Đề tài Những giải pháp nhằm phát huy hiệu quả của công cụ nghiệp vụ thị trường mở trong thời gian tới

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

 

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ 3

 

I. Những vấn đề chung về chính sách tiền tệ 3

1/ Khái niệm 3

2/ Hệ thống các mục tiêu của chính sách tiền tệ 3

3/ Các công cụ của chính sách tiền tệ 5

 

II. Khái quát về nghiệp vụ thị trường mở 7

1/ Khái niệm và cơ chế tác động 7

2/ Các loại nghiệp vụ thị trường mở 8

3/ Phương thức giao dịch trên thị trường mở 9

4/ Ưu nhược điểm của công cụ nghiệp vụ thị trường mở 11

 

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÔNG CỤ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ

TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM 13

 

I. Vài nét về nghiệp vụ thị trường mở tại Việt Nam 13

1/ Khái niệm 13

2/ Điều kiện về thị trường tài chính 13

3/ Khuôn khổ pháp lý 16

4/ Về mặt kỹ thuật, nghiệp vụ 16

 

II. Tình hình hoạt động thời gian qua 18

1/ Những kết quả bước đầu đạt được 18

2/ Một số tồn tại và hạn chế 20

 

CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY HIỆU QUẢ CỦA CÔNG CỤ

NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TRONG THỜI GIAN TỚI 24

 

1/ Tăng thêm số lượng thành viên tham gia vào thị trường 24

2/ Mở rộng hàng hoá cho nghiệp vụ thị trường mở

cả về số lượng và chất lượng 25

3/ Đa dạng hoá các phương thức giao dịch 25

4/ Củng cố và thúc đẩy các mảng thị trường khác phát triển

để làm cơ sở cho hoạt động thị trường mở 26

5/ Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng kết hợp với nâng cao

trình độ nghiệp vụ của các cán bộ ngân hàng 27

 

KẾT LUẬN 29

 

