LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I: Cơ sở lý luận liên quan đến chiến lược phát triển của doanh nghiệp và các giải pháp tài chính cơ bản đối với chiến lược phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 3
I. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 3
1. DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3
2. KHÁI NIỆM PHÁT TRIỂN 4
II. NHỮNG DẤU HIỆU CƠ BẢN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP 6
1. TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA DOANH NGHIỆP 6
2. TÌNH HÌNH CHI PHÍ, GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 6
3. TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP 8
4. VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN 9
5. TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN 10
6. CÁC CHỈ TIÊU BẢO TOÀN VÀ TĂNG TRƯỞNG VỐN 12
7. TÌNH HÌNH CỔ PHIẾU 14
8. UY TÍN 15
III. NHỮNG GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH CƠ BẢN ĐỐI VỚI CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 15
1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN HOẶC SUY THOÁI CỦA DOANH NGHIỆP 15
2. CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH CƠ BẢN ĐỐI VỚI CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP 19
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRAPHACO 24
I. NHỮNG NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ THIẾT BỊ VẬT TƯ Y TẾ GTVT TRAPHACO 24
1. GIỚI THIỆU CHUNG 24
2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 25
3. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ BỘ MÁY QUẢN LÝ 25
II. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 33
1. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 33
1.1. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH QUA BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG 33
1.1.1. TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA CÔNG TY 36
1.1.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ GIÁ VỐN HÀNG BÁN VÀ CHI PHÍ KINH DOANH 39
1.2. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH QUA BCĐKT 46
2. TÌNH HÌNH THANH TOÁN 51
3. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY 58
3.1. CƠ CẤU TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY 59
3.2. DIỄN BIẾN NGUỒN VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN 62
3.3. PHÂN TÍCH HIỆU SUẤT SỬ DỤNG VỐN TRONG CÔNG TY 64
3.4. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI 68
4. ĐẦU TƯ DÀI HẠN 72
5. TÌNH HÌNH BẢO TOÀN VÀ TĂNG TRƯỞNG VỐN 72
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH CẦN THIẾT ĐỐI VỚI CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRAPHACO 74
I. DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG LƯU THÔNG PHÂN PHỐI THUỐC VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU CỦA VIỆC DÙNG THUỐC 74
II. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 75
1. THUẬN LỢI 75
2. KHÓ KHĂN 77
3. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM TỚI 79
III. NHỮNG GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH CHỦ YẾU ĐỐI VỚI CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TRAPHACO 80
A. ĐỐI VỚI CÔNG TY 80
B. KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ BỘ Y TẾ 88
LỜI KẾT 90
102 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2497 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp tài chính cần thiết đối với chiến lược phát triển của Công ty Cổ phần Dược và Thiết bị vật tư y tế giao thông vận tải Traphaco trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g của công ty năm 2002 tăng 8.693,5 triệu đồng tương ứng tỉ lệ tăng 73,57% tăng mạnh hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần nên chi phí bán hàng trên 100đ doanh thu thuần tăng 3,84đ do hầu hết tất cả các khoản mục đều tăng mạnh. Do trong năm với chiến lược mở rộng thị trường, công ty đã mở thêm 12 đại lý phân phối thuốc (hiện nay công ty có 30 đại lý), mỏ thêm chi nhánh trong Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 6/2002 và thị trường xuất khẩu mới là các nước Châu Phi. Mặt khác, đối với sản phẩm thuốc mới để được người tiêu dùng biết đến và chấp nhận sử dụng thì chi phí cho hoạt động bán hàng trong giai đoạn đầu rất tốn kém. Cụ thể:
- Chi phí nhân viên bán hàng tăng 2.275,5 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 65,5%.
- Chi phí khấu hao TSCĐ tăng 162,93 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 99,33%.
- Chi phí dụng cụ đồ dùng (nhằm cải thiện điều kiện bán hàng cho nhân viên) năm 2002 mới có là 523,99 triệu đồng.
Khoản mục chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác chiếm tỉ trọng lớn tăng với tốc độ nhanh. Nguyên nhân, do trong năm 2002 Công ty thực hiện chiến lược quảng cáo rầm rộ sản phẩm của mình trên thị trường. Cụ thể chi phí quảng cáo tăng 2.508,55 triệu đồng tương ứng tỉ lệ tăng 47,98% chi phí môi giới, chi phí cho khách hàng tăng 1.934,38 triệu đồng, tăng 171,45% so với năm 2001, chi phí tiếp khách tăng 372,79 triệu đồng, tăng 11,17 lần so với năm 2001, công tác phí tăng 130,93 triệu đồng tăng 150%.
