Đề tài Những giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cho nông nghiệp và phát triển nông thôn địa bàn Hà Tĩnh

Lời nói đầu

Chương I: Những vấn đề lý luận chung.

I/ Một số khái niệm

- Vốn đầu tư

- Hoạt động đầu tư

II/ Vai trò và sự cần thiết của hoạt động đầu tư phát triển

1. Khái niệm và sự cần thiết của hoạt động đầu tư phát triển

2. Vai trò của đầu tư phát triển

III/ Hiệu quả đầu tư phát triển

1. Khái niệm

2. Phương pháp đánh giá hiệu qủa thực hiện đầu tư

3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế- xã hội của đầu tư xem xét ở tầm vĩ mô

IV/ Vai trò của ngành nông nghiệp đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân

Chương II: Đánh giá hiệu quả đầu tư cho nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh (thời gian 1994- 1998)

I/ Điều kiện tự nhiên - xã hội

II/ Những lợi thế và hạn chế để phát triển nông lâm ngư nghiệp của Hà Tĩnh

1. Vai trò của nông lâm ngư nghiệp đối với sự phát triển kinh tế của Hà Tĩnh.

2. Những lợi thế và hạn chế để phát triển nông lâm ngư nghiệp Hà Tĩnh.

III/ Thực trạng đầu tư cho nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh (1994- 1998)

1. Tốc độ đầu tư

 

