Lời mở đầu 1
Nội dung 3
I – vai trò của vốn đối với phát triển kinh tê trang trại. 3
I.1 – Khái niệm và đặc trưng trang trại 3
* Khái niệm : 3
I.2 - Vai trò của vốn đối với phát triển kinh tế trang trại. 6
* Khái niệm vốn sản xuất trong trang trại: 6
* Vai trò của vốn đối với phát triển kinh tế trang trại. 7
II – Thực trạng nhu cầu vốn, sử dụng vốn của trang trại nước ta. 9
II.1 – Thực trạng phát triển của kinh tế trang trại. 9
II.2 - Định hướng phát triển kinh tế trang trại. 12
II.3 - Thực trang sử dụng vốn và nhu cầu vốn của trang trại nước ta 13
* Đánh giá khái quát thực trạng nhu cầu sử dụng vốn của trang trại: 15
III – Giải pháp chủ yếu đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển trang trại. 16
III.1 - Định hướng huy động và sử dụng vốn : 16
III.2 - Những giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển trang trại trong thời gian tới. 18
* Những giải pháp để huy động vốn trong thời gian tới. 18
Cải tiến cơ chế huy động vốn: 18
Cải tiến cơ chế xác định lãi suất. 20
Cải tiến chính sách tạo nguồn vốn. 21
Cải tiến cơ chế hoàn vốn 23
* Giải pháp sử dụng vốn đầu tư trong thời gian tới. 23
Phần kết luận 25
27 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1365 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp về vốn phát triển kinh tế trang trại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ềm lực sẵn có và tạo ra tiềm lực lớn hơn trong sản xuất kinh doanh dịch vụ sinh hoạt xã hội và sinh hoạt của mỗi gia đình.
Đối với các trang trại lần đầu tiên được hình thành, vốn được dùng để thuê đất đai, xây dựng nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị, mua các lọai giống cây con, mua công nghệ sản xuất…
Đối với những trang trại đang hoạt động, vốn được dùng để mua sắm thêm trang thiết bị, máy móc, xây dựng thêm một số nhà xưởng, mở rộng diện tích sản xuất, bổ sung thêm vốn lưu động nhằm tăng quy mô hoạt động hiện có, sửa chữa và mua sắm thêm tài sản cố định đã bị hỏng, hao mòn.
Quá trình sử dụng vốn xét về mặt bản chất chính là quá trình thực hiện chuyển vốn bằng tiền của các chủ trang trại thành vốn hiện vật để tạo nên những yếu tố cơ bản của sản xuất, kinh doanh hàng hóa nông nghiệp. Như vậy, quá trình sử dụng vốn đầu tư trong trang trại là duy trì tiềm lực sẵn có của đất đai hoặc tạo tiềm lực lớn hơn cho diện tích đất đai cố định nhằm nâng cao sản lượng hàng hóa nông nghiệp.
Đầu tư vốn để phát triển trang trại là tái tạo và nâng cao những năng lực sản xuất của tài sản cố định trong trang trại, thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật trong quá trình sản xuất mà trước hết là nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Qua đó, chúng ta nhận biết rằng nếu chính sách đầu tư hỗ trợ vốn đúng sẽ tạo lập một hành lang kinh tế cho việc sử dụng có hiệu quả và triệt để vốn trong công cuộc phát triển kinh tế trang trại với mục tiêu đã định trên cơ sở năng lực sản xuất kinh doanh của từng vùng, từng công đoạn, từng lĩnh vực cụ thể.
* Vai trò của vốn đối với phát triển kinh tế trang trại.
Từ Đại hội tòan quốc lần thứ VI, năm 1986, Đảng và Nhà nước đã quyết định chuyển đổi nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, tồn tại và phát triển nhiều thành phần kinh tế. Từ năm 1989, Nhà nước bắt đầu đưa ra những chính sách cải cách sản xuất nông nghiệp, đặ biệt chính sách cho vay, mượn vốn theo một cách hợp đến từng địa bàn, vùng loại đất, thậm chí đến từng loại hộ nông dân, đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nông sản, trên cơ sở căn cứ đó lập ra kế hoạch trước mắt cũng như lâu dài để tạo lòng tin cho nhân dân mà yên tâm lao động sản xuất. Vì những chính sách đầu tư hợp lý nói trên mà kinh tế trang trại trong lúc này phát triển có chiều hướng khả quan hơn, ổn định từng bước tăng dần theo hàng năm. Như vậy qua đây chúng ta mới thấy không bất cứ một ngành sản xuất nào mà không cần đến đầu tư cơ bản, đầu tư là then chốt trong mọi hoạt động để sản xuất ra của cải vật chất cho mọi hoạt động và cuộc sống của con người. Với những giải pháp và hướng đi hợp lý thì đầu tư không những là động lực thúc đẩy sự phát triển mà nó còn bao hàm cả tính quyết định thành bại của vấn đề.
