LỜI NÓI ĐẦU . .1
Chưong 1 : Những lí luận cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt và thanh
toán bù trừ . . 3
I . Sự cần thiết và vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt 3
1. Sự cần thiết . .3
2. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt . 4
2. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. 6
1.1 Séc thanh toán .6
1.1.1 Séc chuyển khoản 7
1.1.2 Séc bảo chi 7
3.2. Uỷ nhiệm chi – chuyển tiền .8
3.3. Uỷ nhiệm thu .9
3.4. Thư tín dụng 9
3.5. Thẻ thanh toán. .10
3.6. Ngân phiếu thanh toán 11
II. Quá trình tổ chức và phát triển các phương thức thanh toán qua lại giữa các
Ngân hàng .11
1. Thời kỳ Ngân hàng 1 cấp .11
2. Trong hệ thống Ngân hàng 2 cấp .12
3. Sự cần thiết trong thanh toán qua lại giữa các Ngân hàng 13
4. Các phương thức thanh toán qua lại giữa các Ngân hàng nước ta hiện nay.13
4.1. Thanh toán bù trừ .13
4.2. Thanh toán liên hàng 14
4.3. Thanh toán điện tử .15
4.4. Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước 15
4.5. Thanh toán theo phương thức làm đại lý thu hộ, chi hộ giữa các Ngân hàng16
III. Thanh toán bù trừ – một phương thức thanh toán phổ biến giữa các Ngân hàng.17
1. Những quy định chung 17
1.1. Ngân hàng chủ trì .17
1.2. Tại các Ngân hàng thành viên .18
1.2.1. Thành viên tham gia thanh toán bù trừ độc lập .19
1.2.2. Thành viên tham gia thanh toán bù trừ đầu mối .19
1.2.3. Thành viên tham gia thanh toán bù trừ chi nhánh .19
1.2.4. Thành viên tham gia thanh toán bù trừ là Ngân hàng Nhà nước .19
2. Nghiệp vụ thanh toán bù trừ .20
1.1 Nghiệp vụ kế toán Ngân hàng thành viên phát sinh nghiệp vụ 20
1.2 Nghiệp vụ kế toán tại Ngân hàng chủ trì (Ngân hàng Nhà nước) 21
1.3 Nghiệp vụ kế toán tại Ngân hàng thành viên kết thúc nghiệp vụ (đến) .23
1.4 Điều chỉnh sai lầm trong thanh toán bù trừ .23
Chương II : Thực trạng hoạt động thanh toán bù trừ tại chi nhánh Ngân hàng
No & PTNT Láng Hạ 25
I. Vài nét về Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ .25
1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ.25
2. Cơ cấu tổ chức .26
3. Thuận lợi và khó khăn .27
3.1. Thuận lợi. .27
3.2. Khó khăn .28
4. Nhiệm vụ của chi nhánh trong giai đoạn hiện nay. 29
5. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng No & PTNT
Láng Hạ trong năm qua 30
5.1. Hoạt động nguồn vốn . .30
5.2. Hoạt động sử dụng vốn .31
5.3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ .32
5.4. Công tác tài chính kế toán .33
II. Thực trạng công tác thanh toán bù trừ tại chi nhánh Ngân hàng No & PTNT
Láng Hạ 34
1. Tình hình thanh toán chung . .34
2. Thanh toán bù trừ tại chi nhánh .37
3. Quy trình xử lí thanh toán bù trừ tại địa bàn Hà Nội .42
3.1. Công việc tại Ngân hàng thành viên 42
3.2. Công việc tại Ngân hàng chủ trì .43
3.3. Công việc tại Ngân hàng thành viên kết thúc nghiệp vụ .44
4. Tình hình xử lí số chênh lệch trong thanh toán bù trừ .45
5. Vấn đề vốn trong thanh toán bù trừ tại chi nhánh .46
III. Đánh giá hoạt động thanh toán bù trừ tại chi nhánh Ngân hàng No & PTNT
Láng Hạ .47
1. Những kết quả đạt được tại chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ . .47
2. Những tồn tại trong hoạt động thanh toán bù trừ tại chi nhánh Ngân hàng
No & PTNT Láng Hạ .47
2.1. Tốc độ thanh toán bù trừ chưa đảm bảo. .48
2.2. Những tồn tại về tiến bộ khoa học .48
Chương 3 : Những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thanh toán bù trừ tại
Chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ .49
I. Những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thanh toán bù trừ tại chi nhánh
Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ 49
1. Đối với Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ . .49
2. Đối với chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ 50
2.1. Tuyên truyền quảng cáo, phổ biến rộng rãi các hình thức thanh toán
không dùng tiền mặt 50
2.2 Lấy ý kiến khách hàng .51
71 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1124 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thanh toán bù trừ tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mô hình bộ máy của chi nhánh
Trong đó chức năng của phòng kế toán và ngân quỹ là : quản lí vốn, sử dụng vốn và tài sản của chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ được Ngân hàng No & PTNT Việt nam giao.