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

doc33 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1611 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp nhằm phát huy hiệu quả của công cụ nghiệp vụ thị trường mở trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắt buộc, tự nó không phản ánh được toàn bộ dự trữ thực của hệ thống ngân hàng và do đó, khó kiểm soát được lượng tiền cung ứng. Hay như với nghiệp vụ chiết khấu, NHTW có thể sử dụng lãi suất chiết khấu để điều tiết hoặc khuyến khích các NHTM vay vốn nhưng trên thực tế, nó không thể trực tiếp kiểm soát được khối lượng chiết khấu. Thứ hai: khi sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở, NHTW có thể chủ động can thiệp về khối lượng nhiều hay ít tuỳ ý, thời gian tuỳ thuộc vào thời gian mà NHTW muốn điều chỉnh lượng tiền cung ứng. NHTW có thể quyết định mua bán chủng loại giấy tờ có giá nào nhằm đạt được mục tiêu của chính sách tiền tệ. Đồng thời cũng có thể điều chỉnh cơ số tiền tệ tuỳ theo mức độ mong muốn thông qua việc mua bán một khối lượng giấy tờ có giá lớn hay nhỏ. Thứ ba: công cụ nghiệp vụ thị trường mở có tính linh hoạt cao, bất kỳ lúc nào sự can thiệp của NHTW đều tác động đến lượng tiền Trung ương sau đó ảnh hưởng đến lãi suất. Với công cụ này, khi có một sai lầm xảy ra trong lúc tiến hành nghiệp vụ, NHTW có thể lập tức đảo ngược lại việc sử dụng công cụ đó. Nếu NHTW thấy việc cung ứng tiền tệ tăng quá nhanh do nó mua trên thị trường mở quá nhiều thì nó có thể sửa chữa ngay lập tức bằng cách tiến hành nghiệp vụ bán trên thị trường mở và ngược lại. Thứ tư: nghiệp vụ thị trường mở là một công cụ đầy quyền lực. Một khi, NHTW quyết định mua hoặc bán thì nó tìm mọi cách định giá và đặt ra các điều kiện để thu hút các NHTM tham gia tích cực đáp ứng được yêu cầu của NHTW. Ngoài ra, nghiệp vụ thị trường mở có thể được hoàn thành nhanh chóng, không gây nên những chậm trễ về mặt hành chính. Với những lợi thế hơn hẳn các công cụ khác nên sau khi ra đời, nghiệp vụ thị trường mở đã được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các nước phát triển. Tuy nhiên, nghiệp vụ thị trường mở còn có một số hạn chế. Nhược điểm lớn nhất của nghiệp vụ này là để công cụ này phát huy hiệu quả thì quốc gia đó phải có một thị trường tài chính phát triển, hàng hoá của thị trường là các giấy tờ có giá ngắn hạn phải phong phú và đa dạng. Không những thế, NHTW còn phải có khả năng dự báo được vốn khả dụng của toàn hệ thống để can thiệp mua bán, có như vậy việc can thiệp mới có ý nghĩa lớn trong việc tác động vào lượng tiền cung ứng. Ngoài ra, khi NHTW mua bán làm tác động đến lượng tiền Trung ương, từ đó sẽ ảnh hưởng đến lãi suất trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Vì vậy, để tránh ảnh hưởng này, NHTW phải có các giải pháp xử lý phù hợp. Điều này đòi hỏi NHTW phải rất nhạy cảm và linh hoạt trong việc phối hợp các công cụ điều hành chính sách tiền tệ. Chương II: Thực trạng sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam I-/ Vài nét về nghiệp vụ thị trường mở tại Việt Nam 1. Khái niệm Nghiệp vụ thị trường mở (Open Market Operations, viết tắt là OMO) được NHTW các quốc gia sử dụng như một công cụ gián tiếp trong việc điều hành chính sách tiền tệ, thông qua việc làm thay đổi vốn khả dụng (hay nói cách khác là dự trữ) của hệ thống ngân hàng. Từ đó gián tiếp làm thay đổi lượng tiền cơ bản theo mục tiêu của chính sách tiền tệ. Nghiệp vụ thị trường mở đã ra đời từ những năm đầu của thế kỷ hai mươi ở Mỹ và một số nước Châu Âu. Ngày nay, nó được NHTW ở hầu hết các quốc gia trên thế giới sử dụng như một công cụ chủ yếu để điều hành chính sách tiền tệ. ở Việt Nam, nghiệp vụ thị trường mở mới bắt đầu được vận hành vào ngày 12-7-2000. Đây là một bước chuyển khá quan trọng trong việc đổi mới quá trình điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam. Mặc dù mới được đưa vào hoạt động nhưng thực tế ngay trong Luật NHNN Việt Nam ra đời tháng 12/1997 đã có khái niệm về nghiệp vụ thị trường mở như sau: "Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mà NHNN thực hiện việc mua bán tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu NHNN và các loại giấy tờ có giá ngắn hạn khác trên thị trường tiền tệ nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia". 