Đề tài Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng trung dài hạn tại Ngân Hàng Công Thương Ba Đình

Chương I: Tín dụng trung dài hạn đối với sự nghiệp 3

phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

I. Tín dụng trung và dài hạn và các hình thức tín

dụng trung và dài hạn. 3

1.Tín dụng trung và dài hạn 3

a. Khái niệm và các hình thức tín dụng 3

b. Tín dụng trung và dài hạn và các hình thức tín dụng

 trung và dài hạn 4

2. Tầm quan trọng của vốn đầu tư trung và dài hạn trong

nền kinh tế. 5

3. Vai trò của Ngân hàng trong việc cung cấp vốn đầu

tư trung và dài hạn. 8

4.Nghệp vụ tín dụng trung và dài hạn. 8

a. Nguồn để cho vay. 8

b. Cơ chế cho vay. 9

II. Hiệu quả cho vay trung và dài hạn 14

1. Khái niệm về hiệu quả cho vay. 14

2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay. 16

Chương II Tình hình cho vay trung và dài hạn tại.

Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình 18

I. Giới thiệu về Ngân hàng Công thương Ba Đình. 18

1. Lịch sử hình thành. 18

2. Cơ cấu tổ chức. 20

3. Tình hình hoạt động kinh doanh. 21

II. Tình hình cho vay trung và dài hạn tại Chi nhánh

Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình. 28

1. Tình hình cho vay trung và dài hạn. 28

2. Tình hình nợ quá hạn. 37

III. Tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng

 Công thương khu vực Ba Đình những kết quả và tồn tại. 40

1. Những kết quả đạt được. 40

2. Những tồn tại. 44

Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung

 và dài hạn tại Ngân hàng Công thương Ba Đình. 47

 

 

 

