Đề tài Những giải pháp marketing - Mix nhằm nâng cao sức cạnh tranh tại Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ

1. Giới thiệu chung về Khách sạn và kinh doanh Khách sạn .3

1.1. Tổng quan ngành Khách sạn .3

1.1.1. Lịch sử ra đời .3

1.1.2. Khái niệm .4

1.1.3. Phân loại .4

1.2. Kinh doanh và kinh doanh Khách sạn .5

1.2.1. Kinh doanh .5

1.2.2. Kinh doanh khách sạn .5

2. Cạnh tranh và các yếu tố cấu thành sức cạnh tranh của doanh nghiệp Khách sạn.8

2.1 Các khái niệm cơ bản.8

2.2 Sức cạnh tranh của doanh nghiệp và các yếu tố cầu thành.9

2.2.1 Thị phần của doanh nghiệp.9

 2.2.2 Chất lượng sản phẩm dịch vụ.10

2.2.3 cơ sở vật chất kỹ thuật.10

2.2.4 vốn và các yếu tố tài chính.10

2.2.5 Đội ngũ nhân viên và cán bộ quản lý.10

2.2.6 Uy tín và bản sắc của doanh nghiệp.11

2.2.7 Vị trí kinh doanh.11

2.2.8 Sức mạnh thương hiệu.11

2.3 Đặc điểm cạnh tranh trong kinh doanh khách sạn ở nước ta hiện nay

3. Marketing và ứng dụng maketing - mix nhằm tạo lập sức cạnh tranh của doanh nghiệp khách sạn .12

3.1 Khái niệm cơ bản về marketing.12

3.2. Marketing - Mix và việc ứng dụng marketing-mix trong việc nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp khách sạn.14

3.2.1. Phân đoạn, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị trên thị trường mục tiêu .14

 3.2.2 Các yếu tố maketing-mix được sử dụng nhằm nâng cao sức cạnh tranh của khách sạn. 15

3.2.2.1 Sản phẩm.16

3.2.2.2 Giá.19

3.2.2.3 Phân phối.22

3.2.2.4 Xúc tiến thương mại .23

3.2.2.5 Con người .25

3.2.2.6 Lập chương trình và tạo sản phẩm trọn gói .25

3.2.2.7 Quan hệ với đối tác .26

Chương 2

 THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG

MARKETING - MIX TRONG VIỆC NÂNG CAO SỨC

 CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY KHÁCH SẠN DU LỊCH SÔNG NHUỆ

1. Giới thiệu chung về Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ . .35

1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ .35

1.1.1.Quá trình hình thành Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ .35

1.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của khách sạn Sông Nhuệ 36

2. Thực trạng áp dụng Marketing - mix tạo Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ .43

2.1. Môi trường kinh doanh của Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ43

2.1.1 Môi trường bên trong: .4

2.1.2 Môi trường bên ngoài.45

2.2. Sản phẩm dịch vụ và thị trường của Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ .45

2.3 Phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu . 46

2.4 Thực trạng hoạt động marketing - mix tại Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ .49

2.5 Đánh giá việc áp dụng marketing - mix để nâng cao sức cạnh tranh tại Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ 58

2.5.1 Đánh giá chung.58

2.5.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng chính sách marketing - mix trong nâng cao sức cạnh tranh của công ty.59

CHƯƠNG 3

NHỮNG GIẢI PHÁP MARKETING - MIX NHẰM NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN DU LỊCH SÔNG NHUỆ

1. Cơ sở khoa học của giải pháp. 60

1.1.Tình hình phát triển của du lịch Việt Nam . 60

1.2.Chủ trương của Nhà nước trong khai thác tài nguyên du lịch. .60

1.3 Thị trường du lịch Hà Tây . 61

1.4 Thị trường và phương hướng hoạt động của Công ty .62

2. Một số giải pháp Maketing - mix nhằm nâng cao sức cạnh tranh của Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ .66

2.1. Đối với Công ty.66

2.1.1 Công tác nghiên cứu marketing.66

 2.1.2 Giải pháp maketing - mix nhằm nâng cao sức cạnh tranh của Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ .68

2.1.3 Giải pháp nâng cao năng lực quản lý, chuyên môn nghiệp vụ trong Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ 72

