1. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA CÔNG TY XÂY DƯNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG VIỆT –LÀO. 1
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty: 1
1.2. Đặc điểm quy trình công nghệ và tổ chức sản xuất kinh doanh: 3
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty: 6
1.4. Tổ chức bộ máy kế toán: 9
1.5. Các yếu tố nguồn lực của công ty. 10
1.6. Thực trạng tổ chức thông tin ở công ty xây dựng Việt - Lào 12
1.7. Các nguồn thông tin hiên có ở công ty 13
2. TÊN ĐỀ TÀI THỰC TẬP DỰ KIẾN CHỌN 14
2.1. Chứng minh sự cần thiết: 14
16 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1428 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Những đặc trưng cơ bản của công ty xây dưng công trình giao thông Việt – Lào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. những đặc trưng cơ bản của công ty xây dưng công trình giao thông Việt –lào.
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:
Trước khi được thành lập công ty xây dựng công trình giao thông Việt - Lào là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán phụ thuộc Tổng công ty xây dựng giao thông 8 và được thành lập theo quyết định số 114/QD/TCLB - LĐ ngày 16/4/1996 của tổng công ty xây dựng giao thông 8 chuyển từ công trường đường 13 (Lào) thành công ty xây dựng công trình giao thông Việt - Lào. Đến ngày 23/7/1997 Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải ký quyết định số 1828 /LĐ /TTCB - LĐ thành lập công ty xây dựng công trình giao thông Việt - Lào là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty xây dựng giao thông 8 và được hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản riêng tại ngân hàng.
Công ty được thành lập với tổng số vốn được giao là:
35.185.000.000 đồng
Trong đó:
a.Vốn điều lệ bằng vốn pháp định : 5.184.000.000
b.Vốn vay trong nước : 28.001.000.000
Bao gồm: - Vốn cố định : 25.801.000.000
- Vốn lưu động : 2.200.000.000
c.Vốn bảo toàn(thuộc nguồn vốn NS): 5.184.000.000
- Vốn cố định : 4.382.000.000
- Vốn lưu động : 856.000.000
Công ty có trụ sở chính tại 222 - đường Nguyễn Trãi _Quận Thanh Xuân _Hà Nội. Công ty được sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy phép kinh doanh số 111889 ngày 15/8/1997 với các nội dung sau:
- Xây dựng các công trình giao thông dân dụng và công nghiệp.
- Xây dựng các công trình khai thác : Thuỷ lợi,Sân bay,Quốc phòng.
- Sản xuất cấu kiện bê tông xi măng,sản xuất vật liệu xây dựng,thực hiện các công trình xây dựng.
- Xây dựng các công trình giao thông nhóm B (Đường bộ,Sân bay,Cầu cống các loại vừa và nhỏ).
- Xây dựng các công trình dân dụng và phần bao che các công trình công nghiệp nhóm C.
- Xây dựng các công trình kênh mương,trạm bơm thuỷ lợi.
Công ty đảm nhận nhiệm vụ sản xuất kinh doanh ở hai nơi:
- Cộng hoà DCND Lào : 60%
- Các công trình bên Việt Nam: 40%
Là một công ty mới được thành lập, công ty gặp rất nhiều khó khăn ban đầu về công ăn việc làm,về vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và khó khăn lớn nhất là địa bàn hoạt động rộng (gồm có mảng bên Lào và bên Việt Nam), nhưng với sự nỗ lực phấn đấu liên tục của công ty nên tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có chiêu hướng phát triển mạnh về mọi mặt. Các công trình do công ty thi công không nhưng tăng về số lượng mà còn đảm bảo nhưng yêu câu về kỷ thuật. Với phương châm hoạt động “ Đưa chữ tín lên hàng đầu” công ty đã ngày càng mở rộng được địa bàn hoạt động của mình. Sự phát triển của công ty đươc phản ánh qua bảng số liệu sau:
Bảng 1.1: Các chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng của công ty.