doc66 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1090 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng trung dài hạn tại Ngân Hàng Công Thương Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiên sang năm 2001 do sự giảm sút của khoản cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ và khoản cho vay ngắn hạn bằng VND có xu hướng chững lại cho nên đến 31/12/2001 số dư nợ cho vay ngắn hạn chỉ đạt: 443144 triệu đồng và bằng 97.3% so với 1999. Đầu tư trung và dài hạn cũng có kết quả khá khả quan, năm 1999 dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt: 80657 triệu đồng, năm 2000 đạt: 108591 triệu đồng, tăng 8227 triệu đồng và bằng 108.2% so với năm 2000. Như vậy cơ cấu tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình đã từng bước được điều chỉnh phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của đất nước vì mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Chi nhánh đã chủ động khai thác, bổ xung nguồn vốn trung và dài hạn bằng VND và ngoại tệ với lãi suất hợp lý để đáp ứng yêu cầu phát triển theo chiều sâu giúp các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh. Cơ cấu tín dụng trung và dài hạn đã từng bước được chuyển đổi theo chiều hướng tíc cực. Trong năm 1999 tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn trên tổng dư nợ đạt 16.5%, năm 2000 đạt 18.1%và năm 2001 đạt 19.68%. Tuy nhiên nếu xem xét trên góc độ nhu cầu vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế thì tỷ lệ này còn hạn chế, yêu cầu đặt ra cho Chi nhánh phải đạt từ 30 -35 % dư nợ trung và dài hạn trên tổng dư nợ vào những năm tới, để đạt được con số này thì Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình phải không ngừng nghiên cứu và đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng dần tỷ trọng cho vay trung và dài hạn. Phân loại tín dụng theo đồng tiền ta thấy đầu tư tín dụng bằng ngoại tệ không ngừng giảm qua các năm. Năm 1999 đầu tư tín dụng bằng ngoại tệ quy VND là: 120219 triệu đồng. Năm 2000 đạt: 105081 triệu đồng và chỉ bằng 80.6% so với năm 1999. Năm 2001 đầu tư tín dụng bằng ngoại tệ quy VND đạt 84421 triệu đồng và chỉ bằng 80.3% so với năm 2000. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tình hình phát triển kinh tế đất nước và bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ các nước Đông Nam á : Tỷ giá USD/VND liên tục tăng trong suốt các tháng cuối năm 2000 và đầu năm 2001 dẫn đến sự giảm sút của khoản dư nợ bằng ngoại tệ do các đơn vị đi vay phải chịu những rủi ro ngoại hối. Một tồn tại nữa cần xem xét trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh là trong những năm qua mặc dù dư nợ tín dụng không ngừng tăng nhưng cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế lại đáng phải xem xét. Qua số liệu về dư nợ tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình ta thấy tỷ lệ cho vay đối với khu vực ngoài quốc doanh ngày càng giảm sút. Năm 1999 tỷ lệ này đạt 6.2% trên tổng dư nợ, đến năm 2000 chỉ đạt 3.3% trên tổng dư nợ và năm 2001 đạt 2.6% trên tổng dư nợ. Có lẽ đây là xu thế chung của các Ngân hàng Thương Mại nói chung, do cho vay đối với khu vực ngoài quốc doanh có độ rủi ro khá cao nên chủ trương của Ngân hàng là chủ động cho vay khu vực kinh tế quốc doanh là chủ yếu, hạn chế và hầu như không cho vay với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh “Theo biểu 3: Tình hình sử dụng vốn phân theo thành phần kinh tế tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình”. Biểu 3: TìNH HìNH Sử DụNG VốN PHÂN THEO THàNH PHầN KINH Tế TạI NHCT BA ĐìNH Chỉ tiêu 31/12/1999 31/12/2000 31/12/2001 2000 so với 1999 (%) 2001 so với 2000 (%) Số tuyệt đối (tr đ) % Số tuyệt đối (tr đ) % Số tuyệt đối (tr đ) % Tổng dư nợ 489580 100 555998 100 551735 