Đề tài Những giải pháp về phát triển thị trường xuất khẩu đối với mặt hàng thuỷ sản

Thực hiện phân phối thông qua giá thị trường bán sỉ ở những mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến để họ phân phối đến các cửa hàng lớn, của hàng bán lẻ và các cơ sở phục vụ ăn uống hoặc phân phối trực tiếp đến các công ty chế biến thực phẩm.Các doanh nghiệp có thể liên kết một công ty nào đó ở Nhật để thực hiện công đoạn này.

 Các doanh nghiệp cần tận dụng các triển lãm, các hội nghị, thông qua mạng internet để xây dựng các mối quan hệ làm ăn, trao đổi kinh nghiệm thâm nhập thị trường, đồng thời tiếp cận và phát triển kinh doanh thông qua thương mại điện tử.

 Để tiếp cận tốt hơn đối với thị trường Nhật Bản, về lâu dài đòi hỏi các doanh nghiệp phải thành lập các chi nhánh và văn phòng đại diện ngay tại Nhật Bản.

 Như vậy, bên cạnh những nỗ lực của chính phủ, các doanh nghiệp cũng cần phải nắm rõ địa điểm thị trường Nhật Bản để có giải pháp phù hợp, hiệu quả xâm nhập và mở rộng thị trường này, góp phần đẩy nhanh kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong thời gian tới, hoàn thành kế hoạch xuất khẩu thuỷ sản đến năm 2005 la 400000 tấn với giá trị 2 tỷ USD.

 

doc32 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 789 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp về phát triển thị trường xuất khẩu đối với mặt hàng thuỷ sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường xuất khẩu thuỷ sản số một của Việt nam . Trong năm 2001, Việt nam xuất khẩu sang Mỹ 481 triệu USD, chiếm 27,34% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản. Tháng 8/2001, Nhật Bản mất vị trí số một từng chiếm trong suốt 2 thập kỷ qua về xuất khẩu thuỷ sản của Việt nam. Tuy nhiên , Nhật Bản vẫn là thị trường nhập khẩu thuỷ sản số một của thế giới. Trung Quốc và Hongkong vươn lên vị trí thứ 3 và hiện chiếm 16,9 % thị phần. Đây là thị trường có tiềm năng rất to lớn và đầy triển vọng cho hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt nam. Các thị trường như Trung Quôcs, Mỹ, Nhật Bản, Hongkong chiếm 70,9% trong tổng số giá trị xuất khẩu thuỷ sản của nước ta. Ngoài ra, các thị trường khác như Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore cũng có nhiều triển vọng cho việc xuất khẩu thuỷ sản của Việt nam. Tuy đã đạt được những thành tích đáng kế như trên nhưng xuất khẩu thuỷ sản của chúng ta cũng gặp không ít khó khăn, trở ngại. Nền kinh tế Nhật Bản suy thoái ảnh hưởng đến sức mua các mặt hang cao cấp như tôm, cá ngừ. Thị trường thuỷ sản mỹ có ảnh hưởng nhiều do nền kinh tế đang khó khăn đặc biệt là sau sự kiện 11/9 vừa qua. Việc EU tăng thuế đối voí tôm đông Việt nam từ đầu năm 2002 và tăng cường kiểm tra các lô hàng nhân sự kiện có chất cloramphenicol còn sót lại trong tôm đông cũng gây khó khăn cho chúng ta. Mới đây Triung Quốc tuyên bố sẽ ban bố hạn mức cho các hàng thuỷ sản từ Việt nam cũng là điều cần phải quan tâm. Bên cạnh đó việc cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia xuất khẩu cùng mặt hàng thuỷ sản ngày càng tăng. Đây là những khó khăn và thử thách mà chúng ta cần phải tìm mọi cách vượt qua. I.2. Những thành tựu đạt được - Nâng cao chất lượng quản lý, hoàn thiện bộ máy quản lý ở các địa phương, phân cấp mạnh tới các cơ sở sản xuất. Bên cạnh đó tích cực hạn chế và khắc phục tính tự phát tăng cường hiệu quả và phát triển bền vững, đề xuất những chính sách, giải pháp cụ thể để thu hút các nguồn vốn đầu tư, xúc tiến tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ. - Hoạt động quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh có sự khởi sắc đáng mừng và có những chuyển biến mang lại hiệu quả thực sự. Chế biến thuỷ sản là khu vực đi tiên phong trong áp dụng phương thức quản lý chất lượng theo hệ thống, các doanh nghiệp tích cực đầu tư đổi mới điều kiện sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh, áp dụng quản lý theo HACCP đưa ra những sản phẩm chất lượng, đáp ứng đòi hỏi của người tiêu dùng, đứng vững ngay cả lúc thị trường truyền thống trong khu vực chao đảo vì khủng hoảng tài chính, thị trường mới lại xâm nhập vô cùng khó khăn tính với thực phẩm thuỷ sản nhập từ nước ngoài. Các hoạt động kiểm tra đánh giá công nhận các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đảm bảo đủ điều kiện an toàn vệ sinhvà hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng áp dụng chương trình quản lý theo HACCP của cơ quan thẩm quyền cũng được triển khai mạnh. Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản (NAFIQACEN) do bộ thuỷ sản thành lập với một hệ thống gồm 6 chi nhánh trong cả nước được trang bị phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế đã có khả năng đáp ứng các nghiệp vụ chuyên môn và trở thành công cụ đắc lực của ngành trong quản lý Nhà nước về điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thuỷ sản, tạo thêm một lực đẩy cho xuất khẩu thuỷ sản ngày càng đạt cao hơn, thị trường mở rộng, tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng được nâng lên, nhiều mặt hàng đã đáp ứng được yêu cầu ăn ngay và nấu ngay và đã thâm nhập được các siêu thị khó tính nhất. - Nhà nước tích cực đổi mới cơ cấu quản lý, cho phép doanh nghiệp xuất khẩu tự do đi các nước, tự cân đối ngành. - Nghề nuôi trồng thuỷ sản tiếp tục phát triển mạnh theo hướng tăng sản, ứng dụng tiến bộ sinh học trong chọn và lai tạo giống đi đôi với công nghiệp hoá sản xuất thức ăn. - Khuyến khích nuôi trồng thuỷ sản ven bờ theo mô hình trang trại , những vùng ven biển được Chính phủ cho phép chuyển đất trồng lúc sang nuôi tôn cá có hiệu quả hơn, quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất và phân công lại lao động nông thôn từ nông nghiệp thuỷ sản diễn ra rất nhanh, đạt hiệu quả cao, đã và đang góp phần giả quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân rõ rệt. - Hiện nay, công nghiệp chế biến thuỷ sản Việt Nam đang lớn mạnh với 200 nhà máy đông lạnh, vùng nguyên liệu lớn đang được hình thành và theo chiều sâu. - Tích cực tập trung vốn, ngân sách ưu đãi để đóng mới sửa chữa tàu đáng cá và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và chế biến đồng thời tăng cường các trang thiết bị viễn thông dùng cho nghề cá. Hiện nay, toàn ngành đã có 71500 tầu thuyền cáo loại. - Tính đa dạng của các sản phẩm chế biến ngày càng rõ nét trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu. - Hàng năm, tạo thêm hàng trăm việc làm mới với đủ các trình độ tham gia các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng, chế biến và các dịch vụ phục vụ sản xuất, chế biến, xuất khẩu thuỷ sản. I.3. Những khó khăn và hạn chế Sau những bước phát triển nhảy vọt vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990 hoạt động đánh băts thuỷ sản đã có dấu chững lại do hiệu quả giảm sút ,năng suất khai thác tàu thuyền là 0,92 tấn hải sản / mã lực ,đến 1995 giảm xuống còn 0,62 tấn / mã lực do các nguyên nhân tự nhiên ( khai thác hải sản ven bờ đã vượt