LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 3
1.1. Khái quát về thuế GTGT 3
1.1.1.Khái niệm thuế GTGT và đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế 3
1.1.2. Căn cứ tính thuế GTGT 4
1.1.3. Phương pháp tính thuế GTGT 5
1.1.4. Ý nghĩa của thuế GTGT 7
1.1.5. Kế toán thuế GTGT trong các doanh nghiệp 8
1.2. Khái quát về kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán BCTC 13
1.2.1. Tổng quan về kiểm toán BCTC 13
1.2.2. Nội dung của kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán BCTC 14
1.3. Quy trình kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán BCTC 17
1.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán 17
1.3.2. Thực hiện kế hoạch kiểm toán 21
1.3.3. Kết thúc kiểm toán 30
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN THUẾ GTGT TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN THỰC HIỆN 31
2.1. Khái quát về Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán 31
2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của AASC 31
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và bộ máy quản lý của AASC 33
2.1.3. Thị trường và các dịch vụ chuyên ngành của AASC 36
2.1.4. Quy trình kiểm toán chung của AASC 39
2.2. Thực tế tổ chức thực hiện quy trình kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán BCTC do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán thực hiện 44
2.2.1. Những quy định của Công ty về quy trình kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán BCTC 44
2.2.2. Kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán BCTC tại các công ty sản xuất vật chất (Khảo sát kiểm toán khách hàng A) 51
2.2.3. Kiểm toán thuế GTGT tại các Công ty thương mại dịch vụ (khảo sát kiểm toán khách hàng B) 66
2.3. Nhận xét, đánh giá 79
2.3.1. Nhận xét chung 79
2.3.2. Nhận xét về quy trình kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán BCTC của AASC 82
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN THUẾ GTGT TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN 83
VÀ KIỂM TOÁN THỰC HIỆN 83
3.1. Sự cần thiết và phương hướng hoàn thiện quy trình kiểm toán thuế GTGT 83
3.1.1. Sự cần thiết hoàn thiện quy trình kiểm toán thuế GTGT 83
3.1.2. Phương hướng hoàn thiện quy trình kiểm toán thuế GTGT 84
3.2. Những giải pháp chủ yếu 86
3.2.1. Những giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán thuế GTGT 86
3.2.2. Một số giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán BCTC nói chung 92
3.3. Kiến nghị khác 96
KẾT LUẬN 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
103 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1402 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp chủ yếu hoàn thiện quy trình kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong chương trình kiểm toán mẫu năm 2006 của AASC :
2.2.1.1. Chương trình kiểm toán áp dụng cho thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Mục tiêu
Thuế GTGT được khấu trừ được hạch toán đúng trong các tài khoản (tính đầy đủ, tính hiện hữu, sở hữu, cách trình bày).
Các khoản thuế được hoàn lại, được khấu trừ được tính toán một cách chính xác.
Thủ tục phân tích và đối chiếu số liệu tổng hợp
Đối chiếu số dư đầu kỳ trên BCTC năm nay (nếu có) với số liệu trên BCTC năm trước (đã được kiểm toán hoặc phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền) và với biên bản quyết toán thuế.
Đối chiếu số dư cuối kỳ trên BCĐKT (nếu có) với báo cáo kết quả kinh doanh, sổ cái tài khoản, sổ chi tiết và các báo cáo thuế.
So sánh số dư các tài khoản giữa kỳ này với kỳ trước, xem xét và giải thích những biến động bất thường.
Thu thập, xem xét các biên bản quyết toán thuế, đối chiếu với các chỉ tiêu do cơ quan thuế xác nhận với sổ kế toán và BCTC trong kỳ.
Thu thập các tờ khai thuế, xác nhận của cơ quan thuế, đối chiếu với phần hạch toán trên sổ kế toán và BCTC trong kỳ.
Đối chiếu số thuế năm trước mang sang với tờ khai thuế của tháng 1.
Đối chiếu số thuế đầu vào phát sinh trong kỳ trên báo cáo kế toán với sổ kế toán, giữa sổ kế toán tổng hợp với tờ khai thuế.
Nếu có chênh lệch cần đối chiếu chi tiết từng tháng để tìm ra nguyên nhân chênh lệch và đề xuất ý kiến xử lý.
Xem xét các bảng kê khai thuế: đảm bảo rằng các bảng kê khai thuế đã lập đầy đủ và nộp cho cơ quan thuế theo đúng quy định: từ ngày 01 đến ngày 10 tháng tiếp theo, tối đa cho phép đến ngày 14.
