Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Lời mở đầu
Chương I: Ngân hàng Thương mại và các dịch vụ của Ngân hàng TM
1.1. Vai trò của Ngân hàng Thương mại trong nền kinh tế thị trường
1.1.1. Vài nét khái quát về Ngân hàng Thương mại
1.1.2. Các hoạt chính của một Ngân hàng Thương mại
1.1.3. Vai trò của Ngân hàng Thương mại đối với sự phát triển của nền kinh tế.
1.2. Các loại hình dịch vụ
1.2.1. Dịch vụ thanh toán
1.2.2. Dịch vụ uỷ thác
1.2.3 Dịch vụ bảo lãnh
1.2.4. Dịch vụ tư vấn
1.3. Sự cần thiết khách quan của việc mở rộng và phát triển các loại hình dịch vụ tại một Ngân hàng Thương mại.
1.3.1. Từ phía khách hàng
1.3.2. Từ phía Ngân hàng
Chương II: Thực trạng cung cấp các loại hình dịch vụ tại chi nhánh Ngân hàng Công thuơơng Khu vực II - Hai Bà Trưng
2.1. Khái quát về tổ chức hoạt động của chi nhánh
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh
2.1.3. Vài nét về hoạt động kinh doanh của chi nhánh
2.2. Hoạt động cung cấp dịch vụ dịch vụ ở chi nhánh Ngân hàng Công thương Khu vực II - Hai Bà Trưng.
2.2.1. Dịch vụ thanh thoán
a. Dịch vụ chi trả hộ
b. Dịch vụ thu hộ
c. Dịch vụ chuyển tiền
2.2.2. Dịch vụ bảo lãnh
2.3. Đánh giá tình hình cung cấp dịch vụ tại chi nhánh
2.3.1. Nhứng thành tích đạt được
2.3.2. Những mặt còn tồn tại
2.3.3. Nguyên nhân
Chương III: Một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Khu vực II - Hai bà Trưng
3.1. Định hướng phát triển dịch vụ của chi nhánh trong thời gian tới
3.2. Một số giải pháp nhằm mở rộng và phát triển dịch vụ tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Khu vực II - Hai Bà Trưng
3.2.1. Nâng cao chất lượng dịch vụ sẵn có
3.2.2. ứng dụng Marketing vào hoạt động dịch vụ của Ngân hàng
3.2.3. Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ tại chi nhánh
3.3. Một số kiến nghị để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động cung cấp dịch vụ tại chi nhánh
3.3.1. Đối với Ngân hàng
3.3.2. Đối với Chính phủ
3.3.3. Đối với Ngân hàng Nhà nước
Kết luận
67 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1100 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp nhằm mở rộng và phát triển các hình thức dịch vụ tại Ngân hàng Công thương Khu vực II - Hai Bà Trưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân hàng Công thương Việt Nam có quyết định thành lập chi nhánh Ngân hàng Công thương Khu vực II - Hai Bà Trưng trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam tại số 306-Bà Triệu nay chuyển về số 285 - Trần Khát Chân.
Trong quá trình hoạt động, Ngân hàng Công thương Khu vực II - Hai Bà Trưng luôn bám sát và thực hiện định hướng vừa kinh doanh tiền tệ - tín dụng- dịch vụ Ngân hàng trong cơ chế thị trường có hiệu quả và an toàn, vừa góp phần tăng trưởng kinh tế và thực thi chính sách tiền tệ của nhà nước.
Trong mười năm hoạt động gần đây kể từ khi là chi nhánh của Ngân hàng Công thương Việt Nam, cùng với sự trưởng thành và phát triển của Ngân hàng Công thương Việt Nam Ngân hàng Công thương Khu vực II - Hai Bà Trưng đã trải qua nhiều khó khăn và thử thách để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên đã quyết tâm phấn đấu thực hiện có hiệu quả các chức năng và nhiệm vụ mà cấp trên giao phó. Đến nay chi nhánh đã khẳng định được vị trí vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường, đứng vững và phát triển trong có chế mới, chủ động mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hoá các mặt kinh doanh, dịch vụ tiền tệ Ngân hàng, thường xuyên tăng cường có sở vật chất kỹ thuật để từng bước đổi mới công nghệ - hiện đại hoá Ngân hàng.
Mục tiêu chi nhánh đề ra là " Vì sự thành đạt của mọi người, mọi nhà, mọi doanh nghiệp. Sự thành đạt của doanh nghiệp cũng chính là sự thành đạt của Ngân hàng ". Chính nhờ có đường lối đúng đắn mà kết quả kinh doanh của Ngân hàng luôn có lãi và năm sau luôn cao hơn năm trước, đóng góp lợi ích cho Nhà nước ngày càng nhiều, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện.
