Đề tài Những cơ sở lý luận của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam

Trong cơ cấu chè đen thì 2 loại chè cao cáp chè BOP đen và BPS đen có chiều hướng giảm tỷ trọng trong khi đó 2 loại chè OP đen và chè P đen có xu hướng tăng. Nguyên nhân chủ yếu là giá của 2 loại chè cao cấp có xu hướng tăng dẫn đến lợi nhuận thu được các từ việc nhập khẩu thấp hơn các loại chè khác. Mặt khác, nhu cầu tiêu thụ chè cấp thấp hiện nay có xu hướng tăng lên nên chắc chắn các loại chè cao cấp có chiều hướng giảm tỷ trọng. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các công nghệ chế biến chè cấp thấp dần dẫn được đổi mới cho phù hợp với chất lượng chế biến ra trong khi đó các công nghệ chế ra các loại chè cao cấp rất đắt.

Vì vậy, chất lượng của loại chè cấp thấp luôn được cải tiến còn chất lượng cảu các loại chè cấp thì không mấy thay đổi cho nên người tiêu dùng sẽ chuyển sang tiêu dung chè cấp thấp ngày càng nhiều hơn.

 

doc39 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1947 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những cơ sở lý luận của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
46,4 94,5 1.499 125 - Chè đen 17270,4 10.866 23.355 26.559 - 6404,4 63 12489 215 3.204 114 Tổng 23.694,4 17.164,4 29.307 34.010 Nguồn: Số liệu phòng tài chính – kế toán 3. Công nghệ và trang thiết bị sản xuất. Vì trước đây Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước với các thiết bị chế biến đều cũ kỹ và lạc hậu, chủ yếu là do Liên Xô và Trung Quốc sản xuất, cho nên năng suất thấp và chất lượng sản phẩm kém. Đến năm 1993 Công ty đã thay thế toàn bộ thiết bị sao chè của Trung Quốc bằng thiết bị sao chè của Đài Loan là 4 chiếc. Với hệ thống này năng suất tăng 1,5 lần so với máy sao chè của Trung Quốc, chè sao đạt chất lượng và đảm bảo vệ sinh công nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc tế. Năm 1994 Công ty đã đầu tư máy đóng gói chè túi lọc của Italia với công suất 150 gói chè/phút. Với thiết bị này sản phẩm đã đạt chất lượng tương đương với sản phẩm chè Liptons của Anh nhưng giá chỉ bằng 1/2 giá bán của chè Liptons. Năm 1997 Công ty quyết định đầu tư 12 tỷ đồng để xây dựng một nhà máy sản xuất chè ORTHODOX tại Định Hoá Thái Nguyên với công suất 12 tấn chè búp tươi/ngày. Đến nay, chè Kim Anh đã được sản xuất trên dây truyền công nghệ hiện đại của Italia duy nhất có tại Việt Nam nhằm tiêu chuẩn hoá nguyên liệu đảm bảo vệ sinh, tiện lợi cho người sử dụng và tạo nên sự trang nhã cho sản phẩm. Công nghệ chế biến Đài Loan đã làm giảm lượng tananh và các dư lượng hoá học có trong chè. Công thức hương tối ưu với nhiều vị thuốc bắc, thuốc nâm của hệ thức hương tối ưu với nhiều vị thuốc bắc, thuốc nam của hệ thảo dược, như đại hồi tiêu hồi, hoa cúc, ngâu, sen... sản phẩm chè Kim Anh đã đăng ký độc quyền về mẫu mã bao bì nhằm đảm bảo uy tín chất lượng trên thị trường. Dưới đây là quy trình sản xuất 2 loại chè xanh và đen. Quy trình sản xuất chè xanh (công nghệ của Đài Loan) + Giai đoạn 1: Sơ chế Luộc (trần) Chè Rửa Chè (làm nguội) ép khô Rũ tới Vò Sấy khô + Giai đoạn 2: Tinh chế Sấy khô Sàng phân loại Lấy búp Sao hương ủ hương (40-45 ngày) Sàng tách hương Bao gói 2. Quy trình sản xuất chè đen (công nghệ của Liên Xô cũ) + Giai đoạn 1: Sơ chế Kéo chè t0 từ 50-600C trong vòng 6-8h Mô lần 1 Sàng tới Vò lần 2 Lên men (3h) Xấy khô + Giai đoạn 2: Tinh chế Sấy khô Sàng phân loại Đấu trộn Đóng gói Trước khi vào giai đoạn tinh chế nếu độ ẩm của chè > 7% thì sấy lại, tiếp đó sàng phân loại sau quá trình này chè được phân làm 2 nhóm khác nhau. Nhóm hàng tốt gồm những loại chè: OP, P, FBOP Nhóm hàng TB gồm những loại chè: PS, PTS, F, D 4. Nguồn nhân lực. Con người luôn là nhân tố quan trọng hàng đầu, quyết định sự thành công hay thất bại trong mọi hoạt động sản xuất của Công ty. Hiện nay Công ty có 450 cán bộ công nhân viên và đội ngũ cán bộ phần nào đã được trẻ hoá, lành nghề năng động, sáng tạo và có tính kỹ luật cao. Nhiều tổ chức sản xuất bậc thợ. Nâng cao tay nghề và trình độ của người lao động để thích ứng với dây truyền công nghệ sản xuất mới là tiền đề nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty. Bên cạnh đó Công ty đã nâng cao trình độ quản lý của cấp lãnh đạo nhằm nắm bắt kịp thời những tiến bộ của công nghệ mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nhà quản trị giàu chất xám, phát huy tính năng động và quyết đoán của mỗi thành viên rong Công ty. Biểu 6: Kết cấu lao động của Công ty từ năm 1998-2001 Chức danh Năm 1998 Tổng số Năm 99 Tổng Năm 2000 Tổng Trình độ HV Trình độ HV Trình độ HV ĐH, CĐ TC PT ĐH, CĐ TC PT ĐH, CĐ TC PT - NV văn phòng, ( Bộ phận QL QLPX) 24 16 2 42 24 16 0 40 25 20 0 45 - Lái xe 3 5 8 3 5 8 3 5 8 - CN cơ khí 2 4 6 2 4 6 2 4 6 - CN trực tiếp sản xuất 3 50 260 313 0 50 256 306 0 306 77 385 Bảo vệ – Nhân viên khác 8 8 8 8 8 8 Tổng số 29 73 275 377 26 73 269 370 27 333 90 450 Qua trên, ta có thể nhận thấy rằng, Công ty cổ phần chè Kim Anh hiện nay đã có những nguồn nội lực khá ổn định và vững chắc tạo ra những điều kiện thuận lợi như đáp ứng kịp với sự thay đổi của nhu cầu thị trường, tăng sức cạnh tranh của mặt hàng chè thương phẩm... cho Công ty trong việc củng cố, mở rộng và phát triển thị trường chè nói trên và xuất khẩu trong tương lai. c. Thị trường nội tiêu. Đã từ lâu chè đã đi vào cuộc sống hàng ngày của mỗi người dân Việt Nam, uống chè đã trở thành một thòi quen tạo nhã.Ngày nay không chỉ có những người vừa uống chè mà cũng đã có phần lớn tầng lớp thanh niên có thú vui uống chè. Không chỉ có vậy mà họ còn có nhu cầu về chè, có chất lượng cao, tiện lợi và hợp vệ sinh.. Nhằm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, Công ty đã cho ra đời những sản phẩm mới có chất lượng cao như chè túi lọc, chè sen, chè Nhài, chè Dâu... do vậy, Công ty đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống hơn 50 đại lý phân phối sản phẩm từ miền trung trở ra và hầu hết các tỉnh phia Bắc. Đặc biệt trong năm 2000, Công ty đã mở rộng thị trường chè tại Thành Phố Hồ Chí Minh, Huế và mở thêm 2 tổng đại lý phân phối sản phẩm tại các tỉnh phía Nam. Do tính chất đặc điểm của sản phẩm, thời điểm mà thị trường có nhu cầu cao nhất là vào dịp tết Nguyên Đán. Tuy nhiên sự phát triển của nhu cầu thị trường về sản phẩm chè tăng nên đã kéo theo s phát triển của những Công ty sản xuất kinh doanh chè trong và ngoài nước, xuất hiện những đối thủ cạnh tranh, đó là yếu tố khách quan. Do đó lượng sản phẩm tiêu thụ trong nước của Công ty cũng bị giảm sút. Trước tình hình đó Công ty đã và đang chủ động hướng vào thị trường xuất khẩu. d. Thị trường xuất khẩu. Trong khi thị trường trong nước đang gặp khó khăn nhất định thì thị trường