MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MARKETING VÀ CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM TRONG MARKETING 3
1. Bản chất và vai trò của chính sách sản phẩm trong hoạt động Marketing 3
1.1.Khái quát về Marketing 3
1.2.Vai trò và sự cần thiết của chính sách sản phẩm trong hoạt động Marketing 4
2. Tầm quan trọng của chính sách sản phẩm đối với thị hiếu người tiêu dùng 5
2.1. Khái niêm thị hiếu nguời tiêu dùng 5
2.2.Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hành vi mua sắm người tiêu dùng 5
3. Những vấn đề cơ bản về kinh doanh xuất khẩu hàng hoá của doanh nghiệp Thương mại trong nền kinh tế thị trường. 6
3.1. Khái niệm về Xuất Khẩu 6
3.2. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường 8
II. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU MÂY, TRE TRONG NHỮNG NĂM QUA CỦA CÔNG TY BAROTEX 10
1. Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của Công ty Barotex 10
2. Thị trường xuất khẩu Mây tre của Barotex 15
3. Thực tế xuất khẩu Mây tre của Công ty Barotex trong những năm qua 17
4. Những ưu điểm và nhược điểm trong chính sách sản phẩm của Công ty Barotex trong hoạt động xuất khẩu 19
III. NHỮNG GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MÂY TRE CỦA CÔNG TY BAROTEX 22
1. Phân loại thị trường để có biện pháp ứng xử cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng trên từng đoạn thị trường 22
2. Nâng cao chất lượng sản phẩm 24
KẾT LUẬN 27
MỤC LỤC 29
29 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1740 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp về chính sách sản phẩm nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mây tre của công ty Barotex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trên thế giới trong những năm gần đây. Một đất nwớc không thể xây dựng một nền kinh tế hoàn chỉnh trong điều kiện tự cung, tự cấp, ngay cả với một quốc gia hùng mạnh, vì nó đòi hỏi rất tốn kém cả về vật chất và thời gian.
3.2. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường
Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá đất nước.
Công nghiệp hoá đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc phục đói nghèo, chậm phát triển ở nước ta.
Để công nghiệp hoá đất nớc trong một thời gian ngắn đòi hỏi số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc thiết bị kỹ thuật công nghệ tiên tiến.
Nguồn vốn nhập khẩu có thể đợc hình thành từ các nguồn sau:
Đầu tư của nước ngoài
Vay nợ, viện trợ
Xuất khẩu lao động
...
Các nguồn như đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ,... tuy quan trọng nhng rồi cũng phải trả bằng cách này hay cách khác ở những thời kỳ sau. Nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu, thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và xuất khẩu. Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu.
Ở nước ta, thời kỳ 1986 - 1990 nguồn thu từ xuất khẩu bằng 3/4 tổng nguồn thu ngoại tệ và bảo đảm đợc 56% vốn nhập khẩu. Trong tương lai, nguồn vốn bên ngoài sẽ tăng lên nhưng mọi cơ hội đầu tư và vay nợ của nước ngoài, cũng như của các tổ chức quốc tế chỉ thuận lợi khi các chủ đầu tư và ngời cho vay thấy được khả năng xuất khẩu trở thành hiện thực.
Xuất khẩu góp phần vào việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi vô cùng mạnh mẽ, đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá phù hợp với xu thế phát triển của thế giới là tất yếu đối với nước ta, có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế;
Xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ sản phẩm thừa do sản xuất quá nhu cầu ở trong nước, trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển như ở nớc ta, sản xuất về cơ bản còn chưa đủ tiêu dùng, do đó nếu chỉ thụ động chờ sự thừa ra của sản xuất thì xuất khẩu sẽ rất nhỏ bé và chậm chạp.
Coi trọng thoả mãn mọi nhu cầu của thị trờng (đặc biệt là thị trường thế giới) là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất hàng xuất khẩu. Điều đó tác động tích cực đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Sự tác động này đến sản xuất thể hiện ở những điểm sau:
Xuất khẩu tạo điều kiện cho những ngành khác phát triển thuận lợi chẳng hạn phát triển ngành dệt, xuất khẩu sẽ tạo điều kiện cho việc phát triển ngành sản xuất nguyên liệu như bông hay thuốc nhuộm, sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu (gạo, dầu thực vật, chè, ...) có thể kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo thiết bị phục vụ cho nó.
Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho sản xuất được ổn định và phát triển.
Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực cho sản xuất trong nước.
Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế kỹ thuật, nhằm cải tạo năng lực sản xuất trong nớc. Tức là xuất khẩu trở thành một phương tiện quan trọng để tạo ra vốn và kỹ thuật, công nghệ từ các nước khác vào Việt Nam, nhằm hiện đại hoá nền kinh tế đất nước, tạo ra một năng lực sản xuất mới.
Thông qua xuất khẩu, hàng hoá của Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thế giới cả về giá cả và chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta phải tổ chức sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi với thị trường.
Xuất khẩu còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và hoàn thiện công việc quản trị sản xuất kinh doanh.
II. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU MÂY, TRE TRONG NHỮNG NĂM QUA CỦA CÔNG TY BAROTEX
1. Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của Công ty Barotex
Từ xa xa ngành mây tre đã có ở Việt Nam. Ban đầu mây tre chỉ được dùng để đan lát thành các vật dùng hàng ngày như rổ, rá, đũa v.v... sau này ngành mây tre đã phát triển, ngoài làm rổ, rá người ta còn biết làm thành những chiếc mành tre được dệt thủ công ở những gia đình có truyền thống làm nghề này, tập trung ở các vùng nh- Hà Tây, Bắc Ninh và một số vùng ở ngoại thành Hà Nội.
Vì là nghề “cha truyền con nối” nên chỉ những người con trai trong gia đình mới được dậy bí quyết nghề nghiệp. Năm tháng trôi qua những bí quyết này được truyền ra ngoài và ngành mây tre theo đó cũng ngày càng lan rộng. Ban đầu chỉ là những tỉnh kế cận như Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam v.v... rồi sau đó lan dần ra tất cả các tỉnh miền Bắc. Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, sản xuất và chế biến hàng song mây tre không còn là độc quyền của miền Bắc nữa. Dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân miền Bắc, đội ngũ nghệ nhân của các tỉnh miền Nam và miền Trung đã phát triển nhanh chóng ngành nghề mây tre ở các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định, Sông Bé, Thành phố Hồ Chí Minh v.v... Trước năm 1954 hàng mây tre chủ yếu được sản xuất để sử dụng ở trong nước, từ năm 1956 hàng mây tre của Việt Nam đã được thị trường nước ngoài biết đến. Lúc đầu hoạt động xuất khẩu còn do một bộ phận nhỏ của công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm đảm nhận với kim ngạch ít ỏi chỉ vào khoảng 200.000 Rúp và Đôla mỗi năm. Từ năm 1960 bộ phận này được tách riêng thành phòng mây tre trực thuộc Tổng công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ, với kim ngạch tăng dần lên 400.000 Rúp và Đôla. Đến năm 1970 đạt 700.000 Rúp và Đô la.
Trước tình hình đó tháng 4/1971, Tổng công ty xuất nhập khẩu mây tre (tên giao dịch là Barotex) được thành lập với giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu số 1.16.1.032/GP.
Đến năm 1995, căn cứ quyết định số 108 TM /TCCB Tổng công ty xuất nhập khẩu mây tre đổi tên là công ty xuất nhập khẩu mây tre (gọi tắt là Barotex).
Trải qua 27 năm với những biến đổi lớn lao của đất nước, Tổng công ty xuất nhập khẩu mây tre đã không ngừng củng cố và phát triển.
Được tách ra từ Tổng công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ, tổ chức bộ máy lúc đầu của công ty xuất nhập khẩu mây tre còn hết sức nhỏ bé. Văn phòng của công ty chỉ có 4 phòng ban và một chi nhánh giao nhận tại Hải Phòng. Cơ sở vật chất nghèo nàn, thiếu thốn, đội ngũ cán bộ nhân viên vừa yếu lại vừa thiếu. Với 26 cán bộ từ bộ đội chuyển ngành hoặc từ các ngành khác chuyển sang, số cán bộ có trình độ Đại học, trình độ ngoại ngữ hiểu biết nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại rất ít.
