Đề tài Những cơ hội đối với hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam và giải pháp để khai thác cơ hội

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG II LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ CƠ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 2

I.THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ: 2

1. Cơ sở ra đời, tồn tại và phát triển của thương mại quốc tế 2

2. Thương mại quốc tế: 3

2.1. Khái niệm 3

2.2. Đặc điểm của thương mại quốc tế: 5

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại quốc tế: 7

2.4.Vai trò của thương mại quốc tế: 7

II. CƠ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG M ẠI QUỐC TẾ 8

1. Khái niệm cơ hội: 8

2. Các lý thuyết thương mại quốc tế: 8

2.1. Lý thuyết truyền thống về thương mại quốc tế: 8

2.2. Các lý thuyết mới về thương mại quốc tế 10

CHƯƠNG II HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ CƠ HỘI CỦA VIỆT NAM 12

I. HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM: 12

1. Những nét tổng quát: 12

1.1. Xuất nhập khẩu của Việt Nam trước năm 2006: 12

1.2. Xuất nhập khẩu của Việt Nam 10 tháng đầu năm 2006 13

1.2.1. Xuất khẩu 13

1.2.2. Nhập khẩu 15

2. Tham gia thương mại quốc tế của một số ngành hàng Việt Nam có lợi thế - thực trạng và cơ hội 15

2.1. Nông sản 15

2.1.1. Gạo 17

2.1.2. Hồ tiêu: 17

2.1.3. Rau quả 19

2.1.4. Cà phê 19

2.2. Khoáng sản 20

2.3. Thuỷ hải sản: 21

2.4. Các mặt hàng công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động 22

II. CƠ HỘI CỦA VIỆT NAM KHI THAM GIA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 24

1. Mở rộng thị trường và tăng xuất khẩu 24

2. Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài. 25

3. Nâng cao tính hiệu quả và sức cạnh tranh cho nền kinh tế 25

4. Sử dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp do các điều lệ quốc tế quy định 25

5. Lợi thế do khoảng cách công nghệ đem lại 26

CHƯƠNG III 27

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU KHAI THÁC CƠ HỘI 27

TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 27

I. XU HƯỚNG CHUNG CỦA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CỦA VIỆT NAM TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC T Ế: 27

1. Xu hướng chung của thương mại quốc tế: 27

2. Phương hướng của Việt Nam trong hoạt động thương mại quốc tế 27

II. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU KHAI THÁC CƠ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ: 28

1. Giải pháp về phía Chính phủ 28

2. Giải pháp về phía các doanh nghiệp xuất khẩu 31

KẾT LUẬN 33

 

 

