Lời mở đầu 1
Chương 1: Tầm quan trọng của việc đổi mới máy móc thiết bị đối với sự phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 3
1.1. Tài sản cố định và vấn đề đầu tư đổi mới TSCĐ là máy móc thiết bị trong doanh nghiệp 3
1.1.1. Tài sản cố định và vốn cố định của doanh nghiệp 3
1.1.1.1. Tài sản cố định của doanh nghiệp 3
1.1.1.2. Hao mòn tài sản cố định 6
1.1.1.3. Vốn cố định 7
1.1.2. Sự cần thiết phải đổi mới máy móc thiết bị công nghệ 10
1.1.3. Các yêu cầu quán triệt khi thực hiện đầu tư đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ. 12
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư đổi mới 13
1.2. Huy động vốn cho việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị trong các doanh nghiệp hiện nay 14
1.2.1. Huy động từ nguồn vốn bên trong 15
1.2.1.1. Huy động từ quỹ khấu hao TSCĐ 15
1.2.1.2. Vốn được huy động từ lợi nhuận để lại 16
1.2.1.3. Nguồn vốn từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ 17
1.2.2. Huy động vốn từ nguồn bên ngoài 17
1.2.2.1. Vốn được huy động thông qua vay nợ 17
1.2.2.2. Huy động vốn từ liên doanh liên kết 18
1.2.2.3. Huy động vốn từ phát hành cổ phiếu, trái phiếu thông qua thị trường chứng khoán. 19
1.2.2.4. Huy động vốn từ cách thức thuê tài chính 20
Chương 2: Thực trạng về thiết bị công nghệ và công tác huy động vốn đổi mới máy móc thiết bị tại công ty sứ Viglacera Thanh Trì Hà Nội 22
2.1. Tổng quan về công ty sứ Viglacera Thanh Trì 22
2.1.1 Sự hình thành và phát triển: 22
2.1.2. Quy mô sản xuất kinh doanh của công ty: 23
2.1.3 Quy trình công nghệ của công ty 24
2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và bộ máy kế toán ở công ty sứ Viglacera Thanh Trì: 27
2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty 27
2.4.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty 28
2.1.5. Khái quát tình hình kinh doanh và tình hình tài chính của công ty trong những năm gần đây 30
2.1.5.1. Tình hình kinh doanh của công ty 30
2.1.5.2. Tình hình tài chính của công ty 32
2.2. Thực trạng về tình hình quản lý, sử dụng TSCĐ và máy móc thiết bị tại công ty sứ Viglacera Thanh Trì 37
2.3. Tình hình đổi mới máy móc thiết bị công nghệ của công ty sứ Viglacera Thanh Trì 45
2.3.1. Thực tế về tình hình huy động vốn đầu tư vào TSCĐ và máy móc thiết bị ở công ty sứ Viglacera Thanh Trì 45
2.3.2. Đánh giá chung về việc thực hiện đầu tư đổi mới máy móc thiết bị và huy động vốn tại công ty sứ Viglacera Thanh Trì: 49
2.3.3.1. Kết quả đã đạt được 49
2.3.3.2. Những vấn đề đặt ra cho việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị tại công ty sứ Viglacera Thanh Trì. 50
Chương 3: Một số giải pháp huy động vốn cho đổi mới máy móc thiết bị công nghệ ở công ty sứ Viglacera Thanh Trì 53
3.1. Mục tiêu, phương hướng sản xuất kinh doanh của công ty sứ Viglacera Thanh Trì trong thời gian tới 53
3.1.1. Mục tiêu sản xuất kinh doanh của công ty sứ Viglacera Thanh Trì trong thời gian tới 53
3.1.2. Kế hoạch đầu tư đổi mới máy móc thiết bị trong thời gian tới 55
3.2. Các quan điểm và mục tiêu cơ bản trong việc lựa chọn các giải pháp huy động vốn. 55
3.3. Một số giải pháp huy động vốn đổi mới máy móc thiết bi công nghệ tại công ty sứ Viglacera Thanh Trì 57
3.3.1. Giải pháp từ phía doanh nghiệp 57
3.3.1.1. Huy động từ nguồn vốn bên trong 58
3.3.1.2. Huy động từ bên ngoài 61
3.4. Kiến nghị đối với nhà nước 68
Kết luận 70
Danh mục tài liệu tham khảo
78 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1294 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp chủ yếu huy động vốn để đổi mới công nghệ thiết bị tại Công ty sứ Viglacera Thanh Trì Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h nghiệp trong 3 năm qua có một số vấn đề thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1: Tình hình kinh doanh của công ty sứ Viglacera Thanh Trì
trong năm 3 năm vừa qua.