Từ chức năng và nhiệm vụ nêu trên đến 31/12/2000 phòng được định biên 27
cán bộ trong đó : Đại học 17 người , trung cấp 8 người, sơ cấp 1 người, thạc sĩ 1 người. Số cán bộ này được bố trí vào 3 bộ phận chính dưới sự chỉ đạo điều hành của phòng.
Căn cứ vào năng lực và trình độ của cán bộ lãnh đạo phòng đã nghiên cứu bố trí sắp xếp công việc phù hợp với khả năng của từng người để anh chị em phát huy tốt năng lực của bản thân, cụ thể :
+ Kế toán tiền gửi các tổ chức kinh tế kiêm luôn kế toán tiền vay .
+ Kế toán quản lý tài sản kiêm luôn các tài khoản nội bộ như thương mại, điều vốn, giữ tài khoản tiền gửi Ngân hàng Nhà nước .
+ Kế toán chuyển tiền điện tử kiêm luôn kế toán liên hàng, mỗi người có một nhiệm vụ khác nhau, để tiện cho việc kiểm soát và đảm bảo chính xác trong thanh toán .
+ Riêng kế toán tiền gửi tiết kiệm dân cư không kiêm nhiệm việc khác.
+ Kế toán tiền gửi Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế kiêm kế toán thanh toán bù trừ .Xác định rõ chức năng nhiệm vụ được giao lãnh đạo phòng đã chủ động chỉ đạo sát xao các mặt nghiệp vụ và hoàn thành tốt các chỉ tiêu mà ban lãnh đạo đã đề ra cụ thể là :
Đảm bảo an toàn, chính xác trong thanh toán .
Quản lí tốt tài sản tiền vốn được Ngân hàng No & PTNT Việt nam giao.
Đổi mới phong cách giao dịch để thực hiện chiến lược thu hút khách hàng .
3 Thuận lợi và khó khăn:
3.1 Thuận lợi
Ra đời sau nên chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ có những ưu thế của người đi sau là chọn lọc được kinh nghiệm quý báu của người đi trước, các phương
tiện hiện đại được trang bị đồng bộ ngay từ đầu, cùng với đội ngũ cán bộ trẻ, nhiệt tình tạo cho chi nhánh sức mạnh lớn. Nhờ có sự ổn định của nền kinh tế hoạt động Ngân hàng trong những năm qua cũng có những dấu hiệu khả quan, mặc dù có ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế năm 1997. So với cùng kỳ năm trước tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng gấp 2 lần, đặc biệt là tốc độ cho vay bằng ngoại tệ tăng gấp 3 lần. Sức ép lên tỷ giá hối đoái giảm nhiều so với năm trước.
Chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ được đặt ở nơi tập trung nhiều đơn vị kinh tế, nhiều thành phần kinh tế, nơi có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và đó cũng là nơi tạo điều kiện tốt cho môi trường kinh doanh của Ngân hàng.
Là một Ngân hàng mới ra đời nên được Ngân hàng cấp trên quan tâm, chỉ đạo sát xao đúng mức tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của chi nhánh cùng với sự kiểm tra thường xuyên, trung tâm điều hành tạo cho chi nhánh một sự độc lập trong kinh doanh, giữa các chi nhánh trong cùng hệ thống có sự hỗ trợ về vốn, nghiệp vụ và các kinh nghiệm khác .
Đây là một thuận lợi của Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ trong hoạt động. Nhờ có thuận lợi trên mà chi nhánh đã gây được lòng tin trong dân chúng, cho các doanh nghiệp và các Ngân hàng cấp trên. Thấy được điểm mạnh của mình, chi nhánh đã phát huy triệt để những ưu thế và thực hiện mọi nhiệm vụ mà cấp trên đã giao. Do vậy, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ đã vững vàng trong mọi lĩnh vực, công tác nghiệp vụ của mình. Chi nhánh luôn có những định hướng phù hợp và hoàn thiện tốt nghiệp vụ của mình. Chi nhánh đã từng bước thay đổi về mặt nhân sự cũng như bồi dưỡng về mặt chuyên môn.
3.2 Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi còn có những khó khăn cho hoạt động của Ngân hàng đó là :
Thiên tai xảy ra liên tiếp và gây thiệt hại rất nặng nề, ảnh hưởng tới tăng trưởng của nền kinh tế và làm thiệt hại đến hiệu quả không nhỏ của Ngân hàng.