Trong khi đó tình hình sản xuất hàng xuất khẩu, thời kỳ đó rất manh mún và phân tán, cơ cấu hàng hoá, số lượng, chất lượng1triệu Rúp - Đôla. Nhưng ngay năm đầu tiên mới thành lập thì trị giá kim ngạch này đã vượt qua và tăng gấp mấy lần so với những năm tr-ớc đó.
Trong thời kỳ 5 năm đầu tiên, Tổng công ty chủ yếu tập trung vào xây dựng cơ sở vật chất, tổ chức sản xuất, củng cố bộ máy tổ chức sản xuất. Đến năm 1975 kim ngạch xuất khẩu đã tăng 2,22 lần so với năm đầu thành lập.
Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước đã thống nhất thì phạm vi hoạt động của công ty đã được mở rộng hơn, tuy có nhiều thuận lợi nhưng khó khăn cũng không ít. Đất nước bắt tay vào khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh, các cơ sở sản xuất hàng mây tre xuất khẩu ở phía Nam hầu như chưa có gì. Để nhanh chóng mở rộng ngành hàng phát triển trong toàn quốc, công ty đã lần lượt thành lập các chi nhánh đại diện của mình ở các thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, để khôi phục và phát triển ngành hàng mây tre xuất khẩu ở đây. Nhờ đó, sau một thời gian ngắn đã khai thác thêm được nguồn hàng, mặt hàng cho xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre so với năm 1971 đã tăng gấp 8 lần. So với 5 năm thời kỳ đầu mới thành lập, thì tổng kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre 5 năm 1976 -1980 đã tăng gấp 3,8 lần.
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 5, cả nước bước vào thời kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 3 (1981 -1985) thời kỳ này nhà nước có những cải cách về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế, như việc phân cấp quản lý, giảm bớt các khâu trung gian, cho phép một số địa phương được quyền tham gia công tác xuất nhập khẩu trên thị trường trong và ngoài nước, cải tiến chế độ thu bù chênh lệch ngoại thương, chế độ quyền sử dụng ngoại tệ v.v... Ngay từ đầu năm 1991 cơ cấu mặt hàng và khả năng phát triển của công ty đã được định hình rõ nét hơn. Nhưng trong thời kỳ này nền kinh tế của đất nước đang phải trải qua nhiều khó khăn, lạm phát trầm trọng, giá cả tăng nhanh, đồng tiền mất giá, sản xuất sút kém v.v... Trước tình hình đó công ty đã chủ động phối hợp với các địa phương, các cơ sở sản xuất để khắc phục khó khăn, để bằng mọi cách phải duy trì sản xuất hàng song mây tre xuất khẩu. Phương châm của công ty lúc này là phải quan tâm đến cơ sở sản xuất, người lao động, tạo mọi điều kiện và lợi ích cho người lao động sản xuất, tuy nhiên do khó khăn quá lớn nên trong 2 năm (1984 - 1985) tuy vẫn hoàn thành kế hoạch được giao nhưng kim ngạch có phần giảm sút so với những năm trước đó.
Năm 1985, khi kết thúc kế hoạch năm, kim ngạch xuất khẩu tăng 16 lần so với năm 1971 và tăng gấp 2 lần so với năm1980.
Trong 5 năm (1981 - 1985) kim ngạch xuất khẩu tăng 2,3 lần so với thời kỳ (1976 - 1980).
Dưói ánh sáng của nghị quyết đại hội Đảng lần thứ 6 tư duy kinh tế đã được đổi mới rõ rệt, chế độ quan liêu bao cấp đã dần dần được xoá bỏ, cả nước từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường. Quyền xuất nhập khẩu trực tiếp đã được mở rộng hơn. Đặc biệt quyết định 217 của Hội đồng Bộ trưởng đã giải phóng năng lực sản xuất và qui định quyền tự chủ kinh doanh của các tổ chức kinh tế. Do vậy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty cũng sôi nổi, năng động hơn, thích ứng với cao trào đổi mới của cả nước. Công ty đã bước đầu đổi mới phong cách quản lý tổ chức kinh doanh của mình. Từ các chi nhánh nhỏ bé, hạch toán báo sổ dần chuyển lên thành các công ty kinh doanh tổng hợp hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty. Ở các phòng ban, các công ty, xí nghiệp cũng đã bắt đầu thực hiện chế độ khoán (khoán lương, khoán kim ngạch, khoán sản phẩm ...) Với nhiều hình thức kinh doanh mới, đặc biệt là kết hợp giữa chuyên doanh với kinh doanh tổng hợp đang được áp dụng và ngày càng chứng tỏ có hiệu quả.
