MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu
Chương I : Những vấn đề chung về thương hiệu và quảng bá thương hiệu 1
I. Khái niệm, đặc trưng và vai trò của thương hiệu 1
1. Khái niệm 1
2. Đặc tính của thương hiệu 2
3. Vai trò của thương hiệu 2
3.1. Đối với người tiêu dùng 2
3.2. Đối với công ty 4
4. Các yếu tố thương hiệu 5
5. Các loại thương hiệu 6
II. Quảng bá thương hiệu 7
1. Khái niệm 7
2. Vai trò của quảng bá thương hiệu 7
3. Nội dung quảng bá thương hiệu 9
3.1. Quảng cáo 9
3.2. Quan hệ công chúng 10
3.3. Mối quan hệ giữa quảng cáo và quan hệ công chúng 10
III. Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp trong và ngoài nước thành công trong vấn đề quảng bá thương hiệu sản phẩm. 11
1. Một số doanh nghiệp thành công trong quảng bá thương hiệu trên thế giới 11
1.1. Công ty McDonalds 11
1.2. Công ty Timex 11
2. Một số doanh nghiệp thành công trong quảng bá thương hiệu ở Việt Nam 12
2.1. Công ty TNHH cửa sổ nhựa Châu Âu (Eurowindow) 12
2.2. Công ty sản xuất bánh kẹo Kinh Đô 12
3. Một số bài học kinh nghiệm 13
Chương II: Thực trạng vấn đề quảng bá thương hiệu giầy dép trong các doanh nghiệp Việt Nam 14
I. Thực trạng chung của ngành giầy dép 14
II. Thực trạng quảng bá thương hiệu trong các doanh nghiệp giầy dép Việt Nam 15
1. Những thành tựu đạt được trong thời gian qua 15
1.1. Những thành tựu đạt được trong hoạt động quảng cáo 15
1.2. Những thành đạt được trong quan hệ công chúng 17
2. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại 19
2.1. Những vấn đề còn tồn tại 19
2.2. Nguyên nhân của những tồn tại 20
3. Những vấn đề đặt ra trong thời gian tới 22
Chương III : Một số giải pháp mhằm tăng cường hoạt động quảng bá thương hiệu giầy dép trong các doanh nghiệp Việt Nam 23
I. Phương hướng tăng cường hoạt động quảng bá thương hiệu giầy dép trong các doanh nghiệp Việt Nam 23
II. Các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động quảng bá thương hiệu giầy dép của các doanh nghiệp Việt Nam. 24
1. Các giải pháp về phía nhà nước 24
2. Các giải pháp về phía các doanh nghiệp 25
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
34 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1601 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường hoạt động quảng bá thương hiệu giầy dép của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g qua đi, trong khi các doanh nghiệp cắt giảm hoạt động quảng cáo trong giai đoạn này chỉ chiếm được 20% thị phần vào thời điểm sau đó. Các nghiên cứu khác cũng đưa ra những kết luận tương tự về hiệu quả của quảng cáo.
3. Nội dung quảng bá thương hiệu
Hoạt động quảng bá có thể được chia thành hai nội dung chính sau đây:
3.1. Quảng cáo
Sản phẩm được quảng bá về mẫu mã, chất lượng, giá cả, nhãn hiệu… thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin liên lạc. Quảng cáo hay chính là đưa đến cho khách hàng những thông tin cần thiết nhất về mẫu mã, giá cả, chất lượng, nhãn hiệu sản phẩm để người tiêu dùng lựa chọn và đi đến quyết định mua sản phẩm nào? thương hiệu nào là phù hợp nhất. Đây là một phần rất quan trọng bởi vì nó không chỉ giới thiệu sản phẩm tới khách hàng mà còn đánh vào tâm lý khách hàng, kích thích sự tò mò cũng như gây ấn tượng về sản phẩm và nhãn hiệu của sản phẩm tới họ.
Phổ biến nhất là quảng cáo trên truyền hình, đây là phương tiện quảng cáo hiệu quả nhất do nó có sự kết hợp của cả âm thanh hình ảnh. Hơn nữa, quảng cáo trên truyền hình có thể đưa thông tin đến người xem nhiều nhất.
Hình thức thứ hai có thể quảng cáo qua đài phát thanh, ưu điểm của hình thức này là tính linh động, trực tiếp đến với người nghe, chi phí quảng cáo tương đối rẻ, thời gian quảng cáo ngắn nhưng cho phép thu được phản hồi nhanh.