100 113.5 99.2 Dư nợ NH 408923 83.5 455634 81.9 443144 80.3 111.4 97.2 +QD 394230 80.5 450502 81.0 437973 79.4 114.2 97.2 +NQD 14693 3.0 5132 0.9 5171 0.9 35.0 100.7 Dư nợ TDH 80657 16.5 100364 18.1 108591 19.7 124.4 108.1 +QD 64805 13.2 87557 15.7 99346 18.0 135.1 113.5 +NQD 15852 3.3 12807 2.4 9245 1.7 80.8 78.2 Chú thích: ( QD : kinh tế quốc doanh NQD: kinh tế ngoài quốc doanh) Ngoài các hoạt động tín dụng, Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình còn thực hiện nhiều hoạt động đầu tư khác như: Tín dụng thuê mua và liên doanh, cho vay tài trợ uỷ thác của các tổ chức tín dụng nước ngoài như: Ngân hàng tái thiết và phát triển Đức.. . Đã được Ngân hàng Công thương Ba Đình triển khai kịp thời theo hợp đồng đã ký kết. Cuối năm 2001 dư nợ tín dụng Đài Loan là: 12460 tr đồng, cho vay EU, Việt Đức là: 155 tr đ Tuy còn một số hạn chế song những kết quả trên đây đã chứng tỏ rằng Ngân hàng Công thương Ba Đình đã và đang phát triển trên mọi lĩnh vực, mọi phương diện. Không ngừng tăng trưởng nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, chiến lược phát triển kinh tế của đảng và Nhà Nước. II. Tình hình cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng công thương Ba Đình. 1. Tình hình cho vay trung và dài hạn. Trước nhu cầu vốn cho công ngiệp hoá - hiện đại hoá dất nước, chi nhánh Ngân hàng công thương khu vực Ba Đình đã tích cực triển khai để có những bước chuyển dịch cơ cấu tín dụng, tăng dần tỷ trọng cho vay trung và dài hạn đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại nhằm gíp cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Để thấy được những kết quả mà chi nhánh đã tạo ra đối với việc cho vay trung và dài hạn chúng ta lấy từ thời điểm nam 1999 để nghiên cứu phân tích. Trong những năm qua ( kể từ năm 1999 -2001 ) cho vay và đầu tư của chi nhánh đã bám sát được mục tiêu chung của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam và phù hợp với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế trên địa bàn. Với quan điểm “Đầu tư theo chiều sâu cho doanh nhiệp chính là đầu tư cho tương lai của Ngân hàng “ chi nhánh Ngân hàng công thương khu vực Ba Đình đã chủ động khai thác bổ xung các nguồn vốn trung - dài hạn bằng VND và ngoại tệ với lãi suất hợp lý để đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước , bám sát kế hoạch phát triển của đất nước. Ngân hàng đã tập trung vào các dự án mua sắm máy móc, thiết bị, công nghệ tiên tiế, xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh mới, cải tạo, mở rộng đầu tư theo chiều sâu... Những kết quả đó được thể hiện cụ thể như sau: Căn cứ vào biểu 4 “ Tình hình cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng công thương Ba Đình “ ta thấy: Năm 1999 dư nợ cho vay trung và dài hạn bình quân cả năm đạt: 73537 triệu đồng chiếm 16.5% ttổng dư nợ cho vay bình quân. Nếu xét số dư ngày 31/12/1999 thì dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt: 80657 triệu đồng và chiếm 16.5% tổng dư nợ cho vay cùng thời điểm. Sang năm 2000 tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn bình quân cả năm là: 89101 triệu đồng, tăng 21.1% so với bình quân năm 1999 tương đương chiếm 18.4% tổng dư nợ cho vay bình quân. Tính đến 31/12/2000 dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt: 100306 triệu đồng tăng 24.4 % so với 31/12/1999 và chiếm 18.1% tổng dư nợ cho vay. Đến năm 2001 nếu xem xét tổng quan thì cho vay trung và dài hạn không có biến động lớ, dư nợ cho vay bình quân cả năm đạt:1045213 triệu đồng tăng 17.3% so với năm 2000, nếu tính số dư thời điểm (31/12/2001) thì đạt 108591 triệu đồng và tăng 8.2% so với năm 31/122000 và chiếm 19.68% so với tổng dư nợ. Trong năm 2001 do bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế cho