TT
Chỉ tiêu
Năm 1997
Năm 1998
Năm 1999
12345
Doanh thu
Lợi nhuận
Số nộp ngân sách
Tổng quĩ lương
Thu nhập bình quân
16.195.121.234
229.878.349
894.208.215
4.663.844.087
1.432.584
61.933.000.000
548.000.000
1.588.215.000
8.674.179.000
1.475.000
80.815.000.000
794.543.000
3.111.428.000
8.887.000
1.485.000
Các chỉ tiêu trên cho thấy doanh thu của công ty tăng lên một cách đáng kể.Bên cạnh đó các khoản đóng góp vào ngân sách nhà nước cũng ngày càng tăng lên. Lợi nhuận sau thuế và thu nhập bình quân của công nhân cũng tăng lên.
Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có chiều hướng đi lên.Công ty đã duy trì được tốc độ phát triển,tạo đủ công ăn việc làm cho đa số cán bộ công nhân viên,phát huy được năng lực máy móc thiết bị,đầu tư đúng hướng kịp thời tạo được uy tín về chất lượng sản phẩm. Mới hình thành và phát triển được hơn hai năm song bằng các hoạt động thực tiễn của mình,công ty đã chứng tỏ một bản lĩnh vững vàng trong sự cạnh tranh đầy khắc nghiệt của cơ chế mới.Với những thành tựu đạt được công ty đã trở thành một trong những công ty mạnh của Tổng công ty.
1.2. Đặc điểm quy trình công nghệ và tổ chức sản xuất kinh doanh:
Công ty xây dựng công trình giao thông Việt - Lào là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp. Do vậy,về cơ bản điều kiện tổ chức hoạt động sản xuất cũng như sản phẩm của công ty có sự khác biệt lớn so với những nghành sản xuất vật chất khác.Sản phẩm của công ty chủ yếu là các công trình giao thông về đường bộ. Ngoài ra còn có một số công trình xây dựng khác nhưng thường là các công trình nhỏ có giá trị không lớn.
Sự khác biệt về điều kiện tổ chức hoạt động quy định đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty.Quy trình công nghệ của quá trình sản xuất kinh doanh có thể được khái quát bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1 : Quy trình hoạt động SXKD của công ty
Giải phóng mặt bằng:
- Phá dỡ công trình cũ.
- San nền,lấp nền
Thi công phần thô:
Làm cống
Làm móng
Làm mặt
Hoàn thiện công trình:
Bó vỉa.
Trang.
Để thực hiện các công việc của quá trình xây lắp, công ty phải xác định rõ đặc điểm kinh tế kỹ thuật,đặc điểm vị trí khí hậu,địa hình nơi xây dưng, thời gian đầu tư vốn của công trình đó, từ đó lập một bảng dư toán, bảng thiết kế thi công phù hơp với từng công trình.
Thông thường, khi trúng thầu phòng kế hoạch tiến hành lập dự toán nội bộ và giao khoán cho đội công trình thi công.
Theo cách giao khoán của công ty,khi nhận được hợp đồng thầu mới công ty giao khoán cho đội công trình 86.85% tổng chi phí hợp đồng.Phần này giao cho đội trưởng để tổ chưc thi công theo đúng tiến độ, chất lượng, khối lượng công việc đã kí hợp đồng và dưới sự giám sát cúa công ty. Đội trưởng phải tự lo về mặt vật tư nhân lực.Khi gặp khó khăn có thể nhờ công ty giúp đỡ. Phần còn lại 13,15% công ty giữ lại để trang trải chi phí quản lý và thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.
Như vậy, phương thức khoán của công ty không phải là “khoán trắng “ mà là “khoán quản”. Phòng kế toán tài vụ theo dõi giám sát về mặt tài chính và phối hợp vơí phòng kĩ thuật lập thủ tục thanh toán vôi bên A.
Đội trưởng đội thi công chịu trách nhiêm về vật tư, nhân công … phục vụ cho việc thi công của các công trình dưới sự giám sát của các phòng ban thông qua việc so sánh định mưc thi công đã được đưa ra.Cách tổ chức giao khoán như trên góp phần nâng cao tính tự chủ, mang tính hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức sản xuất tại công ty xây dựng công trình giao thông Việt - Lào:
Giám đốc
Phó giám đốc phụ trách bên Việt Nam
Phó giám đốc phụ trách bên Lào
……
Đội
Tiến
Hải
Đội
CT2
Đội
Sxvl
Đội
CT4
Đội
CT1
Đội
CT11
Toàn công ty gồm có 12 đội sản xuất trực thuộc.Trong đó:
- Phía bên Lào gồm có 4 đội : Đội Tiến Hải, Đội CT1,ĐộiCT2,Đội SXVL.
