Chương I. Cơ sở lý luận của vấn đề tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp
I. Những vấn đề chung về công tác tiêu thụ sản phẩm
1. Quan niệm về tiêu thụ sản phẩm
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm
2.1 Nhân tố thị trường
2.2 Nhân tố thuộc về doanh nghiệp
3. Phân phối sản phẩm
3.1 Khái niệm
3.2 Chức năng của phân phối sản phẩm
3.3 Lựa chọn các kênh phân phối sản phẩm
4. Sự cần thiết phải tăng cường công tác tiêu thụ sản phẩm
5. Tổ chức hoạt động chủ yếu trong công tác tiêu thụ
6. Các công tác hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm
6.1 Quảng cáo
6.2 Xúc tiến bán hàng
7. Sản phẩm
7.1 Phân loại sản phẩm
7.2 Nhãn hiệu sản phẩm
7.3 Bao bì sản phẩm
7.4 Chất lượng sản phẩm
II. Những vấn đề cơ bản của thị trường
* Các khái niệm
1. Chức năng của thị trường
2. Vai trò của thị trường
3. Phân loại thị trường
Chương II. Thực trạng công tác thị trường sản phẩm của công ty Bách hóa số 5 Nam Bộ
I. Khái quát tình hình công ty
1. Lịch sử ra đời và phát triển
2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty
3. Cơ cấu lao động
II. Phân tích thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty Bách hóa số 5 Nam Bộ
1. Tổ chức nguồn hàng
2. Tổ chức công tác bán hàng tại công ty Bách hóa số 5 Nam Bộ
3. Phân tích kết quả kinh doanh của công ty
4. Đánh giá về công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty Bách hóa số 5 Nam Bộ
Chương III.
Những ý kiến đề xuất nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm trong công ty Bách hóa số 5 Nam Bộ
1. Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty
2. Hoàn thiện mạng lưới bán hàng trong công ty
3. Phát huy làm phân phối các hình thức bán hàng
4. Mở rộng các hoạt động hỗ trợ bán hàng
5. Củng cố công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm
Kết luận
52 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1059 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp cơ bản nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm ở công ty Bách hóa số 5 Nam Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y 30 tháng 3 năm 1993. Trụ sở của Công ty Bách Hóa Số 5 Nam Bộ đặt tại số 5 Lê Duẩn - quận Ba Đình Hà Nội.
Công ty Bách Hóa Số 5 Nam Bộ là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập có đầy đủ tư cách pháp nhân và chịu toàn bộ trách nhiệm về kết quả tài chính của mình.
Công ty Bách hóa số 5 Nam Bộ với chức năng chủ yếu của một doanh nghiệp thương mại nên hoạt động chính là thông qua kinh doanh thương mại và dịch vụ, công ty khai thác và bán các nguồn hàng tiêu dùng như hàng điện máy, hàng thực phẩm, hàng may mặc, đồ dùng gia đình..vvv để phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của nhân dân, đồng thời góp phần tăng thu nhập cho ngân sách nhà nước thông qua nộp thuế, thực hiện tốt các lợi ích kinh tế xã hội.
Để phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người trong toàn xã hội, Công ty Bách Hóa Số 5 Nam Bộ đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu để hoàn thiện hệ thống tổ chức kinh doanh cũng như công tác tiêu thụ sản phẩm của mình.
