PHỤ LỤC.
Trang.
Phần1:Lời nói đầu. 1
Phần2:Nội dung
I. Lý luận chung về đầu tư và nguồn vốn FDI. 2
1. Vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư. 2
2. Các hình thức đầu tư. 5
3. Khái quát về nguồn vốn FDI. 5
4. Cơ sở pháp lý của đầu tư trực tiếp nước ngoài. 9
5. Các dự án và địa bàn được khuyến khích đầu tư. 10
6. Một số xu hướng vận động chủ yếu của ĐTNN. 11
II.Thực trạng của hoạt động ĐTTTNN tại. 13
1. Đánh giá chung. 13
2. Thực trạng theo cơ cấu nguồn vốn FDI. 14
3. Những kết quả đạt được và hạn chế trong quá trình thực
hiện ĐTTTNNtại Việt Nam thời gian qua. 17
4. Những thuận lợi và khó khăn trong thu hút và sử dụng vốn FDI. 20
5. Bài học về vận động và thu hút vốn FDI trong thời gian qua 22
6. Xu thế vận động của dòng FDI tại Việt Nam. 23
III.Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn FDI
giai đoạn 2001-2005. 24
1. Mục tiêu tổng quát của kế hoạch 2001-2005. 24
2. Các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 2001-2005 25
3. Định hướng thu hút đầu tư 25
4. Những giải pháp chủ yếu nhằm thu hút nguồn vốn FDI
trong giai đoạn 2001-2005 25
Phần3: Kết luận 35
36 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1438 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp chủ yếu tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam thời kỳ 2001-2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
việc ký kết các hiệp định đầu tư đa phương và song phương.
Dòng FDI chịu sự chi phối của các tập đoàn xuyên quốc gia.
Các tập đoàn xuyên quốc gia là nguồn cung cấp vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý chính trong đầu tư quốc tế.
Nếu như năm 1990 có khoảng 37000 tập đoàn loại này với khoảng 170000 chi nhánh và cơ sở nước ngoài thì 1995 đã có khoảng 39000 tập đoàn với khoảng 270000 chi nhánh và cơ sở nước ngoài nắm giữ 2700 tỷ USD FDI tương ứng 10% GDP thế giới, mặt khác đa số các tập đoàn xuyên quốc gia ở các nước LDCs hầu hết tập trung ở Châu á.
Bên cạnh đó, với sự tác động của cách mạng khoa học công nghệ, các tập đoàn xuyên quốc gia giờ đây đang chịu sự cạnh tranh đáng kể của các hãng có quy mô vừa và nhỏ trên toàn cầu, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ mà biểu hiện rõ nhất là dịch vụ thông tin.
Dòng vốn FDI trong sự vận động của quá trình toàn cầu hoá.
Một xu hướng lâu dài là vốn đầu tư sẽ được luân chuyển chủ yếu giữa các nước phát triển. Tuy nhiên, cùng với sự lớn mạnh của các tập đoàn xuyên quốc gia ở LDCs và tác động của quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới đang có những biến đổi theo xu hướng tăng dần quy mô và tốc độ vốn đầu tư vào LDCs, trong đó các LDCs khu vực Châu á - Thái Bình Dương nổi lên là khu vực thu hút nhiều vốn đầu tư vào nhất. (Ví dụ năm 1990 chiếm 46%, năm 1995 chiếm 62% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào LDCs ).
Ngoài ra xu hướng vận động của đầu tư trực tiếp nước ngoài còn chịu ảnh hưởng bởi:
Mối quan hệ giữa thu hút đầu tư vào trong nước với đầu tư ra nước ngoài và sự xuất hiện các chủ đầu tư trên thế giới.
Lĩnh vực đầu tư: Xu hướng chung của thế giới là chuyển từ việc khai thác các nguồn tự nhiên sang công nghiệp chế tạo và dịch vụ.
Đầu tư với hiệu quả xã hội: vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay được xem xét dưới góc độ hiệu quả kinh tế xã hội.
Quy mô đầu tư tăng.
Tính cạnh tranh giữa các bên đối tác.
