Lời nói đầu.4
Chương I: Giới thiệu khái quát về thị trường dệt may của Mỹ.7
I. Khái quát về thị trường Mỹ.7
1. Giới thiệu về nền kinh tế Mỹ.7
2. Một số đặc điểm chính của thị trường hàng dệt may của Mỹ.8
2.1. Dung lượng thị trường.8
2.2. Xu hướng tiêu dùng.9
2.3. Kênh phân phối trên thị trường hàng dệt may của Mỹ.16
II. Tình hình sản xuất và nhập khẩu hàng dệt may của
thị trường Mỹ.17
1. Tình hình sản xuất.17
2. Tình hình nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ.18
III. Vai trò của thị trường Mỹ trong chiến lược xuất khẩu
hàng dệt may của Việt Nam.21
1. Phát huy lợi thế ngành công nghiệp mũi nhọn truyền thống.21
2. Mở rộng thị trường tiêu thụ.23
3. Phát triển khả năng sản xuất để xuất khẩu.25
Chương II: Xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ
từ 1994 tới nay.27
I. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào
thị trường Mỹ.27
1. Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu.27
2. Cơ cấu xuất khẩu.29
3. Phương thức xuất khẩu.31
II. Những thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu hàng
dệt may vào thị trường Mỹ.33
88 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 775 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệc chưa thiết lập được quan hệ liên kết chặt chẽ và thường xuyên với các hãng nhập khẩu sẽ gây khó khăn trong việc tạo chỗ đứng ổn định, khả năng mở rộng thị trường của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam và khả năng ứng phó với những bất chắc của thị trường.
* Chưa tạo lập được thương hiệu hàng hoá có uy tín trên thị trường. Như đã đề cập, với việc thực hiện phương thức gia công là chủ yếu, hàng dệt may gia công của Việt Nam thường mang nhãn hiệu của các hãng nước ngoài đặt gia công. Cũng cần nói thêm rằng, khi tham gia các quan hệ thương mại quốc tế, bản thân các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp dệt may, chưa quan tâm đúng mức tới tạo lập thương hiệu và đăng ký thương hiệu hàng hoá...Việc bị mất thương hiệu của cà phê Trung Nguyên, nước mắm Phú Quốc, thuốc lá VINATABA ...là những cảnh báo cấp thiết với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong việc xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài, trong đó có thị trường Mỹ.
* Năng lực đội ngũ lao động còn hạn chế.
Đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất được đào tạo có hệ thống còn ít, chất lượng đào tạo chưa cao, chưa chấp hành nghiêm kỷ luật lao động và quy trình công nghệ... là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và năng suất lao động.
Đội ngũ cán bộ kỹ thuật và cán bộ thiết kế mẫu mốt còn thiếu về số lượng và kinh nghiệm công tác cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển sản xuất hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam.
2.2. Những yếu tố khó khăn cản trở từ bên ngoài.
* áp lực cạnh tranh của Trung Quốc và các nước đã hoạt động nhiều năm trên thị trường Mỹ.
Việc Trung Quốc và Đài Loan trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO) từ tháng 11 năm 2001 đã gây sức ép nặng nề lên các nước xuất khẩu hàng dệt may trên thế giới trong đó có Việt Nam. Cạnh tranh trên thị trường hàng dệt may thế giới ngày càng trở nên quyết liệt. Trên thị trường hàng dệt may Mỹ, các doanh nghiệp Trung Quốc không những chỉ là nước có mặt trước các doanh nghiệp Việt Nam mà còn có những ưu thế nổi trội hơn Việt Nam đó là:
- Công nghiệp dệt may Trung Quốc có lịch sử phát triển lâu đời hơn Việt Nam, tiềm lực công nghiệp dệt may hiện nay của Trung Quốc cũng cao hơn. Trong lịch sử, hàng dệt may Trung Quốc đã khẳng định được vị thế trên thị trường thế giới.
- Trung Quốc định hướng phát triển kinh tế thị trường và thực hiện chính sách mở cửa trước Việt Nam hàng chục năm và đã thu được những thành tựu tích cực. Do vậy, kinh nghiệm và năng lực hoạt động thị trường của các doanh nghiệp Trung Quốc cũng phong phú hơn.
- Trung Quốc sử dụng Hồng Kông như là một điểm tựa về kinh tế để thâm nhập vào thị trường thế giới, trong đó có Mỹ.
