Nhà nước hỗ trợ một phần, chủ yếu là kỹ thuật, huy động nguồn lực của các trang trại, thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để xây dựng các cơ sở hạ tầng nông thôn như: điện, nước, giao thông,.
-Trong cơ cấu đầu tư những năm tới đối với nông nghiệp, nông thôn, thuỷ lợi phải được ưu tiên đầu tư hàng đầu nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả thâm canh, mở rộng diện tích đất canh tác, phát triển nông nghiệp toàn diện. Hướng đầu tư vào thuỷ lợi là khôi phục, nâng cấp các công trình đã xây dựng lâu năm bị xuống cấp, xây dựng các công trình mới cần thiết, hoàn thành các công trình dở dang,.Nhà nước đầu tư các công trình đầu mối, còn hệ thống kênh dẫn thì Nhà nước hỗ trợ một phần, chủ yếu là kỹ thuật, còn nói chung là vốn đầu tư của các trang trại.
94 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1455 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực trong các trang trại ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ày chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng trên 5% trong tổng số lao động của trang trại. Tỉnh Thái Nguyên chủ trang trại chưa qua đào tạo chiếm 70%, tỉnh Phú Yên là 94,3%, tỉnh Đồng Nai chủ trang trại qua đào tạo từ sơ cấp trở lên chiếm tỷ lệ 18,7% số chủ trang trại và lao động kỹ thuật trong trang trại chỉ chiếm 5,5% số lao động trong trang trại, tỉnh Thanh Hoá lao động trong trang trại chưa qua đào tạo chiếm 90%, ở Nghệ An trong 6.984 lao động của trang trại, số lao động có trình độ từ trung cấp trở lên chiếm 1,6% số lao động, riêng lao động giản đơn chỉ có 0,4% là công nhân kỹ thuật.
Hiệu quả sử dụng lao động.
2.3.2.1) Giá trị hàng hoá và dịch vụ/1 lao động( Biểu số 11) .
Giá trị sản lượng hàng hoá/ 1 lao động năm 2001 là 27,8 triệu đồng, sang năm 2002 tỷ số này giảm xuống còn 23,4 triệu đồng. Năm 2002 các trang trại sử dụng nhiều lao động hơn. Năm 2001, bình quân 1 trang trại sử dụng 6 lao động nhưng năm 2002 mỗi trang trại sử dụng trung bình 8,78 lao đồng. Vì vậy, nên giá trị sản lượng hàng hoá/ 1 lao động giảm đi. Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ là vùng có giá trị hàng hoá/lao động cao nhất cả nước, năm 2001 là 59,6 triệu đồng sang năm 2002 tăng lên 66,6 triệu đồng. Trong khi giá trị hàng hoá/lao động của cả nước giảm thì ở vùng này tỷ số lại tăng. Điều này khẳng định sử dụng lao động trang trại của vùng khá hiệu quả. Tiếp đến là vùng đồng bằng sông Hồng, vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng có tỷ số này vào loại cao. Giá trị hàng hoá/lao động của miền núi phía Bắc (16 triệu(2001) lên 23,9 triệu(năm 2002)) vào loại cao trong cả nước.Vùng Bắc trung Bộ, giá trị hàng hoá/lao động đã không cao lại còn giảm mạnh từ 22,3 triệu đồng xuống 12,3 triệu đồng. Đặc biệt là vùng Đông Nam Bộ giá trị hàng hoá/ lao động giảm mạnh, năm 2001 là 30,3 triệu đồng nhưng năm 2002 chỉ còn 9,2 triệu đồng(xem biểu số 11).
Biểu số 11: Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ/lao động
Đơn vị tính: triệu đồng/lao động.
STT
Tên vùng
Lao động
Sản lượng hàng hóa
Giá trị sản lương hh và dv/lao động
2001
2002
2001
2002
2001
2002
Tổng cộng
178634
96477
4965894
2258934
27.8
23.4
1
Đồng bằng sông Hồng
4330
1022
246084
68774.2
56.8
67.3
2
Miền núi phía Bắc
8407
4792
134932
114730
16.0
23.9
3
Bắc Trung Bộ
7469
13940
166382
171480
22.3
12.3
4
DH Nam Trung Bộ
6322
7343
376856
489339
59.6
66.6
5
Tây Nguyên
15370
16218
423432
475627
27.5
29.3
6
Đông Nam Bộ
39360
38977
1191153
357868
30.3
9.2
7
Đ.B sông Cửu Long
97376
14185
2424055
581115
24.9
41.0
Nguồn: Theo số liệu điều tra của Tổng cục thống kê năm 2001
Và báo cáo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về tình hình phát triển kinh tế trang trại năm 2002
2.2).Thu nhập/1 lao động của trang trại (Biểu số 12).