Kiểm tra chi tiết
Lập bảng tổng hợp đối ứng tài khoản nhằm: đối chiếu với các phần hành kiểm toán khác, để nhận dạng các quan hệ đối ứng bất thường làm cơ sở để xác định mẫu chọn.
Kiểm tra số phát sinh Nợ: Căn cứ vào kết quả kiểm tra đã thực hiện để chọn mẫu kiểm tra. Trong đó chú ý kiểm tra kỹ việc kê khai thuế của tháng 1 và tháng 12 để đảm bảo tính đúng kỳ tránh lẩn thuế sang năm sau và lưu ý kiểm tra tờ khai thuế GTGT của hàng nhập khẩu.
Kiểm tra việc tính toán và hạch toán các loại thuế VAT đầu vào trong kỳ: Cần kiểm tra tính đầy đủ, chính xác và đúng thời hạn của các khoản thuế đầu vào được kê khai về: tỷ lệ thuế suất, giá tính thuế, các mặt hàng được khấu trừ.
Kiểm tra số phát sinh Có: Đối chiếu số thuế đã được khấu trừ trong kỳ trên sổ kế toán với Phần III của báo cáo kết quả kinh doanh, đối chiếu với Biên bản quyết toán và xác nhận của cơ thuế trong kỳ. Kiểm tra các chứng từ của nghiệp vụ liên quan đến việc hoàn thuế, miễn giảm thuế.
Đối với các khoản thuế không được khấu trừ, không được miễn giảm, kiểm tra việc tính toán, cơ sở tính toán và hạch toán trên sổ kế toán.
Đối chiếu với các phần hành liên quan như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, chi phí mua hàng và thanh toán công nợ... để kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh thuế GTGT đầu vào nhưng đơn vị chưa hạch toán hoặc đang treo nợ thuế đầu vào.
Kết luận
Thảo luận với đơn vị, đưa ra các bút toán điều chỉnh và những vấn đề nêu trong thư quản lý. Lập lại thuyết minh chi tiết nếu có sự điều chỉnh của kiểm toán. Cuối cùng là lập trang kết luận kiểm toán cho khoản mục thực hiện.
2.2.1.2. Chương trình kiểm toán áp dụng cho thuế GTGT đầu ra phải nộp cho Nhà nước
Mục tiêu
Tất cả các loại thuế mà doanh nghiệp phải trả được hạch toán đúng trong các tài khoản (tính đầy đủ, tính hiện hữu, sở hữu, cách trình bày).
Các khoản thuế đã trả, thuế phải trả được tính toán một cách chính xác.
Đảm bảo rằng các bản kê khai được lập chính xác.
Thủ tục phân tích và đối chiếu số liệu tổng hợp
Tìm hiểu các sắc thuế về thuế GTGT áp dụng tại đơn vị.
Đối chiếu số dư đầu kỳ trên BCTC năm nay với số liệu trên BCTC năm trước (đã được kiểm toán hoặc phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền), với biên bản quyết toán và xác nhận về thuế.
So sánh số dư và số phát sinh các tài khoản thuế GTGT đầu ra, phải nộp giữa kỳ này với kỳ trước, xác định và giải thích những biến động bất thường.
Đối chiếu số liệu thuế GTGT đầu ra, phải nộp giữa biên bản quyết toán thuế và xác nhận về thuế (nếu có) với số liệu trên BCTC, sổ kế toán.
Kiểm tra chi tiết
Thu thập các tờ khai thuế, thông báo nộp thuế, chứng từ nộp thuế GTGT trong kỳ, đối chiếu với phần hạch toán trên sổ kế toán và báo cáo kế toán. Cụ thể, đối chiếu số thuế GTGT năm trước mang sang với tờ khai thuế của tháng 1. Đối chiếu số thuế GTGT phải nộp trong kỳ với tổng hợp các thông báo nộp thuế, tờ khai thuế.
Xem xét các bảng kê khai thuế: Đảm bảo rằng các bản kê khai thuế đã lập đầy đủ và nộp cho cơ quan thuế theo đúng quy định: 10 ngày đầu tiên của tháng tiếp theo, chậm nhất là ngày 14. Đồng thời kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của các khoản thuế GTGT được kê khai về thuế suất áp dụng, giá tính thuế và về các đối tượng chịu thuế GTGT.
