PHẦN MỞ ĐẦU.
Lời nói đầu. 5
-Mục đích nghiên cứu đề tài. 6
-Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu đề tài. 6
-Nội dung nghiên cứu. 6
PHẦN I: THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THUỶ SẢN GÓP PHẦN TRONG QUÁ TRÌNH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM.
I. XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ- MỘT BỘ PHẬN CẤU THÀNH TRONG
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ. 6
1. Khái niệm :. 6
2. Vai trò của ngoại thương trong phát triển kinh tế. 7
3. Vai trò của xuất khẩu. 9
4. Tác động của ngoại thương đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. 12
II VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ Ở VIỆT NAM. 14
1. Đặc điểm nền kinh tế nước ta. 14
2. Xuất khẩu thuỷ sản góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế. 14
2.1 Ngành thuỷ sản xuất khẩu với vấn đề tăng trưởng kinh tế. 14
2.2 Ngành thuỷ sản với vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 16
2.3 Ngành thuỷ sản xuất khẩu với vấn đề xã hội . 17
III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU THUỶ SẢN. 18
1. Vấn đề cạnh tranh của thị trường quốc tế quốc tế . 18
2. Môi trường văn hoá. 18
3. Môi trường kinh tế và công nghệ. 19
4.Vấn đề chính sách và luật pháp về xuất nhập khẩu. 21
5.Lợi thế địa lý. 22
96 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1202 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp quản lý vĩ mô nhằm phát triển ngành xuất khẩu thuỷ sản ở Việt Nam đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước, gấp hơn 2 lần mức khai thác của các tỉnh phía Bắc.
Về tình hình nuôi trồng, việc phân bố khu vực nuôi trồng cũng có những mất cân đối tương tự. Nuôi trồng ở các tỉnh phía Bắc chiếm 7% còn tập trung nuôi trồng của cả nước 1999, ở các tỉnh phía Bắc chiếm 20% tổng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng của cả nước. Riêng về nuôi tôm tập trung ở Nam Bộ tới 73% tổng sản lượng tôm nuôi của cả nước năm 1999, còn lại là ở các tỉnh miền Trung( 7%) trong khi các tỉnh ở miềm Bắc gồm Quảng Ninh, Thái Bình và Nam Định chỉ chiếm chưa đầy 2,5% sản lượng tôm nuôi toàn quốc. Sự phân bố địa lý không đều trong đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản có nguyên nhân khách quan quan trọng là do sự phân bố không đều của nguồn tài nguyên biển như đã nêu trên.
Về diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, theo niên giám thống kê 2000, cả nước có 453,5 ngàn ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, trong số 38 tỉnh thành trọng điểm có diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản chiếm hơn 90% diện tích nuôi của cả nước thì ở phíaBắc ( từ Quảng trị trở ra) có 70,7 ngàn ha bằng 15,6% diện tích nuôi trồng của cả nước, miền Trung chiếm 5% với 17 ngàn ha còn lại là tập trung ở Nam Bộ trên 70%, riêng Minh Hải có diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 201 ngàn ha bằng 44% tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản của cả nước.
*Nhận xét chung về đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
Việt Nam có nguồn tài nguyên thuỷ sản phong phú và chính nguồn tài nguyên thuỷ sản phong phú đa dạng đó đã tạo ra một lợi thế so sánh của đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản nước nhà và cũng là một trong những yếu tố khách quan để sản lượng thuỷ sản tăng trưởng mạnh thời gian qua.
Tuy nhiên, do những hạn chế về trình độ quản lý cũng như trình độ cộng nghệ mà việc duy trì nguồn tài nguyên ven bờ cũng như tàn phá rừng ngập mặn để nuôi tôm, tàn phá môi trường sinh thái và gây ra những hậu quả có thể rất nghiêm trọng đến việc duy trì nguồn tài nguyên thuỷ sản về mặt lâu dài.
Tóm lại, mặc dù đạt được kết quả tăng trưởng sản lượng thuỷ sản khá cao thời gian qua góp phần quan trọng vào việc thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn mà Đại hội Đảng đã đề ra là chương trình hàng lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, sản xuất hàng thuỷ sản thời gian qua vẫn bộc lộ những tồn tại và yếu kém trong khai thác thuỷ sản xa bờ, trong nuôi thâm canh thuỷ sản, hiệu quả đánh bắt và nuôi trồng thấp và phụ thuộc chủ yếu vào sự thay đổi của điều kiện tự nhiên. Trong khi cơ sở vật chất kỹ thuật và hậu cần nghề cá còn lạc hậu và thiếu thốn, chưa có tiềm năng vững chắc để ngành thuỷ sản tiếp tục phát triển lâu bền.....song cũng chính là tiềm năng mà ngành thuỷ hải sản có thể khai thác trong tương lai để nâng cao sản lượng và hiệu quả ngành thuỷ sản.