Giá cả một số mặt hàng biến động lớn như càphê, giá lúa gạo xuống quá thấp ảnh hưởng đến nông nghiệp và nông dân, ngoài ra giá xăng dầu tăng trên 20% cũng gây ảnh hưởng lớn.
Biến động lớn về tỷ giá đồng nội tệ và ngoại tệ có lợi cho Doanh nghiệp xuất khẩu, nhưng Doanh nghiệp nhập khẩu lại gặp khó khăn.
Việc thực hiện nghị quyết của Chính phủ về cổ phần hoá doanh nghiệp xúc tiến chậm dẫn đến nhiều Doanh nghiệp chưa có hướng đi cụ thể, tình trạng làm ăn cầm chừng chờ đợi.
Theo đánh giá của cơ quan quản lý Doanh nghiệp của Bộ tài chính cho thấy trong khu vực Doanh nghiệp Nhà nước, số làm ăn có hiệu quả chiếm 40.3%, làm ăn chưa có hiệu quả là 44% và có tới 15,7 % làm ăn kém hiệu quả .
Việc thực hiện nghị định 178/NĐ-CP của chính phủ về đảm bảo tiền vay mới được triển khai vào những tháng cuối năm cũng ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của tín dụng của Ngân hàng .
Với cơ chế lãi suất cơ bản, sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn Hà Nội ngày càng gay gắt dẫn đến nhiều tổ chức tín dụng cho vay với lãi suất thấp hơn lãi suất cơ bản.
Để phát huy những thuận lợi, khắc phục khó khăn trở ngại trên, với tinh thần phấn khởi phát huy những thành tích đạt được trong năm 1999, chi nhánh đã tăng cường các biện pháp chỉ đạo, chủ động trong kinh doanh nắm bắt được thị trường. Do đó năm 1999-2000 các mặt hoạt động kinh doanh của Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
4 Nhiệm vụ của chi nhánh trong giai đoạn hiện nay
Căn cứ vao nghị định 39/CP ngày 26/6/1996 của Chính phủ ban hành điều lệ mẫu về tổ chức hoạt động của Tổng công ty Nhà nước thì điều lệ Ngân hàng No & PTNT Việt nam được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành và cũng chính là điều lệ cho chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ với nội dung :
Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ là một doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt có chức năng, nhiệm vụ:
- Khai thác và huy động nguồn vốn của các tổ chức kinh tế và dân cư .
- Phát hành kỳ phiếu theo quy định của Tổng giám đốc Ngân hàng No & PTNT Việt nam .
- Mở tài khoản tiền gửi với các tổ chức kinh tế và cá nhân.
- Nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn bằng nội tệ và ngoại tệ .
- Cho vay ngắn hạn, trung dài hạn để phát triển sản xuất kinh doanh bằng nội tệ và ngoại tệ .
- Cho vay cầm cố các bất động sản .
5 . Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ trong năm qua
Chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ mới được thành lập trong vài năm gần đây nên trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh gặp nhiều khó khăn do hoạt động kinh doanh trên địa bàn Hà Nội nơi tập trung tập trung trên 60 Ngân hàng Thương mại quốc doanh, cổ phần, Ngân hàng nước ngoài. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như vậy chi nhánh có nhiều cố gắng nỗ lực trong kinh doanh .
5.1. Hoạt động nguồn vốn :
Phát huy thế mạnh trên địa bàn thủ đô, tập trung dân cư có thu nhập cao, các đơn vị kinh tế Trung ương. Chi nhánh đã tập trung chỉ đạo bằng các biện pháp tích cực để thu hút các nguồn vốn lớn, rẻ… do đó nguồn vốn hàng năm tăng trưởng mạnh, năm nay cao hơn năm trước. Năm 2000 nguồn vốn huy động đạt 1.164 tỷ tăng 142% so với năm 1999.
Như vậy nguồn vốn cho đến 31/12/2000 đạt 2000 tỷ đồng tăng 857 tỷ đồng bằng 75% đạt 143% kế họach đề ra .
Trong đó :
Nguồn vốn nội tệ 1.714 tỷ chiếm 86,1% trong tổng nguồn vốn .
Nguồn vốn ngoại tệ 286 tỷ chiếm 13,9% trong tổng nguồn vốn.
Bao gồm :
+ Nguồn vốn không kỳ hạn : 425 tỷ đồng chiếm 21,2% trong tổng nguồn vốn.
+ Nguồn vốn có kỳ hạn dưói 12 tháng : 864 tỷ đồng chiếm 42,3% trong tổng nguồn vốn .
+ Nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng : 729 tỷ đồng, chiếm 36,5% tổng nguồn vốn.
