Hưởng ứng mục tiêu đề ra cho ngành dệt may xuất khẩu toàn quốc là đạt được khoảng 3.5 tỷ USD vào năm 2003 trong đó hàng xuất khẩu phải sử dụng trên 60% nguyên liệu trong nước. Mục tiêu hướng tới năm 2010 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 5 tỷ USD và năm 2020 đạt 10 tỷ USD . Trong lĩnh vực xuất khẩu cùng với những mặt hàng chủ lực của mình công ty đặc biệt chú trọng tới sản xuất gia công hàng may mặc xuất khẩu. Với mục tiêu đẩy nhanh tốc độ tăn kim ngạch, phát triển quan hệ bạn hàng trong và ngoài nước. Trong “Báo cáo tổng kết công tác năm 2002 và phương hướng nhiệm vụ năm 2003” Ban lãnh đạo công ty đã nêu rõ chủ trương về vấn đề thị trường và mặt hàng như sau:
57 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1688 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu ở Công ty TNHH Trần Hiếu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản xuất hàng may mặc cũng được quyền xuất khẩu hàng của mình, vô hình dung đã hình thành tình trạng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất và các công ty xuất nhập khẩu trong đó có công ty TNHH Trần Hiếu. Tình trạng này gây khó khăn cho công ty trong việc thu mua nguồn hàng để xuất khẩu bởi lẽ khi có cơ hội, các công ty sản xuất rất nhạy bén trong việc tìm kiếm thị trường và xuất khẩu trực tiếp. Tuy trình độ nghiệp vụ của họ không thể bằng được các công ty xuất nhập khẩu chuyên nghiệp nhưng họ sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm, rủi ro, hơn nữa họ không phải mất chi phí uỷ thác xuất khẩu và điều cơ bản là họ có khách hàng, có thị trường.
Với thị trường nước ngoài : các sản phẩm may mặc xuất khẩu của công ty phải chịu áp lực rất lớn trên thị trường nước ngoài. Các mặt hàng may mặc xuất khẩu của công ty phải đối đầu với hàng xuất khẩu của Trung Quốc và Thái Lan. Một thực tế rõ ràng là các sản phẩm này về giá cả và mẫu mã chủng loại phong phú, công nghệ sản xuất cũng như sức mạnh xâm nhập, sản phẩm cấp hàng hoá chưa cao, chưa ổn định, thường thụ động với những biến động của thị trường.
Ngoài ra công ty còn vấp phải sự cạnh tranh trong việc giành những đơn đặt hàng của những công ty trung gian nước ngoài như PRTER(Đài Loan), SEKLENTIKEN(Đức), VENTURE(Hongkong), YOUNGSIN(Hàn Quốc).
2.2.2 Phân tích đánh giá thị trường kinh doanh của công ty
Trong kinh doanh, thị trường là yếu tố rất quan trọng vì đó là nơi tiêu thụ sản phẩm, không có thị trường thì sản phẩm không thể tồn tại và phát triển được. Ngày nay việc nghiên cứu thị trường luôn được đặt lên hàng đầu bởi các doanh nghiệp thường xác định mặt hàng mà thị trường cần để sản xuát. Nghiên cứu thị trường cho phép nắm bắt giá cả, nhu cầu, các tham số sát thực về môi trường kinh doanh của công ty; Trong hoạt động xuất nhập khẩu việc nghiên cứu thị trường còn quan trọng hơn nữa bởi thị trường này bao gồm các thị trường nước ngoài cách trở bởi những thói quen, phong tục, tập quán khác nhau, xa cách về mặt địa lý. Để xây dựng chiến lược kinh doanh xuất khẩu cũng như biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc đòi hỏi công ty phải phân khúc thị trường chính xác, tỷ mỷ, qua đó đánh giá lựa chọn thị trường, thị trường nào có triển vọng hơn, thị trường nào cần phát triển chiều sâu chiều rộng? Phát triển kinh doanh mặt hàng nào? số lượng bao nhiêu? sức cạnh tranh ra sao?
