Đề tài Những đòi hỏi đối với nhà quản lý doanh nghiệp và phương sách thỏa mãn những đòi hỏi ấy trong điều kiện của nước ta

Để thực hiện các chức năng quản lý và các vai trò xã hội khác nhau trong tổ chức, các nhóm kỹ năng chủ yếu cần thiết cho công việc của người quản lý là: Các kỹ năng về kỹ thuật, các kỹ năng về con người và giao tiếp, các kỹ năng liên quan đến nhận thức và ra quyết định.

a. Các kỹ năng kỹ thuật: Là khả năng sử dụng các phương pháp và kỹ thuật để thực thi một nhiệm vụ.

b. Các kỹ năng về con người và giao tiếp: Là khả năng làm việc với mọi người trong các nhóm công tác. Đó là khả năng hợp tác, tham gia vào công việc cụ thể, là khả năng sáng tạo ra một môi trường trong đó mọi người cảm thấy an toàn và không ngần ngại bôcj bạch ý kiến của mình. Không có các kỹ năng về con người và giao tiếp không thể trở thành một nhà quản lý giỏi được.

c. Các kỹ năng nhận thức và ra quyết định: Là khả năng hiểu được các ý tưởng trừu tượng, là khả năng thấy được bức tranh khái quát và những nhân tố chính cũng như các mối quan hệ giữa chúng trong mỗi hoàn cảnh và lựa chọn được những biện pháp thay thế để giải quyết các vấn đề.

Thông thường các nhà quản lý được phân thành các cấp khác nhau thích ứng với vai trò và phạm vi tham gia vào các khâu của quá trình quản lý. Đó là các nhà quản lý cácp cao, các nhà quản lý cấp trung gian và các nhà quản lý cấp tác nghiệp.

Các nhà quản lý cấp cao liên quan trực tiếp đến việc ban hành các quyết định lớn ảnh hưởng đến toàn bộ tổ chức và các nguồn lực của nó. Trong khi đó các nhà quản lý cấp trung gian triển khai các quyết định xuống cấp dưới. Còn cấp tác nghiệp trực tiếp điều hành đến việc ban hành việc thực thi của nhân viên. Vì vậy, yêu cầu về mức độ của ba nhóm kỹ năng trên đối với cấp quản lý cũng khác nhau. Mô hình đơn giản sau sẽ mô tả được phần nào sự khác nhau này:

 

doc13 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1952 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Những đòi hỏi đối với nhà quản lý doanh nghiệp và phương sách thỏa mãn những đòi hỏi ấy trong điều kiện của nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phát triển. Vì rằng trong những thế kỷ tới, vấn đề nắm vững kỹ thuật và vấn đề nhân tài là những nhân tố thực sự chiếm ưu thế. Ba yếu tố kỹ thuật, tri thức và trí tuệ sẽ làm cho nhà quản lý giỏi, nhà quản lý tài ba trở thành nhân tố quan trọng nhất, then chốt nhất của sự phát triển kinh tế của thế kỷ XXI. Trong thực tế, các nhà quản lý kinh doanh của chúng ta chưa được chuẩn bị đầy đủ cả về mặt chi thức, kĩ năng, cả về mặt tâm lý để bước vào cơ chế thị trường. Hầu như các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa có được một chiến lược kinh doanh dài hạn hướng vào những thị trường mục tiêu đã được nghiên cứu kỹ với những nét độc đáo về công nghệ, sản phẩm về phong cách quản lý cũng như kinh doanh. Chính vì lý do thiết thực đó, nên em chọn đề tài : “ Những đòi hỏi đối với nhà quản lý doanh nghiệp và phương sách thoả mãn những đòi hỏi ấy trong điều kiện của nước ta ”. Để có thể giúp được một phần nhỏ bé của mình vào việc quản lý doanh nghiệp đó. Ở đề tài này ngoài phần mở đầu và kết luận với phần nội dung gồm: I. Các khái niệm. II. Những đòi hỏi đối với những nhà quản lý doanh nghiệp III. Các phương pháp đào tạo các nhà quản lý I. CÁC KHÁI NIỆM: 1. Quản lý: Khi con người bắt đầu hình thành các nhóm để thực hiện những mục tiêu mà họ không thể