nước ngoài đang mở ra những cơ hội phát triển hết sức thuận tiện . tuy nhiên những thị trường này đòi hỏi chất lượng sản phẩm rất cao và chửng loại sản phẩm đa dạng. Do vậy, Công ty xuất khẩu phần lớn là hàng hoá nguyên liệu, sản phẩm cuối cùng chiếm một tỷ lệ nhỏ. Những nước mà Công ty xuất khẩu chè đó là, Nga, Trung Quốc, Pháp, Hồng Kông, LiBi, Singapor, Irắc, Iran, Đài Loan, Mỹ.... Thực tế Công ty đã có những năm làm công tác xuất khẩu và phàn lớn sản phẩm chè là xuất khẩu (chiếm 70-80% tổng sản lượng) nhưng sản lượng chè Công ty trực tiếp xuất khẩu còn ít, chủ yếu xuất khẩu phải thông qua và chịu sự điều phối của Tổng Công ty chè Việt Nam. Do vậy, phần này không có số liệu cụ thể vê từng thị trường xuất khẩu của Công ty. Hàng năm doanh số xuất khẩu chè chiếm trên 80% trong tổng doanh thu của Công ty, cho nên vấn đề chính về thị trường là thị trường nước ngoài, Đây là triển vọng để Công ty có thể mở rộng thị trường và khuyếch trương uy tín của Công ty trên thị trường thế giới. Để thực hiện là thị trường tiêu thụ, vì đó là mục tiêu lớn nhất để cho một ngành sản xuất kinh doanh phát triển, nó quyết định toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh và sự phát triển trong tương lai. Để giữ vững thị trường đã có và ngày càng mở rộng nhiều hơn quan trọng là phải tạo ra được sản phẩm chè có chất lượng cao, bao bì đẹp thu hút được người tiêu dùng, giá thành hợp lý, sản phẩm cạnh tranh được trên thị trường mà trong đó chất lượng là nhân tố quyết định hàng đầu. Trong những năm qua, Việt Nam chủ trương mở rộng các mối quan hệ tham gia tích cực vào các tổ chức kế toán thế giới và khu vực, nên thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam đã có những thay đổi rõ rệt theo chiều hướng đa phương hoá. Hiện nay Việt Nam đã có quan hệ thương mại kế toán với 120 nước và vùng lãnh thổ. Theo 1 số chuyên gia kế toán thì có tới 90% kim ngạch xuất nhập khẩu tập trung vào 14 nước trong đó Châu á có 9 nước, Châu Âu có 5 nước. 1. Khái quát về chất lượng và giá cả một số loại chè xuất khẩu chủ yếu của Công ty KATEACO. Như chúng ta đã biết, chất lượng của chè không chỉ phụ thuộc vào khâu chế biến công nghiệp mà còn chịu ảnh hưởng của giống chè, phương thức hái chè, quá trình canh tác, công tác bảo quản, đóng gói, vận chuyển. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Công ty là chè đen (chiếm hơn 90% tổng sản lượng xuất khẩu) Chất lượng chè xuất khẩu của Công ty trong những năm qua khá ổn định vì được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, có đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh công nghiệp (như đã nêu ở phần công nghệ và trang thiết bị sản xuất, ...) và nguyên liệu chè được lấy từ những vùng nguyên liệu chọn lọc. Do đó sản phẩm chè xuất khẩu của Công ty đã có sức cạnh tranh trên thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, năm 2001, theo xu thế chung của thị trường thế giới giá chè xuất khẩu của Công ty đã giảm từ 10-15% và giá chè xuất khẩu trung bình còn 1700-1800 USD / tấn trong khi đó giá chè của Việt Nam đã thấp hơn so với giá xuất khẩu bình quân hàng năm của thế giới khoảng 10%. Như vậy, để có thể nâng cao giá chè xuất khẩu của Việt Nam không chỉ đòi hỏi nổ lực hơn nữa của Công ty KAATEACO mà còn là của toàn ngành chè Việt Nam. Theo các nhà phân tích hiệp hội chè thế giới, nhu cầu tiêu dùng