Là một công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, công ty TNHH Trần Hiếu luôn xác định cho mình thị trường là vấn đề then chốt. Trong 18 năm hoạt động, công ty đã thiết lập được mối quan hệ tốt với rất nhiều thị trường ở châu á như Hongkong Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc châu Âu như: Thuỵ sĩ, EU, châu Mỹ như: Mỹ, Canada…Tới năm 1998, công tyđã có quan hệ với 15 thị trường trên thế giới và tới nay đã mở rộng quan hệ thêm một số thị trường như Singapore, ASEAN, Nam Triều Tiên nâng tổng số thị trường quan hệ gần 30 thị trường.
Các thị trường truyền thống:
Thị trường Đông Âu: Thị trường Đông Âu là thị trường lớn có quan hệ làm ăn lâu năm với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực. Thời kỳ trước, quan hệ giữa công ty với thị trường này là dựa trên nghị định thư về việc xuất hàng để trả nợ được ký giữa chính phủ hai bên.
Năm
Kim ngạch
% tăng
Tỷ trọng
1993
415
80%
1994
496,2
19%
11,9%
1995
424,3
-14%
5,1%
1996
972,3
129%
8,7%
1997
595,4
-38.8%
7.6%
1998
1.106,2
85.5%
6%
1999
1.040,7
-5.9%
7,1%
2000
1.461,6
40%
5.7%
2001
930,7
-36%
5,37%
2002
908,9
-23%
5.2%
(Xuất khẩu hàng may mặc của công ty vào thị trường Đông Âu)
Tuy kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Đông Âu có tăng vào các năm từ 1994 trở đi nhưng thực tế tốc độ tăng của hàng xuất vào thị trường này là không đáng kể so với tốc độ tăng của hàng xuất vào các thị trường khác. Kim ngạch xuất sang thị trường này chiếm tỷ trọng nhỏ nhất so với 3 thị trường truyền thống của công ty. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vào thị trường này là áo jacket.
Đây là một thị trường dễ tính không đòi hỏi cao về chất lượng, xuất khẩu sang thị trường này có nhiều thuận lợi nhưng từ năm 1993 trở lại đây do biến động về chính trị nên trên thực tế thị trường này không còn nữa. Ngày nay quan hệ chủ yếu của công ty này chủ yếu là Nga nhưng còn vướng mắc về vấn đề thanh toán ( trước kia thanh toán theo hình thức hàng đổi hàng ) nên việc xuất khẩu bị hạn chế, nếu có thì chủ yếu phải thông qua các thương nhân. Chính vì vậy, hoạt động xuất khẩu của công ty sang thị trường Đông Âu ngày càng giảm mạnh. Hiện nay công ty đang có hướng khôi phục lại quan hệ với thị trường này trong thời gian tới vì đây là một thị trường lớn lại không quá khắt khe với xuất khẩu của Việt Nam.
Thị trường châu á: là một trong những thị trường lớn. Đặc điểm của thị trường này là thích tiêu thụ hàng may sẵn, lại có nhiều nét tương đồng về tiêu thụ với thị trường Việt Nam nên phù hợp với trình độ may mặc của Việt Nam hơn. Tuy nhiên, thị trường này có nhu cầu cao về mốt, đòi hỏi mẫu mã phải thay đổi luôn. Kim ngạch hàng may mặc của công ty xuất sang thị trường này ổn định và có xu hướng tăng.
Trước kia, công ty chủ yếu làm hàng gia công cho Đài Loan, Hàn Quốc và Hongkong. Nhưng từ năm 1995, công ty bắt đầu nhận gia công cho thị trường Nhật Bản và Singapore. Nhật Bản là thị trường có nhu cầu rất lớn đối với hàng may mặc, lại là thị trường không yêu cầu hạn ngạch. Nhưng thị trường này lại đòi hỏi rất cao về chất lượng và mẫu mã, người tiêu dùng Nhật Bản rất kỹ tính, thích thay đổi mốt. Để có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường này đòi hỏi công ty phải nỗ lực rất nhiều trong việc nâng cao kỹ thuật may mặc và khả năng nắm bắt thị trường.