mức cho phép 10% ) và các nguyên nhân chủ quan (máy móc và trang thiết bị lạc hậu ,thiếu phương tiện và kinh nghiệm đánh bắt hải sản đại dương, trình độ lực lượng lao động còn thấp ...) - Hiện nay, gần 80% số nhà máy chế biến thuỷ sản đã hoạt động trên 10 năm, chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng chế biến sản phẩm xuất khẩu. - Hầu hết hàng hoá thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam hiện nay dưới dạng thô (ướp lạnh, ướp đông.. .) với giá trị thấp. -Trong thời gian tới, ngành thuỷ sản sẽ phải dựa nhiều vào khu vực nuôi trồng mà chủ yếu là nuôi tôm xuất khẩu, trong khi đó diện tích nuôi thuỷ sản nước mặn và nước lợ hiện chỉ chiếm 35% tổng số 800 ngàn ha eo, vịnh, đầm phá tự nhiên ở nước ta. - Khu vực nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn về các chính sách thuế, luật pháp của Chính phủ vốn, công nghệ nuôi trồng, giống, chế biến.. . Thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam tự nuôi trồng chỉ chiếm 63% trong đó hơn 90% là nuôi thâm canh và bán thâm canh có chất lượng không ổn định và năng suất rất thấp, chỉ băng 15% so với Thái Lan. Vào đầu năm 2001, riêng tôm giống thiếu khoảng 3-4 tỷ con. - Còn thiếu nhiều phương tiện đánh bắt cá xa bờ hoặc các phương tiện này quá nghèo nàn, lạc hậu đã làm hạn chế khai thác luồng cá lớn có giá trị cao. - Các thiết bị bảo quản cần thiết cho thuỷ sản trước khi đưa vào bờ không có đủ làm giảm chất lượng hàng thuỷ sản do khâu bảo quản trên biển. - Tình trạng phát triển nuôi trồng thuỷ sản hiện nay thiếu định hướng thị trường, các chiến lược phát triển thị trường, thiếu quy hoạch và người sản xuất vội vã với lợi ích trước mắt đã gây lên bệnh dịch tôm làm thiệt hại lớn về kinh tế, môi sinh, môi trường bị ảnh hưởng nặng nề kéo dài. - Thiếu lao động có trình độ, các chuyên gia cao cấp và các nhà khoa học. Cơ cấu và chất lượng lao động thuỷ sản tuy có sự đổi mới nhưng cũng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành. - Việc ứng dụng công nghệ sinh học vào chọn và lai tạo giống nuôi trồng còn hạn chế, vấn đề đầu tư, giải quyết các mối quan hệ trong sử dụng đất đai ven biển giữa nuôi trồng thuỷ sản- rừng- muối-lúa còn nhiều điều phải xem xét đến. - Chương trình khai thác hải sản xa bờ được Nhà nước hỗ trợ đầu tư khá cao nhưng hiệu quả sản suất còn thấp. - Giá xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam hiện chỉ bằng một nửa giá xuất khẩu thuỷ sản cùng chủng loại và chất lượng của Thái Lan. - Sự thiếu đoàn kết trong sản xuất và kinh doanh giữa các doanh nghiệp, làm ăn theo kiểu chụp giật từ đó ảnh hưởng đến uy tín của ngành thuỷ sản Việt Nam. II. Một số thị trường xuất khẩu thuỷ sản chủ yếu 1. Thị trường Nhật Bản Nhật Bản là quốc gia có mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân đầu người cao nhất thế giới (67kg/người /năm). Người Nhật Bản coi trọng nguồn cung cấp protein từ tôm cá, đặc biệt trong năm, người Nhật có tới hàng trăm lễ hội và mỗi lễ hội hầu như có một hay vài món ăn chế biến từ thuỷ sản . Nhưng trong lịch sử phát triển lâu dài của mình, Nhật Bản đã sớm là một quốc gia biển nên có tiềm năng lớn về đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản , kim ngạch xuất khẩu những năm gần đây của Nhật Bản trên dưới 3,6 tỷ USD, riêng 6 tháng đầu năm 2001, xuất khẩu đạt 128.377 tấn, trị giá 44,9 tỷ yên. Nhật Bản chủ yếu xuất khẩu mực, cá hồi Thái Bình Dương sang Trung Quốc với khối lượng rất lớn, trên 90% lượng cá chuồn được xuất