Đề tài Những bước khởi đầu của thị trường chứng khoán Việt Nam

Việc ra đời Sở giao dịch chứng khoán đánh dấu sự chính thức ra đời của thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Là hoàn toàn cấp thiết, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Hoạt động của thị trường chứng khoán tạo một sự phát triển hoàn chỉnh đối với thị trường tài chính ở Việt Nam. Vai trò của thị trường chứng khoán đối với nền kinh tế ở Việt Nam không còn là vấn đề phải bàn cãi. Điều quan trọng ở đây là phải xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam theo định hướng nào để phục vụ tốt nhất tiến trình phát triển kinh tế ở nước ta. Tính từ khi ra đời cho đến nay có thể nói Sở giao dịch chứng khoán tại thành phố Hồ Chí Minh chưa hết tuổi thôi nôi, do đó việc hoạt động của nó không thể tránh khỏi những thiếu sót. Hiện có rất nhiều vấn đề đặt ra như: Phải chăng hình thức phát triênt hiện nay chúng ta đang thực hiện là một hình thức tốt nhất ?. Việc đặt hoạt động của thị trường chứng khoán chính thức nằm dưới sự quản lý của Nhà nước là một quyết định đúng đắn. Tuy nhiên, sự can thiệp, điều hành thị trường chứng khoán ra sao để không làm mất đi tính năng động vốn có của nó là một điều không dễ dàng. Những qui định quá chặt chẽ có thể dẫn đến sự giảm sút sức hấp dẫn cũng như cơ chế tự điều chỉnh của thị trường chứng khoán. Chặng đường phía trước còn dài, điều quan trọng là chúng ta cần phải theo dõi sát sao diễn biến của thị trường để có những biện pháp thích ứng khiến cho sự phát triển của thị trường chứng khoán là hợp qui luật mà không bị gượng ép.

 

doc22 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1108 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những bước khởi đầu của thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nhờ những thông tin trên thị trường chứng khoán người ta có thể đánh giá được nawng lực sản xuất của doanh nghiệp, khả năng sinh lợi của hoạt động sản xuất kinh doanh và xu thế phát triển của doanh nghiệp. Như vậy thị trường chứng khoán còn có vai trò là công cụ đo lường các tích sản của doanh nghiệp. Mọi sự biến động giá cả trên thị trường sẽ phản ánh sự biến động của giá trị doanh nghiệp. Chính vì việc phải công khai thông báo một cách trung thực các thông tin về hoạt động tài chính của doanh nghiệp mình, nên thị trường chứng khoán đã vừa tạo điều kiện vừa bắt buộc các doanh nghiệp phải làm ăn nghiêm túc và có hiệu quả. Mọi thông tin về doanh nghiệp đều được công chúng kiểm tra và đánh giá, đó cũng là cơ sở cho những quyết định đầu tư của họ. Thị trường chứng khoán có vai trò làm hoàn thiện cấu trúc của hệ thống tài chính. Thị trường chứng khoán tạo cơ hội khuyến khích mọi người dân tiết kiệm và quan trọng hơn là biết cách sử dụng tiền tiết kiệm đó một cách có hiệu quả tích cực thông qua việc đầu tư vào các loại chứng khoán. Trước khi có thị trường chứng khoán , các quỹ tiền tệ tập trung như các ngân hàng thương mại, đầu tư, quỹ bảo hiểm... đều có mục đích khuyến khích tiết kiệm song vai trò của chúng chỉ là phát huy hết tác dụng khi có sự ra đời của thị trường chứng khoán. Một vai trò to lớn khác của thị trường chứng khoán là việc hỗ trợ của thị trường chứng khoán đối với công ty cổ phần. Có thể nói thị trường chứng khoán là một điều kiện không thể thiếu được đối với quá trình phát hành và lưu hành cổ phiếu một cách có hiệu quả. Vai trò này sẽ được xem xét một cách cụ thể trong phần tiếp theo. Trên đây