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
So sánh
Năm 2006
So sánh
Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
1.Tổng doanh thu
250.765
287.972
37.207
14,84%
504.276
216.304
75,11%
2. LNTT
1.374
1.464
90
6,55%
5.186
3.722
254,2%
3. LNST
989
1.054
65
6,57%
3.734
2.680
254,3%
4. Tổng VKD
145.176
257.185
112.009
77,15%
282.903
25.718
10%
5. VCSH
14.518
25.719
11.201
77,15%
28.290
2.571
10%
6. Vốn vay
130.658
231.466
100.808
77,15%
254.613
23.147
22,96%
7.Tỷsuất LNST/VCSH
5,24%
13,83%
8,59%
8. Tỷ suất LNST/VV
0,58%
1,54%
0,96%
9. Tỷ suất LNST/VKD
0,52%
1,38%
0,86%
Nhìn vào bảng kết quả kinh doanh của 3 năm vừa qua ta thấy tổng doanh thu tăng khá cao, cụ thể tăng 75,11% năm 2006 so với 2005, tăng 14,84% năm 2005 so với 2004. Cùng với sự gia tăng về doanh thu thì LNTT và LNST cũng tăng lên đáng kể, LNTT tăng 254,2% (năm 2006/2005), tăng 6,55% (năm 2005/2004) còn LNST cũng tăng tương ứng 254,2% (năm 2006/2005) và tăng 6,57% (năm 2005/2004) . Chứng tỏ DN đã thực hiện nghĩa vụ thuế đầy đủ trong 2 năm qua.
Với sự gia tăng về tổng vốn kinh doanh song vẫn giữ nguyên cơ cấu vốn. Tỷ lệ gia tăng vốn vay và vốn chủ sở hữu tương đương nhau trong năm 2005/2004 đều tăng 77,15%,chứng tỏ trong năm 2005, DN đã tập trung huy động đều nguồn vốn vay và nguồn vốn chủ sở hữu. Trong năm 2006/2005 vốn chủ sở hữu tăng 10%, vốn vay tăng 22,96%, chứng tỏ doanh nghiệp đã tăng cường huy động vốn vay làm cho cơ cấu vốn cũng có sự thay đổi, vốn tăng chủ yếu là do vay vốn, còn vốn chủ sở hữu tăng nhưng không đáng kể. Doanh nghiệp chưa chú trọng huy động từ nguồn nội lực.
Trong 3 năm qua với sự gia tăng về vốn kinh doanh, doanh thu và lợi nhuận thì tỷ suất lợi nhuận trên mỗi đồng vốn cũng tăng. Cụ thể là vào năm 2006 so với 2005 tỷ suất LNST/VCSH tăng 8,59%,tỷ suất LNST/VV tăng 0,96%; tỷ suất LNST/VKD tăng 0,86%.
Qua đó ta thấy việc sử dụng đồng vốn chủ sở hữu hiệu quả hơn so với đồng vốn vay. Cứ một đồng VCSH tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra 0,1383 đồng LNST (năm 2006/2005), tạo ra 0,0524 đồng LNST (năm 2005/2004). Trong khi đó, cứ một đồng vốn vay tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì thu được 0,0154 đồng LNST (năm 2006/2005), tạo ra 0,0058 đồng LNST (năm 2005/2004). Và tổng hợp lại thì cứ một đồng VKD tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh thì thu được 0,0138 đồng LNST (năm 2006/2005), thu được 0,0052 đồng LNST (năm 2005/2004).
Như vậy, trong 3 năm gần đây thì với sự gia tăng về quy mô vốn đã làm doanh thu và lợi nhuận tăng đáng kể. Sở dĩ có sự tăng lên như vậy là do công ty đã sát nhập công ty sứ Bình Dương nâng cao công suất sản xuất. Cũng nhờ tận dụng uy tín của công ty sứ Bình Dương mà sứ Thanh Trì đã khai thác thêm được thị trường miền Nam làm tăng doanh thu và lợi nhuận. Qua đó làm tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Thật sự công ty đã có nhiều tín hiệu tốt
trong sản xuất. Cần chú trọng đến máy móc thiết bị và công nghệ để khắc phục những tồn đọng để tiếp tục đứng vững trên thị trường.