2. Điều kiện về thị trường tài chính Thị trường tài chính của nước ta vẫn còn nhỏ bé về quy mô, đơn sơ về chủng loại hàng hoá và lạc hậu về cơ sở vật chất kỹ thuật. a/ Thị trường tín phiếu kho bạc Sau một thời gian chuẩn bị, tháng 6/1995, thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc chính thức được khai trương và đi vào hoạt động. Từ đó đến cuối tháng 9/2000, Ban đấu thầu liên bộ NHNN - Bộ Tài chính đã tổ chức 39 đợt đấu thầu tín phiếu kho bạc (thời hạn < 1 năm). Tổng khối lượng tín phiếu là 4156,1 tỷ đồng. Số lượng thành viên tham gia vào thị trường ngày càng phát triển. Tính đến nay, tổng số thành viên đã tăng lên gần 50 thành viên: trong đó có 5 NHTM quốc doanh, 20 NHTM cổ phần, 4 ngân hàng liên doanh, một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty bảo hiểm, quỹ tín dụng Trung ương… Việc các loại hình tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính tham gia vào thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc qua NHNN ngày một đông đảo chứng tỏ các nhà đầu tư và phát hành đã dần dần tìm được điểm cân bằng về lợi ích và thị trường này ngày càng trở nên hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, việc phát hành tín phiếu kho bạc vẫn còn những hạn chế. Thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc qua NHNN đã được thành lập và hoạt động tương đối ổn định nhưng nội dung của nó còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu, cải tiến. Số thành viên tham gia vào thị trường đấu thầu vẫn chỉ là các NHTM quốc doanh và các công ty bảo hiểm Nhà nước quen thuộc. Các thành viên khác đã có đăng ký nhưng rất ít tham gia. Trong từng phiên đấu thầu còn quy định một loại kỳ hạn (364 ngày) và áp dụng cơ chế lãi suất trần. Cơ chế này, một mặt chưa được phát huy đầy đủ hiệu lực của pháp luật hiện hành (Luật NHNN Việt Nam cho phép tổ chức đấu thầu các loại tín phiếu và tín phiếu kho bạc), mặt khác chưa đáp ứng được nhu cầu huy động vốn của các công trình đầu tư bằng nguồn vốn của Ngân sách Nhà nước nhưng tạm thời Ngân sách Nhà nước chưa bố trí được. b/ Thị trường trái phiếu Chính phủ Năm 1991, trái phiếu Chính phủ ra đời để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Chính phủ (không thông qua kênh phát hành tiền của NHTW nữa). Đến 1994, khi trái phiếu kho bạc, tín phiếu kho bạc và trái phiếu công trình được phép phát hành rộng rãi thì thị trường trái phiếu Chính phủ mới tương đối được mở rộng. Trước năm 1995, trái phiếu Chính phủ phát hành trực tiếp đến công chúng tại các chi nhánh kho bạc nên khối lượng trái phiếu nhỏ: 17 tỷ đồng (trong cả giai đoạn 1991-1995). Từ tháng 6/1995, bắt đầu phát hành qua NHNN, lượng trái phiếu đã dồi dào hơn. Theo Quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ được ban hành kèm theo NĐ 01/2000/NĐ - CP ngày 13-1-2000 của Chính phủ thì trái phiếu Chính phủ được ban hành qua các kênh như: đấu thầu qua NHNN; phát hành thông qua thị trường chứng khoán, bán lẻ qua hệ thống kho bạc Nhà nước, đại lý phát hành và bảo lãnh phát hành (đối với trái phiếu kho bạc và tín phiếu đầu tư). Như vậy, trong nền kinh tế chuyển đổi theo cơ chế thị trường, trái phiếu Chính phủ đã mở ra một kênh huy động vốn mới trong nền kinh tế với số lượng huy