doc35 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1996 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những cơ hội đối với hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam và giải pháp để khai thác cơ hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuyết khác như lý thuyết thương mại liên quan đến cầu, lý thuyết về các giai đoạn tăng trưởng kinh tế của Rostow, lý thuyết về cú huých lớn từ bên ngoài, lý thuyết vòng luẩn quẩn, lý thuyết thương mại mới, lý thuyết về khả năng cạnh tranh quốc gia, lý thuyết không gian tiền tệ tối ưu... Tóm lại, việc nghiên cứu những lý thuyết trên là tiền đề, định hướng cho sự nhận thức đúng đắn thực tiễn sinh động của thương mại quốc tế, nếu biết đánh giá đúng khả năng của quốc gia mình thì sẽ chọn được cho mình những cơ hội để tham gia thành công vào thương mại quốc tế. CHƯƠNG II HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ CƠ HỘI CỦA VIỆT NAM I. HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM: 1. Những nét tổng quát: 1.1. Xuất nhập khẩu của Việt Nam trước năm 2006: Nói đến hoạt động thương mại quốc tế thì điều thu hút được sự quan tâm nhiều nhất chính là sự lưu chuyển hàng hóa - dịch vụ của Việt Nam với phần còn lại của thế giới. Điều này chủ yếu được thể hiện thông qua cán cân xuất nhập khẩu của Việt Nam. Một số thông tin về xuất nhập khẩu của Việt Nam từ năm 2005 trở về trước được thể hiện trong phần Phụ lục, sau đây là một số nhận xét: Thứ nhất, theo tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa các giai đoạn 1990-1995 (là giai đoạn thương mại quốc tế của Việt Nam chưa phát triển), giai đoạn 1996-2000 (là giai đoạn Việt Nam bắt đấu tham gia vào các tổ chức và diễn đàn của khu vực như ASEAN, APEC) và giai đoạn 2001-2006 (thương mại quốc tế đã có sự khởi sắc), có thể thấy giá trị xuất nhập khẩu tăng lên qua từng năm, càng về sau tăng càng mạnh. Mức tăng này gắn liền với mức độ tham gia hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam, điều này cho thấy được tầm quan trọng của thương mại quốc tế. Thứ hai, số lượng các mặt hàng ngày càng nhiều, các hàng không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng cả về mặt giá trị. Thứ ba, trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam thì xuất khẩu vào thị trường APEC là lớn nhất, tiếp đến là thị trường ASEAN, tiếp đến là EU, OPEC và các thị trường khác. Điều này được lý giải là do Việt Nam đã gia nhập ASEAN và APEC trước, có được sự thông hiểu trong thương mại quốc tế đối với các thị trường này ; hai đối tác lớn nhất của Việt Nam và cũng là hai nền kinh tế hàng đầu thế giới là Hoa Kỳ và Nhật là thành viên của APEC ; thêm vào đó, do thuận lợi về các yếu tố khu vực nên mức độ tự do mậu dịch của các thị trường này cũng cao hơn. Thứ tư, trong cơ cấu giá trị các mặt hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam theo danh mục tiêu chuẩn ngoại thương thì xuất khẩu chủ yếu là hàng thô hoặc mới qua sơ chế, nhập khẩu thì ngược lại, chủ yếu là hàng chế biến hoặc đã qua tinh chế. Thứ năm, trong quá trình tham gia thương mại quốc tế, phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện đất nước, Việt Nam đã có một số sản phẩm phát triển mạnh, chiếm vị trí trong nhóm xuất khẩu hàng đầu thế giới. Những mặt hàng này đa phần là những mặt hàng tận dụng được lợi thế của Việt Nam về điều kiện tự nhiên (khoáng sản; nông, thuỷ sản), về giá lao động (giày da, dệt may) và về vị trí trong việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu (gia công, lắp ghép, sản xuất máy móc nhỏ, phụ tùng...) Thứ sáu, nhờ thương mại quốc tế, Việt Nam đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp, tập trung, chuyên môn hóa vào một số ngành có lợi thế để sản xuất sản phẩm xuất khẩu thu ngoại tệ cho đất nước. Tỷ trọng của các ngành này trong nền kinh tế ngày càng tăng. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã lựa chọn những mặt hàng bất lợi thế để nhập khẩu (chủ yếu là hàng tiêu dùng). Điều này giúp cho Việt Nam sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực của đất nước. Thứ bảy, qua hoạt động thương mại quốc tế, Việt Nam đã thu hút được rất nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thường là khu vực hoạt động hiệu quả, nhất là trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa xuất khẩu, đóng góp không nhỏ vào giá trị xuất khẩu của đất nước. Tỷ trọng của khu vực này trong nền kinh tế Việt Nam ngày càng tăng cả về chất và lượng. Thứ tám, giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ so với GDP (%) ngày càng tăng, điều đó chứng tỏ quá trình tham gia thương mại quốc tế của Việt Nam không chỉ tăng về lượng mà còn biến đổi cả về chất. Thứ chín, qua hoạt động thương mại quốc tế, Việt Nam đã học được rất nhiều kinh nghiệm trong quản lý, kinh doanh, tiếp thu được những thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến để ứng dụng vào sản xuất, điều đó thể hiện ở giá trị gia tăng trong sản phẩm xuất khẩu ngày càng tăng. 1.2. Xuất nhập khẩu của Việt Nam 10 tháng đầu năm 2006 1.2.1. Xuất khẩu Trong 10 tháng đầu năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng 24,2%, đây là một điểm sáng của nền kinh tế, là kết quả của những nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp và qua đó có thể khẳng định, nền sản xuất hàng hóa đang phát triển và nâng cao được khả năng cạnh tranh, tạo đà cho những bước đi vững chắc trong năm tới, khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Mười tháng qua, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may, một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực, đã đạt 4,969 tỷ USD, tăng khoảng 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch dệt may đã đạt hơn 90% kế hoạch xuất khẩu của cả năm và có khả năng đạt kim ngạch 5,8-5,9 tỷ USD nếu khai thác tốt hạn ngạch dệt may còn lại vào thị trường Hoa Kỳ trong 2 tháng cuối năm. Trái với dự đoán khó khăn của ngành da giày khi Liên minh châu Âu (EC) điều tra và áp đặt thuế bán phá giá đối với mặt hàng giày mũ da vào thị trường này, kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng trưởng tốt. Đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành da giày và EU cũng là thị trường chủ lực. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước đã nhanh chóng chuyển hướng mặt hàng giày thể thao mũ da sang các thị trường khác, đặc biệt là thị trường châu Mỹ. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến nay đã có 8 ngành xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD. Ngoài hai ngành nói trên, xuất khẩu dầu thô đạt 7,114 tỷ USD, thủy sản: 2,753 tỷ USD, sản phẩm gỗ: 1,531 tỷ USD, sản phẩm điện tử-vi tính: 1,414 tỷ USD, gạo: 1,21 tỷ USD, cao su: 1,09 tỷ USD ; 4 mặt hàng xuất khẩu trên 500 triệu USD như dây điện, hàng thủ công mỹ nghệ, than đá, cà phê. Trong đó, kim ngạch cà phê có khả năng đạt trên 1 tỷ USD trong năm nay (đến nay đã đạt 880 triệu USD) nhờ cà phê Việt Nam đang vào thời vụ thu hoạch và giá xuất khẩu cà phê thế giới đang ở mức cao. Tổng kim ngạch xuất khẩu trong 10 tháng đã đạt 32,872 tỷ USD, tăng 24,2% (cùng kỳ năm ngoái tăng 21,9%), bằng 87,1% kế hoạch xuất khẩu cả năm. Trong đó có 2 mặt hàng đã đạt và vượt kế hoạch là than đá và chè. Ngành công nghiệp của cả nước trong 10 tháng qua cũng tăng khá ấn tượng, tạo khối lượng sản phẩm trị giá 411.627 tỷ đồng, tăng 16,9% so với cùng kỳ và cũng là mức tăng cao so với mấy năm gần đây. Với tốc độ tăng trưởng này, chỉ tiêu còn lại trong hai tháng cuối năm là 5,48 tỷ USD không quá khó khăn để hoàn thành. Trong các thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam thì Mỹ đang là thị trường xuất khẩu số 1; xu hướng này càng trở nên rõ rệt hơn khi Việt Nam trở thành thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Tình hình này hàm chứa cả yếu tố thuận và nghịch, cả lợi thế so sánh lẫn khó khăn, thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, trong 5 tháng đầu năm 2006, hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ đạt tổng kim ngạch khoảng 3 tỷ USD, bằng gần nửa tổng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ cả năm 2005, hay chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, trong khi, xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 2,104 tỷ USD, sang Trung Quốc đạt 1,19 tỷ USD, sang Australia đạt 1,12 tỷ USD… Đây không phải là hiện tượng mới, mà đã hình thành một cách vững chắc từ năm 2003 đến nay. Chẳng hạn, năm 2004, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ đạt gần 5 tỷ USD, thì với thị trường thứ 2 là Nhật Bản đạt hơn 3,5 tỷ USD; tương tự, năm 2005, hai con số này là 5,931 tỷ USD và 4,411 tỷ USD, chênh lệch giữa 2 thị trường số 1 và số 2 vẫn ở mức khoảng 1,5 tỷ USD. Bộ Thương mại dự báo, với kết quả xuất khẩu trong 10 tháng đầu năm cộng với kết quả xuất khẩu quý IV thường đạt cao nên xuất khẩu năm 2006 có thể vượt mục tiêu đề ra (38,44 tỷ USD). Trong 10 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của cả nước là 32,872 tỷ USD, tăng 24,2% (cùng kỳ năm ngoái tăng 21,9%), bằng 87,1% kế hoạch xuất khẩu cả năm. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu bình quân hằng tháng trong 10 tháng đầu năm nay đạt 3,2872 tỷ USD/tháng. Bộ Thương mại dự đoán, nếu xuất khẩu trong 2 tháng cuối năm đạt bình quân như mức 10 tháng đầu năm, thì kim ngạch xuất khẩu cả năm 2006 đạt trên 39 tỷ, vượt mục tiêu đặt ra tại Hội nghị Thương mại toàn quốc năm 2006 là 38,44 tỷ USD. Tuy nhiên, các chuyên gia của Bộ nhận định, kết quả xuất khẩu những năm qua cho thấy, kim ngạch xuất khẩu bình quân tháng của quý IV thường cao hơn các quý đầu năm, nên xuất khẩu năm 2006 có thể còn cao hơn dự kiến. Như vậy, xuất khẩu của cả nước năm 2006 đạt 40 tỷ USD không phải không khả quan. 1.2.2. Nhập khẩu Về nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu trong 10 tháng đạt 36,869 tỷ USD, tăng 20,7% so với cùng kỳ. Không chỉ tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu đang tăng cao hơn kim ngạch nhập khẩu (24,2%/20,7%), mà nhiều mặt hàng nhập khẩu là hàng tiêu dùng và linh kiện phụ tùng cũng giảm như ô tô nguyên chiếc, linh kiện ô tô, linh kiện xe máy, xăng dầu, phối thép, nguyên phụ liệu cho ngành dệt may và giày dép… Như vậy, tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2006 vẫn không vượt khỏi xu hướng chung là tăng mạnh xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế, nhập khẩu những mặt hàng bất lợi thế như đã phân tích ở trên. 2. Tham gia thương mại quốc tế của một số ngành hàng Việt Nam có lợi thế - thực trạng và cơ hội 2.1. Nông sản Việt Nam đã đạt được những bước tiến lớn trong xuất khẩu nông sản. Từ chỗ 20 năm trở về trước, Việt Nam hầu như không xuất khẩu nông sản, cho tới nay, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo và cà phê đứng thứ hai trên thế giới và cũng là nước đứng trong nhóm quốc gia hàng đầu về xuất khẩu thuỷ sản và nhiều sản phẩm nhiệt đới khác như cao su, hồ tiêu, hạt điều, chè. Nhìn vào bảng 1 ta thấy các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đều có xu hướng tăng lên, trong đó, về khối lượng tăng nhiều nhất là gạo, tiếp đến là cao su, cà phê ; về tỷ lệ tăng nhiều nhất là hạt điều, tiếp đến là hồ tiêu và cao su. Đóng góp vào tổng giá trị xuất khẩu nông sản, đứng đầu là gạo, tiếp đến là cà phê, rau quả, hồ tiêu, cao su và hạt điều nhân. Bảng 1: Xuất khẩu nông