Năm
Kim ngạch
% Tăng
Tỷ trọng(%)
1993
98
19
1994
1.425,9
445
34,2
1995
2.874,9
101
34.3
1996
2009
69
18
1997
1.676,5
-16,6
21
1998
3.241,8
93
19,4
1999
3.301
1,8
22,5
2000
8.205,4
148
32
2001
5.509,8
-32
31,79
2002
4.733,5
-14
27,08
(Tình hình xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường Châu á)
Thời kỳ trước và sau 1995, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường châu á luôn chiếm tỷ trọng ổn định ở mức từ 20 – 30%. Tốc độ tăng năm 1994, 1995 rất cao do xuất khẩu uỷ thác cho các đơn vị khác trong nước, những năm sau kim ngạch có xu hướng tăn đều. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vào thị trường này là áo sơ mi, áo jacket, quần áo thể thao trẻ em, áo dài nữ.
Thị trường Eu và Canada: đây là hai thị trường đòi hỏi hạn ngạch, năm 1996, hai thị trường này đã cấp hạn ngạch cho hàng may mặc Việt Nam và cho hàng Việt Nam hưởng những ưu đãi thuế nhập khẩu. Thị trường Eu với số dân gần 400 triệu người là nơi tiêu thụ lớn và đa dạng về hàng may mặc. Đây là thị trường đòi hỏi cao về chất lượng, tuy nhiên Eu đã dành cho Việt Nam nhiều ưu đãi. Vì thế trong thời gian tới, đây vẫn là mặt hàng chủ lực của công ty sang thị trường này. Công ty cần phải giữ vững mối quan hệ với khách hàng và ổn định thị trường này để đảm bảo kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng.
Sau đây là bảng số liệu phản ánh kết quả tình hình kinh doanh hàng may mặc của công ty vào thị trường Eu và Canada:
Năm
Kim ngạch
% Tăng
Tỷ trọng (%)
1994
1.905,3
54,7
1995
4.875,0
15,5
58,2
1996
7.077
45
63,4
1997
4.614,2
65
58,9
1998
11.246,2
143
69,7
1999
9.300
-17
63,5
2000
13.616
46
53,1
2001
9.322,9
-31
53,7
2002
10.208,3
9,5
58,7
Hàng may mặc xuất khẩu vào Eu và Canada luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trên dưới 55%. Tốc độ tăng trưởng của hàng xuất khẩu vào thị trường này cũng rất ổn định. Trong đó năm 2000 có kim ngạch lớn nhất. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vào hai thị trường này là áo sơ mi, áo jacket, quần âu.
Một số thị trường khác: Ngoài thị trường châu á là thị trường phi hạn ngạch, công ty còn mở rộng quan hệ với các thị trường phi hạn ngạch khác như Mehico, úc. Bộ thương mại rất khuyến khích các doanh nghiệp xuất hàng đi thị trường phi hạn ngạch. Công ty luôn luôn cố gắng mở rộng kim ngạch xuất khẩu sang hai thị trường này. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu rất đáng khích lệ từ 443.000 USD (1998) lên 1.349.200 (2002). Cùng với thị trường phi hạn ngạch khác của châu á, chắc chắn khả năng xuất khẩu của công ty vào thị trường phi hạn ngạch sẽ còn tăng trong các năm tới
Khách hàng của công ty:
Khách hàng nước ngoài:
Ngay từ khi mới thành lập, công ty đã rất quan tâm tới mối quan hệ với khách hàng nước ngoài, công ty đã có quan hệ với rất nhiều khách hàng nói riêng cũng như thị trường nói chung, trong đó thị trường hàng xuất khẩu 31 nước, thị trường hàng nhập khẩu :23 nước, chủ yếu châu á, châu âu, Nhật.
Bạn hàng trong nước:
Bạn hàng trong nước của công ty là các xí nghiệp may gia công và các đơn vị uỷ thác may xuất khẩucho công ty. Các xí nghiệp may làm hàng gia công cho công ty tăng lên gần 40 xí nghiệp.