2.2 Ngành công nghiệp chế biến.
Theo Bộ thuỷ sản, ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản nước nhà đac có bước phát triển khá nhanh thời gian qua về số lượng nhà máy chế biến cũng như công suất chế biến. Nếu như năm 1990, cả nước mới có 41 nhà máy chế biến thuỷ sản với công suất chế biến 210 tấn thành phẩm ngày thì 10 năm sau đó (2000) đã có khoảng 170 nhà máy chế biến với công suất chế biến 800 tấn thành phẩm/ ngày. Số lượng nhà máy chế biến đã tăng hơn 3 lần trong vòng 10 năm qua và công suất chế biến đã tăng hơn 2,8 lần.
Năm 2001, ngành công nghiệp chế biến đã cung cấp cho xuất khẩu 75 ngàn tấn tôm đông, 40 ngàn tấn cá đông, 15 ngàn tấn mực đông, 6 ngàn tấn nhuyển thể và giáp xác khác đông và khoảng trên 8 ngàn tấn giáp xác, nhuyễn thể khô....Mới đây nhất, 27 cơ sở chế biến của Việt Nam đã được liên minh châu Âu công nhận là các đơn vị đảm bảo được các tiêu chuẩn tương đương với các cơ sở chế biến EU và do vậy mà được phép xuất khâủ sang thị trường này. Tuy nhiên, số lượng cơ sở chế biến này chỉ chiếm khoảng 16% tổng số nhà máy chế biến xuất khẩu đã hoạt động trên dưới 10 năm, trang thiết bị chế biến lạc hậu, thiếu đồng bộ, nếu không được đổi mới hoặc nâng cấp thì khó mà đảm bảo được các yêu cầu chế biến cả về số lượng và chất lượng . Do vậy, tỷ trọng sản phẩm có giá trị gia tăng cao hiện mới chỉ chiếm 14%-15% số lượng hàng xuất khẩu và đó cũng chính là một trong lý do quan trọng giải thích hiệu quả xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước khác ( Thái Lan chẳng hạn)
Như vậy đi liền với sản xuất là chế biến hàng thuỷ sản cho xuất khẩu, việc tăng sản lượng thuỷ sản là đầu vào quan trọng cho chế biến thuỷ sản xuất khẩu, nhưng nếu ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản nước ta không được quan tâm đúng mức thời gian tới sẽ làm giảm lớn ý nghĩa của việc tăng sản lượng thuỷ sản bởi vì không nâng được giá trị các mặt hàng mà bản thân việc đánh bắt hay nuôi tôm đã rất bấp bênh và vô cùng khó nhọc.
II. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.
1.Mạng lưới xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.
Bảng 1.1 Các đầu mối xuất khẩu thuỷ sản chủ yếu ở Việt Nam.
(Đơn vị : Triệu USD)
STT
Tên
Mặt hàng XK chính
Tỷ trọng
XK 2001
Thị trường
-Tổng công ty thuỷ sản Việt Nam(Seaprodex)
Tôm, Mực, Cua, Cá các loạivà các loại hải sản thân mềm
124
Nhật Bản, Trung Quốc, Singapo, Mỹ..
-Công ty XNK Minh Hải
Tôm, Cá đông lạnh, Mực đông
< 14
Nhật, Singapo, Nhật, Đài Loan
-Công ty CBĐông lạnh Nha Trang
Tôm Đông Lạnh, Cua
20
Nhật, Đài Loan
-Công ty XNK Tổng hợp Cà Mau
Tôm đông, Nhuyễn thể đông, thuỷ sản khô
36
Nhật , Các nước ASEAN
-Công ty Cá hộp Hạ Long XK
Cá đông lạnh, Cá hộp
4,8
CHLB Đức, LiBi, Trung Quốc.
Nguồn : Bộ thuỷ sản, Tổng cục thống kê 9/2001.