nên ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động của chi nhánh. Các chỉ tiêu tổng quan về cho vay trung và dài hạn (như đã phân tích ở trên) tuy rằng có tăng trưởng so với năm 2000 nhưng tốc độ tăng lại có su hướng giảm (Dư nợ trung dài hạn năm 2000 tăng 24.4% so với năm 1999 nhưng trong năm 2001 tốc độ tăng này chỉ đạt 8.2%). Với số lượng dư nợ cho vay trung dài hạn lớn như vậy chi nhánh Ngân hàng công thương khu vực Ba Đình đã góp phần không nhỏ vào đổi mới công nghệ, tăng năng lực sản xuất kinh doanh theo hướng hiện đại hoá công nghệ sản xuất đặc biệt trong các tổng công ty xây dựng , bộ giao thông vận tải, bộ xây dựng ... Để xây dựng các cỏ sở hạ tầng cho đất nước, đầu tư năng lực sản suất cho các doanh nghiệp nâng cao chất lượng hàng hoá, tăng doanh số hàng suất khẩu trong các doanh nghiệp doanh nghiệp thuộc nghành chế biến... Nếu xem xét tình hình cho vay trung và dài hạn theo VND và ngoại tệ ta thấy: Dư nợ ngoại tệ chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng dư nợ cho vay trung dài hạn. Trong năm 1999 tỷ lệ cho vay trung và dài hạn bằng ngoại tệ chiếm: 60% tổng cho vay trung và dài hạn và bằng 37.2% tổng dư nợ bằng ngoại tệ (cả ngắn hạn và trung dài hạn). Sang năm 2000 dư nợ cho vay trung dài hạn bằn ngoại tệ đạt 47361 triệu đồng và chỉ bằng 97.7% so với năm 1999 và chiếm tỷ trọng 47.2% trên tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn (bằng 45.2% tổng dư nợ cho vay bằng ngoại tệ của chi nhánh).Trong năm 2001 tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn bằng ngoại tệ tiếp tục giảm sút, tính đến 31/12/2001 dư nợ trung dài hạn bằng ngoại tệ là: 400897 triệu đồng và bằng 84.6% so với cùng kỳ năm 2000. Và tỷ trọng trên tổng dư nợ trung dài hạn cũng giảm so với năm 2000 (năm 2001 chỉ đạt 36.9%). Sở dĩ có tình trạnh giảm sút đối với cho vay trung dài hạn bằng ngoại tệ là vì vào cuối năm 2000, đầu năm 2001 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Đông Nam á dẫn đến sự phá giá của hàng loạt đồng tiền trong khu vực trong đó có đồng VND. Tỷ giá USD/VND tăng mạnh, dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp không muốn vay băng ngoại tệ (chủ yếu là bằng đồng USD) bởi vì nếu vay bằng ngoại tệ trong điều kiện không ổn định nói trên thì các doanh nghiệp chịu rủi ro về tỷ giá (mặc dù lãi suất cho vay bằng ngoại tệ thường nhỏ hơn đối với lãi suất cho vay bằng VND khoảng 7.5% / năm đối với USD). Một nguyên nhân nữa dẫn đến tình trạng trên là do sự điều chỉnh lãi suất cho vay bằng ngoại tệ tăng (theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước là “từng bước điều chỉnh lãi suất cho vay VND bằng với lãi suất cho vay bằng ngoại tệ”). Cũng như tình hình chung của cho vay trung dài hạn thì cho vay bằng ngoại tệ trung dài hạn cũng chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp quốc doanh và thường chiếm tỷ trọng khá cao. Trong năm 1999 tỷ lệ này là: 83.3%, năm 2000 là: 84.3% Và năm 2001 là 84.2%. Nếu phân chia tình hình cho vay trung và dài hạn tại chi nhánh Ngân hàng công thương khu vực Ba Đình theo thành phần kinh tế thì ta thấy xu thế chung là chi nhánh chủ yếu tập trung vào thành phần kinh tế quốc doanh, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh vẫn còn bị xem nhẹ. Căn cứ vào biểu 4 “Tình hình cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng công thương Ba Đình” ta có thể phân tích cụ thể như sau: Năm 1999 dư nợ cho vay trung và dài hạh khu vực kinh tế quốc doanh đạt 64805 triệu đồng chiếm 13.2% trên tổng dư nợ cho vay (tương đương chiếm 80% trên tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn ). Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chỉ chiếm 3.3% trên tổng dư nợ cho vay (tương đương chiếm 20% trên tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn).Tính đến 31/12/2000 dư nợ cho vay trung dài hạn đối với khu vực kinh tế quốc doanh đạt: 87557 triệu đồng tăng 35% so với năm 1999 (với số tuyệt đối tăng:22752 triệu đồng ) chiếm tỷ trọng 15.7%trên tổng dư nợ (tương đương chiếm 87% trên tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn). Còn lại dư nợ cho vay trung dài hạn khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chỉ chiếm 2.4% trên tổng dư nợ (tương đương 13% dư nợ trung dài hạn). Do việc cho vay trung dài hạn đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có phần không được an toàn so với khu vực quốc doanh, hơn nữa trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vốn tự có thường thấp, khả năng quản lý kinh doanh yếu kém và đặc biệt là thiếu các các dự án đầu tư theo chiều sâu nên doanh số cho vay trung dài hạn đối với khu vực kinh tế này tại Ngân hàng công thương Ba Đình có su hướng giảm sút. Kể cả trong năm 2001 tình hình này vẫn chưa được cải thiện, tính đến 31/12/2001 tổng dư nợ cho vay trung dài hạn khu vực quốc doanh là: 9346 triệu đồng chiếm tỷ lệ 18% trên tổng dư nợ cho vay (tương đương chiếm: 91.4% tren tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn), khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có tổng doanh số dư nợ: 9245 triệu đồng giảm 38.8% so với năm 2000 và chỉ chiếm 1.7% trên tổng dư nợ cho vay. Sự hạn chế trong cho vay trung dài hạn đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh này cần từng bước được khắc phục. biểu 5:cơ cấu cho vay trung và dài hạn theo thành phần kinh tế tại Nhct ba đình Chỉ Tiêu 31/12/1999 31/12/2000 31/12/2001 Số tiền (tr đ) Tỷ trọng (%) SốTiền (tr đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tr đ) Tỷ trọng (%) Tổng 80657 100.0 100306 100.0 108591 100.0 -QD 64805 80.3 87557 87.3 99396 91.5 -NQN 15852 19.7 12807 12.7 9245 8.5 Qua biểu 6: “Chi tiết về cho vay trung dài hạn theo các thành phần kinh tế” Ta thấy các ngành có quan hệ vay vốn trung dài hạn tại chi nhánh Ngân hàng công thương khu vực Ba Đình chủ yếu là các ngành xây dựng, ngành giao thông vận tải, ngành công nghiệp chế biến, khách sạn nhà hàng... Sở dĩ có đặc trưng như vậy một phần là do địa bàn quận Ba Đình chủ yếu tập trung các tổng công ty, các doanh nghiệp hoạt động theo các lĩnh vực trên là chủ yếu. Còn lại một số ngành khác như ngành lâm nghiệp, mặc dù tổng công ty Vi Na cà phê là một trong những khách hàng lớn nhất của Ngân hàng với mức dư nợ thường xuyên khoảnh 100 tỷ đồng nhưng lại không có nhu cầu vay vốn trung dài hạn mà chỉ vay vốn ngắn hạn. Có thể còn do nhiều yếu tố mà Ngân hàng và khách hàng còn chưa gặp nhau trong việc cho vay trung và dài hạn nhưng qua phân tích ta thấy tình hình cho vay trung và dài hạn tại chi nhánh là rất đa dạng và phong phú. Để nghiên cứu kỹ hơn về tình hình cho vay trung và dài hạn tại chi nhánh Ngân hàng công thương khu vực Ba Đình ta tiến hành phân tích quan hệ cho vay trung dài hạn của chi nhánh với từng ngành kinh tế : +Ngành giao thông vận tải: Có mức dư nợ năm 1999 là 21139 triệu đồng chiếm tỷ trọng 26.2% , năm 2000 dư nợ : 34751 triệu đồng tăng 64% so với năm 1999, chiếm tỷ trọng 34.6% và tính đến 31/12/2001 tổng dư nợ ngành này là: 36319 triệu đồng, tăng 4.5%, chiếm tỷ trọng 33.5%. Mặc dù trong năm 2001 tốc độ tăng dư nợ ngành này có chậm lại nhưng nhìn chung thông qua số liệu trên ta thấy mức đầu tư trung dài hạn cho ngành giao thông vận tải của Ngân hàng công thương Ba Đình tăng đáng kể trong thời gian gần đây. Nguyên nhân chính là do đây là ngành tập trung chủ yếu các dự án đầu tư máy móc, thiết bị để tăng năng suất và chất lượng thi công các công trình thuộc chiến lược phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng của đất nước. Trong năm2001 