chè trong năm 2000 và 2001 giảm là do người sản xuất không chú ý đến chất lượng giống chè. 2. Cơ cấu mặt hàng chè xuất khẩu của Công ty. Trong những năm qua Công ty rất chú ý tới cơ cấu mặt hàng chè xuất khẩu vào các khu vực thị trường. Tình hình cơ cấu các loại chè xuất khẩu vào các khu vực thị trường được thể hiện qua bảng dưới đây. ĐVT: % khối lượng Năm Loại chè 1998 1999 2000 2001 Chè OP đen Chè FBOP đen Chè P đen Chè BPS đen Chè F xanh Chè xanh ĐB dóng bóng 31,4 15,3 21,5 10,1 4,6 5,1 40,2 15,8 19,6 14,7 13,4 6,3 37,4 511 32,7 10,2 4,2 4,5 35,9 14,2 30,8 10,6 3,3 5,2 Nguồn: Phòng kế hoạch Từ bảng 7, ta thấy rằng: cơ cấu các chủng loại chè đen xuất khẩu của Công ty chiếm tỷ trọng rất lớn, chiếm trên 90%. Như vậy, nhu cầu tiêu dùng trên thế giới chủ yếu là chè đen, mặt khác chất lượng của loại chè này rất phù hợp với thị hiếu của người Châu Âu và Châu á. Trong cơ cấu chè đen thì 2 loại chè cao cáp chè BOP đen và BPS đen có chiều hướng giảm tỷ trọng trong khi đó 2 loại chè OP đen và chè P đen có xu hướng tăng. Nguyên nhân chủ yếu là giá của 2 loại chè cao cấp có xu hướng tăng dẫn đến lợi nhuận thu được các từ việc nhập khẩu thấp hơn các loại chè khác. Mặt khác, nhu cầu tiêu thụ chè cấp thấp hiện nay có xu hướng tăng lên nên chắc chắn các loại chè cao cấp có chiều hướng giảm tỷ trọng. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các công nghệ chế biến chè cấp thấp dần dẫn được đổi mới cho phù hợp với chất lượng chế biến ra trong khi đó các công nghệ chế ra các loại chè cao cấp rất đắt. Vì vậy, chất lượng của loại chè cấp thấp luôn được cải tiến còn chất lượng cảu các loại chè cấp thì không mấy thay đổi cho nên người tiêu dùng sẽ chuyển sang tiêu dung chè cấp thấp ngày càng nhiều hơn. 3. Đối thủ cạnh tranh và những sản phẩm thay thế. a. Môi trường trong nước. Hiện nay, nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm, môi trường cạnh tranh đang biến đổi theo chiều hướng giá tăng, nhu cầu cũng được tăng lên từ phía các doanh nghiệp và các cá nhan. Do đó, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành là yếu tố không thể tránh khỏi, chính điều đó vừa tạo ra những cơ hội đồng thời tạo ra những mối đe doạ cho các doanh nghiệp trong nội bộ ngành. b. Môi trường quốc tế. Do Công ty sản xuất chè xuất khẩu nên sản phẩm được đem đi tiêu thụ ở nhiều nước trên thế giới, vì thế không tránh khỏi các đối thủ Công ty trên thương trường quốc tế. Hầu hết các Công ty chè này phần lớn là ở các nước có điều kiện địa lý, khí hậu thuận lợi cho việc phát triển như Trung Quốc, Xrilanca, ấn Độ, Idonesia, Kenia... họ lại hơn hẳn về trình độ sản xuất, công nghệ chế biến, cơ sở vật chất và trang thiết bị. Vì vậy, việc cạnh tranh của Công ty ở thị trường nước ngoài đòi hỏi nổ lực nhiều hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Nước ta hiện nay đang đứng thứ 9 trên thế giới về xuất khẩu chè. Trong khi các nước xuất khẩu lớn như ấn độ, Xrilanca, Kenia.. còn rất ít hoặc không còn khả năng mở rộng diện tích trồng và phát triển chè thì nước ta còn khả năng rất lớn khoảng 20.000 ha chè chưa khai phá. Với tư cách là một Công ty hàng đầu trong tổng Công ty chè Việt Nam, có dây truyền công nghệ cao, Công ty KATEACO đang có những cơ hội để mở rộng và thâm nhập thị trường quốc tế. c. Mối đe doạ từ những sản phẩm thay thế. Trong thời đại ngày nay, thời