2.3 Đánh giá thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty
2.3.1 khái quát hoạt động thực hiện chiến lược kinh doanh của công ty
Từ khi thành lập tới nay, công ty luôn được công nhận là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu của Bộ Thương Mại. Hoạt động xuất khẩu của công ty đóng góp đáng kể cho kim ngạch xuất khẩu cả nước, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu hàng may mặc, công ty ty luôn chú trọng đầu tư đạt được nhiều thành quả, xây dựng được một xí nghiệp may riêng, tạo dược uy tín với các đối tác, xây dựng mạng lưới bán hàng trong và ngoài nước rộng khắp. Mặt hàng may mặc từ chỗ là mặt hàng mới mẻ đã trở thành mặt hàng chủ lực của công ty. Công ty luôn giữ vững và phát huy truyền thống là đơn vị hoạt động kinh doanh có hiệu quả, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, đồng thời đã tạo được một chỗ đứng vững chắc trong cơ chế mới, bảo toàn và không ngừng phát triển nguồn vốn.
2.3.2 Cạnh tranh về giá
Chiến lược về giá là một trong những chiến lược không chỉ quan trọng đối với Công ty NHHH Trần Hiếu mà với tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu vì giá cả có liên quan đến khối lượng sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp, tác động mạnh mẽ đến thu nhập và lợ i nhuận của công ty, đồng thời giá bán cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua của người tiêu dùng.
Là một công ty hoạt động mang tính chất như một trung gian xuất khẩu nối giữa nhà sản xuất trong nước với người mua nước ngoài, công ty phải tính mức giá mua và giá bán dựa trên cơ sở tính toán tất cả các chi phí. Công ty thường xây dựng giá bán (giá xuất khẩu) căn cứ vào:
Giá mua hàng từ ngưởi cung ứng
Các chi phí phát sinh trong quá trình giao dịch ký kết hợp đồng
Giá thị trường, giá của đối thủ cạnh tranh
Mức độ nhu cẩu thị trường.
Thông thường công ty áp dụng hai phương thức giao hàng để xác định hai mức giá xuất khẩu tương ứng đó là CIF & FOB.
Giá FOB được xác định khi hàng được giao tại cảng Vệt Nam, có thể là cảng Hải Phòng, cảng thành phố Hồ Chí Minh.
Giá FOB =giá mua hàng + lãi vay ngân hàng (nếu có) + chi phí quản lý + thuế XNK + thuế DT + chi phí lưu thông + lãi dự tính.
Giá CIF được xác định khi khách hàng yêu cầu hàng phải được vận chuyển về cảng của họ.
Trong trường hợp này giá được tính như sau:
Giá CIF = giá FOB + chi phí vận chuyển + Phí bảo hiểm hàng hoá.
Trên cơ sở giá như vậy, công ty đã có xu hướng rất đúng đắn và phù hợp với điều kiện kinh doanh hiện tại là cho phép xuất khẩu trên nguyên tắc lấy thu bù chi, tự quyết định giá mua, giá bán, các khoản chi phí lưu thông, chi phí vận tải, bốc dỡ, bảo quản hàng hoá, hao hụt, quảng cáo, chi phí công tác… và các khoản chi phí hợp lý khác. Sau khi nhận được dơn dặt hàng cổng ty thông báo cho các chi nhánh biết để chuẩn bị cho công tác thu mua nguồn hàng theo nhu cầu của khách hàng. Các nguồn cung ứng chủ yếu là các mối quan hệ có sẵn được tạo lập từ trước. Việc này có lợi cho công ty do khách hàng quen nên các công ty bao giờ cũng ra mức gía hợp lý để giữ khách hàng.
Khi giao dịch với khách hàng, nếu khách hàng đồng ý mua với số lượng lớn, mua thường xuyên hoặc mua trái vụ, công ty thường có chính sách ưu đãi bằng cách chiết khấu cho họ nhằm tạo niềm tin ở họ và khuyến khích mua hàng vào lần sau. Hiện nay công ty đang hết sức cố gắng giảm tối đa mọi khoản chi phí, nâng cao mức lãi.
2.3.3 Cạnh tranh về chất lượng sản phẩm
Đây là chiến lược cơ bản và vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty. Nhận thức được vấn đề này, công ty rất quan tâm đến vấn đề cơ cấu sản phẩm may mặc.