2.1.5.2. Tình hình tài chính của công ty
Bảng 2: Cơ cấu và sự biến động về quy mô tài sản:
ĐVT:triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2005
31/12/2006
So sánh
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tuyệt đối
Số tương đối
A-TSLĐ & ĐTNH
217.608
86,61%
239.369
84,61%
21.761
10%
1. Vốn bằng tiền
1.638
0,75%
2.456
1,03%
818
49,94%
2. Đầu tư TC ngắn hạn
_
_
_
_
3. Các khoản phải thu
178.365
81,97%
195.519
81,71%
17.154
9,62%
4. Hàng tồn kho
37.572
17,27%
41.329
17,27%
3.757
10%
5. TSLĐ khác
43.097
19,8%
64.645
27,01%
21.548
50%
B-TSCĐ& ĐTDH
39.576
15,39%
43.534
15,39%
3.958
10%
1. Phải thu dài hạn
_
_
_
_
2. TSCĐ
- Nguyên giá
-Gía trị hao mòn luỹ kế
38.568
153.840
115.272
97,45%
42.627
195.811
153.186
97,92%
4.059
41971
37.914
10,52%
3. Đầu tư TC dài hạn
_
_
_
_
4. TSDH
1.008
2,55%
907
2,08%
(101)
10,02%
Tổng cộng tài sản
257.185
100%
282.903
100%
25.718
10%
Nhìn qua bảng số liệu sự biến động về quy mô của tài sản ta thấy trong năm 2006 quy mô tài sản đã tăng lên so với năm 2005, TSLĐ&ĐTNH đã tăng lên 10%, TSCĐ&ĐTDH tăng thêm 10%. Trong đó TSLĐ tăng chủ yếu là do chỉ tiêu vốn bằng tiền (tăng 49,94%) và TSLĐ khác tăng (tăng 50%). Còn các khoản phải thu và hàng tồn kho tăng không đáng kể ,
Đối với TSCĐ&ĐTDH cũng tăng 10% và tăng chủ yếu là do TSCĐ tăng (chủ yếu tồn đọng ở khâu CP XDCBDD và đầu tư vào máy móc thiết bị. Tỷ trọng của TSCĐ chiếm trong tổng TSCĐ&ĐTTCDH khá cao, điều đó cho thấy cơ sở vật chất được tăng cường, quy mô, năng lực sản xuất được mở rộng. Trong 2 năm liên tục thì DN không đầu tư vào tài chính ngắn hạn và đầu tư tài chính dài hạn nên không có khả năng tạo lợi tức dài hạn cho công ty, lý do là doanh nghiệp đang tập trung vốn cho chiến lược phát triển mới lâu dài, cần tập trung một lượng vốn lớn, đó là sự đổi mới công nghệ và máy móc thiết bị, làm nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Như vậy, sự biến động về quy mô tài sản là do DN đã tập trung vốn để đầu tư máy móc tài sản cố định, và tăng lượng vốn bằng tiền lưu thông để thực hiện phương án sản xuất kinh doanh. Đối với khoản chi phí xây dựng cơ bản dở dang thì tăng lên không đáng kể nên vốn đầu tư vào công trình xây dựng không nhiều, và trong năm vừa rồi, DN cũng gần như không tăng cường thêm về vốn đầu tư xây dựng cơ bản, nói chung nguồn này không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh.
Song đối với nguồn TSNH và TSDH thì vốn vẫn tập trung ở ngắn hạn là chủ yếu, chiếm gần 84,61%, trong khi nguồn dài hạn chỉ 15,39%.
Bảng 3: Sự biến động về quy mô nguồn vốn
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2005
31/12/2006
So sánh
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Tuyệt đối
Tương đối (%)
A-Nợ phải trả
231.466
90%
254.613
90%
23.417
10,12%
I- Nợ ngắn hạn
212.949
92%
234.244
92%
21.295
10%
1-Vay ngắn hạn
127.769
60%
140.546
60%
12.777
10%
2-Phải trả người bán
31.942
15%
35.137
15%
3.195
10%
3-Người mua trả tiền trước
_
_
_
_
4-Thuế và CK phải nộp ngân sách
2.366
1,11%
2.603
1,11%
237
10,02%
5-Phải trả người lao động
8.518
4%
9.370
4%
852
10%
6-Chi phí phải trả
14.906
7%
16.695
7,13%
1.789
12%
7-Phải trả nội bộ
19.165
9%
18.207
7,77%
(958)
(5%)
8-CK phải trả ,phải nộp khác
8.281
3,89%
11.686
4,99%
3.405
41,12%
II-Nợ dài hạn
18.517
8%
20.369
8%
1.852
10%
1-Phải trả dài hạn nội bộ
500
2,7%
880
4,32%
380
76%
2-Vay và nợ dài hạn
17.519
94,61%
18.740
92%
1221
6,97%
3-DP trợ cấp mất việc
426
2,3%
749
3,68%
323
75,82%
B-Nguồn vốn chủ sở hữu
25.718
10%
28.290
10%
2.572
10%
1-Vốn chủ sở hữu
25.204
98%
27.725
98%
2.521
10%
2-Nguồn KP và quỹ khác
514
2%
566
2%
52
10,12%
Tổng Nguồn vốn
257.185
100%
282.903
100%
25.718
10%
Như vậy qua bảng phân tích về số liệu ta thấy nguồn vốn có sự gia tăng về quy mô. Tài sản tăng dẫn đến nguồn vốn tài trợ cho tài sản cũng tăng lên. Vốn vay nợ tăng lên 10,12% và vốn chủ sở hữu tăng tương ứng 10% trên tổng nguồn vốn của năm 2006/2005. Trong đó nguồn vốn vay nợ tăng đều qua các chỉ tiêu vay ngắn hạn, sử dụng tín dụng thương mại, chiếm dụng vốn của người lao động đều tăng mức tương ứng là 10%, các khoản phải nộp nhà nước tăng lên 10,02%, tăng các koản phải trả phải nộp khác tăng 41,12% nhưng do tỷ trọng nguồn này chỉ chiếm có4,99% nên sự tăng về nguồn này không đáng kể. Ngoài ra nợ dài hạn cũng tăng 10% chủ yếu là do sự tăng lên của phải trả dài hạn nội bộ và các khoản dự phòng trợ cấp mất việc làm. DN đã huy động vốn từ mọi lĩnh vực. Và NVCSH cũng tăng 10%.