Để có được một kết quả như vậy là do chi nhánh đã củng cố và xây dựng được một hệ thống tổ chức tương đối hợp lý, phù hợp với khả năng và trình độ quản lý, hoạt động kinh doanh của mình.
2.1.2 - Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Ngân hàng Công thương Khu vực II - Hai Bà Trưng.
Chi nhánh Ngân hàng Công thương Khu vực II - Hai Bà Trưng là một chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam, với sự chỉ đạo của Ngân hàng Công thương Việt Nam, ban lãnh đạo của chi nhánh đã kết hợp chặt chẽ những thay đổi chính sách đầu tư tín dụng với cải tiến để cơ cấu lại tổ chức cho phù hợp với nền kinh tế thị trường. Từ chỗ chỉ có hai nơi giao dịch đến nay ngoài trụ sở chính - 285 Trần Khát Chân, Ngân hàng đã mở thêm các phòng giao dịch như : Phòng giao dịch chợ Hôm, Trương Định, cùng với một cửa hàng kinh doanh vàng bạc ngoại tệ và 12 quỹ tiết kiệm.
Về cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Công thương Khu vực II - Hai Bà Trưng, tại trụ sở chính có một Giám đốc, dưới quyền và chịu trách nhiệm với Giám đốc là 03 Phó Giám đốc. Mỗi Phó giám đốc điều hành và quản lý một số các phòng ban , tại chi nhánh gồm có các phòng ban sau :
- Phòng tổ chức hành chính
- Phòng kinh doanh
- Phòng Nguồn vốn
- Phòng kinh doanh đối ngoại
- Phòng thông tin điện toán
- Phòng kế toán - tài chính
- Phòng kho quỹ
- Phòng kiểm soát
- Phòng tiếp dân.
Các phòng ban này được chuyên môn hoá hoạt động theo chức năng nhiệm vụ công tác riêng của mình, nhưng đều có trách nhiệm là tham mưu cho Giám đốc trong việc tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng - Nhà nước và chế độ, thể lệ của Ngân hàng.
Ngân hàng có đội ngũ 334 cán bộ công nhân viên, trong đó 60% có trình độ Đại học và trên Đại học. Với đội ngũ cán bộ này được bố trí hơp lý vào các phòng ban theo trình độ nghiệp vụ chuyên môn của từng người. Ngân hàng Công thương Khu vực II - Hai Bà Trưng là một chi nhánh lớn, kinh doanh liên tục có hiệu quả của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Có được vị thế và kết quả hoạt động như trên là do những kinh nghiệm quý báu của lớp lớp cán bộ Ngân hàng kế tiếp nhau, với những khách hàng truyền thống qua gần 45 năm hoạt động trên địa bàn khu vực.
Có thể hiểu rõ hơn về bộ máy tổ chức của chi nhánh Ngân hàng Công thương Khu vực II - Hai Bà Trưng qua sơ đồ sau :
Việc xây dựng một hệ thống quản lý thống nhất với những quy định rõ ràng khiến hoạt động của chi nhánh được tiến hành nhịp nhàng, hiệu quả cao. Tuy nhiên, để có được một chi nhánh Ngân hàng Công thương phát triển như hiện nay không thể bỏ qua một thế mạnh của nó - đó là địa bàn hoạt động khu vực Hai Bà Trưng. Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của Ngân hàng.
Trước tiên, phải khẳng định rằng quận Hai Bà Trưng là một trong những quận lớn của thành phố Hà Nội, nơi được đánh giá là có nhiều điều kiện thuận lợi để Ngân hàng mở rộng địa bàn hoạt động kinh doanh : Khách hàng giao dịch đông, nguồn vốn trong dân cư dồi dào, đời sống nhân dân ổn định... ở đây tập trung rất nhiều nhà máy lớn như: Tổng công ty giấy Việt Nam , Tổng công ty lâm sản Việt Nam, Tổng công ty dệt Việt Nam, Công ty dầy Thăng Long, Nhà máy đóng tàu Hà Nội....Ngoài ra còn có các tổ chức kinh tế tư nhân, cá thể, v. v.. Hầu hết các tổ chức kinh tế trong khu vực tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất khiến hoạt động của chi nhánh ít nhiều phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất. Nếu như tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm chủ yếu cho vay để phát triển các hoạt động thương mại, dịch vụ thì ở đây các món vay chủ yếu là phục vụ cho quá trính sản xuất kinh doanh, chi nhánh đã chú trọng đáp ứng phần lớn nhu cầu của khách hàng, giúp cho họ duy trì sản xuất đều đặn, hoàn thành kế hoạch sản xuất, tạo ra sản phẩm phục vụ trong nước và xuất khẩu.