- Trong khi mức tiền lương của một lao động ngành dệt may của Trung Quốc và Việt Nam gần như tương đương nhau, thì năng suất lao động tính cho một lao động của Việt Nam chỉ bằng khoảng 70% của Trung Quốc.
* Nhờ Hiệp định thương mại Việt- Mỹ, khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có điều kiện vượt qua rào cản thuế quan nhưng lại phải đương đầu với những rào cản kỹ thuật và “trách nhiệm xã hội với sản phẩm”. Nhiều rào cản trong đó không dễ vượt qua. Chẳng hạn, tuy trong Bộ Luật Lao động của Việt Nam đã có những quy định bảo đảm thoả mãn được 8 trong 9 yêu cầu của tiêu chuẩn SA 8000, nhưng nếu không có chứng chỉ do một tổ chức của Mỹ cấp thì việc thâm nhập hàng dệt may vào thị trường Mỹ sẽ gặp khó khăn.
* Tính phức tạp trong hệ thống luật pháp Mỹ làm các doanh nghiệp dệt may Việt Nam không tránh khỏi những bỡ ngỡ, lúng túng trong việc tiếp cận thị trường này.
III. Một số vấn đề cần chú ý khi xuất khẩu dệt may vào thị trường Mỹ.
1. Một số quy định nhập khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ.
1.1. Hạn ngạch nhập khẩu:
Hạn ngạch nhập khẩu là việc kiểm soát về khối lượng hàng hoá nhập trong một thời gian nhất định. Phần lớn các hạn ngạch nhập khẩu do Cục Hải quan Mỹ (US Custom Service) quản lý. Hội đồng Hải quan kiểm soát việc nhập khẩu hàng theo quota, nhưng không có quyền cấp, thay đổi quota.
Có thể chia các hạn ngạch nhập khẩu của Mỹ thành 2 loại: loại hạn ngạch tuyệt đối và loại hạn ngạch thuế suất:
-Hạn ngạch tuyệt đối : quy định số lượng một mặt hàng vượt quá hạn ngạch cho phép sẽ không được nhập vào Mỹ trong thời hạn của quota. Một số hạn ngạch là áp dụng chung, còn một số thì chỉ áp dụng riêng đối với một số nước. Hàng nhập quá số lượng theo quota sẽ phải tái xuất hoặc lưu kho trong suốt thời hạn của quota.
-Hạn ngạch thuế suất: quy định số lượng của mặt hàng đó được nhập vào với mức thuế giảm trong một thời gian nhất định. Không có hạn chế về số lượng nhập vào đối với mặt hàng này, nhưng số lượng nhiều hơn mức quota cho trong thời gian đó sẽ bị đánh thuế nhập khẩu cao hơn.
Hệ thống hạn ngạch áp dụng theo Hiệp định đa sợi (MFA: Multifiber Agreement) và Hiệp định Dệt May (ATC: Agreement on Textile and Clothing) của WTO được xem là công cụ chính bảo hộ ngành dệt may Mỹ.
Hiệp định đa sợi là một hiệp định quốc tế có hiệu lực từ tháng 1 năm 1974, cho phép các nước ký kết GATT đàm phán các Hiệp định thương mại song phương áp dụng hạn chế nhập khẩu hàng dệt và may mặc. Hiệp định MFA được đàm phán căn cứ vào khoản 204 của Luật Luật Nông Nghiệp năm 1956 nhằm giúp các nước nhập khẩu hàng dệt may đương đầu với những xáo trộn từ thị trường chẳng hạn như việc tăng đột biến nhập khẩu hàng dệt trong khi vẫn cho phép các nhà xuất khẩu từ các nước đang phát triển chia sẻ thị trường hàng dệt may quốc tế đang ngày càng mở rộng. Sau khi được gia hạn 6 lần, Hiệp định MFA hết hiệu lực vào ngày 31/12/1994 và được thay thế ngay lập tức bằng Hiệp định hàng dệt và may mặc của Vòng đàm phán Urugoay (ATC).
Theo ATC, hạn ngạch và hạn chế đối với thương mại hàng dệt và may mặc theo lịch trình sẽ phải bị xoá bỏ theo 3 giai đoạn kết thúc vào 1/1/2005. Tất cả các nước thành viên WTO đều phải tuân thủ ATC, cho dù họ có ký kết Hiệp định đa sợi trước kia hay không và chỉ có những nước thành viên WTO mới được xem xét cho được hưởng những lợi ích tự do hoá mà Hiệp định này đem lại.