doc61 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1242 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cho nông nghiệp và phát triển nông thôn địa bàn Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trữ lượng gỗ 20 triệu m3 hàng năm khai thác khoảng 2-3 vạn m3. Thực vật của rừng đa dạng và phong phú, có trên 86 họ và 500 loài cây dạng thân gỗ. Có nhiều loại cây gỗ quý như lim xanh, sến, mật, đinh, gõ, pơmu và các loại thú hiếm như voi, hổ báo, vượn đen, dê sừng thẳng... Hiện nay có khoảng 2- 3 vạn ha thông nhựa, tới năm 2000 có thể đưa 30 % số đó vào khai thác. Ngoài ra Hà Tĩnh còn có rừng quốc gia Vũ Quang (huyện Hương Khê). Đây là rừng nguyên sinh có nhiều động thực vật quý hiếm có giá trị cao cho du lịch và nghiên cứu khoa học. 8. Nguồn nhân lực: dân số Hà Tĩnh tính đến tháng 12/ 1997 là 1277 nghìn người, tỷ lệ tăng tự nhiên của Hà Tĩnh vào loại cao, bình quân 2,17%/ năm. Lao động làm việc do địa phương quản lý hơn700.000 người chiếm 50% dân số (số liệu năm 1996 của tổng cục thống kê). Người lao động hiện nay còn thiếu việc làm khá đông (gần 30%) cộng vào đó chất lượng của người lao động chưa cao. Dân số Hà Tĩnh thuộc loại trẻ, do vậy giảm tỷ lệ sinh đẻ là vấn đề khó khăn. Đây là chỉ tiêu cần quan tâm hàng đầu trong thời gian trước mắt, bởi vì để đảm bảo được những chỉ tiêu phát triển kinh tế đã đề ra , lao động phải có chất lượng cao mới đáp ứng được những chỉ tiêu phát triển kinh tế đã đề ra, lao động phải có chất lượng cao mới đáp ứng được những đòi hỏi của cơ chế mới. 9. Hạ tầng cơ sở: Cơ sở vật chất của tỉnh còn nghèo, hạ tầng yếu kém. Về giao thông: Ngoài đường quốc lộ số 1 và đường sắt Thống nhất, giao thông đi lại còn khó khăn. Hầu hết các đường giao thông nội tỉnh chưa được thông suốt, việc đi lại không chỉ phục vụ cho sản xuất mà ngay cả phục vụ cho sinh hoạt còn khó khăn. Toàn tỉnh có trên 6000 km đường bộ, đường quốc lộ chỉ chiếm 6%, đường thôn xã đường xấu chiếm đến 80%. Có 395 cầu chiều dài toàn bộ trên 8 km. Tỷ lệ các cầu hỏng chiếm 50%. Cầu có trọng tải dưới 10 tấn chiếm 60% hầu hết nằm trên tỉnh lộ và huyện lộ. Hà Tĩnh có 4 con sông lớn: sông Ngàn Sâu, sông Ngàn Phố, kênh đào nhà Lê và sông La với tổng độ dài là 325 km. Ngoài ra còn nhiều sông nhỏ. Tuy vậy, hiện trạng về đường sông khá thuận tiện, nếu được đầu tư khai thông có thể mang lại nguồn lợi lớn cho tỉnh. Đường biển của Hà Tĩnh như trên đã đề cập, có lợi thế lớn. Bờ biển dài 137 km có cảng Xuân Hải (Nghi Xuân) và cảng Vũng áng (Kỳ Anh) đang hợp tác đầu tư xây dựng với Lào và Thái lan nhằm phục vụ cho nhu cầu vận chuyển trong tương lai của các khu công nghiệp xung quanh và các nước Lào, Thái Lan. Đường sắt dài 70 km chạy dọc theo tỉnh từ cầu Đô Hàn đến Bắc La Khê (có tất cả 10 ga). Đường sắt chạy trên vùng núi cao, đây là khó khăn cho giao thông bằng đường sắt của Hà Tĩnh. Trong chiến lược phát triển khi khai thác mỏ sắt Thạch Khê cần phải có đầu tư xây dựng thêm các tuyến nhánh khác. Hiện tại đường sắt góp phần giao thông hàng hoá với các tỉnh phía Nam. Tuy nhiên lượng vận tải còn hạn chế. Về cấp nước: với điều kiện sông suối nhiều nên vấn đề thuỷ lợi đã làm tương đối tốt, tuy nhiên việc cấp nước cho sinh hoạt của thành thị và nông thôn hầu như chưa giải quyết được. Hiện tại Chính phủ Hà Lan đang giúp đỡ xây dựng nâng cao công suất nhà máy nước phục vụ cho khu vực thị xã Hà Tĩnh. Về cấp điện: Hà Tĩnh là một trong ít tỉnh miền Trung có được hệ thống điện khá tốt, tuy nhiên khi công nghiệp ở đây phát triển mạnh hơn thì vấn đề điện hiện nay chưa đủ đáp ứng nhu cầu. Cho tới nay hệ thống cấp điện của Hà Tĩnh khá đầy đủ, trên 260 trạm biến thế, 900 km đường dây đã được