là tổng quan những vai trò của thị trường chứng khoán, ứng vào mỗi hoàn cảnh cụ thể của từng quốc gia sự thể hiện vai trò của thị trường chứng khoán sẽ là không giống nhau nhưng xét tới cùng chúng đều nhằm mục đích góp phần tạo sự tăng trưởng của mỗi quốc gia. II. sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam Xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán là một đòi hỏi tất yếu của quá trình phát triển kinh tế ở Việt nam hiện nay. Thứ nhất, sau đại hội Đảng lần thứ 6, đất nước ta chuyển mình từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp chuyển đổi sang mô hình nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế thị trường đòi hỏi có thị trường tiền tệ, thị trường vốn để phục vụ cho sự phát triển của thị trường hàng hoá và dịch vụ. Và nhất là công cuộc Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt nam hiện nay đòi hỏi phải có một lượng vốn rất lớn, đặc biệt là vốn trung và dài hạn, trong khi đó thị trường vốn ở nước ta lại chưa phát triển, còn tồn tại nhiều khiếm khuyết, mặc dù nguồn vốn huy động từ các ngân hàng là một khối lượng lớn không nhỏ song vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu hiện tại cũng như trong tương lai. Để khắc phục được phần nào tình trạng thiếu vốn của nền kinh tế, hệ thống các ngân hàng thương mại nước ta đã tích cực huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chúng nhưng nguồn vốn mà các ngân hàng huy động được chủ yếu chỉ là vốn ngắn hạn, còn vốn trung và dài hạn thì vẫn hạn chế, do đó không đáp ứng được các dự án đầu tư lớn và dài hạn. Vì vậy đã dẫn đến tình trạng các ngân hàng thừa vốn ngắn hạn nhưng lại thiếu vốn trung và dài hạn cho các hoạt động kinh tế. Sự ra đời của thị trường chứng khoán ở nước ta sẽ tạo điều kiện thu hút vốn trung và dài hạn đang còn thiếu vì đặc thù của thị trường chứng khoán là huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu và trái phiếu hay chính là huy động vốn dài hạn. Và hơn nữa nhờ yếu tố về mặt thông tin được công khai trên thị trường chứng khoán nên thị trường chứng khoán có thể làm tăng hiệu quả hoạt động của thị trường tài chính. Mặt khác, qua điều tra cho thấy tiền nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư hiện nay là khá cao, theo ước đoán nguồn vốn bằng tiền mặt trong dân chúng chiếm khoảng 50 - 60% tổng khối lượng tiền tệ trong lưu thông, số ngoại tệ trong dân cư khoảng 2 tỷ USD, giá trị vàng bạc, đá quý từ 7 - 10 tỷ USD. Tồn tại tình trạng này là vì hiện nay nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái, người dân có tâm lý không muốn dùng tiền của mình để đầu tư vì họ sợ rủi ro. Công chúng chỉ sẵn sàng đưa số vốn này vào đầu tư khi nền kinh tế và thị trường đảm bảo được lợi nhuận và tính thanh khoản cho vốn đầu tư của họ. Thị trường chứng khoán ra đời đem lại nhiều cơ hội đầu tư sinh lời cao sẽ góp phần thu hút nguồn vốn này phục vụ cho phát triển kinh tế. Thực tế đã chứng minh, sau gần 1 năm hoạt động, thị trường chứng khoán Việy Nam đã góp phần thực hiện tốt việc huy động vốn đầu tư. Theo thống kê, thời gian qua người dân cả nước đã mua hơn 60 tỷ đồng giá trị cổ phiếu và trái phiếu. Một phần lớn trong số đó là tiền để dành, tiền tiết kiệm ngắn hạn.... Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán cũng sẽ tạo điều kiện thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Từ trước đến nay chúng ta mới chỉ thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu thông qua hình thức đầu tư trực tiếp nhưng sự ra đời của thị trường chứng khoán tại Việt Nam sẽ cho phép đẩy mạnh khả năng thu hút vốn nước ngoài dưới hình thức đầu tư gián tiếp vào các doanh nghiệp hoặc cho chính phủ vay. Thứ hai, các doanh nghiệp khi tham gia thị trường chứng khoán cũng thu hút được nguồn vốn để mở rộng các hoath động kinh doanh của mình. Với sự tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán, các công ty cổ phần sẽ nhần được nguồn lợi ích lớn. Khả năng vay vốn và huy động vốn dẽ dàng: Khi công ty có nhu cấu vốn để phát triển, mở rộng sản xuất... công ty có thể dễ dàng huy động vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu trên thị trường chứng khoán. Ngoài ra các ngân hàng cũng sẽ sẵn sàng cho các công ty niêm yết vay với lãi suất ưu đãi với nhưngx điều kiện ràng buộc cũng ít hơn so với các công ty không niêm yết. Giá trị công ty tăng lên: Người ta thường có hình ảnh tốt đẹp về công ty cũng như các sản phẩm và dịch vụ đối với công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán, do đó mà việc ký kết hợp đồng, việc giao dịch đối với công ty cũng dễ dàng hơn. Bên cạnh đó các giá trị vô hình khác của công ty cũng tăng lên như lợi thế cạnh tranh, uy tin. Ưu đãi về thuế: Là doanh nghiệp cổ phần hoá theo nghị định 44/1998/ NĐ- CP, công ty cổ phàn đã được giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 2 năm. Đối với công ty niêm yết thì doanh nghiệp còn được giẩm tiếp 50% thuế thu nhập trong vòng 2 năm. Nếu doanh nghiệp vừa thực hiện cổ phần hoá và vừa đăng ký niêm yết thì sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm. Tạo tính thanh khoản cho các cổ đông: Với việc các công ty tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán sẽ làm tăng tính đại chúng của công ty bởi thông qua thị trường thứ cấp các cổ đông sẽ dễ dàng bán lại chứng khoán của mình, như vậy tính thanh khoản cao sẽ làm hài lòng các nhà đầu tư. Thứ ba, thị trường chứng khoán ra đời sẽ tạo ra một phương tiện mới để chính phủ vay vốn có hiệu quả hơn thông qua hình thức phát hành trái phiếu chính phủ. Trái phiếu chính phủ là loại chứng khoán an toàn nhất do đó cũng phải thấp nhất so với các loại chứng khoán khác. Để xác định được mức lãi suất thấp nhất mà công chúng chấp nhận được phải thực hiện mua bán thông qua hình thức đấu giá. Như vậy công chúng cũng như các định chế tài chính chỉ có thể đầu tư - mua bán chứng khoán theo nhu cầu, ở mức giá cả hợp lý, các doanh nghiệp chỉ có thể phát hành cổ phiếu và chính phủ phát hành trái phiếu dài hạn bằng biện pháp đấu giá khi đã có thị trường giao dịch chứng khoán tập trung. Với những lý do đưa ra trên đây, có thể khẳng định lại rằng, thị trường giao dịch chứng khoán tập trung ở Việt Nam lúc này là một nhu cầu cấp bách, mang tính tất yếu. Thị trường chứng khoán ra đời sẽ tiếp thêm sức mạnh cho kinh tế Việt nam phát triển thông qua việc cung cấp vốn trung và dài hạn cho việc đầu tư phát triển sản xuất. Thấy được sự cần thiết của thị trường chứng khoán ở nước ta nên vừa qua thị trường chứng khoán đã được chính thức khai trương tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 20/7/2000 với hình thức Trung tâm giao dịch chứng khoán đặt dưới sự quản lý của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước. Đặc trưng và Mô hình thị trường chứng khoán Việt Nam 1. Đặc trưng của thị trường chứng khoán Việt nam: Nếu hiểu thị trường chứng khoán là nơi diễn ra hoạt động mua bán chứng khoán