NỘI DUNG 1
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1
I.NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH. 1
1.1 Định nghĩa công ty lữ hành 1
1.2 Vai trò của chương trình Du lịch công ty lữ hành: 1
1.3 Cơ cấu tổ chức của các công ty lữ hành . 2
1.4 Hệ thống sản phẩm của các doanh nghiệp lữ hành 4
1.4.1. Các dịch vụ trung gian 5
1.4.2 Các chương trình du lịch trọn gói 5
1.4.3 Các hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành tổng hợp 6
1.5 Nội dung hoạt động kinh doanh lữ hành . 6
1.5.1 Định nghĩa chương trình du lịch. 6
1.5.2 Quy trình xây dựng và thực hiện bán chương trình du lịch. 6
II. NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH LỮ HÀNH . 9
1.1 Khái nhiệm. 9
1.1.1 Hiệu quả. 9
1.1.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành . 9
1.1.3 Hiệu quả kinh tế . 9
1.1.4 Hiệu quả xã hội. 9
1.2 Hệ thống các chỉ tiệu đánh giá hiệu quả kinh doanh lữ hành . 10
1.2.1 Hệ thống chỉ tiêu tuyệt đối đánh giá hiệu quả kinh doanh chương trình du lịch . 10
1.2.2 Hệ thống chỉ tiêu tương đối đánh giá hiệu quả kinh doanh. 14
1.2.3 . Hệ thống chỉ tiêu đánh giá vị thể doanh nghiệp. 17
1.3 ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành du lịch 17
1.3.1 Về phương diện kinh tế. 17
1.3.2 Về phương diện xã hội. 18
1.4 Các giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh lữ hành du lịch. 19
1.4.1 Giải pháp tăng doanh thu. 19
1.4.2 Giải pháp tiết kiệm chi phí. 20
1.4.3 Giải pháp tăng doanh thu, tăng chi phí. 20
CHƯƠNG II :THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNHVÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH LỮ HÀNH TẠI CÔNG TY DU LỊCH HƯƠNG GIANG CHI NHÁNH HÀ NỘI. 21
2. Khái quát về tình hình của Công ty Du lịch Hương Giang chi nhánh Hà Nội 21
2.1 Quá trình hình thành và phát triển. 21
2.1.1 Vài nét về công ty du lịch Hương Giang. 21
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Du lịch Hương Giang chi nhánh Hà Nội 23
2.1.3 Mô hình cơ cấu tố chức lao động và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận 25
2.1.4 Đội ngũ lao động 29
2.1.5 Đặc điểm cơ sở vật chất kỹ thuật tại công ty du lịch Hương Giang chi nhánh Hà Nội. 31
2.1.6 Đặc điểm thị trường khách của Chi nhánh 31
2.1.7 Đặc điểm kinh doanh của Công ty 35
2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch tại Công ty Du lịch Hương Giang chi nhánh Hà Nội 37
2.2.1 Nghiên cức thị trường mục tiêu 37
2.2.2 Quy trình xây dựng chương trình du lịch 40
2.2.3 Giới thiệu các chương trình du lịch của chi nhánh công ty du lịch Hương Giang Hà Nội. 45
2.2.4 Tổ chức thực hiện chương trình du lịch tại công ty du lịch Hương Giang Chi nhánh Hà Nội. 52
2.2.5 Đánh giá thực trạng. 54
2.2.6 Hoàn thiện hoạt động tổ chức thực hiện chương trình du lịch tại Công ty Du lịch Hương Giang chi nhánh Hà Nội . 56
2.3 Đánh giá hiệu quả kinh doanh lữ hành chương trình du lich tại công ty du lịch Hương Giang chi nháh Hà Nội. 58
2.3.1 Đánh giá hiệu quả kinh doanh chương trình du lịch nói chung. 58
Kết quả 58
Giá vốn 62
2.3.2 Hiệu quả kinh doanh chương trình du lịch cho từng thị trường khách: 63
CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH LỮ HÀNH TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY DU LỊCH HƯƠNG GIANG HÀ NỘI. 69
80 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 2332 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại Công ty Du lịch Hương Giang chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ểm du lịch.
Bảng 2. Liệt kê số lượng thiết bị máy móc
Tên thiết bị
Vi tính
Điện thoại cố định
Photos
Fax
Máy in
Điều hoà
Xe ô tô
Đơn vị
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Số lượng
10
10
1
1
3
3
1
(Nguồn: Chi nhánh Hương Giang Hà Nội)
Với mức trang thiết bị máy móc được trang bị khá đầy đủ mỗi người gần như sử dụng một máy vi tính, một điện thoại cố định. Hệ thống máy tính với mức độ hiện đại cao được kết nối mạng LAN và kết nối với bên ngoài qua mạng Internet. Điều này đã nâng cao năng suất làm việc của nhân viên.