đạt được vơí tư cách là những cá nhân riêng lẻ, thì quản lý xuất hiện như một yếu tố cần thiết để phối hợp những nỗ lực cá nhân hướng tới những mục tiêu chung. Có rất nhiều quan niệm khác nhau về quản lý: - Quản lý là biết chính xác điều mình muốn người khác làm và sau đó thấy được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất. - Quản lý là những hoạt động cần thiết phải được thực hiện khi những con người kết hợp với nhau trong các nhóm, tổ chức nhằm đạt được những mục tiêu chung. - Quản lý là quá trình cùng làm việc và thông qua các cá nhân, các nhóm cũng như các nguồn lực khác để hoàn thành các mục đích chung của một nhóm người, một tổ chức. - Quản lý là một nghệ thuật đạt được mục tiêu đã đề ra thông qua việc điều khiển, phối hợp, hướng dẫn, chỉ huy hoạt động của người khác... Tổng quát, quản lý là phương thức tốt nhất để đạt được mục tiêu chung của một nhóm người, một tổ chức, một cơ quan, hay nói rộng hơn là một nhà nước hoặc, quản lý là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khchs thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung. Quá trình tác động này có thể được thể hiện qua sơ đồ đơn giản sau: MÔ HÌNH VỀ QUẢN LÝ Chủ thể quản lý Khách thể Quản lý Mục tiêu Phương pháp Công cụ Như vậy, hiệu quả quản lý phụ thuộc vào các yếu tố: chủ thể, khách thể, mục tiêu, phương pháp và công cụ quản lý. Chủ thể quản lý có thể là một cá nhân, một nhóm hay một tổ chức. Công cụ quản lý là phương tiện tác động của chủ thể quản lý tới khách thể. Công cụ quản lý có thể là mệnh lệnh (ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ), quyết định (thông qua văn bản hoặc bằng văn bản), các văn bản luật, chính sách chương trình, mục tiêu... phương pháp có thể hiểu là cách thức tác động của chủ thể đến khách thể. Trong quản lý hiện đại,phương pháp quản lý được đúc kết từ nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học xã hội và khoa học hành vi. Mặt khác, quản lý được quan niệm theo hai góc độ: - Theo góc độ chính trị - xã hội rộng lớn, quản lý được hiểu là sự kết hợp giữa tri thức với lao động. Vận hành sự kết hợp này cần có một cơ chế quản lý phù hợp. Cơ chế đúng, hợp lý thì xã hội phát triển, ngược lại xã hội phát triển chậm hoặc rối ren. - Theo góc độ hành động, quản lý được hiểu là chỉ huy, điều khiển, điều hành. Theo C.Mác, quản lý (quản lý xã hội) là chức năng đặc biệt được sản sinh ra từ tính chất xã hội hoá lao động. Nó có tầm quan trọng đặc biệt, vì mọi sự phát triển của xã hội đều thông qua hoạt động của con người và thông qua quản lý con người điều khiển con người. Người viết: “ bất kỳ một lao động xã hội hay một cộng đồng nào được tiến hành trên qui mô tương đối lớn cũng đều có sự quản lý...” Từ cơ sở lý luận trên, có thể định nghĩa: Quản lý là sự tác động của con người để hướng đến mục đích, đúng ý chí và phù hợp với quy luật khách quan. Quản lý được dùng rộng rãi cho cả quản lý hành chính nhà nước, quản lý kinh tế - kỹ thuật, quản lý sản xuất và kinh doanh, văn hoá xã hội an ninh, quốc phòng, nội vụ, ngoại giao...Quản lý là một yếu tố hết sức quan trọng, không thể thiếu được trong đời sống xã hội. Xã hội phát triển càng cao, vai trò của quản lý càng lớn và nội dung càng phức tạp. 2. Nhà quản lý: a. Nhà quản lý là ai ? Có một nhà khoa học nói rằng: “Nhà máy, thiết bị, vật tư và con người không giúp được gì cho công việc kinh doanh cũng như máy bay, xe tăng, tàu chiến và binh lính không tạo ra được một