Mục lục 3
Lời nói đầu 5
Chương I. 6
Định nghĩa TTCK và Chứng khoán 7
1. Vài nét về sự ra đời và phát triển của TTCK
2. Định nghĩa về TTCK 8
3. Định nghĩa về Chứng khoán 9
Chương II.
Chức năng của TTCK 11
I. TTCK và hệ thống tài chính
II. TTCK và tài chính của các DN 12
1. TTCK và tài chính của các DN có giá trị và
không có giá trị và không có giá tri trên TTCK
2. Tài trợ các DN qua TTCK
3. Phát hành và trao đổi CK 13
4. Những lợi ích và bất lợi khi ra nhập TTCKư 14
III. TTCK và tài chính Nhà nước 16
1. Sử dụng thường xuyên
2. Sử dụng bất thường 17
IV. TTCK và tài chính của các hộ gia đình 18
1. TTCK và tiền tiết kiệm
2. Mục tiêu của đơn vị mua CK 19
3. Trực tiếp hoặc gián tiếp mua CK trên TTCK 20
V. TTCK và các cơ quan đầu tư chuyên môn
(công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí.) 21
1. TTCK và giá một công ty có bảng giá
2. TTCK phản ánh tình trạng chính trị và kinh tế
vĩ mô 22
Chương III.
Cơ chế TTCK 23
I. Những chứng thư chính trên TTCK
1. Cổ phiếu
2. Trái phiếu 25
II. Các nhân tố của giá cả trên TTCK 27
1. Giá cổ phiếu
2. Các chỉ số chính của TTCK
3. Giá trái phiếu 28
Chương IV
Một TTCK tại Việt Nam 29
1. Nguyên tắc hoạt động của các quỹ đầu tư
2. Việt nam growth - các tác nhân
3. TTCK tại Việt nam - điều kiện 31
Chương V 33
Kết luận
1. Những khó khăn
2. Những thuận lợi 35
Tài liệu tham khảo 37
35 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1188 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những cái nhìn đầu tiên về Thị trường chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
án.
2. Tài trợ các doanh nghiệp qua thị trường chứng khoán
Doanh nghiệp được tài trợ qua ba phương pháp đã đề cập đến phần đầu: Tự tài trợ- vay ngân hàng dài hạn hay trung hạn- tài trợ qua TTCK. Trong phần này, ta tìm hiểu thêm về cách tài trợ qua TTCK. Có hai phương pháp:
-Tăng vốn bằng cách gọi tiền mặt: Doanh nghiệp phát hành cổ phiếu mới, người đã có cổ phiếu của doanh nghiệp này có quyền ưu tiên mua. Quyền này được biểu hiện bằng một phiếu, gọi là phiếu ghi mua, nó là phần thưởng cho người đã chấp nhận rủi ro ban đầu. Cũng vì lý do trên, quyền ưu tiên ghi mua có một trị giá: người có quyền tiết kiệm, muốn mua cổ phiếu của doanh nghiệp này phải mua quyền ưu tiên của những người đã có cổ phiếu nhưng không muốn mua thêm vì họ không có tiền hay họ thấy chịu rủi ro với doanh nghiệp này như thế là đủ rồi.
- Vay dài hạn bằng cách phát hành trái phiếu. Trường hợp này, người ta đã có trái phiếu không có quyền ưu tiên.
3. Phát hành và trao đổi chứng khoán
Quá trình giao dịch được chia làm ba giai đoạn:
- Bước đầu, doanh nghiệp phát hành chứng khoán, nhận được tiền. Người xuất vốn nhận được chứng khoán.
- Bước hai, để có sự giao dịch trên TTCK, doanh nghiệp có trách nhiệm thông tin cho thị trường qua báo cáo hàng năm, hàng ngày, qua bảng tổng kết tài sản... để những người có cổ phiếu có thông tin để quyết định giữ hay bán cổ phiếu.
Bước ba, sau đại hội cổ đông, tiền lãi cổ phần được doanh nghiệp phân chia và gửi đến tài khoản của mỗi cổ đông.
Phát hành và trao đổi cố phiếu
Thông tin kinh tế
cổ đông 1 cổ đông 2 cổ đông 3
Tiền
Tiền
Thị trường chứng khoán
Doanh nghiệp phát hành
(Sơ đồ 3)
4. Những lợi ích và bất lợi ích khi gia nhập TTCK
Tuỳ theo kế hoạch hoạt động và lợi ích của doanh nghiệp, tuỳ theo mức lãi suất ngân hàng, giá cả trên thị trường chứng khoán, ban quản trị sẽ chọn giải pháp thích hợp:
a) ích lợi
Gia nhập TTCK sẽ có lợi cho doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực:
- Doanh nghiệp có thêm một nguồn tài trợ để tiếp tục phát triển, có thể rẻ hơn là vay ngân hàng, tuỳ theo mức lãi suất.