đại công nghệ, nhu cầu của ngưòi tiêu dùng không những đòi hỏi sản phẩm có chất lượng cao mà còn phải tiện dụng, hợp vệ sinh và các nhu cầu tập quán, sở thích khác nhau. Vì vậy mà trên thị trường hiện nay đã có rất nhiều loại sản phẩm đồ uống khác nhau như Coca – Cola, Pepsi trà Dilmah, Lipton, cà phê, bia, rượu... Mối đe doạ này sẽ ngày càng lớn nếu như người sản xuất kinh doanh chè không luôn luôn cải tiến, đa dạng hoá sản phẩm chè của mình cho phù hợp với nhu cầu tiện dụng của người tiêu dùng. Rất nhiều người thích uống chè nhưng vì tính không tiện dụng nưh hiện nay mà người ta tìm những sản phẩm khác thay thế. Vấn đề đặt ra là nhà sản xuất kinh doanh chè cần cải tiến và đa dạng hoá sản phẩm của mình đến mức nào để người tiêu dùng có thể chấp nhận được và thói quen sở thích của họ được đáp ứng mọi lúc mọi nơi như những sản phẩm đồ uống. e. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm qua của Công ty KATEACO. 1. Tình hình tiêu thụ các mặt hàng. Sự hoạt động có hiệu quả của bộ máy quản lý cùng với các chính sách đúng đắn về sản phẩm, giá cả, thị trường ... của Công ty KATEACO đều được phản ánh rõ rệt và chân thực qua kết quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong những năm qua (từ 1998-2001) được thể hiện qua bảng dưới đây. (Xem biểu 8 trang 32) Qua biểu 8 ta thấy rằng: Lượng sản phẩm tiêu thụ qua từng năm của Công ty đều tăng lên. Lượng sản phẩm bán ra năm 1999 tăng 34% so với năm 1998 năm 2000 tăng 28% so với năm 1999 và năm 2001 tăng 3% so với năm 2000. Do Công ty đã dự báo được tình hình giá chè trên thị trường thế giới sẽ giảm nên lượng sản phẩm có trong năm 2001 chỉ tăng 2% và lượng sản phẩm tiêu thụ chỉ tăng 3% so với năm 2000. Qua đó, có thể thấy tỷ trọng lượng chè xuất khẩu năm 1998 chiếm 38% sản lượng tiêu thụ. Nhưng năm 1999, lượng chè xuất khẩu đã tăng lên đạt 66,7% và nhờ nắm bắt và khai thác đúng thị trường mà năm 2000 lượng chè xuất khẩu của công ty đạt tới 82% và 83,8% năm 2001. Trước tình hình thị trường trong nước còn ít khả năng mở rộng và có sự cạnh tranh gay gắt của các công ty trong nước và ngoài nước. Công ty KATEACO đã tích cực tìm kiếm thị trường chè xuất khẩu đồng thời nhanh chóng linh hoạt đổi mới mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm… và sắp xếp lại bộ máy quản lý sản xuất một cách phù hợp nên đã giảm được giá thành sản phẩm. Từ khi đi vào cổ phần hoá, công ty đã đầu tư một số thiết bị máy móc hiện đại nhờ đó mà chất lượng chè ngày càng được nâng cao. Năm 1999 sản lượng chè xuất khẩu đạt 903.166 kg đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu là 1.535.048 USD, năm 2000 sản lượng chè xuất khẩu đạt 1427459 kg tương ứng với 2430540 USD; năm 2001 sản lượng chè xuất khẩu đạt 1497.415 kg nhưng do giá chè trên thị trường thế giới giảm nên chỉ đạt kim ngạch xuất khẩu là 2610.850 USD. Trong khi đó, sản lượng chè nội tiêu giảm dần qua các năm. Năm 1999 tiêu thụ được 451.516 kg so với năm 1998 (624.134 kg) giảm 27,7%, năm 2000 giảm 31% so với năm 1999 và năm 2001 giảm 8% so với năm 2000. Như vậy, từ năm 1998 đến năm 2001, sản lượng chè nội tiêu đã giảm 53,9%. Nhìn chung tổng sản lượng tiêu thụ của công ty tăng lên qua các năm, nhưng có sự không đồng đều giữa các chủng loại sản phẩm chủ yếu tập trung vào xuất khẩu. Tình hình tiêu thụ chè hướng nội tiêu đang gặp những khó khăn nhất định về dung lượng thị trường và có sự cạnh tranh từ rất nhiều các công ty trong và ngoài nước. Nhận thức được vấn đề này, ban lãnh đạo công ty đang có những chiến lược củng cố và khắc phục những khó khăn nhằm đáp ứng tối ưu thị trường trong nước. Đối với thị trường xuất khẩu, công ty đang có những thuận lợi và sẽ tiếp tục giữ vững và củng cố nâng cao hơn nữa chất lượng chè xuất khẩu, trong quá trình tìm kiếm, mở rộng và xâm nhập thị trường thế giới. 2. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty KATEACO: Qua phân tích các chỉ tiêu trong những năm gần đây ta thấy công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong sản xuất kinh doanh, kế hoạch hàng năm vượt mức, doanh thu tăng, đời sống cán bộ công nhân viên chức được cải thiện, hoàn thành các chỉ tiêu nộp ngân sách Nhà nước và đảm bảo kinh doanh có lãi. Biểu 10: Tình hình thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu từ năm 1998- 2001 Qua một số chỉ tiêu chủ yếu thực hiện được qua các năm có thể đánh giá chung như sau: - Thứ nhất: Công ty có tốc độ phát triển nhanh. Nhìn vào biểu 10 ta thấy các chỉ tiêu đều hoàn thành vượt mức kế hoạch, năm sau cao hơn năm trước, giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh qua các năm. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 1999 là 18.321.642 nghìn đồng, tăng 52% sov ới giá trị sản xuất công nghiệp thực tế năm 1998, năm 2000 tăng 39% sovới năm 1999 và năm 2001 tăng 13,0% so với năm 2000. Doanh thu thực tế năm 1999 tăng 11% so với năm 1998, năm 2000 tăng 33% sovới năm 99 và năm 2001 chỉ tăng 5% so với năm 2000 là do giá chè chứng khoán trong năm này đã giảm. Lợi nhuận năm 1999 tăng 64% so với năm 1998, năm 2000 là năm thành công nhất từ trước tới nay của công ty, lợi nhuận trong năm 2000 đạt 1511420 nghìn đồng tăng 286% so với năm 1999; năm 2001 tăng 42,9% so với năm 2000 Hệ số doanh lợi vốn của công nghiệp cũng tăng đều qua các năm, cụ thể: năm 1998 công ty cứ bỏ ra 1000 đ tiền vốn thì thu được 6,7 đồng lợi nhuận, năm 1999 là 16,7, năm 2000 là 39,3 đồng lợi nhuận và năm 2001 đã tăng lên 53,9 đồng lợi nhuận trên 1000 đ tiền vốn. Tỷ suất lợi nhuận của công ty năm 1998 là 6,6 đồng lợi nhuận trên 1000 đ doanh thu, năm 1999 là 15,8 đồng lợi nhuận, năm 2000 là 34 đồng lợi nhuận và năm 2001 tăng lên 46 đồng lợi nhuận trên 1000 đ doanh thu. -Thứ hai: đời sống người lao động trong công ty ngày càng được nâng cao, thu nhập bình quân/người/tháng trong năm 1998 là 500 nghìn đồng, nhưng đến năm 2001 là 810 nghìn đồng. Về phía các cổ đông thì công ty đã tạo được một niềm tin vững chắc đối với họ. Điều đó được thể hiện qua cổ tức bình quân hàng năm tăng đều đặn, năm 1998 cổ tức bình quân là 4,6% đến năm 2001 đã tăng lên 18,86%. Công ty luôn hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu nộp ngân sách Nhà nước, cụ thể là chỉ tiêu nộp ngân sách năm 1999 tăng 37% so với năm 1998, năm 2000 tăng 8% so với năm 1999 và năm 2001 tăng 12,5% so với năm 2000. Với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn như hiện nay, nhiều doanh nghiệp chè còng sản xuất cầm chừng hoặc đóng cửa, nhưng công ty KATEACO vẫn đứng vững và phát triển. - Thứ ba: sản phẩm của công ty thực sự đã có uy tín đối với khách hàng, công ty sản xuất đến đâu tiêu thụ hết đến đó. - Thứ tư: Những thành tựu đạt được trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã tạo ra một chỗ đứng thuận và uy tín của công ty đối với các doanh nghiệp trong ngành cũng như trên thị trường. 