Trong những năm gần đây Nhà nước luôn luôn coi công cuộc phát triển kinh tế trang trại là một trong những mặt trận hàng đầu, nông thôn là địa bàn chiến lược trong xây dựng và phát trieern trang trại vì hàng hóa sản xuất ra từ đây phục vụ cho nhu cầu dinh dưỡng của con người, tiến tới làm mặt hàng xuất khẩu mang lại kim ngạch lớn. Trên cơ sở đó Nhà nước vẫn luôn dành một khoản đầu tư rất đáng kể trong tổng số đầu tư từ ngân sách của các ngành khác bằng việc huy động các loại nguồn vốn khác nhau như : nguồn viện trợ, nguồn vốn vay, vốn tự có của các ngành sản xuất khác, các hợp tác xã đều dành một phần thỏa đáng để nạp ngân sách từ đó tái đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ kinh tế trang trại. Qua đó, nhờ vốn đầu tư mà chúng ta phần nào đã khắc phục được những hạn chế rủi ro do thiên nhiên tạo ra bằng cách xây dựng, nâng cấp các công trình, thủy lợi lớn nhỏ, đại thủy nông đến trung và tiểu thủy nông, các khu trại giống, đào ao, hồ thả cá phục vụ cho dự án đầu tư phát triển bền vững của kinh tế trang trại. Tình hình sản xuất, giải quyết vấn đề khai hoang, phục hóa các đất chua phèn, nạo vét các kênh mương, ruộng đồng ở các vùng chiêm trũng và sông hồ hình thành nên những trang trại trồng cây công nghiệp (cao su, cà phê, tiêu, điều...) rộng lớn ở các tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai, Nghệ An, Vĩnh Phúc; trang trại chăn nuôi gia súc ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Sơn La, Hà Tây; các trang trại nuôi trồng thủy sản ở Bình Dương, Vũng Tàu, Nha Trang, Quảng Nam, Nghệ An, các tỉnh đồng bằng Sông Hồng; các trang trại trồng cây ăn quả ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương.
Như các vấn đề đã nêu trên, cùng căn cứ các vấn đề đã và đang xây dựng cũng như sắp xây dựng, đề tài muốn nói lên được cái quan trọng của vốn đầu tư trong chiến lược phát triển kinh tế trang trại Nông, Lâm, Ngư nghiệp của Nhà nước qua việc nghiên cứu các biện pháp, giải pháp huy động vốn cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông thôn mà hiện nay đang là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các cấp, các ngành.
Trong những năm gần đây, với chiều hướng đầu tư ngày càng được mở rộng và đúng quy mô phát triển đi đến đa dạng về hình thức nên hiệu quả vốn đầu tư xây dựng là một vấn đề luôn luôn được đề cập đến một cách rõ ràng, trên cơ sở đó xác định các phương hướng trước mắt cũng như lâu dài nên ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong công cuộc hiện đại hoá công nghiệp hoá đất nước. Trên cơ sở đó Nhà nước đã có những chính sách, mục đích để xác định những khuynh hướng cụ thể nhằm đầu tư một cách có hiệu quả qua từng thời kỳ nhằm đưa kinh tế trang trại lên từng bước, thúc đẩy đời sống nhân dân trong vùng nông thôn phần nào được cải thiện, đưa thu nhập từng người dân ngày một tăng để xoá đói, giảm nghèo, một phần hỗ trợ được cuộc sống của mình.
Trong những năm tới, các hộ nông dân đang tích cực đầu tư lớn hơn nữa vào tái sản xuất để mở rộng quy mô trang trại, đa dạng hóa sản phẩm, đưa sản phẩm hàng hóa kinh tế trang trại trở thành sản phẩm chính cả về chất lẫn về lượng trong sản xuất ở nông thôn.
II – Thực trạng nhu cầu vốn, sử dụng vốn của trang trại nước ta.
II.1 – Thực trạng phát triển của kinh tế trang trại.
Theo báo cáo của địa phương, hiện nay nước ta có khỏang 113.000 trang trại, bình quân 1 trang trại có diện tích từ 3-5ha. Các tỉnh phía Bắc hiện nay có khỏang 67.000 trang tại, trong đó 56% có quy mô dưới 2ha, lọai trên 3ha chỉ chiếm 0,6%. Riêng ở các tỉnh miền núi phía bắc, số trang trại có quy mô dưới 2ha chiếm 83,7%.