Trước đây, các sản phẩm may mặc của công ty còn rất hạn chế do năng lực sản xuất nội địa còn non kém với công nghệ lạc hậu. Thời kỳ đó công ty mới chỉ xuất khẩu các sản phẩm đơn giản và mang tính chất thủ công như các sản phẩm thêu, ren, quần áo dệt kim… bên cạnh đó các chủng loại mặt hàng may mặc còn ít nên chưa có sự phân chia thành nhóm. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, cơ cấu hàng may mặc của công ty được phát triển theo hướng đa dạng hoá. Trong đó các sản phẩm may mặc xuất khẩu chủ yếu của công ty là áo jacket, áo sơ mi, quần âu, áo jacket 2,3 lớp.
áo jacket : là mặt hàng chủ yếu của công ty trong nhiều năm. Từ năm 1998 đến năm 2001 mặt hàng này luôn chiếm hơn 84%. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc. áo jacket có thị trường chủ yếu là Eu và châu á. Lượng hàng đặt của thị trường Eu đối với áo jacket rất ổn định, chủ yếu là áo 3 lớp.
áo sơ mi : chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu hàng xuất khẩu, trên dưới 12%. áo sơ mi có nhiều thị trường như Eu, châu á, Đông Âu, úc, Mehico… Tuy có nhiều thị trường đòi hỏi mặt hàng này, nhưng trong giai doạn từ 1998 đến 2001 công ty chỉ ký được đơn đặt hàng nhỏ lẻ. So với nhiều đơn vị xuất khẩu hàng may mặc khác như Việt Tiến, Thăng Long, Đức Giang…, kim ngạch xuất khẩu hàng sơ mi của công ty rất khiêm tốn.
Quần âu: chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhưng có xu hướng tăng tuy chậm từ 1,8% năm 2000 2,9 %năm 2002Eu là thị trường chính của mặt hàng này.
Mặt khác, mục tiêu chiến lược của công ty là tiến tới tự mình lo xuất khẩu hàng may mặc từ sản xuất đến tiêu thụ chứ không làm hang gia công nữa thì việc cần thiết là phải nhằm nâng cao trình độ sản xuất cũng như quản lý, kinh nghiệm thâm nhập thị trường, tạo điều kiện mối quan hệ bạn hàng tốt và tên tuổi trên thị trường thế giới, muốn vậy, công ty không thể đổi mới từ những việc đơn giản nhất.
Năm 2002, bên cạnh hàng jacket, áo sơ mi, quần âu, công ty nhận gia công thêm một số mặt hàng khác như áo dài nữ, quần áo thể thao, quần áo trẻ em…
Năm 2002 được bộ giao hạn ngạch là 2.009.200 sản phẩm các loại. Công ty đã thực hiện được 91.4%. Trong các mặt hàng thì áo sơ mi, jacket và quần thể thao được công ty sử dụng gần hết số hạn ngạch được cấp, đối với các chủng loại hàng mới công ty phải biết đánh giá đúng khả năng sản xuất để xin đủ hạn ngạch cần thiết, tránh gây lãng phí.
Như vậy đã có một số thay đổi lớn trong năm 2002. Thứ nhất, mặt hàng áo jacket những năm trước luôn chiếm tỷ trọng lớn thì năm 2002 chỉ đứng thứ
Hai.Năm 2002 bộ thương mại cắt giảm hạn ngạch với mặt hàng áo jacker.
Hơn nữa năm 2002 ,công ty ký nhiều hợp đồng cho áo sơ mi đi thị trường các nước thay cho hợp đồng áo jacker nên mặt hàng này chỉ chiếm 5,3% trong tổng kim ngạch xuất khấu 2002.Mặt hàng áo sơ mi đứng đầu với tỉ trọng86,7%.
2.3.4 Cạnh tranh về dịch vụ phục vụ :
Đây là hình thức hỗ trợ cho bán hàng cá nhân .Công ty rất quan tâm tới hoạt động này vì hiệu quả của nó mang lại khá cao. Trong những hình thức của xúc tiến bán, công ty chú trọng nhất đến việc gửi hàng mẫu cho khách hàng. Các hàng mẫu này giúp cho khách hàng nhận biết hình dạng, chất lượng sản phẩm, tránh được sự nhầm lẫn về kiểu mầu, kích cỡ.
