Đề tài Những giải pháp chủ yếu huy động và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng để phát triển kinh tế hộ sản xuất ở huyện Thanh Trì

 

 

Chương I: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về huy động và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng để phát triển kinh tế hộ sản xuất 3

I. Kinh tế hộ sản xuất trong nền kinh tế quốc dân 3

1. Vai trò của nông nghiệp nông thôn nước ta. 3

2. Kinh tế hộ sản xuất trong sản xuất nông nghiệp. 4

2.1. Khái niệm hộ sản xuất. 4

2.2. Đặc điểm của kinh tế hộ sản xuất. 5

2.3. Phân loại hộ sản xuất: 6

2.4. Vai trò của kinh tế hộ sản xuất trong nền kinh tế quốc dân. 7

2.5. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế hộ sản xuất. 9

II. Tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế hộ sản xuất. 11

1. Khái niệm tín dụng ngân hàng. 11

2. Vai trò tín dụng ngân hàng với kinh tế hộ sản xuất. 12

2.1. Tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ sản xuất để duy trì quá trình sản xuất liên tục, góp phần đầu tư phát triển kinh tế. 12

2.2. Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất. 13

2.3. Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện phát huy các ngành nghề truyền thống, ngành nghề mới giải quyết việc làm cho người lao động. 14

2.4. Vai trò của tín dụng ngân hàng về mặt chính trị - xã hội: 14

3. Giới thiệu một số chính sách tín dụng hộ sản xuất. 15

3.1. Chính sách của chính phủ và ngân hàng nhà nước đối với tín dụng hộ sản xuất. 15

3.2. Một số quyết định chính sách của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đối với tín dụng đầu tư hộ sản xuất. 17

III. Đặc điểm huy động vốn và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng . 20

1. Đặc điểm huy động vốn. 20

1.1. Vốn tự có 20

1.2. Nguồn vốn vay từ trung ương. 21

1.3. Nguồn vốn điều hoà trong hệ thống. 21

1.4. Nguồn vốn huy động. 21

2. Đặc điểm sử dụng vốn tín dụng của ngân hàng . 22

2.1. Cho vay có đảm bảo. 23

2.2. Cho vay không đảm bảo. 24

2.3. Cho vay hoàn trả một lần. 24

2.4. Cho vay hoàn trả làm nhiều lần. 24

2.5. Cho vay ngắn hạn. 24

2.6. Cho vay trung và dài hạn. 25

IV. Đặc điểm sử dụng vốn của hộ sản xuất. 25

V. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về đầu tư tín dụng để phát triển kinh tế nông thôn. 26

 

Chương II: Thực trạng huy động và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng để phát triển kinh tế hộ sản xuất ở huyện Thanh Trì 30

I. Khái quát đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng hộ sản xuất của NHNo & PTNT huyện Thanh Trì. 30

1. Vài nét về đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện Thanh Trì có ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng. 30

1.1. Vị trí địa lý. 30

1.2. Về nguồn nước: 31

1.3. Địa hình và đất đai của huyện. 31

1.4. Điều kiện thời tiết khí hậu: 32

1.5. Phân vùng kinh tế: 32

1.6. Tình hình phát triển kinh tế của huyện. 33

2. Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Trì. 35

II. Tình hình huy động vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất ở huyện Thanh Trì. 36

1. Nhu cầu vay vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất ở huyện Thanh Trì. 36

2. Tình hình vay vốn của hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Thanh trì. 39

Trên 50 triệu 41

3. Tình hình dư nợ của hộ sản xuất vay vốn tại NHNo & PTNT huyện Thanh Trì. 44

3.1. Dư nợ cho vay đối với hộ sản xuất phân theo thu nhập hộ vay. 45

3.2. Dư nợ cho vay đối với hộ sản xuất phân theo kỳ hạn nợ. 46

III. Tình hình sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất ở huyện Thanh Trì. 47

1. Đánh giá thực trạng sử dụng vốn vay của hộ sản xuất ở huyện Thanh Trì. 47

2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của hộ sản xuất ở huyện Thanh Trì. 51

Chỉ tiêu 52

Chỉ tiêu 56

IV. Kết quả đạt được và những mặt còn tồn tại trong huy động và sử dụng vốn tín dụng Ngân hàng của hộ sản xuất ở huyện Thanh Trì. 59

1. Kết quả đạt được . 59

1.1. Kết quả. 59

1.2. Nguyên nhân: 60

2. Những mặt còn tồn tại: 61

2.1. Tồn tại. 61

2.2. Nguyên nhân. 62

 

Chương III: Phương hướng và giải pháp chủ yếu huy động và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng để phát triển kinh tế hộ sản xuất ở huyện Thanh Trì 64

I. Phương hướng chung về huy động và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng để phát triển kinh tế hộ sản xuất ở huyện Thanh Trì. 64