Có thể nói trong năm 2002 công ty đã thực hiện khá thành công đối với chiến lược mở rộng củng cố thị trường. Mặc dù đầu tư cho hoạt động này trong giai đoạn đầu kết quả khó đạt cao ngay được, vì sản phẩm thuốc liên quan trực tiếp đến sức khoẻ, tính mạng người sử dụng nên để người sử dụng tin tưởng và chấp nhận sử dụng không phải là đơn giản.
1.1.2.3. Tình hình quản lý chi phí quản lý của Công ty
Bảng 6: Biểu thống kê chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2001-2002
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT
Yếu tố chi phí
Năm 2001
Năm 2002
So sánh 2002/2001
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
1
Chi phí nhân viên quản lý
4.716,28
46,91
8.149,73
49,64
3.433,45
72,8
2
Chi phí vật liệu, đồ dùng văn phòng
575,39
5,67
475,3
2,9
100,09
-17,4
3
Chi phí khấu hao TSCĐ
697,59
6,87
930,09
5,67
232,5
33,33
4
Chi phí dịch vụ mua ngoài
763,83
7,52
1.210,29
7,37
446,46
58,45
5
Chi phí bằng tiền khác
3.398,39
33,03
5.534,05
33,72
2.135,66
62,84
6
Tổng chi phí quản QLDN
10.151,48
100
16.416,34
100
6.264,86
61,67
7
Doanh thu thuần
77.077,69
106.984,6
29.906,91
38,8
8
Chi phí quản lý DN/100đ DTT
13,17
15,34
2,17
16,48
Qua bảng trên ta thấy chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 6.264,86 triệu đồng tương ứng tỉ lệ tăng 67,1% tăng mạnh hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần nên chi phí quản lý doanh nghiệp trên 100 đồng doanh thu thuần tăng 2,17 đồng so với năm 2001. Nguyên nhân chủ yếu do:
+Do đặc thù sản phẩm dược đòi hỏi chất xám rất cao và cung ứng sản phẩm mới kịp thời. Do đó để đưa ra một sản phẩm mới ra thị trường, thường công ty phải thuê các chuyên gia (đây là những quan chức làm việc trong cơ quan của chính phủ và giảng viên Đại học). Đây là những người có trình độ chuyên môn sâu nên chi phí cho mỗi lần tư vấn về sản phẩm mới rất cao. Do đó, để có được kết quả sản phẩm mới tung ra trên thị trường chi phí nhân viên quản lý tăng rất mạnh. Cụ thể chi phí nhân viên quản lý năm 2002 tăng so với năm 2001 là 3.433,5 triệu đồng tương ứng tỉ lệ tăng 72,8%.
Chi phí nhân viên quản lý tăng chủ yếu là chi phí cho chuyên gia còn đối với đội ngũ cán bộ của công ty thì tăng không đáng kể do việc trả lương cho bộ phận này được tính theo mức độ hoàn thành công việc.
Trong năm công ty quản lý tốt chi phí vật liệu đồ dùng văn phòng và khấu hao TSCĐ. Cụ thể chi phí vật liệu đồ dùng văn phòng giảm 100,09 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ giảm 17,4%. Còn chi phí khấu hao TSCĐ chỉ tăng 232,5 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 33,33%.
Chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền chiếm tỉ trọng lớn trong chi phí quản lý tăng mạnh chủ yếu do:
+ Chi phí đào tạo năm 2002 tăng 161,22 triệu đồng, tương ứng tỉ lệ tăng 132,25%.
+ Chi phí nghiên cứu phát triển tăng 753,23 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 100%.
+ Chi phí xử lý kiểm kê tăng 862,74 triệu đồng, tăng 92,4% so với năm 2001.
+ Tiền thuê nhà xưởng văn phòng tăng 200 triệu đồng tương ứng tỉ lệ tăng 588,24% so với năm 2001.
+ Chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho tăng 248,22 triệu đồng, tương ứng tỉ lệ tăng 67,8%.