2.2. Đối với các cơ quan quản lý.74

2.2.1 Tổng cục du lịch và Nhà nước.74

2.2.2 Sở Du Lịch Hà Tây.76

 

doc87 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1210 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp marketing - Mix nhằm nâng cao sức cạnh tranh tại Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 đã cơ bản hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp khu nhà 5 tầng. Ngày 30/12/1999, doanh nghiệp Nhà nước khách sạn Sông Nhuệ chính thức được chủ đầu tư bàn giao để đưa khách vào hoạt động. Ngày 10/2/2000 khách sạn Sông Nhuệ nhận khách để mở đầu cho giai đoạn kinh doanh và phục vụ mới. Tháng 3/2001, UBND tỉnh Hà Tây đã có quyết định số 373/QĐ-UB về việc đổi tên khách sạn Sông Nhuệ thành Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ. Bước đầu đi vào hoạt động, Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ gặp không ít khó khăn. Song với sự nhiệt tình, nỗ lực phấn đấu của Ban Giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên nên Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ đã đạt được thành tựu nhất định. Ngày 11/6/2001 Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ được công nhận đạt tiêu chuẩn 2 sao. Hiện nay, Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ với khách sạn Sông Nhuệ là khách sạn lớn nhất của tỉnh Hà Tây được kiến trúc theo kiểu kiến trúc Pháp sang trọng, nằm ở vị trí trung tâm thị xã Hà Đông - Hà Tây. Vị trí này là điểm giao thông thuận lợi giữa các tỉnh Tây Bắc và các tỉnh phía Nam với thủ đô Hà Nội bằng cả đường sắt, đường bộ và đường thuỷ. Với vị trí trung tâm thuận tiện này, khách sạn Sông Nhuệ có khả năng đáp ứng rất lớn trong việc kinh doanh phục vụ, tổ chức đưa đón các đối tượng khách trong và ngoài tỉnh đi tham quan du lịch. 1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của khách sạn Sông Nhuệ * Cơ cấu tổ chức Khách sạn Sông Nhuệ là một khách sạn nhà nước trực thuộc Sở du lịch Hà Tây với 2 chức năng chính là phục vụ và kinh doanh được tổ chức dưới hình thức 1 công ty gồm: Ban giám đốc, các phòng chức năng và các tổ sản xuất chuyên môn nghiệp vụ cụ thể như sau: - Ban giám đốc: + 1 giám đốc điều hành chung + 1 phó giám đốc phụ trách về kinh doanh + 1 phó giám đốc phụ trách về nhân sự - Các phòng chức năng: + Phòng tài vụ + Phòng tổ chức hành chính và lao động tiền lương + Phòng kinh doanh và thị trường - Trung tâm lữ hành - Các tổ chuyên môn gồm: + Tổ nhà hàng + Tổ lễ tân + Tổ buồng + Tổ giặt là + Tổ bảo dưỡng duy tu + Tổ bảo vệ + Tổ vệ sinh cây cảnh Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý của khách sạn Sông Nhuệ được thể hiện theo sơ đồ sau: Ban giám đốc Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc nhân sự Phòng tài vụ Phòng kinh doanh & TT Trung tâm lữ hành Phòng tổ chức hành chính Tổ nhà hàng Tổ lễ tân Tổ buồng Tổ giặt là Tổ bảo dưỡng Tổ bảo vệ Tổ vệ sinh Biểu 2 : Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý tại khách sạn Sông Nhuệ : Đường biểu diễn sự quản lý trực tiếp Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của khách sạn Sông Nhuệ được xây dựng theo mô hình cơ cấu trực tuyến. Các mối liên hệ công tác quản lý được thực hiện trực tiếp theo đường thẳng, không có sự chồng chéo giữa các khâu, các bộ phận. Mỗi bộ phận đều có chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng vẫn có mối quan hệ mật thiết với nhau và cùng hướng tới mục tiêu là phục vụ khách tốt nhất. * Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong khách sạn Sông Nhuệ + Chức năng nhiệm vụ của Ban giám đốc Ban giám đốc (gồm có 3 người: 1 giám đốc và 2 phó giám đốc) quản lý trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Với kiểu tổ chức trực tuyến này giúp cho Ban giám đốc có được thông tin nhanh và chính xác. - Giám