Với tư cách là một doanh nghiệp độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân, cty đã phải tự khai thác thị trường, tiếp cận, tìm hiểu khách hàng, đa dạng hóa các phương thức bán hàng và phải điều chỉnh giá cả một cách thích hợp, vừa phải tính đến quan hệ cung cầu trên thị trường. Để hoàn thiện tốt nhiệm vụ của mình, công ty đã đề ra các biện pháp kinh doanh như sau:
Nghiên cứu nhu cầu thị trường, khả năng sản xuất hàng hóa trong và ngoài nước, xây dựng, tổ chức thực hiện kinh doanh hàng hóa, công nghệ, thực phẩm, hàng điện máy, hàng thủ công mỹ nghệ, trang thiết bị nội thất, hàng chế biến nông sản để đáp ứng yêu cầu kinh doanh, chế biến và dịch vụ của công ty
Trực tiếp mua hàng và khai thác nguồn hàng theo đúng chế độ và chính sách của nhà nước
Trực tiếp bán các loại hàng hóa, thông qua các quầy hàng và bán buôn cho các hệ thống tiêu thụ, đơn đặt hàng của các tổ chức tập thể, cá nhân khi có nhu cầu
Thực hiện đúng chế độ quản lý kinh tế tài chính của nhà nước, sử dụng hợp lý lao động, tiền vốn của công ty đảm bảo kinh doanh có hiệu quả và nộp đầy đủ ngân sách cho nhà nước
Quản lý toàn diện cán bộ công nhân viên chức của công ty theo chính sách, chế độ của nhà nước và sự phân công quản lý của cấp trên
Phát huy tính chủ động, sáng tạo khi tiếp xúc với nguồn hàng, tập trung áp dụng hợp lý các biện pháp mua bán, liên doanh, liên kết, đầu tư nhằm từng bước duy trì, phát triển kinh doanh các ngành hàng, quản lý tốt tiền vốn, giảm chi phí, tăng hiệu quả, đảm bảo thực hiện vượt mức chỉ tiêu được giao
Xây dựng, tổ chức, thực hiện các kế hoạch và chiến lược xây dựng nhằm giúp công ty phát triển và đứng vững trong cơ chế thị trường
Thông qua các hoạt động kinh doanh của mình, công ty Bách hóa số 5 Nam Bộ phấn đấu tìm hiểu, khai thác và phát triển sao cho thật tốt chất lượng sản phẩm hàng hóa, hạ thấp giá cả, đổi mới phong cách phục vụ để nâng cao văn minh thương nghiệp và cũng là động cơ để công ty phục vụ được các lợi ích về kinh tế xã hội
Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty
Nhằm thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình trong từng giai đoạn và để phù hợp với bộ máy quản lý, công ty đã thành lập ra các phòng ban thích hợp, giảm các phòng ban không cần thiết, tăng cường khối lượng trực tiếp kinh doanh
Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty Bách hóa số 5 Nam Bộ luôn giữ vững nguyên tắc 1 thủ trưởng, đứng đầu là Giám đốc công ty. Giám đốc công ty tổ chức và điều hành mọi hoạt động trong công ty. Giúp việc cho giám đốc còn có 1 phó giám đốc phụ trách về quản lý kinh doanh và kế toán trưởng phụ trách công ty công tác kế toán.
Giám đốc công ty quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhân sự sao cho phù hợp với tình hình, nhiệm vụ và nội dung hoạt động kinh tế của công ty
Bộ máy quản lý kinh doanh của công ty gồm:
Giám đốc
Phó giám đốc
Kế toán trưởng
Phòng kế toán tài vụ
Phòng kế hoạch nghiệp vụ
Phòng tổ chức hành chính
Dưới công ty bao gồm các tổ quầy hàng
Siêu thị tầng 1
Siêu thị tầng 2
Quầy bán buôn, quầy khoán
Kế toán trưởng
Phó giám đốc
Giám đốc
Phòng kế toán tài vụ
Các quầy hàng
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kế hoach nghiệp vụ
Sơ đồ bộ máy quản lý kinh doanh của công ty
Chức năng của các bộ phận
Giám đốc
Là thủ trưởng cao cấp nhất trong công ty, có quyền ra chỉ thị mệnh lệnh mà mọi người trong công ty phải nghiêm chỉnh chấp hành. Vì vậy mỗi quyết định của giám đốc ảnh hưởng rất lớn trong phạm vi toàn doanh nghiệp.
Tổ chức điều hành mọi hoạt động của công ty
Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý trong công ty
Nhân danh công ty ký kết các hợp đồng
Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty trước nhà nước
Phó giám đốc:
Giúp giám đốc điều hành công ty theo phân công và uỷ quyền của giám đốc
Được quyền kiểm tra đôn đốc và nhắc nhở các thành viên trong phạm vi phụ trách của mình
Được quyền ký kết các văn bản thuộc chức năng và nhiệm vụ của mình và chịu trách nhiệm về các văn bản đó
Chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được giám đốc phân công và uỷ quyền.
Tham mưu cho giám đốc điều hành và quản lý một số lĩnh vực trong công tác kinh doanh.
Kế toán trưởng
Làm công tác kế toán tổng hợp của công ty
Tập hợp số liệu từ các nhật ký, chứng từ, lên sổ cái và lên báo cáo kế toán
Chịu trách nhiệm và quản lý các nhân viên thuộc phạm vi của mình
Phòng tổ chức hành chính:
Giúp giám đốc thực hiện các công việc có liên quan đối với công tác tổ chức hành chính, lao động, tiền lương, thưởng theo đúng chế độ và chính sách.