Lập bảng tổng hợp đối ứng tài khoản nhằm nhận dạng và kiểm tra chi tiết đối với các đối ứng bất thường.
Kiểm tra phát sinh Có: Dựa vào kết quả phân tích ở trên, chọn các mẫu phù hợp để kiểm tra. Chú ý kiểm tra kê khai thuế của tháng 1 và tháng 12 để đảm bảo đơn vị không lẩn thuế sang năm sau. Căn cứ vào kết quả kiểm toán doanh thu, đối với từng mặt hàng có doanh thu chịu các thuế suất khác nhau, KTV tiến hành tính toán khoản thuế VAT đầu ra và nộp trong kỳ. Kiểm tra việc chấp hành quy định về thời hạn kê khai và nộp thuế.
Kiểm tra số phát sinh Nợ: Đối chiếu số thuế đã nộp trong kỳ với các chứng từ nộp thuế. Kiểm tra các chứng từ của các nghiệp vụ liên quan đến việc giảm thuế, miễn thuế.
Kết luận
Các công việc trong phần kết luận cũng giống như đối với thuế đầu vào được khấu trừ, bao gồm: đưa ra bút toán điều chỉnh và các vấn đề đề nghị khách hàng khắc phục, sửa chữa, hoàn thiện. Trong trường hợp có sự điều chỉnh thì lập lại thuyết minh chi tiết và lập trang kết luận.
Ngoài ra, AASC cón thiết kế Bảng câu hỏi thuế để có được các hiểu biết về hệ thống thuế đang áp dụng tại khách hàng và đánh giá việc khách hàng tuân thủ các quy định của pháp luật thuế đó như thế nào.
Sau đây là phần trích Bảng câu hỏi thuế liên quan đến thuế GTGT:
Bảng 4: Trích Bảng câu hỏi thuế của AASC
Các vấn đế về thuế
Tham chiếu
Có /
Không
Ghi chú
THUẾ GTGT
Đăng ký thuế
Đơn vị có đăng ký thuế GTGT (để xin cấp MST) không? Nếu không, hãy đưa ra lý do.
MST:
Đơn vị áp dụng phương pháp tính thuế GTGT nào? Phương pháp khấu trừ thuế hay phương pháp trực tiếp
¨ Phương pháp khấu trừ
¨ Phương pháp trực tiếp
Đơn vị có nhà máy, chi nhánh hoặc đại lý tại các địa phương khác nơi đặt trụ sở chính hay không?
Nếu có, hãy liệt kê các địa phương và điền các thông tin tương ứng với từng nhà máy, chi nhánh, đại lý này.
Địa phương MST
a/
b/
c/
Phát hành hoá đơn
Đơn vị đang sử dụng loại hoá đơn nào: Do Bộ Tài chính phát hành hay do đơn vị tự in?
Nếu sử dụng hoá đơn tự in, đơn vị có đăng ký và được sự chấp thuận của Bộ Tài Chính hay không?
¨ Hoá đơn của Bộ Tài chính
¨ Hoá đơn tự in
Đã đăng ký
Chưa đăng ký
Đơn vị có ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, phụ thu và phí tính ngoài giá bán, thuế GTGT, tổng giá thanh trên hoá đơn GTGT hay không
Khi bán hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT; bán vàng, bạc, đối quý, ngoại tệ đệ vị có sử dụng hoá đơn GTGT hay không?
Nếu có, đơn vị có gạch bỏ thuế suất và số thuế GTGT và ghi rõ lý do hay không?
Thuế suất
Thuế suất thuế GTGT áp dụng đối với các mặt hàng chính hoặc dịch vụ mà đơn vị cung cấp
Mặt hàng Thuế suất
a/
b/
c/
Thuế GTGT đầu ra
Đơn vị có xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ ra nước ngoài hoặc xuất vào khu chế xuất hay không?
Nếu có, có hàng hoá, dịch vụ nào không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo thuế suất 0% hay không?
Đơn vị có sản xuất hàng để xuất khẩu (kể cả xuất vào Khu chế xuất) không? Đơn vị có phát hành hoá đơn có thuế suất thuế GTGT bằng 0% không?
Đơn vị có sản xuất, nhập khẩu hàng hoá, kinh doanh dịch vụ chịu thuế TTĐB không?
Nếu có, đơn vị có cộng thêm thuế TTĐB khi xác định giá tính thuế GTGT hay không?
Đơn vị có phát hành hoá đơn GTGT khi xuất bán hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB không?
