1.Sự cần thiết của đề tài 1
2.Mục đích của đề tài 2
3.Phương pháp nghiên cứu 2
4.Kết cấu của đề tài này bao gồm 2
Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2003 3
Sinh viên 3
Nguyễn Đức Thịnh 3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ CẤU CÂY TRỒNG VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG 4
I. KHÁI NIỆM ĐẶC TRƯNG CƠ CẤU CÂY TRỒNG 4
1. Khái niệm cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu cây trồng 4
1.1. Cơ cấu cây trồng 4
1.2. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng 5
2. Đặc trưng của cơ cấu cây trồng 6
2.1. Cơ cấu cây trồng mang tính khách quan 6
2.2. Cơ cấu cây trồng mang tính lịch sử, xã hội nhất định 6
2.3. Cơ cấu cây trồng không cố định mà có sự biến đổi 6
2.4. Cơ cấu cây trồng mở rộng gắn liền với công nghiệp, thương nghiệp phát triển 7
3. Ý nghĩa của việc xác định cơ cấu cây trồng hợp lý 7
II. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ XU HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CỦA CƠ CẤU CÂY TRỒNG 8
1. Những nhân tố ảnh hưởng 8
1.1. Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên 9
1.2. Nhóm nhân tố kinh tế- xã hội 11
1.3.Nhóm nhân tố về tổ chức, kỹ thuật 12
1.4.Đô thị hoá và ảnh hưởng của nó đến chuyển dịch cơ cấu cây trồng 13
2. Xu hướng có tính quy luật của chuyển dịch cơ cấu cây trồng 14
2.1. Xu hướng phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá 14
2.2. Xu hướng phát triển gắn liền với công nghiệp chế biến 15
2.3. Xu hướng phát triển nền nông nghiệp bền vững 16
IV. CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG 16
1.Khái niệm về hiệu quả kinh tế 16
2.Khái niệm về hiệu quả chuyển dịch cơ cấu cây trồng 16
3.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chuyển dịch 16
V. KINH NGHIỆM VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG 18
1. Kinh nghiệm nghiên cứu ở nước ngoài 18
2. Kinh nghiệm trong nước 20
3. Những kinh nghiệm được rút ra 21
91 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1263 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong quá trình đô thị hoá ở huyện Từ Liêm Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
999 và 70% năm 2000. Ngành chăn nuôi và thuỷ sản đều có xu hướng tăng lên tỷ trọng năm 1999 chiếm 22,69% đến năm 2000 tăng lên 28,20% tỷ trọng ngành thuỷ sản như 1990 chỉ chiếm 0,80% đến năm 1999 đã tăng lên 1,6% và năm 2000 tăng lên 1,8%. Tuy nhiên, xu hướng dịch chuyển cơ cấu như trên tích cực song vẫn chậm, chưa phát triển đồng đều và bền vững.
-Đối với ngành trồng trọt
Bình quân giá trị sản xuất của ngành trồng trọt trong những năm gần đây (1996 – 2000) đạt 156,85% tỷ đồng và năm 2002 đạt 970,99 tỷ đồng. Trồng trọt vẫn là ngành chủ lực trong nông nghiệp của Từ Liêm, tỷ trọng gần 70% Sản lượng quy thóc: 22.966,3 tấn, chiếm 9,56 sản lượng toàn Thành phố là huyện có sản lượng thóc thấp nhất so với các huyện ngoại thành (năm 1996 – 2000), đến nay chỉ còn 18.498 tấn (năm 2002).
-Sản lượng quả thời kỳ (1996 – 2000) đạt 7.000 tấn, đến nay tăng lên 8,584 (tấn).
-Giá trị sản lượng hoa: 29.875,0 (triệu đồng) chiếm 48,43% giá trị hoa toàn Thành phố (1996 – 2000).
-Năng suất lúa cả năm 2002 đạt 80 (tạ / ha).
-Sản lượng rau thực phẩm (1996 – 2000) là 20.846,3 tấn chiếm 16,73% sản lượng rau toàn thành, đến nay tăng lên 22,156 tấn.
-Sản lượng cây công nghiệp (1996 – 2000) đạt 5.000 tấn.
-Xét trong các nhóm cây trồng chủ lực của Từ Liêm ( bao gồm nhóm cây lương thực, nhóm cây rau thực phẩm, nhóm cây hoa, cây ăn quả) thì cơ cấu cây trông đã có sự chuyển dịch như sau:
+ Tỷ trọng cây lương thực có giảm nhưng không nhiều. Năm 1990 là 34,3%, năm 1999 là 30,90% và nay gần 30%.
+ Tỷ trọng giá trị nhóm cây rau, đậu, rau thực phẩm giảm rất nhanh.