động hàng năm khá lớn, thời gian phát hành tương đối liên tục, đối tượng huy động chủ yếu là nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, đã góp phần tích cực vào việc giảm bớt sức ép của tiền mặt trong lưu thông, hạn chế những tác động tiêu cực của lạm phát. Trái phiếu Chính phủ ngày càng khẳng định được ưu thế của nó trong thị trường tài chính. Với hình thức đa dạng, phương thức phát hành phong phú và không ngừng được cải tiến, độ an toàn cao, phạm vi và đối tượng huy động rộng, cơ chế quản lý ngày càng hoàn thiện, nó đã đảm bảo được quyền lợi và thị hiếu của nhà đầu tư cũng như nhu cầu sử dụng vốn của Ngân sách Nhà nước, đồng thời có khả năng đáp ứng được các nhu cầu giao dịch, tín dụng trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, việc phát hành trái phiếu Chính phủ còn bộc lộ một số hạn chế. Khối lượng trái phiếu Chính phủ phát hành hàng năm nhìn chung còn nhỏ bé (chỉ ở mức trên dưới 2,0%/GDP), chưa khai thác thoả đáng nguồn vốn nhàn rỗi còn khá tiềm tàng trong nền kinh tế. Thời hạn trái phiếu còn ngắn. Trái phiếu Chính phủ được nắm giữ chủ yếu bởi các NHTM quốc doanh và một số ít NHTM cổ phần chủ yếu là để giải quyết lượng vốn tồn đọng. Do đó, khả năng phát triển thị trường thứ cấp là rất yếu. Hiện nay, khối lượng trái phiếu Chính phủ đang còn giá trị lưu hành chỉ đạt khoảng 4000 tỷ đồng. c/ Thị trường liên Ngân hàng ở Việt Nam, thị trường nội tệ liên ngân hàng được thành lập từ năm 1993. Lúc đầu tổ chức các phiên giao dịch theo tuần và sau này thì thực hiện giao dịch theo ngày làm việc của các ngân hàng. Hàng hoá của thị trường chủ yếu là trái phiếu, tín phiếu kho bạc, tín phiếu ngân hàng được chuyển nhượng. Thị trường được tổ chức thành hai loại: thị trường liên ngân hàng do NHNN làm trung gian và thị trường tiền tệ mở rộng giữa ngân hàng với khách hàng do NHTM làm trung gian. Tuy đã có sự sôi động nhất định nhưng thị trường tiền tệ liên ngân hàng ở Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển, chỉ dừng ở mức giao dịch diễn ra đối với từng nhóm nhỏ trên cơ sở vay mượn thường xuyên và hiểu biết lẫn nhau. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tương đối tích cực tham gia vào thị trường này (do hạn chế huy động VND). So với doanh số giao dịch trên thị trường mở thì doanh số giao dịch trên thị liên ngân hàng lớn hơn nhiều (có ngày cao điểm lên tới 1000 tỷ đồng). Khối lượng giao dịch trên thị trường liên ngân hàng của toàn hệ thống vào cuối năm 2000 đạt khoảng 12% lượng vốn huy động và gần gấp 3 lần lượng vốn vay từ NHNN. Bên cạnh đó, thị trường trái phiếu doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở phạm vi thị trường sơ cấp. Thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp mới bắt đầu được hình thành từ khi NĐ số 120/CP ngày 17-9-1994 của Chính phủ được ban hành kèm theo quy chế tạm thời về phát hành trái phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp Nhà nước. Đa số các loại trái phiếu doanh nghiệp đều được phát hành theo phương thức riêng lẻ với số lượng hạn chế, hoặc phát hành rộng rãi ra công chúng nhưng không có công bố công tin. Các trái phiếu hầu hết có thời hạn ngắn (dài nhất là 5 năm, còn chủ yếu là 2 năm), do vậy chưa thể đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật để được niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán, kể cả trái phiếu của các tổ chức tín dụng lớn phát hành. Đến nay mới chỉ có trái phiếu của ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam đã hội đủ các điều kiện theo quy định và được cấp phép niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán. Khối lượng trái phiếu giao dịch trên thị trường khá khiêm tốn. Hiện nay trên trung tâm giao dịch chứng khoán đã có 12 công ty niêm yết. Trong quý II/2002, dự