1. Phương hướng phát triển kinh tế huyện Thanh Trì. 64

2. Phương hướng hoạt động cho vay hộ sản xuất ở NHNo & PTNT huyện Thanh Trì. 65

II. Giải pháp huy động và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng để phát triển kinh tế hộ sản xuất ở huyện Thanh Trì. 66

1. Giải pháp huy động vốn tín dụng ngân hàng. 66

1.1. Mở rộng mạng lưới tín dụng. 67

1.2. Chính sách khách hàng. 67

1.3. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn. 68

1.4. Mở rộng và nâng cao hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt để huy động vốn với lãi suất thấp. 69

2. Giải pháp sử dụng vốn tín dụng ngân hàng để phát triển kinh tế hộ sản xuất. 69

2.1. Đối với ngân hàng cho vay hộ sản xuất. 69

2.2. Đối với hộ sản xuất sử dụng vốn tín dụng ngân hàng. 77

 

Kết luận và Một số kiến nghị 78

1. Kết luận 78

2. Một số kiến nghị 79

 

Tài liệu tham khảo 82

 

 

doc86 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1060 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp chủ yếu huy động và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng để phát triển kinh tế hộ sản xuất ở huyện Thanh Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vay vốn của ngân hàng. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số khó khăn như: Thiên nhiên không ưu đãi, hạn hán kéo dài, cây con bị dịch bệnh, nạn chuột phá hoại mùa màng gây hậu quả và làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp trên địa bàn. Nền kinh tế chậm phát triển, do ảnh hưởng của tài chính tiền tệ khu vực cũng gây nên nhiều bất lợi cho nền kinh tế của nước ta và cũng có tác động trực tiếp trên địa bàn huyện, ngoại tệ mạnh có lúc đột biến bất thường, tình hình sản xuất đình đốn khó khăn, sản phẩm tiêu thụ chậm, sản phẩm tồn kho. Tình hình quản lý xuất nhập khẩu, chống gian lận thương mại kém hiệu quả, nên nhiều hàng hoá nhập lậu tràn vào cả nước nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng, mặt khác tên nạn xã hội ngày càng phát triển đã gây nhiều khó khăn, cản trở trực tiếp sức sản xuất, sản phẩm của nông dân sản xuất ra khó tiêu thụ. Nền sản xuất xã hội phát triển không đồng đều, nhu cầu vốn tín dụng còn ở mức độ thấp, sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp còn ở trình độ thấp, ngành nghề bị thu hẹp do cạnh tranh của hàng ngoại và tiêu dùng xã hội đã ở mức cao hơn, sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được. Tình hình xã hội diễn biến phức tạp, sản xuất, thu nhập, tiêu dùng không cân đối trong một số khu vực dân cư, đã khiến cho không ít cơ sở sản xuất, kinh tế gia đình lâm vào hoàn cảnh khó khăn, một số hộ vay không trả nợ được. 2. Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Trì. Ngân hàng nông nghiệp huyện Thanh Trì là một chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, do vậy Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Trì hoạt động dưới sự chỉ đạo của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam hạch toán báo sổ, đại diện pháp nhân theo sự uỷ quyền của Tổng giám đốc trực tiếp kinh doanh với các đơn vị kinh tế trên địa bàn huyện và các xã thuộc huyện. Là ngân hàng đóng trên địa bàn nông thôn, nông nghiệp là chủ yếu nên khách chủ yếu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Trì là các hộ sản xuất. Và đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm để đầu tư xây dựng nông thôn mới đối với ngân hàng. Ngân hàng chủ yếu tập trung vào cho vay theo Quyết định 67, thực sự phục vụ sản xuất nông nghiệp, còn các nhu cầu vay lớn kinh doanh, dịch vụ kể cả sản xuất nông nghiệp đều gặp ách tắc do không đủ điều kiện đảm bảo tiền vay. Thật vậy ngân hàng luôn coi cho vay nông dân và các hộ sản xuất khác là nhiệm vụ trọng tâm, thiết thực chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, của ngành và trực tiếp là nghị quyết của lãnh đạo huyện uỷ, UBND, HĐND huyện, đầu tư cho nông nghiệp, mang nặng tiềm tàng rủi ro về thiên tai dịch bệnh. Nhưng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Trì vẫn mạnh dạn cho vay các dự án sản xuất có hiệu quả, tạo công ăn việc làm cho nông dân, góp phần thực hiện chủ trương xoá đói giảm nghèo từ 2,2% năm 1996 giảm xuống còn 0,75% (395 hộ) năm 2000. II. Tình hình huy động vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất ở huyện Thanh Trì. 1. Nhu cầu vay vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất ở huyện Thanh Trì. Từ thực tế phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn huyện Thanh Trì ở trên (chương I) cho ta thấy, sức sản xuất của các hộ nông dân còn thấp, trong khi điều kiện để phát triển thì rất lớn. Kinh tế hộ đang trong quá trình chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá với bước phát triển khá nhanh. Do trình độ sản xuất thấp, sản xuất nhỏ là chủ yếu, thu nhập thấp dẫn đến khả năng tích luỹ vốn thấp. Do vậy mà nhu cầu vay vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất ở huyện Thanh Trì là rất lớn để đầu tư cho trang thiết bị, tập trung cho sản xuất hàng hoá. Nhu cầu vay vốn để phát triển kinh tế của hộ sản xuất huyện Thanh Trì được thể hiện qua bảng 1. Bảng 1: Nhu cầu vay vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất huyện Thanh Trì Đơn vị tính: Triệu đồng 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng - Nhu cầu vay vốn 62.027 52.950 50.870 52.120 50.821 268.788 -Tỷ trọng (%) 23,1 19,7 18,9 19,4 18,9 100 (Nguồn: Do NHNo & PTNT Thanh Trì cung cấp) Như vậy, nhu cầu vay vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất ở huyện Thanh Trì là rất lớn. Vào năm 1996 do thiên tai dịch bệnh xảy ra liên tục làm ảnh hưởng đến khả năng sản xuất, làm thiệt hại nhiều tiền của đối với những hộ sản xuất nông nghiệp, nên nhu cầu vay vốn để phục hồi lại kinh tế là rất lớn chiếm 23,1%. Nhìn chung nhu cầu vay vốn tín dụng ngân hàng là rất lớn song có chiều hướng chững lại. Để hiểu rõ hơn nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất tại huyện ta xem xét cụ thể hơn về cơ cấu nhu cầu vay vốn. * Nhu cầu vay vốn phân theo nhóm hộ. Tiến hành điều tra phân loại tình hình tài chính của các hộ trong huyện, quá trình sản xuất và mức nhu cầu vay vốn có thể ước tính cho bình quân mỗi năm như sau: Bảng 2: Bảng phân loại và ước tính cầu vay vốn của hộ sản xuất theo thu nhập. Đơn vị tính: Lượt hộ. Phân loại hộ Hộ sản xuất nông nghiệp Hộ cần vay Số hộ % Số hộ % 1 2 3 4 5 = 4/2 Tổng số hộ 27.666 100 7.000 25,3 - Hộ nghèo 455 1,6 455 100 - Hộ trung bình 13.252 47,9 3.822 28,8 - Hộ khá 8.150 29,6 2.041 25,0 - Hộ giàu 5.809 20,9 322 5,5 (Nguồn: NHNo & PTNT Thanh Trì) Qua bảng trên ta thấy số hộ cần vay vốn chiếm chưa nhiều (chỉ chiếm 25,3% trên tổng số hộ). Trong đó loại hộ trung bình có nhu cầu vay vốn cao nhất nhưng đó là xét trên bình diện tổng số hộ cần vay vốn nhưng xét theo nhu cầu vay vốn thì hộ nghèo vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất (100%). Điều này chứng tỏ hộ nghèo ở huyện Thanh Trì rất cần vốn từ ngân hàng để đầu tư cho sản xuất vượt qua nghèo khó. Nhưng trên thực tế thì ngược lại, hầu như các hộ được vay vốn của ngân hàng đều từ trung bình trở lên vì ít ra khi vay hộ còn có tài sản thế chấp. Các hộ nghèo ít được vay vốn là vì họ ít biết làm ăn hoặc làm ăn không có hiệu quả, hơn nữa họ lại không có tài sản để thế chấp nên ngân hàng không thể cho vay dễ dàng. Việc ngân hàng phân loại hộ sản xuất để nhằm mục đích tiến hành các bước đầu tư vốn theo dự án đã định là một phương án tốt. * Nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất phân theo ngành kinh tế. Vì tính chất sản xuất của mỗi ngành khác nhau nên mức nhu cầu nguồn vốn đầu tư cho mỗi ngành có thể khác nhau. Bảng 3: Mức nhu cầu vay vốn theo ngành kinh tế. Đơn vị tính: Triệu đồng. Ước tính bình quân mỗi năm Số tiền % 1. Ngành nông nghiệp 24.120 46,7 * Trồng trọt 1.850 3,4 * chăn nuôi 23.270 43,3 2. Ngành nuôi trồng thuỷ sản 11.101 20,7 3. Ngành CN & TTCN 9.832 18,3 4. Ngành thương nghiệp dịch vụ 6.100 11,3 5. Các ngành khác 1.604 3,0 Tổng 53.757 100 (Nguồn:Do NHNo & PTNT Thanh Trì cung cấp) Qua bảng trên ta thấy, nhu cầu đầu tư vốn cho ngành sản xuất nông nghiệp rất là lớn chiếm 46,7% tổng nhu cầu, đặc biệt là ngành chăn nuôi ( chiếm 43,3% ). Vì Thanh Trì là một huyện sống dựa vào nông nghiệp là chủ yếu mà phát triển chăn nuôi là một thế mạnh của nền nông nghiệp của huyện. Bên cạnh đó ngành nuôi trồng thuỷ sản cũng đòi hỏi một số vốn khá lớn. Với điều kiện ao hồ nuôi thả cá là hơn 955 ha nên hàng năm nhu cầu vốn đầu tư vào cũng lớn (chiếm 20,7% tổng nhu cầu vốn). Ngược lại thì ngành trồng trọt có một nhu cầu mức vốn rất thấp (chiếm 3,4% trong tổng nhu cầu vốn) vì đây là một ngành mức vốn đầu tư ban đầu không đòi hỏi lớn. * Như đã nêu ở phần trên, huyện dưới sự tác động của các yếu tố kinh tế xã hội nên huyện đã phân ra từng vùng kinh tế khác nhau, với hình thức sản xuất và kinh doanh của mỗi vùng khác nhau nên nhu cầu vay vốn của mỗi vùng có cơ cấu khác nhau. Theo thống kê chung nhu cầu vay vốn chung của mỗi vùng bình quân mỗi năm có thể phân ở bảng sau: Bảng 4: Nhu cầu vay vốn phân theo vùng kinh tế. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) - Vùng 1 25.000 46,3 - Vùng 2 12.000 22,2 - Vùng 3 3.500 6,5 - Vùng 4 13.500 20,0 Tổng 54.000 100 Với đặc điểm kinh tế của mỗi vùng kinh tế khác nhau nên mức nhu cầu đầu tư cho sản xuất chênh lệch nhau rất rõ. Vùng 1 là vùng đi với ngành nghề chủ yếu là chăn nuôi lợn, gia cầm và các dịch vụ nên nhu cầu về vốn là rất lớn, chiếm tới 46,3% trong tổng cơ cấu nhu cầu của các vùng. Còn các vùng như vùng 2 và vùng 4 là các vùng liên quan đến các ngành nghề thuỷ sản nên nhu cầu đầu tư vốn cũng tương đối lớn, vùng 2 chiếm 22,2%, và vùng 4 chiếm 25,0%. Trong đầu tư chăn nuôi lợn, về hiệu quả đầu tư mỗi lứa lợn là 6 tháng: - Chi phí giống 10kg/con = 250.000 đ - Thức ăn 6 tháng = 500.000 đ - Lãi suất vay ngân hàng + Chi phí khác = 150.000 đ Tổng chi phí = 900.000 đ Từ mức chi phí cụ thể ở trên ta có thể nhận thấy một phần chi phí của ngành chăn nuôi lợn. 2. Tình hình vay vốn của hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Thanh trì. Bảng 5: doanh số vay vốn của hộ sản xuất tại NHNo Thanh trì giai đoạn 1996- 2000 Đơn vị: Triệu đồng,lượt hộ Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 DSCV Dư nợ DSCV Dư nợ DSCV Dư nợ DSCV Dư nợ DSCV Dư nợ - Tổng số 51.388 38.352 30.715 31.142 38.498 40.303 29.364 35.155 35.984 37.698 - Số hộ 4.925 3.260 2.500 3.900 3.000 4.115 3.155 4.461 4.500 5.400 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng năm 1996, 1997, 1998, 1999, 2000) DSCV: Doanh số cho vay Với tính chất sản xuất ở quy mô gia đình nhỏ bé, việc mở rộng tín dụng đối với khu vực hộ sản xuất là rất khó khăn, hộ sản xuất vay vốn gặp ách tắc. Thể hiện ở doanh số vốn vay không tăng trong 4 năm trên ( 1997 - 2000) và thấp hơn năm 1996. Năm 1996 doanh số vốn vay có mức tăng đột biến. Doanh số vốn vay năm 1997 chỉ bằng 60% so với năm 1996. Doanh số vốn vay giai đoạn sau không tăng, phản ánh một điều mà ngân hàng ngày càng chú trọng đến chất lượng tín dụng khi mà môi trường kinh doanh, nền kinh tế và sản xuất của hộ gia đình chưa ổn định. Doanh số vốn vay đối với hộ sản xuất phân theo kỳ hạn cho vay ngắn hạn (< 1năm) và vay trung, dài