- Doanh nghiệp có thêm tiếng tăm: dư luận nói đến những kết quả ban quản trị đã đạt được trên mọi thị trường, những thành công về xuất khẩu, những phát minh mới được áp dụng theo nhu cầu đòi hỏi của giới tiêu thụ.
- Doanh nghiệp gia đình kiếm thêm được một nguồn vốn để tiếp tục phát triển.
- Doanh nghiệp được TTCK đánh giá hàng ngày. Người quản trị doanh nghiệp có một giá tham khảo qua thị giá của cổ phần trên TTCK. Giá đó sẽ được áp dụng trong kế hoạch phát triển đã định: Trao đổi cổ phần với doanh nghiệp bạn... Thí dụ: doanh nghiệp bạn A mua X % cổ phần của doanh nghiệp B, doanh nghiệp B mua Y % cổ phần của doanh nghiệp A. Đó là một chính sách bảo trợ nhau, trao đổi tin tức với nhau.
- Doanh nghiệp còn có thể dùng chính sách "cưỡng ép" mua doanh nghiệp đối thủ một cách công khai, bằng cách qua mặt ban quản trị doanh nghiệp này, đề nghị với những người có cổ phiếu của doanh nghiệp đó để mua lại cổ phiếu của họ với một giá cao hơn giá thị trường (nếu không cao hơn thì họ không bán làm gì!) hoặc mua bằng tiền mặt. Hành động này được gọi là "công khai hỏi mua". Ngoài ra, còn có phương pháp để trao đổi cổ phiếu giữa hai hãng với nhau. Hành động này được gọi là "công khai dạm hỏi đổi cổ phiếu".
b. Bất lợi
- Doanh nghiệp phải chấp nhận công khai hoá các hoạt động chính của mình. Phải báo cáo tin tức thất bại và thành công của doanh nghiệp trên mọi thị trường, nghiên cứu phát triển, cách sử dụng nhân viên...
- Doanh nghiệp phải giải thích kế hoạch đã quyết định áp dụng, lý do, năng lực...
- Nếu không đạt được kết quả ngắn hạn như mong muốn, hoặc giải thích không được thoả đáng, doanh nghiệp sẽ bị doanh nghiệp khác để ý đến, công khai hỏi mua hay công khai dạm hỏi.
- Doanh nghiệp có thể bị một doanh nghiệp đối thủ để ý, trực tiếp giao dịch với hội đồng cổ phiếu của mình và đề nghị công khai hỏi mua hay công khai dạm đổi cổ phiếu.
Nhập TTCK: Lợi và bất lợi cho DN
Lợi Bất lợi
- Thêm nguồn tài trợ - Phải công báo thông tin
- Thêm tiếng tăm kinh tế về DN
- Công ty cổ phần gia đình - Phải công báo chiến lược
kiêm thêm vốn để phát triển
- DN được đánh giá hàng
ngày
- Tập trung / đa năng hoá mua - Có thể bị DN khác mua
cổ phiếu = mua DN (công
khai hỏi mua công khai dạm
đổi)
(Sơ đồ 4)
III . TTCK và tài chính nhà nước
1. Sử dụng thường xuyên
Việc sử dụng thường xuyên ngân sách nhà nước đã được đề cập đến trong phần (I), ở đây chúng ta chỉ nhấn mạnh đến việc ngân sách bội chi. Chính phủ phải tìm cách tài trợ sự chênh lệch đó. Có hai cách: chính phủ vay tiền của Ngân hàng Nhà nước, giải pháp này có thể gây ra lạm phát. Cách thứ hai là chính phủ phát hành phiếu kho bạc, thu hút tiền tiết kiệm vào ngân sách nhà nước. Hiện nay, bội chi là một hiện tượng rất thông thường trong các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển. ở những nước phát triển, người ta nhận thấy sự tài trợ cho ngân sách nhà nước đã được quốc tế hoá: Thí dụ tiền tiết kiệm ở Nhật dùng để tài trợ khoản thiếu hụt của ngân sách Mỹ.
2. Sử dụng bất thường
Tuỳ theo mục đích kinh tế và chính trị, nhà nước có thể sử dụng hai chính sách: Quốc hữu hoá và tư hữu hóa.
