần phải tổ chức thường xuyên, liên tục để phát hiện, tuyển chọn HSG, tuy nhiên không nhất thiết phải tổ chức cầu kỳ, tốn kém…
3. Tổ chức xây dựng đội ngũ giáo viên
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Muốn có trò giỏi trước hết phải có thầy giỏi”. Điều này cho thấy vai trò lớn lao của đội ngũ giáo viên trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Càng có ý nghĩa hơn khi người giáo viên với vai trò dẫn dắt mẫu mực cho lứa tuổi đang hình thành kỹ năng, kỹ xảo, thói quen và tình cảm của nhân cách. Thực tế sinh động đã chứng minh, nơi nào có thầy giỏi, có phong trào học sinh giỏi thì nơi đó có kết quả cao về học sinh giỏi. Đội ngũ giáo viên là lực lượng trực tiếp bồi dưỡng học sinh giỏi. Trên cơ sở dạy toàn diện các môn học, đi sâu và nâng lên một bước về kiến thức kỹ năng cho những học sinh năng khiếu mà đội ngũ giáo viên sẽ quyết định vấn đề có hay không có, cao hay thấp về chất lượng học sinh giỏi của nhà trường. Cho nên đòi hỏi ở đội ngũ giáo viên có đủ cả trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm và kiến thức kinh nghiệm thực tiễn. Xác định được các nội dung này việc tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cần được tiến hành thường xuyên với nhiều hình thức phù hợp. Một mặt liên tục nâng cao toàn diện cho đội ngũ giáo viên để nhanh chóng bắt kịp với sự lớn mạnh, tiên tiến của khoa học giáo dục. Một mặt đi sâu vào những mặt còn hạn chế của từng giáo viên giúp họ tiến bộ, hoàn hảo hơn. Có thể chia ra các mảng cần bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên như sau:
3.1. Bồi dưỡng trình độ chuyên môn
Bồi dưỡng trình độ chuyên môn là bồi dưỡng về kiến thức khoa học theo từng thang bậc. Tồn tại trong đội ngũ giáo viên trường THCS Đào Xá là thiếu về số lượng và còn yếu về chất lượng: Năm học 2006- 2007 nhà trường phải hợp đồng thêm 08 giáo viên ngoài biên chế; trong số 39 giáo viên trong biên chế có rất ít giáo viên có trình độ đại học trở lên, không có giáo viên có "hàm cấp tỉnh". Trước đặc điểm này nhà trường kết hợp với công đoàn trường đã động viên giáo viên đi học đại học với nhiều hình thức như: chuyên tu, tại chức, từ xa,... chính công tác tổ chức này đã giúp giáo viên hiểu rõ tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ vừa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội vừa thoả mãn nhu cầu ham hiểu biết của học sinh và với phương châm: “biết mười để dạy một” đã giúp thay đổi về cơ cấu trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên. Thể hiện ở bảng 1 dưới đây:
Bảng 1: trình độ chuyên môn của giáo viên
Năm học
Tổngsố giáo viên
Trình độ
Trên đại học
Đại học
Cao đẳng
Trung học
2004 - 2005
44
0
4
39
1
2005 - 2006
52
0
8
43
1
2006 - 2007
52
0
10
40
0
Trình độ chuyên môn của giáo viên trong trường đã tăng lên đáng kể. Đến nay đã có 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn . Đó chính là yếu tố mang tính cốt lõi nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong trường và chỗ dựa vững vàng cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi.