Qua việc sử dụng một số biện pháp khuyếch trương và truyền tin như quảng cáo, tuyên truyền giới thiệu trực tiếp, các hoạt động xúc tiến bán hỗ trợ cho hoạt động xất khẩu công ty đạt được một số kết quả đáng khích lệ : với các hình thức quảng cáo qua danh mục doanh nghiệp, qua catalogue, các mặt hàng của công ty đã được nhiếu khách hàng biết đến và điều đó giúp họ nhanh chóng ra quyết định trong việc lựa chọn công ty là người xuất khẩu hàng may mặc cho họ. Với các hìng thức tuyên truyền thông qua các cuộc triển lãm trong nước và quốc tế, công ty tìm kiếm thêm đựơc nhiều mối quan hệ, nhiều khách hàng mới. Những khách hàng này có thể là khách quen của công ty khác nhưng do việc tuyên truyền được tổ chức tốt nên họ được thuyết phục để trở thành khách hàng của công ty.
2.3.5 Một số ưu nhược điểm của công tác hoạch định chiến lược cạnh tranh ở Công ty NHHH Trần Hiếu
Nhược điểm tồn tại: Bên cạnh những thành công đạt được công ty cũng gặp phải không ít những khó khăn trong quá trình kinh doanh nói chung và việc ứng dụng chiến lược cạnh tranh vào hoạt động xuất khẩu sản phẩm may mặc nói chung. Vì vậy, Công ty NHHH Trần Hiếu cũng không tránh khói những thiếu sót trong quá trình hoạt động như:
Công tác nghiên cứu thị trường: mặc dù công ty có quan tâm tới hoạt động nghiên cứu thị trường nhưng khối lượng nghiên cứu bao gồm nhiều vấn đề và lĩnh vực khác nhau nên trên thực tế các hoạt động cơ bản trong nghiên cứu thị trường xuất khẩu như : phân tích đặc điểm tiêu dùng, khác biệt về văn hoá… Công ty chưa làm được.
Còn không ít những tồn tại trong việc thực hiện chiến lược cạnh tranh. Các chiến lược đặt ra chưa cụ thể và chưa giải quyết được toàn bộ các vấn đề được đặt ra. Ví dụ như chính sách giá xuất khẩu làm cơ sở để tính toán các chi phí và hiệu quả công việc nhưng công ty lại hoàn toàn bỏ qua yếu tố cạnh tranh về giá, việc định gía sản phẩm chưa có hệ thống và sự thống nhất rõ ràng.
Các biện pháp khuyếch trương bán đã được thực hiện tương đối hiệu quả nằm trong khả năng tài chính của công ty. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất đối với công ty trong việc tiến thành các hoạt động này là vấn đề ngân sách dành cho nó. Hiện nay công rty chưa quan tâm nhiều đến các hình thức quảng cáo trên truyền hình, radio, bưu điện hay mở rộng các hình thức xúc tiến bán do ngân sách còn hạn hẹp.
Ưu điểm:
trong một nền kinh tế đang tập trung cho xuất khẩu như ở Việt Nam ta hiện nay, công ty dã và đang cố gắng hơn nữa để hoàn thành việc nghiên cứu nhu cầu thị trường để nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm và liên tục tăng kim ngạch xuất khẩu qua các năm.
Công ty linh hoạt trong việc chuyển hướng kinh doanh xuất khẩu, mở rộng quy mô kinh doanh cả chiều rộng và chiều sâu, gắn liền kinh doanh với đầu tư cho sản xuất.
Luôn chú trọng nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu. Cán bộ luôn đi sát với các cơ sở để đảm bảo chất lượng hàng để ký với khách hàng nước ngoài, đảm bảo chữ tín với khách hàng đồng thời để hàng của công ty có thể đứng trên thị trường thế giới.
Luôn theo sát sự biến động của thị trường để chớp thời cơ có lợi, thông qua đó để dưa ra các dự báo hướng vận động và phát triển của mặt hàng may mặc trong ngắn hạn và dài hạn và cụ thể hoá các dự báo đó thành các mục tiêu, chỉ tiêu kinh doanh.