hạn. Bảng 6: Doanh số vay vốn của hộ sản xuất theo kỳ hạn Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % - Ngắn hạn 49.332 96,0 28.266 92 36.028 93,6 25.758 87,7 29.435 81,8 - Trung, dài hạn 2.006 4 2.449 8 2.470 6,4 3.606 12,3 6.549 18,2 Tổng số 51.338 100 30.715 100 39.498 100 29.364 100 35.984 100 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng năm 1996, 1997, 1998, 1999, 2000) Vốn vay ngắn hạn giảm xuống năm 1996 chiếm 96%, năm 1997 là 92%, năm 1998 là 93,6%, nhưng đến năm 1999 chỉ còn 87,7% và năm 2000 là 81,8%. Doanh số vốn vay trung - dài hạn của hộ sản xuất tại ngân hàng có xu hướng tăng, trừ năm 1998 có giảm so với năm 1997. Năm 1998 doanh số vốn vay chỉ chiếm 6,4% tổng doanh số vốn vay hộ sản xuất. Tuy nhiên trong 2 năm sau đó (từ năm 1999 - 2000), doanh số vốn vay trung - dài hạn liên tục tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối. Đến năm 2000 doanh số vốn vay trung- dài hạn của hộ sản xuất đã đạt được 18,2% tổng doanh số vốn vay tại ngân hàng, điều này cũng có nghĩa là những món vay lớn từ 10 triệu đồng trở lên tăng lên. Những kết quả trên đây đã phần nào cho thấy tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của những hộ sản xuất. Để phân tích chính xác hơn ta xem xét số tiền vay mỗi lượt hộ của từng hộ, hay là mức quy mô vay vốn. Bảng 7: Số tiền vay mỗi lượt của hộ sản xuất. Năm Chỉ tiêu Đơn vị 1996 1997 1998 1999 2000 DSCV Triệu đồng 51.388 30.715 38.498 29.364 35.984 Số lượt hộ Lượt hộ 4.925 2.500 3.000 3.155 4.500 DSCV/Số lượt hộ Tr.đồng/lượt hộ 10,43 12,3 12,8 9,3 8,0 (Nguồn: Do Ngân hàng nông nghiệp Thanh Trì cung cấp) Số tiền vay trung bình mỗi lượt của hộ sản xuất có xu hướng tăng nhưng mức tăng chậm không đáng kể. Năm 1996 doanh số vốn vay là 51.388 triệu đồng chiếm cao nhất nhưng số tiền trung bình mỗi lượt thấp, nhưng đến 2 năm liên tiếp 97 và 98 lại tăng so với năm 96. Năm 1998 số tiền vay mỗi lượt là 12,8 triệu đồng/lượt nhưng đến năm 1999 chỉ có 9,3 triệu đồng/lượt và năm 2000 còn 8,0 triệu đồng/lượt, trong năm 2000 số lượt hộ vay nhiều, nhưng món tiền lại nhỏ. Điều này chứng tỏ ngân hàng đang tập trung vào chất lượng tín dụng để quan tâm đến các món vay trung, dài hạn của hộ sản xuất. * Đánh giá cơ cấu vay vốn của hộ sản xuất ở Ngân hàng nông nghiệp Thanh Trì. Do khả năng sản xuất của các nhóm hộ khác nhau, do các mức vay cho các đối tượng theo các quy định trong chính sách tín dụng của Nhà nước và của ngân hàng đối với hộ sản xuất nên cơ cấu vay vốn giữa các hộ khác nhau được thể hiện qua bảng sau: Bảng 8: Cơ cấu vốn vay tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất ở huyện Thanh Trì Đơn vị: Lượt hộ. Năm Tổng Dưới 5 triệu Từ 5-10 triệu Từ 10-20 triệu Từ 20-50 triệu Trên 50 triệu Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1996 4.925 100 4.526 91,9 182 3,7 88 1,7 75 1,5 54 1,1 1997 2.500 100 2.165 86,6 168 6,7 67 2,7 41 1,6 59 2,4 1998 3.000 100 1.850 61,7 817 27,2 112 3,7 110 3,7 111 3,7 1999 3.155 100 609 19,3 2.000 63,4 167 5,3 182 5,8 197 6,2 2000 4.500 100 1.033 22,9 2.636 58,6 310 6,9 265 5,9 256 5,8 (Nguồn: Do Ngân hàng nông nghiệp Thanh Trì cung cấp) Cơ cấu vốn vay dưới 5 triệu giảm dần theo các năm (năm 1996 chiếm 91,9% nhưng đến năm 2000 chỉ chiếm 22,9%), nhưng cơ cấu vốn vay từ 5 - 10 triệu lại có xu hướng tăng, năm 1996 chỉ chiếm 3,7%, đến năm 1998 chiếm 27,2%, năm 1999 chiếm 63,4% và đến năm 2000 giảm so với năm 1999 là 4,8%. Bên cạnh đó còn vốn vay từ 10 - 20 triệu, và từ 20 - 80 triệu cũng đều có xu hướng tăng. Riêng cơ cấu nguồn vốn vay trên 50 triệu cũng tăng lên rõ rệt. Do sản xuất còn nhỏ, manh mún, mức độ tập trung thấp nên mức vay chủ yếu là từ 10 triệu đồng trở xuống. Mức vay trên 50 triệu đồng ít do số hộ sản xuất