Đơn vị có xuất sản phẩm, háng hoá, dịch vụ để tiêu dùng nội bộ, khuyến mại, quảng cáo phục vụ sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT hay không? Nếu có
a. Đơn vị có phát hành hoá đơn GTGT hay không?
b. Đơn vị có tính thuế GTGT trên hoá đơn không?
c. Gía ghi trên của hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ có phải là giá vốn của chúng không?
d. Đối với đối tượng không phải tính thuế GTGT, đơn vị có gạch bỏ dòng thuế suất và số thuế GTGT và ghi rõ lý do hay không?
Đơn vị có xuất sản phẩm, hàng hoá, thành phẩm để tiêu dùng không phục vụ sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ không chịu thuế GTGT hay không? Có dùng để làm quà tặng hoặc trả thay lương cho nhân viên không?
Nếu có:
a.Đơn vị có xuất hoá đơn GTGT không, giá ghi trên hoá đơn của hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ có phải là giá bán của chúng không và đơn vị có ghi nhận doanh thu cho các hàng hoá đó không? Nếu không, hãy xác định số doanh thu đó nếu được đánh giá là trọng yếu.
b.Đơn vị có tính thuế GTGT trên hoá đơn hay không? Nếu không, hãy xác định số doanh thu đó nếu được đánh giá là trọng yếu.
Tỷ lệ % hoặc mức giảm giá, giá bán chưa có thuế (giá bán đã giảm giá) có được ghi rõ trên hoá đơn không?
Đơn vị có tính GTGT theo giá bán đã giảm giá và ghi rõ số thuế GTGT ghi trên hoá đơn không?
Nếu không, hãy xác định lại doanh thu và số thuế GTGT nếu được đánh giá là trọng yếu.
Thuế GTGT đầu vào
Đơn vị có kinh doanh đồng thời hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT hay không?
Nếu có, đơn vị có hạch toán riêng thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu và không chịu thuế không?
Trường hợp không được hạch toán riêng được thuế đầu vào được khấu trừ, đơn vị có tính GTGT đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ % doanh số của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh số của hàng hoá dịch vụ bán ra hay không?
Số thuế không được khấu trừ có được tính vào chi phí của hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT không?
Đơn vị có các hoá đơn mua hàng bị kê khai chậm quá 3 tháng kể từ thời điểm kê khai của tháng phát sinh hay không?
Nếu có, hãy xác định số thuế kê khai chậm nếu được đánh giá là trọng yếu.
Đơn vị còn áp dụng tỷ lệ khấu trừ không đối với hàng mua vào không có hoá đơn GTGT không?
Nếu có thì tỷ lệ đã áp dụng trong năm là bao nhiêu %? Xác định số thuế GTGT đã kê khai khấu trừ theo tỷ lệ trên.
Trong quá trình xử lý chứng từ hoặc kiểm tra mẫu các hoá đơn quan trọng, Đơn vị có phát hiện bất cứ hoá đơn nào có các vấn đề bên không?
Đơn vị có nhập khẩu hàng hoá trong năm kiểm toán không? Nếu có:
Thuế GTGT đầu vào có được ghi nhận theo chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu không?
Đơn vị khấu trừ thuế GTGT hàng nhập khẩu sau khi nộp thuế hay chỉ dựa trên thông báo thuế của cơ quan hải quan.
Kê khai thuế GTGT phải nộp vào NSNN
Với những đơn vị có các cơ sở trực thuộc: chi nhánh, công ty con, xí nghiệp…doanh thu chịu thuế có được kê khai một cách độc lập không?
Đối với đơn vị có những cơ sở trực thuộc có tư cách pháp nhân không đầy đủ, có con dấu và tài khoản ngân hàng, trực tiếp bán hàng hoá, phát sinh doanh thu thì các cơ sở trực thuộc này có kê khai nộp thuế GTGT tại địa phương nơi cơ sở đóng trụ sở không?
Đối với đơn vị có những cơ sở hạch toán phụ thuộc ở khác địa phương nơi đóng trụ sở chính, không có tư cách pháp nhân, không có con dấu và tài khoản ngân hàng trực tiếp bán hàng hoá, phát sinh doanh thu thì các cơ sở hạch toán phụ thuộc này có kê khai nộp thuế GTGT tại địa phương nói phát sinh doanh thu theo tỷ lệ % (2%) trên doanh thu chưa có GTGT đối với mặt hàng chịu thuế suất 5% và tỷ lệ % (3%) đối với mặt hàng chịu thuế suất 10% hay không?