Tham mưu cho giám đốc sắp xếp, tổ chức lao động nhằm sử dụng lao động một cách có hiệu quả, xây dựng chỉ tiêu về biên chế.
Quản lý hồ sơ, lý lịch của cán bộ công nhân viên.
Phòng kế toán tài vụ
Thực hiện chế độ hạch toán kế toán theo quy định của nhà nước
Quản lý tài chính, tình hình thu chi, tình hình sử dụng vốn
Báo cáo về tình hình kinh doanh của công ty định kỳ hoặc theo yêu cầu của giám đốc
Phòng kế hoạch nghiệp vụ
Giúp giám đốc trong việc lập kế hoạch tổng hợp của công ty
Xây dựng các cách thức thực hiện để hoàn thành kế hoạch đề ra
Đào tạo, hướng dẫn, tăng cường khả năng nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên
Chịu trách nhiệm về các khâu mua hàng hóa đầu vào cũng như về giá cả, chất lượng của sản phẩm.
Gian hàng siêu thị và các quầy khoán:
Chịu trách nhiệm về công việc kinh doanh: bán buôn và bán lẻ.
Báo cáo hàng ngày về kết quả bán ra cho các bộ phận liên quan.
Trong đó tất cả các tổ, quầy hàng được khoán doanh thu và lãi gộp. Tuy nhiên, 40% nguồn hàng của các tổ, quầy hàng vẫn là do công ty cung cấp.
Cơ cấu lao động
Để cho phù hợp với phương thức kinh doanh trong công ty, số lượng lao động nữ công ty chiếm đa số với tổng số là 86%
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
1. Tổng số lao động
179
100
170
100
160
100
- Số lao động nam
10
5,6
20
11,8
22
13,7
- Số lao động nữ
169
94,4
150
88,2
138
86,3
2. Số lao động có
- Trình độ đại học
43
24
70
41,2
112
70
- Trình độ trung cấp
115
64
85
50
48
30
- PTTH
21
12
15
8,8
3. Số lao động
- Trên 30 tuổi
137
76,5
110
64,7
95
59,4
- Dưới 30 tuổi
42
23,5
60
35,3
65
40,6
Qua bảng tổng hợp về tình hình lao động của công ty ta có nhận xét sau: Tổng số lao động của công ty thường xuyên có biến động. Số lao động năm 1998 là 179 người, năm 1999 là 170 người và năm 2000 là 160 người. Điều này cho thấy số lượng lao động trong công ty giảm đi thấy rõ làm cho cơ cấu bộ máy gọn nhẹ hơn, hiệu quả cao hơn. Trong đó, số lao động có bằng cấp không ngừng tăng lên, cụ thể vào năm 2000: 70% có trình độ đại học, 30% trình độ trung cấp. Số người chưa có bằng cấp đã được đào tạo bằng nhiều hình thức khác nhau như : gửi đi học, mở lớp đào tạo ngắn hạn.
Phân tích thực trạng công ty tiêu thụ sản phẩm của công ty Bách hóa số 5 Nam Bộ
Cùng với quá trình đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh trong cả nước, trong vòng vài ba năm gần đây, công ty đã chuyển sang hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước. Với cách thức tiến hành kinh doanh là khâu rất quan trọng trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Việc tiêu thụ ngày càng nhiều chứng tỏ rằng mặt hàng của công ty đáp ứng được nhu cầu thiết yếu trong xã hội.
Để làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm, công ty luôn chú trọng đến yếu tố đầu vào và đầu ra cho sản phẩm, hàng hóa của mình.
Mua hàng là giai đoạn đầu tiên của quá trình lưu chuyển hàng hóa. Mục tiêu quan trọng nhất trong chính sách mua hàng là cung cấp những hàng hóa phù hợp để phục vụ cho việc bán ra.
Mua hàng không chỉ là khâu mở đầu mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp thực hiện tốt công tác mua hàng và đảm bảo giá cả hàng hóa phù hợp thì sẽ tạo điều kiện để việc tiêu thụ hàng hóa được thuận lợi và dễ dàng tăng nhanh vòng quay vốn cho doanh nghiệp.