Những hiệp định hàng dệt song phương thoả thuận giữa các nước nhập khẩu và xuất khẩu theo MFA vẫn có hiệu lực trong giai đoạn quá độ tới năm 2005. Hiện nay, Mỹ vẫn áp dụng hạn ngạch hàng dệt và may mặc với 47 nước, trong đó có 38 nước tham gia vào ATC. 9 nước khác không phải là thành viên của WTO và do vậy không được hưởng lợi ích của việc loại bỏ quota và hạn ngạch theo Hiệp định này. Nói cách khác, tới 1/1/2005 trong khi hầu hết các nước trên thế giới được bỏ hạn ngạch thì các nước chưa là thành viên WTO hiện nay, bao gồm cả Việt Nam, sẽ vẫn phải chịu hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may. Hàng dệt nhập khẩu từ Mexico và Canada chịu sự điều chỉnh bởi các quy định của NAFTA.
Đối với Việt Nam là nước chưa gia nhập WTO thì việc áp dụng hạn ngạch lên hàng dệt may nhập vào Mỹ sẽ được áp dụng theo hiệp định dệt may song phương. Trước đây, nhập khẩu hàng dệt may từ Việt Nam vào Mỹ chưa bị khống chế bởi hạn ngạch nhưng do chưa có quy chế MFN nên hàng dệt may phải chịu mức thuế rất cao. Tuy nhiên ngay sau khi ký Hiệp định thương mại, chính phủ Mỹ đã yêu cầu đàm phán Hiệp định dệt may và áp dụng hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam và ngày 9/12/2002 sẽ diễn ra vòng đàm phán đầu tiên về Hiệp định dệt may giữa hai nước. Rất có thể, Chính phủ Mỹ sẽ không trì hoãn việc áp dụng hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam bởi sức ép ngày càng lớn từ các nhà sản xuất trong nước. Điều này bất lợi cho phía Việt Nam vì hiện tại xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào Mỹ đang ở mức thấp trong khi việc áp đặt hạn ngạch lại dựa trên kim ngạch nhập khẩu của năm trước.
1.2. Quy định về xuất xứ hàng hoá.
Các đạo luật về nguồn gốc xuất xứ là các luật quy định việc thi hành các quy định về tỷ lệ chế biến sản xuất hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ. Mục tiêu hàng đầu của những quy định này là cho phép người mua cuối cùng ở Mỹ có quyền lựa chọn những hàng hoá khi biết chúng được sản xuất ở một quốc gia khác.
Việc xác định xuất xứ của hàng hoá có vai trò đặc biệt quan trọng vì nó giúp cho Hải quan xác định được mức thuế áp dụng đối với loại hàng đó cũng như những ưu đãi hay hạn chế mà Mỹ giành cho nước xuất xứ của loại hàng đó.
Hải quan sẽ xác định xuất xứ của hàng hóa dựa trên các thông tin ghi trong mỗi tờ khai trừ khi những thông tin ấy không đầy đủ. Nếu không đầy đủ, Hải quan sẽ yêu cầu cung cấp thêm thông tin cho việc xác định quốc gia xuất xứ. Lô hàng sẽ không được giải phóng cho đến khi việc xác định được thực hiện xong.
Một sản phẩm đã qua quá trình chế biến ở hai hay nhiều nước thì nước xuất xứ của sản phẩm là nước mà tại đó sản phẩm đã bị “ biến tính căn bản” .
Các quy định về “biến tính căn bản” có thể ảnh hưởng đến việc xác định quốc gia xuất xứ. Ví dụ: một hàng dệt hay sản phẩm từ hàng dệt có nguồn gốc từ quốc gia A và phải chịu giới hạn về hạn ngạch, giới hạn này được áp dụng khi hàng nhập khẩu vào Mỹ. Nếu, trước khi xuất khẩu vào Mỹ, lô hàng đó được chở qua quốc gia B nơi mà hàng này ít bị giới hạn về hạn ngạch hơn. Tuy nhiên, lô hàng này vẫn còn bị giới hạn về hạn ngạch và quy định về visa theo hiệp định về hàng dệt với quốc gia A. Hải quan sẽ xác định xem các giới hạn về hạn ngạch này có được áp dụng hay không dựa trên tiêu chí “biến tính căn bản”. Có nghĩa là nếu hàng đó không trải qua quá trình chế biến hay gia công đáng kể nào thì lô hàng đó sẽ được xem như là xuất xứ từ quốc gia A. Sự “biến tính căn bản” không thể được xem xét dựa trên các giai đoạn chế biến sơ sài .