Trong đó có đội sản xuất vật liệu chuyên sản xuất đá phục vụ cho việc thi công của các đội công trình khác.
- Phía bên Việt Nam gồm có 8 đội sản xuất từ đội CT4 đến đội CT11.
Tóm lại,hoạt động sản xuất của công ty là tương đối phức tạp,đặc biệt có nhiều khó khăn do địa bàn hoạt động rộng.Bên cạnh đó, công ty là một đơn vị sản xuất, xây dựng kinh doanh tại nước bạn (Lào) nên trong quá trình thi công các công trình xây dựng bên Lào, công ty phải sử dụng nhiều loại tiền tệ khác nhau. Điều đó gây ra nhiều khó khăn cho công ty trong việc ghi chép kế toán cũng như việc quản lý các chi phí phát sinh bằng ngoại tệ.Ngoài ra còn có nhiều khó khăn khác đòi hỏi tổ chức thi công và hạch toán kế toán phải chi tiết,cụ thể,bám sát vào thực tế để tạo thuận lợi cho việc tính giá thành một cách chính xác.
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty:
Bộ máy quản lý của công ty được xây dựng trên cơ sở mô hình quản lý tập trung được áp dụng rộng rãi trong các công ty trực thuộc Tổng công ty,kết hợp với điều kiện tổ chức sản xuất của bản thân đơn vị.Bộ máy quản lý của công tybao gồm ban giám đốc,các phòng ban chức năng và các đội công trình được bố trí theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Giám đốc
Phó giám đốc phụ trách bên Việt Nam
Phó giám đốc phụ trách bên Lào
Phòng Kế Hoạch Kỹ
Thuật
Phòng Kế Toán Tài Vụ
Phòng Tổ Chức Lao
Động
Các Đội Công Trình
Phòng Vật Tư Thiết Bị
Do địa bàn hoạt động của công ty bao gồm cả bên Lào và bên Việt Nam nên các phòng ban cũng được chia làm hai bộ phận: bộ phận bên lào và bộ phận bên Việt Nam.
Các bộ phận có chức năng và nhiệm vụ sau:
- Ban giám đốc:Gồm có 3 người:
+ Một giám đốc :Là người điều hành trực tiếp công ty, là đạidiện pháp nhân của công ty trước pháp luật, chịu trách nhiệm trước Tổng công ty và nhà nươc về mọi mặt hoạt động của công ty.
+ Một giám đốc: Phụ trách các hợp đồng bên Việt Nam.
+ Một giám đốc: Phụ trách các hơp đồng bên Lào.
- Phòng kế hoạch kỹ thuật : Là phòng chuyên môn, có chức năng tham mưu cho lãnh đạo về công tác sản xuất. Chịu trách nhiệm tổ chức đấu thầu thi công các công trình, lập báo cáo tổ chức thi công đưa ra kế hoạch sản xuất cụ thể, giám sát thi công các công trình. Tiến hành nghiệm thu thanh toán với các chủ đầu tư.
- Phòng kế toán tài vụ : Có chức năng tham mưu cho lãnh đạo về công tác tài chính kế toán. Tổ chức quản lí mọi mặt hoạt động liên quan đến công tác tài chính kế toán của công ty. Phòng kế toán tài vụ chịu trách nhiệm giám sát tài chính về chi phí cho các công trình, tập hợp chi phí sản xuất thực tế, quyết toán công trình cân đối lãi, lỗ, tìm các nguồn tài đầu tư cho các công trình.
- Phòng tổ chức cán bộ lao động : Tham mưu cho lãnh đạo về công tác nhân lực, bố trí cán bộ, công nhân thi công các công trình. Chịu trách nhiệm giám sát các chế độ về tiền lương,tiền thưởng. Thanh toán và quyết toán chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
- Phòng vật tư xe máy : Có chức năng tham mưu cho lãnh đạo về công tác vật tư, xe máy. Cùng với phòng kế hoạch tìm phương án đầu tư thiết bị sao cho có hiệu quả. Giám sát về mặt vật tư thiết bị cho việc thi công của mỗi công trình. Tìm nguồn vật tư với chi phí thấp nhất đảm bảo chất lượng.