Hoặc tiến hành quảng cáo qua in ấn- báo, tạp chí. Hình thức này hoàn toàn tương phản với quảng cáo trên các phương tiện phát thanh truyền hình. Điều quan trọng nhất ở đây là do bản chất riêng vốn có của mình, báo và tạp chí có thể đưa ra những thông tin chi tiết về sản phẩm nhưng do bản chất tĩnh lại khiến cho việc trình bày và thể hiện một cách sinh động sản phẩm nhiều khó khăn.
Hiện nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ việc tiến hành quảng bá sản phẩm qua mạng Internet ngày càng bộc lộ những ưu thế của nó. Đặc biệt đối với các sản phẩm, các nhãn hiệu có xu hướng vươn ra thị trường thế giới. Tất cả các thông tin đều có thể chứa trong một trang Web: thông tin về sản phẩm hay về công ty, tin tức, thông tin cập nhật hay thông tin báo chí, các phương tiện quảng cáo hay xúc tiến bán hàng.
3.2. Quan hệ công chúng
Quan hệ công chúng (tiếng anh là Public Relation) là một trong những nội dung quan trọng để phát triển thương hiệu. PR được hiểu là một hệ thống các nguyên tắc và các hoạt động có liên hệ một cách hữu cơ, nhất quán nhằm tạo dựng một hình ảnh; một ấn tượng; một quan niệm, nhận định; hoặc một sự tin cậy nào đó. PR là một quá trình thông tin hai chiều, doanh nghiệp (chủ thể của hoạt động PR) không chỉ đơn thuần đưa ra các thông tin về hàng hoá, dịch vụ, về doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp tới nhóm đối tượng định trước mà còn phải lắng nghe các ý kiến phản hồi từ các đối tượng được tuyên truyền. Thông qua đó, chủ thể của PR biết và hiểu được tâm lý, những mong muốn và nhận định của đối tượng về hàng hoá, dịch vụ để từ đó có thể điều chỉnh chiến lược sao cho phù hợp với từng đối tượng và từng hoàn cảnh cụ thể. Đây là cơ hội để doanh nghiệp tiếp xúc và lắng nghe những ý kiến từ người tiêu dùng về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.
PR mang tính khách quan cao, PR thường dùng các phương tiện trung gian, cho nên mọi thông điệp đến với nhóm đối tượng tiêu dùng dễ chấp nhận hơn, ít thể hiện tính thương mại hơn. Hoạt động PR chuyển tải một lượng thông tin nhiều hơn so với các phương tiện tuyên truyền, quảng bá khác. Hoạt động PR thường mang đến lợi ích cụ thể cho đối tượng. Các doanh nghiệp mang lại cho người tiêu dùng những lợi ích đích thực, qua đó nó rất gắn bó với người tiêu dùng tạo nên sự gần gũi, thân thiện hơn nhiều đối với doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp. PR có chi phí thấp hơn so với quảng cáo trên các phương tiện truyền thông trong khi hiệu quả thông tin lại không thấp hơn do tính chất tập trung của đối tượng và nhờ tác dụng rộng rãi của truyền miệng.
3.3. Mối quan hệ giữa quảng cáo và quan hệ công chúng
Ta có thể khẳng định quảng cáo và quan hệ công chúng có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất với nhau, góp phần tạo nên sự thành công của hoạt động quảng bá. Quảng cáo giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng, tạo ấn tượng về sản phẩm tới khách hàng. Còn quan hệ công chúng nhằm thiết lập mối quan hệ gần gũi, thân thiện với khách hàng thông qua các chương trình tiếp thị, hay các hoạt động hỗ trợ, các chương trình từ thiện. Quảng cáo và quan hệ công chúng có tác dụng bổ xung cho nhau nhằm đưa sản phẩm tới người tiêu dùng và thiết lập quan hệ với khách hàng.
Đây là hai quá trình cần được thực hiện một cách song song và kết hợp với nhau một cách hiệu quả, có như vậy chúng mới phát huy được một cách tối đa hiệu quả cũng như những mục đích mà doanh nghiệp hướng tới.
III. Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp trong và ngoài nước thành công trong vấn đề quảng bá thương hiệu sản phẩm.