Kết thúc năm 1990 Tổng công ty đã thực hiện đạt 106% kế hoạch được giao, kim ngạch xuất khẩu bằng 28 lần so với năm 1971 và tăng gấp 1,7 lần sản phẩm với năm 1985. Trong 5 năm (1986 -1990) kim ngạch xuất khẩu đã tăng 1,5 lần so với thời kỳ 1981 -1985.
Thời kỳ 1991 - 1995. Vào đầu những năm 90 khi các nước Đông Âu và Liên Xô cũ trong tình trạng khủng hoảng về chính trị, kinh tế, xã hội thì thị trường khu vực 1 (là thị trường chủ yếu của Tổng công ty gồm các nước Đông Âu và Liên Xô) giảm sút một cách đột biến thì hoạt động của Tổng công ty vẫn được giữ vững. Một mặt Tổng công ty đã năng động, linh hoạt vận dụng các phương thức để nâng cao uy tín và duy trì các thị trường truyền thống, mặt khác tìm cách nghiên cứu để thâm nhập thị trường mới, cho nên thị trường nước ngoài của Tổng công ty đã được mở rộng. Trong quan hệ quốc tế, trước đây chủ yếu là khu vực 1, đến cuối năm 1995 Tổng công ty đã có quan hệ với hơn 200 hãng kinh doanh và tổ chức thương gia quốc tế thuộc 45 nước khác nhau trên thế giới. Chính vì vậy, đến cuối năm 1995 kim ngạch xuất nhập khẩu của Tổng công ty đã đạt 24, 2 triệu Rúp - Đôla. Trong đó xuất khẩu đạt 11,91 triệu, nhập khẩu đạt 11,29 triệu, tăng 10% so với kế hoạch mà Bộ thương mại giao cho.
Từ năm 1996 đến nay, để mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu và đặc biệt là tạo ra công ăn việc làm cho người lao động. Từ cuối năm 1995 công ty đã đưa vào hoạt động xí nghiệp giầy thể thao ở Gia Lâm, tạo ra công ăn việc làm cho hơn 1.000 lao động, chủ yếu là người địa phương. Trong khi đó cơ cấu mặt hàng xuất khẩu vẫn đảm bảo, tỷ trọng hàng chuyên doanh, thủ công mỹ nghệ là chủ lực, ngoài ra còn mở rộng và phát triển thêm mặt hàng nông sản xuất khẩu và một số ít hàng tiêu dùng. Đồng thời cũng trong thời gian này công ty đã thí điểm mở rộng tổ chức mô hình các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, củng cố các phòng chuyên doanh và trung tâm dịch vụ xuất nhập khẩu, giảm bớt bộ máy và các cán bộ làm công việc gián tiếp. Tiếp tục thử nghiệm quy chế khoán trong kinh doanh nên đã phát huy được một số mặt tích cực, tăng được kim ngạch xuất nhập khẩu, phát huy được tính năng động của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Cho đến hết năm 1997 kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty trong hai năm (1996 - 1997) đã đạt 63 triệu Rúp - USD. Đã mở rộng phát triển xuất khẩu sang 35 thị trường và nhập khẩu từ 22 thị trường thuộc hơn 50 quốc gia trên thế giới. Như vậy so với năm 1971, năm đầu thành lập công ty, với năm 1997 (sau 26 năm thành lập) thì kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng khoảng 30 lần, và với số cán bộ công nhân viên lúc đầu (năm 1971) là 26 người thì đến hết năm 1997 toàn công ty đã có 1.534 cán bộ công nhân viên với 4 xí nghiệp sản xuất, 3 chi nhánh và 15 phòng ban thuộc văn phòng công ty có trụ sở chính tại 37 Lý Thường Kiệt - Hà Nội với vốn điều lệ là 24.533.000.000 đồng trong đó:
Vốn cố định: 8.653.000.0000 đồng
Vốn lưu động: 15.880.000.000 đồng
Có tài khoản tiền Việt và Ngoại tệ tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam.