hàng hoá lớn chưa nhiều, mặt khác do tài sản thế chấp của người dân hầu hết có giá trị thấp ngoại trừ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có ý nghĩa để dùng vào thế chấp theo quy đình mới nhất tại QĐ 67/CP của Thủ tướng Chính phủ. Ta thấy ba năm đầu (từ 1995 - 1997) nguồn vốn vay từ 10 triệu trở lên chiếm rất ít. Năm 1997 mức vay trên 50 triệu chiếm 59 số lượt. Nhưng đến năm 2000 đã tăng lên 256 số lượt. Như vậy nhu cầu vay vốn kinh doanh lớn phần nào đã được đáp ứng . Để phù hợp với phát triển của toàn huyện góp phần làm tăng sản lượng hàng hoá, Ngân hàng nông nghiệp đã cho hộ sản xuất vay vốn trên một số vùng như sau: Bảng 9: Cơ cấu vốn vay theo vùng kinh tế Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Bình quân mỗi năm Số tiền Tỷ trọng (%) - Vùng 1 15.530 41,7 - Vùng 2 9.210 24,8 - Vùng 3 1.50 4,0 - Vùng 4 10.970 29,4 Tổng 37.210 100 (Nguồn: Do NNNo &PTNT Thanh Trì cung cấp) Qua bảng trên ta thấy vùng 1 là vùng có số vốn vay lớn nhất (chiếm 41,7% tổng số vốn), vùng này là vùng các xã ven đô với phương hướng sản xuất là rau màu, thực phẩm, chăn nuôi lợn, gia cầm nên số vốn tương đối lớn. Các vùng 2 và vùng 4 chiếm 24,8% và chiếm 29,4% tổng số vốn, riêng vùng 3 số vốn vay chỉ chiếm 4,0% tổng số vốn. Trong mỗi vùng kinh tế có cơ cấu kinh tế riêng với đặc trưng của mỗi vùng, vì vậy mà mức vay vốn khác nhau. Để hiểu rõ hơn ta tìm hiểu tình hình vay vốn của hộ sản xuất phân theo ngành kinh tế qua bảng 10. Bảng 10: Doanh số vay vốn theo ngành kinh tế. Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Ngành nông nghiệp 19.500 63,5 17.304 44,9 19.480 66,3 22.145 61,7 - Trồng trọt 2.295 7,5 4.018 10,4 480 1,6 1.250 3,5 - Chăn nuôi 17.205 56,0 13.286 34,5 19.000 64,7 20.895 58,2 2. Ngành nuôi trồng TS 7.296 23,7 11.000 28,6 5,.500 18,7 8.755 24,4 3. Ngành CN - TTCN 1.110 3,6 4.970 12,9 1.500 5,1 2.017 5,6 4. Ngành TN - DV 2.317 7,5 4.654 12,0 2.100 7,1 2.496 6,9 5. Các ngành khác 492 1,6 570 1,5 784 2,7 481 1,4 Tổng 30.715 100 38.498 100 29.364 100 35.894 100 (Nguồn: Do NNNo &PTNT Thanh Trì cung cấp) CN-TTCN: Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Qua bảng trên ta thấy số vốn vay giành cho ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, bình quân mỗi năm chiếm khoảng 59% tổng doanh số vay, riêng ngành chăn nuôi chiến đến 64,7% doanh số vay vốn. Bên cạnh đó ngành nuôi trồng thuỷ sản cũng vay vốn khá lớn chiếm trung bình mỗi năm khoảng 23,8 doanh số vốn vay. Trong khi đó ngành trồng trọt thì lại chiếm tỷ lệ thấp và có xu hướng giảm dần. Năm 1997 tỷ lệ vay chiếm 7,5 tổng số vốn vay đến năm 2000 chỉ còn 3,5% tổng doanh số vốn vay. Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng thấp (trung bình mỗi năm chiếm khoảng 6%) trong khi đó ngành này có xu hướng phát triển ngày càng cao. Đối với ngành thuỷ sản tỷ lệ số vốn có xu hướng tăng lên năm 1997 chiếm 23,7%, năm 1998 là 28,6% nhưng đến năm 1999 giảm xuống còn 18,7% và đến năm 2000 lại tăng lên chiếm 24,4%. Ta có thể lấy điển hình một số xã vay vốn như sau: Bảng 11: Nguồn vốn vay của một số xã theo ngành thuỷ sản Đơn vị: Triệu đồng Tên xã Số tiền Số hộ Bình quân 1 hộ Yên Sở 2.300 240 9,6 Trần Phú 2.200 200 11 Định Công 1.000 80 12,5 Tứ Hiệp 1.100 120 9,2 Hoàng Liệt 1.200 130 9,2 (Nguồn: Do NNNo &PTNT cung cấp) Qua bảng trên ta thấy bình quân mỗi hộ vay cũng khá lớn, riêng đối với xã Yên Sở số tiền vay tuy lớn nhưng mức bình quân lại thấp vì ở đây số hộ vay nhiều. Hộ sản xuất vay vốn tại Ngân hàng nông nghiệp phân theo các hình thức chuyển tải vốn khác nhau. Chúng ta có thể thấy rõ hơn qua bảng số liệu sau. Bảng 12: Doanh số vay theo hình thức chuyển tải vốn Đơn vị: Triệu đồng,lượt hộ Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ 1. Cho vay trực tiếp 30.287 2.440 38.318 2.500 29.164 3.100 24.184 2.507 2. Cho vay qua tổ nhóm 428 60 180 50 200 55 11.700 1.993 3. Cho vay gián tiếp - - - - - - - - Tổng 30.715 2.500 38.498 3.000 29.364 3.155 35.984 4.800 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng các năm 97, 98, 99, 2000) Qua bảng trên ta thấy từ năm 1997 - 1999 doanh số hộ sản xuất vay vốn tại ngân hàng qua nhóm chiếm tỷ lệ rất ít (trung bình mỗi năm chỉ được 269 triệu đồng chiếm 0,4% tổng số vốn vay mỗi năm). Năm 1997 vay qua tổ nhóm là 428 triệu đồng với số hộ là 60 hộ. Năm 1999 doanh số vay qua tổ nhóm là 200 triệu đồng, nhưng đến năm 2000 doanh số hộ sản xuất vay vốn qua hình thức tổ nhóm là 11.700 triệu đồng chiếm 32,5% tổng số vốn vay năm 2000. Sở dĩ có sự tăng vọt như vậy là do bắt đầu từ năm 2000 Ngân hàng nông nghiệp Thanh Trì đã thực hiện Nghị quyết liên tịch số 2308 về việc cho vay đối với hộ sản xuất qua nhóm chính. Và một thực tế cho thấy nữa là hình thức vay qua tổ nhóm ở huyện Thanh Trì thì chủ yếu là cung theo hình thức hội nông dân. Số vay vốn qua hình thức gián tiếp không có chiếm trong hình thức chuyển tải vốn. 3. Tình hình dư nợ của hộ sản xuất vay vốn tại NHNo & PTNT huyện Thanh Trì. Dư nợ là một hình thức phản ánh quá trình vay vốn của hộ sản xuất ở ngân hàng, trong đó bao hàm cả một phần vốn chưa hoàn trả. Do xác định khách hàng phục vụ chính là hộ sản xuất, nên Ngân hàng nông nghiệp huyện Thanh Trì luôn phấn đấu tăng dư nợ cho vay đối với hộ sản xuất. Nhưng trên thực tế thì doanh số dư nợ có vẽ chững lại. Trong 5 năm liền doanh số dư nợ không tăng mà còn giảm sút đi. Năm 1996 doanh số dư nợ là 38.370 triệu đồng chiếm 20,8% tổng doanh số trong 5 năm, nhưng đến năm 1997 giảm xuống 3% so với năm 1997. Đến cuối năm 2000 thì doanh số hộ dư nợ là 2.140 hộ. Số tiền không tăng nhưng số lượt hộ dư nợ lại tăng. Điều này chứng tỏ là trong những năm sau (từ năm 1998 - 2000) những món vay của hộ sản xuất là rất nhỏ. Dư nợ bình quân một hộ sản xuất giảm dần qua các năm. Để thấy rõ hơn ta có thể thấy qua bảng sau. (Bảng 12) Bảng 13: Dư nợ bình quân một hộ sản xuất Đơn vị: Triệu đồng,lượt hộ Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 Số tiền 38.370 32.613 40.303 35.155 37.698 Số hộ 3.260 3.900 4.115 4.464 5.400 BQ/hộ 11,8 8,4 9,8 7,9 7,0 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng từ năm 1996 đến năm 2000) Qua bảng trên ta thấy dư nợ bình quân năm 1996 vẫn chiếm cao nhất là 11,8%, nhưng đến năm 1997 giảm xuống còn 8,4%, nhưng đến hai năm sau lại giảm năm 1999 giảm so với năm 1998 là 1,9% Dư nợ bình quân một hộ sản xuất năm 2000 đạt 7,0 triệu đồng giảm so với năm 1996 là 4,8 triệu đồng, mức giảm này không hẳn là do doanh số dư nợ cho vay của ngân hàng đối hộ sản xuất giảm, mà một phần do món vay của một hộ sản xuất nhỏ.. Nhìn chung dư nợ bình quân một hộ sản xuất trung bình trong 5 năm từ 1996 đến 2000 mới đạt được khoảng 8,9%. Tăng được dư nợ bình quân của một hộ sản xuất là một cố gắng rất lớn của ngân hàng, song muốn nâng cao hiệu quả kinh tế của hộ sản xuất thì phải tăng hơn nữa dư nợ bình quân một hộ sản xuất. Dư nợ qua các năm không tăng một phần là do ngân hàng đã quan tâm đến chất lượng tín dụng, một phần là do ở hộ sản xuất chưa có đủ điều kiện để thế chấp vay vốn như Giấy quyền sử dụng đất ... 