đốc: Là người có quyền hạn cao nhất trong khách sạn và quản lý khách sạn về mọi mặt công tác, đảm bảo thực hiện đúng chức năng của khách sạn đồng thời chịu trách nhiệm trước các cấp các ngành có liên quan và trước pháp luật hiện hành về mọi mặt hoạt động của khách sạn. Giám đốc là người đại diện cho khách sạn để giao dịch với khách trong trường hợp cần thiết. - Phó giám đốc: Là người thay thế giám đốc giải quyết các công việc theo đúng thẩm quyền, chức năng cho phép của mình. Phó giám đốc có thể thay thế giám đốc giải quyết một số công việc trong khuôn khổ được giám đốc uỷ quyền. + Chức năng nhiệm vụ của các phòng chức năng - Phòng kinh doanh và thị trường: Là bộ phận hoạch định các kế hoạch, phương án kinh doanh của công ty. Nghiên cứu tham mưu cho ban giám đốc trong việc mở rộng các hoạt động kinh doanh trong công ty một cách hợp lý có hiệu quả. Đồng thời, nghiên cứu tư vấn thị trường thực hiện việc kiểm soát đánh giá hoạt động nhằm thoả mãn các nhu cầu và mong muốn của khách. - Phòng tài vụ: Là bộ phận chịu trách nhiệm trong công tác quản lý tài chính, hạch toán kế toán, quản lý vật tư và quản lý thông tin kế toán của công ty, đồng thời phối hợp với phòng kinh doanh thị trường và các tổ chức có liên quan trong việc phân tích các hoạt động kinh tế của khách sạn, hiệu quả của việc chu chuyển vốn, tìm ra các biện pháp kịp thời và hợp lý nhằm kiểm soát hoạt động kinh doanh của công ty. Nhiệm vụ chủ yếu của phòng tài vụ là thực hiện chế độ sổ sách, ghi chép, phản ánh chính xác, đầy đủ, rõ ràng, trung thực tình hình hoạt động kinh doanh hiệu quả tài chính của công ty theo đúng chế độ quy định. - Phòng tổ chức hành chính lao động tiền lương: Là bộ phận tham mưu cho giám đốc về nhân sự, tiền lương, tiền thưởng, đồng thời đưa ra các phương hướng tổ chức để có căn cứ xây dựng kế hoạch kinh doanh và cách chia thu nhập (cho người quản lý, người lao động) phù hợp nhất để khuyến khích họ đóng góp hết mình vào sự tồn tại và phát triển của khách sạn. - Trung tâm lữ hành: Là bộ phận có chức năng hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, quốc tế từ việc nhận khách, vận chuyển, hướng dẫn và lưu trú đồng thời tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền quảng cáo, quảng bá các hoạt động kinh doanh của công ty. Việc trung tâm lữ hành tổ chức các chương trình tham quan du lịch trong và ngoài tỉnh được hoạt động trực tiếp dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc công ty. - Chức năng nhiệm vụ của các tổ chuyên môn nghiệp vụ Tổ nhà hàng: Là bộ phận cung cấp đồ ăn uống, tổ chức và thực hiện đảm bảo phục vụ khách các món ăn và dịch vụ chất lượng tốt phục vụ các bữa tiệc, hội nghị, hội thảo, đám cưới, tiệc sinh nhật và các dịch vụ vui chơi giải trí... Tổ lễ tân: Là bộ phận tiếp nhận khách, là trung tâm nghiệp vụ của toàn bộ khách sạn, là đầu mối liên kết giữa khách và khách sạn. Nhân viên lễ tân phải phục vụ khách từ lúc họ vào đặt phòng trong quá trình lưu trú cho tới khi họ trả phòng. Bộ phận lễ tân của khách sạn Sông Nhuệ hằng ngày nắm bắt kịp thời thông tin về nguồn khách, tình hình khách và nhu cầu của khách cung cấp những căn cứ tham khảo để ban giám đốc ra và điều chỉnh sách lược kinh doanh của khách sạn. Bộ phận lễ tân duy trì hoạt động 24giờ/ngày chia thành 3 ca: Ca sáng từ 6giờ đến 14 giờ Ca chiều từ 14 giờ đến 22 giờ Ca đêm từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau. Tổ buồng: Làm công tác cung cấp và phục vụ các dịch vụ yêu cầu cho việc sinh hoạt ngủ nghỉ tại phòng. Đồng thời, giám sát và theo dõi, đánh giá các cơ sở vật chất sau khi dùng giúp cho ban giám đốc về kế hoạch quản lý và giám sát nhận phòng, trả phòng. Nhiệm vụ chủ yếu của của tổ buồng là làm vệ sinh, bảo dưỡng toàn bộ hệ thống phòng ngủ của khách sạn