.
2. Thị trường xuất khẩu Mây tre của Barotex
Công ty nhập khẩu mây tre là đơn vị chuyên doanh ngành hàng song, mây, tre xuất khẩu, có hệ thống tổ chức gồm: 3 chi nhánh, 2 xí nghiệp và các phòng ban khối văn phòng công ty trực thuộc công ty, các đơn vị trên được bố trí ở khắp cả 3 miền của đất nước .
Do nhiệm vụ chuyên ngành được Bộ thương mại và nhà nước giao cho, nên sau 27 năm kể từ năm 1971 đến nay, hoạt động kinh doanh của công ty không ngừng lớn mạnh về mọi mặt (như về tổ chức bộ máy, khối lượng huy động hàng xuất khẩu, kim ngạch hàng xuất khẩu tăng bình quân 8%/ năm). Tính đến thời điểm 1990, công ty đã có quan hệ giao dịch với trên 45 nước trên thế giới, trong đó có hàng trăm thương nhân và các tổ chức kinh tế có các hợp đồng xuất khẩu lớn cụ thể và thường xuyên. Trong các quan hệ buôn bán của mình, Barotex luôn xác định thị trường truyền thống là Liên Xô cũ và các nước Đông Âu (Ba Lan, Tiệp Khắc, Bungari ...) mà ta thường gọi là các nước thuộc khu vực 1. Khu vực thị trường này chiếm hầu hết tổng số kim ngạch xuất khẩu của Barotex.
Giai đoạn này, hàng hoá song mây chủ yếu là các sản phẩm đan lát hàng thủ công mỹ nghệ mây tre đan, các loại nguyên liệu song mây thô hoặc sơ chế (như trúc, mặt mây, song đoạn). Tuy nhiên phải nói rằng việc xuất khẩu thời kỳ này rất thuận lợi vì lúc khối SEV chưa tan vỡ, và Barotex vẫn là đầu mối thay mặt cho gần 40 tỉnh thành, đặc khu trong cả nước về xuất khẩu hàng song, mây, tre.
Bảng 4 Kim ngạch xuất khẩu của Barotex*
(Đơn vị: triệu Rúp)
N-ớc 1986 1987 1988 1989 1990
Liên Xô cũ 16,4 22 24,9 33,6 27,5
Ba Lan 3,8 2,9 3,8 8,0 5,0
Bulgaria 0,3 0,4 0,1 0,3 0,2
Cu ba 4,1 3,0 3,8 2,6 2,7
CHDC Đức 1,5 1,0 0,4 1,1 1,0
Hung ga ri 1,1 0,7 0,6 0,3 0,3
Rumania 0,4 0,2 0,8 0,7
Tiệp Khắc 0,8 0,6 1,2 2,5 1,3
Tổng cộng 28,4 30,6 36,0 49,2 38,7
Từ năm 1991 đến 1995 do những biến động về kinh tế chính trị ở các nước Liên Xô cũ và Đông Âu nên khối SEV cũng không còn tồn tại.
Bảng 5. Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre từ năm 1991 đến 1995
(Đơn vị: triệu USD)
Năm Kim ngạch xuất khẩu hàng song, mây, tre Số thị tr-ờng xuất khẩu
1991 1,9 21 n-ớc
1992 2,2 25 -
1993 2,4 25 -
1994 2,8 26 -
1995 7,1 38 -
1996 9,5 52
1997 6,67 54
Kim ngạch xuất khẩu của công ty vào châu Á ngày càng tăng, kim ngạch năm 1992 tăng 19%, năm 1993 so với năm 1992 tăng 4%, năm 1994 so với năm 1993 tăng 38%, năm 1995 so với năm 1994 tăng 32%. Một số thị trường chủ yếu của công ty ở châu Á là Nhật bản, Singapo, Malaisia, Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Công.