Việc tuân thủ các quy định của Nhà nước
Đơn vị có lập và gửi tờ khai thuế GTGT hàng tháng cho cơ quan thuế chậm nhất là trong 10 ngày đầu của tháng tiếp theo hay không?
Đơn vị có nộp thuế đúng thời hạn không? (chậm nhất không quá ngày 25 của tháng tiếp theo)
2.2.2. Kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán BCTC tại các công ty sản xuất vật chất (Khảo sát kiểm toán khách hàng A)
2.2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán
Công ty A là một khách hàng quen thuộc của công ty AASC nên sau khi có đề nghị kiểm toán BCTC năm 2005, KTV nghiên cứu hồ sơ năm trước, cập nhật các thông tin mới của khách hàng để xem xét việc tiếp tục chấp nhận kiểm toán và lập kế hoạch kiểm toán sau khi kí hợp đồng kiểm toán. Sau đây là các bước Công ty kiểm toán và KTV thực hiện để lập kế hoạch kiểm toán thuế GTGT:
Bước 1: Tìm hiểu các thông tin cơ sở về khách hàng:
Công ty A là doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty Hoá chất Việt Nam, được thành lập theo QĐ số 62/CNNg/TC ngày 13/02/1993 và QĐ số 1961/QĐ-TCCB ngày 11/6/1996 của Bộ công nghiệp về việc thành lập Nhà máy A và đổi tên thành Công ty A. Vốn điều lệ của công ty là 31 tỉ đồng Việt Nam. Số lượng công nhân của Công ty A là 492 người.
Ngành nghề kinh doanh: Công ty hoạt động theo giấy phép kinh doanh số 130548 do Uỷ Ban Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phú cấp ngày 04/07/1996 với lĩnh vực hoạt động là sản xuất các hoá chất cơ bản.
Các mặt hàng chủ chốt của công ty bao gồm:
Xút, axit HCl, Cl khí, Cl hoá lỏng, NH4Cl, thuỷ tinh lỏng, xà phòng bột…
Và các sản phẩm khác đi từ Cl như: nước Javel, CaCl2, MgCl2, các chất tẩy rửa…
Phân bón (NPK).
Chế độ kế toán áp dụng:
Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo quyết định số 1141/TC/QĐ-CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính. Ngoài ra, công ty còn áp dụng hệ thống chứng từ, các BCTC và các chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành theo các Quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ Tài chính, Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002, Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 và các văn bản sửa đổi bổ sung, các thông tư hướng dẫn kèm theo.
Hình thức sổ kế toán áp dụng: Hình thức Nhật ký chứng từ.
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 dến ngày 31/12.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là VNĐ. Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi tiền: Đối với các giao dịch sử dụng ngoại tệ, doanh nghiệp phải quy đổi theo tỷ giá liên Ngân hàng hoặc tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh giao dịch.
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước:
Thuế TNDN: tính theo thuế suất 28%.
Thuế GTGT áp dụng phương pháp khấu trừ thuế. Các loại thuế suất GTGT áp dụng: 0%, 5%, 10%. Trong đó:
Mặt hàng hoá chất cơ bản chịu thuế suất 5%.
Xà phòng, chất tẩy rửa chịu thuế suất 10%.
Các hoạt động đăng ký, kê khai, khấu trừ, nộp thuế của doanh nghiệp tuân theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Bước 2: Thực hiện thủ tục phân tích với thuế GTGT
Thủ tục phân tích áp dụng với Công ty A ở cả hai giai đoạn: lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch. Trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV chỉ tiến hành thủ tục phân tích một cách sơ bộ bằng cách so sánh các tỷ suất: thuế GTGT phải nộp/tổng doanh thu, thuế GTGT đầu vào/chi phí mua hàng hoá, dịch vụ phát sinh tương ứng giữa kỳ này với kỳ trước. Sau khi so sánh, KTV thấy rằng chênh lệch so sánh không đáng kể.
Bước 3: Đánh giá hệ thống KSNB về thuế GTGT:
Do công ty A là khách hàng truyền thống nên việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB đối với việc quản lý, hạch toán thuế GTGT có thể dựa vào hồ sơ kiểm toán năm trước. Và năm nay KTV chỉ cần cập nhật lại các thông tin về việc thiết kế hệ thống KSNB về mặt tổ chức, quy chế, và các hoạt động kiểm soát cũng như các chính sách về thuế GTGT doanh nghiệp áp dụng. Thông qua các biện pháp kỹ thuật như phỏng vấn, quan sát và tìm hiểu thực tế, KTV nhận thấy việc áp dụng hệ thống KSNB của khách hàng với thuế GTGT không có gì thay đổi đáng kể. Kết thúc bước đánh giá hệ thống kiểm soát, KTV đánh giá hệ thống KSNB áp dụng với thuế GTGT của Công ty A ở mức trung bình.