lực lượng quân sự hùng hậu, nếu không có một yếu tố quan trọng không thể thiếu được: Dó là những nhà quản lý có hiệu quả” . Thực tế hoạt động của các tổ chức đã cho thấy người quản lý là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất quyết định sự thắng bại của một tổ chức. Người quản lý là người có trách nhiệm đối việc đạt được mục tiêu của tổ chức thông qua việc sử dungj một cách có hiệu lực và hiệu quả các nguồn lực của tổ chức. Các nguồn lực của tổ chức gồm: nguồn nhân lực, tài chính, vật chất và thông tin. b. Nhà quản lý và nhà lãnh đạo không phải lúc nào cũng là một: Nhiều người cho rằng quản lý và lãnh đạo là những khái niệm đồng nghĩa. Trong khi đó cũng có rất nhiều tranh luận về sự khác nhau căn bản giữa hai khái niệm này. - Các nhà quản lý thường có xu hướng xem công việc là một quá trình tạo khả năng lôi cuốn sự kết hợp của con người và ý tưởng để thiết lập ra các chiến lược và ra các quyết định. Các nhà quản lý quan hệ với mọi người dựa trên vai trò mà họ đóng góp trong một chuỗi các sự kiện hoặc trong tiến trình ra quyết định. - Các nhà lãnh đạo thường làm việc ở những vị trí có sự mạo hiểm cao hơn, họ có xu hướng khám phá mạo hiểm, nhất là khi xuất hiện cơ hội. Các nhà lãnh đạo quan tâm đến ý tưởng và họ quan hệ với mọi người theo trực giác và sự đồng cảm. Như vậy, không phải là một nhà lãnh đạo nào cũng là nhà quản lý và ngược lại, không phải nhà quản lý nào cũng có vai trò lãnh đạo. Trong tổ chức nào cũng có thể có sự tồn tại vai trò lãnh đạo chính thức của các nhà quản lý hoặc không chính thức (của các cá nhân không phải là những nhà quản lý như các thủ lĩnh nhóm, những người có uy tín về phẩm chất và năng lực chuyên môn...), trong khi không thể có sự quản lý không chính thức, vì tất cả các nhà quản lý đều được trao quyền lực (quyền lực địa vị) để thi hành chức năng quản lý, bất kể họ có thể hiện được vai trò lãnh đạo của mình không. ở nước ta, trong một thời gian dài trước đây, có nơi, có lúc trong các hoàn cảnh nhất định đã có sự nhầm lẫn chức năng và nhiệm vụ giữa quản lý và lanhx đạo, vai trò lãnh đạo của cá nhân và của tổ chức cũng chưa được phân biệt rành mạch. 3. Công việc của nhà quản lý: Với tư cách là yếu tố quan trọng không thể thiếu được trong việc duy trì và phát triển của một tổ chức, người quản lý phải thực hiện bốn nhóm chức năng sau: - Lập kế hoạch: Là khởi điểm của một quá trình quản lý. Để thành công các tổ chức cần phải lập kế hoạch. Các thành viên trong tổ chức cần có mục tiêu và kế hoạch để đạt được mục tiêu đó. Lập kế hoạch là quá trình vạch ra các mục tiêu và quyết định phương thức đạt được mục tiêu. khả năng thực hiện chức năng lập kế hoạch dựa trên các kỹ năng nhận thức và ra quyết định của nguươì quản lý. - Tổ chức: Một nhà quản lý cũng phải biết thiết kế và phát triển một hệ thống tổ chức để thực hiện các kế hoạch. Tổ chức là một quá trình phâncông và phối hợp các nhiệm vụ và nguồn lực để đạt được các mục tiêu đã được vạch ra. Nhà quản lý là người phân bổ và sắp xếp các nguồn lực. Một phần quan trọng trong việc phối hợp các nguồn nhân lực là phân công các công việc và nhiệm vụ khác nhau cho các thành viên trong tổ chức. - Hướng dẫn, lãnh đạo: Người quản lý phải làm việc với các nhân viên, xem họ thực hiện các nhiệm vụ của mình hàng ngày như thế nào. Các nhà quản lý phải có khả năng truyền đạt và thuyết phục về các mục tiêu cho nhân viên và thúc đaảy cho đạt được các mục tiêu bằng nhiều