Xem biểu số 12 ta nhận thấy: Thu nhập bình quân 1 lao động trang trại không cao, năm 2001 là 10,7 triệu đồng sang năm 2002 còn 9,4 triệu đồng. Lao động trang trại vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ có thu nhập cao nhất cả nước, năm 2001 là 19,8 triệu đồng sang năm 2002 tăng lên 25,0 triệu đồng. Trong khi thu nhập bình quân của 1 lao động trang trại cả nước giảm thì ở vùng này tăng lên. Tiếp đến là vùng đồng bằng sông Hồng, thu nhập trung bình của 1 lao động cũng vào loại khá cao (năm 2001 là 19,8 đến năm 2002 là 23,3 triệu đồng). Miền núi phía Bắc và Tây Nguyên thu nhập lao động trang trại cũng vào loại cao.Vùng Bắc trung Bộ, Đông nam Bộ thu nhập của lao động trang trại giảm mạnh, năm 2002 thu nhập của lao động trang trại hai vùng này vào loại thấp nhất cả nước.
Nhận xét: Như vậy, qua hai chỉ tiêu tên thì vùng sử dụng lao động hiệu quả nhất là vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, sau đến là Vùng đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ là hai vùng sử dụng lao động kém hiệu quả nhất.
Nhìn chung thu nhập/1 lao động giữa các vùng kinh tế có sự khác nhau nhưng giữa các mô hình trang trại cũng có sự khác biệt nhau khá lớn. Ví dụ như ở Hà Nội là một điển hình. Kinh tế trang trại ở ngoại thành Hà Nội phát triển khá mạnh. Theo điều tra 175 trang trại có 400 lao động gia đình với tổng thu nhập là 5037 triệu đồng. Thu nhập bình quân một năm của 1 lao động trang trại là 12,57 triệu đồng (Xem biểu số 13).
Biểu số 13: Bình quân thu nhập/ 1 lao động/1 năm ở Hà Nội.
Đơn vị tính: Triệu đồng.
STT
Loại hình trang trại
Thu nhập/ 1 lao động
1
Trồng trọt
5,2
2
Chăn nuôi
7,1
3
Thuỷ sản
25,59
Bình quân chung
12,57
Theo biểu số 13 thì lao động trong trang trại thuỷ sản có mức thu nhập rất cao gấp gần 5 lần thu nhập của lao động trong trang trại trồng trọt. Như vậy ở Hà Nội, trong các loại hình trang trại thì hiệu quả sử dụng lao động trong trang trại thuỷ sản là cao nhất.
Biểu số 12: Thu nhập /lao động trang trại.
Đơn vị tính: triệu đồng/lao động.
STT
Tên vùng
Lao động
Thu nhập
Thu nhập/lao động
2001
2002
2001
2002
2001
2002
Tổng cộng
178634
96477
1905849
906060
10.7
9.4
1
Đồng bằng sông Hồng
4330
1022
85782
23806.4
19.8
23.3
2
Miền núi phía Bắc
8407
4792
83858
69972
10.0
14.6
3
Bắc Trung Bộ
7469
13940
76785
94075
10.3
6.7
4
DH Nam Trung Bộ
6322
7343
125241
183647
19.8
25.0
5
Tây Nguyên
15370
16218
143099
166988
9.3
10.3
6
Đông Nam Bộ
39360
38977
461253
137864
11.7
3.5
7
Đ.B sông Cửu Long
97376
14185
929831
229709
9.5
16.2
Nguồn: Theo số liệu điều tra của Tổng cục thống kê năm 2001 và
báo cáo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về tình hình phát triển kinh tế trang trại năm2002
Thực trạng sử dụng vốn trong các trang trại.
Thực trạng vốn trang trại hiện nay.
2.4.1.1) Quy mô và cơ cấu vốn trang trại.
a). Quy mô vốn (Biểu 13).