Ngân hàng đã tiến hành đầu tư mới hàng loạt các dự án với số lượng vốn khoảng 20 tỷ VND và 700.000 USD cho ngành giao thông vận tải để mua sắm các thiết bị thi công như: Cần cẩu, máy xúc, trạm trộn bê tông, các phương tiện vận tải... Cho các tổng công ty như: Tổng công ty xây dựng đường thuỷ, tổng công ty xây dựng công thình 1, các công ty trực thuộc tổng công ty cầu Thăng Long... Để thi công các công trình phát triển giao thông đường bộ, xây dựng các cầu trên quốc lộ 1A... +Ngành xây dựng: Năm 1999 dư nợ đạt 21186 triệu đồng chiếm 26.3% tổng dư nợ trung dài hạn, năm 2000 đạt 8405 triệu đồng, giảm 60.3% so với năm 1999 và chiếm tỷ trọng 8,3%. Sang năm 2001 dư nợ đối với ngành xây dựng chỉ còn: 2812 triệu đồng tức giảm 66.5% so với năm 2000 và chiếm 2.6%. Qua số liệu trên ta thấy được sự giảm sút nhanh chóng trong dư nợ của ngành này từ 21186 triệu đồng (năm 1999) xuống còn 2812 triệu đồng (năm 2001). Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do đặc điểm hoạt động của ngành chủ yếu cần vốn lưu động để mua sắm nguyên vật liệu, chi phí nhân công đến khi công trình bàn giao họ có thể hoàn vốn lại cho Ngân hàng ngay vì vậy họ chủ yếu có nhu cầu vay vốn ngắn hạn. Bên cạnh đó sau một thời gian tăng nhanh chóng các công trình xây dựng đến nay số lượng các công trình xây dựng giảm đi một cách nhanh chóng do những biến động về kinh tế xã hội, các doanh nghiệp này hiện nay gặp rất nhều khó khăn do chính phủ chưa phê duyệt các dự án xây dựng lớn, cũng như kế hoạch quy hoạch tổng thể đến năm 2010. Tính đến nay chỉ còn ba doanh nghiệp còn dư nợ trên tài khoản đó là: Tổng công ty xây dựng Hà Nội dư nợ:450 triệu đồng, Công ty xây dựng số 1 dư nợ: 787 triệu đồng, công ty xây dựng số 4 dư nợ: 1575 triệu đồng. +Ngành công nghiệp: Năm 1999 dư nợ 10320 triệu đồng chiếm13%, năm 2000 dư nợ: 39806 triệu đồng tăng 3.85 lần so với năm 1999 và chiếm:39.6%,đến năm 2001 doanh nghiệp đạt 53680 triệu đồng tăng 1.34 lần so với năm 2000 và chiếm tỷ trọng 49.4%. Như vậy ta thấy có một sự tăng trưởng đáng kể trong dư nợ cho vay trung và dài hạn trung dài hạn đối với ngành công nghiệp, sự tăng trưởng trên là do trong thời gian qua chi nhánh Ngân hàng công thương khu vực Ba Đình đã chú trọng đến việc đầu tư cho các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu như: Công ty may Chiến Thắng, công ty gốm Hữu Hưng... Để đầu tư mua sắm các trang thiết bị sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và nước ngoài đối với các mặt hàng xuất khẩu. *Về quan hệ giữa cho vay và thu nợ: Xem xét cụ thể biểu 7: “Tình hình cho vay và thu nợ trung dài hạn tại Ngân hàng công thương Ba Đình” ta thấy: Trong năm 1999 doanh số cho vay trung dài hạn đạt: 58320 triệu đồng, trong đó kinh tế quốc doanh chiếm 97.9%. doanh số thu nợ trung dài hạn trong năm đạt: 37664 triệu đồng và cũng như cho vay thu nợ trung dài hạn chỉ tập trung vào khu vực kinh tế quốc doanh. Sang năm 2000mặc dù dư nợ trung dài hạn tăng nhưng doanh số cho vay và thu nợ bị giảm cụ thể: Doanh số cho vay trung dài hạn chỉ bằng 94% so với năm 2000, doanh số thu nợ chỉ bằng 92% so với năm 2000. Tuy nhiên tính đến năm 2001 thì tình hình lại có chuyển biến ngược lại:Doanh số cho vay trung và dài hạn58057 triệu đồng tăng 6% so với năm 2000, doanh số thu nợ trung dài hạn đạt 49706 triệu đồng tăng 43% so với 2000. Trong đó cũng chủ yếu là cho vay và thu nợ đối với khu vực kinh tế quốc doanh. Qua phân tích trên đây ta thấy mặc dù có giảm về doanh số cho vay và thu nợ trong năm 2000 nhưng sang năm 2001 lại tăng chứng tỏ tình hình cho vay và thu nợ của chi nhánh đang phát triển theo chiều hướng tốt. Nhìn chung doanh số cho vay và thu nợ trong các năm là khá cân bằng. 2. Tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh. Nhìn