- Các đội sản xuất : Có chức năng thực hiện sự chỉ đạo của giám đốc công ty và các phòng chức năng. Nhiệm vụ chủ yếu của các đội sản xuất là thi công các công trình trên cơ sổ các hợp đồng kinh tế đã được công ty ký kết.
Trong quá trình tổ chức, triển khai các công việc, các phòng ban có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau, cùng tham gia giải quyết công việc chung của công ty có liên quan đến nhiệm vụ, chức năng phòng mình phụ trách.
1.4. Tổ chức bộ máy kế toán:
Bộ máy kế toán của công ty bao gồm :Phòng kế toán tài vụ và các đội trực thuộc. Trong đó, toàn bộ hoạt động của công ty đều được phòng kế toán theo dõi và hạch toán một cách cụ thể theo quy chế của công ty. Kế toán thống kê đội có nhiêm vụ lập chứng từ, tổng hợp chứng từ và chuyển lên phòng kế toán để hạch toán.
Bộ máy kế toán của công ty được chia làm hai bộ phận:
+Bộ phận bên Lào : Gồm một phó phòng kế toán tài vụ và hai nhân viên kế toán phụ trách toàn bộ công tác bên Lào. Tại đây, bộ phận kế toán chịu trách nhiệm tập hợp chứng từ do kế toán thống kê đội gửi đến, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và gửi toàn bộ chứng từ về văn phòng kế toán bên Việt Nam để tập hợp chi phí và xác định kết quả.
+Bộ phận bên Việt Nam : Gồm có một kế toán trưởng và 5 nhân viên kế toán.
Ngoài ra, mỗi đội công trình của công ty có một thống kê kế toán riêng làm nhiệm vụ tập hợp và luân chuyển tất cả các chứng từ ban đầu phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đội. Cuối mỗi quý, thống kê kế toán đội phải tiến hành chuyển các chứng từ trên về phòng kế toán để kiểm tra tính pháp lý của chứng từ và hạch toán, phản ánh các nghiệp vụ phát sinh trên sổ sách.
Tổ chức bộ máy kế toán ở công ty như trên là phù hợp với điều kiện của công ty,giúp việc cung cấp thông tin cho quản lý và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Như vậy tại phòng kế toán tài vụ của công ty là nơi cuối cùng có các thông tin một cách cụ thể về tình hình sản xuất của công ty. Tạix đây từ các nguồn só liệu,thông tin đó lập nên những báo cáo tài chính cuối năm.
Qua đó ta có thể phân tích được kết quả hoat động trong từng năm cũng như so sánh đựoc kết quả hoạt động giữa các năm. Mặt khác,cũng từ những số liệu trên,cho ta tính toán hay dùng các phươn pháp thống kê đã học để phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp.
Sơ đồ 2.4. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty.
Kế toán tổng hợp
Kế toán trưởng
KT thanh
toán,tiền
lương
KT tiền mặt và vật tư
Thủ quỹ và KT ngân hàng
Thống
Kê
Thống kê kế toán đội
1.5. Các yếu tố nguồn lực của công ty.
Lao đông là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định nhất của lực lượng sản xuất và là nguồn gốc sáng tạo ra sản phẩm. Có thể nói lao động là chiếc cầu nối giữa các yếu tố đầu vào, là nguyên vật liệu và các yếu tố đầu ra là thực thể sản phẩm thông qua các phương tiện sản xuất. Các phương tiện sản xuất càng hiện đại thì trình độ của người lao động càng đòi hỏi cao hơn và như vậy yếu tố lao động ngày càng có vị trí quan trọng. Do đặc điểm của công việc mang tính thời vụ, không ổn định, lao động chủ yếu phải làm việc ngoài trời và luôn luôn di chuyển chỗ làm việc, nên cũng có một số công trình đã thuê nhân công ngoài,phải kết hợp sử dụng lao động địa phương nơi thi công công trình để giảm bốt chi phí về lao động ddồng thời giải quyết được vấn đề xã hội đó là thất nghiệp.