Đạt được kết quả trên, chi nhánh đã phải luôn có mối quan hệ chặt chẽ với các đơn vị khách hàng truyền thống như Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế…Đồng thời mở rộng quan hệ với khách hàng mới như Kho bạc Ba Đình, Bảo hiểm tiền gửi nhằm huy động nguồn vốn từ các tổ chức này. Ngoài ra chi nhánh luôn phát triển số lượng tài khoản cá nhân tại chi nhánh thông qua việc làm tốt các dịch vụ thanh toán cho cán bộ viên chức của các doanh nghiệp. Đến nay đã có khoảng 2006 tài khoản, trong đó tài khoản cá nhân là 1738 tài khoản, doanh nghiệp là 268 tài khoản, so với năm 1999 tăng 856 tài khoản. Đồng thời chi nhánh đã tìm ra các biện pháp để khai thác khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ, cán bộ viên chức giao dịch trực tiếp với khách hàng có tinh thần thái độ phục vụ tốt đã góp phần không nhỏ thu hút nguồn tiền từ dân cư.
Hơn nữa chi nhánh cũng luôn điều chỉnh lãi suất kịp thời, linh hoạt trong cơ chế lãi suất của Ngân hàng No & PTNT Việt nam, điều đó vừa đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh huy động vốn vừa đảm bảo yêu cầu hạch toán kinh doanh .
5.2. Hoạt động sử dụng vốn :
Đến ngày 31/12/2000 chi nhánh đã đặt quan hệ tín dụng với 27 đơn vị Doanh nghiệp, tăng 3 đơn vị so với năm 1999. Trong đó Doanh nghiệp Nhà nước là 21 đơn vị và Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 6 đơn vị .
Tổng dư nợ đến hết ngày 31/12/2000 đạt 661 tỷ đồng, so với năm 1999 tăng 140 tỷ đồng bằng 126,9% vượt 8% so với kế hoạch của Ngân hàng No & PTNT Việt nam. Bình quân 01 cán bộ tín dụng quản lý 94 tỷ đồng. Nợ quá hạn 1.650 tỷ chiếm 0,24%. Trong đó :
- Dư nợ nội tệ : 361 tỷ đồng, chiếm 54.6% tổng dư nợ .
Dư nợ ngoại tệ : 20.650 ngàn USD tương đương 300 tỷ đồng chiếm 45,4% tổng dư nợ.
- Dư nợ phân theo thành phần kinh tế .
+ Doanh nghiệp Nhà nước: 653 tỷ đồng chiếm 98,8%.
+ Các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 7 tỷ đồng chiếm 1,06%.
+ Cho vay khác: 1tỷ đồng chiếm 0,14% .
Tổng doanh số cho vay năm 2000 là 741 tỷ đồng, trong đó doanh số cho vay Doanh nghiệp Nhà nước 581 tỷ đồng chiếm 96,7%.
Doanh số thu nợ năm 2000 là 601 tỷ đồng, trong đó cho vay Doanh nghiệp Nhà nước 581 tỷ đồngchiếm 96,7%.
* Kết quả thu lãi :
Tổng doanh số thu lãi năm 2000 đạt 40.889 triệu đồng so với năm 1999 tăng 11.488 triệu đồng bằng 139%. Tỷ lệ thu lãi đạt 99.8% đây cũng khẳng định công tác tín dụng của chi nhánh có hiệu quả và an toàn cao.
Để có được kết quả trên chi nhánh luôn phát huy thế mạnh của mình trên địa bàn Hà Nội. Chi nhánh luôn bám sát định hướng phát triển kinh doanh của Hội Đồng Quản trị, tiếp tục thực hiện chiến lược khách hàng là các ngành mũi nhọn của nền kinh tế, làm tốt công tác phân loại khách hàng, nghiên cứu thị trường, từ đó có định hướng đầu tư cho khách hàng cụ thể. Đối với những khách hàng có khó khăn trong kinh doanh chi nhánh có biện pháp tháo gỡ giúp khách hàng có điều kiện trả nợ cho Ngân hàng tốt hơn .
5.3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ :
Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ cũng đạt thành tựu đáng kể .
Tổng doanh số thanh toán trong năm : 414 món nợ với số tiền 124.520 ngàn USD tăng 29.7% so với năm 1999, doanh số mua ngoại tệ 147.409 ngàn USD, doanh số bán ngoại tệ 146.600 ngàn USD. Tuy nhiên doanh số này chủ yếu mua của tổ chưc tín dụng, mua của cả các Doanh nghiệp nhưng không đáng kể và chủ yếu là phục vụ cho khách hàng truyền thống như Tổng công ty Xây Dựng, FPT, ..
Trong năm qua mặc dù tình trạng ngoại tệ khan hiếm kéo dài, nhu cầu của khách hàng lớn, nhưng doanh số mua vào vẫn tăng 133%, doanh số bán ra tăng 119% so với năm 1999. Lãi từ kinh doanh ngoại tệ tăng 123% so với năm 1999, cho thấy sự cố gắng lớn của chi nhánh .