để sẵn sàng đón nhận và đảm bảo thật tốt khi có khách đến nghỉ tại khách sạn. Tổ giặt là: Hằng ngày có nhiệm vụ giặt là chăn, ga, gối, đệm và các loại đồ vải trong buồng ngủ các loại khăn trải bàn tiệc và giặt là quần áo cho khách khi khách có nhu cầu. Tổ bảo dưỡng: Thực hiện toàn bộ công việc về bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa các loại tài sản, thiết bị, công cụ lao động hệ thống công trình hạ tầng điện nước, cấp thoát nước, môi trường vệ sinh trong khách sạn. Tổ bảo vệ: Là bộ phận đảm bảo thực hiện tốt công tác an ninh trật tự. Hơn nữa, khách sạn Sông Nhuệ là đơn vị hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch khách sạn thuộc lĩnh vực ngành nghề đặc biệt do đó khách sạn luôn coi trọng công tác đảm bảo an ninh trật tự cho người và tài sản chấp hành tốt chính sách và qui định của nhà nước về xã hội và hoạt động kinh doanh khách sạn như nghị định 87/CP 88/CP, 51/CP... không để xảy ra các vụ việc mất an toàn hay vi phạm chính sách của nhà nước. 1.3. Tình hình kinh doanh của khách sạn Sông Nhuệ Khách sạn Sông Nhuệ bắt đầu bước vào hoạt động kinh doanh từ tháng 2 năm 2000. Mới bước vào hoạt động chưa được lâu song khách sạn đã đạt được những kết quả khả quan mở ra triển vọng tốt đẹp cho những năm tiếp theo điều đó thể hiện qua 1 số chỉ tiêu cơ bản của khách sạn ở bảng sau: (trang bên) Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2001 Năm 2002 So sánh 2002/ 2001 ± (%) 1. Doanh thu đồng 5.457.500.000 6.676.663.000 1.219.163.000 122 + DT ăn uống - 3.862.600.000 4.674.447.000 811.847.000 121 Tỷ trọng % 70,78 70,01 (- 0,77) + DT lưu trú - 1.462.700.000 1.724.716.000 262.016.000 118 Tỷ trọng % 26,80 25,83 (- 0,97) + DT dịch vụ khác - 132.200.000 277.455.000 145.255.000 210 Tỷ trọng % 2,42 4,16 1,74 2. Lao động bình quân Người 112 113 1 100,9 + Trình độ ĐH - 21 27 6 128 + Trung cấp kỹ thuật - 75 74 (-1) 98,6 + Lao động phổ thông - 16 12 (-4) 75 3. Lương bình quân đồng 406.000 530.000 124.000 131 4. Chi phí - 4.484.884.000 5.444.864.000 959.980.000 121 + KHTSCĐ - 1.235.136.000 1.235.136.000 0 0 + Chi phí tiền lương - 635.300.000 718.680.000 83.380.000 113 + Chi phí khác - 2.614.448.000 3.491.048 876.600.000 133 5. Nộp ngân sách - 361.000.000 465.137.000 104.137.000 128 6. Lãi kinh doanh - (-121.520.000) 116.662.000 238.128.000 296 7. Trả vốn vay đầu tư - 598.000.000 650.000.000 52.000.000 108 Biểu 3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2001 - 2002 Theo bảng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ như trên ta thấy rằng: công ty hoạt động kinh doanh năm 2002 đạt kết quả cao hơn năm 2001 thể hiện qua kết quả doanh thu đạt được của năm 2002/2001 tăng 22% tương ứng với 1219.163.000đ. Sở dĩ có được kết quả trên là do: + Hoạt động kinh doanh ăn uống: Hoạt động kinh doanh ăn uống đem lại một lượng doanh thu lớn trong cơ cấu doanh thu của công ty. Năm 2002/2001 doanh thu từ hoạt động kinh doanh ăn uống tăng 21% tương ứng với 811.847.000đ chiếm trên 70% tổng doanh thu. Mặc dù kết quả hoạt động kinh doanh ăn uống của công ty có tăng song tỷ trọng doanh thu lại giảm (giảm 0,77%), việc giảm doanh thu từ hoạt động kinh doanh ăn uống này một phần là do chưa có sự đa dạng trong sản phẩm ăn uống, phong cách phục vụ của nhân viên còn kém về nghiệm vụ. Mặt khác, do sự bố trí lao động của công ty đó là khi bên bộ phận kinh doanh ăn uống có nhiều khách thì có sự huy động lực lượng của các bộ phận khác tham gia phục vụ, mà đội ngũ này thì chuyên môn nghiệp vụ phục vụ ăn uống lại không cao. + Hoạt động kinh doanh lưu trú: Kinh doanh lưu trú trong năm 2002 đạt được mức doanh thu là 1.724.716.000đ tăng so với năm 2001 là: 262.016.000đ tương đương với 18%. Sở dĩ có sự tăng lên của doanh thu lưu trú là do trong năm vừa