biện pháp khác nhau. - Kiểm tra: Là một quá trình thiết lập và thực hiện các cơ chế thích hợp để đảm bảo đạt được các mục tiêu của tổ chức. Một phần quan trọng của kiểm tra là đánh giá sự tiến bộ của tiến trình thực thi và điều chỉnh khi cần thiết. Khả năng kiểm tra của nhà quản lý dựa trên các kỹ năng nhận thức, ra quyết định, quan hệ con người và giao tiếp. 4. Nhà quản lý là một nghề: Hiện nay trong các doanh nghiệp, số nhà quản lý có trình độ chuyên môn kỹ thuật, hiểu biết về quản lý kinh tế chiếm tỷ lệ ngày càng tăng và họ đã phát huy tác dụng trong thực tiẽen công tác.ở mức độ khác nhau, nhưng các nhà quản lý thành đạt đề là những người nắm được nghề và biết cách hành nghề. Nhà quản lý đòi hỏi phải có đào tạo cơ bản. Theo quan niệm này nhà quản lý là người điều hành doanh nghiệp, và bảo đảm kinh doanh có hiệu quả. Vì nhà quản lý luôn luôn tác động vào tập thể người dưới quyền, do đó nhà quản lý phải có kiến thức vận dụng các môn khoa học, có phương pháp và nghệ thuật quản lý, phải nắm bắt được thông tin và xử lý thông tin để đạt mục tiêu. II. Những đòi hỏi đối với nhà quản lý doanh nghiệp : 1. Nhà quản lý cần có những kỹ năng gì : Để thực hiện các chức năng quản lý và các vai trò xã hội khác nhau trong tổ chức, các nhóm kỹ năng chủ yếu cần thiết cho công việc của người quản lý là: Các kỹ năng về kỹ thuật, các kỹ năng về con người và giao tiếp, các kỹ năng liên quan đến nhận thức và ra quyết định. a. Các kỹ năng kỹ thuật: Là khả năng sử dụng các phương pháp và kỹ thuật để thực thi một nhiệm vụ. b. Các kỹ năng về con người và giao tiếp: Là khả năng làm việc với mọi người trong các nhóm công tác. Đó là khả năng hợp tác, tham gia vào công việc cụ thể, là khả năng sáng tạo ra một môi trường trong đó mọi người cảm thấy an toàn và không ngần ngại bôcj bạch ý kiến của mình. Không có các kỹ năng về con người và giao tiếp không thể trở thành một nhà quản lý giỏi được. c. Các kỹ năng nhận thức và ra quyết định: Là khả năng hiểu được các ý tưởng trừu tượng, là khả năng thấy được bức tranh khái quát và những nhân tố chính cũng như các mối quan hệ giữa chúng trong mỗi hoàn cảnh và lựa chọn được những biện pháp thay thế để giải quyết các vấn đề. Thông thường các nhà quản lý được phân thành các cấp khác nhau thích ứng với vai trò và phạm vi tham gia vào các khâu của quá trình quản lý. Đó là các nhà quản lý cácp cao, các nhà quản lý cấp trung gian và các nhà quản lý cấp tác nghiệp. Các nhà quản lý cấp cao liên quan trực tiếp đến việc ban hành các quyết định lớn ảnh hưởng đến toàn bộ tổ chức và các nguồn lực của nó. Trong khi đó các nhà quản lý cấp trung gian triển khai các quyết định xuống cấp dưới. Còn cấp tác nghiệp trực tiếp điều hành đến việc ban hành việc thực thi của nhân viên. Vì vậy, yêu cầu về mức độ của ba nhóm kỹ năng trên đối với cấp quản lý cũng khác nhau. Mô hình đơn giản sau sẽ mô tả được phần nào sự khác nhau này: SƠ ĐỒ VỀ NHỮNG KỸ NĂNG CẦN THIẾT ĐỐI VỚI TỪNG CẤP QUẢN LÝ Các kỹ năng về con người Các kỹ năng về nhận thức cấp cao Các kỹ năng về kỹ thuật cấp tác nghiệp 2. Người quản lý cần có những phẩm chất , cá tính gì ? Bên cạnh những kỹ năng cần thiết , người quản lý hiệu quả còn phải hội tụ đủu những phẩm chất và yếu tố sau: Ước muốn làm quản lý, khả năng quan hệ và sự cảm thông, thẳng thắn và trung thực, kinh nghiệm thực tế. a. Ước muốn làm quản lý : Một người muốn làm một công việc gì đó thành công thì trước hết phải có ước muốn mãnh