sang Thái Lan làm nguyên liệu cho hải sản đóng hộp. Mặt hàng thuỷ sản mà Nhật Bản nhập về chủ yếu là tôm, cá ngừ, cá mực, lươn, surimi, cuaNăm 2000, Nhật Bản nhập 246.627 tấn tôm đông lạnh, giảm 3% so với năm 1999. Các nước xuất khẩu tôm sang thi trường Nhật chủ yếu là ấn Độ, Inđônêxia và Việt Nam , cá ngừ vàng đông lạnh và cá ngừ mắt to từ Hàn Quốc và Đài Loan, cá hồi từ Nauy và Chi Lê, lươn tư Trung Quốc. 2. Thị trường Mỹ Trong thập kỷ vừa qua, Mỹ luôn đứng thứ ba, thứ tư trên thế giới về tổng sản lượng thuỷ sản với mức khá ổn định từ 5,5-5,9 triệu tấn/năm. Hầu hết các mặt hàng thuỷ sản của Mỹ đều có chất lượng cao, phong phú về chủng loại với nhiều sản phẩm quý như cá hồi, cá tuyết, cá ngừ, tôm hùm, sò, điệp, cá nheo...Tuy nhiên, sản lượng thuỷ sản nêu trên vẫn chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Hơn thế, thị hiếu của người tiêu dùng Mỹ lại tập trung vào một số mặt hàng như: Tôm đông bóc đầu, cá ngừ đóng hộp, cá hồi tươi Đại Tây Dương, cá phi lê tươi, tôm hùm, thịt điệp...Các mặt hàng nêu trên của Mỹ lại có rất ít hoặc có nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Đặc điểm này là một trong những động lực quan trọng cho ngoại thương hàng thuỷ sản của Mỹ phát triển toàn diện cả về xuất khẩu lẫn nhập khẩu. Những năm gần đây, xuất nhập khẩu thuỷ sản của Mỹ đạt giá trị bình quân 10 tỷ USD/năm, lớn thứ 2 trên thế giới. Các mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu vào Mỹ rất đa dạng, chủ yếu là thuỷ sản tươi sống và đông lạnh (khoảng 88% giá trị nhập khẩu), 73% là các mặt hàng thuỷ sản đóng hộp, còn lại là các mặt hàng thuỷ sản khác. Tôm đông lạnh là mặt hàng nhập khẩu quan trọng nhất vào Mỹ, chiếm tới 38% giá trị nhập khẩu của thuỷ sản nước này, chiếm gần 30% giá trị tôm đông lạnh nhập khẩu của thế giới. Tôm đông lạnh nhập khẩu vào Mỹ chủ yếu là tôm bóc đầu (chiếm 55% khối lượng và 58% giá trị) và tôm nguyên liệu thô (chiếm 38% khối lượng và 34% giá trị nhập khẩu tôm đông). Thái Lan tiếp tục chiếm lĩnh thị trường tôm đông lạnh ở Mỹ nhưng so với năm 1995 thì khối lượng giảm 7%. Equado lại là nhà xuất khẩu tôm đông lạnh thứ 2 sang Mỹ nhưng về khối lượng so với năm 1995 cũng giảm 8,5%. Sau nữa là đến Trung Quốc và một số nước khác có kim ngạch xuất khẩu tôm đông lạnh khá lớn sang thị trường Mỹ. Ngoài tôm đông lạnh, mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu lớn thứ hai là cá philê tươi và ướp đông. Mặc dù Mỹ có khả năng sản xuất cá philê nhưng do người Mỹ rất ưa chuộng cá philê của Tây Âu và Canada, vì vậy Mỹ phải xuất khẩu sản phẩm của mình và nhập khẩu sản phẩm của các nước khác (Canada, Chi Lê, Na uy, Tây Ban Nha...). Sau tôm đông lạnh và cá philê, các mặt hàng khác như : cá ngừ nguyên con, cá hồi nguyên con và ướp lạnh, cá ngừ đống hộp...được nhập khẩu vào Mỹ với giá trị hàng năm tương đối lớn nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cư dân nước này và để tái chế rồi xuất sang nước khác. 3. Thị trường Trung Quốc Năm 2000, sản lượng thuỷ sản các loại của Trung Quốc đạt 42.785 ngàn tấn trong đó sản lượng thuỷ sản khai thác tự nhiên là 17.400 ngàn tấn và sản lượng thuỷ sản nuôi trồng đạt 25.385 ngàn tấn. Dự kiến đến năm 2001, sản lượng thuỷ sản của Trung Quốc sẽ tăng lên đến trên 50 ngàn tấn nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước ngày càng tăng và nhu cầu cho xuất khẩu với khối lượng lớn. Về tiêu thụ, do mức sống của nhân dân Trung Quốc tiếp tục tăng lên và nhu cầu về thuỷ sản tươi