5.4. Công tác tài chính kế toán, thanh toán :
Tổng thu nội bảng 45.455triệu trong đó
+ Thu từ hoạt động tín dụng 40.889triệu
+ Thu dịch vụ và thu khác 5.757triệu
Tổng chi nội bảng 82.587triệu trong đó
+ Trả lãi huy động vốn 57.200triệu đồng
- Lỗ nội bảng 37.302triệu đồng
- Chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra là 0,31%
Kết quả tài chính 946A đạt đựoc :
+ Tổng thu 946A : 128.036 triệu đồng.
+ Tổng chi 946A : 80.725 triệu đồng.
Quỹ thu nhập : 47.311 triệu đồng, tăng 105,5% (hơn 1 lần) so với năm 1999.
* Công tác thanh toán
Với nhiệm vụ kinh doanh trực tiếp chi nhánh đã tổ chức hạch toán đầy đủ kịp thời. Tổ chức mạng lưới tiếp nhận và chuyển tiền qua mạng máy tính.
Đến hết ngày 31/12/2000 có 2006 tài khoản có giao dịch với chi nhánh. Trong đó Doanh nghiệp là 268 tài khoản tăng 62 tài khoản so với năm 1999 ; cá nhân là 1738 tài khoản tiền gửi thanh toán tại chi nhánh. Các thanh toán viên với chức năng và nhiệm vụ của mình đã làm tốt công tác được giao để đáp ứng được nhu cầu thanh toán của khách hàng cả chuyển khoản và lĩnh, nộp tiền mặt. Điều đó góp phần đáng kể vào tốc độ tăng trưởng của chi nhánh .
ii. thực trạng công tác thanh toán bù trừ tại chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ
Trong những năm qua chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ cũng như các chi nhánh và Ngân hàng Thương mại khác luôn luôn quan tâm đến việc cải tiến công nghệ. Ngày nay nhờ sự áp dụng thành tựu về công nghệ tin học mà công tác thanh toán của chi nhánh luôn được cải tiến. Cùng với sự cải tiến lề lối, phong cách làm việc có sự kết hợp chặt chẽ với các tổ chức tín dụng cũng như các Ngân hàng Thương mại, công tác thanh toán đã có sự chuyển biến cả về mặt số lượng và chất lượng, tiết kiệm được thời gian, chi phí nhằm nâng cao chất lượng thanh toán nhất là thanh toán bù trừ.
Hệ thống thanh toán của chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ được xử lí thông suốt, mau lẹ, chính xác và đảm bảo an toàn. Nhờ vậy đã được lòng tin và tín nhiệm của khách hàng. Để có được điều đó chi nhánh đã kết hợp giữa việc tăng cường đổi mới nâng cấp các trang thiết bị công nghệ, cải tiến bổ xung các quy chế, quy trình xử lí nghiệp vụ cùng với việc tổ chức thực hiện thanh toán của đội ngũ kế toán và tin học ở Ngân hàng. Nhờ đó làm cho tốc độ thanh toán nhanh, rút ngắn được thời gian luân chuyển chứng từ so với trước đây, góp phần thúc đẩy quá trình chu chuyển vốn giữa các Ngân hàng, tổ chức tín dụng cũng như trong nền kinh tế.
1. Tình hình thanh toán chung :
Số liệu ở biểu 1 cho thấy tại chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ thanh toán ngày càng tăng về quy mô, năm sau cao hơn năm trước rất nhiều. Doanh số thanh toán chung năm 2000 là 53.424.512 triệu so với năm 1999 là 27.893.273 triệu tăng gần gấp đôi, điều đố chứng tỏ công tác thanh toán tăng trưởng về quy mô cao như vậy đã thể hiện sự cố gắng nỗ lực của chi nhánh.
Biểu 1: Tình hình thanh toán chung tại chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ trong 2 năm 1999, 2000.
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 1999
Tỷ trọng
Năm 2000
Tỷ trọng
1. Thanh toán chung .
27.893.273
53.424.512
Thanh toán bằng tiền mặt.
Thanh toán bằng tiền mặt.
Ngân phiếu.
6.720.254
5.463.782
1.256.472
24,1%
19,6%
4,5%
20.059.135
9.357.854
10.701.290
37,5%
17,5%
20,0%
Thanh toán không dùng tiền mặt
Thanh toán bằng séc,UNT,
UNC.