Kim ngạch nhập khẩu hàng mây tre của công ty Barotex ở những nước trên trong năm 1995 được biểu diễn bằng sơ đồ hình 1.
Trong đó nổi bật nhất là thị trường Nhật Bản, Nhật Bản là nước có mức độ tiêu thụ hàng mây tre lớn nhất châu Á và cũng là lớn nhất trên thế giới của Barotex. Tuy nền công nghiệp chế biến phát triển mạnh nhưng với nhu cầu khổng lồ của nó, thị trường này phải nhập rất nhiều nguyên liệu. Đối với công ty Barotex đây là một thị trường hấp dẫn và quan trọng.
3. Thực tế xuất khẩu Mây tre của Công ty Barotex trong những năm qua
Để thấy được tình hình xuất khẩu hàng song mây tre trong những năm qua và triển vọng xuất khẩu trong những năm tới, chúng ta phải đi sâu tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và chế biến hàng song mây tre. Để tạo ra hàng hoá xuất khẩu phải trải qua quá trình chế biến và sản xuất hàng hoá. Đây là quá trình quan trọng trong hoạt động xuất khẩu vì giá cả và chất lượng hàng hoá do sản xuất và chế biến quyết định. Sản xuất và chế biến hàng song mây tre ở nớc ta từ trước đến nay vẫn mang tính chất thủ công, làm bằng tay là chính. Do vậy, nói đến sản xuất và chế biến hàng song mây tre ở Việt Nam, chúng ta phải quan tâm đến các yếu tố chính tác động đến chất lượng và giá cả sản phẩm song mây tre là lao động, nguyên liệu, công cụ, khí hậu.
Thuận lợi:
Ngoài những chính sách lớn của Đảng và nhà nước ưu tiên khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu (nhất là những ngành hàng sản xuất từ nguyên liệu trong nước như song mây tre, nứa lá ... ) như chính sách thuế, cho vay ưu đãi, ... thì trong sản xuất và chế biến hàng song mây tre có một số thuận lợi sau:
Về lao động
Nước ta là nước nông nghiệp, mới bắt đầu phát triển công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến nên người lao động còn dư thừa nhiều ở các vùng nông thôn. Ngời lao động Việt Nam vốn cần cù khéo léo và sáng tạo, đấy là những đặc điểm rất phù hợp với nghề thủ công. Ngoài ra nước ta còn có nhiều làng nghề, vùng nghề sản xuất chế biến hàng song mây tre có truyền thống lâu đời, có nhiều nghệ nhân, thợ lành nghề có nhiệt huyết với nghề.
Về nguyên liệu
Nguyên liệu để sản xuất chế biến hàng song mây tre có hầu hết ở các địa phương trong cả nước. Từ Bắc đến Nam, từ Đông sang Tây, từ miền xuôi đến miền ngợc. Đây là một điều kiện rất thuận lợi để phát triển hàng song mây tre ở khắp mọi miền đất nước.
Về công cụ sản xuất
Công cụ dùng trong sản xuất chế biến hàng song mây tre hiện nay ở nước ta hầu hết là dụng cụ cầm tay, đơn giản dễ chế tạo, rẻ tiền. Ở đâu cũng có thể tự sản xuất, chế tạo lấy được.
Về khí hậu
Nước ta ở vào vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mùa hè có nắng nhiều, mùa rét khí hậu khô hanh nên cũng là một thuận lợi trong khai thác và chế biến hàng song, mây, tre.
Ngoài những thuận lợi chính đã nêu ở trên, trong sản xuất và chế biến hàng song, mây, tre không cần vốn đầu tư lớn, diện tích dùng để sản xuất chế biến không cần rộng, không cần nhà xưởng lớn. Có thể sản xuất chế biến song mây tre ngay trong từng gia đình và có thể tận dụng cả thời gian nhàn rỗi, nghỉ ngơi giải trí để sản xuất ra sản phẩm.
