Đề tài Những giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

MỤC LỤC

TÊN TRANG

MỤC LỤC

Giải thích chữ cái viết tắt trong báo cáo chuyên đề thực tập .

LỜI NÓI ĐẦU . 5

Chương I: NHỮNG LÝ LUẬN CHỦ YẾU VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP . 7

I. Khái niệm, đặc trưng vai trò vị trí của cơ cấu kinh tế nông nghiệp. 7

1. Cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 7

2. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

3. Nội dung cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

4. Đặc trưng của cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

II. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 12

1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một tất yếu khách quan.

2. Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

3. Yêu cầu xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá CNH và HĐH

III. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp . 15

1. Nhân tố điều kiện tự nhiên .

2. Nhân tố kinh tế - xã hội

3. Nhân tố quốc tế.

4. Nhân tố tổ chức - kỹ thuật

IV. Hệ thống chỉ tiêu phản ảnh cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu và hiệu quả cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp . 18

1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu kinh tế và hiệu quả cơ cấu kinh tế .

2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hiệu quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế

3. Những kinh nghiệm chung trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp

Chương II: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN QUẢN BẠ - TỈNH HÀ GIANG . 21

I. Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện . 21

1. Đặc điểm về tự nhiên . 22

2. Đặc điểm về kinh tế xã hội . 25

3. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp . 27

4. Đánh giá về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện . 28

II. Thực trạng của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Quản Bạ 29

1. Khái quát thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện . 29

2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành . 31

3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo vùng lãnh thổ .

III. Đánh giá chung quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Quản Bạ . 35

1. Những thành tựu . 35

2. Những tồn tại, yếu kém và nguyên nhân . 26

Chương III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KTNN CỦA HUYỆN

QUẢN BẠ - TỈNH HÀ GIANG. 38

I. Mục tiêu và phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang . 38

1. Phương hướng và mục tiêu phát triển nông nghiệp ở huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang đến năm 2010 . 38

2. Phương hướng và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện QUẢNBẠ đến năm 2010 . 40

II. Các giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Quản Bạ . 42

1. Quy hoạch bố trí lại các ngành sản xuất sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên môn hoá . 42

2. Giải pháp về thị trường . 43

3. Giải pháp về vốn . 45

4. Giải pháp về ruộng đất . 46

5. Giải pháp áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất . 47

6. Đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng cơ sở phục vụ sản xuất nông nghiệp 47

7. Đẩy mạnh công tác khuyến nông . 48

8. Các giải pháp về cơ chế chính sách nhằm giúp cho các hộ nông dân phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hoá . 49

9. Sử dụng hợp lý nguồn nhân lực lao động nông thôn 50

10. Nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể tại địa phương .

11. Sự liên kết 4 chủ thể . 50

III. Kiến nghị . 51

1. Đối với Nhà nước :.

2. Đối với Tỉnh : .

3. Đối với Ngành : .

4. Đối với Huyện : .

Kết luận .

53

- Danh mục tài liệu tham khảo. 56

 

.

 

 

 

 