Để đáp ứng yêu cầu về “biến tính căn bản” , một sản phẩm phải có sự thay đổi về:
(1) Nhận dạng hoặc xác định thương mại
(2) Đặc tính cơ bản
(3) Giá trị sử dụng thương mại
Khi xác định xem giai đoạn chế biến hoặc gia công ở một quốc gia có đáng kể hay không. Hải quan xem xét những yếu tố sau:
(1) Thay đổi cuối cùng về mặt cơ học của nguyên liệu hay sản phẩm
(2) Tính phức tạp, trình độ hay kĩ năng và hoặc/ kỹ thuật và lượng thời gian tiêu thụ
(3) Giá trị gia tăng của nguyên liệu hoặc sản phẩm so với giá trị khi xuất khẩu vào Mỹ
Các công đoạn mà Hải quan sẽ chấp nhận xem đó là biến tính căn bản bao gồm:
(1). Nhuộm và in kèm theo hai hoặc nhiều công đoạn hoàn tất sau : tẩy trắng, làm co lại, nhuộm màu, phủ tuyết, phủ hồ cứng vĩnh viễn, rập nổi vĩnh viễn, tăng trọng.
(2). Dệt thành sợi
(3). Đan hay dệt thành vải
(4). Cắt vải thành từng phần và ráp nối lại thành sản phẩm
(5). Ráp nối thực chất bằng cách may, khâu thành quần áo hoàn chỉnh, các bộ phận của quần áo được cắt từ vải tại quốc gia khác.
Các công đoạn sẽ không được xem là biến tính căn bản, dù nhiều công đoạn đã được thực hiện bao gồm:
(1). Các thao tác đơn giản như ráp, dán nhãn, ủi, giặt, sấy hay đóng gói.
(2). Cắt thành từng miếng và viền lại hoặc bó thành vải mà vải này đã có thể dễ dàng nhận biết về giá trị thương mại của nó.
(3). Tỉa và/ hoặc nối lại bằng cách may, gài móc, ghép hoặc bất kỳ công đoạn lắp ghép các bộ phận rời được sản xuất tại một quốc gia, mặc dù công đoạn này đòi hỏi các thao tác tẩy rửa, sấy khô, vá, lắp ráp đơn thuần.
(4). Một hoặc nhiều công đoạn hoàn thành hàng dệt, vải hoặc sản phẩm từ hàng dệt như : tráng lớp đi mưa, tẩy trắng, tẩy sạch, làm co lại, ngâm kiềm hoặc các công đoạn tương tự.
(5). Nhuộm và hoặc in trên vải sợi
1.3. Quy định về nhãn hiệu hàng hoá
Luật áp dụng chủ yếu về nhãn hàng hoá là Luật Xác Định Sản Phẩm Sợi Dệt và Luật Nhãn Hiệu Sản Phẩm bằng Len năm 1939 .Trừ một số trường hợp ngoại lệ, tất cả các sản phẩm sợi, dệt khi nhập khẩu vào Mỹ đều phải được đóng dấu, niêm phong kín và ghi nhãn hoặc được ghi những thông tin sau:
- Tên riêng các loại sợi và tỷ lệ phần trăm trọng lượng của các chất sợi có trong sản phẩm (không kể các chất trang trí) có trọng lượng từ 5% trở lên được ưu tiên ghi trước, sau đó tỷ lệ phần trăm của các loại sợi mà được quy định là “các loại sợi khác” sẽ được ghi cuối cùng. Các loại sợi có tỷ lệ trọng lượng 5% hoặc thấp hơn phải được xem là “các loại sợi khác”
- Tên của nhà sản xuất hoặc tên hay số đăng ký “chứng minh” của một người hay nhiều người phụ trách tiếp thị hoặc điều hành sản phẩm sợi, dệt. Số đăng ký “chứng minh” này do Uỷ ban thương mại Liên Bang cấp. Một thương hiệu viết bằng chữ mà đã đăng ký với cơ quan bản quyền Mỹ có thể được ghi trên nhãn hàng hóa thay cho tên nếu chủ thương hiệu đó nộp một bản sao đăng ký( thương hiệu) cho Uỷ ban thương mại liên bang trước khi sử dụng
- Tên của quốc gia nơi mà sản phẩm được gia công hoặc sản xuất.