qua công ty đã nâng cao chất lượng và đưa vào sử dụng 36 phòng loại A. Hoạt động kinh doanh lưu trú có sự tăng lên trong doanh thu song tỷ trọng của doanh thu lưu trú lại giảm (giảm 0,97%), việc giảm doanh thu từ kinh doanh lưu trú thể hiện tình hình thu hút khách của khách sạn là kém hiệu quả. Việc kém hiệu quả trong việc thu hút khách đến lưu trú tại khách sạn cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh ăn uống. + Hoạt động kinh doanh dịch vụ khác: Trong năm 2002 Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ đã chú trọng nhiều đến việc đa dạng hoá sản phẩm, tăng cường xây dựng các dịch vụ bổ sung nhằm tạo ra sự hoàn thiện trong sản phẩm dịch vụ của mình. Cụ thể: doanh thu từ hoạt động cung ứng các dịch vụ khác này năm 2002 đạt: 277.455.000đ tăng so với năm 2001: 145.255.000đ tăng gấp 2,1 lần so với doanh thu đạt được năm 2001. Mặc dù trong cơ cấu doanh thu thì tỷ trọng của doanh thu các dịch vụ khác là rất thấp (4,16% - năm 2002) nhưng nó lại mang lại một khoản doanh thu không nhỏ. Điều này cho chúng ta thấy rằng việc cân đối bổ sung hàng hoá để hoàn thiện sản phẩm của mình sẽ tạo ra một lượng doanh thu không nhỏ. Về việc sử dụng lao động: Trong năm 2002 công ty đã có nhiều chú trọng đến việc đào tạo và tuyển dụng lao động có trình độ quản lý nhằm khắc phục những yếu kém trong quản lý của doanh nghiệp. Cụ thể: năm 2002 số lao động của doanh nghiệp có tăng so với năm 2001 là người nhưng cơ cấu tăng như sau: số lao động có trình độ đại học tăng 6 người, lao động phổ thông giảm 4 người, lao động trung cấp giảm 1 người. Sự tăng lên trong cơ cấu lao động như trên thể hiện doanh nghiệp đang tiến hành hoàn thiện nhân sự cho doanh nghiệp mình. Cũng do cơ cấu lao động thay đổi theo hướng ngày càng hoàn thiên tay nghề hơn cho nên mức lương của họ cũng được cải thiện nhiều, lương bình quân của công nhân năm 2002 đạt: 530.000đ/người/tháng tăng hơn so với năm 2001 là: 124.000đ tương đương 31%. Điều này cho chúng ta thấy công ty đang dần đi vào ổn định trong sản xuất và thu nhập của người lao động từng bước được cải thiện. Trong năm 2002 vừa qua việc chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có sự hợp lý hơn năm 2001. Cụ thể: mức chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra năm 2002 là: 5.444.864.000đ tăng hơn so với năm 2001 tăng là: 959.980.000đ tương ứng tăng 21%. Song việc tăng lên của chi phí là hợp lý thể hiện tốc độ tăng của chi phí chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu (doanh thu tăng 22%) nên doanh nghiệp đạt được mức lợi nhuận nhất định. Lợi nhuận năm 2002 đạt 116.662.000đ tăng 238.128.000đ so với năm 2001. Năm 2002 Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ đã tiến hành nộp ngân sách Nhà nước được 465.137.000đ tăng hơn năm 2001 là 104.137.000đ tăng 28% và trả được 650.000.000đ tiền vốn vay. Kết quả này khẳng định việc đi đúng hướng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhìn chung, hoạt động kinh doanh phục vụ của khách sạn đã có những bước ổn định phát triển song vẫn còn hạn chế về các dịch vụ kinh doanh. Các dịch vụ chủ yếu mà doanh nghiệp tập trung kinh doanh là 2 dịch vụ chính: lưu trú và ăn uống, kinh doanh lữ hành chưa phát triển và chưa có hiệu quả năm 2002 mới chỉ phục vụ được 1000 lượt khách đạt mức doanh thu 430 triệu đồng. Các dịch vụ khác chưa được mở rộng nên hạn chế nhiều đến hiệu quả chung của công ty. 2. Thực trạng áp dụng Marketing - mix nhằm nâng cao sức cạnh tranh của Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ 2.1. Môi trường kinh doanh của Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ 2.1.1 Môi trường bên trong: Môi trường bên trong là những nhân tố nội tại của doanh nghiệp mà họ hoàn toàn có thể kiểm soát, điều chỉnh