Các công ty xuất khẩu thuỷ sản lớn của Việt Nam là Tổng công ty thuỷ sản Việt Nam, Công ty xuất nhập khẩu Thuỷ sản Minh Hải, Công ty thuỷ sản xuất nhập khẩu tổng hợp Sóc Trăng, Công ty chế biến thuỷ sản xuất khẩu Nha trang, Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp Cà Mau.... dù còn nhiều vấn đề phải giải quyết, nhưng các công ty đã cố gắng để thích ứng dần với môi trường kinh doanh quốc tế và đạt được vị trí nhất định trên thị trường thuỷ sản quốc tế thông qua việc cung cấp dạng sản phẩm xuất khẩu phong phú ( hầu như mọi dạng sản phẩm thuỷ sản) ra hầu như khắp thị trường thuỷ sản lớn của thế giới như Nhật Bản , Hoa Kỳ và liên minh châu Âu ( dù rằng xuất khẩu sang Nhật Bản vẫn là lớn nhất).
* Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Tổng công ty Thuỷ sản Việt Nam- (SEAPRODEX) : thị trường trọng điểm của công ty là Nhật Bản chiếm 51% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty sau đó là các nước ASEAN( 8%) và EU( 8%). Xuất khẩu sang Mỹ chỉ chiếm 2% trị giá xuất khẩu ra các nước khác. Như vậy, xuất khẩu sang Đông và Đông Nam á chiếm khoảng 2/3 tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của SEAPRODEX, một tỷ lệ nhỏ khoảng 10% được xuất khẩu sang EU và Mỹ ....Cơ cấu xuất khẩu của SEAPRODEX có thể đại diện cho cơ cấu xuất khẩu thuỷ sản chung của cả nước như đã phân tích ở phần trên.
Cơ cấu này cũng phản ánh những mất cân đối về thị trường xuất khẩu ( tập trung lớn vào thị trường khu vực Châu á) và giải thích trình độ kỹ thuật nghiệp vụ chưa cao của doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam.
Bên cạnh đó, một số công ty xuất nhập thuỷ sản khác của Việt Nam, thì thị trường truyền thống xuất khẩu của họ cũng là Nhật Bản, các nước ASEAN và các nước khác trong khu vực , trong đó Singapo hoặc Đài Loan hoặc Hồng Kông là bạn hàng lớn thứ hai sau Nhật Bản. Chẳng hạn công ty chế biến thuỷ sản đông lạnh Nha Trang xuất khẩu hàng năm 20 triệu đôla hàng thuỷ sản, thì xuất khẩu sang thị trường Nhật là 13 trỉệu đôla, xuất khẩu sang Đài Loan là 5 triệu đôla, Công ty xuất khẩu tổng hợp Cà mau xuất khẩu hàng năm 36 triệu đôla hàng thuỷ sản thì riêng xuất sang thị trường Nhật đã là gần 30 triệu đôla, các nước ASEAN 1,1 triệu đôla, hay Công ty xuất khẩu Minh Hải xuất khẩu trên 14 triệu đôla thuỷ sản thì có tới 13 triệu là xuất sang thị trường Nhật, công ty cổ phần ngoại thương và phát triển đầu tư thành phố Hồ Chí Minh-FIDECO xuất khẩu 10,9 triệu đôla hàng thuỷ sản năm 2000 thì riêng xuất sangthị trường Nhật đã là 9,4% triệu đôla còn lại là xuất khẩu sang Singapo 0,67 triệu và Hồng Kông 0,53 triệu đôla..
Điều này hoàn toàn có thể giải thích được, ngay cả khi chúng ta so sánh xuất khẩu với các nước trong khu vực như Inđônêxia chẳng hạn, Nhật Bản là thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn thứ nhất thế giới, Nhật Bản ở gần Việt Nam hơn, hơn nữa Nhật Bản cũng quan tâm khai thác nguồn hàng từ các nước trong vùng, sự gần gũi về địa lý do kinh tế , kỹ thuật khác.
Công ty cá hộp Hạ Long, xuất khẩu 4,8 triệu đôla cá đông lạnh và cá hộp xuất khẩu chủ yếu đi CHLB Đức và LiBi( những thị trường không truyền thống của Việt Nam ) -3,8 triệu đôla còn lại 1 triệu đôla là xuất khẩu sang Trung Quốc.
Xuất khẩu chủ yếu sang Nhật Bản và các nước ASEAN, ngoài những thuận lợi trên, các công ty xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam cũng phải đương đầu với những khó khăn lớn.
+Thứ nhất, đó là việc cảm thấy có thị trường tiêu thụ dễ tính hơn sẽ làm giảm tính năng động và những nỗ lực của các công ty trong việc thực hiện đa dạng hoá thị trường xuất khẩu.