thì thị trường chứng khoán Việt nam đã xuất hiện từ khi hình thành các công ty cổ phần cũng như tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Nhưng thị trường này chỉ mang tính chất tự phát, không chịu sự quản lý của một tổ chức hoặc một cơ quan có thẩm quyền nào hết. Nhằm hỗ trợ cho sự phát triển thị trường chứng khoán tại Việt nam, vừa qua Trung tâm giao dịch chứng khoán đã được thành lập, đặt dưới sự quản lý giám sát của Uỷ ban chứng khoán nhà nước. Trong lĩnh vực chứng khoán so với thế giới nước ta là nước đi sau nên chúng ta có thể học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm về hoạt động tổ chức, quản lý, kinh doanh chứng khoán từ các nước đi trước. Trên cơ sở kết hợp giữa kinh nghiệm học hỏi được với đặc điểm kinh tế xã hội của nước mình, nhà nước ta đã xây dựng nên một mô hình thị trường chứng khoán có những đặc trưng riêng của Việt nam. Mô hình thị trường chứng khoán Việt nam: Thị trường chứng khoán Việt nam là thị trường được hình thành trên cơ sở nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa. Hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam được điều chỉnh bởi chính sách kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Nhà nước vừa là người lãnh đạo, quản lý, giám sát hoạt động kinh tế, vừa là người tổ chức hoạt động kinh tế. Chính vì vậy, thị trường chứng khoán Việt Nam có những điểm khác biệt căn bản so với thị trường chứng khoán các nước trên thế giới. Thứ nhất, xét về bản chất kinh tế của thị trường chứng khoán, đến nay trên thế giới có 3 nhóm thị trường chứng khoán khác nhau: nhóm thứ nhất, thị trường chứng khoán thuộc sở hữu tập thể của những người môi giới chứng khoán. Sở giao dịch chứng khoán do các nhà môi giới lập ra và tự quản lý. Họ độc quyền giao dịch mua bán chứng khoán trong đó (loại này bao gồm thị trường chứng khoán của Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha, Italia v.v... và một số nước Nam Mỹ). Nhóm thứ hai, thị trường chứng khoán thuộc sở hữu của các ngân hàng. Các ngân hàng cùng với các công ty chứng khoán độc lập, lập ra, thực hiện độc quyền giao dịch (thị trường chứng khoán Đức, áo, Thuỵ Sỹ, Hà Lan). Nhóm thứ 3, thị trường chứng khoán thuộc sở hữu của tư nhân, tổ chức theo luật công ty cổ phần. Người sở hữu không độc quyền giao dịch, quyền giao dịch thuộc về công ty chứng khoán thành viên, người sở hữu có thể là thành viên hoặc không là thành viên của thị trường (thị trường chứng khoán Luân Đôn, Nhật .... và các nước Bắc Mỹ). Thị trường chứng khoán Việt Nam không áp dụng bất kỳ loại hình nào nói trên. Nghị định 48/CP của chính phủ đã xác định thị trường giao dịch chứng khoán tập trung của Việt Nam được tổ chức từng bước từ trung tâm giao dịch lên sở giao dịch. Sở giao dịch hay trung tâm giao dịch đều là những tổ chức tài chính đặc biệt thuộc sở hữu nhà nước do nhà nước thành lập, chịu sự quản lý và điều hành của Uỷ ban chứng khoán nhà nước. ở Việt Nam, Uỷ ban chứng khoán nhà nước được thành lập trước, hệ thống pháp luật được hoàn thiện rồi mới hình thành nên thị trường chứng khoán trong khi đó ở các nước thì điều này diễn ra ngược lại. Thứ hai, thị trường chứng khoán tập trung của Việt Nam vừa là thị trường phát hành (thị trường sơ cấp) vừa là thị trường mua đi bán lại (thị trường thứ cấp), nghĩa là giao dịch phát hành chứng khoán cũng được diễn ra tại trung tâm giao dịch. Các sở giao dịch chứng khoán trên thế giới hầu như không có giao dịch phát hành, các