Để thực hiện Luật Xác Định Sản Phẩm Sợi Dệt ngoài các thông tin quy định, các thông tin sau phải được ghi trên một hoá đơn thương mại của chuyến hàng sợi, dệt có giá trị trên 500USD và hàng đó phải theo các quy định về nhãn hàng hoá của Luật Xác Định Sản Phẩm Sợi Dệt:
- Chất liệu sợi hoặc tổng hợp các sợi, xác định theo tên chủng loại cho mỗi loại sợi thiên nhiên hoặc sợi nhân tạo theo thứ tự tỷ lệ trọng lượng từ thấp đến cao nếu loại sợi đó có trọng lượng từ 5% hoặc hơn trong tổng trọng lượng sản phẩm đó.
- Tỷ lệ trọng lượng của mỗi loại sợi có trong sản phẩm
- Tên hoặc đặc điểm nhận dạng khác của nhà sản xuất hoặc của một hay nhiều người, theo quy định tại chương 3 của Luật Xác Định Sản Phẩm Sợi Dệt, được cấp và đăng ký tại Uỷ ban Thương Mại Liên Bang .
- Tên của quốc gia gia công hay sản xuất
Sản phẩm len có quy định riêng về nhãn hàng hoá theo Luật Nhãn hiệu Sản Phẩm bằng Len. Sản phẩm len theo Luật này phải bao gồm:
(1). Tỷ lệ trọng lượng của các sợi có trong sản phẩm len (không kể trọng lượng của các vật trang trí) không vượt quá 5% tổng trọng lượng sợi của:
+ len
+ len tái chế
+ mỗi loại sợi, nếu tỷ lệ trọng lượng sợi đó bằng hoặc lớn hơn 5% tổng trọng lượng của các loại sợi khác
(2). Tỷ lệ trọng lượng tối đa của sản phẩm len, của các chất liệu không phải sợi
- Tên nhà nhập khẩu
Khi nhập khẩu sản phẩm len có giá trị đến trên 500 USD và thuộc quy định của Luật Nhãn hiệu Sản Phẩm bằng Len thì bắt buộc phải ghi tên nhà sản xuất.
Tất cả các hoá đơn nhập hàng dệt, sợi phải có thông tin về:
+ trọng lượng sợi
+ sợi có dùng cho bán lẻ hay không
+ sợi có dùng làm chỉ may hay không
Nếu trọng lượng của sợi chủ yếu là tơ thì hoá đơn phải ghi rõ tơ đó được xe lại hay là tơ sợi nhỏ.
Có một số loại sản phẩm như hàng bông đay, sợi tơ nhân tạo và sản phẩm sợi dệt cần phải đáp ứng những thông tin thêm về nhãn hàng hóa. Ví dụ: về số lượng sợi chỉ đơn trên 1 cm2 và kích cỡ sợi. Nhà xuất khẩu cần tìm hiểu các quy định cụ thể cho từng loại hàng.
1.4. Quy định về tiêu chuẩn hàng dễ cháy:
Hầu hết các sản phẩm hàng dệt, may nhập khẩu vào Mỹ để tiêu thụ đều phải tuân thủ các quy định của Luật Sản Phẩm Dệt Dễ Cháy. Luật này có quy định về tính dễ bén lửa đối với hàng dệt, may. Không ai có thể xuất khẩu vào Mỹ các sản phẩm hàng may mặc hoặc đồ trang trí nội thất hoặc bất kỳ loại vải hay chất liệu liên quan nào để sử dụng cho các sản phẩm đó nếu họ không tuân thủ tiêu chuẩn về hàng dễ cháy. Có một số sản phẩm được nhập vào Mỹ rồi gia công lại để giảm tính chất dễ cháy của chúng sao cho đáp ứng được tiêu chuẩn của Luật trên. Điều này phải được ghi trong hoá đơn hay giấy tờ liên quan khác của lô hàng.