- Quôc hữu hoá là chuyền quyền sở hữu các cổ phiếu vào tay chính phủ. Có hai cách quốc hữu hoá, quốc hữu hóa không bồi thường và quốc hữu hoá có bồi thường. Năm 1982, khi Tổng thống Pháp Mitterrand và Đảng Xã Hội lên nắm chính quyền, một quỹ quốc gia công nghiệp và một quỹ quốc gia ngân hàng đẫ được thành lập để đổi cổ phiếu các xí nghiệp bị quốc hữu hoá thành trái phiếu dài hạn của nhà nước. Đối với ngân sách nhà nước, quốc hữu hóa theo cách thứ hai này không thu vào cho nhà nước thêm đồng nào, trái lại, nhà nước lại có thêm một món nợ dài hạn. Đối với TTCK, các xí nghiệp bị quốc hữu hoá sẽ mất thị giá và tên trên thị trường cổ phiếu. Tiềm năng buôn bán trên thị trường này sẽ kém đi, ngược lại trên nguyên tắc, tiềm năng trên thị trường trái phiếu được tăng lên.
- Tư hữu hoá là nước bán cổ phiếu của các doanh nghiệp quốc doanh. Đối với TTCK, bảng giá các doanh nghiệp có tên tuổ được tăng thêm, do vậy tiềm năng buôn bán của các doanh nghiệp cổ phiếu cũng được rộng hơn. Do bán cổ phiếu, ngân sách nhà nước sẽ có một nguồn thu bất thường. Nhưng mỗi chính quyền có thể tư hữu hóa vì nhiều lý do khác nhau. Thí dụ lý do chính sách kinh tế: Tại Pháp năm 1986, cánh hữu lên cầm quyền, chính phủ quyết định" tự do hoá" nền kinh tế. Nhà nước Anh cũng nhiều lần giải thích chính sách của họ như thế. Nhà lãnh đạo còn có lý do khác để áp dụng chương trình tư hữu hoá. Mục đích là cải tiến phương pháp quản lý của các doanh nghiệp quốc doanh, họ quan niệm rằng doanh nghiệp tư nhân có hiệu quả hơn quốc doanh.
Ngày nay trên thế giới, trong các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển đang có phong trào tư hữu hoá các xí nghiệp. Những nước công nghiệp đã hay đang áp dụng chương trình tư hữu hoá trong hay ngoài TTCK của họ: Pháp(Rhône poulenc...), Nhật(NTT...), Anh (British Telecom...), LBCH Đức(Lufthansa...). Sau khi thống nhất, nước Đức đã mở một quỹ riêng để giải quyết điều này. Giải pháp này thông qua TTCK. Nhiệm vụ của quỹ này đánh giá các xí nghiệp ở Đông Đức, rồi chia các doanh nghiệp quốc doanh ra làm ba loại: Các doanh nghiệp không thể tiếp tục hoạt động, các doanh nghiệp có thể cải thiện trước khi bán, các doanh nghiệp có thể bán ngay. Đơn vị mua có thể là doanh nghiệp trong nước hay ngoài nước, nhưng phải chấp nhận mọi yêu cầu của hợp đồng( không thải nhân viên, thêm tiền đầu tư, thực hiện chương trình cải tân...). Nhiều nước tư bản mới phát triển hay đang phát triển ví dụ như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Maroc, Hunggari, Côte d'lvoire... đều có chương trình tư hữu hoá nền kinh tế của họ. Tuỳ trường hợp, việc này thực hiện quy- hay không qua- TTCK.
IV . TTCK và tài chính của các hộ gia đình
1. TTCK và tiền tiết kiệm
Tiền thu và hộ gia đình dưới mọi hình thức được sử dụng cho chi phí hoạt động thông thường: ăn uống, quần áo, đi lại, thuốc men... Tiền tiết kiệm là phần thu nhập không tiêu. Sự phân chia giữa tiền tiết kiệm và tiền thu nhập có thể thay đổi tuỳ nước và tuỳ thời gian. Ví dụ, khoảng năm 1960-1975, tại Pháp, tiền tiết kiệm chiếm khoảng 17-18% thu nhập của các hộ. Sau thời gian đó, xu hướng thúc đẩy tiêu thụ đã làm con số đó xuống còn khoảng 14%. Các nhà kinh tế đã nhận xét rằng hiện tượng giảm tỷ lệ tiết kiệm hiện nay tăng trong mọi nền kinh tế phát triển.