3.2. Bồi dưỡng năng lực sư phạm
Năng lực sư phạm của người giáo viên thể hiện ở khả năng giao tiếp, khả năng truyền thụ kiến thức tới học sinh. Đây chính là nghệ thuật của người giáo viên trước mỗi vấn đề cần chuyển tải đến học sinh. Họ phải xác định cái gì nói trước, cái gì nói sau hay vấn đề này cần gợi mở từ đâu, cần huy động những hiểu biết gì đã có ở các em để các em vận dụng giải quyết những vấn đề mới. Bản chất của nghệ thuật sư phạm chính là phương pháp sư phạm mà người giáo viên sử dụng để dẫn dắt học sinh đi từ cái đã biết chiếm lĩnh cái mới. Nhiều năm qua việc bồi dưỡng này là vấn đề đổi mới phương pháp dạy học. Quá trình đòi hỏi giáo viên phải có sự đầu tư suy nghĩ, ham học hỏi... tuy nhiên có nhiều giáo viên do thiên bẩm, một phần do ham muốn nghề nghiệp đã có được năng lực sư phạm cần thiết. Nhưng cũng còn nhiều giáo viên cần phải được bồi dưỡng, hướng dẫn của đồng nghiệp. Tổ chức bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên có thể thông qua các hình thức sau:
+ Hình thức hội giảng, chuyên đề: đây là dịp thể hiện kỹ năng sư phạm cao nhất của các giáo viên. Với những giáo viên trực tiếp thao giảng là dịp đầu tư suy nghĩ thể hiện nội dung của bài. Còn với các giáo viên tham dự hội giảng là dịp học hỏi những gì mẫu mực nhất của đồng nghiệp làm vốn kinh nghiệm cho mình. Trường THCS Đào Xá cần phải tổ chức được các buổi hội gỉảng, chuyên đề có hiệu quả theo đúng nghĩa của nó, đây là việc làm cần thiết của đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên môn nhà trường.
+ Hình thức dự giờ thăm lớp: là hoạt động thường xuyên của người giáo viên để tự nâng cao chất lượng giờ dạy của mình nhờ học hỏi trực tiếp đồng nghiệp. Ngoài số lượng giờ dự bắt buộc, cần động viên để những giáo viên tay nghề còn yếu tăng cường công tác dự giờ hơn các giáo viên khác. Dự giờ thăm lớp còn được thể hiện ở việc cán bộ chuyên môn thường xuyên dự giờ, đánh giá và rút kinh nghiệm cho giáo viên trong trường, giúp giáo viên thấy được cái gì chưa ổn về kiến thức và phương pháp của mình để dần tiến bộ.
+ Hình thức câu lạc bộ ứng xử sư phạm: là hình thức hấp dẫn cuốn hút được sự tham gia của nhiều giáo viên. Qua các buổi sinh hoạt học hỏi được cách đối xử với học sinh, xử lý các tình huống sư phạm. Cũng từ câu lạc bộ này giáo viên được trao đổi về cách dạy, cách giải nhiều loại bài... Hình thức này nên tổ chức định kỳ mỗi tháng 1 lần để tổng hợp những vấn đề gay cấn của tháng học sau hoặc tổng kết những vấn đề đã xảy ra ở tháng học trước. Nó sẽ giúp giáo viên có thêm kinh nghiệm về năng lực sư phạm cho mình. Thực tế cho thấy, một trường bạn (THCS Thanh Thuỷ) đã làm rất tốt vấn đề này nên chất lượng đội ngũ được cải thiện đáng kể
+ Hình thức chuyên gia: là cách thức mời các chuyên gia đầu ngành, chuyên gia có từ lực lượng phụ huynh học sinh, là các giáo viên có nhiều thành tích của trường hoặc của đơn vị bạn để phổ biến, nói chuyện với giáo viên trong trường. Cách làm này nhằm nắm bắt nhanh nhất những thông tin mới cho từng năm học hay những kinh nghiệm được đúc rút ra trong giảng dạy giúp giáo viên học hỏi tự trang bị cho mình.
Trên thực tế, nhà trường có thể mời giáo viên trường bạn (THCS Thanh Thuỷ chẳng hạn) thỉnh giảng hoặc nói chuyện phổ biến kinh nghiệm. Hoặc, tổ chức đi tham quan học tập mô hình tại Thanh Sơn, Việt Trì….