giao dịch chủ yếu là mua đi bán lại. Hoạt động phát hành được thực hiện bằng hình thức bảo lãnh chắc chắn (công ty chứng khoán mua toàn bộ chứng khoán phát hành theo giá thoả thuận, sau đó đưa ra bán lại trên thị trường). Giao dịch mua bán giữa công ty phát hành và công ty bảo lãnh là giao dịch sơ cấp, diễn ra ngoài sở giao dịch. Chỉ khi công ty bảo lãnh đưa chứng khoán ra bán lại cho người đầu tư mới là giao dịch thứ cấp diễn ra tại sở giao dịch chứng khoán. Các công ty chứng khoán Việt Nam mới ra đời chưa đủ năng lực để thực hiện bảo lãnh chắc chắn. Hoạt động phát hành vẫn phải thực hiện bằng hình thức đại lý bán, do đó giao dịch phát hành điễn ra tại trung tâm giao dịch sẽ được thuận lợi hơn. Thứ ba, trung tâm giao dịch chứng khoán Việt Nam trước mắt tiến hành giao dịch chứng khoán niêm yết, tiến tới trong tương lai có thể chứng khoán không niêm yết cũng được đưa vào giao dịch. Điều đó nghĩa là trung tâm giao dịch chứng khoán sẽ thay thế cho cả thị trường OTC (thị trường giao dịch trực tiếp giữa các công ty chứng khoán, các doanh nghiệp, các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác với nhau về các loại chứng khoán không niêm yết). Tại hầu hết các sở giao dịch chứng khoán trên thế giới, chứng khoán được giao dịch chủ yếu là của người kinh doanh chứng khoán với mục đích kiếm lời từ chênh lệch giá chứng khoán. Do đó, họ đặt ra những điều kiện niêm yết rất khắt khe nhằm loại bỏ các loại chứng khoán không có khả năng giao dịch sôi động, không có khả năng tạo ra chênh lệch giá. Những loại chứng khoán không được niêm yết sẽ được giao dịch tại thị trường phi tập trung. Thị trường chứng khoán Việt nam trong thời gian đầu, giao dịch chứng khoán chủ yếu là của người đầu tư. Họ thực hiện mua bán để thu hồi vốn đầu tư hoặc để thực hiện đầu tư. Do vậy trong lúc chưa có thị trường OTC, bên cạnh loại chứng khoán niêm yết, trung tâm giao dịch chứng khoán sẽ giao dịch cả loại chứng khoán không niêm yết nhằm tạo ra khả năng thanh khoản cho tất cả các loại chứng khoán. chương II Thực trạng hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam šš&›› Khái quát về sự vận hành của thị trường chứng khoán việt nam Có thể khẳng định việc ra đời và hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam dưới mô hình trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đã đánh dấu một bước tiến tích cực của nền kinh tế đất nước theo hướng xây dựng nhữ thể chế của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hoạt động của thị trường chứng khoán còn đâng ở bước thử nghiệm, song nó cũng cho phép rút ra một số đánh giá tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam. Tình hình chung của thị trường: Cho đến ngày13/12/2000. Trung tâm giao dịch chứng khoán đã tổ chức thành công 59 phiên giao dịch. Chỉ số VN-index có xu thế tăng liên tục trong thời gian dài, tại phiên giao dịch ngày 13/12/2000 chỉ số VN-index đã đạt tới 184.48 điểm, trung bình mỗi phiên giao dịch tăng 1.07%. Giá cả cổ phiếu nhìn chung tăng đáng kể. Cổ phiếu của REE và SAM hơi xuống giá trong vài ngày sau đó lại có xu hướng tăng trở lại. Cổ phiếu TMS và HAP vẫn liên tục tăng cho đến nay. Tình hình giao dịch cổ phiếu tính đến ngày 13/12/2000 được thể hiện bằng bảng sau: Cổ phiếu Giá trị giao dịch (đồng) Khối lượng giao dịch (cổ phiếu) Tỷ lệ tăng giá (So với giá tham chiếu lần đầu) HAPACO 10.091.390.000 331.200 39.400/16.000 = 246% SAM 48.064.400.000 2.002.400 29.200/17.000 = 