Như vậy việc chi phí quản lý tăng do tăng chi phí nhân viên quản lý, chi phí đào tạo và chi phí nghiên cứu phát triển là một hướng đi đúng vì đầu tư cho hoạt động này mang lại hiệu quả lâu dài. Tuy nhiên, đây là những khoản chi lớn do đó Công ty cần chú trọng công tác quản lý các khoản chi phí này để năng cao hiệu quả sử dụng chi phí. Ngoài ra trong năm 2002 chi phí hàng huỷ xử lý kiểm kê và chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho tăng rất mạnh. Điều này thể hiện tính bất hợp lý trong việc quản lý hàng tồn kho của Công ty. Tiền thuê nhà xưởng, văn phòng tăng mạnh do hầu hết địa điểm sản xuất kinh doanh của Công ty đều đi thuê.
1.2 Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh qua bảng CĐ KT.
Bảng CĐ KT là 1 báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh một cách khái quát toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp theo 2 cách đánh giá lá tài sản và nguồn hình thành tài sản tại thời điểm lập báo cáo, các chỉ tiêu của BCĐKT được phản ánh dưới hình thái giá trị theo nguyên tắc cân đối là tổng tài bằng tổng nguồn vốn.
Bảng 7: Tài sản và nguồn vốn của công ty
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
A. TSLĐ và ĐTNH
30.870.379.075
37.810.810.491
61.532.217.755
I. Vốn bằng tiền
3.958.820.992
7.264.874.781
5.353.481.231
1. Tiền mặt tại quỹ
34.509.522
1.096.300.113
120.785.395
2. Tiền gửi ngân hàng
3.924.311.470
6.168.574.668
5.232.695.836
II. Các khoản phải thu
12.553.417.086
12.704.281.413
26.502.825.516
1. Phải thu của KH
12.525.359.386
12.782.697.742
22.749,977.193
2. Trả trước cho NB
3.245.112.021
3. Phải thu nội bộ
28.057.700
18.057.700
6.657.700
4. Các khoản phải thu khác
61.208.644
658.761.275
5. Dự phòng phải thu khó đòi
(157.682.673)
(157.682.673)
III. Hàng tồn kho
13.537.838.160
16.173.608.611
27.959.313.375
1. Nhiên liệu, vật liệu tồn kho
7.392.138.789
7.539.120.421
10.814.788.501
2. Chi phí kinh doanh dở dang
1.979.789.029
2.135.246.300
4.133.648.831
3. Thành phẩm
4.526.992.284
6.455.170.293
9.271.906.796
4. Hàng hoá
5.185.431
410.338.970
4.719.727.499
5. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
(366.267.373)
(366.267.373)
(980.758.252)
IV. TSLĐ khác
820.302.837
1.668.045.686
1.716.597.633
1. Tạm ứng
820.302.837
709.330.662
903.770.250
2. Chi phí trả trước
147.200.000
612.066.663
3. Chi phí chờ kết chuyển
4. TS thiếu, chờ xử lý
5. Các khoản ký cược, ký quỹ ngắn hạn
811.515.024
200.760.720
B. TSCĐ và ĐTDH
8.043.533.194
10.350.623.987
22.428.001.011
I. TSCĐ
7.067.485.833
7.513.767.087
14.491.149.072
1. TSCĐHH
7.067.485.833
7.513.767.087
144.911.490
- Nguyên giá
11.375.324.518
14.076.491.949
24.004.740.221
- Giá trị HM luỹ kế
(4.307.838.685)
(6.562.724.862)
(9.613.591.149)
II. Đầu tư tài chính dài hạn
675.000.000
675.000.000
1. Góp vốn liên doanh
675.000.000
675.000.000
III. XDCB dở dang
976.047.361
2.161.856.900
7.261.851.939
Tổng cộng tài sản
38.913.912.269
48.161.434.478
83.960.218.766
Nguồn vốn
A. Nợ phải trả
20.156.350.933
24.012.317.292
47.736.586.636
I. Nợ ngắn hạn
19.916.350.933
24.012.317.292
39.457.937.449
1. Vay ngắn hạn
6.451.229.234
5.865.669.135
9.390.163.274
2. Phải trả cho người bán
5.732.427.394
5.948.459.270
9.633.677.160
3. Người mua trả tiền trước
2.111.754.663
37.959.193
2.622.913.983
4. Thuế và các khoản phải nộp cho NSNN
2.299.117.723
8.477.766.546
5.595.157.270
5. Phải trả công nhân viên.
2.606.333.831
3.383.364.122
10.343.758.446
6. Phải trả nội bộ
12.871.126
12.871.126
12.871.126
7. Phải trả, phải nộp khác
702.616.962.