được. Tại Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ các nhân tố này bao gồm: * Cơ sở vật chất kỹ thuật lưu trú Khách sạn được xây dựng trên khuôn viên 7550m2 với tổng số phòng có khả năng đáp ứng lưu trú của khách là 62 phòng, trong đó có 44 phòng loại A và 18 phòng loại B. Trong các phòng loại A có máy điều hoà, tủ lạnh, điện thoại, truyền hình vệ tinh, bàn làm việc, vệ sinh khép kín, tắm nóng lạnh, bồn tắm. Phòng loại B gồm các trang thiết bị như phòng loại A nhưng điều hoà được thay bằng quạt điện và không có thảm trải. Các trang thiết bị trong mỗi phòng được bố trí hài hoà, luôn tạo vẻ ấm cúng gần gũi tạo tâm lý thoải mái cho khách. * Cơ sở vật chất kỹ thuật ăn uống Khu vực ăn uống của khách sạn rộng khoảng 1045m2 gồm 3 phòng ăn. Phòng ăn số 1 rộng 140m2 có thể phục vụ 30 khách, phòng ăn số 2 với diện tích 210m2 có khả năng phục vụ 60 khách, phòng ăn số 3 với diện tích 525m2 có khả năng phục vụ 240 khách tất cả các phòng đều được trang bị đèn chùm, quạt tường, quạt thông gió, điều hoà, điện thoại, cây cảnh và tranh ảnh trang trí. Khu vực bếp với diện tích 170m2 được trang bị các thiết bị hiện đại đồng bộ để bảo quản dự trữ và chế biến thức ăn như: tủ lạnh, các thiết bị làm bếp, hệ thống nước nóng lạnh, bếp ga, bếp than, lò vi sóng... * Cơ sở vật chất bổ sung Ngoài cơ sở vật chất phục vụ cho các bộ phận kinh doanh chủ yếu trên khách sạn Sông Nhuệ còn phục vụ kinh doanh các dịch vụ bổ sung như: cho thuê văn phòng, giặt là, điện thoại, bán hàng lưu niệm ... khu vực này được xây dựng trên diện tích 1975m2 trong đó khu vực 9 gian có diện tích 260m2, 5 gian để trưng bày giới thiệu và bán các sản phẩm làng nghề như: khảm trai Chuyên Mỹ, tượng gỗ Thanh Thuỳ, mây tre đan Phú Vinh, sừng Hoà Bình. Một gian 8 mái dùng để bán đồ uống, một gian để cắt tóc gội đầu 2 gian dùng để bán hàng ẩm thực phục vụ khách tham quan và nghỉ tại khách sạn. Khu vực hội trường hội thảo có hệ thống đèn chùm, âm thanh, thiết bị chiếu sáng tiện nghi đầy đủ đáp ứng nhu cầu về tiệc cưới, sinh nhật, hội nghị, hội thảo của các cơ quan trong và ngoài tỉnh. Với cơ sở vật chất như hiện nay khách sạn Sông Nhuệ đã đáp ứng được nhu cầu cơ bản của khách tuy nhiên trong điều kiện kinh doanh hiện nay khách sạn cần phải đầu tư nâng cấp thêm để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách. * Lao động Số lượng lao động của Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ năm 2002 là 113 người có tăng hơn so với năm 2001 với cơ cấu lao động như sau: Chỉ tiêu 2001 2002 * Tổng số lao động 112 113 + Trình độ đại học 21 27 + Trình độ trung cấp kỹ thuật 75 74 + Lao động phổ thông 16 12 Biểu 4: Cơ cấu lao động của Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ (Nguồn: Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ) Với cơ cấu lao động như trên chúng ta thấy rằng số lao động trình độ đại học của Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ năm sau tăng hơn năm trước đáng kể. Điều này chứng tỏ rằng công ty rất chú ý đến sự phát triển lao động có trình độ quản lý. Độ tuổi của lao động trong doanh nghiệp lại thuộc loại tuổi bình quân trẻ với mức trung bình là 28 tuổi nên tạo điều kiện tăng năng suất lao động và có nhiều thời gian dành cho việc nâng cao tay nghề chuyên môn. * Khả năng tài chính Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ là doanh nghiệp có số lượng vốn chủ yếu là do Nhà nước cấp và một phần do tự bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tính đến nay tổng nguồn vốn của doanh nghiệp là 14.675.000.000đ, trong đó: + Nguồn vốn cố định: 9.175.000.000đ - Vốn ngân sách: 8.243.000.000đ - Vốn tự bổ sung: 932.000.000đ + Nguồn vốn lưu động: 1.500.000.000đ + Nguồn vốn tín dụng: 4.000.000.000đ Với lượng vốn như vậy để đầu tư cho sản xuất kinh doanh thì không phải là lớn, song với phương châm vừa hoạt động vừa hoàn thiện cho nên Ban giám đốc công ty cần phải nỗ lực rất nhiều để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. 