Tính không đồng đều trong phân bổ, lưu chuyển luồng vốn.
Tính quốc tế hoá và tính cục bộ.
Các nước tham gia hai quá trình tiếp nhận đầu tư và đầu tư.
Tính linh hoạt trong dòng vốn FDI ngày càng cao.
Xu hướng chuyển đổi cơ cấu đầu tư.
Thực trạng của hoạt động ĐTTTNN tại việt nam.
Đánh giá chung.
Trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã nêu lên thành phần kinh tế mới – kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài . Điều này có ý nghĩa rất to lớn và khẳng định vai trò của thành phần kinh tế này đối với nền kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Theo Bộ kế hoạch và Đầu tư tính đến 26/12/2001 trên địa bàn cả nước có 460 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép đầu tư với tổng số vôns đăng ký đạt tới 2436 triệu USD, vốn pháp định 1180 triệu USD, chiếm 48,4% tổng vốn đầu tư nước ngoài. So với năm 2000, đầu tư , vốn đăng ký cấp mới tăng 22,6%, số dự án tăng 26%.
Bảng 1. ĐTTTNN tại Việt Nam từ 1988-2001
Năm
Số
Dự án
Vốn đăng ký
(triệu USD)
Vốn thực tiếp
(triệu USD)
Quy mô dự án
(triệu USD)
1988
37
366
-
9.9
1989
70
539
-
7.7
1990
106
677
-
6.4
1991
149
1294
213
8.7
1992
195
2036
391
10.4
1993
273
2652
1099
9.7
1994
371
4071
1946
11.0
1995
412
6616
2671
16.1
1996
368
8640
2646
23.5
1997
331
4511
3250
13.6
1998
275
3596
1900
13.1
1999
308
1566
1519
5.1
2000
344
1973
2228
5.7
2001
460
2436
Tổng
3699
40976
Từ số liệu ở bảng 1 cho thấy.
Từ năm 1988-1999 ĐTTTNN ở Việt Nam tăng khá, số dự án đăng ký tăng bình quân 31,5% năm, vốn đăng ký tăng 45% / năm. Đặc biệt riêng năm 1995 có tốc độ phát triển rất cao 173.43% hoặc tăng 73.43% so với năm 1994 và năm 1996 có lượng vốn tăng vọt lên 8640 triệu USD vói tốc tộ tăng trưởng so với năm 1995 là 130.11%.
Tuy nhiên , đến năm 1996, do tốc độ phát triển của nền kinh tế quốc nội có phần chậm lại cùng với cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, FDI đã bắt đầu chựng lại và suy giảm; nhất là năm 1999 thì xu hướng nđó giảm rõ rệt hơn. Năm 2000 tình hình có phần khả quan hơn, số dự án đăng ký tăng 11% và vốn đăng ký tăng 26%. Sự phục hồi bước đầu của ĐTNN vào Việt Nam là dấu hiệu đáng mừng trong bối cảnh đầu tư vào các nước ASEAN vẫn đang giảm sút. Kết quả này có được một phần là nhờ những tác độngtích cực của giải pháp cải thiện môi trường ĐTNN của Nhà nước Việt Nam trong thời gian gần đây. Đặc biệt là những cải thiện về môi thường pháp lý kinh doanh cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Cũng từ bảng trên cho thấy ; việc góp vốn và triển khai dự án là khá tích cực.Tính đến ngày 31/12/1999, tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký là42%. Nếu so với các nứơc trong khu vực (con số này dao động từ 30-40%) thì tỷ lệ góp vốn của Việt Nam ta thuộc loại cao.
Xét về quy mô dự án thì quy mô dự án ĐTTTNN ở Việt Nam không lớn- trung bình 12,6 triệu USD/dự án. Đặc biệt trong năm 1999 quy mô bình quân một dự án quá nhỏ, 5,1 triệu USD/dự án, thấp nhất trong 12 năm trước đó, năm 2000 có phần khả quan hơn, đạt-5,7 triệu USD/dự án.
Thực trạng theo cơ cấu nguồn vốn FDI.
Cơ cấu đầu tư theo ngành.