Bảng 2 và bảng 3 là các chỉ tiêu phản ánh quy mô về tài sản và nguồn vốn. Tổng tài sản là quy mô tài sản DN có tại thời điểm hiện tại, đồng thời phản ánh khả năng huy động nguồn vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh. Như vậy công ty đã tập trung mở rộng quy mô trên hầu hết các lĩnh vực có khả năng huy động được. Trong đó TSCĐ có tăng và tương ứng với chi phí XDCBD tăng, điều đó chứng tỏ vốn còn tồn đọng trong việc xây dựng nhà xưởng, nhưng cơ sở vật chất ngày càng tăng cường, quy mô năng lực sản xuất ngày càng mở rộng. Vốn chủ sở hữu cũng tăng lên làm độ an toàn về tài chính cũng tăng.
Qua bảng số liệu ta thấy vay nợ chiếm tỷ trọng khá cao 90%, trong khi VCSH chỉ có 10%. điều đó có nghĩa là toàn bộ số vốn công ty đang sử dụng chủ yếu là do vay nợ mà có, tình hình tài chính cũng không được khả quan, rủi ro tài chính lớn. Trong khoản nợ vay thì nợ ngắn hạn là chủ yếu, nợ phải trả cho vốn lưu động cao, trong khi đó nợ dài hạn thấp, việc phải trả cho đầu tư vào TSCĐ hay ĐTTCDH ít.
Nhìn một cách tổng quan về tình hình tài chính của công ty sứ Viglacera Thanh Trì ta nhận thấy với sự gia tăng về quy mô cũng đã làm cho cơ cấu vốn thay đổi, sự thay đổi chính là do vốn vay tăng lên làm hệ số nợ tăng, với sự tăng lên của vốn vay thì làm cơ cấu vốn chưa thật sự hợp lý và sử dụng chưa có hiệu quả. Như vậy thì biện pháp đặt ra cho DN là Dn cần phải xem xét tỷ lệ thích hợp giữa TSCĐ tích cực và TSCĐ không tích cực.Phải đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa các loại thiết bị sản xuất trên quy trình công nghệ, đảm bảo sự cân đối về năng lực sản xuất giữa các bộ phận, giữa các đơn vị trong công ty. Đặc biệt phải đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa vốn cố định và vốn lưu động trong tổng số vốn kinh doanh của DN nhằm tạo ra sự đồng bộ giữa ba yếu tố của quá trình kinh doanh, như vậy mới nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
Với sự gia tăng về quy mô trong năm 2006/2005 thì đã làm cho công ty có những bước chuyển biến dần hướng tới những mục tiêu chiến lược, tài sản tăng, nguồn vốn tăng lên, và cơ cấu cũng có sự thay đổi, công ty đã tăng cường sử dụng vốn vay, và vốn chủ sở hữu cũng tăng lên. Để thấy rõ hiưnvề tình hình tài chính của doanh nghiệp ta xem xét bảng phân tích sau đây.
Bảng 4: Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của công ty:
Chỉ tiêu
31/12/2005
31/12/2006
1.Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
1,11
1,11
2.Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
1,02
1,022
3.Hệ số khả năng thanh toán nhanh
0,0077
0,0105
4.Hệ số nợ
0,89
0,9
5. Hệ số vốn chủ
0,11
0,1
6.Nợ ngắn hạn/Tổng nợ phải trả
0,92
0,922
7.Nợ dài hạn/ Tổng nợ phải trả
0,08
0,078
8. TSLĐ&ĐTNH/ Tổng tài sản
0,85
0,85
9.TSCĐ&ĐTDH/ Tổng tài sản
0,15
0,15
10.Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh
0,52%
1,38%
11.Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ
5,24%
13,83%
Qua bảng phân tích tình hình tài chính của công ty sứ Viglacera Thanh Trì ở bảng trên ta thấy rằng. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của cô ng ty trong 2 năm 2005 và 2006 đều bằng 1,11 nói chung là công ty có tài sản đảm bảo các khoản vay nợ nhưng với hệ số đó chưa cao. Cứ 1 đồng đi vay thì có 1,11 đồng tài sản đảm bảo. Tương tự cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,02 giá trị tài sản lưu động vào năm 2005 và được đảm bảo bằng 1,022 đồng tài sản lưu động vào năm 2006. Đối với khả năng thanh toán nhan hầu như công ty không cao song vì tính chất của ngành nghề kinh doanh thì vốn được tồn đọng trong khâu sản xuất, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán các công nợ. Với hệ số nợ cao trong năm 2006 công ty phải có biện pháp làm giảm hệ số nợ xuống, giảm mức rủi ro về an toàn tài chính trong công ty. Trong tổng nợ phải trả thì nợ ngắn hạn là chủ yếu và tương ứng với tài sản lưu động cũng chiếm chủ yếu trong tổng tài sản. Điều này cho thấy khả năng tài chính của công ty không mấy đảm bảo.