3.1. Dư nợ cho vay đối với hộ sản xuất phân theo thu nhập hộ vay. Nhằm thực hiện chính sách "Xoá đói giảm nghèo" của Đảng và Nhà nước, Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam phát triển, mở rộng cho hộ nghèo vay vốn với những ưu đãi về lãi suất, thời hạn cho vay, tài sản thế chấp... Ngân hàng nông nghiệp Thanh Trì trong mấy năm qua đã mở rộng số hộ nghèo được vay vốn trên địa bàn của huyện, giúp nhiều hộ thoát khỏi đói nghèo. Bảng 14: Tỷ lệ dư nợ vay vốn đối với hộ sản xuất theo thu nhập hộ vay Đơn vị : % Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 Hộ nghèo 3,0 2,1 1,7 1,5 Hộ khác 9,7 7,9 8,3 8,5 Tổng số 100 100 100 100 (Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Trì) Qua bảng trên thấy dư nợ của hộ nghèo liên tục giảm, năm 1997 chiếm 3,0% trong tổng doanh số vốn của các nhóm hộ năm 1998 là 2,1% và năm 1999 là 1,7%, nhưng đến năm 2000 chỉ còn 1,5%. ở đây không phải là Ngân hàng nông nghiệp không tăng doanh số cho vay đối với hộ nghèo, mà do số hộ nghèo trong toàn huyện đã giảm đáng kể. Tổng số hộ nghèo toàn huyện năm 1995 là 1.118 hộ nhưng đến năm 2000 chỉ còn 395 hộ. 3.2. Dư nợ cho vay đối với hộ sản xuất phân theo kỳ hạn nợ. Bảng 15: Dư nợ cho vay đối với hộ sản xuất theo kỳ hạn Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 36.355 94,7 29.775 91,3 35.131 87,2 30.840 87,8 29.563 78,3 Trung - dài hạn 2.015 5,3 2.838 8,7 5.172 12,8 4.315 12,2 8.162 21,4 Tổng số 38.370 100 32.370 100 40.303 100 35.155 100 37.698 100 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng từ năm 1996 đến năm 2000) Các khoản cho vay ngắn hạn dùng để tài trợ cho các khoản chi phí theo thời vụ để sản xuất mùa màng và chăn nuôi gia súc như mua hạt giống, phân bón, thức ăn gia súc gia cầm. Dư nợ ngắn hạn giảm trong nhiều năm. Tính trung bình cả giai đoạn năm 1996 đến năm 2000 đạt hơn 32.327 triệu đồng với số hộ dư nợ tính đến 31/12/2000 là 5.400 hộ, doanh số dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2000 giảm 16,4% so với năm 1996. Ngược lại với tình hình dư nợ cho vay ngắn hạn, dư nợ cho vay trung - dài hạn tăng trưởng một cách vững chắc, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong dư nợ cho vay hộ sản xuất: Năm 1996 là 5,3%, năm 1997 là 8,7% năm 1998 là 12,8%, năm 1999 là 12,2% và năm 2000 là 21,4% chỉ trong vòng 5 năm mà doanh số cho vay trung - dài hạn đã tăng 16,1%. Đây là một kết quả đáng mừng vì doanh số dư nợ cho vay trung - dài hạn tăng lên sẽ đáp ứng đầy đủ cho hộ sản xuất an tâm và có đầy đủ vốn sản xuất và thời gian thu hồi vốn để trả nợ. III. Tình hình sử dụng vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất ở huyện Thanh Trì. 1. Đánh giá thực trạng sử dụng vốn vay của hộ sản xuất ở huyện Thanh Trì. Qua thực tế một số xã trên địa bàn huyện Thanh Trì cho ta thấy nhìn chung các hộ sản xuất đã sử dụng vốn vay vào đúng mục đích như đã thoả thuận trong đơn xin vay vốn. Và nguồn vốn vay đã phần nào phát huy hiệu quả, đời sống của bà con nông dân ngày càng được cải thiện. Người dân vay vốn đã có ý thức sử dụng vốn vay sao có hiệu quả. Trong thực tế việc sử dụng vốn tín dụng của hộ sản xuất lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: món vay, trình độ nhận thức của từng người, thu nhập và đời sống của từng hộ sản xuất... Qua điều tra một số xã đại diện cho 4 vùng sản xuất của huyện Thanh Trì, nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất được phân theo các dạng sau: * Với món vay từ 5 triệu trở xuống. Với món vay này thường được chia làm 2 loại sau: - Món vay từ 2 triệu trở xuống. Với món vay này chủ yếu là những hộ sản xuất nghèo, trình độ nhận thức và tiếp thu khoa học kỹ thuật còn hạn chế, hầu hết là những hộ nghèo cho nên cũng không có vốn dự trữ, với ý nghĩ làm để đủ ăn, nên họ không dám vay nhiều. Vì vậy họ còn có một chỗ dựa khác đó là Ngân hàng người nghèo, và đây cũng là nơi hỗ trợ vốn cho những hộ nghèo thiếu vốn sản xuất, lãi suất ở đây thấp và thủ tục vay đơn giản. Qua điều tra một số hộ ở các xã như: xã Đại áng, xã Tả Thanh Oai một số hộ làm đơn xin vay vốn, với mức may từ 2 triệu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6719.doc