+Thứ hai, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam tuy chủ yếu là sang các thị trường nêu trên nhưng các nước khác trong vùng cũng xuất khẩu lớn vào thị trường lớn vào thị trường này và họ thường là những nhà xuất khẩu hàng đầu sang các thị trường đó chẳng hạn như Inđônexi, Thái Lan, ấn độ, Trung quốc là những là xuất khẩu tôm lớn nhất không những sang Nhật Bản mà còn sang mọi thị trường khác của thế giới. Việt Nam hiện nay đang là lực lượng thách thức, tuycác đối thủ phải đè chừng nhưng những nước trên vẫn giữ vai trò quyết định trên thị trường, và nếu họ gặp khó khăn ở trên thị trường khác thì họ cũng dễ dàng hơn nhiều trong việc củng cố thị phần ở thị trường do họ đứng đầu và như vậy Việt Nam sẽ rất khó khăn trong việc tăng thị phần hay thực hiện một ý đồ thương mại nào đó( vấn đề giá cả, tìm bạn hàng mới hay đưa sản phẩm mới vào thâm nhập thị trường...)
Ví dụ: Inđônêxia là nước xuất khẩu tôm lớn nhất sang thị trường Nhật bản những năm qua và có những lợi thế cơ bản của nước đứng đầu như sau:
* quan hệ truyền thống với các nhà đầu tư và nhập khẩu , Nhật Bản đã giúp cho sản phẩm của Inđônêxia có vị trí vững vàng trên thị trường Nhật bản.....
Chính các nhà nhập khẩu Nhật Bản chứ không phải các nhà xuất khẩu Inđônêxia đã làm cho người tiêu dùng Nhật Bản quên thuộc với những loại tôm của Inđônêxia ngay cả tôm sú nuôi của Inđônêxia cũng được chấp nhận rộng rãi ở NhậtBản vì chất lượng tốt thậm chí giá có cao hơn từ các nguồn cung cấp khác.
* Vì có quan hệ truyền thống rất gắn bó với các nhà nhập khẩu Nhật Bản, các nhà chế biến và xuất khẩu Inđônexia coi thị trường Nhật Bản là thị trường lớn nhất và là sự lựa chọn đầu tiên của họ. Vì Nhật Bản là thị trường trả giá cao nhất so với các thị trường khác trong khi cũng đòi hỏi rất cao về chất lượng, các vấn đề trong buôn bán cũng như các vấn đề khác nhiều khi được giải quyết không chính thức để đảm bảo lợi ích của cả hai bên. Liệu Việt Nam có thể được ưu ái như vậy của thị trường Nhật Bản hay không? Dù rằng để đổi lại các nhà sản xuất và chế biến Inđônexia luôn bày tỏ thiện chí đối với thị trường Nhật Bản và đảm bảo giữ vững thị phần ở thị trường này. Khi sản lượng giảm sút, Inđônêxia có thể giảm xuất khẩu sang các thị trường khác cũng vẫn cố gắng duy trì xuất khẩu sang Nhật Bản.... Ngoài ra, khi những thị trường này có khó khăn hay trì trệ, chẳng hạn những khó khăn về kinh tế tài chính ở các nước Đông và Đông Nam á hiện nay, với sự trì trệ nhập khẩu của các thị trưòng NhậtBản , Hàn Quốc... sẽ gây khó khăn lớn hơn cho các nhà xuất khẩu thuỷ sản, Việt Nam khi không có được các thị trường thay thế và họ không đủ mạnh so với các đối thủ cạnh tranh khác.
Xét về cơ cấu dạng sản phẩm xuất khẩu, hàng thuỷ sản đông lạnh chiếm gần 70% tổng giá trị hàng thuỷ sản xuất khẩu của tổng công ty ( Tôm đông là 39%, Mực đông là 17%, Cá đông là 10%, Cua đông gần 1%, Nhuyễn thể đông là 1%, thuỷ sản khô chiếm 5% còn lại là các loại sản phẩm khác. Cơ cấu này mang tính điển hình của xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam và có thể đại diệncho cơ cấu xuất khẩu của các doanh nghiệp thương mại về hàng thuỷ sản ở Việt Nam như Công ty xuất nhập tổng hợp Cà Mau, Công ty FIDECO, Công ty thuỷ sản xuất nhập khẩu tổng hợp Sóc Trăng- STAPIMEX...