Tiền tiết kiệm được chia ra làm hai phần chình: một phần mua nhà cửa và đất đai, một phần gia tăng tài sản dưới hình thức khác: vàng, đá quí, bức hoạ hay phức tạp hơn nữa như bảo hiểm nhân thọ, tiền gửi trong ngân hàng, các quỹ tiết kiệm. Chỉ có một phần tiết kiệm được dùng vào TTCK. Tại Pháp, hình thức thứ hai này chiếm 6% tổng số tiền thu nhập của các hộ. Hiện nay một phần lớn của 6% này được chuyển vào TTCK( cổ phiếu, trái phiếu). Nói cách khác, tại Pháp dưới một phần ba tiền tiết kiệm được đưa vào TTCK, ở các nước phát triển khác số tiền này quan trọng hơn.
Năm 1990, số tư nhân có cổ phiếu hay trái phiếu, trực tiếp hay gián tiếp ở các nước như sau:
Pháp 3,5 triệu người, nghĩa là 1/16 dân số
Mỹ 30 triệu người, nghĩa là 1/7 dân số
Nhật 10 triệu người, nghĩa là 1/12 dân số
Đức 4,5 triệu người, nghĩa là 1/14 dân số.
2. Mục tiếu của đơn vị mua chứng khoán
Việc chọn mua cổ phiếu hay trái phiếu biểu hiện hai tâm trạng, hai nhu cầu của con người:
- Nhu cầu thu nhập hàng năm: Mục đích của những người theo tâm lý này là nhu cầu sinh lời. Họ không thích nhiều rủi ro đối với vốn họ đưa ra, họ chú ý đến trái phiếu, hay trái phiếu nào ít có rủi ro. Vốn đề ra 2.000 đồng, mỗi năm phải đưa lại cho họ 100 đồng lãi.
- Nhu cầu có giá trị thặng dư: Đơn vị có nhu cầu này cần chú ý ưu tiên đến sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán, khi mua với giá X, họ phải tin trong tương lai họ có thể bán với giá Y cao hơn giá X.
Khi phát hành chứng khoán" giá danh nghĩa"(Valeur nominale, nominal- value)- còn được gọi là "mệnh giá" ( value faciale, face- value)- được in trên giấy cổ phần. Giá phát hành là giá thực sự người mua phải trả, nó có thể bằng hay khác mệnh giá:
- Giá phát hành = giá danh nghĩa, hiện tượng đó được gọi là phát hành ngang giá(au pair, at par).
- Giá phát hành< mệnh giá, được gọi là phát hành dưới mệnh giá (en dessous du pair, below par).
- Giá phát hành> giá danh nghĩa, được gọi là phát hành trên giá danh nghĩa (au dessus du pair, above par).
Khi DN có tên trên bảng giá, người mua chỉ chú ý đến sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán:
* Giá bán> giá mua được gọi là " thặng dư" ( phus- value, capital-gain).
Giá bán< giá mua được gọi là " giảm giá" ( moins- value, capital-loss).
Mục tiêu đơn vị mua chứng khoán
I. Thu nhập hàng năm
*Trái phiếu Lãi suất
* Cổ phiếu Cổ tức
II. Lợi nhuận khi bán lại
* Giá bán > Giá mua
(Sơ đồ 5)
3. Trực tiếp hoặc gián tiếp mua chứng khoán trên TTCK
Mọi đơn vị kinh tế, cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan tài chính có tiền tiết kiệm đều có thể mua bán chứng khoán trên TTCK. Họ giao dịch thẳng với các cơ quan chuyên môn để phát lệnh mua hay bán( tuỳ trường hợp) mọi hình thức chứng khoán: cổ phiếu, trái phiếu kho bạc dưới hình thức dài hạn, trung hạn hay ngắn hạn.
Tất cả đơn vị kinh tế còn có thể hoạt động gián tiếp trên TTCK quq các cơ quan đầu tư tập thể. Có hai loại:
a) Quỹ đầu tư có vốn thay đổi
Các quỹ này được phép hoạt động mua bán mọi hình thức chứng khoán của TTCK : cổ phiếu, trái phiếu, trái phiếu kho bạc... Nguồn của quỹ do vốn của người tiết kiệm đưa vào và được các quỹ sử dụng bằng cách mua chứng khoán. Nhưng người có tiết kiệm có thể mua cổ phần của các quỹ ngày hôm nay và quyết định bán trong tương lai, vì vậy vốn của các quỹ này có thể thay đổi hàng ngày. Người lời là người bán cổ phiếu của quỹ với thặng dư, người lỗ là người bán cổ phiếu của quỹ với giảm giá.