Sự phát triển đa dạng và phong phú của các thành phần kinh tế trong khu vực là một lợi thế để Ngân hàng mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình, không chỉ giới hạn trong các nghiệp vụ nhận gửi và cho vay truyền thống mà còn tạo khả năng đa dạng hoá các dịch vụ Ngân hàng, đặc biệt dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng.... Không phải Ngân hàng nào cũng có được một thị trường đa dạng và phong phú như địa bàn Hai Bà Trưng. Vì khai thác được lợi thế này một cách có hiệu quả, chi nhánh đã khẳng định được vị trí , vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường, đứng vững và phát triển trong cơ chế mới, chủ động mở rộng mạng lưới kinh doanh, đa dạng hoá các mặt kinh doanh-dịch vụ tiền tệ Ngân hàng, thường xuyên tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật để từng bước đổi mới công nghệ hiện đại hoá Ngân hàng theo phương châm : " Phát triển, an toàn và hiệu quả".
2.1.3-Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh
a - Hoạt động huy động vốn.
Trong những năm gần đây, với phương châm "tự chủ về nguồn vốn, đi vay để cho vay" do đó việc khai thác các nguồn vốn tiềm tàng trong xã hội là mục tiêu hàng đầu được đặt ra. Bằng các hình thức huy động vốn hấp dẫn và phong phú, nhạy bén trong công tác tiếp thị, đổi mới phong cách giao dịch và phát triển mạng lưới các quỹ tiết kiệm hợp lý, Ngân hàng Công thương Khu vực II - Hai Bà Trưng đã thu hút được nguồn tiền gửi lớn của các tầng lớp dân cư và các tổ chức kinh tế.
Tính đến 31/12/2001
Tổng nguồn vốn huy động đạt 1579 tỷ đồng tăng so với cuối năm 2000 là 216 tỷ, tốc độ tăng là 15,8% và đạt 107,9% so với kế hoạch.
Ta có thể thấy rõ hơn về sự tăng trưởng nay qua bảng sau :
Bảng 1 : Cơ cấu nguồn vốn
(Đơn vị : tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Số dư đến
31/12/2001
% trong tổng NB huy động
(+;-) so với
31/12/2000
1. Tiền gửi các tổ chức kinh tế
527
33,4
+ 130
2. Tiền gửi dân cư
1.052
66,4
+ 86
3. Tiền gửi VND
1.154
73,1
+ 49
4. Tiền gửi ngoại tệ
425
26,9
+ 165
B1 [ 1,2]
Qua bảng số liệu sau cho thấy:
- Các chỉ tiêu huy động vốn của Ngân hàng đều tăng so với năm 2000 cụ thể là: Tiền gửi các tổ chức kinh tế tăng với số tuyệt đối là 130 tỷ, với tốc độ tăng là 32,7%. Tiền gửi dân cư tăng 86 tỷ, với tốc độ tăng là 8,9%, Tiền gửi VND tăng 49 tỷ, với tốc độ tăng là 4,4% và tiền gửi ngoại tệ tăng là 165 tỷ, với tốc độ tăng là 63,9%. Điều này chứng tỏ chi nhánh đã làm tốt công tác huy động vốn, nguồn vốn tăng liên tục và ổn định, đáp ứng thoả mãn nhu cầu hoạt động đầu tư tín dụng của chi nhánh.
- Cơ cấu huy động vốn của Ngân hàng đã có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng vừa tăng trưởng vững chắc vừa có lợi cho kinh doanh.
+ Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng nhiều so với cuối năm 2000, với tỷ lệ tăng 32,7%-tỷ lệ này là khá lý tưởng đối với một Ngân hàng Thương mại, vì nguồn này thường ổn định và lãi suất phải trả thấp.
+ Nguồn tiền gửi bằng ngoại tệ cũng tăng mạnh, tăng với tỷ lệ là 63.9% so với cùng kỳ năm 2000. Nguồn này giúp cho Ngân hàng đáp ứng cho hoạt động kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế.