sản Việt Nam giai đoạn 2000-2005 Đơn vị 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Hàng rau, hoa, quả Triệu USD 213.1 344.3 221.2 151.5 177.7 235.5 Hồ tiêu Nghìn tấn 36.4 57.0 78.4 73.9 110.5 109 Cà phê " 733.9 931.1 722.2 749.4 976.2 892.4 Cao su " 273.4 308.1 454.8 432.3 513.4 587.1 Gạo " 3476.7 3720.7 3236.2 3810 4063.1 5250.3 Hạt điều nhân " 34.2 43.6 61.9 82.2 104.6 108.8 Lạc nhân " 76.1 78.2 106.1 82.4 46 54.5 Thịt đông lạnh và chế biến Triệu USD 25.6 41.7 27.3 21.1 39.9 Thực phẩm chế biến từ tinh bột & bột ngũ cốc " 59.7 98.4 91.4 82.5 100.9 Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa " 80.4 191.5 85.9 67.2 34.3 89.6 Đường " 28.9 32.4 9.4 10.7 0.5 0.3 Chè Nghìn tấn 55.7 67.9 77.0 58.6 104.3 87.9 Dầu, mỡ động, thực vật Triệu USD 0 30.1 23.5 22.1 36.1 16.2 Tổng giá trị Triệu USD 2563.3 2421.3 2396.6 2672.0 3383.6 4866.6 Hình 1: Giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam giai đoạn1995-2005 Nhìn trên hình 1 ta thấy giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam tăng đều qua các năm, riêng trong 3 năm 2003, 2004 và 2005 có sự tăng lên vượt trội, điều đó được lý giải bởi sự được giá của các mặt hàng nông sản hơn là sự tăng lên về lượng xuất khẩu, đó là sự biến đổi về chất. Trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu thì có 5 mặt hàng Việt Nam được đánh giá cao khi tham gia thương mại quốc tế, đó là gạo, cà phê, hạt điều, hồ tiêu và rau quả. 2.1.1. Gạo Gạo là một mặt hàng có lợi thế tuyệt đối của Việt Nam so với thế giới. Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn ở trong top 2 nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, một điều đáng lưu ý là tuy Việt Nam xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới, nhưng chỉ xếp thứ 3, thứ 4 xét về giá trị xuất khẩu. Việt Nam phải bán gạo rẻ vì hệ thống chế biến và tiếp thị yếu. Mặt khác, tuy nông dân Việt Nam đã đạt mức kỷ lục về năng suất, sản lượng lúa và lợi nhuận, song do hầu hết nông dân đều trồng lúa trên diện tích nhỏ nên không thể thoát nghèo - nếu chỉ trồng lúa. Một khâu yếu khác, cho đến nay trên thương trường quốc tế chưa có thương hiệu hoặc nhãn hiệu gạo nổi tiếng đặc trưng cho gạo Việt Nam. Xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2006 được dự báo sẽ sôi động hơn năm 2005. Theo Thứ trưởng Bộ Thương mại Phan Thế Ruệ, gạo chắc chắn sẽ là mặt hàng “nóng” trong năm nay. Nhu cầu gạo trong năm 2006 của thế giới lên tới 412 triệu tấn, trong khi nguồn cung chỉ vào khoảng 406 triệu tấn. Bên cạnh đó, cùng với những dự báo về thời tiết sẽ không thuận lợi cũng ảnh hưởng đến thị trường gạo khi nhu cầu nhập khẩu tăng lên. Đó sẽ là cơ hội tốt cho các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam. Trong những năm tới, cơ hội mở ra cho xuất khẩu gạo của Việt Nam là rất lớn, ngoài việc tiếp cận với những thị trường mới như Iraq, Iran, Hàn Quốc và một số nước châu Phi, với những thị trường truyền thống như Nhật Bản, EU, Indonesia và Philippines việc chú trọng nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nâng cao khối lượng và giá trị xuất khẩu 2.1.2. Hồ tiêu: Hồ tiêu cũng là một mặt hàng có lợi thế tuyệt đối của Việt Nam so với thế giới. Hồ tiêu Việt Nam tính đến thời điểm hiện nay đang chiếm vị thế số 1 thế giới. Đây là một điều đáng tự hào và cũng là cơ hội rất lớn của Việt Nam khi tham gia thương mại quốc tế. Hiện nay, lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam đang chiếm tới 50% lượng hồ tiêu xuất khẩu của cả thế giới. Tỷ lệ này có khả năng sẽ còn tăng trong những năm tới. Không những thế, Việt Nam đang được đánh giá là nhà cung ứng hồ tiêu lý tưởng nhất trên thế giới với giá cả và chất lượng cạnh tranh. Thông tin từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), cũng như theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, tính đến trung tuần tháng 9/2006, Việt Nam đã xuất khẩu được hơn 101.000 tấn hồ tiêu, đạt kim ngạch 148 triệu USD, gần bằng kim ngạch xuất khẩu của cả năm 2005. Hiện tại, giá xuất khẩu hồ tiêu của các doanh nghiệp Việt Nam đã đạt từ mức 1.959USD/tấn - 2.000USD/tấn, tăng hơn 500USD/tấn so với thời điểm tháng 7/2006. Trong nước, các doanh nghiệp thu mua cho nông dân với giá 31.500 đồng/kg tiêu đen, cao gần gấp đôi so với giá bình quân năm 2005. Với giá thu mua trong nước và xuất khẩu như trên, hồ tiêu Việt Nam đang có một năm đạt hiệu quả rất cao cả về sản xuất lẫn kinh doanh. Sự tăng giá mạnh này không phải là nhất thời, bởi trừ Việt Nam, hầu hết các nước xuất khẩu hồ tiêu đều đang bị giảm mạnh. Để sản lượng phục hồi cũng phải mất ít nhất 3 năm. Điều này khiến cho cán cân cung - cầu trên thị trường thế giới đã đổi chiều theo hướng có lợi cho nhà sản xuất. Dự kiến, mức giá cao hiện nay, không những sẽ duy trì đến hết năm mà còn kéo dài sang những năm tới và có thể còn tăng lên nữa. Bởi vậy, nếu các doanh nghiệp ngành hồ tiêu tiếp tục có được sự thống nhất trong việc tạo nguồn hàng ổn định, đảm bảo VSATTP, thu mua và xuất khẩu… thì kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam trong năm 2007 hoàn toàn có thể tăng mạnh và đạt tới 200 triệu USD. Chỉ trong thời gian ngắn, Việt Nam đã xuất khẩu hồ tiêu vào thị trường Mỹ đến 33% tổng nhu cầu tiêu thụ; EU trên 40%… Đây là những thị trường lớn, có tính ổn định lâu dài. Song song đó, các doanh nghiệp trong nước đã bán hàng trực tiếp cho nhà nhập khẩu, hạn chế được xuất qua trung gian. Điều này làm cho giá xuất tăng, sản lượng xuất khẩu tăng và tránh được tình trạng bị “ép” giá. Hiện tại, hồ tiêu Việt có mặt ở 73 nước trên thế giới. Sản lượng xuất khẩu chiểm khoảng 50% lượng hồ tiêu xuất khẩu toàn cầu, khẳng định vị trí số 1 trên thị trường. Tại hội nghị thường niên ngành hồ tiêu quốc tế vừa được tổ chức ở Sri Lanka hồi đầu tháng 9, Việt Nam được bầu giữ chức Chủ tịch trong năm 2007. Thuận lợi của ngành hồ tiêu, trước hết là, năm nay, sản lượng hồ tiêu của các nước Brazil, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ… đều giảm, trong khi nhu cầu tiêu thụ trên thế giới tăng mạnh. Mỹ là nước nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới. Các nước đông dân như Nga, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ… nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu cũng tăng cao. Cung thấp hơn cầu, đã đẩy giá hồ tiêu trên thị trường thế giới tăng mạnh và giá trong nước cũng tăng theo. Mặt khác, chất lượng hồ tiêu trong nước gần đây cải thiện đáng kể từ khẩu sản xuất, thu hoạch, đến chế biến… Nhiều nhà máy tích cực đầu tư công nghệ chế biến hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế. Từ đó, tạo được “thương hiệu” cho hồ tiêu Việt trên thương trường quốc tế. Đặc biệt giá tiêu xuất khẩu của ta vừa phải, hợp lý nên được khách hàng nhiều nước ưa chuộng. Lợi thế mà hồ tiêu Việt Nam đang có, ngoài nguyên nhân khách quan từ cung - cầu thế giới, còn có nguyên nhân là ngành hàng hồ tiêu đã kiên trì giữ vững sự ổn định trong sản xuất, sự phát triển trong kinh doanh suốt những năm khó khăn vừa rồi. Vì thế, khi sản lượng hồ tiêu các nước khác suy giảm mạnh, thì hồ tiêu Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế số 1 trên thị trường thế giới. Tại những hội nghị quốc tế mới đây, hồ tiêu Việt Nam đều được khách hàng quốc tế đánh giá rất cao. Tại Hội nghị các thị trường nguồn do IPC tổ chức, Việt Nam cũng được đánh giá là có vai trò quyết định trong việc phối hợp với các nước thành viên IPC để giữ giá tiêu ổn định ở mức cao. Sắp tới, với việc một số doanh nghiệp Nhật Bản và Hàn Quốc đã vào Việt Nam đầu tư xây dựng nhà máy để thu