2.2. Thực trạng về tình hình quản lý, sử dụng TSCĐ và máy móc thiết bị tại công ty sứ Viglacera Thanh Trì
Như ta đã biết vấn đề huy động vốn luôn gắn liền với quản lý và sử dụng vốn. Đặc biệt đối với việc huy động vốn do đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị thì việc quản lý và sử dụng vốn thể hiện sự đầu tư vào các loại TSCĐ như thế nào.TSCĐ là cơ sở vật chất phản ánh năng lực sản xuất và tiến bộ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp, đặc biệt là máy móc thiết bị sản xuất là điều kiện quan trọng và cần thiết để tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Bởi vậy việc phân tích tình hình sử dụng TSCĐ để có biện pháp sử dụng triệt để sản lượng, thời gian, công suất của máy móc thiết bị sản xuất là vấn đề quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhận thấy được vai trò về quản lý và sử dụng vốn, trong thời gian qua tình hình thực tế về sử dụng vốn của công ty sứ Viglacera Thanh Trì như sau:
Bảng 6: Cơ cấu về TSCĐ hữu hình và tình hình tăng giảm TSCĐ hữu hình
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2005
31/12/2006
Số NG tăng
Số NG giảm
Tỷ lệ tăng
NGTSCĐ
Tỷ trọng
NGTSCĐ
Tỷ trọng
I- TSCĐ hữu hình đang dùng
151.870
100%
193.850
100%
42.719
739
27,64%
1- Nhà cửa, vật kiến trúc
23.926
15,75%
28.476
14,69%
4.550
19,02%
2- Máy móc thiết bị
105.531
69,49%
145.257
74,93%
40.465
739
37,64%
3- Phươngtiện vận tải
3.034
2%
3.341
1,72%
307
10,12%
4- Thiết bị thí nghiệm
_
_
_
_
_
_
_
5- Trang thiết bị văn phòng
1.972
1,3%
1.055
0,54%
(917)
46,5%
6- Xí nghiệp khuôn mẫu
7.615
5,01%
6.514
3,37%
(1.101)
14,46%
7- Xí nghiệp kinh doanh
9.792
6,48%
9.207
4,75%
(585)
5,97%
II- TSCĐ hữu hình chưa dùng
_
_
_
_
_
_
_
III-TSCĐ hữu hình không sử dụng chờ thanh lý
_
_
_
_
_
_
_
Tổng cộng
151.870
100%
193.850
100%
42.719
739
27,64%
Tính đến thời điểm cuối năm 2006, Nguyên giá TSCĐ hữu hình là 193.850 triệu đồng, trong đó máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn nhất (74,93% trong tổng nguyên giá TSCĐ đang dùng) tương ứng với tổng nguyên giá là 145.257 triệu đồng.Nhóm TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 là nhà cửa vật kiến trúc chiếm 14,69% ttổng nguyên giá TSCĐ. Tiếp đó là nhóm xí nghiệp kinh doanh (4,75%) và xí nghiệp khuôn mẫu (3,37%). Sau cùng là phương tiện vận tải (1,72%) và trang thiết bị văn phòng (3,37%).
Nhìn chung về tình hình của TSCĐ hữu hình ta thấy cơ cấu TSCĐ sứ Thanh Trì khá hợp lý, bởi bản thân công ty là doanh nghiệp sản xuất nên máy móc thiết bị phải chiếm tỷ trọng cao nhất. Tuy nhiên phương tiệnvận tải lại chiếm tỷ trọng hơi thấp nên doanh nghiệp cần chú trọng nếu không sẽ không đáp ứng được nhu cầu chuyên chở nguyênvật liệu và hàng hoá đến nơi tiêu thụ kịp thời, gây gián đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Nhìn nhận về sự tăng giảm TSCĐ ta thấy năm 2006, TSCĐ đang sử dụng tăng đáng kể với tỷ lệ tăng 27,64%, tương ứng 41.980 triệu đồng. Trong đó đặc biệt nhóm máy móc thiết bị tăng nhiều với tỷ lệ tăng 37,64%, tương ứng 39.726 triệu đồng. Điều này chứng tỏ rằng công ty đã quan tâm ưu tiên cho đổi mới máy móc thiết bị, đây là sự đầu tư có trọng điểm vì với máy móc thiết bị cũ kỹ lac hậu thì công ty không thể hoạt động hiệu quả được, song sự đầu tư này chưa nhiều.