Vốn là yếu tố quan trọng, để phát triển kinh tế trang trại đòi hỏi phải có vốn, trong đó các chủ trang trại phải tích tụ một lượng vốn tự có nhất định, đó là một trong những điều kiện tiên quyết, nếu không có điều kiện này sẽ không hình thành trang trại một cách thuận lợi. Quy mô vốn bình quân một trang trại tương đối lớn. Năm 1999(3) bình quân một trang trại có 291,43 triệu đồng, năm 2001(2) là 140 triệu đồng, năm 2002(1) bình quân một trang trại có 150,2 triệu đồng vốn (không kể giá trị đất đai). Vốn đầu tư của từng loại hình trang trại ở các vùng các tỉnh là khác nhau, tuỳ theo điều kiện về đất đai, kỹ thuật, thị trường,...Ví dụ ở Bình Định trang trại nuôi thuỷ sản có mức vốn đầu tư là 123 triệu đồng/ trang trại, trang trại kinh doanh tổng hợp 69,9 triệu đồng, trang trại trồng cây hàng năm 62,8 triệu đồng, trang trại trồng cây lâu năm 12,5 triệu đồng, thấp nhất là trang trại trồng cây lâm nghiệp 7 triệu đồng; tỉnh Đồng Nai trang trại tổng hợp có mức vốn đầu tư 505,1 triệu đồng/ trang trại, chăn nuôi 320,9 triệu đồng, thuỷ sản 57,7 triệu đồng, trang trại trồng cây lâu năm 29,1 triệu đồng, trang trại tổng hợp 25,6 triệu đồng, cây hàng năm 13,8 triệu đồng, thấp nhất là trang trại trồng cây lâm nghiệp là 4,5 triệu đồng.
Năm 2002(1), vùng có tổng vốn đầu tư lớn nhất là vùng Đông Nam Bộ 3209172,5 triệu đồng, bình quân 248 triệu đồng/trang trại. Nhưng vùng có bình quân vốn/trang trại lớn nhất là vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ là 380,6 triệu đồng có tổng vốn đầu tư là 1380976 triệu đồng. Vùng có tổng vốn đầu tư thấp nhất là vùng Đồng Bằng Sông Hồng có 155385 triệu đồng , bình quân 108,2 triệu đồng. Nhưng vùng có bình quân vốn thấp nhất là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long là 65,3 triệu đồng có tổng vốn đầu tư là 1200074,6 triệu đồng.
Xem biểu số 13 thì vốn bình quân của trang trại tăng giảm 2 năm 2001 và 2002 giữa các vùng là không đều nhau. Nhưng nhìn chung vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng có vốn đầu tư trung bình thấp nhất cả nước, sau đến là miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Các vùng Đông Nam Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên là những vùng có vốn đầu tư trung bình khá lớn.
Biểu 14:Vốn sản xuất của trang trại.
Đơn vị tính: triệu đồng
TT
Tên vùng
Tổng vốn
Trung bình 1 trang trại
2001
2002
2001
2002
Tổng cộng
8294723
7589515,6
140
150,2
1
Đ.B Sông Hồng
347923
155385
192,2
108,2
2
M.Núi Phía Bắc
256598
274397,3
90,6
65,8
3
Bắc Trung Bộ
269930
266025,2
89,2
70,7
4
D.H.N Trung Bộ
407346
1380967
140
380,6
5
Tây Nguyên
1155694
1103485
191.7
177,2
6
Đông Nam Bộ
3151005
3209172.5
248,1
248
7
Đ.B S.Cửu Long
2706227
1200074,6
86,9
65,3
Nguồn:Theo số liệu điều tra của Tổng cục thống kê năm 2001 và báo cáo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về tình hình phát triển kinh tế trang trại năm 2002.
b). Cơ cấu nguồn vốn của trang trại.
Năm 1999(3) trong cơ cấu vốn đầu tư của trang trại thì vốn tự có của chủ trang trại chiếm tới 91,3%, vốn vay chỉ chiếm 8,93% trong đó vốn vay trực tiếp từ ngân hàng chiếm 45%; năm 2001(2) vốn tự có chiếm 85% tổng vốn đầu tư, 15% tổng vốn đầu tư còn lại là vốn vay; năm 2002(1), 83,4% tổng vốn đầu tư là vốn tự có, vốn vay từ các tổ chức và cá nhân chiếm 13,6% còn lại là các nguồn vốn khác chiếm 3,1%, trong cơ cấu vốn vay, vốn ngân hàng chiếm tỷ lệ rất hạn chế (khoảng 30% tổng số vốn vay). Như vậy, do quy mô vốn đầu tư trong các trang trại ngày càng tăng nên tỷ lệ vốn tự có trong tổng vốn đầu tư đang giảm dần, vốn vay tăng lên.