Đây chính là mặt rất thuận lợi trong hoạt động đầu vào, nó sẽ tạo điều kiện thúc đẩy đầu ra của chi nhánh.
b - Hoạt động sử dụng vốn
Cũng như bất kỳ một Ngân hàng Thương mại nào, công tác sử dụng vốn vẫn giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng, vì đây là hoạt động đem lại thu nhập chính cho Ngân hàng. Hiểu được tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng sẽ đem lại một cái nhìn thấu đáo hơn về hoạt động của Ngân hàng, biết được Ngân hàng đang ở trong tình thế nào và thực sự nguồn vốn huy động đã sử dụng vào mục đích gì ?
Trong công tác sử dụng vốn, chi nhánh Ngân hàng Công thương Khu vực II - Hai Bà Trưng đã đặt ra mục tiêu : Tạo ra thế "ổn định", đầu tư tín dụng "an toàn có hiệu quả" và tạo tiền đề để phát triển. Với quyết tâm cao, bằng nhiều giải pháp tích cực, kịp thời cùng với chủ trương, chính sách đúng đắn của Nhà nước, của ngành nhằm thống nhất một mục tiêu chung là "Phục vụ khách hàng một cách tốt nhất". Những nét nổi bất trong hoạt động cho vay của chi nhánh có thể kể đến là : Trong năm qua chi nhánh đã tập trung đầu tư dài hạn cho các khách hàng truyền thống, tích cực thực hiện tốt công tác tiếp thị, chủ động tìm kiếm thu hút khách hàng mới và tăng cường tiếp cận dự án khả thi, dư nợ tăng trưởng cao chất lượng dự nợ được nâng lên rõ rệt. Tính đến 31/12/2001 tổng dư nợ cho vay nền kinh tế và các khoản đầu tư là 604,3 tỷ đồng tăng 45,9% so với năm 2000.
Để có một hướng nhìn toàn diện về công tác sử dụng vốn của chi nhánh ta xét đến chỉ tiêu dư nợ.
bảng 2 : Phân tích cơ cấu dư nợ
(Đơn vị : triệu đồng)
Chỉ tiêu
31/12/2001
% trong S dư nợ
% so với 31/12/2000
1. Phân theo thành phần kinh tế
Kinh tế quốc doanh
553
91,7
148,5
Kinh tế ngoài quốc doanh
49,6
9,3
121,3
2. Phân theo kỳ hạn cho vay
Cho vay ngắn hạn
415,9
69
126,5
Cho vay trung, dài hạn
186,7
31
121,2
3. Theo nội và ngoại tệ
Cho vay bằng VND
279,1
46,3
95,7
Cho vay bằng ngoại tệ ( quy đổi)
323,5
53,7
266,3
B2 [1,3 ]
Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, công tác đầu tư vốn trên điạ bàn quận Hai Bà Trưng có nhiều biến đổi. Ngay khi mới thành lập, Ngân hàng mang trọng trách phục vụ kinh tế quận là chính. Lịch sử hình thành và địa bàn hoạt động đã đặt ra mục tiêu của Ngân hàng là phục vụ kinh tế quốc doanh. Vì vậy qua bảng phân tích cơ cấu dư nợ, dư nợ của thành phần cơ cấu quốc doanh chiếm tới 91,7% tổng dư nợ, trong khi dư nợ của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chỉ là 9,3% khoảng cách trênh lệch quá lớn giữa hai con số đã khẳng định Ngân hàng vẫn chưa thu hút được thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Đây chính là sự mất cân đối cần khắc phục.
Bằng việc nghiên cứu kỹ hồ sơ và đối tượng vay vốn trên cơ sở thẩm định dự án đảm bảo tính pháp lý có tính khả thi, Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng Ngân đã từng bước đẩy mạnh cho vay các thành phần kinh tế nhất là các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Đặc biệt, khối kinh tế quốc doanh và doanh số cho vay liên tục tăng góp phần giúp cho nhiều doanh nghiệp thuộc ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố để đổi mới trang thiết bị công nghệ, nhập nguyên liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm. Năm qua tổng số có 22 dự án được thẩm định và 17 dự án được phát tiền vay, do đó đưa tốc độ dư nợ trung và dài hạn tăng lên 121,2% so với năm 2000. Đây là hướng đầu tư phù hợp góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Qua phân tích ở trên ta thấy công tác sử dụng vốn của chi nhánh lấy mục tiêu "phát triển, an toàn, và hiệu quả" đã bước đầu đi vào ổn định. Ngân hàng đã tập trung mở rộng đầu tư đối với khu vực kinh tế quốc doanh, những dự án lớn, khả thi và có hiệu quả, chủ động tạo mọi thuận lợi hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp được vay vốn Ngân hàng, đã tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Ngoài ra chi nhánh cũng đã đa dạng hoá việc đầu tư của mình bằng nhiều nguồn vốn khác nhau như ngoại tê, nội tệ, các nguồn tài trợ uỷ thác, cho vay tạo việc làm, hùn vốn liên doanh... ngày càng đáp ứng tốt hơn đòi hỏi cao của khách hàng.