2.1.6 Đặc điểm thị trường khách của Chi nhánh
ã Thị trường khách
Thị trường khách của Công ty rất rộng lớn , đặc biệt là thị trường Pháp (chiếm hơn 60% tổng số lượt khách cũng như tổng số khách của Công ty). Các thị trường khách khác của Công ty như: Anh, Đức, Nhật, Mỹ...chiếm tỷ lệ nhỏ hơn và thường biến động qua các năm. Những khách du lịch quốc tế này đến với Công ty chủ yếu thông qua các hãng gửi khách ở nước ngoài.
Bên cạnh đó khách nội địa còn ít chỉ chiếm gần 20% trong tổng số khách. Hiện nay lượng khách này sẽ có xu hướng tăng lên do Công ty đã quan tâm nhiều đến các hoạt động nhằm khai thác thị trường khách nôi địa.
Do khách hàng của Công ty từ nhiều quốc gia đến nên đặc điểm tiêu dùng của họ rất khác nhau, Công ty đã xây dựng các chương trình phù hợp với từng đối tượng nhằm thoả mãn mọi nhu cầu của khách. Nhưng khách của Công ty thường là những khách ở lứa tuổi trung niên trở lên thường có khả năng thanh toán cao và đi theo đoàn. Theo thống kê số lượng khách ở một số nước như sau:
Bảng3: Số lượng khách theo quốc gia từ 2000 - 2002
Đơn vị: Khách
Thị trường
Năm
2000
2001
2002
Pháp
870
968
1176
Đức
78
74
78
Anh
112
110
87
Mỹ
22
37
59
Nhật
22
35
44
Khách khác
11
13
29
Tổng
1115
1227
1472
(Nguồn báo cáo hàng năm của Công ty Du lịch Hương Giang Hà Nội)
ã Số lượt khách của Chi nhánh trong năm 2002 .
Bảng 4. Cơ cấu khách của Chi nhánh
Tổng lượt khách
Khách Inbound
Khách Outbound
Khách nội địa
Tổng số
1472
100
483
2055
Từ đó ta có tỷ lệ khách của chi nhánh Như sau: Inboun = 71%
Outbound = 4,8%
Nội địa = 23.5%
Biểu đồ 1: Cơ cấu khách của Chi nhánh
Theo biểu đồ cơ cấu tỷ lệ khách trên thì số lượt khách chi nhánh phụ vụ chủ yếu là khách Inbound chiếm 71% tổng lượt khách điều này chỉ thấy mảng Inbound của chi nhánh đã hoạt động khá tốt và đóng góp một phần rất lớn vào sự phát triển của chi nhánh, trong khi mảng Outbound hoạt động kém trong cả năm số lượt khách Outbound của chi nhánh chỉ có 4.8% tổng lượt khách của chi nhánh, số khách Outbound chiếm tỷ trọng nhỏ cũng do một phần là có sự chuyển đổi cơ cấu trong bộ máy chi nhánh chuyển một số nhân viên ở bộ phận Outbound sang bộ phận Inbound cho phù hợp với yêu cầu của công việc. Mảng phục vụ khách du lịch nội địa cũng khá tốt nhưng mảng này của chi nhánh không phải là mảng hoạt động chính mà chi nhánh chỉ tập trung nhiều vào làm du lịch nội địa ở nhưng mùa mà Inbound ít khách trong vòng 2 tháng từ tháng 6 đến tháng 8. Trong năm 2002 số lượt khách du lịch nội địa của chi nhánh là 483 lượt chiếm 23.5% tổng lượt khách của toàn chi nhánh.
ã Số ngày khách bình quân
Số ngày khách bình quân của chi nhánh từ 2000-2002 tăng liên tục được thể hiện qua bảng sau
Bảng5 . Số ngày khách bình quân của chi nhánh
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
Số ngày khách bình quân
3,50
4,25
4,50
( Nguồn : báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Hương Giang Hà Nội )
Số ngày khách bình quân của chi nhánh tăng chứng tỏ khả năng thu hút, giữ chân khách của chi nhánh là tốt đồng thời điều đó cũng thể hiện khả năng tổ chức của chi nhánh ngày càng trở nên chặt chẽ, có chất lượng hơn nhất là đối với các chương trình du lịch yêu cầu dài ngày hơn và có yêu cầu về chất lượng cao hơn. Các chương trình hấp dẫn du khách khiến cho khách muốn kéo dài chương trình cộng với khả năng nhanh nhậy, đáp ứng các nhu cầu phát sinh của khánh hàng.