3. Một số hạn chế trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: - Chưa tận dụng tối đa năng lực sản xuất (vào thời điểm bán chạy) chưa khắc phục được tính thời vụ trong sản xuất. - Do hạn chế về chất lượng, mẫu mã, chủng loại sản phẩm, đóng gói và bảo quản sản phẩm nên khối lượng và giá chè xuất khẩu còn thấp chưa tương xứng với năng lực. Sản lượng chè công ty trực tiếp xuất khẩu còn ít, chủ yếu xuất khẩu phải thông qua Tổng công ty chè Việt Nam nên có nhiều phiền phức, khó khăn và trở ngại, không phát huy được tính năng động của công ty trong công tác nghiên cứu, tìm kiếm và thâm nhập thị trường nước ngoài. - Chi phí cho các hoạt động quảng cáo còn thấp (chỉ chiếm 4% doanh thu) - Cơ chế hoạt động của hệ thống đại lý phân phối sản phẩm của công ty còn cần phải được cải tiến, đổi mới phù hợp với những diễn biến phức tạp của thị trường và đảm bảo đáp ứng quyền lợi kinh tế thoả đáng cho các đại lý trên cơ sở các đại lý hoàn thành nghĩa vụ của mình. - Định giá bán sản phẩm có mặt hàng còn cao chưa phù hợp với mức thu nhập của các đối tượng tiêu dùng. Chương III: một số đề xuất về biện pháp phát triển thị trường xuất khẩu chè đối với công ty kateaco I- Bối cảnh chung về thị trường chè thế giới và chiến lược phát triển chè trong thời gian tới của nước ta: 1. Vài nét về tình hình sản xuất và tiêu thụ chè thế giới: Trên thế giới hiện nay có 30 nước trồng chè với diện tích 2,5 triệu ha và sản lượng hàng năm biến động trên dưới 3 triệu tấn, năng suất bình quân chưa vượt quá 4 tấn/ha. Nước có sản lượng cao nhất hiện nay là Kenya với 2665 tấn chè khô trung bình mỗi năm. Đây cũng là nước có tốc độ tăng cao nhất thế giới là 150% trong vòng từ năm 1989- 1995. Hai nước có tốc độ tăng cao sau Kenya là Liên Xô (cũ) 98%, ấn Độ 35%. Năm nước có diện tích trồng lớn nhất thế giới là Trung Quốc, ấn Độ, Srilanca, Thổ Nhĩ Kỳ và Indonesia đã chiếm 75% diện tích chè trên thế giới, nước nhỏ nhất trong làng chè là Camơrun chỉ trồng 1000 ha với mức tăng trưởng 3%/năm. Do áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới cũng như đưa năng suất bình quân đạt đến 2 tấn/ha. Điển hình là Trung Quốc có diện tích chè là 923.712 ha, năng suất trung bình đạt 1,6 tấn/ha với sản lượng 1810502 tấn. ấn Độ có diện tích trồng chè 1,4 triệu ha (năm 2001) với sản lượng 2.842.210 tấn, năng suất bình quân đạt 2 tấn/ha. Diện tích chè trên thế giới biến động, bởi vì chỉ có những nước có điều kiện thiên nhiên ưu đãi mới có thể trồng và phát triển được cây chè. Về phân bố diện tích thì 12 nước châu á chiếm khoảng 88%, Châu Phi là 8% (12 nước) và Nam Mỹ chiếm 4% (4 nước). Như vậy chè chủ yếu được trồng ở châu á và đây là cái nôi phát triển của cây chè nơi mọi điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp với sinh trưởng của cây chè. Về sản lượng chè trên thế giới vụ 2000- 2001 đạt 2,976 triệu tấn, giảm 2% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chính là do thu hoạch chè giảm ở một loạt nước sản xuất nhiều chè như ấn Độ, Indonesia và một số nước châu Âu, đồng thời giá chè năm 2001 đã giảm khoảng 10% do nhu cầu giảm. Tiêu thụ chè trên thế giới trong 5 năm 1993- 1997 tăng 16,7% từ năm 1997- 2001 tăng 5,6%. Thị trường