286.227.900
1.819.396.190
II. Nợ dài hạn
240.000.000
8.278.649.187
1. Vay, dài hạn
240.000.000
8.278.649.187
2. Nợ dài hạn
B. Nguồn vốn CSH
18.757.561.336
24.149.117.186
36.223.632.130
I. Nguồn vốn quĩ
16.433.629.326
23.282.523.239
35.138.696.949
1. Nguồn vốn kinh doanh
9.375.789.203
9.387.653.614
11.829.913.545
2. Quỹ đầu tư phát triển
4.485.228.169
4.485.228.169
9.849.445.263
3. Quỹ dự phòng TC
996.793.572
996.793.572
1.418.073.006
4. Lợi nhuận chưa phân phối
1575809382
8.412.847.884
12.041.265.135
III. Nguồn kinh phí - quỹ khác
2323932010
866.593.947
1.084.935181
1. Quỹ dự phòng TCMVL
618649799
618.649.799
1.039.929.233
2. Quỹ khen thưởng phúc lợi
1705282211
247.944.148
45.005.948
Tổng cộng nguồn vốn
38.913912269
48.161.434.478
83.960.218.766
Thông qua bảng CĐKT của công ty trong 3 năm ta thấy được sự biến động về tài sản cũng như nguồn vốn của công ty. Nhìn chung năm 2001, tài sản lưu động, tài sản cố định, nguồn vốn chủ sở hữu đều tăng khá so với năm 2000, nhưng đến năm 2002 thì lại tăng đột biến so với năm 2001, Để đánh giá được sâu sắc hơn ta lập bảng dưới đây
Qua biểu trên ta thấy cả 2 năm 2001 và 2002 vốn lưu động và đầu tư ngắn hạn đều chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng. Tuy năm 2002 vốn lưu động và đầu tư ngắn hạn cũng chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản nhưng có xu hướng giảm so với năm 2001. Xét về số tuyệt đối TSLĐ và ĐTNH tăng rất mạnh 23.721.407.264 đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 62,74% điều này chứng tỏ công ty đã đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Còn tài sản cố định và đầu tư dài hạn chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng lại có xu hướng tăng lên so với năm 2001, xét về số tuyệt đối tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng 12.077.377.024 tương ứng với tỉ lệ tăng 116,7% so với năm 2001. Với kết cấu tài sản như vậy là phù hợp và theo đặc điểm tính chất kinh doanh của ngành và cụ thể là công ty TRAPHACO là đơn vị kinh tế chuyên sản xuất và kinh doanh dược phẩm do vậy tài sản lưu động chiếm tỉ trọng lớn là điều dễ giải thích.
Nguyên nhân chính của việc tăng mạnh tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chủ yếu do tăng khoản hàng tồn kho 11.785.704.764 đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 72,87% tăng các khoản phải thu 13.798.544.103 tương ứng với tỉ lệ tăng 108,6%. Ngoài ra tài sản lưu động khác tăng 48.551.947 đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 2,9% trong khi vốn bằng tiền giảm không đáng kể 1.911.393.550 đồng tương ứng với tỉ lệ giảm 26,312%
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng mạnh do TSCĐ hữu hình tăng 6.977.381.985 đồng tương ứng với tỉ lệ 92,86% do trong năm công ty đã tăng cường đầu tư cho máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và thiết bị dụng cụ. Mặt khác XDCBDD tăng mạnh với số tiền 5.099.995.039 tương ứng với tỉ lệ tăng 235,9% do công ty đang tiến hành xây dựng 2 nhà máy sản xuất thuốc Tân dược ở Hoàng Liệt Hà Nôị và Đông dược ở Văn Lâm Hưng Yên.
Vậy nguồn vốn để hình thành nên tài sản là gì ? và trong 2 năm thì nguồn vốn có sự biến động như thế nào?