ã Số lượt khách của chi nhánh theo phương tiện vận chuyển
Số lượt khách chả chi nhánh trong 2001 vừa qua như sau:
Bảng 6 . Số lượt khách của chi nhánh năm 2002
Đơn vị: Lượt khách
Phương tiên vận chuyển
Khách Inbound
Khách Outbound
Khách nội địa
Tổng số
Đường không
Đường bộ
1472
0
100
0
0
483
1572
483
Tổng lượt khách
1472
100
483
2055
(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh 2002)
Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ số khách của chi nhánh theo phương tiện vận chuyển
Đường bộ
Đườngkhông
Đường bộ =23,5%
Đườngkhông=76,5%
Biểu đồ 2: Cơ cấu khách theo phương tiện vận chuyển
Như vậy số lượng của chi nhánh là 2055 lượt khách trong đó số lượng khách chủ yếu vận chuyển khi đi du lịch bằng đường hàng không chiếm một phần rất lớn là 76,5% tổng số lượt khách của chi nhánh trong khi đó số lượt khách đi bằng các phương tiện đường bộ là 483 lượt người chiếm 23,5% và chi nhánh không phục vụ khách du lịch đi bằng đường tầu biển điều này là một hạn chế lớn đối vơí chi nhánh nhưng do điều kiện không cho phép vì lượng khách du lịch tàu biển vào nước ta ngày một gia tăng rất nhanh và khả năng chi trả rất cao nhưng số này chỉ đi du lịch trong này hoặc lên mua sắm ở gần cảng tầu đỗ. Cho nên rất khó khăn cho công tác tổ chức khi đoàn tầu đến.
2.1.7 Đặc điểm kinh doanh của Công ty
* Vốn kinh doanh của Công ty
Từ ngày đầu thành lập Chi nhánh Hương Giang Hà Nội được Công ty Du lịch Hương Giang giao chỉ tiêu vốn ban đầu là 162 triệu VND bao gồm:
-Vốn bằng tiền mặt đưa vào tài khoản của Chi nhánh tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là 5 triệu đồng.
- Vốn để thanh toán tiền thuê Văn phòng của Chi nhánh tại 56 Châu Long - Ba Đình - Hà Nội là 106 triệu đồng
- Vốn bằng hiện vật bao gồm trang thiết bị và phương tiện làm việc của văn phòng là 51 triệu đồng.
Sau hơn 5 năm hoạt động số vốn cố định và vốn lưu động của Chi nhánh đã ngày một tăng.
Kết quả kinh doanh
Trong thời gian vừa qua cùng với sự phát triể của toàn ngành du lịch, Công ty Du lịch Hương Giang Hà Nội đã có những bước phát triể nhất định, hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả. Tuy chịu nhiều ảnh hưởng của nhiều biến động về kinh tế, chính trị, trên thế giới và khu vực nhưng Công ty vẫn làm ăn có lãi đóng góp đáng kể vào toàn ngành du lịch và ngân sách Nhà nước.
Sau đây là một số chỉ tiêu của Công ty đạt được trong hoạt động kinh doanh từ năm 2000 – 2002.
Bảng 7 : Kết quả kinh doanh của Công ty
Đơn vị: VND
STT
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1
Doanh thu
3.301.588.000
4.116.696.406
5.351.705.328
2
Chi phí
3.064.634.953
4.006.275.630
4.406.903.193
3
Lợi nhuận
55.872.900
45.376.200
81.537.645
4
Nộp ngân sách
16.761.870
18.978.327
21.236.754
Biểu đồ3: Biểu hiện doanh thu và chi phí của chi nhánh
2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch tại Công ty Du lịch Hương Giang chi nhánh Hà Nội
2.2.1 Nghiên cức thị trường mục tiêu
Bảng 8 : Số lượng khách quôc tế đến Việt Nam
Đơn vị: Lượt kháchỉ tiêu
Tổng số
Năm 2001
Năm 2002
2002/2001 (%)
2.330.050
2.627.988
112,8
1.Trung quốc
627.846
724.385
107,7
2. ASEAN
240.883
269.448
111,9
3. Mỹ
230.470
259.967
112,8
4. Đài Loan
200.061
211.072
105.5
5. Nhật
204.860
279.769
136,6
6. Pháp
99.700
111.546
111,9
7. úc
84.085
96.624
114,9
8. Anh
64.673
69.682
107,7
9. Hàn Quốc
75.167
105.060
139,8
10. Canada
35.963
43.552
121,1
11. Đức
39.096
46.327
118,5
12. Thuỵ Sĩ
13.797
13.394
997,1
13. Đan mạch
10.780
11.815
109,6
14. Hà Lan
15.592
18.125
116,2
15. Italy
11.308
12.221
105,3
16. Thuỵ Điển
10.877
14.444
132,8
17. Nauy
7.920
8.586
108,4
18. Bỉ
8.944
10.325
115,4
19. Phần Lan
3.565
4.149
116,4
20. Nga
8.972
7.964
98,4
21. Niudilan
6.897
8.266
119,8
22. áo
4.570
4.4476
97,9
23.TâyBan Nha
7.406
10.306
139,2
24. Các thị trường khác
272.198
286.485
105,2
Bảng 10: Số lượt khách quốc tế đến Việt Nam năm 2001 và 2002
(Nguồn: www.VietNamTourims)
Trong những năm vừa qua số lượng khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng lên, chứng tỏ du lịch Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, hấp dẫn được nhiều du khách. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu thống kê trên của Tổng cục Du lịch Việt Nam. Trong đó số lượng khách Pháp tăng lên 19,9% nhưng tỷ trọng khách Pháp trong tổng số khách du lịch quốc tế lại giảm đi năm 2001 chiếm 4,28% tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam nhưng sang năm 2002 chiếm 4,25% tuy có giảm nhưng không đáng kể.