- Thanh toán khác
21.173.019
18.165.012
3.008.007
75,9%
65,1%
10,8%
33.365.377
22.084.367
11.281.01
62,5%
41,3%
21,2%
(Nguồn tài liệu : Báo cáo công tác kế toán thanh toán của chi nhánh Láng Hạ năm 1999, 2000. )
Việc chuyển hoá từ tiền mặt sang tiền chuyển khoản và ngược lại diễn ra nhanh chóng và dễ dàng tạo điều kiện cho khách hàng yên tâm hơn chi nhánh luôn chuẩn bị đầy đủ kịp thời về vốn để đáp ứng nhu cầu chi trả thường xuyên cho khách hàng .
Để đạt được kết quả trên chi nhánh đã gặp không ít những khó khăn như cạnh tranh với trên 70 Ngân hàng Thương mại Quốc doanh, cổ phần, Ngân hàng nước ngoài, thiên tai xảy ra ở nhiều vùng gây thiệt hại nặng nề làm thiệt hại không nhỏ đến kết quả hoạt đông của chi nhánh .
Qua bảng số liệu trên ta thấy thanh toán không dùng tiền mặt trong 2 năm 1999, 2000 chiếm ưu thế hơn trong tổng thanh toán chung năm 1999 đạt 21.173.019 triệu chiếm 75,9% năm 2000 đạt 33.356.377 triệu chiếm 62,5%. Qua đó ta thấy các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được sử dụng rộng rãi, nhưng qua bảng ta thấy thanh toán bằng ngân phiếu tăng vượt trội năm 1999 đạt 1.256.472 triệu chiếm 4,5 %, năm 2000 đạt 10.701.290 triệu chiếm 20%. Sự vượt trội của ngân phiếu thanh toán làm cho tỷ trọng của thanh toán không dùng tiền mặt giảm trong khi đó năm 1999, 2000 chi nhánh đã nối mạng với các Ngân hàng Nhà nước và các chi nhánh khác trên toàn quốc để tạo điều kiện cho chi nhánh xử lí nhanh những món tiền từ 1 đến 2 ngày. Điều này làm cho số món Uỷ nhiệm chi, chuyển tiền tăng lên. Tuy nhiên doanh số thanh toán lại giảm vì khách hàng chỉ sử dụng để thanh toán các món tiền lớn nhưng năm 2000 thanh toán bằng ngân phiếu lại được ưa chuộng hơn.
Như vậy việc sử dụng ngân phiếu thanh toán mặc dù được khách hàng ưa thích nhưng hình thức thanh toán này chẳng khác gì thanh toán bằng tiền mặt rất khó kiểm soát vì ngân phiếu thanh toán về hình thức và pháp lý không phải là thanh toán bằng tiền mặt mà là một trong các hình thức thanh toán trong quy chế thanh toán không dùng tiền mặt nhưng thực chất và trong thực tế nó được coi như tiền mặt có kỳ hạn, là một sự “cứu cánh” trong tình hình căng thẳng, thiếu tiền mặt thời kỳ 1992 và được đón nhận dễ dàng. Như vậy sự phát triển của hình thức thanh toán này là một điều đáng lo ngại bởi lẽ hiện nay khi Ngân hàng Nhà nước và hệ thống Ngân hàng đang cố gắng tìm mọi cách đẩy mạnh thanh toán qua Ngân hàng, phát triển thanh toán không dùng tiền mặt để có thể kiểm soát được sự phát triển của nền kinh tế thì ngân phiếu thanh toán lại làm giảm Thanh toán không dùng tiền mặt .
Biểu 1 cho thấy thanh toán không dùng tiền mặt như UNT, UNC, séc tăng về doanh số năm 1999 đạt 18.165.012 triệu, năm 2000 tăng hơn 1999 là 3.919.355 triệu nhưng về tỷ trọng lại giảm, năm 1999 đạt 65,1%, năm 2000 đạt 41,3% sự giảm này cũng do thanh toán bằng ngân phiếu tăng vượt trội .
Thanh toán khác năm 1999 đạt 3.008.007 triệu chiếm 10,8%, năm 2000 đạt 11.281.011 triệu chiếm 21,2% .
Mặc dù có sự tăng trưởng về quy mô thanh toán nhưng nhìn vào doanh số thanh toán của chi nhánh chúng ta thấy đây là một phần nhỏ trong thanh toán các giao dịch diễn ra hàng ngày. Hiện nay mặc dù chi nhánh đã áp dụng nhiều phương thức thanh toán hiện đại phù hợp với điều kiện ở nước ta như : thanh toán chuyển tiền điện tử, thanh toán liên hàng và thanh toán bù trừ qua mạng… Đã làm cho tốc độ thanh toán ngày càng nhanh hơn an toàn hơn. Tuy nhiên công việc đang còn mang tính thủ công nhiều mà khối lượng công việc lớn dẫn đến dễ xảy ra sai sót và thời gian thanh toán chậm. Cần được áp dụng khoa học công nghệ trong thời gian tới để giảm bớt công việc thủ công cũng như rút ngắn thời gian các món thanh toán .