+ Tỷ trọng giá trị nhóm hoa, các loại cây tăng rất mạnh, năm 1990 là 3,3%, năm 1999 là 44,2% và nay gần 50%, tăng từ 21 (ha) năm 1999 đến năm 2000 là 978 (ha).
+ Tỷ trọng giá trị cây ăn quả tăng rất nhanh, năm 1990 là 20,2% năm 2000 là 21,2% đến nay trên 25% và diện tích hiện nay là 511 (ha).
-Về chăn nuôi
Giá trị sản xuất bình quân hàng năm của ngành chăn nuôi (1996 - 2000 đạt 47,65% tỷ đồng/năm. Chiếm khoảng 29,5% giá trị sản xuất nông nghiệp, tốc độ tăng hàng năm đạt 5,6%. Hiện nay, tổng đàn lợn từ 2 tháng tuổi trở lên đạt 26.155 con, tổng đàn trâu bò đạt 963 con, tổng đàn gia cầm đạt 164.038 con.
Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 268 ha, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt 1.166,72 tấn.
Trên đây, là những nét khái quát nhất về tình hình phát triển nông nghiệp của Từ Liêm trong những năm vừa qua .Từ đó, chúng ta có thể xem xét ảnh hưởng của nó đến chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn.
2. Cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện Từ Liêm
2.1. Cơ cấu giá trị sản lượng cây trồng
Người ta có thể tính giá trị sản lượng cây trồng theo 2 cách sau đây: Theo giá cố định 1994 và giá hiện hành. Để tiện cho việc tính toán giá trị thu nhập, lợi nhuận, chi phí của một số loại cây trồng ta tính toán chỉ tiêu này theo giá cố định.
Biểu 5. Cơ cấu giá trị sản lượng cây trồng
Loại cây
2000
2001
2002
GTSL (triệu đ)
Tỷ lệ (%)
GTSL (triệu đ)
Tỷ lệ (%)
GTSL (triệu đ)
Tỷ lệ (%)
I. cây hàng năm
58.296,41
46,22
48.777
40,64
51.758
40,12
1. cây lương thực
38.250,19
30,32
31.121
25,93
29.808
23,11
- Thóc cả năm
37.993,57
30,12
30.986
25,81
29.628
22,97
2. Rau đậu các loại
19.773,57
15,67
17.320
14,43
21.668
16,80
a. Rau cả năm
19.751,17
15,66
17.293
14,41
21.659
16,79
b. Đậu xanh, đen
22,40
0,01
27
0,02
9
0,01
3. Cây hàng năm khác
272,65
0,22
336
0,28
282
0,22
II. Cây lâu năm
14.039,94
11,13
15.288
12,74
17.215
13,25
1. Cây công nghiệp lâu năm
32,00
0,03
32
0,03
33
0,02
2. Cây ăn quả
14.007,94
11,10
15.256
12,71
17.182
13,23
III. Cây khác
53.780,00
42,64
55.946
46,00
60.010
46,52
- Hoa
51.894,82
41,15
53.884,94
44,90
58.945,23
45,70
Tổng
126.111,35
100,00
120.011
100,00
128.983
100,00
Nguồn: Phòng thống kê huyện Từ Liêm
Nhìn chung, trong 3 năm qua giá trị sản lượng cây lương thực và giá trị sản lượng cây rau đậu các loại chiếm phần lớn trong tổng giá trị sản xuất năm. Tỷ trọng cây lương thực giảm nhanh qua các năm. Năm 2000 chiếm 30,32 % tổng giá trị sản lượng, năm 2001 chiếm 25,93% và đến năm 2002 là 23,11%. Từ Liêm là huyện có điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho sản xuất lương thực cho nên năng suất sản lượng không cao dẫn đến giá trị sản lượng không cao. Trong cơ cấu cây lương thực, thì lúa chiếm tỷ lệ tương đối lớn gần 80%. Giá trị sản lượng cây rau đậu biến động theo từng năm và mùa vụ chiếm tỷ trọng lớn: cụ thể năm 2000 là 19.773,57 triệu đồng, chiếm 15,67% đến năm 2002 tăng lên 21.668 Trđ, chiếm 16,80% .
Cây công nghiệp hàng năm có giá trị sản lượng thấp, chiếm dưới 0,3%, năm 2000 là 272,65 trđ, chiếm 0,22% đến năm 2002 là 282 trđ.
Cây hàng năm khác bao gồm hoa, cây cảnh, cây làm thuốc, cho giá trị sản lượng khá cao: cụ thể năm 2000 là 53.780,00 trđ (42,64%) tăng lên 60.010 trđ (46,52%) vào năm 2002 và tốc độ phát triển rất nhanh trong những năm gần đây.