Thị trường khách của Công ty Du lịch Hương Giang chi nhánh Hà Nội rất rộng lớn , đặc biệt là thị trường Pháp (chiếm hơn 60% - 70% tổng số lượt khách cũng như tổng số khách của Công ty) trên ( Bảng Số 3 ) . Các thị trường khách khác của Công ty như: Anh, Đức, Nhật, Mỹ...chiếm tỷ lệ nhỏ hơn và thường biến động qua các năm. Những khách du lịch quốc tế này đến với Công ty chủ yếu thông qua các hãng gửi khách ở nước ngoài.
Một số thị trường khách khác như Pháp, Nhật Bản, Mỹ, Anh, trong năm 2002 tăng lên một cách đáng kể và đang trở thành một trong những thị trường mục tiêu hàng đầu của chi nhánh. Đặc biệt là khách du lịch người Nhật, đang có xu hướng tới Việt Nam ngày càng tăng. Bên cạnh đó khách du lịch người Trung Quốc của chi nhánh cũng đang có xu hướng tăng lên theo xu hướng của luồng du lịch mới.
Đặc điểm của loại khách này khi đi du lịch :
* khách du lịch người Anh
Thích đến các nước có khí hậu nóng, có bãi tắm đẹp, cư dân ở đó nói tiéng Anh.
Thích đi du lịch ngắn ngày với đoạn đường hành trính ngắn.
Theo các chuyên gia du lịch người Pháp đánh giá người Anh giải trí mang tính đơn điệu nhưng độc đáo. Thích giải trí trong các sòng bạc (casino).Mục đích giải trí vừa để tiêu tiền vừa để kiếm tiền.
Muốn có nhiều điều kiện, phương tiện để choei thể thao ổ nơi du lịch.
Muốn được thăm quan nhiều nơi trong chuyến hành trình.
Phương tiện vật chuyển người Anh ưa thích nhất là máy bay và tau thuỷ.
Thích nghỉ tạo các lều trại (camping) ở nơi du lịch.
Người Anh hay thích uống trà, sữa, cà phê
Sức mua của người Anh ở điểm du lịch là thấp hơn so với khách người Pháp, Mỹ, NhậtTại Viêt Nam người Anh rất thích món ăngười Việt Nam, Trung Quốc và Pháp.
* khách du lịch người Mỹ.
Đặc biệt quan tâm tới điều kiện nan ninh trật tử ở nơi du lịch .
Thích thể loại du lịch mạo hiểm, du lịch biển, môn thể thao lặn biển.
Thích thể loại du lịch thiên nhiên,du lịch sinh thái, du lịch chuyên đề lịch sử, văn hoá,nghệ thuậthay các lễ hội cổ truyền dân tộc.
Khách du lịch Mỹ rất ưa chuộng đi dạo phố ngắm cảnh bằng xích lô.
Môn thể thao ưa thích nất tại điểm du lịch tennit, bơi lội
Thích được thăm quan nhiều nơi, nhiều nước trong chuyến đi.
Thích tham gia các hội hè, thích có nhiều dịch vụ vui chơi giải trí.
Phươg tiện giao thông thườg sử dụng ô tô du lịch đổi mới.
Thích các món ăn ở nơi du lịch .
Khách nam giới không thích ngủ chung phòng.
Không thích số 13.
* khách du lịch người pháp.
Mục đích chính của chuyến đi là nghỉ ngơi và tìm hiểu, họ có tật lười nói tiếng nước ngoài.