c. Kết quả kinh doanh
Những năm cuối của thể kỷ 20, đầu thể kỷ 21 có những vị trí hết sức quan trọng trong tiến trình đổi mới, đưa nền kinh tế bước sang giai đoạn phát triển chiều sâu theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, từng bước hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới. Là một lĩnh vực nhậy cảm, đòi hỏi phải có những bước đi thận trọng trong quá trình đổi mới, hệ thống Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Công thương Khu vực II - Hai Bà Trưng nói riêng, có những nhiệm vụ rất nặng nề, vừa phải khắc phục những tồn tại cũ, vừa phải vươn lên để đáp ứng nhu cầu của mình trong tình hình mới, trước những khó khăn thách thức lớn phải vượt qua. ý thức được mặt mạnh mặt yếu của mình, trong những năm qua chi nhánh luôn tích cực tìm ra phương hướng hình thức nâng cao hiệu quả hoạt động. Chính vì vậy luôn được đánh giá là một chi nhánh "ổn định, an toàn, hiệu quả và phát triển".
Để có cái nhìn toàn diện về kết quả kinh doanh của ngân hàng, ta xem xét bảng sau:
Bảng 3 : kết quả kinh doanh
(Đơn vị : triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
1. Thu nhập
- Thu về hoạt động kinh doanh
- Thu khác
101.037,4
95022,2
6015,2
111.466,4
39.229,1
72.237,3
93.350,9
35.452,7
57.898,2
2. Chi phi
- Chi phí về hoạt động kinh doanh
- Chi nộp thuế
- Chi dịch vụ thanh toán
- Chi nhân viên
- Chi khác
87.033,3
79.452,6
480,4
150,4
4.097,6
2.852,5
96.435,1
87.998,5
90,4
154,9
4.964,7
3.227,4
76.426,9
63.422,3
175,4
158,4
7.349,8
532,1
3. Kết quả kinh doanh
14.004,1
15.030,5
16.924,0
B3 [1,5 ]
Số liệu ở bảng trên cho thấy đây là một ngân hàng làm ăn có lãi, với kết quả kinh doanh khá ổn định và tăng đều trong các năm: Kết quả kinh doanh của năm 2000 so với năm 1999 tăng 7,3% và vào năm 2001 tăng 7,6% so với năm 2000, kết quả này góp phần thực hiện kế hoạch lợi nhuận chung của toàn hệ thống. Để xem xét cụ thể hơn tình hình kinh doanh của chi nhánh phải đánh giá các chỉ tiêu chất lượng ở các lĩnh vực cơ bản.
- Đối với công tác huy động vốn, có thể nói Ngân hàng đã đạt được sự tăng trưởng đáng kể. Tổng nguồn vốn huy động đến ngày 31/12/2001 đạt 1,579 tỷ đồng, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước và đạt 107,9% so với kế hoạch. Với doanh số trên Chi nhánh được đánh giá là một trong những Ngân hàng có vốn huy động tiết kiệm lớn trên địa bàn Hà Nội.
- Công tác sử dụng vốn ở Ngân hàng cũng đạt được kết quả đáng ghi nhận, dư nợ tín dụng tăng trưởng lành mạnh và vững chắc - cụ thể tổng dư nợ tín dụng cuối năm 2001 tăng 45,9% so với cuối năm 2000, việc tăng này chủ yếu do mở rộng đầu tư đối với thành phần kinh tế quốc doanh - chiếm 91,7% trong tổng dư nợ.
- Để xem xét tín dụng của Ngân hàng phải đề cập tới vấn để nợ quá hạn (NQH). Việc tổ chức, triển khai, xử lý NQH, Chi nhánh đã thực hiện tốt, phát huy trí tuệ tập thể đảm bảo đúng tinh thần chỉ đạo. Bằng những biện pháp cụ thể nên việc thu NQH của Chi nhánh đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Với doanh số thu NQH 2,5 tỷ đồng trong đó thu nợ khó đòi 1,4 tỷ đồng, đưa tỷ lệ dư NQH đến 31.12.2001 xuống 3,1% trong tổng dư nợ và đầu tư, giảm 1,6% so với cuối năm 2000. Như vậy vấn đề NQH của Chi nhánh đã có những chuyển biến tích cực, nó không còn là vấn đề không thể giải quyết.