1. Một số doanh nghiệp thành công trong quảng bá thương hiệu trên thế giới
1.1. Công ty McDonald’s
Công ty này đã thoát khỏi sự sụt giảm doanh số trong suốt 5 năm bằng một chiến dịch quảng bá sản phẩm đánh vào tâm lý thích tự do của lứa tuổi thiếu nhiên. Công ty đã thực hiện một chíên dịch quảng cáo khi họ phát hiện ra những quảng cáo cũ chỉ còn hấp dẫn với trẻ con dưới 8 tuổi trong khi các đứa trẻ lớn hơn một chút lại tỏ ra không mấy hứng thú với các Happy Meals của họ nữa. Trọng tâm chiến dịch của họ xoáy sâu vào câu hỏi, liệu mọi thứ sẽ thay đổi như thế nào nếu chúng ta để cho những đứa trẻ ở độ tuổi 8-13 vẫn đang ngồi trên nhà trường nắm quyền lãnh đạo thế giới? Câu hỏi này đã phản ánh được không những tâm tư mà còn phản ánh nguyện vọng của chúng. Tại các quầy cung cấp nước uống ở nơi công cộng nay phục vụ cả sữa khuấy của hãng McDonad. Bọn trẻ có thể vừa có một buổi học dưới nước về cá voi và sau đó thì có một chuyến đi thực tế ngoài đến hãng McDonald.
1.2. Công ty Timex
Khi nhận ra không thể trụ vững công ty Timex hiểu rằng công ty vừa tiến hành cải tiến sản phẩm với quy mô lớn nhưng lại chưa có một chiến lược quảng cáo phù hợp. Công ty đã tiến hành thay đổi cách chiếu sáng trên mặt đồng hồ, tạo một vầng sáng giúp người đeo có thể nhìn giờ vào ban đêm. Nhưng vấn đề quan trọng là các bóng đèn nhỏ đó vừa xấu lại vừa không đem lại hiệu quả cao. Để quảng cáo cho cải tiến của mình họ đã thông tin đến người tiêu dùng bằng các quảng cáo với nội dung hóm hỉnh. Một quảng cáo trên tivi nói về tình yêu của một con đom đóm với Indiglo Timex. ở quảng cáo khác là hình ảnh thành phố Manhattan chìm trong bóng tối do mất điện sau một cơn bão mạnh. Nhưng ngay sau đó, ánh sáng đã quay trở lại khi nữ thần tự do hồi sinh và dùng ánh sáng của chiếc đồng hồ Indiglo để chiếu sáng cho cả thành phố Newyork. Chiến dịch quảng cáo đã giúp thị phần của công ty Timex tăng từ 25% tới 33%.
2. Một số doanh nghiệp thành công trong quảng bá thương hiệu ở Việt Nam
2.1. Công ty TNHH cửa sổ nhựa Châu Âu (Eurowindow)
Chỉ mới xuất hiện trên thị trường Việt Nam nhưng thương hiệu Eurowindow cũng là tên giao dịch của công ty TNHH cửa sổ nhựa châu Âu đã bắt đầu gây chú ý và tạo được tiếng vang trên thương trường với các loại cửa sổ, cửa ra vào,vách ngăn bằng vật liệu uPVC chất lượng tiêu chuẩn châu Âu. Họ áp dụng chiến lược tiếp thị, quảng bá sâu rộng làm cho người tiêu dùng hiểu rõ chất lượng, tính tiện ích và lợi ích kinh tế lâu dài khi sử dụng cửa từ uPVC. Eurowindow đã xây dựng một hệ thống phòng trưng bày tại các thành phố lớn nhằm giới thiệu trực tiếp sản phẩm tới khách hàng, từng bước thiết lập và hoàn thiện mạng lưới đại lý tại hầu hết các tỉnh, thành trên toàn quốc. Họ đã thiết lập hệ thống phân phối, lựa chọn các đại lý và đào tạo kiến thức về phân phối, lựa chọn các đại lý và đào tạo kiến thức về sản phẩm cũng như phong cách phục vụ chuyên nghiệp, trên cơ sở đó các đại lý có thể phục vụ tốt yêu cầu của khách hàng. Eurowindow còn cung cấp dịch vụ tổng thể cho khách hàng từ việc tư vấn, đo đạc, thiết kế đến lắp đặt và bảo hành. Các sản phẩm của Eurowindow được bảo hành từ 3 đến 10 năm. Tất cả các dịch vụ trên đều được cung cấp miễn phí khi khách hàng sử dụng sản phẩm.