xây dựng cung cấp điện cho toàn tỉnh với công suất trên 25.000 KvA. Đã có đường dây 35 kv ở hầu hết các huyện lỵ trong tỉnh. II/ Những lợi thế và hạn chế để phát triển nông lâm ngư nghiệp của Hà Tĩnh 1. Vai trò của nông lâm ngư nghiệp đối với sự phát triển kinh tế của Hà Tĩnh Nằm trong hướng đi chung của cả nước trong thời kỳ đổi mới nền kinh tế Hà Tĩnh đã có sự thay đổi trong cơ cấu phát triển. Tăng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần nông lâm ngư nghiệp. Tuy nhiên sự chuyển dịch còn chậm, nông lâm ngư nghiệp vẫn là ngành chính của tỉnh. Bảng 1: Cơ cấu GDP Hà Tĩnh Đơn vị tính: % Năm 1994 1995 1996 1997 Tổng số GDP 100,00 100,00 100,00 100,00 Nông lâm ngư nghiệp 58,42 56,57 55,14 54,24 Công nghiệp - xây dựng 11,41 10,43 10,71 11,39 Các ngành khác 29,19 28,31 32,73 33,57 Nguồn: Niên giám thống kê Hà Tĩnh a- Nông nghiệp: Đây là ngành chính của tỉnh trong nhiều năm nay, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng đều qua các năm. Bảng 2: Giá trị sản xuất nông nghiệp tính theo giá năm 1997 Đơn vị tính: triệu đồng Năm 1994 1995 1996 1997 Nông nghiệp 822102 1.098.127 1.186.027 1.165.879 Trong đó ngoài quốc doanh: 818.161 1.090.767 1.174.105 1.151.923 Tỉ trọng (%) 99,5 99,3 99 98,8 Nguồn: Niên giám thống kê Hà Tĩnh 1997 Diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp là 102513 ha, chiếm 17% diện tích đất tự nhiên. Lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp 426294 người chiếm 69,8% lao động xã hội toàn tỉnh. Bình quân đất nông nghiệp là 785 m2/ người, phân bố không đồng đều giữa các vùng (ở 6 huyện đồng bằng 813m2, các huyện trung du và miền núi chỉ có 451m2/ người). Bình quân lương thực năm 1997 là 345,5 kg/ người (trong đó cả nước 368 kg/ người) Sản lượng một số sản phẩm chủ yếu của tỉnh (1997) là: + Lương thực : 40,1 vạn tấn + Lạc vỏ : 15770 tấn + Mía cây : 48310 tấn + Chè búp sơ chế : 360 tấn + Lạc nhân xuất khẩu : 1970 tấn (1995) Đất nông nghiệp được sử dụng chủ yếu trong khu vực cá thể, quốc doanh chỉ chiếm có 1%. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp còn mang tính độc canh. Cây lâu năm còn chiếm một tỷ lệ quá ít, khoảng 2%, trong những năm gần đây có chuyển dịch nhưng tốc độ còn chậm. Đất cày hàng năm chiếm 82%. Đất sản xuất lương thực chiếm 86% diện tích gieo trồng cây hàng năm, cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, vừng, dâu, tằm, mía, rau, lương thực, thực phẩm...) chỉ chiếm 10- 20 % diện tích gieo trồng. Với trên 2000 ha chè, 300 ha dâu và các cây công nghiệp, cây ăn quả khác đã làm cho ngành nông nghiệp dần đi vào thế công nghiệp hoá. Hệ số sử dụng đất canh tác bình quân 1,86 nhưng phân bố không đều theo vùng (đồng bằng ven biển 2,11, trung du miền núi 1,42) chưa tận dụng hết thời gian mùa vụ (tập trung phần lớn vào vụ Đông Xuân). Đất chưa sử dụng 276626 ha chiếm 45% tổng diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là đất trống đồi trọc và một phần thuộc vùng đất cát, cát pha ven biển. Cơ sở vật chất thuỷ lợi phục vụ cho nông nghiệp khá tốt, đảm bảo đủ tưới cho nông nghiệp, gồm có: + 29 hồ chứa nước từ 2 triệu m3 trở lên, trong đó có 2 hồ lớn là hồ Kẻ Gỗ và hồ sông Rác, ngoài ra còn có hơn 200 hồ đập tiểu thuỷ nông, 5 đập dâng. + 137 trạm bơm điện các loại trong đó có hai trạm Nghi Xuân và Linh Cảm có công suất lớn hơn 40.000 m3/ giờ. + Đê sông có đê La Giang dài 19 km bảo vệ 24000 ha đất canh tác và dân cư, đê Sơn Long bảo vệ hơn 6000 ha, 18 tuyến đê biển (dài trên 300 km, 4 tuyến chính là Hội Thống, Sông Nghên, Đồng Môn, Cẩm Trung) bảo vệ 38.000 ha đất canh tác. Tuy nhiên các công trình thuỷ lợi mới phát huy được 60% năng lực thiết kế. Cụ thể như sau: _ Tưới : 76600 ha _ Ngăn mặn : 2500 ha _ Tiêu : 6000 ha _ Tạo nguồn nước ngọt : 3000 ha Về bảo đảm kỹ thuật cho nông nghiệp : _ Có trại giống lúa Thiên Lộc, hàng năm sản xuất trên 100 tấn lúa nguyên chủng dùng để nghiên cứu các bộ giống thích hợp với điều kiện tự nhiên sinh thái từng vùng. _ Trại giống gia cầm, vật nuôi, hàng năm đã góp phần nghiên cứu cải tạo giống cho năng suất thịt cao. _ Tỉnh có chi cục bảo vệ thực vât, chi cục thú y, ở các huyện đều có các trạm để trực tiếp giải quyết cung cấp thuốc trừ sâu, thuốc thú y. Sản xuất theo hộ là hình thức sản xuất chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp hiện nay. Do điều kiện tự nhiên và kinh tế, các hộ gia đình ở Hà Tĩnh có mức sống theo vùng không đồng đều. Dân ở vùng núi cao và ven biển có mức sống thấp hơn. Toàn tỉnh có thu nhập bình quân đầu người năm 1997 là 2.048.400 đồng/ người. Sản lượng lương thực bình quân đầu người là 345,5 kg/ người. (1997); số hộ dưới mức trung bình và nghèo chiếm tỷ lệ cao gần 60% Thu ngân sách từ khu vực nông nghiệp năm 1997 đạt 16.525 triệu đồng, bằng 4,71% tổng thu của tỉnh, nguồn thu của tỉnh chủ yếu vẫn là từ trung ương trợ cấp chiếm 74% tổng thu b- Lâm nghiệp: Đất lâm nghiệp có gần 350.000 ha bao gồm rừng tự nhiên 164.000 ha, rừng trồng 31500 ha. Rừng tập trung ở các huyện Hương Khê, Hương Sơn và Kỳ Anh. Diện tích đất đai cho việc khai thác rừng chiếm 68%diện tích cả tỉnh. Lực lượng lao động trong ngành lâm nghiệp là 2560 người (1997) chiếm 0,40% tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân. Giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 1997 đạt 1.577.773 triệu đồng chiếm 6% tổng sản phẩm của tỉnh. Rừng thông nhựa đã đến tuổi khai thác chiếm 3000 ha. Đây là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nhựa thông liên doanh đang được triển khai và mở rộng. Hàng năm có thể khai thác 2500- 3000 tấn nhựa, đưa vào chế biến 20- 30 nghìn m3 gỗ nguyên liệu, bao gồm các sản phẩm gỗ xẻ phơi, ván ghép, ván bóc. c- Ngư nghiệp: Thuỷ sản là ngành mang lại nhiều lợi nhuận cho tỉnh. Năm 1997 đạt 116043 triệu đồng, chiếm 4,5% tổng sản phẩm trong tỉnh. Lao động làm việc trong ngành thuỷ sản là 21450 người (1997) chiếm 3,73% tổng số lao động trong các ngành kinh tế quốc dân... Trong những năm gần đây do sự chuyển đổi cơ chế và được sự đầu tư cuả tỉnh tốc độ tăng trưởng của ngành thuỷ sản khá cao 12% (1994- 1997). Với thế mạnh147 km bờ biển tương lai đây là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. 2. Những lợi thế và hạn chế để phát triển nông lâm ngư nghiệp Hà Tĩnh. Trong những năm qua ngành nông lâm ngư nghiệp có tốc độ phát triển tương đối cao 11% (1994- 1997). Tuy nhiên điều kiện tự nhiên ở đây có nhiều thuận lợi chưa được khai thác hết: Thứ nhất: Hà Tĩnh được tận hưởng hạ tầng cơ sở giao thông của toàn quốc. Đường quốc lộ 1A và đường sắt Thống nhất chạy dọc theo tỉnh đã tạo ra một hành lang phát triển kinh tế và dịch vụ. Với hơn 80 km đường biên với Lào, có cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, quốc lộ 8A nối từ cảng biển qua Lào tới Thái Lan tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác trao đổi sản phẩm với Lào, Thái Lan và các nước trong khu vực. Hệ thống lưới điện quốc gia và 4 con sông lớn cho phép tính chủ động tưới tiêu trong nông nghiệp. Thứ hai: Hà Tĩnh có bờ biển dài 137 km. Biển là một ngư trường lớn, việc khai thác các nguồn lợi từ biển (hải sản, muối...) đang là nguồn thu lớn cho phát triển xuất khẩu. Thứ ba: đất đai của Hà Tĩnh cũng thích hợp cho việc phát triển nghề trồng rừng và trồng các cây công nghiệp ngắn ngày (như: lạc, mía, dâu tằm...) cho xuất khẩu. Thứ tư: Hà Tĩnh có cơ cấu dân