+ Hình thức tự bồi dưỡng: đây là hình thức được đánh giá là có hiệu quả nhất để nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên. Chính giáo viên là người biết họ có được gì và còn thiếu gì mà tự bồi dưỡng cho mình. Quá trình được thể hiện ở việc tự đọc, soạn, giảng, chấm bài cho chu đáo, tỷ mỉ. Giáo viên có thể tự tìm hiểu qua các chuyên san, tập san... để bồi dưỡng kiến thức sư phạm cho mình. Để hoạt động tự bồi dưỡng đi vào nề nếp cũng cần có sự kiểm tra hồ sơ, sổ sách, kiểm tra chuyên môn của lãnh đạo nhà trường.
Nếu nhìn nhận trình độ chuyên môn là bề sâu của tri thức giáo viên thì năng lực sư phạm của học là phần nổi. Tri thức sử dụng trong dạy học tiểu học là ít, là nông thì yêu cầu về năng lực sư phạm của giáo viên là cao và rộng. Dạy thế nào để học sinh hiểu được bài, nhớ bài và vận dụng tốt là trọng tâm của phong trào dạy tốt trong nhà trường. Lưu ý đến mặt này, trường THCS Đào Xá những năm qua đã được đánh dấu bởi chất lượng giờ dạy qua các đợt thi đua trong năm học.
Bảng 2: Chất lượng giờ dạy của giáo viên
Năm học
Tổng số giờ dạy
Xếp loại giờ
Giỏi
Khá
TB
Yếu
2004 - 2005
18.584
3.716
11.368
3248
252
2005 - 2006
22.332
3.349
14.983
3713
287
2006 - 2007
20.481
4.320
13.611
2.392
158
Qua con số thống kê ở bảng 2 cho ta thấy năng lực sư phạm của giáo viên đã tăng lên đồng thời đây cũng là căn cứ của việc lựa chọn giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh giỏi.
3.3. Bồi dưỡng kiến thức và kinh nghiệm thực tế
Một giáo viên được công nhận là giáo viên giỏi không có nghĩa là họ sẽ giỏi mãi nếu bản thân họ không thường xuyên được bồi dưỡng những kiến thức, kinh nghiệm của thực tế. Những kiến thức này một phần do giáo viên tự góp nhặt qua thực tế, qua các phương tiện thông tin nhưng một phần cũng phải do được cung cấp qua các cuộc hội họp, hội thảo,... của nhà quản lý trường học. Đòi hỏi ở nhà quản lý phải thường xuyên cập nhật các tin tức thời sự đặc biệt thời sự về khoa học giáo dục. Hơn nữa mỗi giáo viên cần có sổ tay chi chép các thông tin, giải các bài toán, bài tiếng Việt khó bậc THCS. Việc làm này giúp kiến thức của giáo viên thường xuyên được hâm nóng, được bổ trợ là chỗ dựa vững chắc cho sự ham hiểu biết của học sinh. Kiến thức khoa học luôn được đi kèm với kiến thức thực tiễn là cửa ngõ giúp học sinh thực hiện được nguyên lý của việc học. Kiến thức thực tế giúp bài viết, bài làm của học sinh thêm sinh động, tự nhiên, dễ thuyết phục trước người khác.
Kinh nghiệm thực tế được thể hiện ở kinh nghiệm dạy bồi dưỡng, kinh nghiệm ôn tập bài cho học sinh giỏi qua từng năm học, từng giai đoạn. Những kinh nghiệm này thường do giáo viên tự mày mò đúc rút. Song nếu được tổ chức thảo luận giữa những giáo viên giỏi để đi đến cách sắp xếp chương trình, chia tách khối lượng kiến thức theo chiều ngang hay bổ dọc... là những kinh nghiệm bổ ích cho mỗi giáo viên. Ngoài vấn đề về chương trình thì kinh nghiệm thực tế còn thể hiện ở việc nắm bắt về thời gian các kỳ thi, mức độ đề thi qua các năm để giáo viên có trọng tâm giảng dạy.