Phân tích cơ cấu đầu tư theo ngành cho thấy các dự án ĐTTTNN đã có mặt ở hầu khắp ở mọi ngành kinh tế quốc dân và đang có sự chuyển dịch cho phù hợp với yêu cầu của công cuộc CNH, HĐH đất nước. Nếu giai đoạn đầu các dự án đầu tư chủ yếu tập trung vào xây dựng khách sạn, nhà hàng, văn phòmg cho thuê, thì ngày nay chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp, cụ thể tính chung cho giai đoạn 1988-1999: cộng nghiệp nặng – 16,7%; công nghiệp dầu khí _8,3%; công nghiệp nhẹ –10,56%; công nghiệp thực phẩm –9,14%.... Cơ cấu đầu tư theo ngành có thể coi là thích hợp.
Các dự án đầu tư vào ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất cả về số lượng dự án lẫn vốn đầu tư, tiếp đến là các lĩnh vực khách sạn, du lịch và dịch vụ.Các ngành nông lâm nghiệp có số dự án lớn nhưng vốn thấp hơn (chứng tỏ quy mô dự án ở lĩnh vực naỳ tương đối nhỏ).
Bảng 2:Cơ cấu dự án đầu tư nước ngoài theo ngành:
Ngành
Số dự án
Vốn đăng ký(%)
1- Nông nghiệp
10.6
3.59
2- Thuỷ sản
3.6
0.96
3- Công nghiệp
48.6
37.78
4- Xây dựng
10.3
12.37
5- Khách sạn, du lịch
7.8
13.13
6- Giao thông vận tải, bưu điện
5.3
9.23
7- Tài chính, ngân hàng
1.1
0.54
8- Văn hoá, y tế giáo dục
3.3
1.27
9- Các ngành dịch vụ khác
9.4
21.13
Tổng
100
100
Vốn đầu tư vào các ngành như trên đã biểu hiện phù hợp các chỉ số của cơ cấu kinh tế hiện đại. CNH: Công nghiệp- dịch vụ- nông nghiệp. Tuy vậy, trong điều kiện ở giai đoạn đầu tiến hành CNH- HĐH và với đặc trưng của nền kinh tế trong đó nông nghiệp nhiệt đới đang là một trong những thế mạnh của Việt Nam thì tình hình thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này như hiện nay là còn khoảng cách tương đối xa so với yêu cầu mong muốn mà chúng ta đặt ra. Sở dĩ như vậy là đối với Việt Nam, nông nghiệp đang là một trong những lĩnh vực tiềm năng mà chúng ta chưa có điều kiện khai thác. Và, từ đặc điểm phân bố dân cư, lao động, việc làm như hiện nay thì sự thành công trong phát triển nông thôn, nông nghiệp cũng tức là tạo ra được việc làm và thu nhập cho số lao động cũng như tác động làm chuyển biến đáng kể đến sản xuất và đời sống của đa số nhân dân Việt Nam.
Cơ cấu đầu tư theo vùng.
Với mong muốn hoạt động ĐTTTNN góp phần làm chuyển dịch cơ cấu giữa các vùng kinh tế, nên Chính phủ ta đã có những chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với các dự án đầu tư vào “ những vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn, miền níu, vùng sâu, vùng xa”. Tuy nhiên, cho đến nay vốn nước ngoài vẫn được đầu tư tập trung chủ yếu vào một số địa bàn có điều kiện thuận lợi về kết cấu hạ tầng và môi trường kinh tế- xã hội. Vốn đầu tư vào các vùng (1988-1999) được xếp theo thứ tự như sau.
Bảng 3: Cơ cấu đầu tư theo vùng (%)
1- Đông Nam Bộ
53.13
5- Đồng bằng sông Cửu Long
2.46
2- Đồng bằng sông Hồng
29.6
6- Bắc Trung Bộ
2.38
3- Duyên hải Nam Trung Bộ
7.64
7- Tây Nguyên
0.16
4- Đông Bắc
4.46
8- Tây Bắc
0.15
Cùng trong thời kỳ này nếu như hai thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM đã chiếm tới hơn nửa (50,3%) tổng số vốn đầu tư nước ngoài của cả nước thì 10 địa phương có điều kiện thuận lợi cũng chiếm tới 87,8%.