docx57 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3156 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g Miện bắt nguồn từ Vân Nam Trung Quốc chảy qua các xã Bát Đại Sơn, Cán Tỷ, Lùng Tám, Đông Hà, Thái An, đây là nguồn nước rất quan trọng cho sản xuất, sinh hoạt của người dân trong vùng. Các suối nhỏ tuy có nhiều nhưng đều cạn kiệt vào mùa đông. Tuy nhiên việc khai thác nguồn nước sông Miện phục vụ sản xuất có nhiều hạn chế vì mặt nước sông vào mùa khô có độ chênh lớn so với mặt đất sản xuất nông nghiệp. Nước ngầm hiện chưa co kết quả thăm dò .Do địa hình đồi núi dốc lớn,nên việc đàu tư khai thác rất phức tạp cho đến nay còn nhiều khó khăn và kém hiệu quả. c. Tài nguyên rừng . Cả 13 xã , thị trấn của Huyện Quản Bạ đều có rừng tự nhiên, chủ yếu là rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn . Ở núi đá rừng có nhiều loại gỗ quý như:Trai ,nghiến.. Diện tích đất lâm nghiệp của toàn huỵên là 23727,35 ha,chiếm 43,15% tổng diện tích tư nhiên .Trong đó rừng tự nhiên là 22544,66 ha ,chiếm 41,00%.Tập đoàn cây rừng hiện còn chủ yếu là la gỗ tạp, kháo,dẻ và cây lùm bụi và các cây gỗ quý Trai, Nghiến, Thú rừng đã trở lên cạn kiệt do tệ nạn phá rừng làm nương rẫy của những năm trước đây. Tóm lại Quản Bạ có tài nguyên rừng rất lớn, đặc biệt là rừng tự nhiên, cần có hướng tăng cường công tác bảo vệ rừng theo quy hoạch, có chính sách định canh định cư thảo đáng để chấm dức hiện tượng chặt phá rừng, đốt nương làm dẫy, khoanh một phần diện tích rừng tự nhirn sang đặc dụng để bảo tồn quỹ gen quý hiếm, bảo vệ rừng nguyên sinh. d. Tài nguyên khoáng sản. Mặc dù chưa được thăm dò và khảo sát đầy đủ, nhưng Quản Bạ có một số loại khoáng sản quý như: Quặng sắt ở Thái An, Quyết tiến. Quặng Antimon ở xã Nghĩe Thuận, Quyết tiến; Apatít ở xã Thái An; Măng gan; Chì; Kẽm ở Cao Mã Pờ… Khai thác đã phục vụ cho dải đường xây dựng cơ sở hà tầng đáp ứng nhu cầu tại chỗ. 2. Đặc điểm về kinh tế xã hội 2.1. Tình hình phát triển kinh tế của huyện giai đoạn 2000-2005 Cùng sự phát triển kinh tế của Nhà nước và các tỉnh phía Bắc, được sự đầu tư hỗ trợ của Trung ương và của Tỉnh thông qua các chương trình dự án về phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi, với sự phấn đấu vượt khó của Đảng bộ và nhân dân trong huyện, trong 5 năm qua Huyện Quản Bạ đã đạt được những kết quả khả quan trên các lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) hàng năm tăng khá. Năm 2000 đạt 7.5%, đến 2005 đạt 11.0%. Năm 2006 đạt 11.65%. GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt gần 2,5 triệu đ/người/ năm ( GDP bình quân chung của tỉnh đạt 3,2 triệuđ/người /năm ) So với bình quân chung của cả nước thì GDP/ đầu người của huyện rất thấp. Cơ cấu kinh tế của Huyện đã có sự chuyển dịch, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - thương mại, giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp, kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa đây là kết quả bước đầu đáng ghi nhận. Tuy vậy nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong GDP, công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng còn thấp, quá trình chuyển dịch còn chậm và chưa ổn định. Cơ cấu tỷ trọng kinh tế như sau : tỷ trọng ngành tiểu thủ công nghiệp - xây dựng tăng từ 5% năm 2000 lên 21,58% năm 2005, tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ tăng từ 15,0% năm 2000 lên 30,3,7% năm 2005, tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp giảm từ 80,0 % năm 2000 xuống còn 48,05% năm 2005. Biểu số 1: Tình hình phát triển kinh tế của huyện Quản Bạ giai đoạn 2000 – 2005 TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2000 Năm 2005 So sánh % 2005/2000 1 Dân số Người 36.852 40.813 110,7 2 Tổng sản phẩm XH ( GDP) Tr.