Tổ chức nguồn hàng
Nguồn hàng của công ty một phần là do công ty chủ động tự tìm kiếm, khai thác từ các cơ sở sản xuất. Một phần là do các cơ sở sản xuất giới thiệu, chủ động tìm đến công ty với hợp đồng bán hàng, ký gửi hoặc yêu cầu công ty làm đại lý. Nhìn chung các nhà cung ứng hàng hóa cho công ty chủ yếu là các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất lớn trong nước như: công ty Bánh kẹo Hải Hà, nhà máy thuốc lá Thăng Long, công ty nhựa Đại Kim
Cùng với sự phát triển của xã hội, mức sống của người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng lên về cả số lượng, chất lượng. Đồng thời với sự mở cửa của nền kinh tế, nhiều công ty nước ngoài đã thiết lập các chi nhánh, mở nhiều văn phòng đại diện nhằm đưa hàng hóa của họ và thị trường nước ta. Trước tình hình này, công ty đã có những chính sách thích hợp nhằm đa dạng hóa danh mục các mặt hàng kinh doanh, từng bước nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng , đáp ứng những đòi hỏi khắt khe về chất lượng hàng hóa của người tiêu dùng, củng cố vị trí trên thị trường nhằm thu hút nhiều khách hàng đến với mình hơn. Trong vài ba năm trở lại đây, công ty đã chủ động tìm đến đặt quan hệ bạn hàng và tiến hành phân phối sản phẩm cho nhiều nhà sản xuất hàng hóa nước ngoài có tên tuổi như Sony, Kenwood, Daewoo.
Hiện nay khi nhà nước vẫn chấp nhận sự có mặt của 5 thành phần kinh tế trong nền kinh tế, thì nền kinh tế thị trường vẫn tồn tại nhiều mặt hàng được sản xuất bởi các cơ sở sản xuất tư nhân và các xưởng sản xuất thủ công. Để tận dụng triệt để những nguồn hàng và để thoả mãn tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của doanh nghiệp, công ty đã tiến hành ký kết hợp đồng mua hàng của nhiều cơ sở sản xuất. Song để đảm bảo chất lượng hàng hóa và quyền lợi của người tiêu dùng, công ty đã thực hiện việc mua hàng hóa theo phương thức : trả trước một khoản sau khi mua hàng, phần còn lại sẽ thanh toán với người bán ngay sau khi hàng hóa đã được tiêu thụ. Biện pháp này có tác dụng khiến những nhà cung cấp buộc phải quan tâm đến chất lượng, mẫu mã hàng hóa của mình đồng thời cũng giúp công ty giảm bớt được một khoản chi phí khi phải vay để thanh toán tiền hàng.
Như vậy, nhìn chung công ty đã có những biện pháp đúng đắn trong việc lựa chọn các nguồn hàng cung ứng vừa đảm bảo duy trì, phát triển các mặt hàng kinh doanh truyền thống, vửa đảm bảo sự đều đặn trong hoạt động kinh doanh của công ty, vửa đa dạng hóa danh mục mặt hàng, tận dụng triệt để các nguồn hàng có mặt trên thị trường, cố gắng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của mọi tầng lớp khách hàng
Chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc cung ứng hàng hóa cho toàn bộ mạng lưới bán buôn, bán lẻ của công ty là phòng kế hoạch nghiệp vụ. Phòng kế hoạch nghiệp vụ có nhiệm vụ thường xuyên giám sát tình hình kinh doanh của các tổ bán hàng, quản lý chặt chẽ số lượng hàng hóa dự trữ trong kho và lượng hàng hóa lưu thông trên các quầy hàng để nghiên cứu, theo dõi, nắm bắt những biến động của nhu cầu thị trường, sự thay đổi của nhu cầu về từng loại hàng hóa. Trên cơ sở đó, hiểu rõ đặc tính của từng loại hàng, tính thời vụ, thời điểm để từ đó căn cứ vào kế hoạch kinh doanh của công ty, dự tính lượng hàng hóa cần thiết phải cung ứng. Lượng hàng này sẽ được cung ứng thông qua việcký kết hợp đồng mua hàng với các doanh nghiệp sản xuất, các đại lý phân phối sản phẩm của các công ty sản xuất nước ngoài.. nhằm đảm bảo cung cấp đủ hàng hóa cho các quầy bán hàng. Lượng hàng ngày được gọi là loại hàng A, chiếm tỷ trọng 70%, 75% tổng lượng hàng hóa cung ứng phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Để khuyến khích tính tự chủ, năng động của nhân viên bán hàng, công ty cho phép các tổ quầy tự tìm kiếm, khai thác hàng hóa từ các nguồn hàng đưa vào hoạt động kinh doanh. Các hàng hóa này phần lớn là những hàng hóa thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng được sản xuất với quy trình công nghệ giản đơn. Hàng hóa này được gọi là hàng hóa loại B chiếm tỷ trọng từ 20-25% tổng lượng hàng hóa của toàn mạng lưới tiêu thụ. Việc kiểm soát các hàng hóa này được bộ phận kho trực tiếp tiến hành thông qua việc kiểm tra về số lượng, chất lượng và ấn định giá cả trước khi đưa vào tiêu thụ. Doanh số của loại hàng hóa B được tính chung với doanh số của loại hàng hóa A. Điều này để đánh giá kết quả hoạt động của các quầy.