Sau một thời gian, công tác cong ty đã ổn định, công ty đã phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ phù hợp với năng lực chuyên môn của mỗi người nên phát huy được tác dụng tốt trong công việc đạt hiệu quả cao.
Về lực lượng lao động : công ty tuyển dụng các loại thợ nề,thợ điện, thợ khoan, công nhân bêtông, lái xe,thợ vận hành máy… đáp ứng được tiến độ công việc và chất lượng công trình. Đảm bảo đúng thủ tục hợp đồng, tập huấn hộc nội qui, qui định về an toàn lao động mà tổng công ty quy định phân cấp cho công ty các công trình luôn đáp ứng mọi quỳen lợi của người lao động. Số lượng công nhân tuyển dụng là con số lao đông tuỳ vào khối lượng công việc. Với lực lượng này xí nghiệp không trực tiếp trả lương,mà họ được nhận lương từ các chủ công trình. Còn một lực lượng lao động hợp đồng thuê ngắn hạn theo hợp đồng, song trong thời gian hợp đồng vẫn được hưởng chế độ khen thưởng, lễ tết của công ty.
Công ty thực hiện tốt chế độ BHXH, BHYT cho từng cán bộ công nhân viên có hợp đồng dài hạn và những người trong biên chế nhà nước mà công ty đang quản lý.
Bên cạnh đó công ty vẫn còn gặp một số khó khăn đó là đội ngũ công nhân tuyển dụng từ nhiều nguồn khác nhau nên chất lượng công việc chưa đảm bảo, dẫn đến hiệu quả công việc của một số công trình chưa đạt về mặt chất lượng.
Về đội ngũ lao động ta có số liệu sau :
Qua bảng số liệu trên ta thấy công ty có nguồn nhân lực dồi dào,đây cũng là một thế mạnh của công ty.Tuy nhiên, xét một cách tổng thể thì trình độ chuyên môn chưa thật cao, còn quá nhiều nhân công lao động phổ thông tính trong biên chế hay hợp đồng không nhất thiết phải có vì thị trường địa phương cũng có thể cung cấp được.
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
1.Tổng số
CBCNVC
- CBCNVC.tt
- CBCNVCgt
+Biên chế
+Hợp đồng
275
244
31
490
400
90
499
415
84
2.Trình độ
a.ĐH
b.CĐ,TH
c.Công nhân
d.LĐPT
40
31
91
113
47
37
147
259
50
34
160
255
1.6. Thực trạng tổ chức thông tin ở công ty xây dựng Việt - Lào
Như phần 1.4 đã đề cập, tại công ty XDCT Việt - Lào có hệ thống quản lí theo kiểu tham mưu trực tuyến. Tuy có những khó khăn về khoảng cách địa lí giữa hai nước Viêt nam - Lào nhưng mọi nguồn thông tin về đến công ty không khó khăn khi họ đã lựa chọn hình thưc lưu chuyển và quản lí thông tin như trên. Mọi thông tin đi từ các nhân viên thống kê,kế toán công trình về đến công ty có tại phòng kế toán tài vụ. Và tạ công ty cũng có các kế hoạch cho các đội công trình_Thông tin này do phòng kế hoạch kỹ thuật đảm nhiệm.
1.7. Các nguồn thông tin hiên có ở công ty
Công ty xây dựng công trình giao thông Việt _Lào có số liệu thống kê, kế hoạch sản xuất qua các năm.Thông thường, các số liệu kế hoạch có ở phòng kế hoạch kỹ thuật.Sau đó được đưa vào bản phưonghướng hoạt động của công ty. Còn đối với các công trình chuẩn bị khởi công cũng có các số liệu thống kê kế hoạch sản xuất. Cuối năm có báo cáo tài chính của công ty do phòng tài vụ gửi lên. Quá trình hoạt đông của công ty luôn có nhân viên thống kê kiêm nhiệm vụ kiểm toán theo dõi sát saovà có số liệu cuối tháng. Nhìn chung với đội ngũ cán bộ làm việc như vậy góp phần cho cán bộ cấp trên nắm bắt kịp thời tình hình hoạt đông của công ty cho dù có khó khăn về điều kiện địa lý giữa hai nước Việt –Lào. Sau hai tuần đầu tiên thực tập ở công ty,em nhận thấy có thể có được số liệu về 3 năm từ 1997 đến 1999 như sau:
_Tổng tài sản có.