Số liệu trên cũng phần nào nói nên rằng vấn đề thu hút ĐTNN theo vùng lãnh thổ để kết hợp hoạt động này với việc khai thác các tiềm năng trong nước đạt kết quả chưa cao. Như vậy, đây cũng là một trong những vấn đề rất cần được chú ý điều chỉnh hoạt động của chúng ta trong thơì gian tới đối với lĩnh vực này.
Cơ cấu theo hình thức đầu tư:
Liên doanh hiện nay là hình thức phổ biến nhất của ĐTTTNN tại Việt Nam. Hình thức này đang chiếm tới khoảng 61% số dự án và 70% vốn đăng ký. Sở dĩ như vậy là do thời kỳ đầu, các thủ tục để triển khai thực hiện dự án còn đòi hỏi nhiều giấy tờ, lại phải thông qua nhiều khâu, nhiều nấc, và rất phức tạp. Trong hoàn cảnh như vậy, đa số các nhà đầu tư thích lựa chọn hình thức liên doanh để bên Việt Nam đứng ra lo các thủ tục pháp lý cho sự hoạt động của doanh nghiệp hiệu quả hơn.
Sau một thời gian hoạt động trong môi trường đầu tư ở Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư Châu á có điều kiện hiểu biết hơn về pháp luật, chính sách, phong tục tập quán và cách thức hd kd ở Việt Nam. Sự am hiểu của các nhà đầu tư được tăng lên trong điều kiện các thủ tục cấp giấy phép của Việt Nam đang từng bước được cải tiến theo hướng ngày càng đơn giản hơn trước... Do đó, số dự án ĐTTTNN vào Việt Nam theo hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đang ngày càng có xu hướng tăng lên cả tuyệt đối lẫn tương đối. Nếu thời kỳ đầu chỉ có 10% số dự án và vốn đăng ký hd theo hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thì đến nay con số đó đã lên tới 30% số dự án và 20% vốn đăng ký.
Hình thức hợp đồng hợp tác kd đến nay chỉ chiếm 7,1% số dự án và 10% số vốn đầu tư, chủ yếu trong các lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí và dịch vụ viễn thông.
Từ năm 1993, Việt Nam bắt đầu áp dụng hình thức “ hợp đồng xây dựng- kd- chuyển giao” (BOT), và cho đến nay đã có 4 dự án ĐTNN được thực hiện theo hình thức này với số vốn dăng ký gần 900 triệu USD.
Những kết quả đạt được và hạn chế trong quá trình thực hiện ĐTTTNN tại Việt Nam thời gian qua.
Những thành tựu đạt được.
ĐTNN đã trở thành một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế và đã có những đóng góp rất tích cực cho quá trình phát triển kinh tế –xã hội của nước ta .
Cụ thể.
ĐTTTNN đã góp nguồn vốn quan trọng cho công nghiệp phát triển kinh tế đất nước.
Bảng 4: Tổng vốn đầu tư xã hội(tỷ đồng)
1995
1996
1997
1998
1999
ước 2000
Tổng
68017.8
79367.4
96870.4
96100
103900
121000
1, Vốn Nhà nước
26074.8
35894.4
16570.4
51600
61000
71200
2, vốn ngoài QD
20000.0
20773.0
20000.0
20500
21000
29000
3, Vốn FDI
22000.0
22700.0
30300.0
24300
18900
20800
(Nguồn thời báo kinh tế1999-2000).
Bảng 4 cho thấy : Vốn ĐTNN là một trong ba nguồn vốn đầu tư xã hội và chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư, năm 1995 chiếm 32%; 1996-28%; 1997-31%; 1998- 25%;1999-18%;năm 2000 ước đạt 16,8% tổng vốn đầu tư xã hội.
Tỷ lệ đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong GDP tăng dần qua các năm.
Khu vực có vốn ĐTnnđã có những đóng góp đáng kể cho ngân sách Nhà nước. Từ nă3m 1988 đến hết năm 2000, kinh tế có vốn ĐTNN đã đóng góp cho ngân sách Nhà nước khoảng 1,8 tỷ USD.