đồng 35.009 102.030 291,4 3 Tốc độ tăng GDP % 7.5 11 4 Cơ cấu GDP % 100 100 - Nông – Lâm nghiệp % 80 48.05 - Công nghiệp – Xây dựng % 5 21.58 - Dịch vụ - Thương mại % 15 30.37 5 GDP bình quân đầu người triệuđồng 0.95 2.5 263,1 6 Sản lượng lương thực Tấn 12.000 15.160 126,3 7 Bình quân lương thực Kg/người 330 370 112,1 8 Tổng thu thuế và phí trên địa bàn Tr.đồng 1.100 2.500 227,2 (Nguồn: Báo cáo Đại hội Đảng bộ huyện Quản Bạ) (nhiệm kỳ 2000-2005 và 2005 – 2010 ) 2.2. So sánh một số chỉ tiêu kinh tế nông nghiệp của huyện đối với tỉnh Trong những năm qua huyện Quản bạ đã có bước chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên đặc trưng cơ bản của huyện vẫn là một địa bàn thuộc vùng miền núi biên giới, địa hình phức tạp giao thông khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, kinh tế nông lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn diễn ra chậm.Giá tri sản xuất nông nghiệp so với tỉnh chiếm tỷ lệ rất thấp. So sánh một số chỉ tiêu cụ thể giữa huyện với tỉnh năm 2005 ở một số lĩnh vực được thể hiện dưới biểu số 2 như sau: Biểu số 2: So sánh một số chỉ tiêu kinh tế nông nghiệp của huyện Quản bạ với tỉnh Hà Giang 2005 CHỈ TIÊU Đơn vị tính Huyện Quản bạ Tỉnh Hà Giang So sánh (%) (Huyện/Tỉnh) 1.Dân số Người 40.813 661.855 6.16 2.Diện tích tự nhiên Ha 54.989 788.437 6.97 3.Giá trị sản xuất nông nghiệp (giá cố định 1994) Tr.đồng 68.240 836.123 8.16 4.Bình quân gía trị sản xuất nông nghiệp/ Người Tr.đồng 1.67 1,26 132.5 5.Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp % 100,0 100,0 - Ngành trồng trọt % 78,35 80,76 97.00 - Ngành chăn nuôi % 20,73 18,77 110.4 - Ngành dịch vụ % 0.92 0,47 219.00 6.Diện tích gieo trồng Ha 11.347 144.479 7.83 7.Sản lượng lương thực Tấn 15.160 239.709 6.32 8.Bình quân lương thực/Người Kg/Người 370 362 102.2 9.Sản lượng thịt hơi các loại Tấn 1.532 14.826,4 10.33 10.Bình quân thịt/người Kg/Người 37.5 22,4 167.4 ( Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của Huyện và tỉnh Hà Giang năm 2005) 2.3. Tình hình dân số và lao động Theo số liệu thống kê dân số huyện Quản bạ đến năm 2005 là 40.813người, mật độ dân số bình quân 91,8 người/km2 và phân bố không đồng đều nơi tập trung đông là khu vực các Thị trấn, thị tứ, cụm trung tâm các xã, các xã ven đường quốc lộ 4C . Tại các xã vùng sâu, xa và vùng cao mật độ dân số thấp như :Xã Tùng Vài, Bát Đại Sơn,Cao Mã Pờ, Tả Ván, Thái An trung bình 40 đến 45 người/km. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dao động ở mức là : 1,68% năm. Dân số nông nghiệp 35.954 người chiếm 88,1% dân số chung của huyện. Trình độ dân trí thấp, số người mù chữ trong độ tuổi lao động chiếm 15-20%, số lượng lao động có trình độ, kỹ thuật còn rất ít. Qua số liệu khảo sát sự phân công lao động chưa phù hợp với yêu cầu của nền sản xuất. Lao động Nông lâm nghiệp giản đơn là chủ yếu, phân công lao động xã hội chưa có kế hoạch khai thác, sử dụng hợp lý. Do đó vấn đề cần quan tâm của huyện trong những năm tới đây là công tác đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp bố trí sản xuất phù hợp với điều kiện của địa phương, đặc thù, bản sắc của từng dân tộc. Thể hiện dưới biểu số 3 như sau: Biểu số 3 : Lao động đang làm việc trong các ngành KTXH năm 2005 Lao động TT Chỉ tiêu Tổng số Trong đó Nhà nước Ghi chú 1 Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản 16.693 49 2 Công nghiệp khai thác mỏ 47 - 3 Công nghiệp chế biến 204 - 4 Sản xuất phân phối điện khí đốt, nước 18 18 5 Xây dựng 362 6 Thương mại 521 31 7 Vận tải 22 22 8 Tài chính tín dụng 39 39 9 Quản lý NN, An ninh Quốc phòng 412 412 10 Giáo dục - Đào tạo 877 877 11 Y tế, xã hội 134 134 12 Văn hoá, thể thao 15 15 13 Đảng, Đoàn thể 70 70 14 Hoạt động khác. 19 19 Tổng số : 19.433 1.686 3. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp 3.1. Giao thông Đường giao thông chính là Quốc lộ 4C đã được nâng cấp do Bộ giao thông vận tải quản lý chạy suốt chiều dài qua các xã của huyện theo hướng Nam- Bắc, từ thị xã Hà Giang đi lên qua xã Quyết Tiến qua trung tâm huyện lỵ đi xã Quản Bạ, Đông Hà, Cán Tỷ và đi đến huyện Yên Minh. Đường huyện lỵ trong phạm vị thị trấn có 4 km .Đường liên xã có 5 tuyến tổng chiều dài trên 120 km, trong đó tuyến dài nhất là 25 km, tuyến có chiều dài ngắn nhất là 6km, bình quân 15 km/tuyến. Ngoài ra còn mở mới được 187 km đường giao thông các loại, làm mới 15,3 km đường bê tông. Toàn huyện có 6 cầu bê tông qua sông suối, tổng chiều dài 118 m. Nhìn chung các tuyến đường liên xã đã xuống cấp và hiện nay rất xấu, các công trình mang tính chất tạm thời, thời tiết khí hậu, địa hình phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đường, mùa mưa đi lại khó khăn khả năng mở rộng, duy tu cũng hạn chế về kinh phí và kỹ thuật. Giao thông vận tải đang là một trở ngại lớn ảnh hưởng đến giao lưu trao đổi hàng hoá. 3.2. Thủy lợi Trên địa bàn huyện có nhiều công trình thuỷ lợi : Có 2 đập bê tông quy mô tưới cho 100 ha. Có 3 kênh bê tông dẫn nước được bê tông hoá dài 15 km, có 2 công trình trung thuỷ nông, 100 công trình tạm và 1 trạm bơm điện. Nhìn chung hệ thống thuỷ lợi phục vụ cho nhu cầu tưới tiêu còn rất khó khăn, đặc biệt là không đảm bảo nước cho việc thâm canh cây trồng. Vì một số công trình thuỷ lợi phát huy hiệu quả thấp. Nhất là trạm bơm điện. 3.3. Về Điện lực : Hiện nay toàn huyện đã được sử dụng điện lưới Quốc gia, đã có đường trục chính tới tất cả trung tâm 12 xã, thị trấn. Các thôn bản vùng sâu vùng xa chưa có điện lưới, nhân dân tự tạo thuỷ điện nhỏ để sinh hoạt. Tỷ lệ hộ được dùng điện chiếm tới 63,4 % trên tổng số hộ. Các hộ dân sống không tập trung thành cụm dân cư, việc đầu tư xây dựng đường dây tốn kém, tiêu thụ điện phụ tải phát triển còn chưa tương ứng với phát triển nguồn lưới điện nông thôn. Hiện nay nguồn điện chính đang sử dụng trong huyện nói riêng và tỉnh nói chung là nguồn điện 35 KV kéo từ Hà Giang lên Quản Bạ. Ngoài ra trên địa bàn đang được đầu tư xây dựng công trình thuỷ điện Thái An-Quản Bạ với tổng công suất là 80 MW. Công trình này có nhiều hứa hẹn cho phát triển kinh tế xã hội của huyện nói riêng và của tỉnh nói chung. 3.4. Hệ thống dịch vụ phục vụ nông nghiệp Để thực hiện tốt nhiệm vụ, trong những năm qua với mục đích phục vụ cho KTNN. Huyện đã tập trung đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống dịch vụ kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đã hình thành các mạng lưới như : Trạm thú y, Trạm bảo vệ thực vật, Trạm khuyến nông, khuyến lâm, các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp, các đại lý, mạng lưới khuyến nông, khuyến lâm thôn bản. Ngoài ra trên địa bàn có 1 trung tâm giống cây trồng của tỉnh đặt tại xã Quyết Tiến. Đây là điều kiện hỗ trợ quan trọng cho sản xuất nông nghiệp của huyện. Trong thời gian qua, đã tự nghiên cứu cung cấp các loại giống cây trồng và một số giống cá có giá trị thương phẩm cao trên thị trường hiện nay. Hướng dẫn chuyển giao một số tiến bộ kỹ thuật cho sản xuất, cung ứng vật tư phân bón phục vụ thâm canh và đa dạng hoá cây trồng vật nuôi. Tuy nhiên, hệ thống dịch vụ nông nghiệp của huyện chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Hiện tại hoạt động dịch vụ mới chủ yếu tham gia vào cung ứng vật tư và sự hoạt động tích cực của Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách xã hội đã góp phần rất lớn trong công tác dịch vụ cho nông dân vay vốn, hỗ trợ vốn không lãi để phát triển KTNN của huyện trong những năm qua. 4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện 4.1. Những thuận lợi và nguồn lực phát triển Với lợi thế vị trí địa lý của huyện là cửa ngõ của 4 huyện vùng cao, lại có cửa khẩu tiểu ngạch Nghĩa Thuận với nước bạn Trung Quốc vừa là lợi thế cũng vừa là thách thức sản phẩm hàng hoá sản xuất ra phải có sức cạnh tranh lớn mới có khả năng tiếp thị tốt nhất và có thị phần trên thị trường. Xuyên suốt chiều dài của huyện lại có Quốc lộ 4C đi từ thị xã Hà Giang đi qua trung tâm Huyện nối với các huyện khác của tỉnh, và cách thị xã Hà Giang 40 km về phía nam, vừa là thị trường vừa là nhân tố tác động đặc biệt đến phát triển kinh tế của huyện nói riêng và tỉnh nói chung. Cơ sở hạ tầng trong những năm qua luôn được chú trọng quan tâm đầu tư xây dựng, trực tiếp phục vụ sản xuất đời sống cho nhân dân trong đó đáng kể là giao thông và điện. Tài nguyên đất đai khí hậu cho phép phát triển một nền nông, lâm nghiệp đa dạng và thâm canh, sinh thái bền vững, nông sản phẩm hàng hoá đạt giá trị kinh tế cao, làm cơ sở cho công nghiệp chế biến nông sản, sẽ tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế. 4.2 Những khó khăn hạn chế Là huyện có điểm xuất phát thấp, GDP bình quân đầu người/năm còn ở mức thấp và dưới mức trung bình của cả nước, nếu không khai thác được tiềm năng và lợi thế sẵn có sẽ tụt hậu khá xa so với mặt bằng phát triển chung của cả nước. Cơ cấu kinh tế nặng về sản xuất nông nghiệp, chưa thoát khỏi tình trạng tự cung tự cấp, quá trình chuyển dịch chậm, tỷ trọng cơ cấu công nghiệp - dịch vụ còn thấp và chậm phát triển các lợi thế tiềm năng về nông nghiệp khai thác chưa đạt hiệu quả cao. Quỹ đất canh tác ít, sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp ít, phân tán (nhất là đất ruộng). Tỷ lệ tăng dân số còn cao, mật độ dân số phân bố không đồng đều, địa hình chia cắt, việc đi lại của nhân dân và lưu thông vận chuyển hàng hoá gặp nhiều khó khăn trở ngại, nguồn lao động trong nông nghiệp thừa song chất lượng lao động lại thiếu ...gây sức ép lớn về việc làm thu nhập và các vấn đề xã hội. Trình độ dân trí thấp, số ngựời mù chữ còn trên 15%, trẻ em trong độ tuổi đi học không được đến trường còn nhiều, nhất là xã, bản vùng sâu, vùng xa. GDP bình quân đầu người thấp chưa cân bằng được thu chi ngân sách …vì vậy dẫn tới tình trạng luôn luôn ở thế bị động về vốn, thiếu vốn nghiêm trọng. Cơ sở hạ tầng còn thiếu và yếu, năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế còn ở trình độ thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao, chưa khai thác hết tiềm năng thế mạnh hiện có, từ đó vấn đề đặt ra là phải đẩy mạnh, nâng cao được trình độ dân trí, nâng cao nguồn lực lao động có kỹ thuật cao trong các lĩnh vực kinh tế nhất là KTNN, đồng thời nâng cao hiệu lực quản lý của bộ máy chính quyền sở tại từ Huyện đến xã đề cao vai trò của bộ máy cơ sở thôn bản. Để làm được việc này khó khăn lớn nhất đó là về mặt thời gian, nguồn vốn lớn mới giải quyết được mà bản thân huyện không đáp ứng được. II. Thực trạng của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Quản Bạ. 1. Khái quát thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Như ta đã biết : Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp là một yếu tố quan trọng, chỉ có chuyển dịch cơ cấu mới tạo ra nhiều công ăn việc làm với nhiều loại sản phẩm hàng hoá đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường. Dẫn tới tăng thu nhập cho ngựời lao động và mặt bằng xã hội, chính vì lý do to lớn đó mà Đảng và Nhà nớc luôn chú ý quan tâm tới