Theo số liệu năm 2002(1), nơi trang trại sử dụng tỷ lệ vốn vay chiếm tỷ lệ thấp nhất là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long chiếm 6,6%, cao nhất là vùng Bắc Trung Bộ 23,9% (xem biểu số 14); trang trại ở những tỉnh có tỷ lệ vốn vay trong tổng số vốn của trang trại cao là tỉnh Quảng Trị chiếm 36%, Quảng Bình 33,6%, Thanh Hoá 32,4%, nơi trang trại sử dụng vốn vay ít là Quảng Ninh chiếm 3%, Lào Cai 3,4%, Khánh Hoà 5,4%, Tiền Giang 6,6%, Ninh Thuận 7,5% trong tổng số vốn của trang trại.
Biểu 15: Cơ cấu vốn trang trại theo vùng sinh thái.
Đơn vị tính: triệu đồng
TT
Tên vùng
Tổng số
Vốn tự có
Vốn vay
Vốn khác
Trang trại
Vốn
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
Tổng cộng
50545
4141600
3452173
83,4
561332
13,6
128095
3,1
1
Đ.B Sông Hồng
1436
155385
118957
76,6
33622
21,6
2806
1,8
2
M.N Phía Bắc
4169
267194
204056
76,4
41073
15,4
22065
8,3
3
Bắc Trung Bộ
3763
266025,1
180214
67,7
63663
23,9
22148
8,3
4
D.H N.Trung Bộ
3628
123707
94275
76,2
12615
10,2
16817
13,6
5
Tây Nguyên
6226
432775
360755
83,4
62630
14,5
9390
2,2
6
Đông Nam Bộ
12939
2836901
2438259
85,9
343773
12,1
54869
1,9
7
Đ.B S.Cửu Long
18384
59613
55657
93,4
3956
6,6
0
0,0
Nguồn: Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về tình hình phát triển kinh tế trang trại năm 2002.
2.4.1.2)Tình hình sử dụng vốn trang trại hiện nay.
So sánh về vốn đầu tư cho trang trại năm 2001 và năm 2000 cho thấy vốn đầu tư cho trang trại tăng cả về tổng vốn đầu tư và mức vốn đầu tư cho 1 ha hoặc cho một trang trại. Tỉnh Đồng Nai vốn đầu tư cho một trang trại hoặc 1 ha trang trại tăng 107,2%; tỉnh Quảng Nam tổng vốn đầu tư cho trang trại tăng 85%, bình quân vốn đầu tư cho một ha trang trại tăng 6%, vốn đầu tư cho một trang trại tăng 33%; tỉnh Hà Tây tổng vốn đầu tư cho trang trại tăng 3,97 lần, bình quân vốn đầu tư cho một ha trang trại tăng 77%, vốn đầu tư cho một trang trại tăng 125%; tỉnh Bình Định là tỉnh có vốn đầu tư cho trang trại tăng nhanh nhất, tổng vốn đầu tư cho trang trại năm 2000 là 77.242 triệu đồng, năm 2001 là 1.005.171 triệu đồng, tăng 977.829 triệu đồng (gấp 13,6 lần), bình quân vốn đầu tư cho 1 ha trang trại tăng 250,6 triệu đồng (gấp 10 lần) và cho mỗi trang trại tăng 938,7 triệu đồng/trang trại (gấp 7,8 lần) so với năm 2000.