172% REE 20.046.270.000 949.000 29.700/16.000 = 186% TMS 230.800.000 9100 29.400/14.000 = 214% Cộng 78.423.860.000 3.290.700 Thực tế quy mô thị trường hiện nay là quá nhỏ bé, tổng số lượng cổ phiếu niêm yết 30.208.000 cổ phiếu, trong đó số đủ điều kiện giao dịch là 21.466.399 cổ phiếu, chiếm 71% (Tuy nhiên chỉ có khoảng 35% trong số này được lưu ký). Trong khi đó, có một số nhà đầu tư lớn nắm giữ số lượng khá lớn cổ phiếu có khả năng giao dịch, và điều này có thể tạo nên tình trạng phụ thuộc của thị trường vào các đối tượng này. Ngay từ khi đi vào hoạt động, với đặc điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam là quy mô quá nhỏ, dễ dàng bị tác động của các nhà đầu tư lớn, sự hiểu biết về thị trường chứng khoán của đại đa số công chúng còn sơ khai và tâm lý ban đầu là tham gia để biết, "mua bằng mọi giá", do vậy để ổn định thị trường ngay từ khi khai trương, Lãnh đạo Uỷ ban chứng khoán Nhà nước và trung tâm giao dịch chứng khoán đã can thiệp bằng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết như: chỉ áp dụng khớp lệnh một lần trong ngày giao dịch ; giảm biên độ giao động giá còn (+-2%) ;không cho thực hiên giao dịch lô lớn... Cho đến nay, các biện pháp này tỏ ra có tác dụng trong việc bình ổn thị trường. Trong thời gian tới, khi có đủ điều kiện. Uỷ ban chứng khoán Nhà nước sẽ nới lỏng các biện pháp nói trên. Tình hình hoạt động lưu ký: Quá trình thực hiện lưu ký chứng kháon đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán. Công chúng đầu tư đã bắt đầu quen với khái niệm lưu ký ghi sổ thông qua Trung tâm giao dịch chứng khoán và một số khái niệm mới trong quá trình thực hiện quyền của cổ đông thông qua Trung tâm giao dịch chứng khoán. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đẫ thực hiện tốt vai trrò ngân hàngchỉ định thanh toán cho Trung tâm giao dịch chứng khoán, góp phần đẩm bảo thời gian thực hiện việc thanh toán bù trừ cho các giao dịch. Nhờ hệ thống lưu ký hiện nay cho phép bảo đảm quy trình thanh toán từ T+4, và trong thời gian tới có thể rút ngắn quy trình thanh toán từ T+4 xuống thành T+3 đật mức tiêu chuẩn quốc tế của nhóm G30. Hệ thống giao dịch: Hệ thống giao dịch của Trung tâm giao dịch chứng khoán được xây dựng trên cơ sở 3 module: ù Hệ thống giao dịch (do Thái Lan cung cấp). ù Hệ thống lưu ký và thanh toán bù trừ. ù Hệ thống công bố thông tin và giám sát thị trường. Hệ thống này chỉ đáp ứng được quy mô thị trường ở mức 20 - 25 loại chứng khoán và 10 - 12 công ty chứng khoán, với thời gian hoạt động từ 2 - 3 năm. Trong 5 tháng qua , hệ thống này luôn hoạt động tốt, góp phần giúp thị trường hoạt động ổn định. Tuy nhiên, hệ thống này đã thể hiện một số nhược điểm chính: phụ thuộc nhiều vào hẹ thống giao dịch do phía Thái Lan chưa chuyển giao đầy đủ, mới chỉ ở mức vận hành; có khó khăn cho việc bảo trì khi có sự cố; và việc công bố tông tin còn hạn chế do chưa xây dựng được mạng diện rộng (WAN). Tình hình hoạt động của các công ty chứng khoán: Nhân sự công ty và việc tuân thủ các quy định pháp lý hiện hành. Ngay từ giai đoạn đầu, các công ty chứng khoán đều tập trung phat triển và bồi dưỡng đội ngũ nhân sự, hoàn trỉnh các quy trình nghiệp vụ. Tất cả các cán bộ kinh doanh chủ chốt đẫ đều trải qua các khoá đào tạo của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước và có giấy phép hành nghề. Trung bình mỗi công ty có khoảng 14 - 16 người đã có giấy phép hành nghề. Hiện nay, các công ty đều tuyển