1.5. Quy định về chế độ VISA xuất khẩu:
Để được nhập khẩu vào Mỹ hàng dệt may cần có “visa”. Một visa hàng dệt may là dấu xác nhận lên một hoá đơn hoặc một “giấy phép kiểm soát nhập khẩu” do chính phủ nước ngoài cấp. Visa này được dùng để kiểm soát việc xuất khẩu hàng dệt may và sản phẩm từ hàng dệt từ nước ngoài vào Mỹ hoặc dùng để ngăn cấm việc nhập lậu mặt hàng này vào Mỹ. Một visa hàng dệt may có thể bao gồm hàng có hạn ngạch hoặc không hạn ngạch. Hàng dệt có hạn ngạch có thể cần hoặc không cần visa tuỳ thuộc vào nước xuất xứ. Một visa hàng dệt may không có đảm bảo cho việc nhập khẩu vào Mỹ.
Mỹ buộc một số nước phải ký kết thoả thuận về việc áp dụng chế độ VISA xuất khẩu đối với hàng dệt may. Nước đối tác phải xác nhận (dưới dạng đóng dấu vào hoá đơn hay giấy phép) trước mỗi chuyến hàng.
1.6. Phạt vi phạm (chế tài thương mại):
Hàng nhập vào Mỹ không tuân thủ các quy định trên sẽ bị phạt theo mức phần trăm giá trị của lô hàng
Hàng nhập không đáp ứng đúng yêu cầu về ghi mác mã sẽ bị giữ lại ở khu vực Hải quan Mỹ cho tới khi người nhập khẩu thu xếp tái xuất trở lại, phá huỷ đi hoặc tới khi hàng được xem là bỏ để chính phủ định đoạt toàn bộ hoặc từng phần.
Phần 304 (h) Luật thuế của Mỹ quy định ai cố tình vi phạm, cố tình che dấu sẽ bị phạt tiền 5.000 USD, hoặc bỏ tù dưới 1 năm.
Trường hợp có sự phối hợp với nước ngoài để thay đổi , tẩy xoá mác mã về xuất xứ hàng hoá thì bị phạt 100.000 USD với lần đầu và các lần vi phạm sau đó là 250.000 USD.
2. Một số lưu ý chung khi xuất vào thị trường Mỹ.
2.1. Chính sách thương mại của Mỹ đối với Việt Nam
Đối với Mỹ, Việt Nam là một trong những nước thuộc khối cộng sản cũ, từng là kẻ thù đối đầu trực tiếp trong chiến tranh Việt Nam. Do đó, Mỹ đã tiến hành cấm vận Việt Nam trong nhiều năm. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập và hợp tác trên thế giới, các nước coi trọng phát triển kinh tế. Chính sách của Mỹ với Việt Nam cũng đã phải thay đổi. Mặt khác, Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng trong khu vực Đông Nam á, thuộc khu vực kinh tế phát triển năng động Châu á - Thái Bình Dương. Ngày nay, Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu kinh tế, tình hình chính trị, xã hội ổn định, sức mua trên thị trường ngày càng tăng.
Trong quá trình bình thường hoá quan hệ, Mỹ luôn gắn vấn đề quan hệ thương mại với vấn đề người Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam - MIA (Missing In Action) và vấn đề nhạy cảm khác mà Mỹ coi là “tôn giáo và nhân quyền ở Việt Nam”.
Với việc thông qua Hiệp định thương mại, Mỹ đã đi đúng hướng trong chính sách thương mại toàn cầu nói chung và chính sách thương mại với khu vực Châu á - Thái Bình Dương nói riêng, cũng như xu hướng hoà bình và hợp tác hiện nay, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân hai nước. Thông qua Hiệp định thương mại cũng nhằm để hàng hoá Mỹ dễ dàng hơn trong việc thâm nhập vào thị trường Việt Nam bởi nhờ đó mà hàng hoá Mỹ xuất khẩu và đầu tư của Mỹ sẽ thuận lợi hơn về vấn đề thủ tục, đặc biệt lĩnh vực đầu tư của Mỹ ở Việt Nam được mở rộng.
Kể từ ngày 28/11/2001, sau khi Quốc hội Việt Nam phê chuẩn Hiệp định thương mại Việt - Mỹ thì Việt Nam bắt đầu thuộc nhóm 2 (là những nước đã có hiệp định thương mại với Mỹ nhưng chưa là thành viên của WTO), cũng giống như Trung Quốc trước ngày 11/11/2001.