Theo số liệu năm 2002(1), tỉnh Bình Dương tổng vốn đầu tư cho trang trại năm 2002 lên tới 372.272 triệu đồng bằng 11,4% so với năm 2000; tỉnh Gia Lai tổng vốn đầu tư cho phát triển kinh tế trang trại năm 1999 là 404.460 triệu đồng đến năm 2000 chỉ còn 343.048 triệu đồng, giảm 15,2% so với năm 1999 do giá cà phê giảm mạnh nên một số chủ trang trại chuyển sang kinh doanh loại cây trồng khác, đến năm 2001 tổng vốn đầu tư cho kinh tế trang trại là 668.795 triệu đồng và năm 2002 là 670.710 triệu đồng, tăng 65,8% so với năm 1999. Tỉnh Bắc Ninh tổng vốn đầu tư của trang trại năm 2001 là 7.088 triệu đồng, năm 2002 là 9.000 triệu đồng tăng 27% so với năm 2001. Tuỳ thuộc vào điều kiện sản xuất của từng địa phương từng hướng kinh doanh chính mà tình hình sử dụng vốn giữa các trang trại là khác nhau.
Cơ sở vật chất được đưa vào vốn cố định của trang trại. Nhiều địa phương các trang trại trồng trọt đã sử dụng ôtô, máy kéo, máy bơm; các trang trại chăn nuôi, thuỷ sản đã xây dựng chuồng trại, bể nuôi ươm, sử trang bị thiết bị đạt tiêu chuẩn nên có sự vượt trội, hơn hẳn các hộ gia đình nhưng nhìn chung vốn đầu tư cho các hoạt động trên còn rất khiêm tốn trong tổng vốn đầu tư của trang trại; tỷ trọng vốn đầu tư thiết bị, nhà xưởng trên tổng vốn đầu tư của trang trại ở tỉnh Thái Nguyên là 30,7%, tỉnh Hà Tây 24,3%, tỉnh Khánh Hoà 21,15, tỉnh Đồng Nai 13,6%, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu 9,4%, Kom Tum 8,0% và tỉnh Ninh Bình là 3,5%.
Hiệu quả sử dụng vốn.
Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn theo các chỉ tiêu sau:
2.4.2.1)Giá trị hàng hoá và dịch vụ/1 đồng vốn.
Giá trị hàng hoá/vốn qua hai năm 2001 và 2002 (xem biểu số 16) không tăng. Trung bình cứ 10 đồng vốn bỏ ra thu được 6 đồng giá trị hàng hoá. Đây là một chỉ số cao. Nhưng chỉ số này vẫn chưa đánh giá được hết hiệu quả sử dụng vốn của trang trại.
Trong 7 vùng sinh thái trên, vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng có tỷ số giá trị hàng hoá / vốn là cao nhất, năm 2001 là 0,9 đến năm 2002 là 1,5. Tiếp đến là vùng là vùng đồng bằng sông Hồng, năm 2001 là 0,7 sang năm 2002 là 0,8. Giá trị hàng hoá/ vốn ở hai vùng Bắc Trung Bộ và miền núi phía Bắc tương đương với mức trung bình của cả nước. Duyên Hải Nam Trung Bộ năm 2001 là 0,9 nhưng năm 2002 giảm xuống còn 0,6. Vùng có tỷ số giá trị hàng hoá /vốn thấp nhất là vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, cả hai năm tỷ số này đều là 0,4.
Biểu số 16: Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ/vốn
STT
Tên vùng
Vốn
Giá trị sản lượng hàng hóa
Giá trị sl hh/vốn
2001
2002
2001
2002
2001
2002
Tổng cộng
8294732
3807843
4965894
2258934
0.6
0.6
1
Đồng bằng sông Hồng
347923
83205.8
246084
68774.2
0.7
0.8
2
Miền núi phía Bắc
256598
153972
134932
114730
0.5
0.7
3
Bắc Trung Bộ
269930
266044
166382
171480
0.6
0.6
4
DH Nam Trung Bộ
407346
887263
376856
489339
0.9
0.6
5
Tây Nguyên
1155694
1133726
423432
475627
0.4
0.4
6
Đông Nam Bộ
3151005
895032
1191153
357868
0.4
0.4
7
Đ.B sông Cửu Long
2706227
388600
2424055
581115
0.9
1.5
Nguồn: Theo số liệu điều tra của Tổng cục thống kê năm 2001
Và báo cáo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về tình hình phát triển kinh tế trang trại năm 2002
2.2).Thu nhập/1 đồng vốn.