mua hạt tiêu, chế biến đưa về nước tiêu thụ trong nước họ, hồ tiêu Việt Nam cũng sẽ lần đầu tiên đột phá được vào hai thị trường khó tính này. Dù giá đang cao, nhưng theo khuyến cáo của Cộng đồng hồ tiêu quốc tế, không nên mở rộng diện tích trồng tiêu để tranh xảy ra tình trạng cung vượt quá cầu, khiến cho giá tiêu lại rớt xuống thấp như cũ. Để ngành Hồ tiêu Việt Nam phát triển bền vững, VAP đã khuyến cáo người dân không nên phát triển ồ ạt diện tích trồng tiêu. Kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là ổn định diện tích hồ tiêu cả nước khoảng 50.000 ha và sản lượng ở mức 100.000 tấn/năm. Đẩy mạnh mô hình “liên kết 4 nhà” (Nhà nước, doanh nghiệp, nhà nông và nhà khoa học) để đầu tư chuyển giao công nghệ chế biến hồ tiêu cho nông dân, nâng cao năng suất và chất lượng nhằm tạo ra những sản phẩm có giá cả cạnh tranh. 2.1.3. Rau quả Hiện nay, rau quả Việt Nam có mặt tại 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam ước đạt khoảng 136 triệu USD, tăng trên 14,3% so với cùng kỳ năm trước. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, sản phẩm rau quả Việt Nam đã có mặt tại 50 quốc gia và lãnh thổ, trong đó các thị trường chính là Trung Quốc, Nga và Nhật Bản. Mục tiêu của ngành rau quả Việt Nam là đạt kim ngạch 280 triệu USD vào cuối năm, tăng trên 19% so với năm ngoái. Điều này không phải là không có sơ sở, vì cơ hội mở ra còn rất nhiều cho Việt Nam. Hiện nay, do còn có một số hạn chế về khối lượng, chất lượng đầu vào, kỹ thuật thu hái, lựa chọn, bảo quản, chế biến ; khả năng tiếp thị tạo thương hiệu sản phẩm... nên Việt Nam chưa tận dụng được các cơ hội. Trong những năm tới, với thị trường rộng lớn, nếu Việt Nam khắc phục được những hạn chế nêu trên thì cơ hội cất cánh cho rau quả Việt Nam là rất khả thi. 2.1.4. Cà phê Việt Nam hiện là một trong hai nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, có thời gian Việt Nam đã vượt qua Brazil, vươn lên là nước dẫn đầu. Cà phê Việt Nam được thế giới đánh giá cao về chất lượng, tuy nhiên Việt Nam mới chỉ xuất khẩu cà phê sơ chế, gần như chưa xuất khẩu được cà phê đã qua chế biến nên chưa tạo được thương hiệu đối với người tiêu dùng trực tiếp. Điều này đồng nghĩa với việc giá trị gia tăng trong cà phê của Việt Nam chưa cao, Việt Nam đang bán lợi thế về điều kiện tự nhiên và lao động. Đây là thách thức và cũng là cơ hội của Việt Nam khi tham gia thương mại quốc tế. Trong các thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam hiện nay, Bỉ là thị trường lớn nhất, tiếp đến là Mỹ, EU, Trung đông. Thời gian tới, thị trường đáng được quan tâm nhất của Việt Nam chính là Mỹ vì đây là thị trường tiêu thụ và cũng là thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới với khoảng 1,2 triệu tấn cà phê nhập khẩu, trị giá 3 tỷ USD mỗi năm. Việt Nam bắt đầu xuất khẩu cà phê, chủ yếu là cà phê vối (robusta) vào Mỹ từ năm 1994 và ngay năm đầu đã đạt 32 triệu USD. Năm sau đó (1995) xuất khẩu tăng vọt lên 145,2 triệu USD. Dự kiến trong 10 năm tới nhu cầu nhập khẩu cà phê của Mỹ tiếp tục tăng khoảng 10%/năm. Trong 10 nước xuất khẩu cà phê lớn nhất sang Mỹ hiện nay có tới 8 nước Mỹ La tinh. Đây là một thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam bởi các nước này cùng với lợi thế về địa lý đã có thời gian dài thâm nhập thị trường này nên nắm vững thói quen, thị hiếu và đã thiết lập được các kênh thâm nhập hiệu quả. Bên cạnh đó, người Mỹ vẫn ưa chuộng sản phẩm cà phê chè (arabica) vốn xuất xứ từ Mỹ La tinh hơn so với cà phê vối từ Đông Nam Á. Nhưng đây cũng là một cơ hội đối với Việt Nam nếu có các chính sách xúc tiến thương mại tốt, tuy chưa thể có được vị trí khả quan trên thị trường song việc tăng khối lượng xuất khẩu cà phê vào thị trường Mỹ không phải là không có khả năng. 