sống cũng tăng theo, dưới đây là số liệu thống kê của Trung Quốc cho ta thấy. Bảng 1: Cơ cấu tiêu dùng và xuất nhập khẩu thuỷ sản Trung Quốc. Năm Chỉ tiêu Đơn vị 1999 2000 Mức tiêu thụ bình quân. - Thành thị: - Nông thôn: Nhập khẩu. Xuất khẩu. kg/người ,, ,, Tấn ,, 5,82 10,3 3,28 626.000 1.296.000 6,74 11,7 3,92 1.251.000 1.485.000 Tính đến hết tháng 4/2001, khối lượng thuỷ sản mậu dịch của Trung Quốc dự tính tăng 13% so với cùng kỳ năm 2000. Nga là thị trường chính xuất khẩu chính đối với mặt hàng cá ướp đông của Trung Quốc. Trên 50% khối lượng cá đông lạnh nhập khẩu vào Trung Quốc là từ thị trường Nga, phần còn lại được nhập khẩu từ ấn Độ và các thị trường khác. Hầu hết cá đông lạnh nhập khẩu vào Trung Quốc được lọc xương và tái xuất. Mực là loài nhuyễn thể thân mềm được giao dịch với khối lượng lớn, phần lớn mực nhập khẩu vào Trung Quốc được chế biến và tái xuất sang Nhật, Mỹ và Hàn Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc cũng xuất khẩu một khối lượng lớn mực sống, tôm đông lạnh, lươn sống và đông lạnh. 4. Thị trường EU Liên minh Châu Âu hiện nay bao gồm 15 quốc gia với hơn 365 triệu người tiêu dùng. Từ năm 1968, EU đã là một thị trường thống nhất về hải quan, có định mức thuế hải quan chung cho tất cả các nước thành viên. Ngày 7/2/1992 hiệp ước Masstricht được ký kết tại Hà Lan mở đầu cho sự thống nhất về chính trị, kinh tế tiền tệ giữa các nước thành viên EU. Thị trường EU thống nhất cho phép tự do lưu thông sức lao động, hàng hoá dịch vụ và vốn giữa các nước thành viên. Riêng đối với mặt hàng thuỷ sản, EU là một trong ba thị trường tiêu thụ thuỷ sản lớn nhất thế giới bên cạnh Nhật Bản và Mỹ. Hàng năm Liên minh Châu Âu chiếm từ 25-30% nhập khẩu thuỷ sản của toàn thế giới. Mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân đầu người ở EU là 17kg/năm và tăng dần hàng năm khoảng 3%. Giá cả mặt hàng thuỷ sản ở thị trường EU cũng cao hơn các thị trường Châu á trung bình khoảng từ 1,1 đến 1,4 lần và có tính ổn định. Thị trường thuỷ sản EU có tính ổn định cao, với nhiều nhóm cư dân có nhiều yêu cầu khác nhau trong thói quen tiêu thụ các sản phẩm thuỷ sản. Trong khi nhu cầu về hàng thuỷ sản đang ngày càng tăng, Uỷ ban nghề cá của EU mới đây đã ra tuyên bố cắt giảm 1/3 sản lượng khai thác hải sản từ năm 1997-2010, nhằm để bảo vệ nguồn lợi hải sản. Chính điều này làm cho nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản của EU đang ngày càng tăng cao. Tuy nhiên thị trường EU thật sự là một thị trương khó tính, có tính chọn lọc cao với những yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. 5. Một số thị trường khác. Các thị trường này chủ yếu là Trung Quốc, Hồng Kông:Tính đến tháng 11/2000, thuỷ sản Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường này 252,1 triệuUSD tăng 2,3 lần so với năm1999. Trung Quốc và Hồng Kông đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của ngành thuỷ sản Việt Nam, chiếm tỷ trọng 19,3% tổng gía trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản cả nước, có tốc độ tăng trưởng nhanh, sát nút với thị trường Mỹ, đã khẳng định vị trí quan trọng của mình. Xuất khẩu cá sang thị trường này đã đạt 36,6 triệu USD, ngang ngửa với thị trường Nhật bản vốn là thị trường truyền thống lớn nhất của ta. Riêng mực và bạch tuộc đạt 12 triệu USD, vượt cả 13 nước EU cộng lại. Đặc biệt hơn là hàng khô các loại xuất khẩu sang thị trường này đã đạt 150,797 triệu USD chiếm tỷ trọng 60% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam năm 2000 vượt xa gía trị xuất khẩu của một số ngành kinh tế mạnh và có nhiều lợi thế của Việt Nam như cao su, hạt tiêu... Thị trường Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm 2001 đã tăng 2,76 lần đạt 106 triệu USD trong đó hàng khô đạt 74,3 triệu USD tăng 2,97 lần và mặt hàng cá đạt 33,4 triệu USD tăng 11 lần so với cùng kỳ năm 2000 mặc dùgiá tôm xuất khẩu có giảm 20-30% so với cùng kỳ năm 2000 và vẫn chưa có dấu hiệu nhích lên. Thị trường Hồng Kông chiếm khoảng 10% về gía trị hàng xuất khẩu thuỷ sản, tiêu thụ thuỷ sản Hồng Kông rất lớn và phải nhập khẩu. Hiện nay Hồng Kông đã thuộc về Trung Quốc đang chuyển dần từ quốc gia xuất khẩu lớn thuỷ sản thành thị trường tiêu thụ và nhập khẩu lớn các hàng thuỷ sản nên nó sẽ trở thành một thị trường tiêu thụ thuỷ sản lớn hơn trước và sẽ không thua kém gì so với thị trường Nhật bản. Ngoài ra, thị trường các nước Châu á khác cũng chiếm tỷ trọng lớn, năm 1999 chiếm 23%. Đáng kể là Singapore, hiện nay là thị trường lớn thứ 4 về xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 8% gía trị xuất khẩu. Đến tháng 11/2000 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Singapore, Đài Loan là 22,7 triệu USD; Triều Tiên là 21 triệu USD, Malaysia là 10,5 triệu USD; Canada là 19,6 triệu USD; Oxtraylia là17,1 triệu USD. Đó là những thị trường cũng có nhiều tiềm năng mà Việt Nam cần phải cố gắng xâm nhập và mở rộng hoạt động kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản. Phần III. Giải pháp và phương hướng phát triển thị trường xuất khẩu thuỷ sản I. phương hướng phát triển thuỷ sả n trong thời gian tới 1. Định hướng phát triển thuỷ sản giai đoạn 2001 -2005 Theo kế hoạch 5 năm của bộ thuỷ sản và Bộ Thương mại 2001 -2005 sản lượng thuỷ sản tăng bình quân 3%/ năm và kim ngạch xuất khẩu tăng 11%/ năm .Trong thời kỳ 2001-2005 ,dự kiến thị trường xuất khẩu thuỷ sản như sau; Nhật Bản chiếm 30%, Hoa Kỳ 30%, Trung Quốc 10%, Hồng Kông 5%, Đài Loan 5%, Hàn Quốc 5%, các thị trương khác 5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam . Phát huy tiềm năng và thế mạnh của biển, các vùng nướcc ngọt lự tiềm năng lao động, khả năng hợp tác quốc tế, kết hợp liên ngành nông lâm thuỷ sản, du lịch ... để phát triển sản xuất kinh doanh thủy sản theo cơ chế thị trường, dưới sự quản lý của Nhà Nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đưa thuỷ sản thành ngành kinh tế mũi nhọn , góp phần công nghiệp hoá , hiện đại hoá nước nhà Sắp xếp lại nghề nghiệp khai thác ven bờ , chuyển mạnh cơ cấu khai thác xa bờ , xây dựng các mô hình sản xuất có tính hợp tác và trình độ công nghệ cao đối với vùng xa bờ .Tăng cường công tác bảo về nguồn lợi thỷ sản . Phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản làm thay đổi cơ cấu nông thôn vùng ven biển , bảo vệ môi trường duy trì cân bằng sinh thái ở những vùng nuôi , khác phục tình trạng ô nhiểm môi trường nuôi , đồng thời có biện pháp hữ hiệu phòng ngừa dịch bệnh phát sinh Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học công nghệ tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc sử dụng và ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh và quản lý . Nâng cao hàm lượng khoa học công nghẹ trong sản phẩm cũng như trong các quyết địng quản lý , thực hiện thành công ba chường trình kinh tế ngành Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành , ưu tiên những vùng kinh tế trọng điểm , các vùng kinh tế động lực ở cả miền Bắc , miền