Theo số liệu ở biểu trên ta thấy, tài sản của doanh nghiệp được hình thành bằng nguồn vốn chủ sở hữu và bằng nợ. Nhưng nợ lại có xu hướng tăng thêm về tỉ trọng, năm 2001 là 49,86% năm 2002 là 56,86%. Năm 2002 nguồn vốn chủ sở hữu tăng so với năm 2001 là 12.074.514.944 đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 50%, nguồn vốn vay tăng 23.724.269.344 đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 98,8%. Những con số này cho ta thấy đây là dấu hiệu đáng mừng của công ty vì quy mô kinh doanh của công ty được mở rộng, công tác nguồn vốn được xem trọng và tình hình kinh doanh của công ty trong năm là khá tốt.
Qua việc phân tích trên ta có một số nhận xét
Thứ nhất xét bên tài sản: Tỷ trọng của TSLĐ trong tổng số tài sản hiện có của công ty chiếm tỉ trọng lớn hơn nhiều so với TSCĐ. Điều đó cho thấy phần nào nguồn vốn lưu động đảm bảo cho công ty hoạt động liên tục. Mặt khác, nguồn vốn lưu động chiếm tỉ trọng lớn là dấu hiệu an toàn đối với công ty vì nó giúp cho công ty có thể hạn chế bớt rủi ro trong kinh doanh. Ngoài ra xét riêng về tài sản lưu động thì hầu hết các khoản mục đều tăng chỉ riêng vốn bằng tiền giảm với lý do tiền mặt taị quỹ không sinh lời, tiền gửi ngân hàng thì hiệu quả thấp do vậy công ty giảm bớt 2 khoản mục này, tức là rút bớt tiền gửi ngân hàng và tiền mặt tại quỹ để đầu tư cho sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô của công ty là hợp lý. Tuy nhiên, trong năm 2002 các khoản phải thu và hàng tồn kho lại tăng đột biến đây là một hạn chế của công ty.
TSCĐ và ĐTDH của công ty năm 2002 tăng rất mạnh (116,7%). Điều này cho thấy Công ty rất chú trọng đến việc trang bị cơ sở vật chất, máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất - kinh doanh.
Thứ hai xét bên nguồn vốn:
Tỉ trọng các khoản nợ phải trả có tỉ trọng xấp xỉ tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của công ty. Trong năm 2002, nợ phải trả của công ty tăng mạnh 23.724.269.344 đồng tương ứng với tỉ lệ 98,8% điều này cho thấy khả năng huy động vốn của công ty là rất tốt, công ty biết tận dụng uy tín của mình để huy động vốn kinh doanh. Qua biểu trên ta thấy, nợ ngắn hạn của công ty chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn vốn 47% tương ứng số tiền 39.457.937.449 đồng và trong nợ ngắn hạn khoản mục phải trả công nhân viên là 10.343.758.446 đồng, khoảng mục phải trả người bán cũng chiếm tỉ trọng lớn hơn hết trong nợ ngắn hạn(số tuyệt đối là 9.633.677.160 đồng ),trong năm 2002 người mua trả tiền trứơc lại tăng đột biến 2.624.954.790 đồng tương ứng tỷ lệ tăng 691,52%. Điều này có lợi cho công ty vì công ty không phải trả lãi cho khoản vốn chiếm dụng này.Tuy nhiên khoản phải trả người bán tăng sẽ gây một số hạn chế trong việc thu mua, ngoài ra vay ngắn hạn và vay dài hạn của Công ty tăng mạnh đây là nguồn vốn chiếm dụng phải trả lãi do đó một phần sẽ ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Mặt khác, trong năm khoản mục thuế và các khoản phải trả ngân sách nhà nước lại giảm 2.882.609.276 đồng đây là một hạn chế của công ty trong việc chiếm dụng khoản mục này.
Như vậy, qua sự phân tích chung về tình hình tài chính của công ty từ hai báo cáo tài chính của công ty và tình hình sản xuất kinh doanh của 5 sản phẩm chủ yếu ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đang phát triển tốt thể hiện năng lực quản lý của công ty. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số bất cập cần giải quyết.
Mặt khác, đánh giá tình hình tài chính của công ty qua các bảng trên chỉ là bước đầu chưa lột tả hết thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty. Vì vậy, ta phải tiến hành phân tích thông qua các hệ số tài chính của công ty để làm sáng tỏ các mặt hoạt động của công ty.