ĐTTTNN chuyển giao các công nghệ hiện đại, tạo môi trường cạnh tranh, góp phần phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất:
Cùng với hoạt động đầu tư trực tiếp, các nhà đầu tư nước ngoài đã tiến hành chuyển giao công nghệ. Nhiều công nghệ mới đã nhập vào nứoc ta. Để đạt năng suất , chất lượng và hiệu quả cao thì máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại không thôi chưa đủ ,mà phải có những con người sử dụng những thiết bị đó. Vì thế các nhà đtnn, trong quá trình đầu tư rất quan tâm đến việc tham gia đào tạo, nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn cho người Việt Nam, kể cả lao động trực tiếp lẫn đội ngũ quản lý.
ĐTTTNN góp phần giải quyết việc làm cho người lao động; tăng thu nhập cho dân. Tính đến hết năm 2000, khu vực ĐTTTNN đã thu hút khoảng 350 lao động Việt Nam, nếu tính cả lao động gián tiếp có thể lên đến 400000 người. Đồng thời, ĐTTTNN cũng góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề có khả năng tiếp thu và sử dụng công nghệ tiên tiến, với mức lương trung bình 70 USD/tháng, thu nhập của người lao độmg trong khu vực này lên tới 300 triệu USD/năm.
ĐTTTNN góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện dại hoá.
Trong năm 2000, 21% vốn đăng ký tập trung lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. ĐTNN đã có những đóng góp đáng kể vào công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta.
ĐTTTNN góp phần mở rộng quan hệ kinh tế quúc tế thông qua đóng góp phần mở rộng thị trường của Việt Nam.
ĐTTTNN góp phần đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ, lành mạnh cán cân thương mại.
ĐTNN góp phần thay đổi bộ mặt đất nước, đặc biệt là các thành phố: Hà Nội, TPHCM và nâng cấp cơ sở hạ tầng.
ĐTTTNN cung cấp kinh nghiệm, tạo nên động lực giúp các doanh nghiệp Việt Nam mạnh dạn đầu tư ra nước ngoài. Cho đến năm 2001 dã có 41 dự án Việt Nam đầu tư ra nước ngoài tại 12 nước và vùng lãnh thổ với vốn đăng ký 40 triệu USD.
Chính nhờ việc phải không ngừng hoàn thiện môi trường đầu tư để tăng cường thu hút ĐTNN, nên luật pháp Việt Nam được hoàn thiện dần từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập.
Những mặt hạn chế.
Bên cạnh những thành tựu những đóng góp to lớn của ĐTTTNN như đã trình bày ở trên, hoạt động ĐTNN cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém.Cụ thể:
Nguồn vốn FDI của nước ngoài vào Việt Nam trong 3 năm gần đây liên tục giảm sút cả về số vốn lẫn tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư xã hội.
Cơ cấu đầu tư tuy có nhiều cải thiện tích cực nhưng vẫn còn nhiều điều bất hợp lý. Như vốn đầu tư vẫn chủ yếu tập trung vào những vùng kinh tế trọng điểm; về đối tác nước ngoài gần 70% vốn ĐTTTTNN là từ các nước châu á, vốn từ các nước có tiềm lực như Mỹ, Tây âu vẫn còn rất hạn chế, về hình thức đầu tư đang có sự chuyển mạnh qua hình thức 100% vốn nước ngoài.
Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn FDI thấp, số doanh nghiệp khai lỗ ngày càng tăng. Nhà nước chưa quản lý được các doanh nghiệp có vốn ĐTNN.
Còn có nhiều hạn chế trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ: có những công nghệ chuyển giao đã cũ kỹ, lạc hậu, hoạt động kém hiệu quả; công nghệ được chuyển giao không đồng bộ và đánh giá không đúng... từ đó dẫn đến sản phẩm làm ra có tính cạnh tranh chưa cao và còn gây ô nhiễm môi trường.
Những hạn chế về chính trị-xã hội-văn hoá do ĐTTTNN gây ra.
Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động thu hút và sử dụng vốn FDI.
Những thuận lợi:
- Thuận lợi về kinh tế chính trị tài nguyên thiên nhiên.
Việt Nam là một nước đông dân (Thứ 2 ở Đông Nam á), có trình độ giáo dục cao và điều kiện về phúc lợi xã hội, chăm sóc y tế là tốt nhất trong các các nước có cùng trình độ phát triển, trong những năm gần đây Việt Nam có tiến độ tăng trưởng khá cao, nếu cứ giữ được tiến độ này thi Việt Nam có thể đẩy nhanh tốc độ tăng thu nhập của nhân dân, tăng sức mua khi đó Việt Nam coi như là một thị trường có sức tiêu thụ hàng hoá lớn Việt Nam có nhiều tiềm năng về lao động, đất đai và tài nguyên khoáng sản cùng với sự ổn định về chính trị, ổn định về kinh tế vĩ mô và việc thực thi chính sách mở của Việt Nam đã trở thành một địa chỉ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
Về vị trí địa lý.
Việt Nam nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam á có các điều kiện thuận lợi về giao thông và là vị trí quan trọng tầm chiến lược về phát triển kinh tế cũng như an ninh của khu vực.
- Sự phát triển nhanh chóng của tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trên thế giới đã tạo điều kiện thuận lợi và lôi kéo các nước tham gia ngày càng mmm vào quỹ đạo của sự phát triển đặc biệt là khu vực Châu á đang nổi lên làn sóng phát triển công nghệ kỹ thuật và Việt Nam đang được cuốn theo làn sóng ấy.
Tiềm năng sản xuất nông nghiệp của Việt Nam là rất lớn (sản xuất nông nghiệp chiếm 1/3 GDP).
Những khó khăn trong hoạt động thu hút FDI ở Việt Nam.
- Mức độ rủi ro tương đối cao so với các nước khác trong khu vực do tình trạng kém hoàn thiện của môi trường pháp lý sự yếu kém về hệ thống ngân hàng - tài chính, sự eo hep về huy động vốn trong nước, trình độ kinh doanh thấp của các nhà doanh nghiệp Việt Nam, và tình trạng lạc hậu về cơ sở hạ tầng.
- Mức độ cạnh tranh cao hơn trên thị trường tài chính quốc tế đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước trong khu vực trong đó có nhiều nước có lợi thế hơn hẳn Việt Nam (Trung Quốc).
- Lực lượng lao động chủ yếu chưa qua đào tạo không đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài.
- Thách thức nữa với nền kinh tế Việt Nam nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng đó là vấn đề nợ nước ngoài. Tính đến 1992 chỉ số nợ GDP Việt Nam là 120%.
- Việc tham gia vào AFTA góp phần làm tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, nhưng lại có thể là một trở ngại cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của các công ty xuyên quốc gia. Do một động cơ thúc đẩy các công ty xuyên quốc gia đầu tư vào LDCs là do độc quyền chiếm lĩnh thị trường để có thể thu lợi nhuận độc quyền cao. Nhờ có hàng rào thuế quan mà các công ty xuyên quốc gia không vấp phải đối thủ cạnh tranh khi tham gia AFTA. Việt Nam sẽ thực hiện cắt giảm thuế quan như vậy nền kinh tế sẽ không còn hàng rào bảo hộ mậu dịch che chắn điêù đó sẽ làm giảm thậm chí loại bỏ quyền lực độc quyền của các công ty xuyên quốc gia đang đầu tư và sẽ đầu tư ở Việt Nam chắc chắn sẽ làm giảm động cơ đầu tư của các công ty xuyên quốc gia triển vọng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong những năm tới là rất sáng sủa, nhưng bên cạnh những thuận lợi to lớn cũng có không ít thách thức mà Việt Nam phải đối mặt. Mức độ thành công trong việc thực hiện chiến lược thu hút vốn đầu tư nước ngoài sẽ tuỳ thuộc vào năng lực chủ quan của chúng ta để hiện thực hoá những lợi thế tiềm năng và vượt qua thách thức. Trong cuộc cạnh tranh để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội chúng ta hành động theo phương châm “ai nhanh thì sẽ thắng, còn chậm thì chẳng bao giờ”
Những rủi ro thường gặp trong quá trình triển khai các dự án FDI tại Việt Nam.