kiến có khoảng 5 đến 7 công ty lớn niêm yết và đưa cổ phiếu vào giao dịch (tổng trị giá niêm yết từ 500 đến 700 tỷ đồng). Mặc dù số lượng hàng hoá đã tăng lên nhưng vẫn còn ít và nghèo nàn. Đặc biệt giá cả chứng khoán biến động mạnh mẽ không theo một quy luật nào làm cho một số nhà đầu tư cũng khá lo sợ khi quyết định đầu tư và thị trường chứng khoán. Trái phiếu Chính phủ giao dịch trên thị trường là rất ít. 3. Khuôn khổ pháp lý Trong năm 2000, hàng loạt các văn bản về các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ thị trường mở đã được ban hành như: Quy chế nghiệp vụ thị trường mở, Quy trình nghiệp vụ thị trường mở, Quy định đăng ký giấy tờ có giá, Quy chế quản lý vốn khả dụng, Quy trình nghiệp vụ đấu thầu tín phiếu NHNN… Trong đó đáng chú ý nhất là Quy chế nghiệp vụ thị trường mở được NHNN Việt Nam ban hành theo quyết định số 85/2000/QĐ - NHNN 14 ngày 9-3-2000. Nội dung cơ bản của quy chế đã nêu lên được những quy định chung về ban điều hành nghiệp vụ thị trường mở, thành viên tham gia thị trường, phương thức đấu thầu, quy trình đấu thầu của nghiệp vụ thị trường mở tại Việt Nam. Ngoài ra, ngay trong Luật NHNN Việt Nam ban hành tháng 12/1997, cũng đã đề cập đến việc sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ. 4. Về mặt kỹ thuật nghiệp vụ Theo quy định của NHNN thì các thành viên tham gia vào nghiệp vụ thị trường mở phải là các tổ chức tín dụng đảm bảo đầy đủ một số điều kiện: có tài khoản tiền gửi tại NHNN, có đầy đủ phương tiện cho hoạt động nghiệp vụ thị trường mở, đăng ký với NHNN để được hoạt động.. Hàng hoá trên thị trường phải đảm bảo các tiêu chuẩn: có thể giao dịch được, phải là các giấy tờ có giá ngắn hạn (< 12 tháng); phát hành bằng VND, được đăng ký tại NHNN (trước thời điểm hoạt động của phiên giao dịch). Nếu hình thức giao dịch là mua bán hẳn thì thời hạn còn lại của giấy tờ có giá phải < 90 ngày (đảm bảo chứng khoán đã được giao dịch trên thị trường thứ cấp, tránh tình trạng đầu tư trực tiếp cho các tổ chức khác). Đấu thầu bao gồm đấu thầu lãi suất và đấu thầu khối lượng. Hình thức đầu thầu của nghiệp vụ thị trường mở tại Việt Nam chỉ là đấu thầu chuẩn (chưa thực hiện đấu thầu nhanh hay giao dịch song phương). Giá mua bán giấy tờ có giá được xác định theo công thức chiết khấu giấy tờ có giá. Việc xác định lãi suất của NHNN trong nghiệp vụ thị trường mở thường căn cứ vào các mức lãi suất hiện hành là lãi suất tái cấp vốn của NHNN cho các tổ chức tín dụng ( thường dưới hình thức là lãi suất phạt), lãi suất tái chiết khấu các giấy tờ có giá. Lãi suất của nghiệp vụ thị trường mở thường nằm trong khoảng 2 mức lãi suất này. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu để hỗ trợ hoạt động thị trường mở, mức lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu được xác định ở mức tương đối cao hơn so với lãi suất trên thị trường mở. Nghiệp vụ thị trường mở được sử dụng để điều chỉnh lượng vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng. Vì vậy, NHTW cần tính toán lượng vốn khả dụng cần điều chỉnh. Để thực hiện được nghiệp vụ thị trường mở, trước hết NHNN phải nắm được một số những thông tin liên quan đến lượng vốn khả dụng. Các yếu tố tác động đến nhu cầu vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng: - Nhu cầu thanh toán, trả lãi tiền gửi, tiền vay, nhu cầu tiền mặt của khách hàng có tài khoản giao dịch… - Nhu cầu đáp ứng dự trữ bắt buộc. - Nhu cầu vay vốn (nội, ngoại tệ). Khả năng cung ứng vốn khả dụng: - Lượng ngoại tệ NHNN có thể bán cho các NHTM. - Lượng tái cấp vốn chó các tổ chức tín dụng. - Lượng vốn dùng để cấp tín dụng cho Chính phủ. Tiếp đó là việc xác định lượng vốn khả dụng biến động qua các kỳ thông qua bảng cân đối vốn của NHNN. Tài sản có ròng (NFA) Tiền mặt ngoài lưu