2.1.2 Môi trường bên ngoài * Yếu tố tự nhiên Hà Tây là một tỉnh nằm ở phía tây nam của thủ đô và là tỉnh có nhiều tài nguyên du lịch với những làng nghề và những danh lam thắng cảnh rất hấp dẫn như: chùa Hương, Khoang Xanh, Ao Vua thu hút một lượng khách du lịch rất lớn đến với tỉnh nên đầu là một tập khách hàng rất tốt đối với doanh nghiệp. * Lợi thế về vị trí Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ có vị trí rất thuận lợi nằm ở vị trí trung tâm thị xã Hà Đông - Hà Tây. Vị trí này là điểm giao thông thuận lợi giữa các tỉnh Tây Bắc và các tỉnh phía Nam với thủ đô Hà Nội bằng cả đường sắt, đường bộ và đường thuỷ. Với vị trí trung tâm thuận tiện này, công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ có khả năng đáp ứng rất lớn trong việc kinh doanh phục vụ, tổ chức đưa đón các đối tượng khách trong và ngoài tỉnh đi tham quan du lịch. * Do Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ trực thuộc Sở Du Lịch Hà Tây và được sự quan tâm của UBND Tỉnh nên công ty có một tập khách khá ổn định đó là các khách hội nghị, hội thảo, liên hoan. Mặt khác, do uy tín và vị trí của doanh nghiệp nên thu hút được một lượng tiệc cưới, hỏi Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ còn tổ chức hoạt động hội “chợ quê” nên có sự thu hút khách nghỉ và tham gia các hoạt động đó. * Ngành kinh doanh du lịch dần được Nhà nước ta coi là ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận và tiến hành đầu tư khai thác nên nó là một đầu vào quan trọng cho các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn. Nằm trong xu thế phát triển chung đó Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ cũng được Tỉnh Hà Tây đầu tư nhiều nhằm cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật và mở rộng ngành nghề kinh doanh nhằm phục vụ, thu hút tốt hơn các tập khách tham gia du lịch ở tỉnh. 2.2 Sản phẩm dịch vụ và thị trường của Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ là một khách sạn 2 sao với cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối hoàn chỉnh đi cùng với đó là một diện tích rộng. Điều đó tạo cho doanh nghiệp sự thuận lợi trong việc cung cấp những sản phẩm bổ sung nhằm hoàn thiện quá trình tiêu dùng của khách hàng. Mặc dù nằm ở vị trí rất thuận lợi cho việc thu hút khách nhưng tập khách của khách sạn lại chủ yếu là khách nội địa, khách tham quan từ các tỉnh bạn và một số khách đến liên hệ công tác với cơ quan trong tỉnh. Sở dĩ việc thu hút khách nước ngoài đối với doanh nghiệp là tương đối khó do vị trí của công ty lại cách trung tâm Hà Nội không xa - khoảng 13 km nên phần lớn những khách nước ngoài và những khách có thu nhập cao họ thường đến tỉnh liên hệ công tác, tham quan và trở về nghỉ tại các khách sạn trên địa bàn Hà Nội. Chính vì vậy thị trường khách của công ty chủ yếu là phục vụ khách du lịch nội địa có mức thu nhập trung bình, phục vụ tiệc cưới, tiệc sinh nhật, hội nghị, hội thảo... và một phần tập khách nước ngoài như Trung Quốc, Đài Loan, Nga... trong đó chủ yếu là khách Trung Quốc. Do đặc điểm thị trường khách cũng như đặc điểm kinh doanh của khách sạn nên sản phẩm dịch vụ của khách sạn chủ yếu là: + Sản phẩm dịch vụ lưu trú + Sản phẩm ăn uống + Sản phẩm du lịch lữ hành như: xây dựng tour, tổ chức đi tour... + Các dịch vụ bổ sung khác như: massage, sauna, karaoke... 