Bảng: Tình hình thu mua hàng hóa của công ty Bách hóa số 5 Nam Bộ
( năm 1998 )
STT
Mặt hàng chính
Đơn vị
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Tổng chi phí thu mua
44.622.553
1
Bánh kẹo
a, Bánh kẹo
Hộp
1.370
3.200
4.384.000
b, Đồ uống
Chai
986
4.675
4.609.550
2
Quần áo, chăn đêm
a, Quần áo
Chiếc
183
12.100
2.214.300
b, Chăn đệm
Đôi
1.489
5.300
7.891.700
3
Hàng đồ da
a, Cặp, sắc
Chiếc
183
12.100
2.214.300
b, Giầy dép
Đôi
1.489
5.300
7.891.700
4
Điện dân dụng
a, Nồi cơm điện
Chiếc
53
95.400
3.056.200
b, Hàng khác
Chiếc
2.003
2.376
4.759.128
5
Chất tẩy rửa
Hộp
1.897
2.879
5.461.463
6
Sứ, thủy tinh
Bộ
212
20.100
4.261.200
Bảng: Tình hình thu mua hàng hóa của công ty Bách hóa số 5 Nam Bộ
( năm 1999 )
STT
Mặt hàng chính
Đơn vị
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Tổng chi phí thu mua
53.862.890
1
Bánh kẹo
a, Bánh kẹo
Hộp
1.500
3.250
4.875.000
b, Đồ uống
Chai
1.070
4.700
5.029.000
2
Quần áo, chăn đêm
a, Quần áo
Chiếc
198
27.500
5.445.000
b, Chăn đệm
Đôi
60
99.300
5.958.000
3
Hàng đồ da
a, Cặp, sắc
Chiếc
200
12.500
2.500.000
b, Giầy dép
Đôi
1.597
5.400
8.623.800
4
Điện dân dụng
a, Nồi cơm điện
Chiếc
62
95.700
5.933.400
b, Hàng khác
Chiếc
2.101
2.390
5.021.390
5
Chất tẩy rửa
Hộp
1.970
2.890
5.693.300
6
Sứ, thủy tinh
Bộ
230
20.800
4.784.000
Bảng: Tình hình thu mua hàng hóa của công ty Bách hóa số 5 Nam Bộ
( năm 2000 )
STT
Mặt hàng chính
Đơn vị
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Tổng chi phí thu mua
63.134.075
1
Bánh kẹo
a, Bánh kẹo
Hộp
1.639
3.300
5.408.700
b, Đồ uống
Chai
1.290
4.800
6.192.000
2
Quần áo, chăn đêm
a, Quần áo
Chiếc
209
27.500
5.747.500
b, Chăn đệm
Đôi
71
100.000
7.100.000
3
Hàng đồ da
a, Cặp, sắc
Chiếc
289
13.000
3.757.000
b, Giầy dép
Đôi
1.784
5.500
9.812.000
4
Điện dân dụng
a, Nồi cơm điện
Chiếc
73
97.000
7.081.000
b, Hàng khác
Chiếc
2.310
2.394
5.529.515
5
Chất tẩy rửa
Hộp
2.132
2.980
6.353.360
6
Sứ, thủy tinh
Bộ
293
21.000
6.153.000
Tổ chức công tác bán hàng tại công ty Bách hóa số 5 Nam Bộ
Công ty Bách hóa số 5 Nam Bộ thành lập với chức năng và nhiệm vụ chủ yếu là kinh doanh tổng hợp các loại hàng hóa, dịch vụ. Do vậy trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, công ty đặc biệt coi trọng công tác tổ chức quản lý hoạt động bán hàng, xem đây là nhân tố vô cùng quan trọng quyết định kết quả hoạt động kinh doanh của mình.