liệt về công việc đó. Người quản lý muốn làm tốt công việc quản lý cũng phải ước muốn mãnh liệt được gây ảnh hưởng tích cực đến những người khác, muốn hướng những nỗ lực cá nhân trong tổ chức đến những mục tiêu chung. Bên cạnh việc được thúc đẩy bởi mong muốn đáp ứng những nhu cầu cá nhân như lương bổng cao, được tôn trọng, được thể hiện,người làm công tác quản lý còn phải có mong muốn được cống hiến,chia sẻ bằng việc tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả những thành viên khác trong tổ chức cùng có cơ hội thể hiện và phát triển, hợp tác với nhau để đạt được mục tiêu chung của tổ chức. b. Khả năng quan hệ và sự cảm thông : Người quản lý trong hoạt động thực hiện các chức năng của mình luôn luôn phải đặt mình trong một mạng lưới các mối quan hệ trên-dưới, ngang -dọc với cấp trên, cấp dưới, với đồng nghiệp ngang nhau và các cơ quan, tổ chức bên ngoài. Vì vậy, khả năng hiểu và đoán trước được suy nghĩ của người khác là một yếu tố vô cùng then chốt dẫn đến sự thành công của một nhà quản lý. Trong các tổ chức, bên cạnh những mối quan hệ chính thức giữa các bộ phận chức năng, xu hướng hình thành tự nhiên các mối liên hệ không chính thức có ảnh hưởng không nhỏ đến việc đạt được mục tiêu của tổ chức. Vì thế người quản lý phải nhạy cảm, hiểu được nguyên nhân hình thành các mối quan hệ không chính thức, phát huy tính tích cực của chúng và hướng chúng vào những mục tiêu chung của tổ chức. c. Chính trực và trung thực : Người quản lý cần phải có quyền uy. Quyền lực là công cụ của nhà quản lý, nó được tạo ra bởi vị trí công việc của người quản lý, song cái uy của người quản lý lại được hình thành bởi những gì mà địa vị không mang lại, đó chính là năng lực, là phẩm chất đạo đức của bản thân nhà quản lý. Một trong những phẩm chất cần thiết đócủa người làm công tác quản lý là tính chính trực. Tính chính trực của người quản lý bao gồm sự trung thực trong các vấn đề có liên quan đến tiền bạc và vật chất, đến quan hệ với cấp trên, cấp dưới và đồng nghiệp. Người quản lý chính trực là người luôn luôn: - Cố gắng cung cấp đầy đủ thông tin cho cấp trên và cấp dưới - Trung thành với toàn bộ sự thật ở mọi nơi, mọi lúc - Mạnh mẽ và quyết đoán khi cần thiết - Hành động phù hợp với các chuẩn mực đạo đức.. d. Kinh nghiệm thực tế: Là một trong những yếu tố quan trọng của người quản lý, giúp người quản lý tự tin hơn trong công việc quản lý của mình 3. Trách nhiệm xã hội của nhà quản lý: - Người quản lý có trách nhiệm xã hội đối với bản thân hành vi của mình với tư cách là thành viên cuả một tổ chức - Đối với các quyết định quản lý với tư cách là nhà quản lý - Đối với công việc hướng dẫn, kiểm tra các hành vi của các thành viên trong tổ chức phù hợp với khả năng của họ và mục tiêu cuả tổ chức - Đối với việc làm cho tổ chức do mình phụ trách thực hiện tốt bổn phận và sứ mệnh mà xã hội giao cho. 4. Nhà quản lý tương lai : - Nhà quản lý là người quản lý điều hành doanh nghiệp sẵn có và bảo đảm kinh doanh có hiệu quả. Vì nhà quản lý luôn luôn tác động vào tập thể người dưới quyền, do đó nhà quản lý phải có kiến thức vận dụng các môn khoa học, có phương pháp và nghệ thuật quản lý, phải nắm bắt được thông tin và xử lý thông tin để đạt mục tiêu. - Nhà quản lý không chỉ là người lao động quản lý lao động sáng tạo, lao động chất xám, mà nhà quản lý phải có kiến thức về công nghệ, khoa học, về giao tiếp xã hội, phải sử dụng ngoại ngữ, kiến thức tâm lý, kinh tế, kỹ thuật, tổng hợp những tri thức của cuộc sống. Do đó nhà quản lý phải biết phân quyền, biết giao việc cho cấp dưới và tạo điều kiện cho họ hoàn thành nhiệm vụ để nhà quản lý tập trung vào giải quyết các công cụ chủ yếu. - Nhà quản lý là nhà quản trị kinh doanh. Sự biểu hiện trình độ quản lý của nhà quản lý là tài năng, kinh nghiệm và sự khéo léo vận dụng kiến thức vào tổ chức thực hiện các công việc thực tiễn, vào khai thác khả năng của người lao động. Nhà quản lý phải biết sắp xếp công việc hợp lý, biết khên chê chính xác, biết cất nhắc, đề bạt, khen thưởng và xa thải người dưới quyền, có khả năng tổ chức và quản lý, biết thu hút và sử dụng nhân tài, biết tạo động lực mạnh mẽ cho mọi người trong doanh nghiệp, suy nghĩ táo bạo, đổi mới, tính quyết đoán, ứng phó nhanh nhạy với những thay đổi thường xuyên của thị trường. - Nhà quản lý là nhà sư phạm, biết viết và truyền đạt ý kiến chính xác, biết thuyết phục, đồng thời cũng là nhà quản lý con người, bảo đảm thu nhập cho người lao động, phát triển nghề nghiệp và tạo điều kiện cho họ tiến bộ. Nhà quản lý không chỉ biết khơi dậy khát vọng, ý chí và khả năng làm giàu cho doanh nghiệp, cho xã hội và cho cá nhân theo pháp luật mà còn phải biết kiên định trong mọi tình huống, khắc phục khó khăn, thắng không kiêu, bại không nản, biết lường trước mọi hậu quả, gương mẫu, có đạo đức kinh doanh, giữ chữ tín với khách hàng, tôn trọng cấp trên, nhiệt tình với bạn bè và đồng nghiệp, độ lượng bao dung với cấp dưới. Nhà quản lý còn phải biết sống công bằng, đãi ngộ đúng mức, biết lắng nghe, quyết đoán mà không độc đoán, sáng tạo mà không tuỳ tiện, ngẫu hứng mà không tuỳ hứng. Trong đời sống cá nhân luôn luôn trong sáng và lành mạnh. - Nhà quản lý còn là nhà hoạt động xã hội, biết tuân thủ, hiểu thấu đáo những vấn đề luật pháp nhất là luật kinh tế, các chính sách, chế độ quy định của nhà nước có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Biết tham gia vào công tác xã hội . III. Các phương pháp đào tạo và phát triển nhà quản lý: 1. Yêu cầu cấp thiết đào tạo nhà quản lý: Qúa trình chuyển sng kinh tế thị trường và thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá là bước chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội. Yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đặt ra nhiệm vụ to lớn với công tác cán bộ nói chung, trong đó có công tác quy hoạch đào tạo cán bộ. Thực tế khi nói tới vấn đề cán bộ, người ta dễ dàng thống nhất với nhau rằng con người vừa là chủ thể vừa là đối tượng phục vụ của mọi hoạt động kinh tế, xã hội. Chúng ta, có thể khẳng định con người là nhân tố quyết định sự phát triển xã hội. Tuy nhiên nhiều năm trước đây, người ta vẫn đi tìm nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở sự phong phú về tài nguyên thiên nhiên hoặc ở những yếu tố công nghệ thuần tuý. Chính kinh nghiệm lịch sử cho thấy, những quốc gia phát triển kinh tế nhanh nhất trong thời kỳ gần đây là những quốc gia nghèo về taì nguyên thiên nhiên như hàn quốc, nhật bản... Những công trình nghiên cứu mới nhất đã đi tới kết luận, con người là nguồn vốn lớn nhất, quý nhất của xã hội. Một nhà kinh tế học phương tây đã nhận xét: Tài sản lớn nhất của các công ty hiện nay, không phải là các lâu đài, công xưởng mà nó nằm trong vỏ não của các nhân viên, của các nhà quản lý... Như vậy nhân tố con người, đặc biệt là tri thức của họ đã trở thành nguồn lực quan trọng nhất. Trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá và mở cửa nền kinh tế điều kiện tiên quyết là phải có đội ngũ những nhà quản lý có trình độ cao, có bản lĩnh vững vàng trước những thời cơ, thách thức trong phát triển. 