Có rất nhiều loại quỹ đầu tư, có quỹ chuyên môn về TTCK mới, trái phiếu, TTCK châu á, châu Mỹ... Đó là một loại sản phẩm tài chính, các quỹ không có tên trên bảng giá của TTCK nhưng cạnh tranh với nhau mạnh mẽ, kết qủa được đăng báo thường xuyên. Các quỹ này có thể xin các cơ quan chấm điểm" rating" (xem 2.4) cho điểm trước khi mở để họ dễ buôn bán hơn và thông tin đó đượ Uỷ ban giao dịch chứng khoán ( COB commission des operatión de bourse, SEC sécurities exchange commission) kiểm soát.
Các quỹ này đáp ứng những nhu cầu sau đây:
- Các đơn vị có tiết kiệm hợp nhau lại để phân chia rủi ro.
- Sử dụng kinh nghiệm chuyên môn của người quản lý.
- Quản lý dễ hơn, lựa chọn mua hay bán chứng khoán thích hợp, ví dụ như giảm tiền hoa hồng, chia rủi ro trên nhiều ngành kinh tế.
- Các quỹ này đóng vai trò trung gian để huy động vốn nhàn rỗi của các hộ. Để gây được uy tín trong quần chúng, các đơn vị phổ biến các sản phẩm tài chính này ( ngân hàng, hãng bảo hiểm...) phải tôn trọng điều lệ mới vận hành được: Luật pháp nghiêm chỉnh, thông tin chính xác, khả năng các nhà quản lý được chấp nhận...
b) Câu lạc bộ đầu tư
Nhiệm vụ của đơn vị này như sau:
- Như một hội, mở ra để cho hội viên có dịp trao đổi và học hỏi kinh nghiệm trên TTCK.
- Trao đổi tin tức giữa bạn hữu, đồng nghiệp...
- Phân chia rủi ro.
- Quản lý thích hợp.
V. TTCK và các cơ quan đầu tư chuyên môn ( công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí...)
Một nền kinh tế phát triển mạnh thường có một hệ thống đầu tư chuyên môn. Tiền tiết kiệm của các ngành kinh tế tạo ra được chuyển sang các cơ quan này (investiseur institutional investor):
- Công ty bảo hiểm: Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tai nạn...
- Quỹ hưu trí: Có hai hệ thống, quỹ hưu trí " phân chia qua các thế hệ tương tự như câu ngạn ngữ " lá lành đùm lá rách",vốn thu vào năm nay phát trực tiệp cho những người đang hưu trí năm nay. Quỹ hưu trí "vốn cá nhân", mỗi người mua bảo hiểm hưu trí của mình, có thể với sự giúp đỡ của ngành hay công ty họ đang làm việc( fonds de pension funds)
- Quỹ đầu tư có vốn thay đổi, như đã nói trên.
- Ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư.
- Quỹ tiền gửi và ký thác ( caisse de dépôts et consignations), theo nhiệm vụ Chính phủ đã trao cho.
Trong các nước phát triển, các cơ quan nói trên, tuy đứng ngoài công việc sản xuất hàng hoá dịch vụ, nhưng đóng một vai trò rất quan trọng, biểu hiện cho sự tích trữ tiết kiệm của một nền kinh tế. Các quỹ này ở Mỹ quản lý tổng số hơn 60 tỉ Mỹ kim. Một quỹ hưu trí bến Mỹ ( pension fund) có thể quản lý hơn 40 triêụ Mỹ kim các công ty bảo hiểm ở Nhật Bản còn lớn hơn.
1. Lý do sức mạnh tài chính của các cơ quan này
Lý do chính là hiện tượng " ngược đường" của các cơ quan này so với guồng máy của các doanh nghiệp san xuất: Các doanh nghiệp cần đầu tư hôm nay để ngày mai tiếp tục phát triển, còn các cơ quan đầu tư thu nhiều tiền hôm nay và trả trong tương lai. Sự khác biệt đó là một vấn đề tài chính mà TTCK phải trả lời. Qua các chương trình tư hữu hoá, các cơ quan này được mời mua chứng khoán của các công ty lớn vì họ có nhiều tiền, họ có thể có một cách nhìn dài hạn.
2. Sử dụng tài chính của các cơ quan đầu tư chuyên môn
Các cơ quan này hoạt động trong một khuôn khổ luật pháp, theo một chính sách đầu tư, mục đích là bảo vệ quyền lợi của những đơn vị đem vốn tới họ. Vốn này, tuỳ nước, được sử dụng theo ba cách:
- Đặt vốn ngắn hạn trên thị trường tiền tệ. Chính sách này được áp dụng ưu tiên khi lãi suất ngắn hạn cao hơn lãi suất dài hạn, hiện tượng này đã và đang có từ mấy năm gần đây.