Có mạng lưới bạn hàng rộng khắp cả trong và ngoài nước
2.3.6 Nguyên nhân dẫn tới thành tựu đạt được và nhược điểm tồn tại
Sở dĩ còn những tồn tại là do những hạn chế từ cả môi trường vĩ mô và vi mô:
Về phía môi trường vĩ mô:
Yếu tố chủ yếu là hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, thủ tục hành chính rườm rà gây nhiều rắc rối cho việc thực hiện xuất khẩu hay nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng may mặc. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu làm cho phía nước ngoài có điều kiện ép giá.
Về môi trường vi mô:
Khả năng thiết kế sản phẩm may mặc chưa cao nên kiểu dáng và chủng loại hàng hoá còn đơn diệu, sản phẩm sản xuất chỉ tập trung vào một vài mặt hàng nên chưa thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.
Về thị trường:Thị trường nội địa với sức mua ngày càng tăng chưa được công ty quan tâm đúng mức. Hơn nữa thông qua sản xuất sản phẩm cho thị trường trong nước thì khi công ty vươn ra thị trường quốc tế sẽ có thuận lợi hơn. Điều này là do khả năng cung ứng của công ty là chưa đa dạng và những chính sách của nhà nước chưa hợp lý.
Hình thức gia công xuất khẩu chiếm chủ yếu. Giá gia công thấp và có xu hướng giảm do cạnh tranh giữa cấc công ty trong nước, công việc không ổn định vì sản xuất phụ thuộc vào nguyên liệu và đơn đặt hàng của họ.
Khả năng huy động và sử dụng vốn còn hạn chế là do khả năng tích luỹ chưa cao do lợi nhuận thu được chủ yếu từ xuất khẩu uỷ thác và gia công lại thấp.
Chậm đổi mới công nghệ, trang thiết bị, trình độ quản lý chưa theo kịp yêu cầu của thị trường, quy mô sản xuất và trình độ quản lý không đúng mức nên tiềm năng không được khai thác đúng mức.
Trình độ tay nghề của lực lượng lao động chưa cao, chua đào tạo chuyên sâu, đặc biệt là thiếu đội ngũ thiết kế sản phẩm.
Chương 3
Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh ở công ty
3.1 Phương hướng phát triển của công ty và mục tiêu phương hướng về khả năng cạnh tranh của Công ty NHHH Trần Hiếu
3.1.1 Mục tiêu xuất khẩu của công ty trong những năm tới
Trên cơ sở phân tích kỹ lưỡng môi trường kinh doanh và khả năng cạnh tranh của Công ty NHHH Trần Hiếu khi xâm nhập thị trường cũng như đầy đủ các yếu tố tác động đến việc xác định mục tiêu như : quyết định của ban lãnh đạo, mong muốn của nhân viên, khách hàng, của chính phủ có thể xác định một số mục tiêu cơ bản của công ty cần đạt được khi xuất khẩu vào các thị trường trọng điểm.
Stt
Chỉ tiêu
Đơn vị
2002
1
Tổng doanh thu
Triệu đồng
432.698
2
Lợi nhuận
Triệu đồng
8.640
3
Thu nhâp bình quân đầu người\tháng
Nghìn đồng
1.150
4
Nộp ngân sách
Triệu đồng
56.723
Stt
Chỉ tiêu
Đơn vị
2004
2005
2010
1
Tổng doanh thu
Triệu đồng
486.465
524.544
764.546
2
Lợi nhuận
Triệu đồng
9.245
13.556
18.500
3
Thu nhâp bình quân đầu người\tháng
Nghìn đồng
1.200
1.500
2.000
4
Nộp ngân sách
Triệu đồng
60.000
65.000
75.000
Bảng kết quả hoạt động của công ty năm 2002 và mục tiêu cho những năm tới
Sở dĩ đạt được những kết quả trên là do công ty không ngừng mở rộng mặt hàng kinh doanh, xuất nhập khẩu rất nhiều loại hàng hoá. Hơn nữa, tình hình kinh tế chính trị đã dần ổn định sau cuộc khủng hoảng làm cho nhu cầu về xuất khẩu tăng nhanh. Đồng thời với sự nhạy bén, bám sát thị trường trong và ngoài nước, đầu tư chất xám để kinh doanh có hiệu quả. Nhờ vậy lợi nhuận của công ty tăng khá ổn định từ 6 tỷ đồng(1998) tăn lên 8640(2002)