Các rủi ro ở mức độ thấp làm cho các dự án FDI phải tạm ngừng triển khai.
Các rủi ro ở mức độ trung bình làm cho các dự án phải chuyển đổi hình thức đầu tư so với cam kết ban đầu.
Các rủi ro ở mức độ cao làm cho các dự án bị giải thể trước thời hạn.
Những vấn đề bức xúc đặt ra trên đây buộc chúng ta phải có những giải pháp đồng bộ và hữu hiệu thì mới đạt được những mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong chặng tiếp theo của tiến trình phát triển kinh tế.
Bài học về vận động và thu hút vốn FDI trong thời gian qua.
Để thu hút được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, trước hết phải có phương pháp tiếp cận, phân loại đối tác để lựa chọn đối tác có tiềm năng, có uy tín. Thời gian qua đã có những cư hội tốt để thực hiện điều đó, vì đã có nhiều tập đoàn và công ty có tên tuổi trên thế giới vào VIệT NAM tìm hiểu khả năng đầu tư. Đáng tiếc rằng, cơ chế nhiều đầu mối trong giao dịch tiếp xúc với bên ngoài và sự yếu kém của hệ thống quản lý và truyền đạt thông tin, đã làm hạn chế kết quả thăm dò để hiểu rõ được các đối tác, và kịp thời thiết lập các mối quan hệ thường xuyên với họ. VN cũng chưa xây dựng được một hệ thống thông tin ở bên ngoài để nghiên cứu các đối tác.
còn ở trong nước, thiếu sự chuẩn bị một cách kỹ lưỡng danh mục các dự án ưu tiên gọi vốn đầu tư nước ngoài. Như phần trên dẫ trình bày, do các địa phương và các ngành chưa có quy hoạch về các dự án hợp tác đầu tư trực tiếp với nước ngoài, nên danh mục các dự án đưa ra gọi vốn trực tiếp của nước ngoài nhiều khi chưa được sự nhất trí cao trong nội bộ VN. Có thể do chưa thấy hết tầm quan trọng của công tác này, có địa phương, có ngành còn đưa ra các dự án chưa được tính toán và chuẩn bị kỹ, số liệu không đầy đủ. Điều này đã gây khó khăn cho quá trình vận động đầu tư, giới thiệu dự án và đàm phán cụ thể, làm giảm sức hấp dẫn của các danh mục dự án đã ban hành. Trong những năm gần đây, công tác chuẩn bị xây dựng danh mục dự án chuẩn bị gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có tiêns bộ, phần nào khắc phục được các tồn tại trên. Tuy nhiên, việc xây dựng danh mục các dự án ưu tiên phải phù hợp với quy hoạch của địa phương và ngành, phù hợp với các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế vẫn cần được quan tâm thích đáng hơn trong thời gian tới.
Xu thế vận động của dòng FDI tại Việt Nam.
Khu vực FDI những năm vừa qua đã góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Trong bối cảnh biến độngcủa nền kinh tế khu vực và thế giới thời gian qua, Việt Nam cũng tích cực cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút nhiều hơn nữa vốn FDI. Tuy nhiên, trong tổng thể cân đối trung của nền kinh tế Việt Nam vẫn xác định rõ vai trò của vốn trong nước là chủ đạo, đồng thời nhấn mạnh của vốn FDI. Luồng vốn FDI vào Việt Nam nhằm tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, nhưng không vì thế mà bóp nghẹt sản xuất trong nước, hướng các doanh nghiệp có vốn FDI vào sx hàng xuất khẩu và hàng thay thế hàng nhập khẩu, các công trình đòi hỏi vốn lớn và công nghệ cao, cũng như những lĩnh vực mà nền kinh tế còn yếu kém. Đó là mong muốn từ phía Việt Nam khi thu hút vốn FDI, nhưng việc đồng vốn này vào Việt Nam theo chiều hướng nào lại phụ thuộc rất nhiều vào nhà đầu tư và xu thế vận động chung của nền kinh tế thế giới, vào sự vận động của FDI toàn cầu cũng như trong khu vực.