Ngoài ra sự tăng lên về TSCĐ là do sự tăng lên của nhà cửa vật kiến trúc (tăng 19,02%, tương ứng 4.550 triệu đồng) và phuơng tiện vận tải (tăng 10,12%, tương ứng 307 triệu đồng), nhưng chưa nhiều lăm, doanh nghiệp đã chú ý đến khâuvận chuyển hàng hoá đến nơi tiêu thụ nhưng sự tăng lên này vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu vận chyển của DN.
Ngược lại có một số chỉ tiêu làm giảm TSCĐ như thiết bị văn phòng giảm mạnh với 46,5 %, Xí nghiệp khuôn mẫu giảm 14,46%, xí nghiệp kinh doanh giảm 5,97%, chứng tỏ nhóm TS này bắt đầu bị xuống cấp, đòi hỏi DN phải có biện pháp tăng cường bảo quản đồng bộ giữ gìn tài sản.
Bên cạnh đó công ty đã thực hiện thanh lý một số máy móc thiết bị đã hết thời gian sử dụng , không đáp ứng được đồng bộ trong dây chuyền sản xuất với nguyên giá 739 triệu đồng. Đây là việc làm cần thiết vìphai thực hiện thanh lý TS không cần thiết tránh gây ứ đọng vốn và tốn kém chi phí bảo quản.
So sánh sự tăng trưởng của các năm, năm nay đạt sự tăng trưởng như thế là do doanh nghiệp đã áp dụng một số biện pháp vào quản lý và sử dụng vốn cố định:
Trước hết là tình hình thực hiện quy trình thủ tục đầu tư và TSCĐ. Với những công trình xây dựng cơ bản của nhà nước (như nhà xưởng và một TSCĐ ban đầu), với những máy móc thiết bị doanh nghiệp đã thực hiện đúng nguyên tắc công khai, minh bạch, lựa chọn phương pháp khấu hao, thực hiện đấu thầu, đấu giá khi xây dựng công trình.
Với những vấn đề đặt ra đó thì doanh nghiệp đã thành lập ban quản lý dự án đối với những công trình đầu tư lớn, về thủ tục, phân công bộ phận,tổ chức thực hiện dự án đầu tư. Đặt ra yêu cầu, nguyên tắc, nhiệm vụ và trách nhiệm cho bộ phận được phân công.Đối với ban quản lý dự án phải theo dõi sát sao quá trình thực hiện dự án, tránh xảy ra những sai sót trong quá trình thực hiện.
Tiếp nữa là khi dự án đầu tư được thực hiện, việc xây dựng nhà xưởng hay mua máy móc thiết bị thì quá trình đố luôn được kiểm tra, giám sát.Việc kiểm tra giám sát được tiến hành rất cụ thể gồm có bản thân doanh nghiệp kiểm tra theo dõi việc sử dụng vốn vào TSCĐ, cấp trên tổng công ty kiểm tra hoạt động đầu tư có hiệu quả không, ban quản lý có thực hiện trách nhiệm của mình không, và có sự kiểm tra của chủ nợ là những người có thẩm quyền trong việc sử dụng vốn của mình được sử dụng có đúng mục đích không.