Họ có thói quencho tiền thêm để bay tỏ sư hài lòng đối với ngươì phục vụ.
Không thích số 13.
Phương tiện giao thông thích sử dụng ô tô, máy bay.
Thích nghỉ tại khách sạn từ 3 – 4 sao và kiểu các nhà nghỉ giải trí.
đam mê trước phong cảnh Vịnh Hạ Long của Việt Nam .
Rất ưa thích món ăn Việt Nam,và rượu “ Quốc lủi ’’ của Việt Nam,thích phục vụ ăn uống tại phòng.
Người pháp rất thích uống cà phê.
*khách du lịch người Nhật
Chính phủ Nhật khuyến khích dân chúng nước mình đi du lịch nước ngoài.
Người Nhật thường chọn nơi du lịch có nắng, cân sắc hấp dẫn, nước biển trong xanh, cát trắng có thể tắm được quanh năm quen với phương tiện sinh hoạt thuận lợi và hiện đại.
Chương trình du lịch của họ thường chọn 7 ngày để một năm có thể đi du lịch được 3 lần.
Nội dung đầu tiên của chuyến đi mà người Nhật quan tâm đó là giá cước vận chuyển. Nếu họ thấy rẻ thì đi còn không tính đến việc tiêu tiền như thế nào trong chuyến đi.
Loại khách này sử dụng các dịch vụ có thứ hạng cao. Nếu sử dụng các dịch vụ thấp kém có nghĩa là hạ thấp uy tín, là sự xỉ nhục đối với công ty mà họ đại diện. Thời gian rỗi loại khách này thích dạo phố phường, chơ thường thức nghệ thuật dân gian v.vNhìn chung khách Nhật ít kêu ca phàn nàn, ít nổi nóng. Rất khéo léo trong đối nhân xử thế nhưng lại có nhu cầu khắt khe về chât lượng sản phẩm và dịch vụ.
Hỗu như kháchỉ tiêu du lịch Nhật đều bắt buộc phải mua nhiều quà lưu niệm. Vì phong tục tập quán của họ.
Thích các di tích cổ.
Thích ăn món ăn Pháp và uống rượu Pháp.
Các chuyên gia du lịch dự đoán một cách có cơ sở rằng: khách du lịch Nhật sẽ là thị trường tiềm năng có triển vọng nhất của sản phẩm khách du lịch Viêt Nam.
2.2.2 Quy trình xây dựng chương trình du lịch
Thiết kế chương trình:
Xây dựng ý tưởng của chương trình du lịch:
Đây là bước khó khăn nhất của quy trình đồng thời là bước quan trọng nhất quyết định chương trình có thành công hay không, có hấp dẫn được khách mua hay không? thông thường một ý tưởng sáng tạo được thể hiện ở một tên gọi lôi cuốn sự chú ý và nhất thiết trong nội dung chuyến phải thể hiện được một số mới lạ như: tuyến điểm mới, hình thức du lịch mới, dịch vụ độc đáo
Xác định giới hạn về giá và thời gian:
Sau khi thực hiện nghiên cứu nhu cầu thị trường, cần phải đưa ra được khoảng giá thành và giá bán cho phép cũng như khoảng thời gian hợp lý để thực hiện một chuyến du lịch. Đây là căn cứ để qua đó lựa chọn các phương án về vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan
Xây dựng tuyến hành trình cơ bản:
Sau khi đã qua các bước trên, ta bắt đầu và xây dựng một lộ trình cho chương trình du lịch, lịch trình với không gian và thời gian cụ thể. Không gian cà thời gian này phải nối với nhau theo một tuyến hành trình nhất định tạo thành bộ khung trong đó đã được cài đặt các dịch vụ.
Xây dựng phương án vận chuyển:
Cần phải tính được cụ thể số km di chuyển, địa hình phải đi qua ( đồi núi, đèo dốc, sông ngòi, ao hồ, cấp đọ đường, quốc lộ, tỉnh lộ ) để từ đó chọn phương tiện vận chuyển thích hợp cho mỗi chặng. Người xây dựng chương trình du lịch cần lưu ý đến khoảng cách giữa các điểm du lịch có trong chương trình, xác định được nơi dừng chân ở đâu, trong thời gian bao lâu Ngoài ra, cần lưu ý đến tốc độ, sự an toàn, tiện lợi và mức giá của các phương tiện vận chuyển lựa chọn. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, giới hạn về quỹ thời gian là yếu tố quyết định phương án vận chuyển.