2.2. Công ty sản xuất bánh kẹo Kinh Đô
Từ một xưởng sản xuất bánh kẹo nhỏ, sau 10 năm hoạt động Kinh Đô đã trở thành một công ty lớn mạnh có thương hiệu nổi tiếng với hơn 400 sản phẩm bánh kẹo các loại phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Năm 2002, sản phẩm bánh kẹo của công ty chiếm 14% thị phần của cả nước, riêng Cookie chiếm 45% và Cracker chiếm 52% thị phần do ưu thế công nghệ cao và chất lượng vượt trội. Công ty tiến hành phát triển thương hiệu toàn cầu về cơ bản dựa trên hai góc độ là cá tính và cảm tình. Cá tính thương hiệu ngay từ đầu cũng được xác định là “uy tín chất lượng sản phẩm”. Cá tính thương hiệu sản phẩm đòi hỏi cá tính sáng tạo và định vị cho đẳng cấp thương hiệu. Kinh Đô nhắm tới một thương hiệu trẻ và năng động. Song song với việc xây dựng “ cá tính thương hiệu” là chiến lược xây dựng “cảm tình thương hiệu”. Chiến lược này đầu tiên xuất phát từ tấm lòng của ban giám đốc công ty qua những chương trình ủng hộ các chương trình nhân đạo xã hội, mà dần trở thành chiến lược hoạch định của công ty. Đây là một trong những hành động tạo nên hình ảnh của công ty Kinh Đô dưới mắt người tiêu dùng không chỉ là một nhà sản xuất kinh doanh mà còn là một thương hiệu có tín nhiệm qua cảm tình của khách hàng.
3. Một số bài học kinh nghiệm
Từ những thành công trên ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm
Thứ nhất, việc quảng bá sản phẩm phải được xây dựng một cách bài bản, có chiến lược cụ thể trên cơ sở kết hợp hài hoà giữa quảng cáo và quan hệ công chúng, phải nhận thức được tầm quan trọng và mối quan hệ mật thiết chúng để phát huy được hiệu quả tối đa của hoạt động quảng bá.
Thứ hai, việc quảng bá sản phẩm phải hướng tới một sự độc đáo thông qua việc xây dựng những thương hiệu, những chương trình quảng cáo đặc trưng ấn tượng.
Thứ ba, phải có một hệ thống phân phối, đại lý để có thể phục vụ tốt nhu cầu khách hàng, đưa sản phẩm tiếp cận tới mọi tầng lớp khách hàng.
Thứ tư, quảng cáo phải được tiến hành trên cơ sở nghiên cứu tâm lý của khách hàng, chiến lược quảng cáo phải phù hợp với sản phẩm.
Chương II: Thực trạng vấn đề quảng bá thương hiệu giầy dép trong các doanh nghiệp Việt Nam
I. Thực trạng chung của ngành giầy dép
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, đời sống nhân dân ngày càng cải thiện, nhu cầu thiết yếu về ăn mặc ngày càng nâng cao. Đó là những điều kiện thuận lợi cho phép ngành giầy dép Việt Nam vươn lên chiếm lĩnh thị trường nội địa. Tuy nhiên, có một thực tế phải thừa nhận rằng, trong những năm gần đây, ngành giầy dép còn chưa tập trung khai thác và đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong nước.Theo thống kê của bộ thương mại hàng năm chỉ khoảng 6-8 triệu đôi giầy dép … trong tổng sản lượng 400 triệu đơn vị sản phẩm phục vụ tiêu thụ trong nước và chủ yếu do lực lượng thủ công và các doanh nghiệp tư nhân sản xuất. Thêm vào đó, nhiều chủng loại hàng Trung Quốc, mẫu mã đa dạng, kiểu dáng thời trang được đưa vào thị trường nội địa bằng cách nhập lậu, trốn thuế nên giá thành rẻ hơn rất nhiều. Chính điều này đã làm cho ngành giầy dép Việt Nam gặp nhiều khó khăn và phải cạnh tranh rất gay gắt để tìm chỗ đứng trên thị trường nội địa.