2. Các phương pháp đào tạo các nhà quản lý: Dù cho chúng ta có lý luận đi chăng nữa, tương lai của công ty xí nghiệp chủ yếu nằm trong tay các nhà quản lý. Kinh nghiệm tại việy nam và trên thế giới đều cho thấy rằng vai trò của cấp quản trị rất quan trọng, và là nhân tố quyết định sự thành bại của công ty. Chúng ta đã từng chứng kiến đã có nhiều công ty ở việt nam, cũng vẫn số công nhân đó, cũng vẫn cơ chế của nhà nước đó, nhưng một vị giám đốc mới đổi về có trình độ, có khả năng nhạy bén và năng động, đã làm cho công ty đó khởi sắc và phát triển nhanh. Dĩ nhiên chúng ta không phủ nhận vi trò của công nhân, bởi vì không có họ, dù cho ban giám đốc có giỏi đến đâu, công ty cũng chẳng làm gì được. Nhưng ngược lại dù công nhân có giỏi tay nghề đến đâu, nếu không có ban lãnh đạo giỏi, công ty chẳng chóng thì chày sẽ bị phá sản. như vậy phát triển những nhà quản lý là một nhu cầu thiết yếu của mọi công ty. Sau đây là mộy số phương pháp đào tạo phát triển các nhà quản lý : a. Phương pháp dạy kèm: đây là phương pháp đào tạo tại chỗ để phát triển cấp quản trị trên cơ sở một kèm một. Một số công ty lập ra các chức vụ phụ tá hay trợ lý cũng nhằm mục đích này. Để đạt được kết quả, các cấp quản trị dạy kèm này phải có một kiến thức toàn diện về công việc liên hệ tới các mục tiêu của cơ quan. Họ phải là những người mong muốn chia xẻ thông tin với cấp dưới va sẵn lòng mất thời gian đáng kẻe để thực hiện công việc huấn luyện này. Mối quan hệ này phải được dựa trên lòng tin tưởng lẫn nhau. b. Các trò chơi kinh doanh: Các trò chơi kinh doanh hay còn được gọi là các trò chơi quản trị là sự mô phỏng các tình huống kinh doanh hiện hành. Các cuộc mô phỏng này cố gắng lập lại các yếu tố được lựa chọn theo một tình huống đặc biệt nào đó, và sau đó những người tham dự trò chơi đó. c. Điển quản trị: Điển quản trị hay nghiên cứu các trường hợp điển hình hoặc điển quản trị hay còn được gọi là trường hợp điển hình là một phương pháp đào tạo sử dụng các vấn đề kinh doanh nan giải đã được mô phỏng theo thực tée để cho các học viên giải quyết. d. Phương pháp hội nghị: Phương pháp hội nghị hay còn được gọi là phương pháp thảo luận là một phương pháp huấn luyện được sử dụng rộng rãi, trong đó các thành viên có chung một mục đích thảo luận và cố gắng giải quyết vấn đề. Thông thường người điều khiển là một cấp quản trị nào đó. vị này có nhiệm vụ giữ cho cuộc thảo luận trôi chảy và tránh để cho một vài người nào đó ra ngoaì đề. Khi thảo luận, vị này lắng nghe và cho phép các thành viên phát biểu giải quyết vấn đề. Khi họ không giải quyết được vấn đề, vị này sẽ đóng vai trò như một người điều khiển sinh hoạt học tập. ưu điểm của phương pháp này là các thành viên tham gia không nhận thấy mình đang được huấn luyện. Họ đang giải quyết các vấn đề khó khăn trong các hoạt động hàng ngày của họ. e. Phương pháp mô hình ứng xử: Phương pháp mô hình ứng xử sử dụng các băng video được soạn thảo đặc biệt để minh hoạ xem các nhà quản trị đã hành xử thế nào trong các tình huống khác nhau và phát triển các kỹ năng giao tiếp. đặc tính quan trọng nhất cuă các nhà quản trị đạt được thành tích cao là họ đặt các tiêu chuẩn cho chính họ và cho người khác. đây là điểm mấu chốt của mô hình ứng xử. f. Kỹ thuật