2.2. Khoáng sản Bảng 2: Xuất khẩu khoáng sản của Việt Nam giai đoạn 1998-2005 Đơn vị 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Crôm Triệu USD 4.5 3.4 2.9 8.1 9 Dầu thô Nghìn tấn 12145.0 14881.9 15423.5 16731.6 16876.0 17142.5 19500.6 17966.6 Than đá Nghìn tấn 3162.0 3259.0 3251.2 4291.6 6047.3 7261.9 11636.1 17986.5 Thiếc Tấn 2389.0 2357.0 3301.0 2233.0 1668.0 1953.0 1843.0 1883.0 Khoáng sản Việt Nam là mặt hàng có lợi thế tuyệt đối. Trong cơ cấu các khoáng sản xuất khẩu của Việt Nam đáng chú ý nhất là dầu thô và than đá. Đây là 2 tài nguyên mà Việt Nam có trữ lượng tương đối phong phú, trong đó còn có những nguồn hiện nay Việt Nam chưa đủ điều kiện khai thác. Trên thị trường thế giới, nhu cầu về 2 mặt hàng này chưa bao giờ đủ, chỉ lo cung không đủ cầu. Xét trong ngắn hạn, đây là một lợi thế rất lớn của Việt Nam, nếu Việt Nam chủ động, ổn định được nguồn hàng và nắm bắt khả năng biến động giá cả của thế giới thì sẽ thu được nguồn lợi rất nhiều từ việc bán hàng giá cao (trong 6 tháng đầu năm 2006, nhờ giá cao, Việt Nam đã xuất khẩu được 4,14 tỷ USD dầu thô). Tuy nhiên, nếu xét về dài hạn thì việc xuất khẩu dầu thô là bán rẻ tài nguyên của đất nước vì khi ta bán dầu thô đi lại phải nhập các sản phẩm chế biến từ dầu thô về để phục vụ nhu cầu trong nước, sự chênh lệch giá cả không phải là nhỏ. Đây là một vấn đề vừa tạo cơ hội, vừa đặt ra thách thức đối với Việt Nam. 2.3. Thuỷ hải sản: Bảng 3: Xuất khẩu thuỷ hải sản Việt Nam giai đoạn 1997-2005 Đơn vị 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Hàng thủy sản Triệu USD 782.0 858.0 973.6 1478.5 1816.4 2021.7 2199.6 2408.3 2738.7 Trong đó Tôm đông " 367.7 431.7 415.5 631.4 846.2 715.7 943.6 1084.5 Cá đông " 89.9 69.7 112.3 172.4 248.8 337.5 333.7 491.5 Mực đông " 89.6 60.8 107.3 76.8 139.7 83.7 136.3 62.5 Hình 2: Xuất khẩu thuỷ hải sản Việt Nam giai đoạn 1998-2005 Giá trị xuất khẩu thuỷ hải sản của Việt Nam tăng đều qua các năm với tốc độ tăng trưởng khá cao, trung bình là 17,79%, thấp nhất là năm 1998 với 9,72%, cao nhất là năm 2000 với 51,86%. Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu thuỷ hải sản cụ thể của các năm từ 1998 đến 2005 cụ thể như sau: Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tốc độ (%) 11,23 9,72 13,47 51,86 22,87 11,30 9,87 9,49 13,72 Về giá trị, tăng nhiều nhất là tôm đông lạnh (từ năm 1997 đến 2004 tăng 716.8 triệu USD), về tốc độ, tăng nhiều nhất là cá đông (từ 1997 đến 2004 tăng 546,72%). Nhìn chung các mặt hàng đều tăng qua các năm cả về số lượng và giá trị, riêng mặt hàng mực đông dao động hình sin, do thiếu thông tin nên tác giả không bình luận. Đóng góp chủ yếu vào giá trị xuất khẩu thuỷ hải sản của Việt Nam là mặt hàng tôm đông. Sau đây là tỷ lệ đóng góp cụ thể qua các năm: Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Tỷ lệ (%) 47,02 50,31 42,68 42,71 46,59 35,40 42,90 45,03 Thị trường xuất khẩu hàng thuỷ hải sản chủ yếu của Việt Nam là Mỹ, với sự tăng trưởng đột biến được đánh dấu ở 2 giai đoạn: năm 1006 sau khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao và sau ngày 10-12-2001, khi Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực ; tiếp đến là thị trường EU, Nhật... Một điều đáng chú ý là thuỷ hải sản xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu mới ở dạng sơ chế, chất lượng sản phẩm chưa đồng đều, công tác kiểm định chưa được coi trọng, còn thiếu một lộ trình khoa học từ nuôi trồng đến xuất khẩu nên bị động bởi thị trường nên khi thị trường có biến động xấu thì thường bị thiệt hại lớn, giá rẻ nên thường bị kiện phá giá... Nếu khắc phục được những điều này thì cơ hội giành cho xuất khẩu của thuỷ hải sản Việt Nam là rất lớn, đặc biệt là sau k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35747.doc
Tài liệu liên quan