số trẻ, đội ngũ lao động dồi dào, người dân Hà Tĩnh có truyền thống hiếu học. Đó là các nguồn lợi lớn mà tỉnh chưa khai thác triệt để. Bên cạnh những lợi thế nêu trên, những khó khăn và hạn chế để phát triển ngành nông lâm ngư nghiệp theo định hướng công nghiệp hoá , hiện đại hoá là không nhỏ: _ Địa hình phức tạp, chia cắt nhiều, độ dốc lớn, đồi núi trọc nhiều, đất canh tác thường xuyên bị xói mòn rửa trôi. Khí hậu khắc nghiệt như bão lũ thường xuyên, gió Tây nóng khô hạn, cát bay... gây nhiều bất lợi cho phát triển cây trồng. Việc bảo đảm lương thực cho tỉnh là một nhiệm vụ khó khăn. _ Cơ sở hạ tầng hiện còn rất yếu kém lại không đồng bộ, một số lớn cơ sở bị chiến tranh tàn phá nặng nề, xuống cấp nghiêm trọng như giao thông vận tải, cấp nước sinh hoạt, điện, y tế, trường học... Do bị ảnh hưởng của nước biển nên một bộ phận lớn dân cư của các huyện miền biển còn thiếu nước ngọt dùng cho sinh hoạt và tưới tiêu, đồng ruộng bị nhiễm phèn nặng nên sản xuất nông nghiệp rất khó khăn. Trong khi đó các công trình thuỷ lợi, đê, kè... còn chưa được đầu tư đúng mức do tích luỹ nội bộ thấp, nguồn vốn chủ yếu trông chờ vào Trung ương. _ Dân số tăng nhanh ở tốc độ cao (2,17%) (cả nước là 2,23% năm 1997) phân bố không đồng đều ở các vùng, nhiều vùng đất cũ dân lại đông đúc, còn nhiều vùng đất có khả năng sản xuất tốt thì dân lại thưa thớt nên chưa tạo được sản xuất hàng hoá. _ Trình độ dân trí và thu nhập của nhiều bộ phận dân cư còn thấp, nhất là vùng nông thôn thường xuyên bị thiên tai, vùng núi cao, nơi đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống. Ngay cả trình độ cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu chưa đáp ứng được yêu cầu mới trong cơ chế. Trình độ dân trí thấp đã dẫn đến tình trạng chặt phá rừng bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy, khai thác thuỷ sản theo hình thức nổ mìn, dùng điện... III/ Thực trạng đầu tư cho nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh 1994- 1998 1. Tốc độ đầu tư : Thực hiện chủ trương đẩy nhanh công nghiệp hoá , hiện đại hoá theo tinh thần đại hội VIII của Đảng, trong đó tập trung ưu tiên cho nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, kinh tế Hà Tĩnh đã phát triển liên tục trong các năm qua, đặc biệt là nông lâm ngư nghiệp. Chi ngân sách nhà nước cho các ngành kinh tế của Hà Tĩnh liên tục tăng. Bảng 3: Tình hình đầu tư Hà Tĩnh Đơn vị tính: Triệu đồng 1994 1995 1996 1997 1998 Tổng thu Tổng chi Chi xây dựng cơ bản Chi bổ sung nguồn vốn Chi sự nghiệp kinh tế Chi VH,G D, Y tế Chi quản lý hành chính Chi khác 227320 223134 35546 1173 29938 88644 31461 36277 271252 269113 34067 1872 22180 132181 35715 43098 316226 314862 42245 1736 27559 144629 44.200 54493 350915 350273 34640 1727 34959 161326 51896 65725 362189 362180 35760 1720 36728 168388 52764 66820 Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Sở kế hoạch và đầu tư Cùng với sự tăng tổng thu và tổng chi liên tục qua các năm(1884-1998) tốc độ phát triển của tổng sản phẩm Hà Tĩnh cũng tăng đáng kểqua các năm 1994: 30,66%, 1995:26,51%, 1997: 4,95%, 1998: 6,2%. Khối lượng vốn đầu tư cho các ngành nông lâm ngư nghiệp cũng tăng liên tục cùng với sự gia tăng chi cho sự nghiệp kinh tế . Bảng 4: Tình hình đầu tư cho Nông Lâm ngư nghiệp, thuỷ lợi Năm 1994 1995 1996 1997 1998 Vốn đầu tư (tr đ) cho nông lâm ngư nghiệp, thuỷ lợi Tốc độ gia tăng vốn đầu tư (năm trước = 100%) 12328 9,14% 13670 10,88% 15710 14,92% 16380 4,23% 18727 14,33% Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư Hà Tĩnh Nhìn vào bảng ta thấy vốn đầu tư cho nông lâm ngư nghiệp năm 1997 giảm mạnh so với năm 1996, điều này là do sau một thời gian chia tỉnh (1991), nhu cầu vốn đầu tư lớn, trung ương hỗ trợ nhiều hơn. Tuy nhiên, trong giai đoạn 1994 - 1998 vốn đầu tư cho nông lâm ngư nghiệp vẫn tăng với tốc độ bình quân 10,7%/ năm. Cơ cấu đầu tư a. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư Giống như thực trạng chung của cả nước, cơ cấu vốn đầu tư cho nông lâm ngư nghiệp chủ yếu là từ ngân sách nhà nước còn lại là do nhân dân tự huy động vốn. Điều này là do hệ số sinh lời của ngành nông lâm ngư nghiệp còn thấp, cơ sở hạ tầng ở các vùng ấy lại yếu kém, trình độ dân trí thấp. Tuy nhiên riêng ngành lâm nghiệp đã nhận được sự tài trợ đáng kể (9,5 tỷ đồng) của các tổ chức quốc tế, vốn này chủ yếu tập trung cho các dự án phủ xanh đất trống đồi trọc trong 5 năm (từ 1994 - 1998) Bảng 5: Cơ cấu vốn đầu tư Đơn vị tính: triệu đồng 1994 1995 1996 1997 1998 1.Vốn ngân sách - Trung ương - Địa phương Vốn dân tự đóng góp Vốn các doanh nghiệp Vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế Vốn FDI Tổng số 12328 8237 4091 3327 ___ 1627 __ 17327 10172 7184 2988 3014 __ 1861 __ 15047 11579 7061 4518 4311 3610 2019 873 21519 15380 10308 5072 6706 4178 1848 __ 28112 16727 9187 7540 6850 5210 2100 _ 30887 Nguồn: Cục đầu tư phát triển Hà Tĩnh Qua bảng trên ta thấy cơ cấu của các nguồn vốn đầu tư chiếm tỉ trọng lớn 1994 1995 1996 1997 1998 Vốn ngân sách Vốn dân tự đóng góp Vốn các doanh nghiệp Vốn tài trợ quốc tế Vốn FDI 71,15 19,2 _ 9,65 67,6 20,03 _ 12,37 _ 53,81 20,04 16,78 5,3 4,06 54,71 23,85 14,86 6,58 _ 54,15 22,18 16,87 6,8 _ Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Mặc dù giá trị tuyệt đối của vốn ngân sách vẫn tăng liên tục qua các năm nhưng tỉ trọng đã giảm nhiều so với tổng vốn đầu tư (1994: 71,15%, 1998: 54,15%) điều này là do tỉnh đã biết phát huy nội lực và có chính sách đúng hướng trong huy động vốn đầu tư nên vốn tự đóng góp của dân tăng liên tục cả về giá trị tuyệt đối lẫn tương đối. Cơ cấu ngành: Thực hiện chủ trương công nghiệp hoá nông thôn của Đảng, tình hìnhdt cho nông nghiệp ở Hà Tĩnh đã có sự chuyển biến đáng kể theo hướng đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp tăng dần tỉ trọng đầu tư cho cây công nghiệp, nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản, trong lam nghiệp tập trung vốn cho trồng rừng và bảo vệ rừng. Cơ cấu đầu tư theo ngành cho nông nghiệp và phát triển nông thôn của Hà Tĩnh (1994-1998) Đơn vị : triệu đồng 1994 1995 1996 1997 1998 Nông nghiệp _ Trồng trọt _ Chăn nuôi _ Dịch vụ 12390 7210 4312 5180 14210 7116 4561 2533 16150 6910 4817 4423 17.021 7021 6120 3880 17420 7101 6814 3505 Lâm nghiệp: _ Trồng và nuôi rừng. _ Khai thác lâm sản _ Dịch vụ khác 9493 4167 3243 2083 10238 6543 2046 1649 7264 3224 2813 1227 6467 3347 3261 739 6541 3216 2716 609 Thuỷ sản _ Nuôi trồng _ Đánh bắt _ Dịch vụ 6247 2813 2072 1362 6434 3006 1644 1784 7025 3107 1512 2406 7106 3211 1265 2630 Thuỷ lợi _ Nâng cấp _ Làm mới 1450 1450 7615 1230 5385 7930 1330 6600 1450 1450 _ Qua bảng trên ta thấy : _ Đối với nông nghiệp: Nguồn vốn đầu tư cho trồng trọt vẫn lớn nhưng đã có xu hướng giảm dần, còn đầu tư cho chăn nuôi lại có xu hướng nhanh qua các năm (từ 1994-1998 tăng: 57,73 %), đây là điều đáng mừng trong chuyển dịch cơ cấu đầu tư , tuy nhiên vẫn còn hạn chế , đó là vốn đầu tư cho dịch vụ nông nghiệp lại có xu hướng giảm mạnh: Năm 1998, giảm 32,34% so với năm 1994. _ Đối với lâm nghiệp: Nguồn vốn đầu tư giảm , thiếu ổn định , nguyên nhân này là do ngành lâm nghiệp nhận được sự tài trợ của các tổ chức quốc tế nhiều hơn so với các ngành khác, nguồn tài trợ này phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan ngoài tầm kiểm soát của tỉnh. _ Đối với thuỷ sản: Do ý thức được nguồn lợ kinh tế của thuỷ sản nên tỉnh đã có sự quan tâm đúng mức , vốn đầu tư cho ngành này tăng lên liên tục qua các năm, năm 1994: là 6,1345 tỷ đồng, thì năm 1998 là 7,106 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc giảm vốn đầu tư cho đội tàu đánh bắt cá là một hạn chế , điều này là do ngư dân thiếu vốn, thủ tục vay ngân hàng rườm rà khó khăn. _ Đối với thuỷ lợi: Là một tỉnh miền Trung có khí hậu khắc nghiệt, địa hình phức tạp, sản xuất cho thuỷ lợi vẫnn chưa đáp ứng được nhu cầu , việc đầu tư chủ yếu tập trung vào thì tu bổ sửa chữa các công trình sắn có. Năm 1996, có đầu tư vào sinh hoạt cho huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên. Năm 1997, do hạn hán nghiêm trọng gây thiệt hại lớn cho mùa màng tỉnh được TW cấp vốn xây dựng đập chứa nước Kỳ Anh. c- Cơ cấu lãnh thổ: Hà Tĩnh có hai thị xã và tám huyện, trong đó, có thị xã Hồng Lĩnh, huyện Hương Khê, Hương Sơn. Tỷ trọng vốn đầu tư ở các huyện này tương đối đồng đều, tuy nhiên, cơ cấu ngành ở đây lại có sự chênh lệch đáng kể: ở hai huyện miền núi Hương Sơn và Hương Khê thu hút phần lớn vốn đầu tư cho Lâm nghiệp của tỉnh, ở các huyện gần biển như: Cẩm Xuyến, Thạch Hà, Nghi Xuân vốn đầu tư cho ngư nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Bảng : Vốn đầu tư theo lãnh thổ Đơn vị: tr.đ 1994 1995 1996 1997 1998 Thị xã Hà Tĩnh Thị xã Hồng Lĩnh Huyện Kỳ Anh Huyện Hương Sơn Huyện Hương Khê Huyện Đức Thọ HuyệnThạch Hà Huyện Cẩm Xuyên Huyện Nghi Xuân Huyện Can Lộc 1510 1216 2106 2318 2007 2130 2330 2010 2240 1880 1720 1530 2100 2330 2010 2246 2400 2330 2355 1920 2010 1620 2230 2400 2190 2406 8308 2100 2400 2300 2130 1890 2410 2520 2310 2230 2030 9200 2310 2200 2217 2016 2506 2600 2460 2560 2270 2380 2409 2100 Nguồn : Niên giám thống kê Hà Tĩnh Qua bảng trên, ta thấy vốn đầu tư của các huyện thị có xu hướng tăng dần tuy nhiên tốc độ tăng chưa cao, chưa có sự tăng đột biến của vốn đầu tư, ngoại trừ huyện Thạch Hà và huyện Cẩm Xuyên năm 1996 và 1997 có sự tăng đột biến của vốn đầu tư , nguồn vốn này là do trung ương đầu tư để xây dựng , hệ thống thuỷ lợi ở hai huyện này. Trong các năm tới tỉnh cần khắc phục tình trạng dàn trải vốn đầu tư, cần phải có quy hoạch định hướng đầu tư vào những ngành , những vùng có thế mạnh, khả năng sinh lời cao. IV. Những kết quả đã đạt được trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh: 1. Những kết quả chung: Là một tỉnh nông nghiệp chiếm tới 54% (1998) tổng sản phẩm quốc nội , lại nằm trong vùng khí hậu khắc nghiệt của miền Trung , sự phát triển của nông nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển chung của toàn tỉnh. Tốc độ phát triển của tổng sản phẩm trong tỉnh và tốc độ phát triển của ngành Nông - Lâm _ Ngư nghiệp được thể hiện ở bảng (Năm trước= 100%) 1984 1995 1996 1997 1998 Tốc độ tăng GDP Nông lâm ngư nghiệp 130,66 127,99 126,51 121,57 110,91 110,85 104,95 113,89 107,2 120,3 Nguồn: Niên giám thống kê Hà Tĩnh Qua bảng trên , ta thấy tốc độ tăngGDP trung bình của tỉnh giai đoạn 1994-1998 là 16,046 %, của ngành nông lâm ngư nghiệp là 18,92%, tốc độ phát triển này rất cao, so với cả nước tốc độ tăng GDP gấp 2 lần, tốc độ tăng nông ngư nghiệp tăng gấp 2,4lần. Có được sự tăng trưởng cao như vậy là do trong những năm qua với xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp đầu tư ở Hà Tĩnh chủ yếu phát triển theo chiều rộng. Trong các năm tới, tốc độ phát triển của nông lâm ngư nghiệp sẽ giảm mạnh , nếu tỉnh không chú ý đầu tư theo chiều sâu vì các điều kiện tự nhiên là có hạn. Cùng với sự phát triển nhanh của nông ngư nghiệp, cơ cấu giá trị giữa các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản cũng có sự chuyển biến ngư nghiệp 6000 cuả lâm ngiệp, còn thấp, nhưng đã có sự chuyển nhưng đã có xu hướng tăng dần: Tổng sản phẩm nông nghiệp trong tỉnh (giá hiện hành) Bảng : Tổng sản phẩm nông lâm ngiệp trong tỉnh Đơn vị: tr.