2. Tình hình thanh toán
2.1 Khả năng thanh toán
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tất cả các doanh nghiệp đều phát sinh các khoản phải thu và các khoản phải trả. Việc các khoản phải thu và nợ phải trả tăng giảm đều dựa vào lợi ích kinh tế do đó nó phụ thuộc vào các chính sách của doanh nghiệp. Cụ thể:
Khi các khoản phải thu có xu hướng giảm thì lợi ích của đối tác bị giảm xuống và họ sẽ có xu hướng đi tìm kiếm, nhà cung cấp khác. Ngoài ra, doanh nghiệp nào có khoản phải trả lớn sẽ tạo sức ép về mặt tài chính buộc doanh nghiệp phải tìm nguồn trang trải. Đồng thời các nhà đầu tư sẽ có những đánh giá không tốt về tình hình tài chính của công ty. Mặt khác, nếu doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn quá lâu làm cho hiệu quả sử dụng đồng vốn đó bị giảm sút, tình trạng đình trệ hoạt động sản xuất kinh doanh khi cần vốn đầu tư có thể xuất hiện. Do đó để có vốn, doanh nghiệp lại phải đi vay, đồng thời phải trả lãi và các khoản nợ phải trả lại gia tăng.
Do vậy, nhằm gia tăng hiệu quả sử dụng vốn, hạn chế rủi ro ta tiến hành đánh giá khả năng thanh toán theo những bước sau.
2.1.1 Đánh giá chung về khả năng thanh toán
Biểu 9:Tình hình thanh toán các khoản phải thu phải trả
của công ty TRAPHACO
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
So sánh năm 2001 - 2002
ST
Tỉ lệ (%)
A Nợ phải thu
12.704.281.413
26.502.825.516
13.798.544.103
108,6
1. Phải thu của KH
12.782.697.742
22.749.977.193
9.967.279.451
77,98
2. Trả trước cho NB
3.245.112.021
3.245.112.021
100
3. Phải thu nội bộ
18.057.700
6.657.700
-11.400.000
-63,13
4. Các khoản phải thu khác
61.208.644
658.761.275
597.552.631
976,2
5. Dự phòng phải thu khó đòi
-157.682.673
-157.682.673
0
0
B. Nợ phải trả
24.012.317.292
47.736.586.636
23.724.269.344
98,8
I.Nợ ngắn hạn
24.012.317.292
39.457.937.449
15.445.620.157
135,72
1. Vay ngắn hạn
5.865.669.135
9.390.163.274
3.524.494.139
60,09
2. Phải trả trước cho người bán
5.948.459.270
9.633.677.160
3.685.217.890
61,95
3. Người mua trả tiền trước
37.959.193
2.622.913.983
2.624.954.790
691,52
4. Thuế và các khoản phải nộp cho NSNN
8.447.766.546
5.595.157.270
-2.882.609.276
-34,0
5. Phải trả công nhân viên.
3.383.364.122
10.343.758.446
6.960.394.324
205,72
6. Phải trả nội bộ
12.871.126
12.871.126
0
7. Phải trả, phải nộp khác
286.227.900
1.819.396.190
1.533.168.290
535,65
III. Nợ dài hạn
8.278.649.187
8.278.649.187
100
1. Vay dài hạn
8.278.649.187
8.278.649.187
100
2. Nợ dài hạn
So sánh phải trả - phải thu
11.308.035.879
21.233.761.120
10.074.274.759
89,09
Tỉ lệ các khoản phải trả so với phải thu
1,89
1,80
-0,09
-4,76
- Xét về các khoản phải thu:
Năm 2002 giá trị các khoản phải thu chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Trong năm 2002 khoản này tăng 13.798.544.103 đồng tương ứng với tỷ lệ 108,6%. Trong đó các khoản phải thu của khách hàng tăng 9.967.279.451 đồng tương ứng với tỷ lệ 77,98%. Khoản phải trả trước cho người bán mới xuất hiện trong năm 2002 với số tiền là 3.245.112.021 đồng. Đồng thời các khoản phải thu khác (không mang tính chất trao đổi mua bán) tăng mạnh 597.552.631 đồng tương ứng với tỉ lệ 976,26%. Riêng khoản mục dự phòng phải thu khó đòi không biến động, còn khoản phải thu nội bộ giảm 11.400.000 đồng tương ứng với tỷ lệ 63,13%. Qua phân tích ta thấy:
+ Các khoản phải thu khác, các khoản phải thu khách hàng tăng mạnh hơn tốc độ tăng doanh thu thuần, điều này tương ứng với việc bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp tăng mạnh, hiện tượng này một mặt sẽ giúp công ty có thể dùng áp lực tài chính nhằm khống chế bạn hàng, đối tác, một mặt bộc lộ điểm yếu kém trong việc quản lý đôn đốc thu hồi nợ từ khách hàng và các khoản phải thu khác.