Thu nhập/vốn của trang trại vào loại cao. Qua hai năm 2001 và 2002 tỷ số này vẫn là 0,2, như vậy cứ 10 đồng vốn bỏ ra thì thu được hai đồng lợi nhuận. Trong đó vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng có mức thu nhập/vốn là cao nhất, năm 2001 là 0,3 sang năm 2002 là 0,6. Đồng bằng sông Hồng tăng từ 0,2 năm 2001 lên 0,3 năm 2002. Miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ có tỷ số này khá cao, miền núi phía Bắc năm 2001 là 0,3, năm 2002 là 0,5; Bắc Trung Bộ năm 2001 là 0,3, năm 2002 là 0,4.Vùng Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ là hai vùng có thu nhập/ 1 đồng vốn thấp nhất cả nước ( xem biểu số 17 sẽ thấy rõ điều này).
Như vậy, qua cả chỉ tiêu giá trị hàng hoá/vốn cho thấy đồng vốn được trang trại sử dụng khá hiệu quả. Bình quân giá trị hàng hoá/vốn và thu nhập/vốn đều vào loại cao. Trong đó vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng sử dụng vốn hiệu quả nhất, sau đến là vùng đồng bằng sông Hồng, miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ. Còn hai vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ hiệu quả sử dụng vốn là kém nhất.
Để đánh giá rõ hiệu quả sử dụng vốn trang trại, xin lấy ví dụ ở một tỉnh cụ thể đó là Bà Rịa-Vũng Tàu. Xem phụ lục I ta thấy:
-Về thu nhập/ vốn:
Mức thu nhập/vốn trên 0,1 lần gồm trang trại trồng trọt, trang trại trồng trọt kết hợp với chăn nuôi, trang trại nông lâm kết hợp, trang trại làm muối và nông nghiệp kết hợp với tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Mức thu nhập/vốn cao nhất là mô hình trang trại trồng trọt kết hợp với chăn nuôi 0,22 lần. Tức là, 1 đồng vốn đầu tư sản xuất vào trang trại trồng trọt kết hợp với chăn nuôi sẽ mang lại 0,22 đồng lợi nhuận. Có 4 loại trang trại đạt thu nhập/vốn dưới 0,1 lần, gồm trang trại chăn nuôi (-0,23 lần), trang trại nông lâm kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản (0,02 lần), trang trại lâm nghiệp (0,07 lần) và trang trại nuôi trồng thuỷ sản (0,09 lần).
Ta nhận thấy rằng: các trang trại có thu nhập/vốn thấp thường là các trang trại phát triển theo hình thức chuyên môn hoá, các trang trại có thu nhập/ vốn cao thường là những trang trại phát triển theo hình thức chuyên môn đi đôi với phát triển tổng hợp. Như vậy, việc mở rộng và phát triển trang trại theo hình thức chuyên môn hoá đi đôi với phát triển tổng hợp là hoàn toàn phù hợp với các trang trại ở Bà Rịa-Vũng Tàu.
-Về dung lượng vốn cố định:
Có 3 loại hình trang trại sử dụng vốn cố định kém hiệu quả hơn các loại hình trang trại khác, đó là trang trại trồng trọt (3,48 lần), trang trại lâm nghiệp (4,32), trang trại nông lâm kết hợp (3,29). Thấp nhất là trang trại lâm nghiệp, để tạo ra một đồng giá trị sản lượng hàng hoá thì cần 4,32 đồng vốn cố định. Hiệu quả sử dụng vốn cố định cao nhất là trang trại nuôi trồng thuỷ sản 0,31 lần. Nghĩa là muốn tạo ra một đồng giá trị sản lượng hàng hoá thì cần 0,31 đồng vốn cố định.
-Về hệ số luân chuyển vốn lưu động:
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động cao nhất là trang trại làm muối và trang trại nông-lâm kết hợp. Để tạo ra một đồng giá trị hàng hoá chỉ cần 0,21 đồng vốn lưu động đối với trang trại nông-lâm kết hợp và 0,22 đồng đối với trang trại làm muối. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động thấp nhất là trang trại nông-lâm kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản (1,47), trang trại lâm nghiệp (1 lần), trang trại nuôi trồng thuỷ sản (1,6).
Nhận xét:
+ So sánh hiệu quả kinh tế của trang trại trồng trọt và trang trại trồng trọt kết hợp với chăn nuôi.
Nếu một đồng vốn đầu tư vào sản xuất thì sẽ tạo ra 0,12 đồng lợi nhuận đối với trang trại trồng trọt, 0,22 đồng đối với trang trại trồng trọt kết hợp với chăn nuôi.