Xây dựng phương án lưu trú, ăn uống:
Việc quyết định lựa chọn khách sạn và nhà hàng phải căn cứ vào các yếu tố chủ yếu: vị trí và thứ hạng của cơ sở, mức giá, chất lượng phục vụ, số lượng dich vụ và mối qua hệ của cơ sở lưu trú, ăn uống đó với chính bản thân doanh nghiệp lữ hành.
Mặt khác, một yếu tố quan trọng nữa là sự thuận tiện: khách sạn, nhà hàng phải ở gần điểm du lịch.
Sau khi hoàn tất việc lựa chọn các dịch vụ chủ yếu, phải bổ sung thêm các hoạt động vui chơi giải trí, mua sắm và các dịch vụ khác nhằm tạo nên sự phong phú hấp dẫn của chương trình, chi tiết hoá lịch trình theo từng buổi, từng ngày.
Để một chương trình du lịch được thực hiện trong một chuyến nhất định đạt chất lượng mong muốn cần chú ý những yêu cầu sau:
Tốc độ thực hiện hợp lý, không quá dồn dập, gây căng thẳng về tâm sinh lý cho khách, cần có thời gian nghỉ ngơi phù hợp.
Đa dạng hoá các loại hình hoạt động, tránh tạo cảm giác nhàm chán cho du khách ( nhất là hoạt động về buổi tối)
Chú trọng tới hoạt động đón tiếp và tiễn khách ( thể hiện sự quan tâm chăm sóc khách hàng. Điều này sẽ cho phép nâng cao mức độ thoả mãn của khách du lịch)
Phải có sự cân đối giữa thời gian – tài chính và các yêu cầu của khách với nội dung, chất lượng của chuyến hành trình; đảm bảo chữ tín trong kinh doanh.
Tính giá cho chương trình du lịch:
Xác định giá thành:
Giá thành của chương trình bao gồm toàn bộ những chi phí thực sự mà công ty lữ hành chi trả để tiến hành thực hiện các chương trình du lịch
Giá thành của chương trình phụ thuộc số lượng khách trong đoàn vì vậy người ta nhóm toàn bộ các chi phí vào hai loại cơ bản:
Các chi phí biển đổi: tính cho một khách du lịch bao gồm tất cả các dịch vụ, hàng hoá mà đơn giá quy định cho từng khách.
Các chi phí cố định tính cho cả đoàn: bao gồm tất cả các dịch vụ, hàng hoá mà đơn giá quy định cho cả đoàn, không phụ thuộc một các tương đối vào số lượng khách trong đoàn. Nhóm này gồm các chi phí mà mọi thành viên trong đoàn dùng chung, không tách bóc được một cách riêng rẽ.
Trên cơ sở các loại chi phí cố định và chi phí biển đổi trên, tồn tại một số phương pháp xác định giá thành. Xin được đề cập hai phương pháp cơ bản như sau:
Phương pháp 1: Xác định giá thành theo khoản mục chi phí
Phương pháp này xác định giá thành bằng cách nhóm toàn bộ các chi phí phát sinh vào một số khoản mục chủ yếu. Thông thường người ta lập bảng xác định:
Bảng xác định giá thành một chương trình du lịch theo khoản mục:
Chương trình du lịch Số khách ( N)
Mã số: Đơn vị tính:
TT
Khoản mục chi phí
Chi phí biến đổi
Chi phí cố định
Khách sạn ( lưu trú)
*
Ăn uống
*
Bảo hiểm
*
Vé tham quan
*
Vi sa- hộ chiếu
*
Vận chuuyển ( ôt tô, thuyên )
*
Hướng dẫn viên
*
Các chi phí thuê bao khác (Văn nghệ ... )
*
Tổng
B
A
Giá thành của một khách du lịch được tính theo công thức:
Z = b +A/N
Giá thành cho cả đoàn:
Z = b.B + A
Trong đó: N: Số thành viên trong đoàn
A: Tổng chi phí cố định tính cho cả đoàn khách
b: Tổng chi phí biến đổi tính cho một khách
Phương pháp tính giá trên có ưu điểm là dễ tính, dễ kiểm tra, linh hoạt, khi có sự thay đổi một dịch vụ nào đó thì giá thành vẫn có thể xác định một cách dễ dàng. Tuy nhiên trong phương pháp này cần chú ý đến giới hạn thay đổi. Khi số khách vượt quá mức nào đó thì bản thân các chi phí cố định sẽ không còn giữ nguyên. Ví dụ như sự thay đổi chủng loại xe khi số khách tăng lên.
Tuy nhiên phương pháp này có một nhược điểm là các khoản chi phí dễ bị bỏ sót khi tính gộp vào các khoản mục. Để khắc phục nhược điểm này người ta có một phương pháp tính khác
Phương pháp 2: Xác định giá thành theo lịch trình.