Qua phân tích trên chúng ta đã có một cái nhìn khá toàn diện cả về những thuận lợi cũng như khó khăn trong công tác huy động vốn và tín dụng - hai lĩnh vực truyền thống của ngân hàng.
2.2- Hoạt động cung cấp dịch vụ ở Chi nhánh Ngân hàng Công thương Khu vực II - Hai Bà Trưng.
Đối với một Ngân hàng Thương Mại phần lớn lợi nhuận thu được là nhờ thực hiện các nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư đảm bảo cho các ngân hàng một khoản thu nhập bổ xung và cho phép phân tán rủi ro. Ngoài ra còn một sản phẩm mang lại lợi nhuận đáng kể cho Ngân hàng, đó là dịch vụ Ngân hàng.
Nhận thức được tầm quan trọng trong việc thu hút khách hàng và mở rộng thu nhập cho ngân hàng Chi nhánh Ngân hàng Công thương Khu vực II - Hai Bà Trưng đã cố gắng đa dạng hoá dịch vụ của mình. Trong nội dung hoạt động của Chi nhánh gồm những dịch vụ chủ yếu sau:
Bảng 4: Danh mục phục vụ NH
Dịch vụ
Phòng ban thực hiện
1. Thanh toán chi trả hộ
Tài chính kế toán
2. Thu hộ
Tài chính kế toán
3. Thanh toán chuyển tiền cá nhân trong nước
Tài chính kế toán
4. Chi trả kiều hối
Kinh doanh đối ngoại
5. Dịch vụ thanh toán séc du lịch
Kinh doanh đối ngoại
6. Dịch vụ bảo lãnh
Kinh doanh
7 7. Nhận chuyển tiền mặt từ địa phương này đến địa phương khác
Kế toán tài chính
Để có một danh mục các dịch vụ như trên, là sự cố gắng rất lớn của Chi nhánh. Khởi đầu hoạt động khi trên địa bàn đã có nhiều Ngân hàng Thương Mại khác, Ngân hàng Công thương Khu vực II - Hai Bà Trưng vừa khẩn trương triển khai thực hiện nghiệp vụ mới , vừa tích cực học tập kinh nghiệm từ các đơn vị bạn. Trong nhiều năm triển khai, hoạt động của Chi nhánh đã có nhiều đổi mới, hoạt động được nhiều nghiệp vụ như kinh doanh ngoại tệ, chi trả kiều hối, kỹ thuật nghiệp vụ L/C xuất nhập khẩu, chuyển tiền thanh toán...
Với đội ngũ cán bộ, nhân viên được đào tạo bồi dưỡng qua trường lớp cơ bản, cùng với công nghệ Ngân hàng tiên tiến, những năm qua Chi nhánh đã cungcấp cho khách hàng một khối lượng lớn dịch vụ đa dạng phong phú. Khi đề cập đến mảng dịch vụ của một Ngân hàng người ta thường nhắc đến "hoạt động thanh toán phục vụ xuất nhập khẩu, mở L/C... và các dịch vụ khác". Trong thực tế, các hoạt động thanh toán như nhờ thu thanh toán liên hàng, mở L/C, bảo lãnh đã thu hút phần lớn sự quan tâm của các nhà Ngân hàng, họ luôn chú trọng tìm ra giải pháp để nâng cao hiểu quả các hoạt động trên, mà đôi khi lại tỏ ra lơ là đối với các "dịch vụ" khác. Vậy dịch vụ khác gồm những gì? Đó là những dịch vụ nhỏ, không mang nặng tính chất nghiệp vụ Ngân hàng mà chỉ liên quan đến tiền tệ nói chung, được Ngân hàng thể hiện để bổ xung cho các hoạt động của mình như chuyển tiền dân cư, chi trả kiều hối, cầm đồ... tuy nhiên nếu Ngân hàng muốn hiện đại hoá hoạt động của mình thì việc đa dạng lĩnh vực kinh doanh phải đi liền với hiệu quả của từng nghiệp vụ. Chính vì vậy để đạt tới một tỷ trọng dịch vụ trên tổng thu nhập cao hơn thì tất yếu phải phát triển đồng đều các hoạt động.