Trung và miền Nam , đưa nhanh công trình vào sản xuất , bảo đảm hiệu quả đầu tư Tăng cường cải cách hành chính , đổi mới về tổ chức bộ máy đáp ứng các yêu cầu hiện đại về quản lý nghề cá , tăng cường đầu tư và đổi mới một cách cơ bản công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý , cán bộ chuyên môn kỹ thuật giỏi và những người lao động nghề cá giỏi , đổi mới cơ chế đào tạo , thi tuyển , bồi dưỡng sử dụng cán bộ , tích cực tinh giảm biên chế , xây dựng đội ngũ cán bộ năng lực , hiệu quả đáp ứng yêu cầu giai đoạn mới 2. Chiến lược mở rộng thị trường tiêu thụ thuỷ sản Trong thời gian tới thị trường quan trọng tiêu thụ thuỷ sản thuỷ sản Việt Nam vẫn là các thị trươngf nước ngoài .Các nhà doanh nghiệp , các nhà quản lý chỉ chú trọng vào các thị trường xuất khẩu là chủ yếu . Hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nám ngày càng được ưa chuộng ở các thị trường như : Nhật Bản , Đài Loan , Hông Kông , ôxtrâylia, Hàn Quốc Trung Quốc ,Mỹ , EU...Từ năm 1997 -2000 trong cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản Nhật giảm từ 50% xuống còn 33% trong khi Mỹ tăng từ 5% lên 21,5% , Trung Quốc , Hồng Kông tăng từ 2% lên 19,3% EU gioa động từ 10-7%, các nước châu á từ 19-20% .Năm 2000 về cơ cấu thị trường đã có sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng chắc hơn với sự gia tăng vaò thị trường Mỹ , Trung Quốc Về lâu dài thị trường Nhật vẫn là thị trường chiến lược và là thị trường xuất khẩu chủ yếu của thuỷ sản Việt Nam . Sản phẩm nhập vào thị trường Nhật đáp ứng tiêu chuẩn cao về chất lượng , chất lượng đồng đều và hình dáng đẹp là hai tiêu chuẩn chính đối với thị trờng này .Đối với thị trường Mỹ tôm nhập khẩu tăng nhanh , nhất là mặt hàng tôm nõn rút gân , cá hồng phi lê , cá rô phi đỏ và đen .. Theo dự báo , doanh số xuất khẩu thuỷ sản sang thịi trường này sẽ tiếp tục tăng nhahn nhờ quy chế tối hệu quốc , các nhà đầu tư và các công ty nước ngoài từ Mỹ và các nước khác sẽ cùng với các đói tác Việt Nam tổ chức các mặt hàng để xuất khẩu sang thị trường Mỹ .Hiệp định thương mại được ký kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi để chọn lựa khách hàng thích hợp cho từng doanh nghiệp , sẽ có nhiều doanh nghiệp quan tâm đén hàng thuủy sản Việt Nam , góp pgần cải thiện thêm một bước vấn đề giải quyết việc làm trong các hoạt động dịch vụ cho các đối tác Mỹ vào việt Nam .Triển khai mở rộng sản xuất nhiều mặt hàng thuủy sản mới và các hoạt động trong các lĩnh vực có liên quan như cấp thiết bị , công nghệ mới , đây cũng là bước quan trọng trong quá trình Việt Nam gia nhập với nền kinh tế thế giới , tăng cường khả năng cạnh tranh của thuỷ sản Việt nam so với một số đối thủ khác trong khu vực cungf xuất hàng vào Mỹ như Thái Lan , Indonêsia .Hiện nay Việt Nam có 70 doanh nghiệp đủ điều kiện xuất hàng vào Mỹ . Như vậy trong những năm tới phương hướng chủ yếu của nganh thuủy sản Việt Nam dối với thị trường xuất khẩu là tiếp tục nang cao chất lượng hàng xuất khẩu để mở rộn g thị phần cho các thị trường mới và tăng uy tín cạnh tranh đối với thị trường cũ iI. giải pháp và kiến nghị 1. Các giải pháp mang tính vĩ mô Theo kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 của Bộ Thuỷ sản và Bộ Thương Mại, sản lượng thuỷ sản tăng 3%/năm, và kim ngạch xuất khẩu tăng 11%/năm . Trong thời kỳ 2001 – 2005, dự kiến thị trường xuất khẩu như sau: Nhật Bản chiếm tỷ trọng 30%, Mỹ 30%, Trung Quốc 10%, EU 10%. Đây là một mục tiêu khó khăn đối với