2.2. Cơ cấu diện tích cây trồng chính
Trong những năm vừa qua, với tốc độ đô thị hoá nhanh chóng, diện tích cây trồng của huyện nhà ngày càng thu hẹp do đô thị ngày càng mở rộng, ta có bảng cơ cấu diện tích cây trồng như sau:
Biểu 6. Cơ cấu diện tích cây trồng chính
Loại cây trồng
2000
2001
2002
DT(ha)
Tỷ lệ (%)
DT(ha)
Tỷ lệ (%)
DT(ha)
Tỷ lệ (%)
Tổng DTGT
7.550
100,00
6.774
100,00
6.662,5
100,00
I. Cây lương thực
5.489
72,70
4996
73,75
4.616,0
69,30
- Lúa
5.424
71,84
4.974
73,43
4.594,0
68,95
II. Rau đậu các loại
1.046
13,85
874
12,90
983,5
14,76
1. Rau các loại
1.041
13,79
868
12,83
981,5
14,73
2. Đậu xanh, đen
5
0,06
6
0,07
2,0
0,03
III.Câycông nghiệp
72
0,95
81
1,19
73,0
0,11
IV.Cây hàng năm khác
739
9,79
809
11,94
979,0
14,69
- Hoa
735
9,74
808
11,93
978,0
14,67
Nguồn: Phòng thống kê- huyện Từ Liêm
Như ta đã biết, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, không thể thiếu được với sản xuất nông nghiệp, đặc biệt đối với ngành trồng trọt thì đối tượng lao động chủ yếu là đất đai và cây trồng. Trong những năm vừa qua, với tốc độ đô thị hoá nhanh diện tích cây trồng trong huyện nhà luôn bị thu hẹp do mở rộng đô thị và phát triển kinh tế.
Huyện Từ Liêm ngành trồng trọt chủ yếu là lúa, ngô, đậu và các loại thực phẩm và một số rau đậu các loại, còn lại là hoa, cây cảnh, cây ăn quả.
Diện tích cây trồng qua các năm đều có xu hướng giảm, cụ thể là : năm 2000 là 7.550 ha giảm xuống còn 6.774 ha vào năm 2001 và tiếp tục giảm còn 6.662,5 ha vào năm 2002. Sự giảm này là do tốc độ đô thị hoá nhanh của huyện nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao.
Diện tích cây lương thực mà chủ yếu là lúa với tổng diện tích năm 2000 là 5.424 ha, chiếm 71,84%, năm 2001 là 4.974 ha và đến năm 2002 là 4594,0 ha, chiếm 68,95% tổng diện tích gieo trồng. Như vậy, ta thấy diện tích cây lương thực tuy giảm dần qua 3 năm, nhưng tốc độ còn chậm, sự giảm diện tích cây lương thực là chuyển đổi sang cây ăn quả, hoa, nuôi trồng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao.
Rau đậu các loại có xu hướng năm 2000 là 1.046 ha (13,85 %), năm 2001 là 874 ha (12,90%) và năm 2002 là 983,5 ha (14,76%).
Diện tích cây hàng năm khác, bao gồm hoa, cây cảnh, thức ăn gia súc mà chủ yếu là hoa tăng lên rõ rệt cả về tỷ trọng và diện tích: cụ thể là năm 2000 là 735 ha (9,74%) và tăng lên 808 ha vào năm 2001 (11,93 %) và năm 2002 là 978 ha (14,67%).
Hiện nay, diện tích cây ăn quả và hoa ngày càng tăng, trong những năm tới. Đây là, sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế cao.
( Chi tiết xem phụ biểu 2 )
2.3. Cơ cấu thu nhập và chi phí
Để thấy tình hình cơ cấu thu nhập, chi phí cây hàng năm ta dựa vào biểu sau:
Biểu 7. Cơ cấu chi phí cây trồng chính hàng năm
Loại cây trồng
Năm 2000
2001
2002
Chi phí (tr)
Tỷ lệ (%)
Chi phí (tr)
Tỷ lệ (%)
Chi phí (tr)
Tỷ lệ (%)
1. Cây lương thực
17.918,75
77,24
16.799,50
73,57
15.075,11
73,28
- lúa
17.003,2
73,30
15.942,50
69,82
14.334,11
69,67
2. Rauđậu các loại
3.985,30
17,18
4.479,00
19,62
3.948,80
19,2
3. Cây công nghiệp
61,00
0,26
64,00
0,19
32,90
0,16
4. Cây trồng khác
1230,80
5,31
1510,79
6,62
1514,70
7,36
- Hoa
Tổng số
23195,85
100,00
22833,29
100,00
20571,51
100,00
Nguồn: phòng thống kê huyện Từ Liêm
Biểu 8. Cơ cấu thu nhập cây trồng chính trong năm
Loại cây trồng
2000
2001
2002
TN (trđ)
Tỷ lệ (%)
TN (trđ)
Tỷ lệ (%)
TN (trđ)
Tỷ lệ (%)
1. Cây lương thực
14.067,2
27,05
12.449,8
21,70
1.089,2
18,92
- Lúa
13.715,6
26,39
11.291,2
19,68
10.326,4
17,94
2. Rau đậu các loại
29.455
56,63
35.083
61,17
35.329
61,36
3. Cây công nghiệp hàng năm
513
0,97
546
0,95
645
11,12
4. Cây trồng khác
7.974
15,54
9.276