Để tổ chức tốt hoạt động bán hàng, trước hết phải căn cứ vào loại hình kinh doanh, đặc điểm kinh doanh, địa điểm và vị thế trong kinh doanh của công ty. Đối với công ty Bách hóa số 5 Nam Bộ hoạt động kinh doanh nói chung và đặc biệt là hoạt động bán hàng chủ yếu diễn ra ngay tại các tổ bán hàng, các quầy hàng. Vì vậy đối với công ty tổ chức hoạt động bán hàng trước tiên là tổ chức các quầy, tổ bán hàng cho phù hợp. Ngoài ra, công ty thực hiện việc bán hàng theo phương thức tự chọn, thanh toán trên hệ thống máy tự động và hầu hết mọi hàng hóa trên quầy đều được gắn mã riêng của siêu thị, được kiểm tra chất lượng chặt chẽ từ khâu nhập vào đến khâu bán ra nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cùng với các trang thiết bị nội thất hiện đại như: tủ kính, bệ, giá để bày hàng hóa.. và hệ thống chiếu sang..
Qua các năm kinh doanh, công ty luôn đầu tư cải tạo, sửa chữa, thay thế các thiết bị chuyên dùng nhằm cải thiện bộ mặt của cửa hàng tạo sự thuận tiện trong hoạt động bán hàng, đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu của khách. Cùng với việc đầu tư, cải tạo các trang thiết bị mới, công ty còn bố trí sắp xếp lại vị trí các tổ chuyên doanh căn cứ vào đặc điểm của từng loại mặt hàng sao cho hợp lý, thuận tiện cho việc mua sắm của khách hàng và đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động kinh doanh.
Kết quả thực hiện doanh số theo các phương thức tiêu thụ
Phương thức tiêu thụ
Doanh số năm 1998
Doanh số năm 1999
Doanh số năm 2000
So sánh 2000/1999
Số tiền
Tỷ trọng %
Số tiền
Tỷ trọng %
Số tiền
Tỷ trọng %
Tỷ lệ %
Tuyệt đối
Bán buôn
2.891.712.640
13.7
2.962.411.320
12.3
3.452.761.942
12.4
116,6
490.350.622
Bán lẻ
18.222.688.880
86.3
21.081.970.860
87.7
24.392.121.039
87.6
115,7
331.015.179
Tổng cộng
21.114.401.520
100
24.044.382.180
100
27.844.882.981
100
232,3
827.365.801
Bảng: Tình hình tiêu thụ hàng hóa của công ty Bách hóa số 5 Nam Bộ ( năm 1998 )
STT
Mặt hàng chính
Đơn vị
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Tổng doanh thu
49.893.200
1
Bánh kẹo
a, Bánh kẹo
Hộp
1.370
3.400
4.658.000
b, Đồ uống
Chai
986
4.900
4.831.400
2
Quần áo, chăn đêm
a, Quần áo
Chiếc
170
28.000
4.760.000
b, Chăn đệm
Đôi
50
100.000
5.000.000
3
Hàng đồ da
a, Cặp, sắc
Chiếc
179
12.800
2.237.500
b, Giầy dép
Đôi
1.489
5.700
8.487.300
4
Điện dân dụng
a, Nồi cơm điện
Chiếc
53
96.000
5.088.000
b, Hàng khác
Chiếc
2.000
2.500
5.000.000
5
Chất tẩy rửa
Hộp
1.897
3.000
5.691.000
6
Sứ, thủy tinh
Bộ
200
20.700
4.140.000
Bảng: Tình hình tiêu thụ hàng hóa của công ty Bách hóa số 5 Nam Bộ ( năm 1999 )
STT
Mặt hàng chính
Đơn vị
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Tổng doanh thu
56.009.300
1
Bánh kẹo
a, Bánh kẹo
Hộp
1.500
3.500
5.250.000
b, Đồ uống
Chai
1.000
5.000
5.300.000
2
Quần áo, chăn đêm
a, Quần áo
Chiếc
198
28.300
5.603.400
b, Chăn đệm
Đôi
61
105.500
6.435.500
3
Hàng đồ da
a, Cặp, sắc
Chiếc
195
13.000
2.535.000
b, Giầy dép
Đôi
1.595
5.800
2.257.000
4
Điện dân dụng
a, Nồi cơm điện
Chiếc
60
96.200
5.772.000
b, Hàng khác
Chiếc
2.050
2.000
5.310.000
5
Chất tẩy rửa