Tuy nhiên, với THCS Đào Xá công tác này cần phải tăng cường và thường xuyên hơn bởi thực tế đội ngũ giáo viên hiện có thiếu (hoặc gần như không có) những giáo viên "gạo cội"; "cây đa-cây đề"; giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh trở lên. Công tác bồi dưỡng giáo viên còn hạn chế bởi kinh nghiệm và năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên môn thực sự còn yếu, mới chỉ đảm bảo cho việc "dàn quân theo hàng ngang" để hoàn thành nhiệm vụ.
4. Tổ chức xây dựng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi.
Đây là những điều kiện cần thiết tối thiểu trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Các điều kiện này được thể hiện ở việc bố trí, sắp xếp các phòng học bồi dưỡng ngoài các buổi học chính khoá. Trong điều kiện nhà trường chưa có đủ phòng học cho các đội tuyển học sinh giỏi thì cách sắp xếp so le các buổi bồi dưỡng trong tuần giữa các đội tuyển là việc dễ hiểu. Sắp xếp phòng học bồi dưỡng ở vị trí yên tĩnh, thoáng mát cùng với trang thiết bị trong phòng học (điện, quạt, bàn ghế...) tạo điều kiện để học sinh thoải mái tiếp thu bài. Điều kiện về thiết bị dạy học cũng góp phần giúp học sinh học tốt các môn học đảm bảo tính toàn vẹn của quá trình dạy học tránh hiện tượng học lệch. Đồ dùng và thiết bị dạy học còn hỗ trợ học sinh tìm ra chân lý của các sự vật hiện tượng qua các bài học, nó cũng góp phần gợi trí tò mò, ham hiểu biết cho học sinh. Tất cả những ý nghĩ nêu trên tổng hợp rèn luyện khả năng tư duy, óc sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú làm nên hiệu quả cao của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
5. Tổ chức xây dựng và sử dụng tài liệu giảng dạy
Sử dụng tài liệu đối với các giáo viên chủ yếu là đọc và nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên để soạn, giảng bài. Nhưng đối với giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh giỏi thì còn kéo theo cả sự lựa chọn, tìm tòi, tham khảo nhiều loại tài liệu. Hơn nữa tài liệu phục vụ bồi dưỡng học sinh giỏi không có sẵn và phổ biến như các tài liệu khác. Do vậy tổ chức xây dựng và sử dụng tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi là công việc cần thiết và có hiệu quả không nhỏ. Người quản lý cần chú ý một số điểm sau:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch bồi dưỡng từng môn học cho từng khối lớp. Việc làm này giúp giáo viên định hướng và hình dung ra kế hoạch dạy bồi dưỡng cho mình phù hợp. Căn cứ vào chương trình chung, giáo viên đề ra kế hoạch cụ thể cho mình, duyệt qua Hiệu trưởng. Sau khi đã thống nhất người quản lý lấy đó mà kiểm tra đôn đốc giáo viên.
- Xây dựng tủ sách chung và tủ sách cá nhân phục vụ bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhà trường có lượng sách lưu trữ, tài liệu giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi. Tủ sách này thường xuyên được bổ xung mỗi khi xuất hiện những đầu sách hay trên thị trường. Với giáo viên dạy bồi dưỡng cần có thêm tủ sách riêng cho mình, ngoài những loại sách dùng chung họ còn phải tìm tòi, sưu tầm các loại sách quý phục vụ cho việc dạy bồi dưỡng. Song dù là tủ sách chung hay tủ sách cá nhân thì việc sử dụng những loại sách của nhà xuất bản nào cho có hiệu quả là điều ta cũng đáng quan tâm. Thường thì các loại sách của Nhà xuất bản giáo dục, Nhà xuất bản Hà Nội có độ tin cậy lớn hơn về kiến thức cũng