Khác với chính sách nhập khẩu dành cho các nước thuộc nhóm 3 (các nước thuộc thành viên WTO), để được hưởng quy chế MFN của Mỹ thì các nước như Việt Nam hay Trung Quốc trước khi gia nhập WTO phải được Mỹ cho bãi miễn tạm thời đạo luật Jackson-Vanick. Tuy nhiên, trong tình hình quan hệ song phương trên đà tiến triển thì việc bãi miễn tạm thời áp đạo luật này là khá thuận lợi, nhưng dù sao thì được hưởng quy chế MFN của Mỹ vẫn là điều chưa hoàn toàn chắc chắn, vì vậy chính phủ Việt Nam và các doanh nghiệp cũng vẫn cần phải lưu tâm xem xét cẩn thận những chính sách thương mại Mỹ đã, đang và sẽ áp dụng đối với Việt Nam.
2.2. Hệ thống pháp luật Mỹ
Hệ thống pháp luật của Mỹ rất phức tạp, mỗi bang lại có luật riêng, có cách tính thuế riêng. Do vậy để triển khai quan hệ kinh tế thương mại với Mỹ một cách có hiệu quả, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần tìm hiểu để nắm rõ luật pháp của Mỹ và cách thức điều hành hoạt động kinh doanh của Mỹ. Cái khó cho tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là các nhà kinh doanh nước ngoài là sự tồn tại của nhiều văn bản có tính chất khác nhau được thừa nhận ở những mức độ khác nhau và thường khó biết được cái nào phù hợp hơn cái nào trong từng trường hợp cụ thể. Những trường hợp như vậy phải cần đến luật sư.
Bên cạnh đó các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên biết rằng ở Mỹ có rất nhiều qui định pháp luật chặt chẽ trong thương mại, kỹ thuật và chất lượng hàng hoá, cho nên khi làm ăn với Mỹ phải chú trọng tới vấn đề này.
Thêm nữa, qui định về Hải quan Mỹ cũng rất phức tạp, qui định rất chi tiết và tính tự động cũng rất cao. Để thông quan được nhanh chóng cần phải chấp hành nghiêm ngặt những quy định, hướng dẫn về hoá đơn, đóng gói, ghi chú, ghi nhãn hiệu khi làm thủ tục hải quan.
2.3. Hiệp định thương mại Việt-Mỹ.
Hiệp định thương mại Việt-Mỹ được ký là bước đi lịch sử trong quá trình tiến hành bình thường hoá quan hệ và hàn gắn vết thương giữa hai nước. Hiệp định thương mại Việt-Mỹ không chỉ tăng cường quan hệ thương mại giữa hai nước mà còn mở cửa nền kinh tế Việt Nam với thế giới và giúp Việt Nam hội nhập hơn vào cộng đồng quốc tế.
Tuy nhiên, việc thực hiện Hiệp định cũng sẽ đặt ra nhiều thách thức to lớn cho các nhà quản lý và doanh nghiệp Việt Nam. Trước hết là sự cần thiết phải điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo cho việc thực hiện các yêu cầu của Hiệp định. Hiện nay, hệ thống luật thương mại của nước ta vẫn còn nhiều bất cập so với Hiệp định thương mại vì vậy sẽ gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp khi làm ăn với đối tác khách hàng từ phía Mỹ.
Những Hiệp định mà chúng ta ký trước đây với các nước khác rất chung chung, đơn giản, nhưng với Hiệp định thương mại Việt-Mỹ thì rất chi tiết, cụ thể và buộc chúng ta phải thực hiện đầy đủ những vấn đề đã cam kết. Đồng thời các cải cách hành chính phải được tiếp tục đẩy mạnh, đặc biệt trong lĩnh vực liên quan tới xuất nhập khẩu, đầu tư, tài chính, ngân hàng, hải quan... để tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý. Bên cạnh đó, hàng rào bảo hộ đối với một loạt ngành sẽ từng bước bị cắt bỏ và các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải trực diện đối đầu với sự cạnh tranh từ phía các công ty lớn của Hoa Kỳ ngay trên thị trường Việt Nam.