thông (C) Tài sản có nội địa ròng (NDA) Dự trữ (R) - Dự trữ bắt buộc - Dự trữ vượt mức Tài sản có khác (OA) Trên cân đối vốn rút gọn này, NHNN sẽ tính toán các thông số: - Sự tăng lên, giảm xuống của NFA, NDA, R, C của kỳ tính toán so với kỳ trước. - Yêu cầu dự trữ bắt buộc của hệ thống ngân hàng trong từng thời kỳ. Bước tiếp theo, NHNN sẽ đưa ra dự kiến của mình về lượng vốn khả dụng cần điều chỉnh dựa trên: - Lượng dự trữ của hệ thống kỳ tính toán. - Nhu cầu về vốn khả dụng của hệ thống . - Khả năng cung ứng của NHNN qua kênh tái cấp vốn? Qua kênh nghiệp vụ thị trường mở? - Sai số của lần điều chỉnh vốn khả dụng kỳ trước… Cuối cùng, NHNN sẽ xác định các phương thức thực hiện nghiệp vụ thị trường mở. II-/ Tình hình hoạt động thời gian qua 1. Những kết quả bước đầu đã đạt được ở nước ta, nghiệp vụ thị trường mở bắt đầu được vận hành vào ngày 12-7-2000. Đây là một bước chuyển khá quan trọng trong việc đổi mới quá trình điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam. Từ khi bắt đầu giao dịch đến 31-12-2000, cứ 10 ngày NHNN tiến hành một phiên giao dịch trên thị trường mở. Trong tháng 8/2000, do lượng vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng là dư thừa nên NHNN bán ra một lượng tín phiếu là 550 tỷ đồng (khối lượng chào bán trong tháng được mua hết toàn bộ với mức lãi suất từ 4% đến 5,35%). Từ tháng 9 đến cuối tháng 12/2000, do có sự hạn chế của NHNN ở cửa sổ chiết khấu (có thể đây là hình thức hỗ trợ cho sự vận hành nghiệp vụ thị trường mở mới ra đời) và nhu cầu tín dụng VND tăng nhanh (vay ngoại tệ chịu rủi ro lớn vì tỷ giá chịu sức ép tăng cao) trong khi hoạt động tiền gửi tăng chậm (có sự chuyển đổi cơ cấu huy động giữa nội tệ và ngoại tệ do lãi suất huy động ngoại tệ tăng) dẫn đến khan hiếm VND trong hệ thống ngân hàng, NHNN đã mua vào (sử dụng giao dịch đảo chiều) giấy tờ có giá trong 14 phiên giao dịch liên tục với doanh số 1353,5 tỷ đồng. Từ 1-1-2001, NHNN thực hiện giao dịch định kỳ 7 ngày/lần. Từ đầu năm 2001 đến 15-2, lượng vốn khả dụng tiếp tục thiếu hụt do nhu cầu tiền mặt tăng (trong đó nguyên nhân đây là thời gian cuối năm âm lịch), NHNN tiếp tục mua vào giấy tờ có giá, chủ yếu là mua kỳ hạn do tính đến yếu tố lượng vốn khả dụng có thể tăng lên sau dịp Tết nguyên đán. Từ 21-2 đến 14-4, lượng vốn khả dụng có biểu hiện dư thừa. Để rút bớt phương tiện thanh toán khỏi hệ thống ngân hàng, NHNN thực hiện bán hẳn lượng giấy tờ có giá với giá với giá trị là 470 tỷ VND. Từ 21-3 đến cuối tháng 4, do nhu cầu vốn khả dụng tăng, NHNN tổ chức các phiên giao dịch trên thị trường mở với mục tiêu cung ứng thêm phương tiện thanh toán cho hệ thống. Một vấn đặt ra là khi tham gia nghiệp vụ thị trường mở các tổ chức tín dụng được lợi ích gì? Đây là vấn đề cốt yếu mà các tổ chức tín dụng cần quan tâm đến. Trong hoạt động kinh doanh, để đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên của mình, các tổ chức tín dụng phải dự trữ một số tiền nhất định theo tỷ lệ với tổng nguồn vốn huy động để thực hiện dự trữ bắt buộc theo quy định của NHNN và bảo đảm khả năng thanh toán. Theo phương pháp truyền thống, ngoài dự trữ tiền mặt tại các tổ chức tín dụng thì còn gửi một phần vốn tiền gửi tại NHNN (gọi là dự trữ sơ cấp). Nếu xác định khối lượng dự trữ cần thiết không chuẩn xác sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Cụ thể là, nếu dự trữ quá cao sẽ lãng phí, chi phí đầu vào cao; nếu dự trữ quá thấp sẽ không bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh. Để năng động trong sử dụng vốn, ngoài dự trữ truyền thống, các tổ chức tín dụng cần thực hiện dự trữ các giấy tờ có giá có tính lỏng cao: tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN… (gọi là dự trữ thứ cấp) nhằm tận dụng tối đa khả năng nguồn