Việc tính ký hiệu mật, tra soát đang còn làm bằng thủ công nhưng tính ký hiệu mật bằng tay có nhiều ưu điểm hơn tính bằng máy dựa trên chương trình đã lập sẵn ở chỗ khi có sai lầm có thể sửa chữa hoặc huỷ bỏ ngay.
Qua đó cho ta thấy tình hình thanh toán chung tại chi nhánh đã đạt những kết quả đáng khích lệ. Thanh toán không dùng tiền mặt đã chiếm ưu thế hơn thanh toán bằng tiền mặt điều đó cho thấy thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh đã được sử dụng rộng rãi và người dân dần dần bỏ thói quen dùng tiền mặt ( vừa phải bảo quản, vận chuyển, kiểm đếm chi phí lớn mà không an toàn ).Tuy nhiên người dân vẫn có thể sử dụng ngân phiếu trong thanh toán. Mặc dù vậy thanh toán không dùng tiền mặt vẫn được người dân ưa chuộng hơn vì sử dụng tiện lợi hơn, đơn giản hơn và hiệu quả hơn. Thanh toán không dùng tiền mặt năm 2000 đạt 62,5% trong tổng thanh toán chung, điều đó cho ta thấy khả năng thực hiện kiểm soát bằng đồng tiền của Ngân hàng cũng như biểu hiện những thông số giữa các đơn vị kinh tế về lòng tin và khả năng kinh doanh của các Doanh nghiệp. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu là các hình thức thanh toán bằng chuyển tiền điện tử, liên hàng, bù trừ và thanh toán tài khoản tiền gửi Nhà nước .
2 . Thanh toán bù trừ tại chi nhánh Láng Hạ :
Chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ trực thuộc Ngân hàng No & PTNT Việt nam nhưng về hoạt động thì chi nhánh là đơn vị tự chủ trong kinh doanh. Như vậy để cạnh tranh với các Ngân hàng Thương mại và các Tổ chức tín dụng khác, chi nhánh đã ngày càng hoàn thiện hệ thống thanh toán dịch vụ của mình. Từ khi mới thành lập chi nhánh đã được trang bị một hệ thống thanh toán gần như hoàn thiện trong đó có phương thức thanh toán bù trừ. Tuy hoạt động của chi nhánh chưa lâu song do sự cố gắng của các thanh toán viên cũng như toàn chi nhánh và các thành viên tham gia thanh toán bù trừ mà bước đầu đã thu được những kết quả tốt, góp phần cho công tác thanh toán giữa các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn đựoc nhanh chóng và hoàn thiện hơn.
Việc áp dụng thanh toán bù trừ tại chi nhánh đã ngày càng hoàn thiện hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng như thanh toán nhanh, chính xác, an toàn làm tăng nhanh khối lượng thanh toán. Cụ thể các thanh toán viên hạch toán đúng quy trình, quy định, xử lý kịp thời chính xác nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tình trạng sai sót chậm trễ ngày càng giảm. Điều đó chứng tỏ chi nhánh đã làm cho khách hàng ngày càng tin tưởng vào Ngân hàng và khách hàng lớn nhất của chi nhánh là Kho bạc Ba Đình và các tổ chức tín dụng khác.
Hiện nay chi nhánh có quan hệ với 72 đơn vị thành viên khác trong địa bàn Hà Nội và hệ thống thanh toán bù trừ tại chi nhánh đã được nối mạng đây cũng là một bước phát triển mới nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thanh toán bù trừ qua mạng, nó góp phần thúc đẩy quá trình thanh toán nhanh hơn, chính xác hơn và an toàn hơn. Qua khảo sát tình hình thanh toán qua Ngân hàng năm 1999, 2000 số liệu của các phương thức thanh toán cụ thể ở bảng biểu sau.
Biểu số 02 : Tình hình thanh toán giữa các Ngân hàng tại chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ năm1999, 2000.
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Số món
Doanh số
Tỷ trọng
Số món
Doanh số
Tỷ trọng
Ttlh - ctđt
1978
12.275.943
67,6 %
4360
14.391.432
65,2%
Tt bù trừ
2010
4.866.074
26,8 %
5304
6.586.272
29,8%
tt qua tktg
325
1.022.995
5,6 %
798
1.106.663
5,0%
Tổng
5313
18.165.012
10462
22.084.367
(Nguồn số liệu: Báo cáo nghiệp vụ thanh toán tại chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ năm 1999, 2000.)