3.1.2 Phương hướng phát triển khả năng cạnh tranh đối với mặt hàng may mặc của công ty trong những năm tới
Trong những năm gần đây trên thị trường thế giới đã có nhiều biến động. Do đó nhiều doanh nghiệp đã phải điều chỉnh lại hàng loạt các biện pháp và các phương thức làm ăn phù hợp với tình hình mới. Khi tham gia vào thị trường quốc tế. Các công việc thường được quan tâm là xác định lại thị trường, định vị sản phẩm và lựa chọn phương thức tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Để mở rộng sản xuất kinh doanh có hiệu quả đòi hỏi công ty phải vạch ra chiến lược cho bước đi của mình, trước khi hình thành nên hệ thống các biện pháp thực hiện đã được cân nhắc. Công ty NHHH Trần Hiếu là cônt ty nhà nước trước kia thực hiện chế độ bao cấp nay chuyển sang cơ chế thị trường đòi hỏi công tác xác định hướng đi đúng đắn đối với công ty phải được hết sức coi trọng. Hàng may mặc xuất khẩu hiện nay được coi là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty bởi nó đã đem lại cho công ty những khoản thu lớn bên cạnh việc giải quyết công ăn việc làm, khai thác lợi thế và nguồn lực sẵn có. Tuy nhiên, kết quả đạt được trong hoạt động sản xuất kinh doanh mặt hàng này trong thời gian qua ta thấy nó chưa phản ánh hết khả năng phát triển của công ty. Nhận thức được những tồn tại trên đồng thời để góp phần đạt được những mục tiêu đề ra, tập thể CBCNV toàn công tu đã và đang cố gắng từng bước rìm ra hướng đi và khẳng định vị thế của mình. Bên cạnh việc chăm lo phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho kinh doanh lâu dài, mở rộng ngành hàng và dịch vụ sản xuất kinh doanh nhằm thu hút lao độn cho xã hội và tăng kim ngạch cho công ty.
Stt
Mặt hàng
2005(hạn ngạch)
1
áo sơ mi
272.453
2
áo Jacket
183.436
3
Quần âu
96.058
4
Quần thể thao
98.034
5
áo dài
21.703
6
Quần áo trẻ em
26.901
Mục tiêu một số hạn ngạch của công ty
Hưởng ứng mục tiêu đề ra cho ngành dệt may xuất khẩu toàn quốc là đạt được khoảng 3.5 tỷ USD vào năm 2003 trong đó hàng xuất khẩu phải sử dụng trên 60% nguyên liệu trong nước. Mục tiêu hướng tới năm 2010 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 5 tỷ USD và năm 2020 đạt 10 tỷ USD . Trong lĩnh vực xuất khẩu cùng với những mặt hàng chủ lực của mình công ty đặc biệt chú trọng tới sản xuất gia công hàng may mặc xuất khẩu. Với mục tiêu đẩy nhanh tốc độ tăn kim ngạch, phát triển quan hệ bạn hàng trong và ngoài nước. Trong “Báo cáo tổng kết công tác năm 2002 và phương hướng nhiệm vụ năm 2003” Ban lãnh đạo công ty đã nêu rõ chủ trương về vấn đề thị trường và mặt hàng như sau:
Tiếp tục quan tâm tìm hiểu thị trường khách hàng đồng thời củng cố, duy trì quan hệ làm ăn đã và đang có. Tăn cường bán thị trường nội địa, tranh thủ mọi cơ hội và áp dụng, kết hợp linh hoạt các hình thức kinh doanh, lấy mục tiêu thích ứng với thị trường,coi trọng hiệu quả và an toàn làm phương châm chỉ đạo sản xuất kinh doanh. Thị trường nước ngoài tiếp tục hướng vào các thị trường khu vực ASEAN, thị trường Eu, Đông âu và châu á.
Tiến tới không chỉ gia công nhận nguyên liệu qua thành phẩm mà còn xuất khẩu trực tiếp để có điều kiện sử dụng nguyên l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Những giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu ở Công ty TNHH Trần Hiếu.docx