Bước 4: Đánh giá mức trọng yếu rủi ro và phân bổ mức trọng yếu:
Đây là bước quan trọng vì đây là cơ sở để KTV khoanh vùng các vùng trọng yếu, dự kiến về các thủ tục áp dụng với thuế GTGT và có các kết luận cuối cùng sau này.
Sau khi xem xét ba loại rủi ro: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện với thuế GTGT với ưu thế đây là khách hàng quen thuộc nên KTV có thể dễ dàng đánh giá được các rủi ro và kiểm soát được rủi ro phát hiện. Kết quả rủi ro kiểm toán với thuế GTGT được đánh giá ở mức trung bình.
Đối với công ty A, KTV tiến hành xác định mức trọng yếu cho khoản mục thuế qua hai bước:
Ước tính ban đầu về mức trọng yếu: Trong bước này, KTV căn cứ vào chỉ đạo trọng yếu của công ty kiểm toán, hiểu biết về hệ thống KSNB và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp để ước lượng ra mức trọng yếu ban đầu cho BCTC.
Phân bổ ước lượng ban đầu về mức trọng yếu cho thuế: Trong bước này, KTV dựa vào mức trọng yếu đã ước tính ở bước đầu và hệ số phân bổ để phân bổ mức trọng yếu cho chỉ tiêu thuế
Công thức để ước lượng mức trọng yếu cho chỉ tiêu thuế như sau:
Mức trọng yếu phân bổ cho chỉ tiêu thuế
Trong đó: A là mức trọng yếu ước lượng cho cả BCTC
ai là giá trị của chỉ tiêu trên BCTC cần phân bổ
bi là hệ số phân bổ cho các chỉ tiêu đó
a1 là giá trị của chỉ tiêu thuế trên BCTC
b1 là hệ số phân bổ cho chỉ tiêu thuế
Sau khi tính toán, KTV tính ra mức phân bổ cho chỉ tiêu thuế như sau:
Bảng 5: Phân bổ mức trọng yếu cho chỉ tiêu thuế
Khoản mục
Hệ số
Số tiền
Mức trọng yếu ước lượng ban đầu
Báo cáo thừa
Báo cáo thiếu
Thuế
2
273.667.630
1.295.835
1.295.835
Bước 5: Thiết lập chương trình kiểm toán thuế GTGT
KTV thực hiện kiểm toán theo chương trình kiểm toán mẫu đã được AASC thiết lập sẵn với khoản mục thuế GTGT. Nhưng do hệ thống KSNB của công ty A với việc hạch toán và quản lý thuế GTGT không có sự thay đổi đáng kể so với năm trước nên KTV quyết định sẽ tập trung vào các thử nghiệm cơ bản bao gồm: thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết.
Bước 6: Lựa chọn nhóm kiểm toán và KTV thực hiện kiểm toán thuế GTGT:
Để lựa chọn KTV phù hợp, Ban giám đốc và Trưởng phòng kiểm toán phải xem xét các vấn đề sau: Thứ nhất, xem xét tính độc lập, khách quan của những người thực hiện kiểm toán với khách hàng thông qua Bảng câu hỏi tính độc lập của KTV. Thứ hai, xem xét số lượng KTV phù hợp với quy mô vừa phải của cuộc kiểm toán. Thứ ba, lựa chọn KTV có sự am hiểu về lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng và đặc biệt là lựa chọn ra trưởng nhóm kiểm toán, người có khả năng thực hiện công việc một cách độc lập và giám sát được các công việc của trợ lý kiểm toán. Ngoài ra còn có thành viên của Ban Giám đốc và Trưởng phòng kiểm toán tham gia giám sát chất lượng cuộc kiểm toán và giải quyết các vấn đề phát sinh.
Nhóm kiểm toán được lựa chọn bao gồm 4 người: KTV. Nguyễn Thu Hương, KTV. Nguyễn Thuý Hường, và 2 trợ lý kiểm toán: Lê Đức Minh, Nguyễn Anh Ngọc. Trong đó nhóm trưởng kiểm toán là: KTV. Nguyễn Thu Hương.
Đối với KTV thực hiện kiểm toán thuế GTGT phải là người có kinh nghiệm, trình độ và có sự am hiểu sâu sắc về lĩnh vực thuế. Cuối giai đoạn này, nhóm KTV họp để thảo luận lại về kế hoạch và khoanh vùng rủi ro đối với phần thuế GTGT và các phần khác.
2.2.2.2. Thực hiện kế hoạch kiểm toán
Sau khi tiến hành các công việc chuẩn bị, KTV tiến hành thực hiện kế hoạch kiểm toán đã được xây dựng. Thông thường, chương trình kiểm toán áp dụng cho các khoản mục được sử dụng là chương trình kiểm toán mẫu có dựa vào đặc điểm, tình hình của khách hàng để lựa chọn các thủ tục kiểm toán cho phù hợp. Đây là phương pháp vừa theo chuẩn tắc vừa có sự linh hoạt, sáng tạo của KTV thực hiện.
Theo chương trình kiểm toán đã thiết kế trong phần lập kế hoạch, KTV tiến hành ngay các trắc nghiệm cơ bản: thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết với thuế GTGT đầu vào và đầu ra của khách hàng.
Kiểm toán thuế GTGT đầu vào
Thực hiện thủ tục phân tích và đối chiếu số liệu tổng hợp:
Đối chiếu số dư đầu kỳ trên BCTC năm nay với số liệu trên BCTC năm trước (đã được chính công ty AASC kiểm toán) và với Quyết tóan thuế GTGT năm trước.
Số dư đầu kỳ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của khách hàng là: 337.241.680 khớp với số liệu đã kiểm toán trên BCTC của năm trước.
Đối chiếu số dư đầu kỳ trên BCĐKT với Báo cáo kết quả kinh doanh, các sổ tổng hợp, sổ chi tiết và tờ khai thuế.
Các công việc này được KTV thực hiện trên Leadsheet (Giấy tờ làm việc để đối chiếu các số liệu tổng hợp).
CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN
AUDITING AND ACCOUNTING FINANCIAL CONSUNTANCY SERVICE COMPANY (AASC)
Tên khách hàng: Công ty A
Niên độ kế toán: 01/01/05 đến 31/12/05 Tham chiếu : E1.1
Khoản mục : Thuế GTGT đầu vào Người thực hiện : NAN
Bước công việc : Đối chiếu số liệu (Leadsheet) Ngày thực hiện : 13/02/2006
Dư ĐK
PS Nợ
PS Có
Dư CK
337.241.680 (Ly), (Ag)
4.523.205.130
(Ag), (f)
4.860.446.810
(Ag), (f)
0
(Ag), (f)
Ly: Khớp với số liệu đã kiểm toán trên Báo cáo tài chính 31/12/2004
Ag: Khớp với số liệu trên các BCTC năm 2005.
f : Khớp với số liệu trên các sổ chi tiết của tài khoản 133.
Biểu 1: Leadsheet VAT đầu vào
Tổng hợp số liệu các tháng:
Biểu 2: Tổng hợp số liệu VAT đầu vào
CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN
AUDITING AND ACCOUNTING FINANCIAL CONSUNTANCY SERVICE COMPANY (AASC)
Tên khách hàng: Công ty A
Niên độ kế toán: 01/01/05 đến 31/12/05 Tham chiếu : E1.2
Khoản mục : Thuế GTGT đầu vào Người thực hiện : NAN
Bước công việc : Tổng hợp số liệu Ngày thực hiện : 13/02/2006
Tháng
Số liệu trên tờ khai thuế
Số liệu trên
sổ hạch toán
Chênh lệch
10%
5%
Tổng
1
329.660.730
113.956.645
443.617.375
249.593.769
-194.023.606 (1)
2
150.416.100
83.133.424
233.705.191
233.528.868
-176.323 (2)
3
283.645.876
258.433.100
542.078.976
543.368.976
1.290.000 (3)
4
210.259.000
132.132.665
342.391.665
342.391.665
0
5
247.750.145
197.581.032
445.331.177
445.331.177
0
6
253.437.862
196.829.400
450.230.568
450.230.568
0
7
272.283.057
139.052.731
411.235.888
411.257.388
21.500 (4)
8
172.523.271
49.123.806
222.647.077
222.625.577
-21.500 (5)
9
282.652.134
49.891.000
318.543.134
318.543.134
0
10
239.630.084
143.510.843
383.140.937
383.140.937
0
11