nhập khẩu chè thế giới gần đây có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng chậm, hàng năm thế giới nhập khoảng hơn 1 triệu tấn chè. Lượng cung trong năm 2000 là 2,09 triệu tấn và cầu là 2,03 triệu tấn, năm 2001 lượng cung là 2,14 triệu tấn và cầu là 2,07 triệu tấn. Như vậy cung cầu là tương đương. Các nước tiêu thụ chè lớn là ấn Độ với 50% sản lượng sản xuất, Trung Quốc là 70%, Anh khoảng 200.000 tấn/năm (trung bình 4,5 kg/người/năm) và Liên Xô (cũ) 100.000 tấn/năm. Tiếp đến là Mỹ, Ai Cập, Nhật Bản, Marocco, Hà Lan. Như vậy, các nước sản xuất chè lớn đồng thời cũng là nước tiêu thụ nhiều chè. Các nước Trung Cận Đông uống chè là chính, bình quân 4,5 kg/người/năm như Iran, Iraq… Tuy chất lượng chè của những nước này hàng năm không cao nhưng xét về mặt dung lượng thì trong hàng năm thì sản lượng chè trong nước chiếm khoảng 50% còn số lượng nhập khẩu chiếm khoảng 80%. Hơn nữa, về mặt chủng loại chè đây cũng là thị trường dễ tiêu thụ. Biểu 11: Tình hình nhập khẩu chè của một số nước chủ yếu trên thế giới: (Đơn vị: tấn) Nước 1999 2000 2001 1. Liên Xô (cũ) 350.784 368.032 397.523 2. Anh 310.732 330.425 351.327 3. Pakistan 218.423 214.413 220.427 4. Mỹ 152.731 166.427 172.731 5. Ai Cập 118.640 120.420 135.720 6. I raq 273.413 289.429 476.423 7. Nhật 201.109 219.777 236.222 8. I ran 247.416 270.467 283.668 Nguồn: Tea Statisties 2000- 2001 Trong những năm trước giá chè trên thế giới giảm chậm nhưng nói chung là ổn định. Năm 1995 do tình trạng thiếu lao động, hạn hán, sâu bệnh, thiếu phân bón và chi phí cho đầu vào sản xuất cao nên giá chè đã giảm mạnh tren 20% sovới các năm trưóc. Đến năm 2001, giá chè trên thế giới giảm khoảng 10% vì nhu cầu tiêu dùng giảm do người sản xuất không chú ý đến chất lượng giống chè. Giá chè trên thế giới hiện nay trung bình là 2480 USD/tấn. Giá chè được hình thành và được điều chỉnh theo giá đấu giá hàng tuần. Ba thị trường đấu giá lớn là London, Calleha, Colombo (chiếm 90% sản lượng chè trao đổi của thế giới). Nhưng nhìn chung giá chè vẫn do cung- cầu trên thị trường quyết định. 2. Khái quát về chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam đến năm 2005: Trong những năm gần đây, do các chủ trương chính sách và đường lối đúng đắn, nền kinh tế đã tiến những bước vững chắc trong công cuộc đổi mới CNH- HĐH đất nước. Tận dụng những thành tựu đã đạt được, lấy đó làm mốc cho việc phát triển cho những năm tiếp theo. Do vậy, trong những năm tới, chiến lược phát triển của Việt Nam được đặt ra là: tạo tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, tập trung sức cho mục tiêu phát triển và tăng trưởng bằng cách đẩy mạnh quá trình CNH- HĐH đất nước, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, cải tiến cơ chế quản lý một cách hài hoà, năng động để có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm cao. Muốn đạt được như vậy thì nhiệm vụ đặt ra là phải: - Phát triển các ngành công nghiệp, trước tiên là công nghiệp tiêu dùng và công nghiệp xuất khẩu. - Khai thác thế mạnh của cả nước, mỗi ngành, mỗi vùng, để tập trung thích đáng nguồn lực cho các lĩnh vực, các địa bàn trọng điểm có điều kiện sớm đưa lại hiệu quả cao. - Củng cố mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng khả năng xuất khẩu các mặt hàng đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100223.doc
Tài liệu liên quan