phát triển nông nghiệp. Công cuộc đổi mới kinh tế do Đảng và Nhà nước khởi xướng và lãnh đạo đã lấy nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, là khâu đột phá đặc biệt, bắt đầu từ Chỉ thị 100 của Ban Bí thư khoá IV, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khoá VI được triển khai, các Chỉ thị Nghị quyết của Đại hội và Hội nghị Trung ương các khoá V; VI; VII; VIII; IX. Đã đưa đến những thành tựu to lớn trong ngành nông nghiệp nước ta, từ một nước thiếu lương thực triền miên và phải nhập khẩu gạo thì nay đã vươn lên thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, lương thực trong nước được đáp ứng thoả mãn. Từ các Nghị quyết và Chỉ thị của Trung ương, của Tỉnh được HĐND và UBND huyện và các cấp các ngành trong huyện quán triệt thực hiện đưa nhanh vào đời sống của nhân dân. Bên cạnh đó huyện cũng xây dựng đưa ra nhiều chương trình, đề án, nghị quyết kinh tế nhằm phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp chuyển sang một cơ cấu kinh tế mới năng động, hiệu quả và ngày càng gắn với nhu cầu của thị trường. Từng bước đưa nông nghiệp phát triển với một cơ cấu kinh tế hợp lý, đáp ứng được yêu cầu của công cuộc CNH, HĐH. Quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp là xem xét tỷ lệ giữa trồng trọt với chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Trong chăn nuôi thì đưa các giống kinh tế cao vào chăn nuôi, trong trồng trọt thì chuyển đổi cơ chế loại cây trồng cho hiệu quả năng suất cao thời vụ ngắn, đẩy mạnh dịch vụ nông nghiệp, từ đó đưa ra mục tiêu để phát triển và xem ngành, loại nào có khả năng để tập trung phát triển. Kinh tế nông nghiệp của huyện Quản Bạ lĩnh vực trồng trọt vẫn là chính, tỷ trọng ngành trồng trọt hiện chiếm 66,02% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Trong những năm (2001 - 2005 ) KTNN phát triển tương đối nhanh, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 17,8% năm (cao hơn của tỉnh và cả nước) chăn nuôi là ngành có tốc độ tăng trưởng lớn nhất ( trên 17,8%năm ). Song do điểm xuất phát thấp nên tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi mới chiếm 33,22% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp chưa phát triển chiếm tỷ trọng rất thấp (0,76%). Sự chuyển dịch cơ cấu KTNN của huyện thời kỳ 2000- 2005 nhìn tổng thể cả giai đoạn thì sự chuyển dịch cơ cấu tương đối phù hợp với quy luật chung của cả nước ( giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ ), song sự chuyển dịch còn diễn ra hết sức chậm, mặc dù giá trị sản phẩm của ngành tăng với tốc độ cao. Xét cho cùng muốn đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trong những năm tới huyện cần phải tập chung phát triển lĩnh vực chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp ở nông thôn, đồng thời khai thác có hiệu quả tiềm năng về chăn nuôi và các nguồn lực của huyện. Kết quả chuyển dịch cơ cấu theo biểu số 4 như sau : Biểu số 4: Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Quản Bạ 2001 - 2005 Chỉ tiêu Đ.vị 2001 2001 2003 2004 2005 Tốc tăng Bq % 1. Giá trị sản phẩm : Tr. đồng 54.160 60.361 77.430 87.729 94.677 12,2 T. đó : Ngành trồng trọt Tr. đồng 32.371 36.936 53.109 61.382 62.503 17,8 Ngành chăn nuôi Tr. đồng 21.654 23.173 23.901 25.897 31.454 9,7 Ngành dịch vụ NN Tr. đồng 135 252 370 450 720 51,4 2. Cơ cấu giá trị sản phẩm : % 100 100 100 100 100 T. đó : Ngành trồng trọt % 59,76 61,19 68,58 69,96 66,02 Ngành chăn nuôi % 39,98 38,39 30,86 29,51 33,22 Ngành dịch vụ NN % 0,26 0,42 0,56 0,73 0,76 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Quản Bạ) 2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành 2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt Trong những năm qua sản xuất ngành trồng trọt của huyện quan ba đã đạt được những kết quả đáng kể, diện tích, năng suất, sản lượng, một số cây trồng đều tăng. - Về diện tích : Diện tích gieo trồng của huyện năm 2005 là 11.334 ha tăng so với năm 2001 là 2.230 ha, tăng khá cao 21,47%. Diện tích lúa vụ xuân trên cơ sở tăng cường đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi tăng vụ xuân trên đất ruộng, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật đưa một số giống cây trồng có năng suất cao vào vụ xuân. Trong những năm gần đây do phong trào xây dựng trang trại, phát triển kinh tế hộ gia đình nên diện tích trồng cây ăn quả cũng tăng đáng kể. Cụ thể diện tích gieo trồng của từng nhóm cây trồng như sau: + Diện tích cây lương thực từ 5.787,0 ha ( năm 2001) lên 6.330,3 ha ( năm 2005) + Diện tích cây thực phẩm tăng từ 1.234 ha ( 2001) lên 1.737 ha ( 2005) + Diện tích cây công nghiệp ngắn ngày, loại cây trồng chính có ý nghĩa hàng hoá và tham gia vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng của huyện tăng từ 678 ha năm 2001 lên 1.294 ha năm 2005. (Chủ yếu là đậu tương và lạc). + Diện tích cây công nghiệp lâu năm, chủ yếu là chè, phát triển đến nay đạt 187 ha, tăng 20 ha so với năm 2001. + Diện tích cây ăn quả năm 2005 đạt 371,5 ha tăng 73 ha so với năm 2001. Cây ăn quả chủ yếu gồm : Cây hồng không hạt, cây lê. - Về năng suất, sản lượng :Trong những năm qua việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất được tăng cường nên sản xuất các loại cây trồng có sự gia tăng đáng kể. Năng suất lúa năm 2005 tăng 2 tạ/ha so với năm 2001. Năng suất ngô bình quân toàn Huyện đạt 18,5 tạ/ha, tăng 2 tạ/ha so với năm 2001. Năng suất và diện tích tăng đã làm cho sản lượng các loại cây trồng tăng theo, đặc biệt là sản lượng lương thực tăng khá nhanh. Tổng sản lượng quy thóc năm 2005 đạt 15.160 tấn so với năm 2001 là 12.017 tấn ( tăng 3.143 tấn ), tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2001-2005 là 2,5% năm, đưa lượng lương thực sản xuất bình quân trên đầu người từ 337 kg/người/năm lên 370 kg/người/năm. Đó là cố gắng rất lớn của Đảng bộ, chính quyền huyện Quản Bạ và nhân dân khắc phục dần tình trạng thiếu lương thực và đói thời kỳ giáp hạt. Biểu số 5: Diện tích gieo trồng và cơ cấu diện tích gieo trồng của huyện Quản Bạ thời kỳ 2001- 2005 2001 2002 2003 2004 2005 Chỉ tiêu DT (ha) Tỷ trọng % DT (ha) Tỷ trọng % DT (ha) Tỷ trọng % DT (ha) Tỷ trọng % DT (ha) Tỷ trọng % - Tổng diện tích 8.756 100 9.910 100 10.287 100 10.689 100 11.027 100 - Cây lương thực 5.787 66,09 5.983 60,37 6.328 61,51 6.288 58,82 6.330 57,40 - Cây công nghiệp NN 678 7,74 968 9,76 1.082 10,51 1.220 11,41 1.294 11,73 - Cây rau đậu 1.234 14,09 1.440 14,53 1.583 13,38 1.727 16,15 1.737 15,75 - Cây thảo quả 220 2,51 255 2,57 280 2,72 310 2,9 807 7,31 - Cây chè 167 1,90 186 1,87 186 1,80 186 1,74 187 1,69 - Cây ăn quả (hồng,lê) 204 2,32 250 2,52 237 2,30 259 2,42 271 2,45 - Các loại cây khác 466 5,32 824 8,31 843 8,19 699 6,53 401 3,67 ( Tính toán theo số liệu niên giám thống kê năm 2005) Xét về cơ cấu diện tích gieo trồng các loại cây trồng qua biểu 5 cho thấy, chủ yếu vẫn là sản xuất lương thực tỷ trọng diện tích năm 2005 chiếm tới 57,4% tổng diện tích gieo trồng. Tỷ trọng cây công nghiệp ngắn ngày( đậu, lạc) chiếm 11,73%, cây công nghiệp dài ngày thảo quả chiếm 7,31%, cây chè chiếm 1,69%, cây ăn quả chiếm 2,45%, các loại cây ngắn ngày, cây thực phẩm chiếm tỷ trọng 15,75%. Cây công nghiệp (thảo quả, chè, đậu tương) và cây ăn quả (hồng, lê) và cây thực phẩm (rau đậu), được coi là kinh tế mũi nhọn của huyện đã hình thành vùng tập trung và bước đầu có thâm canh, đã tạo