Khó khăn:
Ngoài những thuận lợi vừa kể trên, trong sản xuất chế biến hàng song mây tre còn gặp nhiều khó khăn nữa nh: Đội ngũ lao động của nớc ta ở các vùng nghề nhiều nhưng chưa tinh thông, năng lực sáng tạo còn hạn chế, chưa được đào tạo cơ bản, chưa được đầu tư thích đáng về khoa học kỹ thuật, về công nghệ tiên tiến cho sản xuất chế biến hàng song mây tre. Trong khai thác chế biến còn dùng công cụ thô sơ, vì vậy dẫn đến năng suất rất thấp, chất lượng không cao. Ngoài ra khí hậu nhiệt đới ở nước ta, một mặt cũng gây không ít khó khăn cho việc sản xuất chế biến hàng song mây tre nhất là vào mùa xuân, độ ẩm không khí rất cao làm cho công tác bảo quản rất khó khăn, sản phẩm dễ bị mốc, biến mầu nếu như không có phương pháp và hình thức bảo quản thích hợp.
Ngoài ra chúng ta còn chưa có chiến lược lâu dài cho việc phát triển ngành hàng song mây tre xuất khẩu, cha thấy hết được ý nghĩa xã hội trong việc phát triển ngành hàng sẽ tạo ra công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, ngoài ra còn thu về cho nhà nớc một lượng ngoại tệ đáng kể. Vì vậy những khó khăn này chúng ta phải có thời gian dài mới có thể khắc phục được.
4. Những ưu điểm và nhược điểm trong chính sách sản phẩm của Công ty Barotex trong hoạt động xuất khẩu
Để thấy được ưu nhược điẻm trong chính sách sản phẩm của công ty Barotex trong hoạt động xuất khẩu thì trước tiên ta phảI xem xét thị trường mục tiêu cũng như tình hình mức cầu hàng mây tre trên thế giới. Và nghiên cứu sự phù hợp của chính sách sản phẩm mà công ty sử dụng đối với hành vi người tiêu dùng cũng như thị hiếu tiêu dùng của thị trường mà công ty đã xâm nhập.
Tình hình cầu hàng mây tre trên thế giới
Có thể nói, các sản phẩm bằng song, mây, tre đang dần trở thành “mốt” trên thế giới. Người tiêu dùng đã quá nhàm chán với những bộ bàn ghế bằng kim loại, gỗ... có kích thước lớn và thô, trong khi đó họ lại tìm thấy sự mảnh mai, thanh thoát và cũng rất sang trọng ở những bộ bàn ghế tạo ra từ song mây, rồi còn rất nhiều sản phẩm khác lấy nguyên liệu từ song, mây, tre đang chiếm một vị trí nhất định trong nhu cầu của người tiêu dùng. Mặt khác, ngành sản xuất này ở các nước trên từ lâu đã thoát khỏi trình độ sản xuất thủ công, chuyển sang sản xuất với công nghệ kỹ thuật cao, góp phần tạo nên nhiều sản phẩm tiêu dùng bằng mây tre bền đẹp, tinh xảo, mẫu mã phong phú ngày càng hấp dẫn người tiêu dùng. Chính vì thế, nhu cầu về hàng song, mây, tre đang tăng lên nhanh chóng, không chỉ ở các nớc có tập quán tiêu dùng hàng song, mây, tre truyền thống mà cả ở những nớc mới biết đến mặt hàng này.
Điểm qua kim ngạch trao đổi trên thị trờng mây tre thế giới những năm gần đây (Bảng 1) ta sẽ thấy rõ điều đó.
Ngoài mức tăng về số lượng, nhu cầu về hàng song, mây, tre cũng rất đa dạng, các sản phẩm có kiểu cách đơn điệu vẫn ở dạng thô như hiện nay không được người tiêu dùng ưa chuộng. Sở thích của họ là gọn nhẹ, bền, đẹp và tiện lợi trong sử dụng.