- Đầu tư nhà cửa: Sử dụng tiền cách này có tính chất dài hạn, chú trọng ưu tiên thặng dư ( phus- value, capital gain) rồi mới đến tiền thuê nhà ( revenu, revenue). Theo chính sách này, họ mua nhà cho tư nhân hay công ty thuê hay mua khách sạn. Họ có thể mua trực tiếp hay gián tiếp qua các quỹ bất động sản chuyên môn về nhà cửa thương mại ( sicomi) hay quỹ tài chính ( holding financiere, finanial holding company).
- Đầu tư trên TTCK: Mua trực tiếp hay gián tiếp của TTCK: cổ phần, cổ phiếu, hoặc tham dự mua trong những vụ hỏi mua công khai.
- Tham gia mua cổ phần của các quỹ vốn rủi ro hay các quỹ vốn phát triển
VI. TTCK phản ánh tình hình kinh tế
Người ta thường đặt câu hỏi TTCK có phản ánh một nền kinh tế hay không?
1. TTCK và giá một công ty có giá bảng
Trên nguyên tắc, giá của một doanh nghiệp có tên trên TTCK phản ánh cách TTCK đánh giá doanh nghiệp này. Nó được một giá thưởng ( giá lên ) hay bị một giá phạt ( giá xuống); điểm tốt hay xấu tuỳ theo cách TTCK đánh giá:
- Ban quản lý doanh nghiệp.
- Kế hoạch phát triển.
- Khả năng sinh lời.
- Và nhiều lý do tâm lý khác như sự dự báo của TTCK ( xem phần 3.2).
Những hiện tượng này có thể áp dụng cho một ngành kinh tế: chế biến lương thực phẩm, sản xuất máy điện tử...
2. TTCK phản ánh tình trạng chính trị và kinh tế vĩ mô
- Ngắn hạn: TTCK, cũng như con người, có thể có một " cảm xúc" rất mãnh liệt. Nhờ những bộ máy điện tử chạy quanh hoàn cầu và tốc độ truyền tin nhanh chóng, ngày nay cảm xúc đó đóng một vai trò rất quan trọng. Do đó xuất hiện một hiện tượng" quả bong bóng tài chính" khoảng từ năm 1982 trở đi ( anh mua, tôi cũng mua!). Nhưng việc mua bán này không có gì thực tế! Vì thế, ở mức ngắn hạn, TTCK có thể nhầm lẫn hoặc phát triển độc lập đối với tình trạng kinh tế.
- Dài hạn: TTCK được coi là một trọng tài" biết suy nghĩ" hơn, công bằng hơn, vì những sự nhầm lẫn của ngắn hạn, của sự bồng bột, thiển cận được thời gian sửa chữa, uốn ắn.
Cũng vì hai cách nhìn đó, mà TTCK được coi là một sòng bạc, một Casino. Chơi trò này có thể trở thành triệu phú nhanh chóng nhưng cũng có thể phá sản một cách rất nhanh chóng. Đó là một vấn đề luân lý tài chính mà đến ngày nay chưa có quốc gia nào giải quyết được trọn vẹn.
Chương III
Cơ chế thị trường chứng khoán
I. Những chứng thư chính trên thị trường chứng khoán
1. Cổ phiếu
Những đặc tính pháp luật của cổ phiếu đã được mô tả ở phần 1 khi đình nghĩa chứng khoán ( cổ phiếu và trái phiếu). Từ hơn mười năm qua, trên thị trường các nước phát triển, nhu cầu tài chính của tư nhân và doanh nghiệp đã thay đổi rất nhiều nên đã có nhiều loại mới đã được phát minh và sự phân chia giữa cổ phiếu và trái phiếu không còn rõ ràng nữa. Có các loại cổ phiếu mới như sau:
- Cổ phiếu có lãi ưu tiên
Loại này đáp ứng nhu cầu của các công ty cần phát hành cổ phiếu để tăng vốn tự có mà không muốn mất quyền sở hữu doanh nghiệp, họ muốn tự bảo trợ để tránh bị công khai hỏi mua. Những đơn vị mua cổ phần có lãi ưu tiên hưởng mọi quyền lợi dành cho cổ phiêu, ngoại trừ quyền tham dự và bầu cử trong hội đồng cổ đông. Để bù sự thiệt thòi đó, họ được nhận một lãi cổ phần tối thiểu nếu doanh nghiệp có lãi.