Bảng 7: Tình trạng kỹ thuật của TSCĐ tại thời điểm 31/12/ 2006
ĐVT: Triệu đồng
Loại TSCĐ
Nguyên giá
Khấu hao luỹ kế
Giá trị còn lại
Hệ số hao mòn
I-TSCĐ hữu hình
193.850
152.902
40.948
0,79
1-Nhà cửa, vật kiến trúc
28.476
20.199
8.277
0,71
2-Máy móc thiết bị
145.257
128.414
16.843
0,88
3-Phương tiện vận tải
3.341
1.978
1.363
0,59
4-Thiết bị thí nghiệm
_
_
_
_
5-Trang thiết bị văn phòng
1.055
924
131
0,88
6-Xí nghiệp sản xuất khuôn mẫu
6.514
717
5.797
0,11
7-Xí nghiệp kinh doanh
9.207
670
8.537
0,073
II-TSCĐ thuê tài chính
1.389
246
1.143
0,18
III-TSCĐ vô hình
99
37
62
0,37
IV-Chi phí XDCBDD
474
_
474
_
Tổng giá trị TSCĐ
195.811
153.186
42.627
0,78
TSCĐ của doanh nghiệp nhìn chung là tương đối cũ, số hao mòn vào cuối năm là 0,78
Trong thành phần TSCĐ thì phương tiện kỹ thuật, máy móc, thiết bị sản xuất là những TSCĐ quan trọng nhất vì nó quyết định quá trình sản xuất ra sản lượng sản phẩm. Thực tế máy móc thiết bị với hệ số hao mòn quá cao 0,88 chứng tỏ máy móc thiết bị đã cũ kỹ, lạc hậu, doanh nghiệp đã sắp thực hiện khấu hao xong chuẩn bị cho nhiều máy móc thiết bị mới thay thế, Doanh nghiệp đã chú ý thực hiện khấu hao cho lại tài sản này.Trong khi đó xí nghiệp sản xuất khuôn hay xí nghiệp kinh doanh còn mới hệ số hao mòn chỉ có 0,11- 0,073, tức trong năm đã được đầu đầu tư thêm nên hệ số hao mòn thấp. Như vậy việc khấu hao đã thực hiện theo đúng phương pháp và trong năm 2006 khấu hao tương đối hợp lý, song cần chú ý những tài sản có hệ số hao mòn cao phải thực hiện đổi mới. Đi sâu nghiên cứu từng nhóm tài sản cố định dùng cho sản xuất kinh doanh ta thấy:
Máy móc thiết bị đã khấu hao nhiều nên giá trị còn lại rất thấp, chỉ còn lại trong tổng số nguyên giá là 16.843 triệu đồng. Như vậy trong năm tới công ty phải cần thiết được tập trung đầu tư mua sắm mới nhiều máy móc thiết bị để tăng thêm năng lực sản xuất, đẩy nhanh tiến độ hoạt động .
Phương tiện vận tải vào năm này giá trị còn lại cũng tương đối, doanh nghiệp chỉ mới khấu hao khoảng 1/2 nguyên giá, do vậy nhìn chung phương tiện vận tải trong công ty còn khá mới, tài sản này có được chủ yếu là từ nguồn thuê tài chính. Doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ nguồn này để tránh thất thoát vì đây là nguồn quan trọng phục vụ việc chuyên chở nguyên vật liệu và phân phối sản phẩm cho công ty.
Cũng như máy móc thiết bị thì thiết bị văn phòng cũng đã thực hiện tương đối nhiệm vụ khấu hao, giá trị còn lại của tài sản không còn nhiều. Trong giai đoạn tới doanh nghiệp chú ý đầu tư vào tài sản này.
Riêng phần xí nghiệp sản xuất khuôn mẫu và xí nghiệp kinh doanh là vẫn còn mới, gía trị còn lại nhiều, doanh nghiệp chưa phải chú ý cải tạo nguồn này mà chỉ phải thực hiện khấu hao hợp lý theo đúng chế độ khấu hao quy định trong thời gian tới.
Đối với nhà cửa kiến trúc cũng đã khấu hao được 0,71, nhưng doanh nghiệp chưa cần thiết phải cải tạo tu bổ nguồn này vì hàng năm nguồn này được bảo quản rất tốt.
Đối với TSCĐ thuê tài chính thì trích khấu hao theo quy định, tài sản này gồm có bình chứa gas và một số máy móc khác, công ty mới sử dụng hình thức này và do đó mà hệ số hao mòn còn thấp là 0,18. Tài sản cố định thuê tài chính vẫn còn mới và sử dụng trong thời gian khá dài.
Đối với tài sản vô hình thì công ty chỉ mới khấu hao 37%, công ty còn được sử dụng tài sản vô hình thêm khoảng 2/3 thời gian khấu hao tài sản này nữa.
Như vậy nhìn chung tình trạng kỹ thuật TSCĐ của công ty vẫn còn tốt. Trong năm tới công ty phải quan tâm đầu tư mua mới máy móc thiết bị và một số thiết bị văn phòng. Một số TS có thể được nâng cấp đồng thời thực hiện chế độ bảo dưỡng,sữa chữa, hay tiến hành thanh lý ngay đối với những tài sản đã cũ, năng lực sản xuất kém. Đây là hướng đi đúng đắn góp phần nâng cao hiệu quả của công việc và năng lực sản xuất.
Qua sự phân tích ở trên ta thấy được tình trạng trang bị cũng như năng lực sản xuất của TSCĐ. Cụ thể về tình hình sản xuất của nhóm máy móc thiết bị như thế nào ta sẽ đi sâu phân tích vào các nhóm máy móc thiết bị chủ yếu qua bảng đánh giá tình hình nguyên giá và gía trị còn lại của các máy móc thiết bị chính sau đây:
Bảng 8 :
Qua bảng số liệu thể hiện ở bảng ta thấy rằng, hàng loạt máy móc được đầu tư từ năm 1995, như vậy đã sử dụng cách đây hơn 10 năm. Hệ số hao mòn của máy móc thiết bị là 88,4%,Thời gian sử dụng khá lâu vì thế mà đa số các máy móc thiết bị đã khấu hao được 2/3 giá trị của nó. Trong đó nhóm máy móc thiết bị bộ phận lò nung Tuynel chiếm tỷ trọng cao nhất (22,37%) trong tổng nguyên giá nhưng lại có hệ số hao mòn khá cao (73,95%), lò được hoạt động 24/24 và bảo dưỡng theo định kỳ vào cuối năm, do đó mà vẫn lò vẫn được sử dụng có hiệu quả.