16,16
10.692
18,57
- Hoa
Tổng số
52.012,2
100,00
57.354,8
100,00
57.558
100,00
Nguồn: thống kê- huyện Từ Liêm
Qua biểu 7-8 ta thấy chi phí cây lương thực chiếm tỷ trọng lớn cụ thể năm 2000 là 77,24%, năm 2001 là 73,57 đến năm 2002 là 73,28%. Mặc dù, tỷ lệ này giảm qua các năm nhưng rất chậm. Tuy nhiên, thu nhập từ lúa lại chiếm tỷ lệ thấp so với chi phí bỏ ra, cụ thể là: năm 2000 là 26,39%, năm 2001 là 19,68% và năm 2002 là 17,94 %. Cây lương thực là ngô, khoai, lúa nhưng chủ yếu vẫn là lúa. Do vậy, phải có xu hướng chuyển dịch sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn khi mà tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh chóng như hiện nay. Đối với rau đậu các loại có chí phí lớn thứ 2 sau cây lúa gần 20% mỗi năm: cụ thể năm 2000 là 17,18% đến năm 2001 là 19,62% và năm 2002 là 19,20% nhưng ngược lại thu nhập rau đậu chiếm tỷ lệ 60% mỗi năm và ngày càng gia tăng. Cây công nghiệp có chi phí và thu nhập thấp và ít biến đổi qua các năm. Mặt khác, cây trồng khác như hoa, cây dược liệu, đặc biệt là hoa với chi phí thấp nhưng thu nhập lớn trên 15% mỗi năm, hiệu quả trồng hoa là rất cao. Hiện nay, tốc độ đô thị hoá đang diễn ra nhanh, đất đai giành cho nông nghiệp dần thu hẹp nên hướng chuyển dịch chủ yếu của huyện là hoa, cây ăn quả, rau an toàn .
3. Cơ cấu ngành trồng trọt và chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt của huyện theo vùng
3.1. Tình hình phân vùng
Trong những năm qua dưới sự chỉ đạo của huyện uỷ, UBND huyện Từ Liêm nền kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng đã có những biến đổi tích cực. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển, trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của từng vùng trên địa bàn. Trong việc bố trí cây trồng, huyện đã định ra hướng phân vùng thành 2 vùng nhỏ là vùng bãi và vùng trong đồng.
Vùng bãi là vùng ngoài đê Sông Hồng có diện tích dưới 1000 ha nhưng chỉ có 160 ha trồng cây đậu tương, ngô nằm chủ yếu ở 2 xã Liên Mạc, Thượng Cát và một phần xã Đông Ngạc. Vùng này biến động theo từng mùa, từng năm. Vào mùa lũ hầu hết đều bị ngập nước. Một số hồ, đầm ven đê giữ nước còn được dùng cho nuôi trồng thuỷ sản như tôm càng xanh, tôm xú, cá…
Vùng trong đồng là phần diện tích còn lại của huyện lớn gấp nhiều vùng bãi. Diện tích gieo trồng khoảng 4594 ha, diện tích rau 980 ha, diện tích cây công nghiệp ngắn ngày 124 ha, diện tích trồng hoa là 978 ha, diện tích còn lại để nuôi trồng thuỷ sản hoặc kết hợp giữa lúa- cá đầu tư theo chiều sâu, đi vào thâm canh để nâng cao hiệu quả kinh tế. Hình thành các vùng lúa, rau màu, hoa, cây cảnh, cây ăn quả có chất lượng cao được phân bố trên toàn huyện được tập chung chủ yếu ở Minh Khai, Liên Mạc, Tây Tựu, Thượng Cát, Phú Diễn, Xuân Đỉnh…
Có thể thấy từ khi NQ X/ BCT, luật đất đai ra đời cùng với sự tác động của cơ chế thị trường sản xuất nông nghiệp toàn huyện đã có những chuyển biến đáng kể. Nền nông nghiệp hàng hoá đã hình thành chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng nâng cao năng suất chất lượng, nâng cao tỷ trọng hàng hoá, từ đó nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Mặt khác, nếu chúng ta xét theo địa lý sinh thái- kinh tế xã hội thì huyện Từ Liêm đã hình thành 3 vùng rõ nét như sau:
Vùng I: Bao gồm thị trấn cầu diễn cùng với 3 xã phía đông Bắc (Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế) và một xã phía đông Nam ( xã Trung Văn), các xã này đều giáp danh nội thành. Tổng diện tích tự nhiên của vùng là 2016,99 ha. Trong đó đất nông nghiệp có 962,56 ha, chiếm 24,01 % diện tích đất nông nghiệp và bằng 47,72% tổng diện tích đất tự nhiên của cả vùng.