đ 1994 1995 1996 1997 1998 Tổng số Nông nghiệp Lâm nghiệp Thuỷ sản 994.723 822102 85444 87177 1297628 1098127 98278 101223 1409776 1186027 118812 104937 1439695 1165879 157773 116043 1650532 1322072 178190 150270 Nguồn : Niêm giám thống kê Hà Tĩnh Ta thấy tốc độ sản xuất nông nghiệp tăng khá nhanh trong giai đoạn 1994-1998 (12,6%. Trong khi đó, cả nước là 4,5%. Ngành lâm nghiệp tăng trưởng với tốc độ 21,71% năm, đây là ngành có thế mạnh của tỉnh, với 80% diện tích đất tự nhiên là đồi núi nếu cơ chế hợp lí và được đầu tư đúng mức ngành Lâm nghiệp sẽ là ngành có nhiều triển vọng trong tương lai. Với hơn 130 km bờ biển thuỷ sản cũng là một ngành đem lại nhiều nguồn lợi cho tỉnh, tốc độ phát triển của ngành thuỷ sản trong giai đoạn này là 14,48%. Do phương tiện đánh bắt cá còn thô sơ nên việc đánh bắt chủ yếu tập trung ở vùng gần bờ , vì vậy, sản lượng còn thấp, trong các năm tới, tỉnh đã có chính sách cho vay để xây dựng các đội tàu đánh bắt xa bờ, điều này, hứa hẹn nhiều tương lai phát triển cho ngành thuỷ sản. Cùng với sự phát triển của ngành nông lâm ngư nghiệp thu ngân sách ở khu vực này cũng có xu hướng tăng Bảng : Thu chi ngân sách trong tỉnh Đơn vị tính: triệu đồng 1994 1995 1996 1997 1998 1.Thu thuế nông nghiệp Thu từ các lâm trường quốc doanh Thu từ các tổ chức cá nhân, đánh bắt thuỷ sản 14149 4215 1420 17100 5320 4812 21477 5211 5010 16525 5760 5361 19380 6037 5910 Thu ngân sách của các ngành đều tăng, riêng thuế nông nghiệp năm 1997 giảm mạnh là do lũ lụt lớn ở các tỉnh miền Trung, năm 1998, mặc dù có hạn hán xảy ra nhưng thu ngân sách từ nông nghiệp, vẫn tăng 17,28% so với năm 1997. Trong giai đoạn 1994-1998 thu từ khu vực lâm nghiệp tăng 10,8%/ năm, khu vực ngư nghiệp tăng 8,69%/năm. 2. Những kết quả cụ thể của các ngành: a- Nông nghiệp: Cùng với sự gia tăng của ngành nông nghiệp, giá trị sản xuất nông nghiệp cũng chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá. Bảng : Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp(GO) Đơn vị tính: % 1994 1995 1996 1997 1998 Tổng số 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 I. Trồng trọt 65.37 63.3 61.92 60.38 60.07 cây lương thực 43.3 43.93 41.0 38.15 37.1 cây thực phẩm 5.4 5.0 5.14 5.49 5.6 cây công nghiệp 4.30 4.67 4.40 5.20 5.30 cây hàng năm khác 2.30 2.67 3.40 3.20 3.37 cây lâu năm 5.01 5.20 5.94 6.11 6.24 sản phẩm phụ 5.06 1.83 2.04 2.23 2.46 II. Chăn nuôi 30.31 31.42 32.67 34.08 34.10 gia súc 24.73 24.34 23.78 24.06 24.17 gia cầm 5.58 7.08 8.89 10.02 9.93 III. Dịch vụ nông nghiệp 4.32 5.28 5.41 5.54 5.83 Nguồn: Niên giám thống kê Hà Tĩnh. Nhìn vào bảng ta thấy, ngành trồng trọtvẫn chiếm tỉ trọng lớn nhưng đã có xu hướng giảm dần năm 1994: 63,57% , năm 1998: còn 60,07%. Chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp lại có xu hướng tăng dần lên đều, năm 1994 chăn nuôi chiếm 30,31% , dịch vụ nông nghiệp : 4,32%; Tới năm 1998: chăn nuôi: 34,10%, dịch vụ nông nghiệp 4,32%. Đây là sự chuyển biến cơ cấu tích cực của sản xuất nông nghiệp Hà Tỉnh. Do áp dụng được các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong việc chăm sóc và chọn giống nên năng suất lúa bình quân của Hà Tĩnh tăng liên tục qua các năm. Theo đó, sản lượng lúa bình quân cũng tăng nhanh: 1994: 304 kg/người, 1998: 355 kg / người,. giải quyết khác nghiệt thiên tai liên tục xảy ra, đạt được kế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0073.doc
Tài liệu liên quan