Nói đến ngành giầy dép là nói đến thị trường xuất khẩu. Từ năm 1999, Việt Nam đã đứng thứ 8 trên 10 nước sản xuất đứng đầu thế giới và đứng thứ 5 trong 7 quốc gia sản xuất giầy dép lớn nhất sau Trung Quốc, ấn Độ, Indonesia và Thái Lan. Xuất khẩu giầy dép cũng tăng nhanh chóng đã đưa Việt Nam lên hàng thứ 4 trong 10 nước xuất khẩu dẫn đầu thế giới sau Trung Quốc, Hồng Kông, Italia. Kim ngạch xuất khẩu giầy dép toàn ngành năm 2001 đạt 1,575 tỷ USD.
Tuy nhiên, một thực trạng chung là hầu hết các doanh nghiệp giầy dép Việt Nam đều hoạt động dựa trên các hợp đồng gia công, theo đó phía đối tác nước ngoài thực hiện tất cả các công việc từ cung cấp nguyên liệu đầu vào đến tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Hậu quả là lợi nhuận mà các doanh nghiệp thu được là thấp hơn rất nhiều so với khả năng của các doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức gia công theo đơn đặt hàng nước ngoài, nên công nghệ và thiết bị kỹ thuật phụ thuộc nặng nề vào đối tác nước ngoài, việc cải tiến công nghệ gặp nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp vẫn sản xuất theo kiểu phân tán, chưa tập trung thành những khu công nghiệp lớn nên khả năng sản xuất và cạnh tranh chưa cao.
Thách thức tiếp theo mà các doanh nghiệp giầy dép đang phải đối mặt là nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước chỉ chiếm từ 20- 25%, số còn lại do các đối tác nước ngoài nhập khẩu từ các nước khác làm mất đi tính chủ động trong việc sản xuất và làm tăng giá thành sản phẩm. Bên canh đó là sự yếu kém về trình độ lao động đang là rào cản lớn cho sự đi lên của ngành giầy dép Việt Nam. Hiện nay, lao động trong ngành giầy dép chủ yếu được đào tạo theo kiểu kèm cặp, số lượng công nhân được đào tạo chính quy còn thấp, số cán bộ kỹ thuật được đào tạo chủ yếu ở Đông Âu còn ít và hầu như không được bổ sung thêm.
Cùng với nó là những bất cập trong chính sách thuế đang “níu chân” các doanh nghiệp giầy dép. Sự hỗ trợ về tài chính còn hạn chế và thiếu tính công bằng tạo ra một môi trường cạnh tranh thiếu công bằng trên thị trường.
Hiện nay, xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ đang đặt các doanh nghiệp trước một số thuận lợi nhưng cũng tạo ra khá nhiều thách thức đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những bước đi, chiến lược hiệu quả và lâu dài để có khả năng cạnh tranh cũng như hội nhập với khu vực và thế giới.
II. Thực trạng quảng bá thương hiệu trong các doanh nghiệp giầy dép Việt Nam
1. Những thành tựu đạt được trong thời gian qua
1.1. Những thành tựu đạt được trong hoạt động quảng cáo
Nhiều doanh nghiệp giầy dép Việt Nam đã có những hình thức quảng cáo ấn tượng, hấp dẫn đánh vào tâm lý người tiêu dùng.
Hình thức phương tiện quảng cáo đa dạng và phong phú có thể tiếp cận tới mọi tầng lớp khách hàng. Các loại hình quảng cáo như : quảng cáo qua truyền hình, báo chí, đài phát thanh, quảng cáo qua mạng Internet…
Một số doanh nghiệp giầy dép Việt Nam đã tạo dựng cho mình một thương hiệu riêng trên thị trường trong và ngoài nước, bước đầu đã được người tiêu dùng chấp nhận. Ví dụ: Biti’s , Bitas, Thượng Đình, Vina, Umbro, S&S collection…
Điển hình là công ty Biti’s một công ty hàng đầu trong ngành giầy dép Việt Nam. Công ty Biti’s ra đời cách đây 20 năm từ tổ hợp nhỏ Bình Tiên và Vạn Thành với vài chục công nhân sản xuất sản phẩm cấp thấp. Đến nay công ty Biti’s đã trở thành một nhóm công ty bao gồm 3 công ty thành viên, 3 văn phòng đại diện tại Trung Quốc, 3 trung tâm kinh doanh ( trung tâm kinh doanh Nội Địa và Biên mậu, trung tâm kinh doanh thị trường Trung Quốc , trung tâm thương mại Biti’s Tây Nguyên), cùng 12 chi nhánh và trên 3.500 đại lý. Năng lực sản xuất hiện lên đến 20 triệu đôi/ năm. Trong thời kỳ đổi mới, công ty đã có những bước phát triển mạnh mẽ, giải quyết việc làm cho hơn 6.800 lao động, được nhiều khách hàng đánh giá là một trong số ít doanh nghiệp có môi trường làm việc hợp tiêu chuẩn quốc tế, có chính sách tốt và tạo cuộc sống ổn định cho người lao động. Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2001 đạt 540 tỷ đồng, trong đó tiêu thụ nội địa đạt 398 tỷ đồng, dự kiến doanh thu năm 2002 đạt trên 600 tỷ đồng. Bên cạnh việc phát triển thị trường nội địa, hiện nay, sản phẩm của Biti’s đã có mặt ở 40 nước trên thế giới, 8 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu đạt 139,1 tỷ đồng. Thành quả này là kết quả tất yếu từ một chiến lược phát triển hợp lý. Công ty đã rất thành công trong việc kết hợp các yếu tố marketing hỗn hợp: kết hợp clip quảng cáo “ nâng niu bàn chân Việt” và xây dựng hình tượng mới mang đậm nét truyền thống Việt Nam về thương hiệu Biti’s. Tạo nên một ấn tượng sâu sắc với người tiêu dùng và đặc biệt thể hiện tính dân tộc rất cao tạo nên một sự hấp dẫn cho thương hiệu.
Bên cạnh sự thành công của Biti’s một công ty lớn hàng đầu về giày dép chúng ta ghi nhận sự phát triển mạnh của một doanh nghiệp nhỏ. Năm 1998, công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và sản xuất thời trang ( tên giao dịch tiếng anh là S&S Collection) ra đời mặt hàng sản xuất và kinh doanh giầy dép, thời trang. Năm 2002, mặt hàng giầy dép mang nhãn hiệu S&S Collection đã chính thức thâm nhập thị trường Mỹ sau một số lần tham dự hội chợ xuân hè và thu đông ở New York. Đến nay, hai thị trường xuất khẩu chính của công ty là Nhật và Mỹ.
1.2. Những thành đạt được trong quan hệ công chúng
Để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng các doanh nghiệp giầy dép Việt Nam đã tiến hành nhiều hoạt động nghiên cứu để đưa ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng. Việc phân phối sản phẩm được thực hiện thông qua các đại lý ở mọi nơi để có thể tiếp cận với mọi tầng lớp khách hàng.
Có thể nói Biti’s là công ty điển hình xây dựng chiến lược tiếp thị bài bản và hiệu quả trong ngành giầy dép Việt Nam. Tại thị trường nội địa công ty đầu tư vào tạo mẫu, thường xuyên thu thập thông tin về thị hiếu người tiêu dùng có tính đến các yếu tố đặc trưng của từng vùng. Công ty đã chú trọng xây dựng hệ thống phân phối theo tôn chỉ “ phủ đầy, phủ dầy” nhằm đưa sản phẩm Biti’s đến rộng rãi người tiêu dùng. Trên phạm vi toàn quốc, công ty áp dụng chính sách một giá nên sản phẩm của công ty mua tại bất kỳ nơi đâu đều có giá như nhau, chính điều đó tạo nên một sự tin tưởng tuyệt đối nơi khách hàng.
Một số doanh nghiệp đã có những cách làm chủ động trong việc đáp ứng những nhu cầu của người tiêu dùng như tự thiết kế sản phẩm để bán ra thị trường nước ngoài, tích cực tham gia các hội chợ trong và ngoài nước qua đó tìm kiếm bạn hàng và đối tác. Một điển hình thành công cho cách làm này là công ty TNHH thương mại và sản xuất thời trang (tên giao dịch tiếng Anh là S&S Collection). Mặc dù chỉ là doanh nghiệp nhỏ với trên 50 lao động nhưng công ty đã có một cách làm rất chủ động đó là tự thiết kế và bán sản phẩm ra thị trường nước ngoài, điều mà chưa phải doanh nghiệp lớn nào trong ngành giầy dép cũng làm được. Để có được thành công ngày hôm nay công ty đã tiến hành nhiều chương trình quảng bá sản phẩm, tham dự các hội chợ, truy cập internet vào những tranh Web chuyên ngành để đưa sản phẩm tới người tiêu dùng trên thế giới. Đây là một sự thành công lớn trên cơ sở sự đầu tư thích đáng cho chất lượng sản phẩm cũng như tiếp thị, quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng của công ty. Hiện nay, sản phẩm mang thương hiệu S&S Collection ngày càng có nhiều khách hàng nước ngoài biết tiếng.