- Phát cổ tức dưới hình thức cổ phần mới
Khi phát hành giấy chứng nhận đầu tư, doanh nghiệp có thêm vốn nhưng không phải chia quyền quản trị. Vì vậy, loại giấy này thương do các doanh nghiệp quốc doanh phát hành trên TTCK hoặc các tư doanh muốn tránh sự công khai hỏi mua của những doanh nghiệp đối thủ.
Cơ chế TTCK - Cổ phiếu
- Biểu hiện một khoản vốn góp
- Chủ sở hữu cổ phiếu là cổ đông, cổ đông là chủ sở hữu của doanh nghiệp phát hành cổ phiếu
- Cổ tức tuỳ lợi nhuận của DN có rủi ro
- Khoản vốn góp thuộc vốn riêng của DN
- Cổ đông được dự và được bầu trong đại hội cổ đông được tham gia vào sự quản lý DN
(Sơ đồ 6)
2. Trái phiếu
Những đặc điểm và quyền lợi của trái phiếu đã được đề cập ở trên. ở đây, chúng ta sẽ phân tích các loại trái phiếu thông thường nhất.
- Trái phiếu có lãi suất cố định
Những đặc tính của loại trái phiếu này được xác định ngay từ khi phát hành và có giá trị trong suốt kỳ hạn của trái phiếu. Lãi suất được trả mỗi năm, vốn trái phiếu được khấu hao- nghĩa là trả lại vốn- một lần vào cuối kỳ hạn trái phiếu, hoặc mỗi năm một phần.
- Trái phiếu có lãi suất thay đổi
Nguyên tắc của loại trái phiếu này là lãi suất danh nghĩa thay đổi theo một chỉ số tham khảo được tính trước ngày trả cuống phiếu, những chỉ số tham khảo thường dùng là: Tỷ lệ trung bình hàng tháng của thị trường tiền tệ, tỷ lệ trung bình của các trái phiếu...
- Trái phiếu chỉ số hoá
Lãi suất được định từ lúc phát hành và biến đổi theo vài chỉ số, như giá điện, giá tiền ECU (đơn vị tiền tệ của Cộng đồng Âu Châu).
- Trái phiếu chuyển được thành cổ phiếu
Loại này dùng để đáp ứng nhu cầu của những đơn vị muốn mua cổ phiếu của một doanh nghiệp nhưng muốn có một thời gian quan sát. Lãi suất của loại này thấp hơn lãi suất của trái phiếu thông thường. Khi quyền chuyển hoá được sử dụng thì trái phiếu sẽ mất đi và đồng thời vốn của doanh nghiệp sẽ tăng lên và cổ phiếu mới được phát hành. Lẽ dĩ nhiên, người có loại trái phiếu này chỉ sử dụng quyền chuyển hóa khi nào giá cổ phiếu cao hơn giá trái phiếu trên thị trường. Tuỳ theo đặc tính của loại trái phiếu này, quyền chuyển hoá được sử dụng theo ba cách:
* Lúc nào cũng được.
* Trong một thời gian nhất định đã quy định khi phát hành.
* Một vài năm sau khi phát hành. Khi đến kỳ hạn đó, đơn vị có trái phiếu phải quyết định trong vòng ba tháng.
Trái phiếu
+ Phiếu biểu hiện một khoản vốn cho vay dài hạn
+ Chủ sở hữu trái phiếu là chủ nợ cơ quan phát hành TP
+ Lãi suất hàng năm không có rủi ro
+ Hai hình thức hoàn lại vốn
- Rút thăm mỗi năm một lần
- Một lần khi tới kỳ hạn
+ Các loại chính
- Trái phiếu có lãi suất cố định
- Trái phiếu có lãi suất thay đổi
- Trái phiếu chỉ số hoà
- Trái phiếu chuyển hoá được thành cổ phiếu
(Sơ đồ 7)
II. Các nhân tố của giá cả trên thị trường chứng khoán
1. Giá cổ phiếu
- Tình hình chính trị trên thế giới, trong một nước: Phụ lục "Năm lần xung đột nhìn qua TTCK" cho ta thấy rằng mỗi lần có một cuộc chiến tranh quan trọng, thì giá trên TTCK thay đổi theo ba giai đoạn: lúc sửa soạn chiến tranh, TTCK bao giờ cũng đi xuống; trong chiến tranh , giá TTCK bao giờ cũng đi lên; đến giai đoạn ba, khi hội đàm, TTCK lại xuống. Bài học kinh nghiệm đó được chứng minh qua chiến tranh Việt - Mỹ, Việt - Pháp, đại chiến thứ hai...