ra nguồn hàng hoá có giá trị kinh tế lớn cho huyện. Sản xuất lương thực đặc biệt là sản xuất lúa chiếm tỷ trọng cao trong sản xuất ngành trồng trọt. Giá trị sản xuất năm 2005 của cây lương thực đạt 31.864 triệu đồng chiếm 50,97%, nhóm cây công nghiệp đạt 4.013 triệu đồng chiếm 6,42%. Cây thực phẩm đạt 24.350 triệu đồng chiếm 37,07%, nhóm cây ăn quả đạt 1.020 triệu đồng chiếm 1,63%. Từ đó cho thấy tuy là một huyện miền núi song trong những năm qua sản xuất lương thực, đặc biệt là cây lúa vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn. Trong thời gian tới để tăng giá trị sản lượng của ngành trồng trọt, tăng sản phẩm hàng hoá và để thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trồng trọt một cách mạnh mẽ cần tập trung đầu tư phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày, cây thực phẩm, cây rau, hoa và cây ăn quả. 2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi Dựa vào cơ sở tổng hợp số liệu thống kê về tình hình phát triển đàn gia súc, gia cầm của huyện Quản Bạ từ năm 2001 - 2005 và kết quả điều tra ở các tiểu vùng nhìn chung đàn vật nuôi chính có sự gia tăng đáng kể, trừ đàn ngựa phát triển không ổn định, ngày một giảm, điều này phù hợp với thực tại của huyện. Mạng lưới giao thông phát triển việc đi lại, vận chuyển được chuyển sang phương tiện cơ giới như xe máy, ôtô, do vậy trong cơ cấu chăn nuôi đàn Ngựa có xu hướng giảm mạnh. Tuy trong những năm qua chăn nuôi có phát triển nhanh hơn trồng trọt song hiện nay tỷ trọng ngành chăn nuôi vẫn còn ở mức 33,32%. Biểu số 6: Đàn gia súc gia cầm huyện Quản Bạ giai đoạn 2000-2005 Chủng loại Con Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tốc độ tăng trưởng bình quân - Đàn trâu 5.857 5.968 6.102 6.080 6.246 1,3 - Đàn bò 5.378 5.341 5.692 5.790 6.405 2,6 - Đàn ngựa 2.647 2.399 2.392 2.420 2.150 -5,2 - Đàn dê 3.034 2.810 3.975 4.200 4.843 4,2 - Đàn lợn 18.000 18.267 19.661 20.810 22.520 5,7 - Đàn gia cầm 73.582 80.450 95.840 110.300 122.100 34,9 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Quản Bạ năm 2005) Từ kết qủa tính về cơ cấu giá trị sản lượng ngành chăn nuôi của huyện năm 2005 cho thấy, tỷ trọng giá trị sản lượng gia súc ( trâu, bò, ngựa, dê, lợn ) chiếm 76,7%, đàn gia cầm chiếm 15,44% so với toàn ngành chăn nuôi. Như vậy chăn nuôi gia súc là ngành chủ yếu trong chăn nuôi của huyện. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng nuôi lợn, bò và gia cầm, xu hướng chuyển dịch này phù hợp với điều kiện phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá của huyện. Ngoài các loại vật nuôi chính như: Trâu, bò, lợn, gà,… phát huy ưu thế của huyện, chăn nuôi dê cũng được chú trọng góp phần làm tăng giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi. 2.3. Thực trạng phát triển ngành dịch vụ nông nghiệp Giống như tình trạng chung ở các huyện miền núi hiện nay ngành dịch vụ nông nghiệp ở huyện quan ba mới chỉ tập trung vào hoạt động dịch vụ cung ứng vật tư phân bón, giống và thực hiện một số dịch vụ khác như: tiêm phòng dịch vật nuôi, tưới tiêu. Tuy nhiên những dịch vụ này vẫn còn ở mức thấp, do đó giá trị sản phẩm ngành dịch vụ nông nghiệp năm 2005 của huyện mới đạt 720 triệu đồng, tăng hơn năm 2000 khoảng 585 đồng, tỷ trọng ngành dịch vụ nông nghiệp mới chiếm dưới 0,76% so với tổng giá trị sản phẩm của ngành nông nghiệp. Như vậy ngành dịch vụ nông nghiệp hiện còn chiếm tỷ trọng quá thấp. Trong những năm tới để đẩy mạnh tốc độ phát triển của sản xuất nông nghiệp cần chú ý đẩy mạnh hoạt động dịch vụ nô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxNhững giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Quản Bạ- tỉnh Hà Giang.docx
Tài liệu liên quan