Tại Việt Nam, các doanh nghiệp gia công giầy thể thao cho nhiều hãng nổi tiếng trên thế giới đa số là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cho Nike như: Pou chen, Tae Kwang Vina, Chang Shin, hay cho Adidas là Pou Yuen,.. nhưng một loại giầy thể thao khác cũng khá nổi tiếng Umbro thì lại hoàn toàn thuộc về một doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam. Đó là Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Lan Hương. Cho đến bây giờ, niềm mơ ước có được một mặt bằng nhà xưởng rộng rãi và hệ thống dây chuyền đóng giầy hiện đại với nhiều doanh nghiệp vẫn còn là trong giấc mơ thì ở Lan Hương đã thành hiện thực từ năm 2000. Các loại giầy thể thao mang nhãn hiệu Umbro đã được tiêu thụ ở nhiều nước khác nhau thuộc liên minh châu âu ( EU). Thành công trên cũng là thành quả của chiến lược, bước đi đúng đắn trong việc phát triển sản phẩm cũng như hoạt động quảng bá giới thiệu sản phẩm của công ty. Công ty đã trực tiếp gặp gỡ với các đối tác nước ngoài để giới thiệu về sản phẩm của mình không qua trung gian, và bằng chất lượng uy tín bước đầu đã khẳng định được mình, chiếm được cảm tình của một số khách hàng nước ngoài.
Một số doanh nghiệp khác như công ty giày Thượng Đình, công ty Vina Giầy…đều là những doanh nghiệp uy tín trên thị trường giầy dép Việt Nam. Sản phẩm được người tiêu dùng biết đến và chấp nhận, hơn nữa có khả năng cạnh tranh vươn ra thị trường thế giới . ở họ ta thấy những cách thức hoạt động, những hình thức xâm nhập thị trường tìm hiểu tâm lý người tiêu dùng và quảng bá sản phẩm khá là hiệu quả. Như công ty giầy Thượng Đình, họ cho “ra lò” hàng chục mẫu giầy mới. Sản phẩm của công ty chủ yếu phục vụ cho giới trẻ, giới bình dân và tầng lớp sinh viên. Để ra được những sản phẩm mới cho mùa đông phù hợp với người tiêu dùng công ty đã phải tiến hành điều tra, thăm dò thị trường môt cách có hệ thống và chi tiết. Kỹ càng hơn, tại công ty Vina Giầy, sau công đoạn thiết kế tạo mẫu, công ty thường xuyên đưa ra những mẫu mới vào catalogue nhằm trưng cầu ý kiến của người tiêu dùng sau đó mới đưa vào sản xuất hàng loạt.
2. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại
2.1. Những vấn đề còn tồn tại
Bên cạnh những doanh nghiệp thành công lớn có thương hiệu và sản phẩm được nhiều người tiêu dùng biết đến thì nhìn chung sự phát triển của các doanh nghiệp giầy dép Việt Nam chưa tương xứng với tiềm lực sẵn có. Các doanh nghiệp giầy dép Việt Nam chưa có một chiến lược tiếp thị toàn diện. Chính vì vậy tuy đứng thứ tư về xuất khẩu giầy dép trên thế giới nhưng hầu như người mua chưa bao giờ nhìn thấy giầy dép Việt Nam. Một số ít có nhìn thấy giầy dép Việt Nam nhưng lại chưa có ý định mua vì chưa biết tiếng sản phẩm Việt Nam. Có nhiều đại lý bán hàng của nước ngoài thậm chí chưa bao giờ tiếp xúc trực tiếp với một nhà sản xuất Việt Nam.Hầu hết các doanh nghiệp giầy dép Việt Nam đều sản xuất giầy dép dưới hìnhthức chủ yếu là gia công cho các doanh nghiệp nước ngoài nên hầu như các doanh nghiệp chưa có cho mình một thương hiệu thật sự mà toàn núp bóng nhãn hiệu nước ngoài nên hoạt động quảng bá chưa thể phát huy được hiệu quả cũng như vai trò của nó.