Đất đai hiện đang sản xuất của trang trại đã được chính quyền địa phương giao quyền sử dụng 71,8%, còn lại 28,2% chưa được giao, đất nhận thầu của HTX và xã chiếm 31,5%, đất do chuyển nhượng hợp pháp 19,3%; đất nhận khóan nông, lâm trường 18,9%; trang trại tự khai hoang 18%; nhận khóan của các chủ dự án 9,6%.
Chủ trang trại là nông dân thuần thúy chiếm 62%, chủ trng trại là công nhân, viên chức đã về hưu 9,4%; lực lượng an ninh quốc phòng về địa phương 8%; cán bộ chủ chốt xã chiếm 8,8%; công nhân viên chức đang làm việc chiếm 8,2%; chủ trang trại thuộc các đối tượng khác 3,2%; chủ trang trại là đảng viên chiếm 24,1%.
Số trang trại thuê lao động thời vụ chiếm 79%, số trang trại có thuê lao động thường xuyên 39%. Trong số các trang trại thuê lao động thường xuyên, phần lớn thuê từ 1 – 2 lao động (chiếm 69%). Trong số các trang trại thuê lao động thời vụ, có 80% thuê dưới 500ngày công/năm. Riêng các tỉnh phía bắc, qui mô sản suất của trang trại không lớn, nên chủ yếu sử dụng lao động gia đình và thuê lao động thời vụ, chỉ có 8% trang trại có qui mô sản xuất từ 10ha trở lên có thuê lao động thường xuyên. Tiền công lao động thời vụ ở các tỉnh phía bắc 10.000 – 15.000/ngày, phía Nam 20.000đ/ngày. Đối với lao động thường xuyên, tiền công ở phía Bắc khỏang 300.000đ/tháng, phía Nam khỏang 600.000đ/tháng.
Mức đầu tư của một trang trại được điều tra vào khỏang trên dưới 200 triệu đồng, ở phía Bắc vào khỏang 100 triệu đồng. Cơ cấu của nguồn vốn đầu tư như sau : Vốn tự có của trang trại 85%, vốn vay của cộng đồng 5%, vốn vay của ngân hàng và vay qua các dự án (327, 773, 264, 120...) gần 10%.
Trong tổng số 3044 trang trại được điều tra năm 1998 (năm nông sản được giá) giá trị sản lược binh quân một trang trại là 105 triệu đồng, trong đó ngành trồng trọt chiếm 58%, ngành chăn nuôi chiếm 27,3%, ngành nuôi trồng thủy sản chiếm 13,7%; lâm nghiệp 1,2%. ậ phía bắc, số trang trại trồng cây ăn quả chiếm 26%, kinh doanh tổng hợp 33%; trang trại chủ yếu trồng và kinh doanh rừng chiếm 12%...
Đánh giá :
Những mặt được của kinh tế trang trại thời gian qua có thể tựu chung ở một điểm sau :
- Đây là một bước phát triển mới của kinh tế hộ sản xuất hàng hóa quy mô lớn, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng sản xuất hàng hóa, tạo ra các vùng sản xuất tập trung, làm tiền đề cho công nghiệp chế biến nông lâm sản, đưa công nghiệp và các ngành dịch vụ vào nông thôn, tăng tốc độ phu xanh đất trống, đồi trọc, cải thiện môi trường sinh thái.
- Kinh tế trang trại phát triển đã góp phần khai thác thêm diện tích lớn đất trống, đồi núi trọc, diện tích đất còn hoang hóa, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nhất là các vùng trung du, miền núi và ven biển.
- Góp phần huy động lượng vốn đầu tư khá lớn trong dân để phát triển nông nghiệp.
- Tăng mức đóng góp cho ngân sách Nhà nước.
Tuy vậy, sự phát triển của trang trại đang đặt ra những vấn đề cần giải quyết :
- Cải tiến chính sách Nhà nước về quản lý đất đai.
- Cần quy họach sản xuất, gắn bó giữa trang trại với sự hình thành các vùng sản xuất tập trung và định hướng phát triển chung của vùng; nâng cấp cơ sở hạ tầng để trang trại góp phần tích cực phát huy được đầy đủ sức mạnh của kinh tế vùng.
- Các trang trại nên áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, tưới nước, cơ giới hóa, bảo quản chế biến v.v... để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm làm ra.
- Các chủ trang trại cần nắm bắt kịp thời yêu cầu của thị trường để định hướng sản xuất.
- Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ kịp thời và có hiệu quả cho các hộ làm kinh tế trang trại.
II.2 - Định hướng phát triển kinh tế trang trại.
Qua thực tiễn phát triển kinh tế trang trại như trên, để thực hành Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 2/2/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại, chúng ta cần tập trung thực hiện giải pháp sau đây:
- Quy họach vùng phát triển trang trại nông, lâm, ngư nghiệp, xác định các vùng phát triển trang trại, công bố qũy đất có thể giao hoặc cho thuê để phát triển trang trại, chủ yếu là đất trống, đồi núi trọc, đất còn hoang hóa, ao, đầm, hồ, bẫi bồi ven sông, ven biển...