Để tạo ra một đồng giá trị sản lượng hàng hoá của trang trại trồng trọt thì cần 3,48 đồng vốn cố định và 0,75 đồng vốn lưu động. Trong khi trang trại trồng trọt kết hợp với chăn nuôi chỉ cần 0,93 đồng vốn cố định và 0,62 đồng vốn lưu động.
Như vậy, phát triển trang trại theo mô hình trồng trọt kết hợp với chăn nuôi sẽ sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn trang trại thuần trồng trọt và trang trại thuần chăn nuôi.
+ Trang trại lâm nghiệp và trang trại nông- lâm kết hợp.
Đầu tư một đồng vốn vào sản xuất cho trang trại lâm nghiệp thì sẽ tạo được 0,07 đồng lợi nhuận, nhưng cũng đầu tư 1 đồng vốn vào sản xuất cho trang trại nông-lâm kết hợp sẽ tạo được 0,13 đồng lợi nhuận, nhiều hơn 0,06 đồng so với trang trại lâm nghiệp.
Để tạo ra 1 đồng giá trị sản lượng hàng hoá của trang trại lâm nghiệp thì cần 4,32 đồng vốn cố định và 1 đồng vốn lưu động. Trong khi trang trại nông lâm kết hợp chỉ cần 3,29 đồng vốn cố định và 0,21 đồng vốn lưu động.
Như vậy, việc phát triển kinh tế trang trại theo mô hình nông lâm kết hợp sẽ sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn.
+ Trang trại nông-lâm kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản.
Một đồng vốn đầu tư vào sản xuất của mô hình này chỉ mang lại 0,02 đồng lợi nhuận. Loại mô hình này cần vốn lưu động rất lớn, chiếm 72,2% trong tổng số vốn đầu tư vào sản xuất. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động thấp. Bình quân một đồng giá trị hàng hoá đuợc tạo ra cần phải ít nhất 0,56 đồng vốn cố định và 1,47 đồng vốn lưu động.
Tiềm năng về điều liện tự nhiên như đất đai, địa hình,...cho việc mở rộng và phát triển loại mô hình này ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trong tuơng lai rất thấp. Mặt khác mối quan hệ hưu cơ của các đối tượng được kết hợp hầu như không có. Bởi địa điểm sản xuất không gắn liền với nhau như trồng rừng và nuôi trồng thuỷ sản, đòi hỏi phải có 2 địa điểm khác nhau và có mối quan hệ với nhau.
+ Trang trại chăn nuôi.
Mô hình trang trại này trên địa bàn toàn tỉnh lỗ trên 2,2 tỷ đồng, doanh thu đạt 7.675 triệu đồng, nhưng chi phí cho sản xuất cao (9.811 triệu đồng). Do vậy dẫn đến lỗ. Một đồng giá trị sản lượng hàng hoá được sản xuất ra cần phải đầu tư ít nhất 0,32 đồng vốn cố định và 0,91 đồng vốn lưu động. Hiệu quả sử dụng vốn của loại hình trang trại này thấp hơn so với loại hình trang trại khác. Nhưng việc phát triển loại hình này trong tương lai là rất cần thiết. Vì có phát triển mô hình trang trại này thì ngoài viêc cung cấp sản phẩm cho tiêu dùng hàng ngày, còn là nơi cung cấp con giống cho các hộ nông dân và trang trai khác. Vì thế muốn phát triển mô hình này thì phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trang trại, để đạt được điều này điều cần thiết và không thể thiếu được đó là chủ trang trại phải có trình độ chuyên môn nhất định và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Biểu số 17: Thu nhập /vốn.
STT
Tên vùng
Vốn
Thu nhập
Thu nhập/vốn
2001
2002
2001
2002
2001
2002
tổng cộng
8294732
3807843
1905849
906060
0.2
0.2
1
đb sông Hồng
347923
83205.8
85782
23806.4
0.2
0.3
2
MN phía Bắc
256598
153927
83858
69972
0.3
0.5
3
Bắc Trung Bộ
269930
266044
76785
94075
0.3
0.4
4
DH Nam T. Bộ
407346
887263
125241
183647
0.3
0.2
5
Tây Nguyên
1155694
1133726
143099
166988
0.1
0.1
6
Đông nam Bộ
3151005
895032
461253
137864
0.1
0.2
7
đb sông cl
2706227
388600
929831
229709
0.3
0.6
Nguồn: Theo số liệu điều tra của Tổng cục thống kê năm 2001
và báo cáo của Bộ Nông nghiệp về tình hình phát triển kinh tế trang trại năm 2002
Các kết quả đạt được và những vấn đề đặt ra cần giải quyết.