Cơ cấu kinh tế của vùng này theo mô hình công nghiệp- thương mại, dịch vụ- nông nghiệp là vùng chịu sự tác động trực tiếp và mạnh mẽ của quá trình đô thị hoá. Số hộ nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ, hộ thuần nông chỉ còn 10%. Trong cơ cấu thu nhập của hộ tỷ trọng của ngành nông nghiệp chiếm 10-20%. Vùng I có diện tích đất nông nghiệp hạn chế, đất canh tác chủ yếu trồng lúa nhưng phần lớn thuê lao động thực hiện. Số diện tích còn lại trồng rau và hoa. Mật độ dân số trong vùng cao nhất huyện. Tỷ trọng gia tăng dân số còn cao, đặc biệt tăng dân số cơ học rất lớn. Tình hình dân số vùng có sự biến đổi mạnh.
Vùng II: Gồm các xã phía Tây Bắc huyện là: Thượng Cát, Liên Mạc, Tây Tựu, Minh Khai, Phú Diễn. Tổng diện tích đất tự nhiên của vùng là 2710,42 ha trong đó đất nông nghiệp là 1.372, 22 ha, chiếm 34,23% diện tích đất nông nghiệp toàn huyện và bằng 50,63% diện tích tự nhiên của vùng.
Là vùng có cốt đất cao, khá bằng phẳng. Diện tích đất nông nghiệp chủ yếu là đất có thành phần cơ giới nhẹ (thịt nhẹ, cát pha) có độ mầu mỡ cao, hệ thông thuỷ nông tưới tiêu hoàn chỉnh và thuận lợi cho sản xuất thâm canh nhiều loại cây trồng. Đây là tập trung chủ yếu của huyện về cây ăn quả. Vùng này, có diện tích nông sản đặc sắc như cam Canh, Bưởi Diễn những loại rau gia vị rau cao cấp và nhiều loại hoa nhập nội mới. Mô hình kinh tế của vùng II là nông nghiệp-công nghiệp- dịch vụ – thương mại. Nông nghiệp chiếm tỷ trọng trên 70% giá trị sản xuất. Tuy hộ nông nghiệp trong vùng chiếm tới 69% nhưng sản xuất nông nghiệp đã chú trọng đi vào sản xuất hàng hoá.
Vùng III là vùng nằm ở phía Nam- Tây Nam của huyện gồm 5 xã: Xuân Phương, Mỹ Đình, Đại Mỗ, Tây Mỗ, Mễ Trì. Tổng diện tích đất tự nhiên của vùng là 2804,77 ha, trong đó đất nông nghiệp có 1674,24 ha, chiếm 41,70% diện tích đất nông nghiệp của huyện và bằng 59,69% diện tích tự nhiên của cả vùng. Vùng này đất thấp còn có nhiều ô trũng rải rác tạo nên những hộ đầm. Vùng này có mật độ dân số và tốc độ dân số cơ học khá cao sau vùng I. Vùng này trọng điểm sản xuất lúa gạo và chăn nuôi lợn của huyện, đặc trưng của vùng này là thịt lợn, gia cầm và một số thuỷ đặc sản.
3.2. Cơ cấu cây trồng và sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo vùng
- Cơ cấu diện tích theo vùng:
Với sự phân chia hai vùng sản xuất trong Huyện do điều kiện khác nhau về địa hình, đất đai, lao động… là ở mỗi vùng đều có cơ cấu cây trồng riêng.
+ Vùng bãi: Là phần diện tích ngoài đê trên các xã Liên Mạc, Thượng Cát, Đông Ngạc
Biểu 9. Cơ cấu diện tích đất trồng vùng bãi
Loại cây
2000
2001
2002
DT (ha)
Tỷ lệ (%)
DT (ha)
Tỷ lệ (%)
DT (ha)
Tỷ lệ (%)
1. Ngô
30
19,23
22
15,94
22
16,41
2. Đỗ tương
81
51,92
66
47,83
58
43,28
3. Rau màu
45
28,85
50
36,23
54
40,30
Tổng số
156
100,00
138
100,00
134
100,00
Nguồn: Phòng kế hoạch- kinh tế &PTNT huyện Từ Liêm
Ta thấy, diện tích gieo trồng vùng bãi có xu hướng giảm xuống qua các năm. Năm 2000 là 156 ha, năm 2001 là 138 ha và đến năm 2002 là 134 ha. Tổng diện tích gieo trồng cây đỗ tương chiếm tỷ trọng lớn nhất là 51,92% năm 2000, giảm xuống 47,83% vào năm 2001 và 2002 là 43,28%. Ngô đồng cũng giảm theo các năm từ 30 ha năm 2000; giảm xuống còn 22 ha vào năm 2002; chiếm tỷ trọng nhỏ nhất. Rau màu có xu hướng tăng: cụ thể là năm 2000 là 45 ha chiếm 28,85%; năm 2001 là 50 ha (36,23%) vào năm 2002 là 54 ha (40,30%). Sự biến đổi phức tạp trong thời gian qua là sự đa dạng nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong khi đó huyện lại chưa hình thành vùng sản xuất tập trung.