Về cơ bản không khác gì so với phương pháp thứ nhất. Tuy nhiên các chi phí ở đây được liệt kê cụ thể và chi tiết theo từng ngày.
Bảng xác định giá thành một chương trình du lịch theo lịch trình
Chương trình du lịch Số khách ( N)
Mã số: Đơn vị tính:
Ngày
TT
Nội dung chi phí
Chi phí biến đổi
Chi phí cố định
Ngày 1
Vận chuyển ( ôtô)
*
Khách sạn ( ngủ)
*
....
*
Ngày 2
Khách sạn
*
Vé tham quan
*
...
*
Ngày ...
Vận chuyển
*
Các chi phí thuê bao khác (Văn nghệ ... )
*
Chi phí chung
Visa
.....
*
Tổng chi phí
b
A
Giá thành của một khách du lịch được tính theo công thức:
Z = b +A/N
Giá thành cho cả đoàn:
Z = b.B + A
Trong đó: N: Số thành viên trong đoàn
A: Tổng chi phí cố định tính cho cả đoàn khách
b: Tổng chi phí biến đổi tính cho một khách
Phương pháp này còn có ưu điểm là xác đinh được chi phí cần sử dụng trong từng ngày tour.
Tuy nhiên với phương pháp kinh doanh sử dụng các hợp đồng du lịch thì việc xác định này là không cần thiết. Phương pháp này vẫn tồn tại một nhược điểm là cách tính quá dài và phần nào kém linh hoạt so với phương pháp trước. Trên thực tế người ta vẫn áp dụng phương pháp 1 và thận trọng trong việc tập hợp các khoản mục.
Xác định giá bán:
Giá bán của một chương trình du lịch phụ thuộc các yếu tố sau:
Mức giá phổ biến trên thị trường.
Vai trò, khả năng của công ty trên thị trường.
Mục tiêu của công ty.
Giá thành của công trình.
Căn cứ vào các yếu tố trên ta có thể xác định được các giá bán thông qua công thức sau:
G = Z + P+ Cb + Ck + T
Trong đó :
G: Giá bán của chương trình du lịch
Z: Giá thành của chương trình du lịch
P: Lợi nhận dành cho công ty lữ hành.
Cb: Chi phí bán bao gồm hoa hồng cho các đại lý, chi phí
khuyếch trương
Ck: chi phí khác như : chi phí thiết kế chương trình, chi phí dự
phòng
Nếu tất cả các khoản chi, phí lợi nhuận, thuế kể trên được tính theo giá thành thi công thức trên có thể viết lại như sau:
G = Z + apZ + Zab. Z + ak. Z + at.Z
Nếu như tất cả được tính theo giá bán thì ta có thể viết như sau:
G = Z + βbG + βkG + βpG + βtG
Nếu như trong chương trình có vé máy bay thì công thức trên được áp cho giá mặt đất. Sau đó để có giá bán thì cộng thêm giá vé máy bay bán lẻ thông thường.
G = GMĐ + GMB
Trong đó :
G : giá bán
GMĐ: giá mặt đất
GMB: giá vé máy bay
2.2.3 Giới thiệu các chương trình du lịch của chi nhánh công ty du lịch Hương Giang Hà Nội.
Các chương trình du lịch trọn gói
Các chương trình du lịch của Chi nhánh Hương Giang Hà Nội khá là phong phú và đa dạng, tuỳ thuộc từng thị trường khách khác nhau mà Chi nhánh có những chương trình cho thích hợp với nhu cầu của khách du lịch và khả năng chi trả của khách.
Các chương trình INBOUND.
Các chương trình Inbound dành cho khác du lịch chia làm 2 dạng là các chương trình dành cho thị trường khách Âu-Mỹ và các chương trình cho thị trường khách Trung Quốc.
* Các chương trình cho thị trường Âu-Mỹ:
- Các chương trình du lịch trọn gói (Package Tour): Vì mảng thị trường phục vụ các khách Âu- Mỹ của Chi nhánh là lớn nhất do vậy các chương trình phục vụ cho mảng thị trường này cũng chiếm phần lớn khối lượng các chương trình của Chi nhánh Hương Giang Hà Nội. Chi nhánh đã xây dựng và chào bán hàng sản phẩm du lịch trọn gói mang tên “Việt Nam New Discovery” bao gồm tập hợp nhiều chương trình du lịch trọn gói cả ba miền. Các chương trình này được chia nhỏ ra thành từng chương trình du lịch trọn gói khám phá từng vùng trên các miền Bắc - Trung - Nam với đầu vào là 3 trung tâm chính: Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh. Trong mỗi vùng khách du lich đều có thể chọn lựa các chương trình có độ dài từ 4-10 ngày, tuỳ theo quỹ thời gian của khách. Chi nhánh cũng xây dựng hàng loạt các chương trình du lịch trọn gói đưa các khách du lịch đi cả 3 miền trong đó có chương trình tên là “ Viêtnam Grand Adventure” trong khoảng thời gian là 20 ngày/19 đêm rất hấp dẫn.