Qua biểu 2 ta thấy thanh toán bù trừ có doanh số và tỉ trọng đứng sau thanh toán liên
hàng, thanh toán điện tử nhưng số món thanh toán thì lại đứng đầu, điều đó cho thấy thanh toán bù trừ được khách hàng ưa chuộng hơn các hình thức thanh toán khác, thanh toán bù trừ năm 1999 đạt 4.866.074 triệu chiếm 26,8%, trong đó Kho bạc Ba Đình thanh toán 2.033.027 triệu chiếm 41,8% trong tổng thanh toán bù trừ và các tổ chức tín dụng khác thanh toán 2.833.047 triệu chiếm 58,2%. Năm 2000 đạt 6.586.272 triệu chiếm 29.8% trong đó Kho bạc Ba Đình thanh toán 3.493.136 triệu trong tổng thanh toán bù trừ, chiếm 53,0% và các tổ chức tín dụng khác thanh toán 3.093.136 triệu chiếm 47,0% .
Trong hai năm qua cho thấy công tác thanh toán bù trừ tăng lên đáng kể cả về số món lẫn doanh số đạt đươc kết quả như vậy là nhờ sự cố gắng của các thanh toán viên và tiến bộ của công nghệ tin học được áp dụng làm cho công tác thanh toán bù trừ ngày càng hoàn thiện chính vì điều đó làm cho khách hàng ngày càng sử dụng thanh toán bù trừ nhiều hơn. Tuy nhiên thanh toán bù trừ vẫn đang còn dừng lại ở chỗ: Thanh toán mới chỉ là các món nhỏ và hàng ngày phải đi lại không tránh khỏi sự chậm trễ do các yếu tố khách quan gây ra, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thanh toán bù trừ tại chi nhánh, hơn nữa những số mòn thanh toán đến sau 9h30 thì phải đợi đến chiều còn những số món đến sau 13h30 sẽ phải đợi đến phiên bù trừ ngày hôm sau, làm ứ đọng vốn của khách hàng. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến công tác thanh toán bù trừ nên khách hàng sử dụng thanh toán các món nhỏ không cần nhanh hoặc thanh toán nhanh trước giờ giao dịch vì mức phí thanh toán bù trừ rẻ hơn các thanh toán nhanh khác hoặc sau giờ thanh toán chi nhánh lại hạch toán qua tài khoản tiền gửi chính những nhược điểm trên nên thanh toán bù trừ tại chi nhánh đạt được doanh số thấp như vậy.
Trong khi các công cụ thanh toán khác lại nhanh hơn an toàn hơn không gây ứ đọng vốn mà lại an toàn tuyệt đối làm cho doanh số thanh toán cao hơn như thanh toán chuyển tiền điện tử, chính vì chỉ số an toàn cao, nhanh chóng, thuận tiện cho nên khách hàng thường chuyển tiền với doanh số lớn nhưng mức phí vẫn còn cao cho nên số món ít hơn so với thanh toán bù trừ hoặc sau giờ thanh toán bù trừ khách hàng có thể thanh toán qua liên hàng bằng thư hay bằng điện. Với những hình thức thanh toán thuận tiện hơn như vậy cũng đã làm giảm doanh số thanh toán bù trừ của chi nhánh .
Qua đó phòng kế toán cần chú trọng hơn công tác thanh toán bù trừ để ngày càng tạo được lòng tin vơí khách hàng luôn đảm bảo nhanh chóng, chính xác, an toàn, thuận tiện tăng cường mối quan hệ giữa Ngân hàng với khách hàng cũng như quan hệ thanh toán giữa các Ngân hàng Thương mại với kho bạc Nhà nước để ngày càng đạt hiệu quả cao hơn trong công tác thanh toán bù trừ của chi nhánh .
Qua thời gian thanh toán bù trừ thực hiện theo quyết định số 181/NH-QĐ ngày10/10/1991. Chủ yếu áp dụng các hình thức thanh toán như séc, uỷ nhiệm chi, ủy nhiệm thu…mà bảng số liệu sau đây đã một phần nói lên điều đó.
Biểu 3 : Đánh giá doanh số thực hiện về các hình thức thanh toán bù trừ tại chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Láng Hạ năm 1999, 2000.
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Số món
Doanh số
Tỷ trọng
Số món
Doanh số
Tỷ trọng
Các loại séc
- Séc chuyển khoản
- Séc bảo chi
304
98
206
146.077
42.453
103.624
3,0%
0,9%
2,1%
498
0
498
127.610
0
127.610
1,9%
0
1,9%
2. UNC - chuyển tiền
1902
3.013.625
62%
4023
5..269.452
80,0%
3. UNT
804
1.706.327
35%
738
1.189.210
18,1%
Tổng
3010
4.866.074
5304
6.586.272
(Nguồn số liệu: Báo cáo nghiệp vụ thanh toá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0287.doc