2.2.1 Dịch vụ thanh toán
a. Dịch vụ chi trả hộ
Trước khi nghiên cứu vấn đề này, ta phải xem dịch vụ chi trả hộ là dịch vụ như thế nào? Thực chất nó là dịch vụ dựa trên cơ sở các cá nhân hay doanh nghiệp mở tài khoản, nộp tiền vào Ngân hàng và họ ra lệnh của mình thực hiện các khoản chi trả cũng như thu nhận các khoản được thanh toán.
Như chúng ta đã trình bày ở trên Ngân hàng Công thương Khu vực II - Hai Bà Trưng là một Ngân hàng có địa bàn thuận lợi, có rất nhiều các tổ chức kinh tế, cá nhân đều sử dụng dịch vụ tại Ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ chi trả hộ hay còn gọi là dịch vụ thanh toán. Trong những năm qua, hoạt động thanh toán tại Chi nhánh diễn ra rất nhanh chóng, chính xác, thuận lợi cho các khách hàng và Ngân hàng. Do đó, doanh số qua Ngân hàng mỗi năm một tăng. Ta có thể nhận thấy qua bảng sau:
Bảng 5 : Doanh số thanh toán qua Ngân hàng
(Đơn vị : triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Số món
Số tiền
Số món
Số tiền
1. Séc chuyển khoản
6.691
228.170
6.683
305.645
2. Séc bảo chi
2.151
405.119
2.151
529.024
3. Séc chuyển tiền
16
3.432
18
3.714
4. Uỷ nhiệm chi
32.086
5.356.040
37.159
6.501.355
5. Tiền mặt
17.501
3.205.862
41.794
3.861.856
Tổng cộng
58.445
9.198.623
87.805
11.201.594
B5 [1,7 ]
Qua bảng ta thấy, số món thanh toán qua Ngân hàng từ năm 2000 đến năm 2001 tăng 29.360 món tỷ lệ tăng là 50,2%, với số tiền tăng là 2.002.971 triệu đồng- tỷ lệ tăng là 21,8%. Như vậy có thể thấy rằng hình thức thanh toán qua Ngân hàng ngày càng được ưa chuộng. Sở dĩ như vậy là do:
- Các đơn vị kinh tế ngày càng được mở rộng mối quan hệ kinh tế với nhau và thông qua việc thanh toán qua Ngân hàng.
- Sự đổi mới, cải tiến và đa dạng hoá các thể thức thanh toán tại chi nhánh, sử dụng hệ thống thanh toán điện tử thay thế cho hệ thống thanh toán liên hàng trước kia qua mạng vi tính. Do vậy tạo điều kiện cho công tác thanh toán ngày càng nhanh chóng, chính xác, thu hút ngày càng nhiều khách hàng hơn và nâng cao uy tín của Ngân hàng.
- Bên cạnh những cải tiến về mặt công nghệ Ngân hàng như việc triển khai thực hiện thanh toán qua mạng điện tử nhanh chóng, chính xác làm cho doanh số thanh toán qua mặt Ngân hàng tăng lên, còn một lý do khác nữa là do Ngân hàng thu phí hợp lý, thường là 2001 đồng với món bù trừ và 0,1% với số món đi liên hàng. Với mức phí tương đối thấp như vậy, nhưng doanh số chi trả hộ nhiều nên thu nhập của Ngân hàng từ dịch vụ này cũng tăng lên đáng kể so với năm 2000, điều này thể hiểu rõ ở bảng sau:
Bảng 6 : Thu từ dịch vụ chi trả hộ
(Đơn vị : đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
1. Séc chuyển khoản
120.766.000
129.324.000
2. Séc bảo chi
204.701.500
230.522.000
3. Séc chuyển tiền
3.432.000
23.098.000
4. Uỷ nhiệm chi
2.710.106.000
3.514.732.000
5. Tiền mặt
3.205.862.000
3.870.700.000
Tổng cộng
6.244.867.500
7.768.376.000
B6 [1,7 ]
Nhìn vào bảng ta thấy, thu nhập từ dịch vụ chi trả hộ của Ngân hàng tăng với con số tuyệt đối là 1.523.508.500 đồng, và con số tương đối là 24,4%.