+ Vùng trong đồng: Là phần diện tích còn lại của huyện
Biểu 10. Cơ cấu diện tích vùng trong đồng
Loại cây
2000
2001
2002
DT (ha)
Tỷ lệ (%)
DT (ha)
Tỷ lệ (%)
DT (ha)
Tỷ lệ (%)
Tổng DTGTcây HN
7.195
100,00
6.871
100,00
6.813
100,00
1. Cây lương thực
5.424
75,38
4.982
72,54
4.567
67,03
- Lúa
5.400
75,05
4.974
72,39
4.556
66,87
+ lúa đặc sản
105
1,45
192
2,79
209
3,07
- Khoai lang
16
0,22
3
0,04
4
0,66
- Khoai sọ
8
0,11
5
0,07
7
0,10
2. Rau đậu các loại
1.021
14,19
874
12,72
1.027
15,07
3. Mía
15
0,21
15
0,22
15
0,22
4. Hoa
735
10,22
808
11,76
978
14,35
Nguồn phòng Kế Hoạch- KT&PTNT huyện Từ Liêm
Qua biểu trên, ta thấy diện tích cây lương thực chiếm tỷ trọng lớn trong tổng diện tích gieo trồng mà chủ yếu là lúa: cụ thể năm 2000 là 5.424 ha (75,38%); năm 2001 là 4.982 ha (72,54%) và năm 2002 là 4.567 ha (67,03%). Nhưng điều chú ý ở đây là lúa đặc sản có xu hướng tăng lên đến năm 2002 là 209 ha chiếm 3,07%. Diện tích rau đậu năm 2000 là 1.021 ha (14,19%) đến năm 2001 giảm xuống 874 ha (12,72%) và tăng lên 1.027 ha (15,07%) vào năm 2002. Mặc dù, rau đậu biến động qua các năm nhưng rau sạch lại tăng lên đáng kể. Năm 2001 sản lượng rau đạt 112,8 tấn năng suất đạt 25,77 đến năm 2002 tăng lên 135,5 tấn, năng suất đạt 226. Diện tích hoa tăng lên một cách nhanh chóng: năm 2000 là 735 ha, tăng lên 2001 là 808 ha và năm 2002 là 978 ha (14,35 %). Sự tăng này là do diện tích cây lương thực giảm mà lúa là chủ yếu chuyển sang cây trồng có giá trị kinh tế cao như cây ăn quả.
- Năng suất, sản lượng cây trồng
Để thấy rõ tình hình sản xuất trồng trọt đối với tường loại cây trồng theo vùng, từ đó lựa chọn cây trồng thích hợp với từng vùng sản xuất.
Biểu 11. Năng suất, sản lượng cây trồng vùng bãi
Loại cây
2000
2001
2002
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (tấn)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (tấn)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (tấn)
1. Ngô
8,1
24,3
8,3
18,2
8,3
18,2
2. Đỗ tương
10
58
10
58
10,5
60,9
3. Rau màu
209
940,5
211
1055
211
1339,4
Nguồn: phòng thống kê- huyện Từ Liêm
+Vùng trong đồng
Biểu 12. Năng suất, sản lượng cây trồng vùng nội đồng
Loại cây trồng chính
2000
2001
2002
NS (tạ/ha)
Sl (tấn)
NS (tạ/ha)
Sl (tấn)
NS (tạ/ha)
Sl (tấn)
1) Lúa
43,4
23.584
38,9
19.366,8
40,31
18.517,8
Lúa đặc sản
39,5
275
40,6
1.605,8
41,0
1.607,92
2) Khoai lang
52
187,2
70
21
88
35,2
3) Khoai sọ
116
34,8
136
68,1
136
95,2
4) Rau muống
284,3
8.430,1
280
7.828,7
274,31
10.601,9
5) Cải các loại
173
5.002
189
4.086
199,38
2.871
6) Đậu các loại
139,7
83,6
145,6
809,3
171,97
1.083,4
7) Cà chua
220
275
220
77
222
122,1
8) Rau sạch
225,82
248,4
9) Bầu, bí, mướp
185
352,8
230
198
245,33
36,8
10) Hành tỏi
206
3.600,5
216,8
3166
234,02
5.125
11) Đậu xanh
8
4
8
4,8
8
1,6
12) Rau khác
120
2.659
137
2.769
144,35
2.338,5
13) Mía
250
275
250
375
250
375
14) Hoa
Nguồn: Phòng thống kê- huyện Từ Liêm