Tuy nhiên cơ cấu trên không đại diện cho các đơn vị chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩuchuyên môn hoá như Công ty đồ hộp Hạ long sảnphẩm xuất khẩu chủ yếulại là Cá hộp ( 79%) , Cá đông lạnh ( 21%) hay Công ty chế biến thuỷ sản xuất khẩu Nha Trang xuất khẩu chủ yếu hàng thuỷ sản đông lạnh ( trên 95%, riêng tôm đông 93%), Xí nghiệp cầu tre xuất khẩu 100% hàng thuỷ sản đông lạnh gồm các loại cá, cua, mực và các loại nhuyễn thể khác...
Điều cũng cần phải nói thêm là, ngoài sự mất cân đối về tỷ lệ giữa cá và các loại giáp xác, nhuyễn thể đông lạnh ( Việt Nam 10% cá và 60%-70% giáp xác và nhuyễn thể /100% xuất khẩu thuỷ sản, thế giới 40%cá, 33% giáp xác và nhuyễn thể / 100% xuất khẩu thủy sản) thì thống kê về xuất khẩu của thế giới còn bao gồm cả dạng cá và giáp xác, nhuyễn thể tươi sống hay ướp đá nữa còn của Việt Nam tỷ lệ trên hầu hết là đông lạnh sơ chế và chính dạng sản phẩm thuỷ sản sống được xem như một dạng thuỷ sản buôn bán quốc tế có giá trị gia tăng cao, vì vậy xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam còn vấn đề lớn phải giải quyết là cơ cấu dạng sản phẩm xuất khẩu.
2. Thị trường xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.
Theo thống kê của FAO, năm 2001 Việt Nam đứng thứ 29 trên thế giới và thứ 4 trong các nước ASEAN về xuất khẩu thuỷ sản. Hiện nay hàng thuỷ sản Việt Nam đã có mặt ở 49 nước và khu vực, trong đó có các thị trường lớn và khó tính như EU vàMỹ, đã bước đầu đa dạng hoá thị trường, giảm bớt sự lệ thuộc vào thị trường Nhật và các nước khu vực, giảm bớt khó khăn những khi có biến động.
Bảng 2.1 Cơ cấu sản lượng các mặt hàng thuỷ sản xuất vào thị trường
năm 2001 như sau:
Thị trường
Tôm đông (T)
Cá đông (T)
Mực đông (T)
TS khác (T)
Mực khô
(T)
Tổng cộng
(T)
Tỷ lệ (%)
Nhật Bản
37.527
11.949
10.526
18.258
2.756
80.746
42,98
EU
11.528
2.708
1.650
6.615
128
22.629
12,05
ĐôngNam á
5005
15.648
1.800
7.207
1.323
30.983
16,49
Mỹ
3.074
1.893
67
1013
51
6.098
3,25
Thị trường khác
15.936
17.002
4.757
7.959
1.742
47.394
25,23
Tổng cộng
72.800
49.200
18.800
41.050
6.000
187.850
100%
Nguồn : Thống kê FAO, năm 2001.
Thị trường Nhật trong những năm đầu thập niên 90 chiếm khoảng 65-75% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Năm 2001, do ảnh hưởng của biến động kinh tế trong khu vực, sự mất giá của đồng Yên và việc Chính phủ Nhật tăng thuế bán hàng đã khiến hàng thuỷ sảnViệt Nam xuất vào Nhật giảm mạnh về khối lượng và về giá, đưa tỷ trọng thị trường này xuống còn 43%. Tuy nhiên, Nhật vẫn là thị trường chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất trong tổng giá kim ngạch xuất khẩu nước ta và bất cứ biến động nào của thị trường này cũng gây ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu thuỷ sản nước ta.
Thị trường Đông Nam á là thị trường truyền thống, có sức tiêu thụ khá lớn và chủng loại mặt hàng đa dạng phù hợp với cơ cấu nguồn lợi biển Việt Nam, chiếm tỷ trọng thị trường khoảng 17-25%. Tuy nhiên, thị trường này chủ yếu là nhập sản phẩm tươi sống sơ chế hoặc nguyên liệu , đồng thời cũng là khu vực cạnh tranh với ta về xuất khẩu; mặt khác, do khủng hoảng kinh tế của các nước khu vực, nên thời gian gần đây xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường này suy giảm và không ổn định. Sáu tháng đầu năm 2002 kim ngạch xuất khẩu và thị trường này giảm chỉ còn bằng 83% so với cùng kỳ năm 2001.
Thị trường Châu Âu ngày càng chiếm tỷ trọng lớn đối với sản phẩm thuỷ sản Việt Nam; năm 2001 bình quân cả năm đạt khoảng 10%, 6 tháng đầu năm 2002 tỷ trọng này tăng tới 13%. Đây là thị trường rất khó tính nhưng nhiều triển vọng. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam chưa được xếp vào danh sách nhóm I ( nhóm các nước được phép nhập khẩu vào EU ở cấp Cộng đồng), nên ngoài những yêu cầu chung của EU còn phải tuân theo luật riêng của từng nước. Riêng mặt hàng nhuyễn thể chân bụng chưa được phép nhập vào thị trường này.
Thị trường Mỹ có nhiều triển vọng, sức mua lớn, giá cả tương đối ổn định và đang có xu hướng tăn cả về sức mua lẫn mặt bằng giá. Đặc biệt được ưa chuộng là tôm sú cỡ lớn( 16-20/ pound trở lên), tôm sú xuất vào thị trường Mỹ giá đang cao hơn so với thị trường Nhật, tỷ trọng tôm sú xuất vào thị trường này chiếm khoảng 20-25%, nay có xu hướng tăng nhanh có thể đưa lên 35-40% do khó khăn tại Nhật. Tuy nhiên, sức cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam so với một số nước khác còn thấp và mới chỉ một số ít doanh nghiệp bán được hàng sang Mỹ. Năm 2001 xuất khẩu vào Mỹ chỉ chiếm khoảng 7-8% giá trị kim ngạch. Hiện nay đã có 25 doanh nghiệp đã xây dựng chương trình HACCP theo qui định của Mỹ.
Thị trường Trung Quốc đang phát triển mạnh và nhu cầu rất đa dạng, với giá trị nhập khẩu trên 1 tỷ USD. Tuy nhiên, hàng thuỷ sản Việt Nam xuất chính ngạch vào thị trường này còn quá ít ỏi, do quan hệ thương mại và thanh toán giữa 2 nước còn nhiều khó khăn. Hàng thuỷ sản chủ yếu xuất bằng đường tiểu ngạch và cũng chỉ bán sang một số tỉnh vùng biên giới phía Đông Nam với các loại sản phẩm chủ yếu là nguyên liệu tươi sống, sản phẩm khô......, giá trị chưa cao. Các tỉnh phía Bắc và Đông Bắc Trung Quốc tiếp cận được còn rất ít. Cần đặc biệt chú ý thị trường tốt cho các loài cá nổi cỡ nhỏ miền Bắc và miền Trung.
Các thị trường đáng quan tâm khác trong tương lai gần là : thị trường Đông Âu, ôxtralia, Trung Đông và Châu Phi.
3. Mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu chính của Việt Nam.
Xuất phát từ nhu cầu thị trường, từ tiềm năng kinh tế thuỷ sản Việt Nam: con cá tôm, mực và các hải sản thân mềm..v..v... đã trở thành sản phẩm xuất khẩu chính của trung tâm thương mại. Sản phẩm tôm, cá, mực của Việt Nam được ưa chuộng trên thị trường thế giới, đặc biệt là thị trưòng Nhật, Hồng Kông bởi độ tươi ngon của sản phẩm. Các giải thường quốc tế giành cho sản phẩm của SEAPRODEX Việt Nam đã chứng minh điều đó.
Bảng : 3.1 Tổng hợp tình hình sản phẩm chủ yếu 5 năm 1994-1999
STT
Chỉ tiêu
Đ/ vị
1994
1995
1996
1997
1998
1999
Giá trị xuất khẩu
1000
USD
205000
262234
305163
368435
458200
550100
Tôm đông
Tấn
34000
40000
48056
55430
63108
66500
Mực đông
-
4800
4500
5338
7050
9962
11300
Các loại
-
3200
11100
16980
23149
25465
31400
Mực khô
-
4012
4100
3583
3212
3400
4000
Thuỷ sản khác.
-
3320
5000
5724
5984
8865
14500
Nguồn: Bộ thuỷ sản, Bộ Thương Mại.
Trong những năm qua, tôm chiếm vị chí hàng đầu trong sản phầm xuất khẩu với giá trị kinh tế cao. Tôm đã thực sự mang lại giá trị xuất khẩu cho nền kinh tế thuỷ sản Việt Nam.Tôm có nhiều loại như. Tôm sú, tôm bạc, tôm hùm, tôm càng xanh, phân bố chủ yếu ở các vùng biển của mỗi tỉnh khoảng 600 tấn nguyên liệu/ năm, nếu có đầu tư thêm kỹ thuât khai thác thì sẽ đạt khoảng 1000 tấn/ năm.