+Trong năm 2002 xuất hiện thêm khoản mục trả trước cho người khác. Khoản mục này sẽ giúp cho công ty chủ động và tăng cường niềm tin với đối tác trong việc khai thác nguồn hàng. Ngoài ra khoản mục phải thu nội bộ giảm mạnh, các khoản dự phòng thu khó đòi không biến động chứng tỏ công ty quản lý rất tốt đối với các đơn vị nội bộ và khá tốt phải thu khó đòi.
Xét về tổng thể, số lượng bị chiếm dụng của công ty năm 2002 tăng mạnh và nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu thuần. Đây là dấu hiệu phản ánh công tác quản lý khoản mục này kém hiệu quả.
- Xét các khoản nợ phải trả.
Năm 2002 các khoản nợ phải trả tăng mạnh 23.724.269.344 đồng tương ứng với tỉ lệ 98,8%. Sự tăng lên này do phải trả công nhân viên tăng 6.960.394.324 đồng tương ứng tỷ lệ tăng 205,72%; nợ dài hạn tăng 8.278.649.187 đồng tương ứng tỷ lệ tăng 100% vay ngắn hạn tăng 3.524.494.139 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 60,09%, người mua trả tiền trước tăng 2.624.954.790 đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 61,95% phải trả phải nộp khác tăng 1.533.168.290 đồng tương ứng với tỉ lệ 535,65%. Trong khi thuế và các khoản phải trả nhà nước giảm 2.882.609.276 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 34%. Như vậy, số tăng tuyệt đối của các khoản mục trên lớn hơn việc giảm các khoản phải trả nhà nước. Vì thế nên các khoản nợ phải trả tăng 23.724.269.344 đồng ( tỷ lệ tăng 98,8%)
Qua phân tích các khoản nợ phải trả ta thấy các khoản mục thể hiện sự chiếm dụng vốn của công ty, hầu hết đều tăng và việc chiếm dụng một lượng vốn này giúp công ty có thể có một lượng vốn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và tăng hiệu quả hoạt động của công ty.
Đánh giá chung tình hình thanh toán của công ty cổ phần TRAPHACO.
-Thứ nhất: tỉ lệ vốn đi chiếm dụng so với phần vốn bị chiếm dụng của Công ty cao tuy nhiên lại có xu hướng giảm. Cụ thể, trong năm 2001 cứ 1,89 đồng vốn đi chiếm dụng Công ty chỉ bị chiếm dụng 1 đồng nhưng đến năm 2002 cũng 1 đồng vốn bị chiếm dụng nhưng Công ty chỉ chiếm dụng được 1,8 đồng (giảm 0,09 đồng tương ứng tỉ lệ giảm 4,76%). Nguyên nhân chủ yếu do nợ phải thu của Công ty trong năm tăng rất mạnh. Điều này phần nào phản ánh tình hình quản lý công tác thu hồi các khoản phải thu là chưa tốt.
- Thứ hai: các khoản nợ trong năm tăng mạnh một mặt thể hiện khả năng đi chiếm dụng vốn của công ty đây là một cố gắng , nỗ lực lớn có thể giúp công ty đáp ứng nhu cầu vốn. Mặt khác, việc chậm thanh toán các khoản phải trả và quy mô nợ phải trả tăng có thể làm giảm uy tín của công ty. Trong công tác thanh toán và lâu dài sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Đây chỉ là những đánh giá chung nhất về khả năng thanh toán của công ty. Để tìm hiểu kỹ cần phải thông qua chỉ tiêu tài chính đặc trưng vì chúng thể hiện tính động cuả khả năng thanh toán, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách về tài chính của công ty.