thêm nhân sự để chuẩt bị cho bước phat triển tiếp theo. Cán bộ cáccông ty , ngoài việc được đào tạo theo các khoá huấn luyện của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, một số lớn cũng được gửi ra nước ngoài đào tạo chuyên sâu hoặc được chuyên gia nước ngoài sang tư vấn đào tạo tại chỗ. Lãnh đạo các công ty chứng khoán là những người có thâm niên trong ngành tài chính, ngân hàng nên dù đang ở giai đoạn đầu hoạt động các công ty đều trôi chảy. Các công ty đều tiến hành các nghiệp vụ phục vụ khách hàng chu đáo, chưa thấy có khách hàng khiếu nại, tuy cũng có người phàn nàn không mua được chứng khoán. Nhân viên môi giới tại sàn của các công ty chứng khoán đều đã được lựa chọn kỹ và Trung tâm giao dịch chứng khoán đào tạo. 5 tháng qua, hầu hết các công ty đều làm ăn có lãi hoặc lỗ rất ít (lãi ở đây chủ yếu từ lãi tiền gửi tiết kiệm cộng với phí môi giới) Công ty làm ăn có lãi nhất cũng chỉ làm ra 0.03 VND lãi/ 1 đồng vốn chủ sở hữu. Nến so với lãi suất tiền gửi không thời hạn của ngân hàng, tỷ suất lợi nhuận này thấp hơn nhiều. Tuy nhiên các công ty đều xác định mục tiêu chính chưa phải là lợi nhuận trong giai đoạn này. Vì thế họ đã cố gắng cắt giảm chi phí không cần thiết, nâng cao hiệu quả hoạt động. Sau này, khi các ưu đãi tài chính của Nhà nước đã hết bắt buộc các công ty phải cạnh tranh mạnh để tồn tại. Công tác giám sát thị trường: Từ khi đi vào hoạt đọng, Trung tâm giao dịch chứng khoán đã tổ chức theo dõi giám sát chặt chẽ các hoạt động liên quan đến thị trường và đã kịp thời phát hiện, sử lý một số trường hợp vi phạm. Đối với một số tổ chức niêm yết, do chưa nắm được đầy đủ quy định của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước và Trung tâm giao dịch chứng khoán nên không thực hiện đúng theo Quy chế 04 về thành viên, niêm yết, công bố thông tin và giao dịch chứng khoán. Một số tổ chức niêm yết đã công bố thông tin không đúng theo quy địng, ví dụ: việc công bố thông tin của HAPACO và TRANSIMEX Sài Gòn. Ngoài ra, trong những phiên giao dịch đầu, công ty REE mua lại cổ phiếu của chính mình khi chưa được phép của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước. Trung tâm giao dịch chứng khoán đã kịp thời có văn bản nhắc nhở và hướng dẫn thực hiện. Trong thời gian đầu, các đại diện giao dịch tại sàn khi nhập lệnh vào hệ thống giao dịch thường có hiện tượng nhầm lẫn từ mua sang bán hoặc sai ký tự, cố ý nhập thiếu ký tự... Trung tâm giao dịch chứng khoán đã yêu cầu các đại diện tại sàn chấn chỉnh. Cho đến nay, các vi phạm loại này không còn xuất hiện. Hiện nay, Trung tâm giao dịch chứng khoán đang tiến hành rà soát việc một số khách hàng vi phạm quy định mở tài khoản lưu ký tại một thành viên lưu ký và đã thông báo đến các thành viên để yêu cầu các khách hàng trên nghiêm túc thực hiện đúng quy định do ban hành. Tuy nhiên, hiện tượng trên vẫn còn rất phổ biến. Số lượng khách hàng mở từ 2 tài khoản trở lên là 40 người, trong khi trong Nghị định số 22/2000/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hàng chính trong lĩnh vực chứng khoán chưa đề cập đến vấn đề này. Hướng xử lý của Trung tâm là sẽ có văn bản đề nghị các công ty chứng khoán thành viên đóng tất cả tài khoản của các nhà đầu tư vi phạm nói trên. Hiện tượng đặt lệnh rồi huỷ xảy ra phổ biến trong từng phiên giao dịch. Việc huỷ lệnh trong một số trường hợp có tác động đến giá cả cổ phiếu. Một số nhà đầu tư đặt lệnh mua và lệnh bán trong cùng một phiên