Gần đây hơn, ngày 2.8.1990, khi Tổng thống Saddam Hussein ra lệnh mang quân sang đánh nước Koweit, tình thế trở thành rất bấp bênh, ai cũng lo sợ giá dầu hoả sẽ vụt lên cao và sẽ làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp, sợ lạm phát, sợ lãi suất sẽ lên... bầu không khí khó thở đó kéo dài từ tháng tám đến giữa tháng chín 1990. Trong thời gian này, giá ở TTCK xuống như sau:
Paris Luân Đôn Nữu ước Tokio
Đầu 8.90 500 2.230 2.730 28.500
Giữa 9.90 438 2.095 2.565 24.900
Trong thời gian chiến tranh, giá TTCK lên, kinh tế bắt đầu phát triển lại, các doanh nghiệp sản xuất súng đạn được giới đầu tư để ý đến. Gần một năm sau, giá TTCK Paris, vào 9.91 lên đến 24%.
Vì thế có câu châm ngôn nói rằng: "Phải mua khi nghe tiếng súng, phải bán khi nghe tiếng kèn".
- Tin tức, thông báo thống kê về kinh tế: Những tin tức về thất nghiệp, cán cân thương mại, cán cân thanh toán, nhất là những tin tức về kinh tế Mỹ được TTCK trực tiếp chú ý; khi thông tin tốt, hay đúng hơn được TTCK cho là tốt, thường giá trên thị trường lên.
- Tình hình thị trường vốn và lãi suất ngắn hạn và dài hạn: Thường khi lãi suất tín dụng xuống, TTCK coi là một tin vui vì các doanh nghiệp phải trả ít lãi hơn cho các ngân hàng, do đó lợi nhuận sẽ cao hơn. Người có cổ phiếu và trái phiếu sẽ có lợi.
- Các dự báo về TTCK: Hiện tượng này quan trọng hơn xưa vì sự tin học hoá và toàn cầu hoá về TTCK không những dựa vào thông tin về quá khứ và hiện tại mà theo dự báo của mọi tác nhân, hay tổ chức có quyền hành trong lĩnh vực kinh tế, ngân hàng, chính trị.
- Tình trạng phát triển từng ngành: Nền kinh tế vĩ mô được chia ra thành nhiều ngành. ở một thời điểm nhất định, có những ngành phát triển mạnh, trong các ngành khác lại hết thời vì nhu cầu của thị trường đã thay đổi. Kinh nghiệm cho ta biết rằng, khi nền kinh tế trở lại con đường phát triển, giá trên TTCK của các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng nhà cửa, cơ sở hạ tầng sẽ lên. Những ngành khác có liên quan trực tiếp hay gián tiếp với ngành xây dựng cũng từ từ theo khuynh hướng đó: ngành xi măng, vật liệu xây dựng. Vì thế ở Châu Âu có câu "khi ngành xây dựng tiến thì cái gì cũng tiến".
- Tình trạng của doanh nghiệp: Khả năng của ban lãnh đạo, tên tuổi, quá khứ nghề nghiệp của Tổng giám đốc, tiếng tăm thực sự hay tin đồn về tài năng, luân lý đạo đức của ê kíp cầm đầu đều được TTCK chấm điểm. Tin tức về doanh nghiệp: Những thành công, những khó khăn, thất bại... nói một cách tổng quát hơn, khả năng phát triển, sinh lời, áp dụng sáng tạo... tất cả thông tin đó đều được TTCK chú ý và chấm điểm: Ví dụ, tháng 12 năm 1984 có tin công ty Mỹ UNION CARBIDE có xưởng hoá học ở BHOPAL bên ấn Độ bị nổ, trong chớp nhoáng giá của doanh nghiệp này trên WALL STREET xuống 30% từ 49$ đến 35$, ở Paris giá từ 529F xuống đến 330F. Ví dụ khác, tháng 11 năm 1991, có tin công ty TOTAL khám phá ra dầu hoả ở CUSIANA bên COLOMBIE giá của công ty này từ 1027F lên đến 1062F.
2.Các chỉ số chính của thị trường chứng khoán
Trên thị trường cổ phiếu có vài chỉ số được dùng một cách rất phổ biến qua mọi hệ thống thông tin.
Tồn tích tại sở giao dịch chứng khoán .Tuỳ theo luật và kế hoạch của ban quản trị ,một doanh nghiệp có thể quyết định đạt mộ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0792.doc