Hộp
1.940
3.000
582.000
6
Sứ, thủy tinh
Bộ
227
21.200
4.812.400
Bảng: Tình hình tiêu thụ hàng hóa của công ty Bách hóa số 5 Nam Bộ ( năm 2000 )
STT
Mặt hàng chính
Đơn vị
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Tổng doanh thu
65.433.200
1
Bánh kẹo
a, Bánh kẹo
Hộp
1.610
3.700
5.957.000
b, Đồ uống
Chai
1.280
5.300
6.784.000
2
Quần áo, chăn đêm
a, Quần áo
Chiếc
200
28.500
5.700.000
b, Chăn đệm
Đôi
71
101.000
7.171.000
3
Hàng đồ da
a, Cặp, sắc
Chiếc
289
13.500
3.901.500
b, Giầy dép
Đôi
1.770
6.000
10.620.000
4
Điện dân dụng
a, Nồi cơm điện
Chiếc
73
97.400
7.110.200
b, Hàng khác
Chiếc
2.300
2.500
5.290.000
5
Chất tẩy rửa
Hộp
2.000
3.300
6.600.000
6
Sứ, thủy tinh
Bộ
293
21.500
6.299.500
Phân tích kết qủa kinh doanh của công ty Bách hóa số 5 Nam Bộ
Kể từ khi nền kinh tế nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, cùng với việc mở cửa nền kinh tế, đời sống nhân dân đã được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng lớn. Từ khi có quyết định thành lập tháng 3 năm 1993, công ty Bách hóa số 5 Nam Bộ đã cố gắng tổ chức hoạt động kinh doanh để nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi người về các loại hàng hóa tiêu dùng.
Công ty Bách hóa số 5 Nam Bộ không chỉ đặt ra những chỉ tiêu về việc thực hiện kế hoạch tiêu thụ, chú trọng đến chất lượng cả về mẫu mã cũng như giá cả của sản phẩm, mà còn đề cao các khâu tiếp thị và quảng cáo. Tất nhiên, để đưa ra được những chỉ tiêu trên, công ty phải có những tiền đề nhất định để phục vụ cho việc hoàn thành chỉ tiêu đó.
Nằm trên một địa điểm đẹp và thuận lợi. Công ty bách hóa số 5 Nam Bộ có diện tích khoảng 2000 m2, được thiết kế và bố trí hợp lý cho phù hợp với mô hình kinh doanh. Sơ đồ mặt bằng của công ty gồm: Siêu thị tầng 1 cùng các gian hàng, siêu thị tần 2 với trung tâm thẩm mỹ phục vụ cho nhu cầu giải trí của khách hàng.
Vào năm 1997, công ty đã đầu tư hơn 3 tỷ đồng để nâng cấp mặt bằng, cải tạo nội ngoại thất và mua bán trang thiết bị chuyền dùng cho siêu thị. Hiện nay, đã có hai tầng của siêu thị được đưa vào hoạt động dịch vụ thương mại . nâng tổng doanh số của công ty lên ngày càng cao. Ba trung tâm được coi là khu vực thu hút khách hàng nhiều nhất: Siêu thị thời trang, siêu thị hàng tiêu dùng và trung tâm thẩm mỹ Hồng Mẫu Đơn. Ngoài ra công ty còn hoàn thiện gian hàng nội thất tầng 1 và 2 để thu hút thêm các đối tượng người tiêu dùng.
Với trên 10.000 mặt hàng từ đồ gia dụng cho đến các loại hàng hóa cao cấp phục vụ cho mọi đối tượng khách hàng nên công ty bách hóa số 5 Nam Bộ được coi là bạn của người tiêu dùng thủ đô. Trong những năm tới công ty phấn đấu có thêm nhiều loại mặt hàng và tiếp tục đa dạng hóa hình thức phục vụ như bán theo đơn đặt hàng, dịch vụ tại nhà, vận chuyển, bao gói.
Mặt khác, công ty luôn quan tâm tới nhu cầu và thị hiếu của khách hàng nên sản phẩm, hàng hóa của công ty được bán ra với mẫu mã thay đổi thường xuyên. Ngoài ra, siêu thị thời trang của công ty còn phối hợp với một số nhà phân phối và sản xuất sản phẩm thời trang để đáp ứng kịp thời thẩm mỹ của khách hàng.