2.3 Phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu Trong xu thế phát triển nhanh của thị trường du lịch thế giới, thị trường du lịch Việt Nam cũng đã có những bước tiến nhất định. Việc Việt Nam được xem là quốc gia có sự ổn định cao về an ninh - chính trị - xã hội đã tạo ra cơ hội lớn cho ngành kinh doanh du lịch phát triển. Cùng với sự ổn định cao về an ninh trật tự thì Việt Nam có một hệ thống cơ sở để phát triển du lịch rất lý tưởng đó là: thiên nhiên đã ban tặng cho Việt Nam rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp có sức thu hút lớn với khách du lịch trong nước và quốc tế. Bên cạnh những danh lam thắng cảnh đó là những làng nghề truyền thống với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ rất tinh tế. Hà Tây là một tỉnh có mật độ cao về các làng nghề truyền thống tạo ra sự hấp dẫn lớn đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Đứng trước chủ trương của Đảng và Nhà nước đó là xác định phát triển ngành du lịch thành một ngành “công nghiệp không khói” Hà Tây đã đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch mà Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ là một trong số đó. Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ là một Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động dưới sự quản lý của Sở Du Lịch Hà Tây, với khách sạn Sông Nhuệ - một khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao - bước đầu đi vào hoạt động còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như sự hạn chế trong tập khách mà doanh nghiệp có thể thu hút. Mặt khác, do Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ nằm ở một vị trí giao thông có thuận tiện song lại ở cách Hà Nội không xa (khoảng 13 km) nên khả năng thu hút tập khách nước ngoài, thương gia khi tham gia nghỉ ở Hà Nội và đi du lịch ở Hà Tây là không cao. Sở dĩ có sự hạn chế này là do họ những người có khả năng thanh toán cao và thường tiến hành đi và về bằng phương tiện hiện đại trong ngày đồng thời lưu trú tại các khách sạn sang trọng của Hà Nội cho nên việc lưu giữ tập khách này là rất khó. Do vậy, Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ đã xác định cho mình tập khách phục vụ chủ yếu đó là tập khách nội địa. Với tập khách này thì khả năng thanh toán không cao, song số lượng khách là đông và phù hợp với khả năng phục vụ của khách sạn. Ngoài ra do công ty trực thuộc Sở Du Lịch Hà Tây nên hàng năm công ty có một số lượng khách hội nghị, hội thảo tương đối lớn từ khối cơ quan, ban ngành trực thuộc tỉnh. Bên cạnh đó, công ty còn tiến hành phục vụ các tiệc cưới, hỏi, tiệc sinh nhật... với mức giá phù hợp với khả năng thanh toán của tập khách trên địa bàn. Thị trường khách nội địa chủ yếu mà công ty xác định phục vụ đó là các đối tượng khách ở tỉnh bạn trong cả nước tới liên hệ giao dịch công tác với các đơn vị trong khu vực thị xã hoặc khách du lịch có chương trình và thời gian dài với nhiều địa điểm trong tỉnh. Họ lưu trú và thường ăn bữa sáng ở khách sạn. Ngoài ra, có thể tập trung thu hút các tập khách Trung Quốc, Nga, Đài Loan, Pháp, trong đó chủ yếu là khách Trung Quốc. Đối tượng khách Năm 2001 Năm 2002 Số lượt khách Tỷ trọng (%) Số lượt khách Tỷ trọng (%) Khách quốc tế 1.639 1,5% 5.315 4% Khách nội địa 111.076 98,5% 135.280 96% Tổng 112.715 135.280 Biểu 5: Cơ cấu nguồn khách của Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ (Nguồn: Công ty Khách sạn Du lịch Sông Nhuệ) Qua bảng trên ta thấy rằng cơ cấu nguồn khách của doanh nghiệp chủ yếu là khách nội địa. Năm 2002 công ty đã đón được 135.280 lượt khách nội địa chiếm 96% tăng 2,33% so với kế hoạch và tăng 20% so với năm 2001. Khách quốc tế đạt 5.315 tăng 224% so với năm 2001. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, khả năng và điều kiện thực tế, Ban Giám Đốc công ty đã xác định rõ mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp là: tập trung phát triển, nâng cao khả năng kinh doanh các dịch vụ cơ bản là:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2989.doc
Tài liệu liên quan