Qua 2 biểu 11, 12 ta thấy trong 3 năm gần đây do điều kiện thời tiết khí hậu không thuận lợi, sâu bệnh phát triển nhiều. Hàng năm mưa lớn vào tháng 6, 7, 8 thường làm ngập úng diện tích gieo trồng. Do đó, làm cho sản lượng lúa không cao. Năng suất lúa thấp nhất các huyện ngoại thành Hà Nội năm 2000 đạt 43,4 (tạ/ha) đến năm 2002 chỉ còn 40,31 (tạ/ha). Mặt khác năng suất các loại cây lương thực còn lại là ngô, khoai lang, khoai sọ cũng không cao. Nhưng tỷ lệ lúa đặc sản lại tăng lên và đang đi vào loại lúa chất lượng cao. Năng suất cây công nghiệp ổn định và ít biến động nhiều qua các năm. Năng suất rau màu ngày một tăng lên như rau muống, cà chua, cải các loại... Hiện nay, Từ Liêm đang đi vào sản xuất rau sạch chủ yếu ở 2 xã Liên Mạc và Thượng Cát, nhằm cung cấp cho thị trường nội thành và một số vùng lân cận, mặt khác đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Đây là một trong những thị trường giầu tiềm năng.
4. Cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo mùa vụ
4.1. Cơ cấu diện tích
-Vụ mùa:
Biểu 13. Cơ cấu diện tích cây trồng vụ mùa
Loại cây trồng chính
2000
2001
2002
DT (ha)
TL %
DT (ha)
TL %
DT (ha)
TL %
Tổng DTGT
3.627,5
100,00
3.140
100,00
3.142
100,00
I) Cây LT
- Lúa
2.713,0
74,78
2.344
74,55
2.238
71,23
II) Rau đậu các loại
493,0
13,59
383
12,10
404
12,86
1) Rau các loại
493,0
13,59
383
12,10
404
12,86
2) Đậu xanh, đen
III) Cây CN
11,0
0,30
15
0,48
15
0,48
IV) Các loại cây khác
410,5
11,32
399
12,70
486
15,44
- Hoa
406,5
11,21
398
12,67
485
15,43
Nguồn: Phòng thống Kê-Từ Liêm
Qua biểu trên ta thấy tổng diện tích gieo trồng vụ mùa có xu hướng giảm đi qua các năm. Năm 2000 diện tích gieo trồng là 3.627,5 ha giảm xuống còn 3.140 ha đến năm 2002 chỉ còn 3.142 ha. Sự giảm diện tích gieo trồng này là do quá trình đô thị hoá đang diễn ra nhanh ở huyện Từ Liêm. Mặt khác, tổng diện tích vụ mùa cũng đang giảm xuống do nuôi trồng thuỷ sản.
Diện tích cây lương thực lúa, ngô, khoai nhưng lúa chiếm chủ yếu trong tổng diện tích cây lương thực: cụ thể năm 2000 là 2.713,0 ha (74,78%) giảm xuống còn 2.344 ha (74,55%) và năm 2002 còn 2238 ha (71,23%). Tốc độ có giảm nhưng vẫn còn chậm nhưng cơ cấu cây trồng trong vụ cũng thay đổi nhiều.
Trong những năm qua, diện tích cây rau đậu các loại biến động qua các năm. Vào năm 2000 diện tích gieo trồng là 493,0 ha (13,59%), giảm xuống còn 383 ha vào năm 2001 (12,10%) và đến năm 2002 là 404 ha (12,86%). Sự biến động này, là do nhu cầu thị trường thường xuyên thay đổi. Như vậy, thay vì trồng lúa người nông dân trồng các loại rau màu (cải bắp, rau gia vị).
Các loại cây công nghiệp ngắn ngày mía, đậu tương được duy trì và ổn định.
Mặt khác, diện tích hoa tăng lên rất nhanh năm 2000 chiếm 11,21% và đến năm 2002 là 15,43 %. Đây là, cây có giá trị kinh tế cao và hiện nay Từ Liêm đã trở thành huyện trồng hoa nổi tiếng ở Hà Nội.
Tóm lại, vụ mùa diện tích gieo trồng có xu hướng giảm dần tỷ trọng qua các năm cả về số tuyệt đối lẫn tương đối. Tỷ trọng cây lương thực rau thực phẩm tăng và một số loại cây hàng năm khác đặc biệt là hoa tăng mạnh.
-Cơ cấu diện tích cây vụ Đông-Xuân:
ở huyện Từ Liêm người nông dân ít làm vụ Đông nên vụ Đông- Xuân ở đây gần như vụ xuân.