Ngoài tôm là mực chiếm khoảng 10-15% giá trị xuất khẩu, mực tập trung ở các vùng Thanh hoá, Khánh Hoà, Quy Nhơn.... Vụ khai thác mực ống từ tháng 5 đến tháng 12 và mực nang từ tháng 1 đến tháng 3.
Cá là loài thuỷ sản được khai thác khá lớn và phong phú về chủng loại. Tỷ lệ khai thác một số loài cá chính như sau: Cá mòi: 7,17%, cá mối vạch: 2,11%, cá chim ấn độ: 1,16%, Cá Hồng : 4,16%. Ngoài ra còn có các loài cá có sản lượng lớn như: Cá chuồn, cá ngừ, cá lầm, cá trích, cá mục....Song khả năng xuất khẩu các loại cá đó chưa mở ra triển vọng xuất khẩu cho Việt Nam.
Ngoài sản phẩm khai thác được trên biển còn có một loại sản phẩm cũng góp phần tăng năng lực xuất khẩu của Việt Nam đó là tôm nuôi, hiện nay phong trào nuôi tôm ở các vùng bãi Trung, Nam đang phát triển mạnh. Con tôm nuôi bước đầu tham gia vào thị trường và góp phần tăng giá trị xuất khẩu cho Việt Nam.
4. Giá cả xuất khẩu.
Do những đặc điểm như trên của hoạt động xuất khẩu thuỷ sản: xuất khẩu chủ yếu dưới dạng nguyên liệu thô lại xuất khẩu nhiều qua trung gian và chưa thiết lập được thị phần cần thiết ở 2 thị trường lớn khác của thế giới lên giá nhìn chung là thấp hơn giá trên thị trường quốc tế và khu vực. Hơn nữa, khâu quản lý xuất khẩu không tốt nên sản phẩm thuỷ sản xuất khẩulại còn bị thương nhân nước ngoaì ép giá. Bảng số liệu sau đây để so sánh giá xuất khẩu giáp xác, nhuyễn thể tươi, ướp đông, đông lạnh của Việt Nam với 2 nước khác trong khu vực là Thái Lan và Inđônêxia.
Qua bảng số liệu này có thể thấy đơn giá xuất khẩu giáp xác và nhuyễn thể của Thái lan đạt sự tăng trưởng hàng năm là cao nhất và giá hiện nay ngang bằng với mức giá xuất khẩu của Inđônêxia trong khi mức giá xuất khẩu giáp xác và nhuyễn thể tươi, ướp đông, đông lạnh của Việt nam là thấp nhất.
Bảng 4.1 Cơ cấu sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam 1995-1999.
Nhóm sản phẩm
1995
1996
1997
1998
1999
TG
1999
(V=Triệu US$)
V
%
V
%
V
%
V
%
V
%
%
Cá tươi ướp đông, ĐL
16.6
6.0
23
7.6
267
7.3
39.2
8.1
51.4
10
39.4
Cá khô, muối, hun khói
2.1
0.8
2.9
1.0
3.4
0.9
5.8
1.2
.3
1,23
5.5
Giápxácvànhuyễn thể.
250
89.7
262
85.8
320.3
87.0
416
86
414.1
80.7
33.9
Cá hộp
20.2
0.1
1.8
0.6
2.1
0.6
2.5
0.5
3.3
0.6
10.7
Giápxácnhuyễnthểhộp
9.7
3.5
15.3
5.0
15.7
4.3
20
4.2
37.4
7.29
5.8
Dầu cá
0.0
0
0.0
0
0
0.0
0
0.0
0
0
0.7
Bột cá
0
0.0
0.1
0.0
0
0.0
0
0.0
0.4
0.08
4.0
Tổng số
278
100
305
100
368.2
100
483.6
100
512.9
100
100.0
Nguồn: FAO yearbook - Fishery statistics Commodities-1998/1999.