chung tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của cho vay là tương đối thấp cụ thể như sau: Đến 31/12/2000 tổng nợ quá hạn 18488 triệu đồng và chiếm tỷ lệ 3.32% trên tổng dư nợ. Sang đấu năm 2001 do ảnh hưởng biến động nhỏ của nền kinh tế dẫn đến nợ quá hạn có tăng, tính đến 30/6/2001 tổng dư nợ quá hạn là: 20403 triệu đồng với tỷ lệ 3.55% trên tổng dư nợ. Tuy nhiên vào những tháng cuối năm tình hình có chuyển biến ngược lại. Tính đến31/12/2001 tổng dư nợ quá hạn giảm xuống còn 15286 triệu đồng và với tỷ lệ 1.81% trên tổng dư nợ cho vay. Nếu so sánh với tỷ lệ nợ quá hạn của các Ngân hàng nói chung (thường tỷ lệ này khoảng 5%) thì đối với chi nhánh vấn đề nợ quá hạn có thể chấp nhận được. Có được những kết quả như trên một phần là nhờ vào việc các cán bộ tín dụng luôn bám sát khách hàng vay vốn tạo điều kịên cho các khoản vay được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả cao, các khoản vay đến thời gian thu hồi đều được các cán bộ tín dụng theo dõi sát sao, có nhiều hình thức đôn đốc đơn vị vay trả nợ kịp thời và có được những kết quả như vậy là nhờ vào việc chi nhánh có được số lượng khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, có uy tín và đặc biệt là có quan hệ lâu dài với Ngân hàng nhìn chung việc thu hồi vốn đều được tiến hành nhanh, thuận lợi đảm bảo an toàn vốn. Căn cứ vào biểu 8 “Tình hình nợ quá hạn tại Ngân hàng công thương Ba Đình.” Ta thấy dư nợ quá hạn ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là rất lớn trong tổng dư nợ quá hạn tính đến cuối năm 2000là: 4785 triệu đồng chiếm gần 30% tổng dư nợ quá hạn. Trong khi đó mức dư nợ đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh cùng thời gian đó chỉ chiếm khoảnh 32% trên tổng dư nợ. Chính vì tình trạng trên mà Ngân hàng có su hướng giảm cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nhờ đó mà nợ quá hạn đã giảm xuống đáng kể đối với khu vực ngoài quốc doanh vào cuối năm 2001 và đầu năm 2002. Đến 31/12/2001 tổng nợ quá hạn khu vực kinh tế ngoài quốc doanh giảm xuống còn 3216 triệu đồng chiếm 26.2% tổng dư nợ quá hạn và với tỷ tệ 22.2% trên tổng dư nợ ngoài quốc doanh. Đến 31/03/2002 nợ quá hạn khu vực này còn 3061 triệu đồng chiếm tỷ lệ 22.1% trên tổng dư nợ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Qua phân tích trên đây ta thấy trên thực tế nợ quá hạn khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có giảm nhưng thực chất lại là do doanh số cho vay của khu vực này giảm. Chính vì vậy nếu so sánh tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của kinh tế ngoài quốc doanh thì ta thấy tỷ lệ này không hề giảm thậm chí còn tăng và tỷ lệ này còn quá cao. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thu hẹp cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh của chi nhánh Ngân hàng công thương khu vực Ba Đình. Vấn đề đặt ra cho chi nhánh trong thời gian tới không những phải nâng dần doanh số cho vay với khu vực ngoài quốc doanh mà còn phải hạ thấp dần tỷ trọng nợ quá hạn của khu vực này tạo ra sự cân bằng giữa các thành phần kinh tế trong việc đầu tư tín dụng của chi nhánh. Khu vực kinh tế quốc doanh tuy rằng tỷ trọng nợ quá hạn so với tổng dư nợ thấp nhưng mức dư nợ nợ quá hạn không phải là nhỏ cụ thể như sau: Vào thời điểm cuối năm 2000nợ quá hạn là: 13703 triệu đồng, sang năm 2001 vào những tháng đầu năm mức dư nợ quá hạn có tăng nhưng lai giảm vào những tháng cuối năm và đến 31/12/2001 tổng dư nợ quá hạn đối với khu vực kinh tế quốc doanh là:12052 triệu đồng chiếm tỷ trọng 2.24% trên tổng dư nợ khu vực quốc doanh, đến 31/03/2002 còn tiếp tục giảm và chỉ còn: 7084 triệu đồng chiếm tỷ trọng 1.3% trên tổng dư nợ khu vực kinh tế quốc doanh. Nhìn chung các doanh nghiệp quốc doanh có tình hình