221.036.600
115.280.156
336.316.756
336.316.756
0
12
271.568.792
235.461.829
586.876.315
586.876.315
0
Tổng
4.716.115.059
4.523.205.130
-192.909.929
Các số chênh lệch giữa sổ hạch toán và tờ khai thuế GTGT được giải thích như sau:
(1): So sánh có số chênh lệch là vì có hai hoá đơn hạch toán tháng 12/04 đến tháng 1 mới tiến hành kê khai tăng thuế:
Hoá đơn 0020230 (26/12) của công ty cấp nước Phú Thọ: VAT: 82.650.245
Hoá đơn 0020568 (29/12) của công ty tư vấn Mai Trang: VAT: 163.521.406
Tổng: 246.171.651
Các chứng từ kê khai 2 lần tháng 12 đến tháng 1/05 kê khai giảm: 52.148.045
( Hoá đơn 0019699 của Công ty TNHH Hưng Thịnh ngày 14/12/04)
Tổng hợp lại, số thuế GTGT được kê khai thêm là: 194.023.606
(2): Số chênh lệch này là do:
Tháng 12/2004 kê thừa thuế và đến tháng 2/2005 kê giảm đi: 3.086
Tháng 12/04 chưa kê một khoản thuế và đến tháng 2/2005 kê tăng lên: 179.409
Tổng cộng khoản kê tăng lên là: 176.323
(3): Nguyên nhân chênh lệch là do có hoá đơn đã hạch toán khấu trừ thuế nhưng đơn vị chưa kê khai khoản thuế này trên Bảng kê khai thuế hàng tháng số tiền:
Số tiền: 12.900.000 (HĐ số 0025621 ngày 13/3/05 về việc thanh toán chi
VAT: 1.290.000 phí kiểm định công nghiệp).
Và do hoá đơn đã quá thời gian kê khai khấu trừ thuế, số thuế đã hạch toán khấu trừ sẽ phải hạch toán điều chỉnh:
Nợ TK 642/ Có TK 3331: 1.290.000.
(4), (5): Số chênh lệch của hai tháng này bù trừ cho nhau nên không cần xem xét.
Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết:
Lập bảng tổng hợp đối ứng tài khoản để xem xét mối quan hệ với các phần hành khác và nhằm phát hiện ra các quan hệ đối ứng bất thường:
Biểu 3: Bảng tổng hợp đối ứng tài khoản VAT đầu vào
CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN
AUDITING AND ACCOUNTING FINANCIAL CONSUNTANCY SERVICE COMPANY (AASC)
Tên khách hàng: Công ty A
Niên độ kế toán: 01/01/05 đến 31/12/05 Tham chiếu : E1.3
Khoản mục : Thuế GTGT đầu vào Người thực hiện : NAN
Bước công việc : Tổng hợp đối ứng tài khoản Ngày thực hiện : 13/02/2006
Nguốn số liệu: Sổ tổng hợp tài khoản
Nợ TK 133/Có các TK liên quan:
TK 111: 530.625.781 ü
TK 112: 1.689.720.269 ü
TK 331: 2.302.859.080 ü
ü: Khớp với số liệu trên các sổ chi tiết TK 133, 111, 112, 331.
Sau khi kiểm tra các đối ứng dựa vào sổ tổng hợp TK 133, KTV kết luận: không có đối ứng nào bất thường. Như vậy, việc hạch toán thuế GTGT của đơn vị là tương đối chính xác theo quy định chung.
Sau khi thực hiện thủ tục phân tích và tổng hợp số liệu cùng với tổng hợp các quan hệ đối ứng, KTV tiến hành kiểm tra chi tiết hoá đơn, chứng từ để đảm bảo các số liệu của đơn vị thoả mãn mục tiêu hiện hữu, đầy đủ và nhằm xem xét xem số liệu của khách hàng có thực sự trung thực, hợp lý hay không. Việc kiểm tra chi tiết hoá đơn, chứng từ được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu phi xác suất, tức là thường chọn các nghiệp vụ có quy mô lớn trong các tháng để kiểm tra. Lựa chọn như vậy cũng là đảm bảo các sai sót có thể còn tồn tại là không trọng yếu.
Kiểm tra chi tiết số phát sinh Nợ:
Trong quá trình kiểm tra hoá đơn chứng từ về thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, KTV đã phát hiện ra một số hoá đơn, chứng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36386.doc