Trong vòng 10 năm từ 1989 đến 1999 giá xuất khẩu sản phẩm của Thái Lan tăng trung bình hàng năm là 12% của Inđônexia tăngtrung bình hàng năm là 6% còn của Việt Nam, mức tăng giá trung bình hàng năm là 6,5% cao hơn đôi chút so với giá xuất khẩu của Inđônêxia, tuy nhiên do Việt Nam xuất phát từ mức giá xuất khẩu rất thấp, chỉ bằng 60,4% mức giá xuất khẩu của Inđônêxia ( 1989) nên sau đó 10 năm, tức là vào 1999, gía xuất khẩu sản phẩm sản của nước ta cũng mới chỉ bằng 69% giá của Inđônêxia và của Thái Lan( nước này năm 1989 giá xuất khẩu chỉ bằng 91% giá xuất khẩu của Việt Nam) tuy nhiên sự so sánh này chỉ mang tính tương đối bởi vì chủng loại giáp xác và nhuyễn thể xuất khẩu khác nhau từ nước này qua nước khác. Có lẽ có sự tương đối giống nhau giữa xuất khẩu giáp xác và nhuyễn thể của Thái Lan và của Việt Nam, giống như loài tôm, nhưng giá xuất khẩu tôm trung bình của Việt Nam chỉ bằng 50% mức giá xuất khẩu của Thái Lan vì Thái Lan là nước xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới, vai trò thống trị trên thị trường nhập khẩu tạo cho Thái Lan đạt được mức giá này, hơn nữa xuất khẩu tôm của Thái Lan dựa chủ yếu vào nguồn cung cấp tôm nuôi thâm canh (80%) với ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản khá hiện đại cho phép đạt hiệu quả xuất khẩu cao.
5. Đánh giá kết quả kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản .
Kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản là loại hình buôn bán trao đổi các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ về thuỷ sản giữa các quốc gia với nhau và dùng đồng tiền ngoại tề làm phương tiện thanh toán.
Từ lâu thuỷ sản được coi là một ngành hàng thiết yếu và được ưu chuộng tiêu dùng ở rất nhiều nước trên thế giới. Nước ta có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ưu đãi giúp thuận lợi cho việc khai thác , nuôi trồng thuỷ sản. Với 3260km bờ biển và vùng biển đặc quyền kinh tế rộng trên 1 triệu cây số vuông. Mặc dù chưa có đủ điều kiện cần thiết để diều tra và đánh giá đầy đủ các nguồn lợi, đặc biệt là ngoài khơi, nhưng theo số liệu thống kê hàng năm, cho thấy Việt nam khai thác khoảng 1,2-1,4 triệu tấn thuỷ sản. Trong đó ngoài cá còn có khoảng 50-60 nghìn tấn tôm biển, 30-40 nghìn tấn mực và nhiều đặc sản có giá trị kinh tế cao.
5.1 Số lượng và kim ngạch xuất khẩu:
Năm 1990 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đạt 109,2 triệu USD đến năm 2000 xuất khẩu đạt 670 trỉệu đôla và xuất khẩu 2001 đạt 776 triệu đôla, như vậy trong vòng 10 năm 1990-2000 xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đã tăng 5,13 lần, mức tăng xuất khẩu trung bình hàng năm đạt 19,5% còn nếu so với mức xuất khẩu 1995 là 285 triệu đôla thì xuất khẩu 2000 tăng 1,35 lần và mức tăng trung bình hàng năm thời kỳ 1995-2000 là 18,5%, đây quả là một tốc độ tăng trưởng ngoạn mục. Xét theo số lượng hàng xuất khẩu thì mức xuất khẩu 1990 là 24,89 ngàn tấn đã tăng lên 150,5 ngàn tấn năm 2000, mức tăng tương đối là 5 lần và tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm trong thời kỳ 10 năm đó là 20%. Điều này có nghĩa là việc tăng kim ngạch xuất khẩu thời gian qua được quyết định chủ yếu bởi việc tăng số lượng hàng xuất khẩu trong khi giá cả xuất khẩu hầu như ổn định ( tăng không đáng kể chỉ tăng 13% trong vòng 10 năm ).
Tuy nhiên nếu đem so sánh tốc độ phát triển và tốc độ tăng của sản xuất thuỷ sản hàng năm thời kỳ năm năm qua là trên 5% thì người ta sẽ thấy rõ vai trò của xuất khẩu thuỷ sản trong việc thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Còn nếu so với tốc độ tăng trưởng sản xuất và xuất khẩu hàng thuỷ sản của thế giới thời gian 10 năm 1989-1999 lần lượt là 2,8% và 12% thì Việt Nam là một trong những nước đang phát triển đóng góp đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá nước nhà đặc biệt là đóng góp vào việc hiện đại hoá ngành thuỷ sản Việt Nam.
5.2 Về giá trị và tốc độ phát triển.
Trong 18 năm qua thuỷ sản luôn giữ được xu thế tăng trưởng không ngừng về năng lực sản xuất , sản lượng và giá trị. Kim ngạch xuất khẩu có mứ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0546.doc