Hiện nay Chi nhánh đang tiến hành khảo sát và xây dựng các chương trình mới chia làm nhiều chủ đề để cho các khách du lịch có thể dễ dàng lựa chọn tuỳ theo nhu cầu đi tham quan của mình. Một số chủ đề cho khách lựa chọn như: Classic, tham quan, tìm hiểu lịch sử Việt Nam, khám phá văn hoá các dân tộc thiểu số, du lịch nghỉ dưỡng
Các chương trình du lịch tự chọn (optional Tour) : Chi nhánh có rất nhiều các chương trình Optional để phục vụ cho các khách du lịch không có thời gian dài ở Việt Nam hoặc những khách nước ngoài đang làm việc tại Hà Nội. Các Optional tour này thường là các chương trình ngắn từ 1-2 ngày, thậm chí1/2 ngày đi tham quan những điểm du lịch ở gần các thành phố chính là Hà Nội, Huế thành phố Hồ Chí Minh. Một số điểm du lịch được khách du lịch hay lựa chọn là: Hạ Long, Ninh Bình, Mai Châu-Hoà Bình, Chùa Hương và các điểm tham quan trong thành phố. Các Optional tour có đặc điểm là giá bán cao thông thường trung bình khoảng từ 15-30 USD/pax, sự canh tranh lớn nhưng các chương trình Optional này rất phù hợp với cáckhách du lịch lể, công vụ họ những thương nhân đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam không có nhiều thời gian. Ví dụ: Tại Hà Nội, Chi nhánh có gần 10 chương trình theo thứ tự từ HAN 01-HAN 07 cho các khách hàng lựa chọn. Khách du lịch có thể mua các chương trình Optional trước 1 ngày.
Một chương trình Optional Tour phổ biến là HAN 01:
- Buổi sáng: Đón khách tại khách sạn. Đi thăm Lăng Bác-Chùa Một Cột-Bảo tàng Hồ Chí Minh-Văn Miếu-Đền Quán Thánh. Trở về khách sạn.
- Buổi chiều: Xe và hướng dẫn đón khách tại khách sạn vào lúc 1h30' cho khách đi tham quan Bảo tàng dân tộc học, Hồ Hoàn Kiếm. Du ngoạn 1 tiếng trên xích lô vòng quanh khu phố cổ Hà Nội và mua sắm. Sau đó thưởng thức 1 chương trình biểu diễn rối nước.
Bảng 9 : Giá cho một chương trình Optional
Đơn vị:USD/pax
Số lượng
1 pax
2 pax
3 pax
4 pax up
Giá
67
39
32
27
* Các chương trình cho thị trường Trung Quốc:
Đối với thị trường Trung Quốc, các chương trình của Công ty nhấn mạnh vào các điểm tham quan có giàu tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam như: Hạ Long, Cát Bà, Tam Cốc-Bích ĐộngCác chương trình phục vụ cho khách Trung Quốc có đặc điểm:
- Chương trình ngắn thường từ 2-5 ngày
- Các điểm tham quan thường là các điểm có nhiều tài nguyên thiên nhiên đẹp như: Hạ Long, Tam Cốc-Bích Động
- Các chương trình này đơn giản, giá bán thấp và mức độ tiện nghi các nơi lưu trú cũng như các phương tiện giao thông không có đòi hỏi cao.
Một chương trình 3 ngày dành cho khách Trung Quốc thường là:
Ngày 1: Đón khách ở sân bay, đưa khách đi thẳng đến Hạ Long, check-in khách sạn. Chiều thăm công viên Hoàng gia và bãi Cháy.
Ngày 2: Lên tàu tham quan Vịnh Hạ Long, thăm động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ. Ăn trưa hải sản trên tàu. Chiều trở về Hà Nội check in khách sạn.
Ngày 3: Nửa ngày city tour tại Hà Nội. Tham quan lăng Bác, nhà sàn và Bảo Tàng Hồ Chí Minh. Tiễn ra sân bay.
* Các chương trình du lịch cho thị trường Nhật Bản-Hàn Quốc :
Đây là thị trường mới đối với Chi nhánh thị trường này có nhiều tiềm năng xong chi nhánh vẫn chưa đẩy mạnh khai thác thị trường khách này một cách mạnh mẽ. Một số chương trình du lịch tiêu biểu cho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QT1428.doc