2.1.2. Phân tích khả năng thanh toán của Công ty.
Các chỉ tiêu tài chính đặc trưng về khả năng thanh toán là những chỉ tiêu cơ bản phản ánh chất lượng công tác tài chính cũng như tình hình tài chính. Nếu hoạt động tài chính tốt thì công nợ sẽ ít, khả năng thanh toán dồi dào, ít đi chiếm dụng vốn. Ngược lại nếu hoạt động tài chính kém sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản công nợ phải thu, trả sẽ bị dây dưa kéo dài. Các chỉ tiêu phản ảnh:
2.1.2.1. Đối với nợ phải trả
a. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát:
Hệ số này biểu hiện mối quan hệ thương số giữa tổng tài sản mà công ty đang quản lý sử dụng với tổng số nợ phải trả. Qua đây, cho ta thấy doanh nghiệp có khả năng trả các khoản nợ như thế nào? với công ty cổ phần TRAPHACO ta có:
Khả năng thanh toán tổng quát
Năm 2002 = = 2,005 lần
Năm 2002 = = 1,7587 lần
Qua hệ số thanh toán tổng quát năm 2001 ta thấy cứ 1 đồng vốn vay được đảm bảo bằng 2,005 đồng tài sản, còn năm 2002 , cứ 1 đồng vay được đảm bảo bằng 1,7857 đồng tài sản. Như vậy, hệ số khả năng thanh toán tổng quát năm 2001 và 2002 đều lớn. Mặt khác quy mô nợ phải trả và tổng tài sản tăng. Chứng tỏ tình hình thanh toán tổng quát của công ty tương an toàn. Tuy nhiên, hệ số này lại giảm 0,2463 lần so với năm 2001 chứng tỏ khả năng đảm bảo nợ của công ty giảm. Điều này sẽ là một hạn chế trong việc quan hệ với đối tác.
b. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Hệ số này là tính bằng cách chia tài sản lưu động cho nợ ngắn hạn. Hệ số này cho biết mức độ các khoản nợ của chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền trong một giai đoạn tương ứng với thời hạn của khoản nợ. Đối với công ty cổ phần dược TRAPHACO.
= = 1,57 lần
= = 1,56 lần
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty cả 2 năm đều lớn, đây là dấu hiệu khả quan. Trong năm 2001, 1 đồng vốn vay ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,57 đồng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, năm 2002 1 đồng vốn vay ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,56 đồng tài sản lưu động. Như vậy, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn có chiều hướng giảm. Vì trong năm 2002 mức dự trữ hàng tồn kho, các khoản phải thu tăng nhanh, vốn bằng tiền, tài sản lưu động khác biến động không đáng kể trong khi nợ ngắn hạn lại tăng nhanh hơn.
c. Hệ số khả năng thanh toán nhanh.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ.
= = 0,9 lần
= = 0,85 lần.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2002 giảm 0,05 lần so với năm 2001 và cả 2 năm hệ số này đều nhỏ hơn 1, đây là một điểm yếu của công ty. Nguyên nhân chủ yếu do:
Mặc dù TSLĐ và ĐTNH tăng nhanh nhưng lại chậm hơn tốc độ tăng của hàng tồn kho. Vấn đề đặt ra đối với Công ty là phải có biện pháp đưa hệ số khả năng thanh toán nhanh lên cao hơn (tiến đến sấp xỉ 1 là tốt nhất) nhằm tạo uy tín hơn cho Công ty trong công tác thanh toán.
d. Hệ số khả năng thanh toán tức thời ( hệ số vốn bằng tiền).
Tiền ở đây gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn, đối với công ty traphaco ta có:
Nợ đến hạn trả năm 2002:
Số đầu năm = 5.957.989.733 đồng
Số cuối kỳ = 4.740.797.614 đồng
= = 1,22 lần
= = 1,13 lần
Qua số liệu ta thấy hệ số khả năng thanh toán tức thời nợ đến hạn của 2 năm 2001 và 2002 đều lớn hơn 1. Vốn bằng tiền giảm do tiền gửi ngân hàng không hiệu quả bằng đem đầu tư, còn tiền mặt tại quỹ thì không sinh lãi. Như vậy, khả năng thanh toán tức thời của Công ty là tốt. Tuy nhiên, Công ty có thể nâng cao hiệu quả vốn bằng tiền bằng cách đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn, có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt cao, chi phí chuyển đổi thấp. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Nhận xét chung: Qua quá trình phân tích khả năng thanh toán các khoản nợ của côn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0106.doc