_Tài sản lưu động.
_Tổng số nợ phải trả.
_Nợ phải trả trong kỳ.
_Nguồn vốn chủ sở hữu.
_Nguồn vốn kinh doanh.
_Doanh thu thuần.
_Tổng sản lượng sản phẩm hoàn thành.
_Tổng kinh phí đầu tư.
_Tổng doanh thu.
_Tổng chi phí năm 1999.
_Lãi thực hiện năm 1999.
_Nợ phải thu tính đến 31/12/1999.
_Nợ phải trả tới 31/12/1999.
_Chi phí nhân công.
_Chi phí nguyên vật liệu.
_Chi phí máy thi công.
_Chi phí chung.
_Cơ cấu tổng chi phí sản xuất sản phẩm hoàn thành theo hạng mục công trình.
…….và các số liệu liên quan khác đối với hoạt động sản xuât của công ty. Riêng số liệu năm 2000, hiện tại công ty đang thưc hiện công tác quyết toán cuối năm nên chưa có, tuy nhiên trong thời gian thực tập còn lại sẽ có thêm số liệu của năm này.
2. Tên đề tài thực tập dự kiến chọn
Đề tài: Vân dụng một số phương pháp thống kê phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của công ty xây dựng công trình giao thông Việt _ Lào.
(Thuộc tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8)
2.1. Chứng minh sự cần thiết:
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân,sử dụng lượng vốn tích luỹ rất lớn của xã hội, đóng góp đáng kể vào GDP, là điều kiện thu hút vốn nước ngoài trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong xu hướng phát triển chung, đặc biệt,trong cơ chế thị trường, lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản có tốc độ phát triển lớn, nhanh chưa từng có ở nươc ta. Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao quản lý vốn có hiệu quả, Khắc phục tình trạng lãng phí, thất thoát trong điều kiện sản xuất xây dựng cơ bản trải qua nhiều khâu (Thiết kế, lập dự toán, thi công, nghiệm thu…) địa bàn sản xuất luôn thay đổi, với thời gian kéo dài có khi lên tới vài năm.
Chính vì thế việc phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là một công tác trọng tâm, không thể thiếu đối với các công trình xây dựng, lắp đặt nói riêng và toàn xã hội nói chung. Với Nhà Nước, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong các doanh nghiệp xây lắp là cơ sở để Nhà Nước kiểm soát vốn đầu tư xây dựng cơ bản và thu thuế. Với các doanh nghiệp muốn phát bền vững lâu dài, ổn định phải tuân theo đúng nguyên tắc thị trường. Do đó,điều kiện tiên quyết là doanh nghiệp phải ứng xử giá một cách linh hoạt, hiểu rõ chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh đẻ tìm cách giảm và loại bỏ những chi phí không cần thiết nhằm thu được lợi nhuận cao nhất. Muốn vậy, chỉ có phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm một cách chính xác, đầy đủ các yếu tố giá trị bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh thì mới cung cấp được các thông tin kinh tế chính xác cho quản lý.
Qua thời gian đầu thực tập tại Công ty XDCTGT Việt - Lào (thuộc Tổng Công ty công trình giao thông 8), em nhận thấy vấn đề phân tích chi phí sán xuất và giá thành sản phẩm là vấn đề nổi bật hướng những người quản lý và công tác hạch toán phải quan tâm đặc biệt. Hơn nữa, Công ty XDCTGT Việt - Lào đang thực hiện mục tiêu hạ giá thành sản phẩm cho những kỳ tiếp theo. Do đó em đã mạnh dạn chọn đề tài : “ Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp của Công ty XDCTGT Việt - Lào (Thuộc Tổng Công ty CTGT 8)”
Ngoài lời mở đầu và kết luận cùng vơí các phụ lục, sau đây là đề cương sơ bộ về đề tài trên.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1018.doc