vốn của mình trong hoạt động kinh doanh. Việc dự trữ thứ cấp vừa mang lại một nguồn thu nhập cho các tổ chức tín dụng, đồng thời còn đảm bảo khả năng thanh toán cho họ. Trong điều kiện ở Việt Nam, thị trường thứ cấp, mua bán lại giấy tờ có giá chưa phát triển thì thị trường mở là nơi lý tưởng để các tổ chức tín dụng thực hiện việc mua bán, kinh doanh giấy tờ có giá với NHNN theo giá thị trường. Tham gia nghiệp vụ thị trường mở, các tổ chức tín dụng đã đa dạng hoá được hoạt động kinh doanh mà vẫn đảm bảo khả năng thanh toán của mình. Qua hơn một năm triển khai thực hiện, nghiệp vụ thị trường mở ở nước ta dã vận hành một cách nhịp nhàng và đạt được những mục tiêu đã đề ra. NHNN bước đầu đã sử dụng thành công một công cụ mới để điều hành chính sách tiền tệ. Về cơ bản, các quy định hiện hành về hoạt động nghiệp vụ thị trường mở là phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Công tác điều hành, tổ chức thực hiện nghiệp vụ thị trường mở đã được thực hiện an toàn. Việc giao dịch thông qua nối mạng giữa trung tâm giao dịch của thị trường với các thành viên đã được thực hiện trôi chảy. Hiện nay đã có 21 tổ chức tín dụng tham gia vào thị trường gồm: 4 NHTM Nhà nước, 10 NHTM cổ phần, 1 ngân hàng liên doanh, 4 chi nhánh NH nước ngoài, 1 công ty tài chính và quỹ tín dụng nhân dân Trung ương. NHNN đã thực hiện 61 phiên đấu thầu nghiệp vụ thị trường mở (tháng 7/2000 đến tháng 12/2001) với doanh số giao dịch là 5536 tỷ đồng. Có 24 phiên thực hiện đấu thầu lãi suất, 37 phiên đấu thầu khối lượng. Trong đó, khối lượng giấy tờ có giá NHTW đã mua trị giá 4466 tỷ đồng, bán là 1070 tỷ đồng. Lãi suất hiện hành trên thị trường mở bán sát với lãi suất thị trường (lãi suất năm 2001 dao động trong khoảng 4,90% đến 5,30%/năm). Đặc biệt, với việc cung ứng hơn 5000 tỷ đồng thông qua thị trường mở đã góp phần thực hiện chủ trương kích cầu của Chính phủ. Với phương châm "đi tắt, đón đầu", mặc dù mới đi vào hoạt động được một năm nhưng NHNN đã mạnh dạn đưa vào áp dụng hình thức giao dịch tiên tiến ngay từ đầu như: Giao dịch thông qua hệ thống mạng vi tính trực tiếp giữa trung tâm giao dịch thị trường và các thành viên; áp dụng hình thức mua bán có kỳ hạn; áp dụng cả hình thức đấu thầu khối lượng và đấu thầu lãi suất… Thời gian giao dịch và kỹ thuật nghiệp vụ thị trường mở cũng đã được cải tiến cho phù hợp. Trước đây, giao dịch 10 ngày/lần, từ năm 2001 đã chuyển sang giao dịch 7 ngày/lần tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng chủ động thường xuyên tiếp cận với thị trường khi có nhu cầu. Thời gian thanh toán và giao nhận các giấy tờ có giá ngắn hạn giữa tổ chức tín dụng và NHNN trước đây là 2 ngày, nay rút xuống còn 1 ngày. NHNN còn tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao sự hiểu biết của các tổ chức tín dụng đối với nghiệp vụ mới mẻ này. Như vậy, có thể thấy, NHNN đã cố gắng thực hiện việc điều hành chính sách tiền tệ bằng công cụ gián tiếp. Nghiệp vụ thị trường mở đã được thực hiện tương đối linh hoạt đáp ứng được phần nào đó nhu cầu về vốn khả dụng cũng như giải quyết được một phần lượng vốn khả dụng dư thừa trong một số thời kỳ. Các công cụ và hình thức thực hiện cũng đã được áp dụng tương đối thành công. 2. Một số tồn tại và hạn chế. Tuy nghiệp vụ thị trường mở bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn bộc lộ một số tồn tại và hạn chế. a/ Số lượng thành viên tham gia thị trường còn quá ít. Thực tế hoạt động thị trường mở chưa thật sôi động. Trong số 21 thành viên tham gia thị trường thì chủ yếu là 4 NHTM quốc doanh. Và trên thực tế, các NHTM quốc doanh cũng nắm giữ tới hơn 70% lượng tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN. Mặc dù số thành viên đăng ký tham gia là 21 nhưng ở mỗi phiên giao dịch chỉ có từ 1đến 5 thành viên tham gia. Các thành viên tham gia chủ yếu là các NHTM Nhà nước. Sự tham gia của các tổ chức tín dụng khác trên thị trường còn mờ nhạt. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên? Chúng ta biết rằng các chủ thể tham gia trên thị trường mở là rất phong phú. ở các nước phát triển, đó là NHTW, các NHTM, các tổ chức tài chính phi ngân hàng, kho bạc Nhà nước, các doanh nghiệp tốt, các nhà môi giới và cả các hộ gia đình. ở Việt Nam, do quy định của NHNN khá chặt chẽ nên thành viên tham gia thị trường mở đa số là các tổ chức tín dụng. Các tổ chức tài chính phi ngân hàng chỉ có duy nhất một công ty tài chính tham gia. Các doanh nghiệp và hộ gia đình không thể trực tiếp tham gia vào thị trường mở. Muốn giao dịch ở đây, họ phải gián tiếp thông qua các NHTM. Một lý do khác là hiện nay hệ thống ngân hàng Việt Nam đang trong giai đoạn cải cách, củng cố nên cũng ảnh hưởng đến khả năng tham gia vào thị trường. NHNN lại chưa phát huy tốt vai trò hướng dẫn thị trường nên việc tham gia thị trường của các tổ chức, cá nhân còn hạn chế. Một số định chế tài chính như công ty bảo hiểm, quỹ tương hỗ… chưa hội đủ điều kiện để tham gia giao dịch trên thị trường. Mặt khác, một trong các điều kiện tham gia nghiệp vụ thị trường mở là các thành viên phải có giấy tờ có giá để bán và chủ động được vốn khả dụng của mình. Nhưng các tổ chức tín dụng lại chưa đầu tư nhiều vào giấy tờ có giá ngắn hạn do nhiều nguyên nhân. Hơn nữa họ còn phải chịu sự thiếu bình đẳng trong kinh doanh.Các NHTM quốc doanh được vay theo chỉ định nên có nhiều lợi thế trong giao dịch trên thị trường mở nhờ được vay với giá rẻ để mua giấy tờ có giá có lãi suất lợi hơn. Các NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh, quỹ tín dụng ít có ưu thế này. Điều này không kích cầu tín dụng và tạo ra sự phân biệt đáng kể trên thị trường. Chính những lý do trên đã tạo ra quang cảnh khá buồn tẻ ở mỗi phiên giao dịch. b/ Lượng hàng hoá giao dịch trên thị trường quá ít ỏi. Một tồn tại khác tạo ra sự đơn điệu của nghiệp vụ thị trường mở vừa qua là sự khan hiếm hàng hoá. Theo quy định hiện nay, chỉ những giấy tờ có giá như tín phiếu NHNN, tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá ngắn hạn khác mới được giao dịch trên thị trường. Nhưng trên thực tế, hiện nay mới chỉ có tín phiếu NHNN và tín phiếu kho bạc là được giao dịch trên thị trường. Trong đó chỉ có khoảng 4000 tỷ đồng giá trị trái phiếu Chính phủ và 400 tỷ đồng giá trị tín phiếu NHNN. Và những giấy tờ có giá này cũng chỉ tập trung vào những tổ chức tín dụng có quy mô lớn, đã tham gia giao dịch trên thị trường sơ cấp. Như vậy có thể thấy, quy định của NHNN về các loại giấy tờ có giá được phép giao dịch thông qua thị trường mở ngay từ đầu đã làm giảm khả năng và phạm vi mua bán của các loại giấy tờ có giá khác hiện có ở Việt Nam như trái phiếu trung và dài hạn khi mà thời gian đáo hạn của chúng còn dưới một năm. ở các nước phát triển, các loại chứng khoán được giao dịch trên thị trường mở hoàn toàn không bị giới hạn về thời hạn. Tức là ngay cả các loại giấy tờ có giá trung và dài hạn cũng có thể được coi là hàng hoá của nghiệp vụ thị trường mở. Tuy nhiên, trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam hiện nay, khi mà thị trường chứng khoán mới đi vào hoạt động, nghiệp vụ thị trường mở cũng chỉ đang ở giai đoạn khởi đầu và nền kinh tế còn tiềm ẩn nhiều khả năng rủi ro thì việc hạn chế sử dụng những chứng khoán có rủi ro cao hơn trong giao dịch trên thị trường mở là một việc làm đúng. c/ Chất lượng hàng hoá chưa cao nên sức hấp dẫn kém Không chỉ ít ỏi về khối lượng, chất lượng các giấy tờ có giá được giao dịch trên thị t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc72323.doc
Tài liệu liên quan