giao dịch, hành vi giao dịch này ảnh hưởng xấu đến thị trường. Uỷ ban chứng khoán Nhà nước và Trung tâm giao dịch chứng khoán đã ban hành văn bản nghiêm cấm các hiên tượng trên. Một số nhận xét về thị trường chứng khoán Việt nam Những thuận lợi trong phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam: Năm 1986 đánh dấu sự thay đổi căn bản trong đường lối quản lý của Nhà nước ta với việc chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Từ đó đến nay đất nước ta đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ: kinh tế ổn định đi đôi với tăng trưởng, lạm phát giảm hẳn và được kiểm soát ở mức xấp xỉ 10%, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài rót vào Việt Nam tương đối lớn. Đây là những dấu hiệu khả quan cho việc ra đời thị trường chứng khoán. Một điều hết sức quan trọng là trong những năm gần đây, nhà nước ta đã khẳng định sự đa dạng hoá các hình thức sở hữu và chấp nhận một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, từ đó các thành phần kinh tế tư nhân, các công ty liên doanh, các công ty cổ phần xuất hiện ngày càng nhiều cùng với các đơn vị kinh tế quốc doanh. Thêm vào đó, hiện nay nhà nước đã và đang đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước đồng thời có những qui định cho phép các tổ chức này phát hành cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp. Chính những yếu tố này là những điều kiện rất quan trọng góp phần tạo ra lượng hàng hoá dồi dào cho thị trường chứng khoán Việt Nam trong những ngày đầu hoạt động cũng như trong tương lai. Bên cạnh đó, trong quá trình chuẩn bị cho sự ra đời thị trường chứng khoán Việt Nam đã diễn ra mạnh mẽ từ những năm 1996 và đặc biệt là trong năm 1998. Trước hết ngày 28/11/1996, Thủ tướng chính phủ đã ký Nghị định 75/CP thành lập Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, với vai trò là một cơ quan thuộc chính phủ, thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Tiếp đó, ngày 11/7/1998 sau gần 2 năm kể từ khi Uỷ ban chứng khoán Nhà nước được thành lập, Chính phủ đã ban hành Nghị định 48/1998/NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán, một văn bản pháp lý đầu tiên về thị trường chứng khoán Việt Nam đã được ban hành và được coi là sự đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình hình thành thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Việc ban hành khung pháp lý này còn cho thấy sự cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường tài chính trong nước, mở rộng khả năng vươn ra bên ngoài và từng bước hội nhập với cộng đồng tài chính quốc tế. Chính những qui định có tính chất pháp lý trên đã tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho việc phát hành và kinh doanh chứng khoán, khuyến khích việc huy động các nguồn vốn dài hạn trong và ngoài nước. Đảm bảo cho thị trường chứng khoán hoạt động có tổ chức, an toàn, công bằng và hiệu quả, bảo vệ quyền hợp pháp của người đầu tư. Một thuận lợi khác không thể không nói đến, đó là cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, thói quen và nếp nghĩ của dân chúng trong việc sử dụng vốn tích luỹ của mình cũng ngày càng có sự thay đổi theo hướng tích cực. Từ khi biết thị trường chứng khoán sẽ được thành lập, công chúng, đặc biệt là người dân Thành phố Hồ Chí Minh rất háo hức chờ đợi được tham gia vào hoạt động mua bán chứng khoán. Việc săn lùng cổ phiếu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0815.doc
Tài liệu liên quan