Nhờ những nỗ lực đáng kể trên, mà doanh số bán ra của công ty ngày càng phát triển. Cụ thể vào năm 2000 với doanh số 27.844.882.981 tỷ đồng tăng 105,8% so với năm 1999, tăng hơn năm 1998 là 131,9%, cao hơn năm 1997 với số phần trăm tương ứng 135,2%.
2000
1999
1998
1997
Biểu đồ: Doanh số bán ra của công ty
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
2000
Doanh số bán ra
20.595.642.030
21.114.104.520
24.044.382.181
27.844.882.981
Với đà phát triển, công ty không chỉ đạt vượt mức về doanh số bán ra, mà còn phần nào đáp ứng được đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty. Mức lương bình quân được phản ánh trong bảng sau:
Chỉ tiêu về mức thu nhập bình quân
Chỉ tiêu
1997
1998
Số tiền chênh lệch
Tỷ lệ tăng (%)
Thu nhập bình quân (đồng/tháng)
730.679
798.625
67.973
109,3%
Chỉ tiêu
1998
1999
Số tiền chênh lệch
Tỷ lệ tăng (%)
Thu nhập bình quân (đồng/tháng)
798.625
876.442
77.790
109,7%
Chỉ tiêu
1999
2000
Số tiền chênh lệch
Tỷ lệ tăng (%)
Thu nhập bình quân (đồng/tháng)
876.442
965.238
88.796
101,1%
Qua bảng số liệu trên ta thấy vào năm 1997 mức thu nhập bình quân của người lao động là 730.679 đồng/tháng, năm 1998 là 798.652 đồng/tháng. Như vậy, mức thu nhập bình quân của năm 1998 tăng hơn so với năm 1997 là 109,8% và năm 1999 là 109,7%, vào năm 2000 là 110,1% so với năm 1999. Tỷ lệ tăng mức thu nhập bình quân của năm 2000 so với năm 1997 là 132%.
Với thu nhập bình quân trên, công ty đã đảm bảo cho cán bộ công nhân viên có một cuộc sống ổn định.
Nhìn chung, mực tiêu của tất cả các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường là nhằm tìm kiếm lợi nhuận, sản xuất kinh doanh ổn định và có xu hướng gia tăng theo từng năm. Công ty bách hóa số 5 Nam Bộ cũng đặt việc tìm kiếm lợi nhuận lên hàng đầu và nhiệm vụ chính của công ty là kinh doanh các loại hàng hóa. Do vậy, hoạt động kinh doanh của công ty đều phải xuất phát từ nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu. Ngay từ khi mới bắt đầu thành lập đứng trước sự phát triển như vũ bão của ngành kinh doanh thương mại công ty đã tạo ra một sự khởi sắc mới. Đây chính là thời cơ thuận lợi và là tiền đề cho sự vươn lên của công ty. Sau hơn 7 năm hoạt động kinh doanh, trình độ chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật của công ty đã phát huy rõ rệt, hiệu quả kinh doanh rất khả quan, sản lượng hàng hóa tiêu thụ ngày càng tăng cao, tốc độ tăng trưởng phát triển, công ty luôn hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đề ra.
Tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của công ty Bách hóa 5 Nam Bộ
Bảng 1
Chỉ tiêu
Năm 1998
Chênh lệch
KH
TH
Số tuyệt đối
Số tương đối
1. Doanh số bán ra
21.000.000.000
21.114.401.520
114.401.250
0,5%
2. Doanh số mua vào
17.000.000.000
17.689.222.000
689.222.000
4,0%
3. Lợi nhuận ròng
3.000.000.000
3.425.179.520
425.179.520
14,1%
4. Chi phí lưu thông
2.000.000.000
1.580.090.101
-419.909.899
-20,9%
5. Lợi nhuận trước thuế
1.000.000.000
1.845.089.419
845.089.419
84,5%
6. Nộp ngân sách
500.000.000
524.487.250
24.487.250
4,8%
7. Lợi nhuận sau thuế
1.200.000.000
1.320.602.169
120.602.169
10%
Bảng 2
Chỉ tiêu
Năm 1999
Chênh lệch
KH
TH
Số tuyệt đối
Số tương đối
1. Doanh số bán ra
23.126.212.031
24.044.382.181
918.170.150
3,97%
2. Doanh số mua vào
19.000.000.000
19.218.954.760
218.954.760
1,15%
3. Lợi nhuận ròng
3.925.412.313
4.825.427.420
900.015.107
22,9%
4. Chi phí lưu thông
3.171.5
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6791.doc