Điều này chứng tỏ chi nhánh NHCTKVII - Hai Bà Trưng đã đáp ứng phần nào nhu cầu của dịch vụ chi trả hộ. Song đối tượng chủ yếu là các doanh nghiệp, trên thực tế tại địa bàn khu vực Hai Bà Trưng dân cư tập trung đông đúc, thu nhập khá và nhu cầu sử dụng dịch vụ này không nhỏ, nhưng NH vẫn chưa thu hút được "nhóm" khách hàng này. Vì vậy NH nên xem xét vấn đề nầy để làm thế nào thu hút đựơc các khách hàng cá nhân mở tài khoản mở séc trong thanh toán.
b. Dịch vụ thu hộ.
Dịch vụ thu hộ của chi nhánh Ngân hàng Công thương - Hai Bà Trưng được thực hiện dưới hình thức uỷ nhiệm thu (UNT). Dịch vụ này là một phần của dịch vụ thanh toán hộ, Ngân hàng đứng ra thu tiền hộ khách hàng của mình tại các Ngân hàng khác thông qua thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử. Đặc biệt với các khoản nhờ thu trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế, thì Ngân hàng sẽ thực hiện qua Ngân hàng đại diện ở nước ngoài.
Trong những năm gần đây, dịch vụ này của Ngân hàng đã đem lại một khoản thu nhập đáng kể cùng với dịch vụ chi trả hộ chiếm tỷ trọng lớn trong thu nhập Ngân hàng. Ta có thể nhận thấy thu từ dịch vụ này tại Ngân hàng qua bảng sau:
Bảng 7: Thu từ dịch vụ thu hộ
(Đơn vị: đồng )
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
1.UNT trong nước
17.717.000
29.656.500
2. Nhờ thu quốc tế
21.696.800
15.930.200
Tổng cộng
39.413.800
45.586.700
B7 [1,8 ]
Qua bảng ta thấy thu nhập từ dịch vụ thu hộ tăng 6.172.900 đồng (tương đương 15,7%), trong đó phải kể đến hoạt động nhờ thu trong nước tăng mạnh, cụ thể là tăng 67,4% (tương đương với số tiền này 11.939.500 đồng) trong khi nhờ thu trong thanh toán quốc tế lại giảm đi - giảm 26,6% (tương ứng với số tiền là 5.766.600 đồng) Song nhìn chung có thể thấy dịch vụ này tại chi nhánh cũng có nhiều tiến bộ rõ rệt, thời gian thu hộ nhanh hơn, trước kia phải mất 10 - 15 ngày thì bây giờ chỉ mất khoảng 1 đến 2 ngày là khách hàng có thể nhận được tiền. Việc áp dụng thanh toán qua mạng điện tử đóng góp đáng kể vào kết quả này.
c. Dịch vụ chuyển tiền
Dịch vụ chuyển tiền được thực hiện ở chi nhánh dưới hai hình thức: Chuyển tiền cá nhân và chuyển tiền thanh toán. Chuyển tiền cá nhân là hình thức chuyển tiền giữa các cá nhân trong nước và nước ngoài. Còn chuyển tiền thanh toán là hình thức chuyển tiền giữa các tổ chức kinh tế với nhau nhằm thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ..., dịch vụ này được ghi nhận vào dịch vụ thanh toán hộ. Trong phần này, chúng ta đề cập đến một mảng của dịch vụ chuyển tiền đó là chuyển tiền cá nhân trong nước và dịch vụ chi trả kiều hối (chuyển tiền cá nhân từ nước ngoài về trong nước), tại Ngân hàng Công thương Khu vực II - Hai Bà Trưng.
- Chuyển tiền cá nhân trong nước
Trong thời gian qua không chỉ riêng Chi nhánh Ngân hàng Công thương - Hai Bà Trưng mà toàn ngành Ngân hàng đã quan tâm và thực hiện ngày càng tốt hơn công tác thanh toán nói chung và thanh toán đỗi với khu vực dân cư nói riêng, trong đó có thanh toán chuyển tiền cá nhân trong nước.
Ngay từ năm 1990, khi chi nhánh còn phụ thuộc Ngân hàng Công thương Thành phố Hà Nội đã thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền cá nhân. Việc chuyển tiền thực hiện trong suốt, an toàn. Tuy nhiên thời gian chuyển tiền rất chậm vì chưa được trang bị công nghệ hiện đại như hiện nay. Qua thời gian, dịch vụ này ngày càng giữ vai trò quan trọng, không những thế việc mở rộng dịch vụ Ngân hàng trong lĩnh vực dân cư còn được coi là bộ phận quan trong chiến lược phát triển chi nhánh. Ngân hàng đã triển khai mạnh mẽ việc mở tài khoản tiền gửi cá nhân, hoàn thiện
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0247.doc