Dự báo trong thời gian tới, những sản phẩm có độ tiện lợi cao sẽ có nhu cầu cao nhất. Đó là những sản phẩm: Đồ đạc nội thất trong nhà như giường, tủ, bàn ghế, v.v ... Đợc sản xuất theo từng bộ với các bộ phận tách rời mà người tiêu dùng có thể tự lắp ráp lấy. Trên thế giới buôn bán đồ dùng gia đình đã chiếm 75 - 80 % tổng lượng buôn bán hàng mây tre. Năm 1995, lợng này tăng lên 15,2 tỷ USD, tức là tăng 12% so với con số 13,58 tỷ USD của năm 1994.
Ngoài ra, những chuyển biến về tiêu dùng hàng mây tre còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như dân số, giá cả thế giới và thu nhập quốc dân ở từng quốc gia. Do đó cơ cấu tiêu dùng mặt hàng này còn chưa đồng đều nếu như không nói rằng vẫn còn khoảng chênh lệch đáng kể giữa các nước, các châu lục với nhau. Tuy nhiên những khoảng cách này đang ngày càng được thu hẹp, kéo theo sự tăng lớn về nhu cầu. Trong khi đó, cung (như đã trình bày ở trên) lại tăng rất chậm. Theo các chuyên gia trong ngành dự báo cung cầu trong 10 năm tới có thể sẽ mất cân đối gay gắt hơn. Mức giá của phần lớn sản phẩm song, mây, tre sẽ cao hơn hiện nay. Điều đó sẽ kích thích các nước xuất khẩu gia tăng sản lượng nhằm đáp ứng nhu cầu của các nưưc nhập khẩu mặt hàng này.
Mặt khác để thực hiện được chiến lược sản phẩm một cách có hiệu quả thì đièu cần thiết nhất ở nhà quản trị là phảI tìm hiểu kỹ những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của người tiêu dùng như các yếu tố văn hoá, phong tục,tập quán, lối sống của người tiêu dùng trên thị trường mục tiêu. Hiểu rõ và chính xác những đặc điẻm về cá nhân cũng như các giai đoạn của quá trình thông qua quyết định mua sắm của đoạn thị trường mục tiêu nhằm dự đoán được tâm lý cũng như thị hiếu khách hàng là đIều kiện để sản phẩm của công ty được khách hàng chấp nhận.
Đứng trước tình hình đó buộc công ty xuất nhập khẩu mây tre phải có một chiến lược thị trường mới và những biện pháp, bước đi thích hợp nhằm từng bước khôi phục thị trường truyền thống và xâm nhập các thị trường mới.
Qua công tác nghiên cứu khảo sát, công ty đã chủ động sử dụng tất cả các hình thức để thực hiện mục tiêu tìm kiếm thị trờng như:
Tăng cường cử các đoàn ra nước ngoài (kể cả những người trực tiếp sản xuất ở các địa phương cũng được đi cùng với các đoàn công ty) để trực tiếp quảng cáo, giới thiệu hướng dẫn và tìm hiểu thị hiếu khách hàng nước ngoài.
Chủ động mời, tiếp xúc và lôi kéo khách hàng nước ngoài vào Việt Nam, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp xúc với các cơ sở sản xuất để khách hàng có điều kiện cơ sở để quyết định nhanh việc ký kết hợp đồng.
Tích cực tham gia hội chợ triển lãm trong nước và nước ngoài.
Tăng cường cải tiến sáng tác đa dạng hoá đề tài, mẫu mã mới và sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền quảng cáo bằng catalogue, lịch, tờ bớm...
Gửi đơn chào hàng tới tất cả các khách hàng mới thông qua các đại diện ở các cơ quan thương vụ của ta ở nước ngoài, đồng thời tổ chức các hội nghị khách hàng thông qua các thương vụ, các văn phòng đại diện của các nước khác tại Việt Nam vào các dịp Noel, tết dương lịch v.v...
Do đó, sau một thời gian kể từ khi thị trờng Đông Âu và Liên Xô cũ gặp khó khăn, hàng mây tre của công ty đã dần dần thâm nhập vào các thị trường mới và đã bắt đầu thâm nhập trở lại thị trường cũ.
Hiện nay, với chủ trương phát huy thế mạnh của mình, mỗi đơn vị phòng ban, mỗi chi nhánh, xí nghiệp thuộc công ty đang cùng nhau khắc phục dần những khó khăn nặng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TMK00 (27).doc