Biểu 14. Cơ cấu diện tích cây trồng vụ đông- xuân
Loại cây
2000
2001
2002
DT (ha)
TL %
DT (ha)
TL %
DT (ha)
TL %
Tổng DTGT
3.923,00
100,00
3.634
100,00
3.520,5
100,00
I) Cây LT
2.776,00
70,76
2.652
72,97
2.378,0
67,54
- lúa
2.711,00
69,10
2.630
72,37
2.356,0
66,92
II) Rau đậu các loại
553,00
14,09
497
13,68
579,5
16,46
1) Rau các loại
548,00
12,96
491
13,51
573,5
16,29
2) Đậu xanh, đen
5,00
0,13
6
0,16
6,0
0,17
III) Cây CN
61,00
1,55
66
1,81
58,0
1,64
IV) Các loại cây khác
533,00
13,58
411
11,31
494,0
14,03
- Hoa cây cảnh
529,00
13,48
410
11,28
493,0
14,00
Nguồn: Phòng thống kê- Từ Liêm
Qua biểu trên, ta thấy cơ cấu cây trồng vụ đông- xuân có biến động nhưng không bằng vụ mùa. Tổng diện tích gieo trồng những năm gần đây giảm cả về số tương đối lẫn tuyệt đối: cụ thể năm 2000 là 3.923,00 ha giảm xuống còn 3.634 ha vào năm 2001 và đến 2002 là 3.520,5 ha; nguyên nhân giảm là do quá trình đô thị hoá trên địa bàn huyện làm cho diện tích đất nông nghiệp giảm dần đi.
Cây lương thực chủ yếu là lúa vẫn chiếm tỷ trọng lớn cụ thể năm 2000 là 2.776,00 ha (70,76%) giảm xuống còn 2.378,0 ha vào 2002 (67,54%). Diện tích cây lương thực vụ đông- xuân cũng biến đổi sang trồng một số lúa thơm, lúa đặc sản.
Rau vụ đông – xuân biến động nhưng không nhiều năm 2000 là 553,00 ha chiếm 14,09%, giảm xuống còn 497 ha vào năm 2001 và tăng lên 579,5 ha (16,46%) vào năm 2002.
Nhìn chung, diện tích một số loại rau vụ đông – xuân bấp bênh không ổn định. Cùng với xu hướng tiêu dùng ngày càng cao thì ngừời nông dân Từ Liêm phải chuyển sang gieo trồng theo xu hướng đó.
Cây công nghiệp hàng năm, có xu hướng giảm đi nhưng không nhiều năm 2000 là 61,00 ha (1,55%) giảm xuống còn 58,0 ha (1,64%).
Cây hàng năm khác, như hoa, cây cảnh có xu hướng tăng mạnh vào vụ đông –xuân: cụ thể năm 2001 là 411 ha (11,31%) và tăng lên 494,0 ha (14,03 %), năm 2002. Hiện nay, hoa là loại cây có giá trị kinh tế cao được thị trường ưa chuộng nên ngày càng được trồng nhiều ở vụ Đông – Xuân.
Tóm lại, về diện tích cây lương thực giảm đi, rau đậu các loại cũng biến động, cây công nghiệp cũng biến động nhưng không nhiều, hoa tăng lên cả về diện tích và giá trị.
Biểu 15. Tổng hợp cơ cấu diện tích gieo trồng theo vụ
2000
2001
2002
DT (ha)
TL %
DT (ha)
TL %
DT (ha)
TL %
1) Vụ mùa
3.827,5
49,3
3.140
46,35
3.142,0
47,17
2) Vụ đông- xuân
3.923,0
51,7
3.634
53.65
3.520,5
52,83
3) Cả năm
7.750,5
100,0
6.774
100,00
6.660,5
100,00
Nguồn: Phòng thống kê huyện Từ Liêm
Qua biểu 15 thì diện tích gieo trồng vụ mùa nhỏ hơn diện tích gieo trồng vụ đông- xuân. Một số loại rau gia vị, hoa cây ăn quả có xu hướng ngày càng tăng lên vào vụ đông- xuân và giảm đi vào vụ mùa. Một số cây vụ đông, cây trái vụ chiếm tỷ trọng nhỏ và giảm dần do một số loại cây vụ đông có năng suất thấp giảm nhiêù như khoai sọ, khoai lang, đỗ tương...
4.2. Năng suất sản lượng cây trồng theo mùa vụ
Biểu 16. Năng suất, sản lượng cây vụ mùa
Loại cây
2000
2001
2002
NS (tạ/ha)
SL (tấn)
NS (tạ/ha)
SL (tấn)
NS (tạ/ha)
SL (tấn)
I) Cây LT
- lúa
39,17
10.625
33,09
7.758
33,26
7.444,5
II) Ra
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37128.doc