nghe nhìn: Ngày nay nhiều công ty sử dụng các kỹ thuật nghe nhìn như phim ảnh, truyền hình khép kín, băng nghe, băng nghe nhìn trong các chương trình đào tạo huấn luyện. Phương pháp này tốn kém hơn các bài giảng chính qui, nhưng nó có nhiều ưu điểm hơn hẳn vì nó có hình ảnh minh hoạ, có thể đi chiếu lại, có thể ngưng lại để giải thích thêm. g. Thực tập sinh: Theo quan điểm nhà quản trị ( ban giám đốc ), chương trình thực tập sinh là một phương tiện rất tốt để quan sát một nhân viên có tiềm năng trong lúc làm việc h. Phương pháp đào tạo tại bàn giấy : Hay đào tạo xử lý công văn giấy tờ cũng là một phương pháp mô phỏng trong đó thành viên được cấp trên giao cho một số hồ sơ giấy tờ kinh doanhnhư các bản thông tư nội bộ hoặc các bản ghi nhớ, các bản tường trình báo cáo và các tin tức do các cuộc đàm thoại gởi lại. Các loại giấy tờ này là các loại hồ sơ điển hình đưa qua bàn giấy của một quản trị gia. Các hồ sơ này không được sắp xếp theo một thứ bậc đặc biệt nào và cần phải sắp xếp phân loại cần xử lý khẩn cấp tới loại cần xử lý bình thường. Học viên được yêu cầu xem các thông tin nêu trên và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. đây là một phương pháp hữu hiệu giúp cho nhà quản trị giải quyết vấn đề có tính cách thủ tục một cách nhanh gọn đồng thời giúp cho nhà quản trị biết cách làm việc một cách khoa học. i. phương pháp đóng kịch: Đây là một kỹ thuật đưa ra một vấn đề nan giải nào đó - có thật hay do tưởng tượng - rồi sau đó vấn đề được phân vai một cách tự nhiên. các thành viên có thể đóng một vai trò nào đó trong cơ cấu tổ chức trong một tình huống nhất đinhj nào đó và sau đó nhập đúng vai trò đó. j. Phương pháp luân phiên công tác: Luân phiên công tác hay công việc là phương pháp chuyển công nhân viên. hoặc cấp quản trị từ công tác này sang công tác khác nhằm mục đích cung cấp cho họ những kinh nghiệm rộng hơn. k. Giảng dạy theo thứ tự từng chương trình: Giảng dạy theo thứ tự từng chương trình hay còn được gọi là học theo từng chương trình. Phương pháp này thì công cụ giảng dạy là một cuốn giáo khoa, hoặc là một loại máy móc nào đó, gồm 3 chức năng sau: - Đưa ra các câu hỏi, các sự kiện - Cho phép học viên trả lời - Thông tin phản hồi. l. Giảng dạy nhờ máy tính hỗ trợ : Giảng dạy nhờ máy tính hỗ trợ là phương pháp mà học viên học ngay trên máy vi tính và được giải đáp ngay trên máy vi tính. Nhược điểm của phương pháp này là quá tốn kém vì xây dựng một chương trình đào tạo CAI này rất tốn kếm. m. Bài thuyết trình trong lớp: Các bài thuyết trình trong hội trường hay lớp học cũng trang bị nhiều kiến thức cho các cấp quản trị. Tuy nhiên phương pháp này chỉ thích hợp khi thuyết trình viên cung cấp nhiều thông tin mới. n. Các phương pháp khác: Ngoài các phương pháp trên, công ty có thể khuyến khích các cấp quản trị học các chương trình hàm thụ, các khoá đặc biệt mở tại các trường đại học dưới nhiều hình thức. KẾT LUẬN Chúng ta đang sống trong một thời đại mà nhịp độ thay đổi diễn ra với tốc độ chóng mặt - đó là thời đại bùng nổ công nghệ, bùng nổ thông tin. Những bùng nổ này đã tác động đến dây chuyền sản xuất, đến cung cách quản lý, đến nếp sống và suy nghĩ của mọi người trong doanh nghiệp. Và cũng chính sự bùng nổ này mà các cấp lãnh đạo t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhững đòi hỏi đối với nhà quản lý doanh nghiệp và phương sách thoả mãn những đòi hỏi ấy trong điều kiện của nước ta.DOC
Tài liệu liên quan