Sự vận động của dòng vốn FDI tại Việt Nam chủ yếu mang tính tự phát, bởi vì chúng ta chưa có quy hoạch đầy đủ và tổng thể về việc xúc tiến và gọi vốn FDI vào Việt Nam ( trù dự án xuất khẩu 100 hoặc chủ yếu xuất khẩu). Khi đầu tư vào Việt Nam, các chủ đầu tư của các dự án FDI vẫn phải xin tỷ lệ nội tiêu và ngoại tiêu trong khi các doanh nghiệp trong nước không bị điều chỉnh bởi quy chế này. Đây cũng là một vấn đề nhạy cảm vì chúng ta cần bảo hộ sx trong nước, cho nên không nên vội vàng giả thể ngay các doanh nghiệp trong nước mà sản phẩm vẫn có thị trường tiêu thụ, làm ăn không thua lỗ.
Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn FDI giai đoạn 2001-2005.
Mục tiêu tổng quát của kế hoạch 2001-2005.
Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng đẩy mạnh CNH-HĐH. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Mở rộng kinh tế đối ngoại. Tạo chuyển biến mạnh về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát huy nhân tố con người. Tạo nhiều việc làm; cơ bản xoá đói giảm nghèo, đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Tiếp tục tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế; xã hội; hình thành một bước quan trọng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia.
Các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 2001-2005
Nhịp độ tăng trưởng GDP hàng năm là 7,5%.
Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP đến năm 2005 dự kiến: Tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp 20-21%; tỷ trọng công nghiệp và xây dựng 38-39%, tỷ trọng các ngành dịch vụ 40-42%; giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4,8%/năm; giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng 13,1%/năm; giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng 7,5%/năm.
Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 14-16%/năm.
Giảm tỷ lệ sinh bình quân hàng năm 0,05%; tốc đọ tăng dân số vào năm 2005 khoảng 1,2%.
Giải quyết thêm việc làm cho khoảng 7,5 triệu lao động, bình quân 1,5 triệu lao động/năm; nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 30% vào năm 2005.
Tỷ lệ trẻ em trong đọ tuổi đi học cơ sở đi học đạt 80%; trong độ tuổi trung học phổ thông đi học đạt 45% vào năm 2005.
Cơ bản xoá đói, giảm nghèo xuống còn 10% vào năm 2005.
Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn 22-25%; đáp ứng 40% nhu cầu thuốc chữa bệnh được sản xuất trong nước; nâng tuổi thọ bình quân vào năm 2005 lên 70 tuổi.
Cung cấp nước sạch cho 60% dân số nông thôn.
Định hướng thu hút đầu tư
Đẩy mạnh thu hút FDI khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến, các ngành công nghệ cao, vật liệu mới, điện tử, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và các ngành Việt Nam có lợi thế, gắn với công nghiệp hiện đại và tạo việc làm. Tập trung thu hút FDI vào các đề án xây dựng khu kinh tế mở để đưa vào kế hoạch 5 năm - Dự kiến thu hút FDI trong 5 năm tới (2001 - 2005) là 9 - 10 tỷ USD.
Những giải pháp chủ yếu nhằm thu hút nguồn vốn FDI trong giai đoạn 2001-2005
Các giải pháp về phía Chính phủ.
Cần phải xây dựng môi trường đầu tư hấp dẫn.
Trên cơ sở luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài và các biện pháp khuyến khích đầu tư nước ngoài ở các Bộ, ngành ban hành những quy định hướng dẫn về đầu tư nước ngoài trong những lĩnh vực thuộc chức năng và thẩm quyền quản lý của mình, cần đề phòng những trường hợp ban hành những thông tư hướng dẫn với những nội dung không nhất trí với các văn bản trên.
Những trở ngại về thủ tục hành chính đang là một vấn đề cản trở quá trình thu hút FDI. Môi trường đầu tư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35356.doc