tài chính lành mạnh, sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Tuy nhiên các doanh nghiệp này thường vay với số tiền lớn nên khi gặp rủi ro bất khả kháng thì dư nợ quá hạn của kinh tế quốc doanh sẽ làm tăng nhanh chóng dư nợ quá hạn của toàn chi nhánh. Biểu 9: phân tích nợ quá hạn theo kỳ hạn nợ tại Ngân hàng công thương Ba Đình Chỉ tiêu 12/2001 01/2002 02/2002 03/2002 Tổng dư nợ 551735 531909 563808 558480 -Trong đó NQH (tr đ) 15268 11454 9759 10145 -Tỷ lệ (%) 2.76 2.15 1.73 1.80 Phân theo kỳ hạn nợ 1.Cho vay ngắn hạn STổng dư nợ (tr đ) 443144 424067 45808 445997 -Trong đó NQH (tr đ) 13042 9311 7521 7904 -Tỷ lệ (%) 2.90 2.19 1.64 1.77 +NQH < 6 tháng 0 2283 494 878 +NQH 6T - 12T 3850 7 7 7 +NQH > 12 T 9192 7021 7020 7019 2.Cho vay trung dài hạn STổng dư nợ (tr đ) 108591 107542 107000 112463 -Trong đó NQH (tr đ) 2117 2034 2129 2132 -Tỷ lệ (%) 1.95 1.88 1.98 1.90 +NQH < 6T 1177 659 1879 757 +NQH 6T - 12T 285 250 250 250 +NQH > 12 T 655 1125 0 1125 3. Cho vay khác Nợ quá hạn (tr đ) 109 109 109 109 III. Tín dụng trung dài hạn tại chi nhánh Ngân hàng công thương khu vực Ba Đình những kết quả và tồn tại. Như đã đề cặp đến khái niệm và các chỉ tiêu đánh giá cho vay trung và dài hạn ở chương I. Vì vậy để xem xét hiệu quả cho vay trung dài hạn tại chi nhánh Ngân hàng công thương khu vực Ba Đình chúng ta sẽ dựa trên các chỉ tiêu đó để đánh giá những kết quả và những tồn tại. 1. Những kết quả đạt được. a.Xét về phía xã hội. Thực hiện chủ trương của toàn ngành Ngân hàng không ngừng nâng dần tỷ trọng cho vay trung và dài hạn góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Trong những năm qua tín dụng trung dài hạn của chi nhánh Ngân hàng công thương khu vực Ba Đình đã đóng góp một phần đáng kể về mặt xã hội như: Nhờ có những dụ án dầu tư cho vay theo chiều sâu dẫn đến sử dụng được một khối lượng lớn lao động trong xã hội như dự án cho vay đối với công ty may Chiến Thắng mua sắm thiết bị đã tạo ra được hơn 200 đơn vị việc làm cho cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp... Ngân hàng cũng tham gia đầu tư vốn vào nhiều cơ sở hạ tầng cho đất nước như cho cho tổng công ty cầu Thăng Long vay vốn để đầu tư xây dựng một số cầu trên quốc lộ 1A, quốc lộ 36, cho vay dự án nâng cấp sân bay Nội Bài... Ngoài ra hoat động đầu tư của Ngân hàng cũng góp phần đán kể vào việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thông qua việc cho vay các công ty như: Công ty may chiến thắng, Công ty may 10 để đầu tư sản xuất các mặt hàng suất khẩu. Xét về phía nhà doanh nghiệp Một là: Tỷ lệ dư nợ tín dụng trung dài hạn trên tổng dư nợ tín dụng đã tăng trưởng không ngừng qua các năm 1999, 2000, 2001. Tuy nhiên năm2001 tỷ lệ này mới chỉ đạt khoảng 20%, nhỏ hơn mức chung của toàn hệ thống Ngân Hàng Công Thương Việ Nam(khoảng 25%). Song dù sao cũng là kết quả của sự lỗ lực không ngừng của toàn chi nhánh. Thời gian qua chi nhánh đã thực hiện phương châm phục vụ đổi mới nến kinh tế theo chiều sâu. Nhu cầu của các doanh nghiệp lúc này là đổi mới kỹ thuật, công nghệ để khắc phục tình trạng lạc hậu về kỹ thuật, gia tăng các máy móc thiết bị mới, hiện đại để tăng hiệu quả và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Mở rộng tín dụng trung dài hạn của Ngân hàng là một giải pháp đúng đắn để chuyển hoạt động của các đơn vị kinh tế từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường với môi trường cạnh tranh gay gắt. Những kết quả bước đầu của chi nhánh Ngân hàng công thương khu vực Ba Đình là tích cực cung cấp nguồn vốn trung dài hạn cho nhu cầu phát triển kinh tế, góp phần đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá hiện đậi hoá đất nước tháo gỡ những

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0134.doc
Tài liệu liên quan