Các kết quả đạt được.
2.5.1.1)Kết quả chung.
Thực tiễn nông nghiệp thế giới cũng như ở nước ta những năm qua cho thấy trang trại là hình thức sản xuất phù hợp với những đặc điểm của nhà nông, với yêu cầu của kinh tế thị trường và do đó là một hình thức hiệu quả trong nền nông nghiệp hàng hoá.Trong khi đó nông nghiệp nước ta là một ngành sản xuất còn chứa đựng những nguồn lực dồi dào cần được huy động để phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Phát triển kinh tế trang trại trở thành một hướng quan trọng để phát huy các nguồn lực trong nông nghiệp.
Thực tế cho thấy ở nước ta hiện nay, nói chung những nơi có bình quân diện tích tính theo đầu người cao thì kinh tế trang trại có điêù kiện phát triển. Các vùng trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và một số vùng đất mới ven biển,... có nhiều tiềm năng về đất đai. Đây là một điều kiện thuận lợi để kinh tế trang trại phát triển ở những vùng này trong những năm qua. Sự phát triển của kinh tế trang trại đến lượt nó lại góp phần to lớn vào việc khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực đất đai của vùng này. Đất đai của trang trại ở đây hầu hết là rừng cũ (gò, đồi hoang hoá) được các chủ trang trại san ủi và qua nhiều năm cải tạo đã trở thành đất nông nghiệp. Theo điều tra 3044 trang trại năm 1999 của trường ĐH Kinh tế quốc dân, diện tích đất trang trại khai hoang chiếm 5,1% tổng diện tích đất trang trại, nhưng đến năm 2002, theo số liệu của 57 tỉnh thành trong báo cáo về đánh giá tình hình phát triển trang trại của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn diện tích đất khai hoang chiếm tới 25 % tổng diện tích đất trang trại. Như vậy nguồn đất khai hoang hình thành trang trại ngày càng tăng. Vai trò của kinh tế trang trại trong phát huy nguồn lực đất đai còn được thể hiện và chủ yếu thể hiện ở chỗ do cách thức quản lý sản xuất hợp lý hơn và do sự tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà hiệu quả sử dụng ruộng đất ở các trang trại cao hơn hẳn so với các hộ nông dân khác.
Việc phát triển kinh tế trang trại đồng thời cũng gắn liền với việc huy động và sử dụng các nguồn lực về vốn, sức lao động trong nông nghiệp và kinh nghiệm, năng lực tổ chức quản lý của người sản xuất. Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2001 trang trại đã huy động được 8.294 tỷ đồng vốn, sử dụng 375 nghìn lao động trong đó lao động của trang trại là 168 nghìn người. Để phát triển sản xuất kinh doanh, ngoài vốn tích luỹ của mình, các chủ trang trại thường phải huy động thêm vốn của anh em, họ hàng, của các tổ chức tín dụng để đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Đại bộ phận các trang trại, do qui mô sản xuất vượt khỏi khả năng lao động của gia đình nên đã thuê mướn thêm lao động, từ đó tạo thêm công ăn việc làm cho lao động nông thôn. Ví dụ như ở Yên Bái, có khoảng 20% số chủ trang trại có vốn đầu tư ban đầu khoảng vài triệu, 65% có vốn đầu vài trăm nghìn đồng, sau hơn 5 năm phát triển trang trại thường có giá trị tài sản nông lâm nghiệp vài chục triệu tới vài trăm triệu đồng. Gần 50% số trang trại gia đình ở Yên Bái có thuê thêm lao động. Số lao động thường xuyên và lao động vụ bình quân 1 trang trại thuê mướn trong năm thường từ 5 người trở lên, có trang trại thuê tới 25 người với tiền công nói chung là thoả đáng.
Phát triển kinh tế trang trại ở những nơi có điều kiện phát triển bao giờ cũng đi đôi với việc khai thác và sử dụng một cách đầy đủ và hiệu quả hơn các nguồn lực trong nông nghiệp, nông thôn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37093.doc