ngành thuỷ sản, đặc biệt là khi nền kinh tế thế giới đang đà tăng trưởng chậm lại. Do đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để cán bộ lãnh đạo, kỹ thuật và công nhân lao động trong ngành hiểu được cơ hội và thách thức đặt ra đối với kinh tế đất nước nói chung và ngành chế biến thuỷ sản nói riêng. Mỗi người cần ý thức được trách nhiệm của mình, sẵn sàng vượt qua khó khăn mà xu thế mới đặt ra, chủ động tìm các biện pháp hữu hiệu phát huy lợi thế nhằm không ngừng nâng cao sức cạnh tranh cuả các doanh nghiệp. Vậy để đạt được mục tiêu, tăng nhanh xuất khẩu vào các thị trường chủ yếu trong thời gian tới, cần thực hiện một số biện pháp xúc tiến thương mại chủ yếu sau: a. Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị và xúc tiến thương mại thuỷ sản Đầu tư nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu thuỷ sản của các thị trường chủ lực về tiêu chuẩn, sở thích, thói quen tiêu dùng của từng khu vực thị trường để từ đó có những cơ chế, chính sách và biện pháp cụ thể để phát triển, điều chỉnh cơ cấu thuỷ sản xuất khẩu.Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế để tranh thủ sự hợp tác và giúp đỡ về vốn công nghệ trong các lĩnh vực khai thác ,nuôi trồng chế biến thỷ sản ,đào tạo và chuyển giao kinh nghiệm quản lý và phts tiển thị trường ... Công tác mảketing quốc tế cho lĩnh vực thuỷ sản luôn cần có sự tham gia tích cực của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ,Bộ thương mại ,Bộ ngoại giao như tổ chức và tham gia các hội chợ thương mại về thuỷ sản Việt Nam tại các thị trưoừng tiềm năng (EU, Mỹ, Nhật Bản , Hồng Kông , vung Vịnh....) nhằm giới thiệu các sản phẩm thuỷ sản Việt Nam Tiếp tục xây dựng cơ cấu thị trường theo hướng đa dạng hoá thị trường, đa dạng hoá bạn hàng, giảm dần tỷ trọng các thị trường trung gian, tăng nhanh tỷ trọng các thị trường tiêu thụ trực tiếp, có nhu cầu thuỷ sản lớn. b. Trách nhiệm của các Bộ, ngành có liên quan Bộ Thuỷ sản chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ Thương Mại (Cục Xúc tiến Thương Mại, các cơ quan Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài), Bộ Ngoại giao và các ngành khác có liên quan để làm tốt công tác xúc tiến thương mại và tăng cường công tác thông tin thị trường như: Tổ chức và tham gia hội chợ triễn lãm Quảng cáo với trình độ quốc tế. Chi phí để ta tự tổ chức một hội chợ triển lãm ở các thị trường khác có thể rất tốn kém, chúng ta nên mở hội chợ ngay trong nước và mời các đối tác tiềm năng nước ngời tham gia tìm hiểu và đánh giá. Như thế nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản trong nước có cơ hội để tham gia và cạnh tranh với nhau hơn. Khi có các cuộc triễn lãm mà nước ngoài tổ chức, chúng ta nên tham gia để khách hàng và người tiêu dùng biết đến sản phẩm thuỷ sản Việt Nam. Bộ Thuỷ sản có thể chọn một số doanh nghiệp tiêu biểu để tham dự. Chi phí cho mỗi cuộc triển lãm có thể là rất cao, do đó Bộ Thuỷ sản nên hỗ trợ một phần kinh phí cho các doanh nghiệp tham gia hội chợ triễn lãm. Quảng cáo ở trình độ quốc tế có thể vượt quá khả năng của từng doanh nghiệp, Bộ Thuỷ sản nên trích một phần kinh phí để tiến hành quảng cáo cho sản phẩm thuỷ sản. Chính phủ càn sớm hoàn thiện các luật và chính sách bảo vệ nguồn lợi tự nhiên,bảo vệ môi trường và phát triển nguồn lực thuỷ sản ,các chính sách hỗ trợ đầu tư , chính sách đẩy mạnh xuất khẩu , bảo lãnh tín dụng , bảo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV229.doc
Tài liệu liên quan