Rất nhiều doanh nghiệp không chú trọng đầu tư cho việc quảng bá sản phẩm dẫn đến nhiều sản phẩm tuy có chất lượng cao nhưng người tiêu dùng lại ít biết đến do họ chưa được giới thiệu về sản phẩm cũng như doanh nghiệp.
Một vấn đề nổi bật là các doanh nghiệp giầy dép Việt Nam có thể cạnh tranh được khá tốt về mặt chất lượng hàng hoá nhưng về thương hiệu thì kém xa các thương hiệu nước ngoài.
Nhiều doanh nghiệp bị hạn chế về mặt kinh phí nên việc quảng bá sản phẩm chưa đạt được hiệu quả. Song song với việc kinh phí đầu tư cho hoạt động quảng bá thương hiệu còn nhiều hạn chế thì lại xuất hiện nhiều doanh nghiệp mặc dù kinh phí giành cho hoạt động quảng bá sản phẩm rất tốn kém nhưng chưa thật sự mang lại hiệu quả. Đây là tình trạng mà rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang mắc phải chứ không chỉ riêng ngành giầy dép Việt Nam.
Các doanh nghiệp giầy dép Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp với quy mô sản xuất nhỏ, lẻ, phân tán thiếu sự tập trung thống nhất.Vì vậy, việc quảng bá sản phẩm không những bị hạn chế về mặt kinh phí mà còn thiếu đồng bộ thống nhất nên chưa có được sự thuyết phục cũng như tin tưởng từ phía khách hàng.
Đặc biệt với vấn đề xuất khẩu ra thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp giầy dép Việt Nam lại càng tồn tại nhiều vướng mắc. Chúng ta đều phải tiến hành việc xuất khẩu hàng hoá qua trung gian nên bị phụ thuộc và chưa có được hiệu quả thực sự.
2.2. Nguyên nhân của những tồn tại
Những tồn tại trên xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu sau:
2.2.1. Nguyên nhân khách quan
Những vướng mắc nhất mà nhiều doanh nghiệp phản ánh đó là chế độ của nhà nước dành các khoản kinh phí cho doanh nghiệp sử dụng trong tiếp thị, quảng cáo, khuyến mại để khuếch trương thương hiệu còn quá thấp. Đây là một vướng mắc lớn mà các doanh nghiệp gặp phải khi tiến hành hoạt động quảng bá sản phẩm.
Một vấn đề nữa cũng đang đè nặng lên vai các doanh nghiệp là hiện nay, các chi phí dịch vụ thuê ngoài về quảng cáo, tư vấn, xây dựng thương hiệu thường là rất cao trong khi các doanh nghiệp giầy dép Việt Nam chỉ là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Họ bị hạn chế về khả năng tài chính (vốn ít), do đó khó có thể thực hiện các chương trình xây dựng quảng bá thương hiệu có quy mô, hiệu quả lâu dài. Một bằng chứng cụ thể là để xây dựng một đoạn phim quảng cáo truyền hình thời lượng 30 giây, các doanh nghiệp phải chi phí mât 10.000 USD. Còn mỗi lần phát truyền hình phải chi phí hơn chục triệu đồng. Như vậy, để quảng cáo cho mặt hàng của mình trong một thời gian ngắn các doanh nghiệp phải tốn hàng tỷ đồng. Chính chi phí cao đã khiến nhiều doanh nghiệp phải hạn chế tối đa chi phí giành cho hoạt động quảng bá nên chưa phát huy được hiệu quả thực sự.
Ngoài ra những vướng mắc trong thủ tục xuất nhập khẩu cũng như trong giao dịch với các bạn hàng người nước ngoài xuất phát từ những chính sách cơ chế của nhà nước cũng là một trở ngại lớn cho các doanh nghiệp.
Nhà nước chưa có sự hỗ trợ cần thiết cho các doanh nghiệp đặc biệt trong việc tiếp cận với các doanh nghiệp nước ngoài thông qua các tổ chức hỗ trợ thương mại. Vì vậy, các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự có được các mối quan hệ trực tiếp với các doanh nghiệp nước ngoài mà vẫn phải qua các trung gian nên bị phụ thuộc và chưa mang lại hiệu quả thực sự.
2.2.2. Nguyên nhân chủ quan
Nhiều doanh nghiệp chưa chú trọng và cũng chưa nhận thức được vai trò quan trọng của quảng bá sản phẩm. Họ cho rằng để sản phẩm chiếm lĩnh được lòng tin
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35670.doc