2.4. Một số hệ thống tiêu chuẩn
2.4.1. Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội (SA 8000)
Hiện nay ở các nước phát triển, người ta không chỉ chú ý tới năng lực sản xuất hay chất lượng sản phẩm mà còn rất chú ý tới vấn đề về điều kiện lao động, điều kiện sản xuất hay nói cách khác xem các nhà sản xuất có đáp ứng được các điều kiện trong hệ thống về tiêu chuẩn SA 8000 hay không? ở Việt Nam hiện nay, người ta rất ít chú ý đến tiêu chuẩn SA 8000 do tâm lý chỉ thích quảng cáo cho sản phẩm mà SA 8000 lại không được quảng cáo trên sản phẩm.
Để vào được thị trường Mỹ, hàng hoá các nước phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định, cần đến sự trợ giúp của các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế. Việt Nam đang tuyên truyền rất mạnh việc áp dụng hệ thống ISO 9000, tuy nhiên, điều đó chưa đủ. Trong các tiêu chuẩn được coi trọng ở Mỹ, tiêu chuẩn về lao động là một yêu cầu đặc thù mà các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp dệt may cần chú ý. Tiêu chuẩn này hoàn toàn có thể đáp ứng nếu thực hiện tiêu chuẩn quốc tế SA 8000 (Tiêu chuẩn về Trách nhiệm xã hội). Một trong những lập luận của tiêu chuẩn lao động là vấn đề cạnh tranh bình đẳng (thí dụ, trả lương thấp làm cho chi phí sản phẩm thấp hơn được coi là không bình đẳng trong cạnh tranh). Nếu thực hiện tiêu chuẩn SA 8000 sẽ rất thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ do phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Mỹ và được luật pháp Mỹ khuyến khích.
Nội dung chính của tiêu chuẩn SA 8000 gồm nhiều vấn đề, trong đó có những điểm cần đặc biệt lưu ý đối với các doanh nghiệp Việt Nam:
- Không sử dụng lao động trẻ em hoặc lao động vị thành niên;
- Không sử dụng lao động cưỡng bức;
- Phải đảm bảo các điều kiện sức khoẻ và an toàn cho người lao động;
- Cam kết không phân biệt đối xử với người lao động;
- Tuân thủ quy định về số giờ làm việc;
- Trả lương cho người lao động không thấp hơn quy định của pháp luật hoặc quy định của ngành v..v..
Những quy định trên nếu được thực hiện sẽ nâng cao uy tín, tạo tín nhiệm đối với doanh nghiệp xuất khẩu, thu hút khách hành tốt hơn. Vì vậy, nhiều trường hợp, khách hàng nhập khẩu ở Mỹ có thể đặt ra yêu cầu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam về tuân thủ tiêu chuẩn lao động. Trên thực tế, một số nhà nhập khẩu ở Mỹ đã cử chuyên gia đến doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc của Việt Nam để kiểm tra chế độ ăn uống, nơi làm việc, nhà ăn, khu vệ sinh của công nhân trước khi chính thức ký hợp đồng nhập khẩu hàng may mặc. Vì vậy, cải thiện môi trường lao động, điều kiện làm việc, sinh hoạt của người lao động là việc làm cần thiết.
Cần chú ý rằng, tiêu chuẩn lao động đã nêu không chỉ được áp dụng đối với doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu mà cả đối với các tổ chức thực hiện gia công cho các doanh nghiệp xuất khẩu đó, vì một trong những đòi hỏi đối với doanh nghiệp áp dụng SA 8000 là phải “Kiểm soát nhà cung cấp” về tính phù hợp đối với các yêu cầu của tiêu chuẩn SA 8000. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đây là một điểm khó khăn, do nhiều cơ sở gia công sử dụng cả lao động vị thành niên, nhiều lao động không chính thức được trả thù lao rất thấp, điều kiện làm việc lại rất kém.
Khi áp dụng hệ thống SA 8000 doanh nghiệp sẽ phải tăng chí phí cho việc cải thiện môi trường doanh nghiệp (thậm chí có thể phải thuê thêm đất), chi phí cải thiện điều kiện lao động, chi phi đầu tư cho cơ sở hạ tầng phúc lợi (nhà ăn, công trình phụ, khu giải trí..) chi phí tiền công và các chi phí khác.
Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp áp dụng SA 8000, lợi ích có thể thể hiện ở các mặt sau: Tiền đền bù cho người lao động do tai nạn xảy ra ít đi; danh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khoaluan.doc