Trong 2 năm qua thì công ty có đầu tư mua thêm một số máy móc thiết bị, trong đó mua bộ phận sửa và phun men nhưng là mua lại sản phẩm cũ đã qua sử dụng để đáp ứng nhu cầu tạm thời, máy vẫn hoạt động hiệu quả nhưng tất nhiên công suất hoạt động không thể như máy mới, hiện nay công ty đã khấu hao 36,36%, hệ số hao mòn như thế là chưa cao.
Ngoài ra thì công ty có đầu tư thêm một thiết bị mới là bàn nâng Mezzanit, chỉ mới hao mòn 11,8%, do đó thiết bị này vẫn còn mới và hoạt động hiệu quả với công suất và năng lực sản xuất cao.
Những máy móc thiết bị còn lại nói chung là rất quan trọng, song lại có hệ số hao mòn khá cao, thiết bị chế biến nguyên liệu (79,99%), bộ phận nghiền men (85,29%), bộ phận đổ rót (80,99%), hệ thống sấy (84,46%). Nhìn chung các thiết bị này đã khấu hao gần hết giá trị và doanh nghiệp phải có biện pháp để tiến hành đầu tư đổi mới các thiết bị máy móc quan trọng này trong thời gian gần nhất để không có tình trạng máy móc thiết bị đã khấu hao xong nhưng vẫn sử dụng, ảnh hưởng đến hiệu quả và hạn chế tốc độ cạnh tranh của công ty trên thị trường.
Ngoài ra có 29,46% máy móc thiết bị còn lại thì doanh nghiệp phải có kế hoạch tiến hành đổi mới ngay vì các loại máy móc này đã khấu hao hết chu kỳ kinh doanh ( hệ số hao mòn là 99%), tiến hành thanh lý các tài sản này để có thêm vốn bổ sung cho hoạt động đổi mới.
Tóm lại tình hình sử dụng máy móc thiết bị nói chung là có nhiều bộ phận máy móc đã sắp đến thời kỳ đầu tư thay mới, nhưng trong quá trình này thì doanh nghiệp phải chú ý đến tình hình sử dụng của máy móc thiết bị hơn nữa tránh để thất thoát, tiến hành nâng cao chất lượng kỹ thuật nhằm kéo dài thời gian sử dụng. Khắc phục những hiện tượng làm cho dây chuyền công nghệ không đều đặn.
Với tình hình sử dụng TSCĐ và đặc biệt là máy móc thiết bị như vậy thì sự đầu tư vốn vào TSCĐ đã đạt được hiệu quả ra sao? Ta cần đi sâu xem xét một số chỉ tiêu biểu hiện qua bảng hiệu quả sử dụng vốn cố định sau đây.
Bảng 9: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ và VCĐ ở công ty
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch
1-Doanh thu thuần
165.750
182.325
16.575
2-Lợi nhuận sau thuế
1.054
3.734
2.680
3-Số CN sản xuất bình quân
705
720
15
4-Nguyên giá TSCĐ bình quân
153.494,5
174.825,5
21.331
5-Nguyên giá máy móc thiết bị bình quân
106.443,5
125.394
18.950,5
6-Vốn cố định bình quân
43.536
40.597
(2.939)
7-Hiệu suất sử dụng TSCĐ(1:4)
1,08
1,04
(0,04)
8-Hiệu suất sử dụng vốn cố định(1:6)
3,81
4,49
0,68
9-Hàm lượng vốn cố định(6:1)
0,26
0,22
(0,04)
10-Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định(2:6)
0,024
0,092
0,068
11-Hệ số trang bị TSCĐ1 CN(4:3)
217,7
242,8
25,1
12-Hệ số trang bị MMTB 1 CN(5:3)
150,98
174,16
23,18
Qua số liệu thể hiện ở bảng phân tích về hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng TSCĐ ta thấy trong thời gian qua với việc gia tăng về doanh thu (tăng 16.575 triệu đồng) làm cho lợi nhuận sau thuế cũng tăng 2680 triệu đồng. TSCĐ tăng (21.331 triệu đồng) chủ yếu do chỉ tiêu máy móc thiết bị tăng lên nhưng tăng chưa nhiều (tăng 18.950 triệu đồng ), chứng tỏ doanh nghiệp đã lựa chọn đầu tư có trọng điểm, chỉ thay thế những thiết bị đã không còn sử dụng được nữa. Xét về lâu dài công ty phải cân nhắc hiệu quả sử dụng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36655.doc