- Xác định phương hướng phát triển các lọai cây trồng, vật nuôi phù hợp với lợi thế đất đai, khí hậu của mỗi vùng và có tính đến khả năng tiêu thụ sản phẩm.
- Tiến hành giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho diện tích đất chưa được cấp.
- Nâng cao trình độ ứng dụng khoa học và công nghệ (KH & CN) ở các trang trại.
- Đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi đầu mối kênh mục chính kết hợp với vốn của trang trại đầo ao, đầo ao, đắp đập, xây dựng các công trình thủy lợi nhỏ, ứng dụng các công tác tưới tiêu khoa học, tiết kiệm nước.
- Hỗ trợ trang trại tiếp cận thị trường tiêu thụ hàng hóa.
- Nâng cao năng lực quản lý của chủ trang trại và nâng cao tay nghề của người lao động.
- Thực hiện chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với phát triển kinh tế trang trại.
Chính từ thực trạng và định hướng phát triển kinh tế trang trại trên đây đã yêu cầu về vốn cho đầu tư phát triển trang trại như sau.
II.3 - Thực trang sử dụng vốn và nhu cầu vốn của trang trại nước ta
Vốn là yếu tố quan trọng, để phát triển kinh tế trang trại đòi hỏi phải có vốn, trong đó các chủ trang trại cần phải tích tụ một lượng vốn tự có nhất định. Đó là một trong những điều kiện tiên quyết, nếu không muốn nói là điều kiện quyết định, bởi lẽ có nhiều vốn thì có thể thuê đt đai, sức lao động để phát triển trang trại. Thực vậy, theo theo tài liệu điều tra tại thời điểm hình thành trang trại, binh quân một trang trại có một số vốn là 98,48 triệu đồng. Nếu tính đến thời điểm điều tra (30/4/1999) lượng vốn bình quân một trang trại là 291,43 triệu đồng. Lượng vốn này của các trang trại giữa các địa phương có sự chênh lẹch lớn. Các trang trại ở Đắc Lắc có lượng vốn bình quan cao nhất là 619,5 triệu đồng và thấp nhất là Yên Bái với 95,9 triệu đồng, chênh lệch về lượng vốn giữa các trang trại của hai tỉnh lên tới 6,5 lần.
Nguồn vốn của các trang trại chủ yếu dựa vào vốn tự có, bình quân các trang trại vốn tự có chiếm 91,03%, trong đó ở Đắc Lắc vốn tự có của các trang trại chiếm 96%, Gia Lai, Lâm Đồng chiếm 93%, phần lớn các trang trại ở các tỉnh phía Bắc có quy mô vốn nhỏ hơn, tỷ trọng vốn tự có thấp hơn. Lượng vốn vay của các trang trại, nhìn chung còn chiếm tỷ trọng nhỏ gần 9% tổng lượng vốn bình quân của các trang trại. Vốn vay dựa vào nhiều nguồn rất đa dạng, trong đó vay trực tiếp ngân hàng chiếm 48,08%; phần lớn các trang rại ở phía Nam nguồn vay từ Ngân hàng chiếm tỷ trọng cao, như Long An tỷ trọng vốn vay chiếm 68,76%; Đắc Lắc là 66,34%; Ninh Thuận là 73,83%. Một số tỉnh dựa vào nguồn vốn đầu tư ứng trước như các trang trại Sơn La nguồn vay này chiếm 53,57%; Thanh Hóa là 38,3%...
Phân tổ quy mô vốn theo hướng kinh doanh cho thấy sự chênh lệch là không lớn – dưới 4 lần giữa trang trại có quy mô lớn nhất và nhỏ nhất, trong đó nhóm trang trại kinh doanh cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi lợn là có quy mô vốn rất lớn. Trong 1588 trang trại có hướng kinh doanh chính là cây công nghiệp lâu năm, có 768 trang trại có quy mô vốn từ 541 – 617 triệu đồng, tập trung ở Bình Dương, Lâm Đồng và Đắc Lắc, song cũng có 443 trang trại kinh doanh cây công nghiệp lâu năm nhưng quy mô vốn dưới 100 triệu đồng chủ yếu tập trung ở Sơn La, Yên Bái, Nghệ An.
Cơ cấu giá trị tư liệu sản xuất và tài sản chủ yếu của các trang trại điều tra rất đa dạng. Nhìn chung giá trị vườn cây lâu năm chiếm tỷ trọng lớn, giá trị nhà xưởng, chuồng trại, máy kéo, phương tiện vận tải máy móc khác chiếm tỷ trọng nhỏ. Tùy thuộc vào điều kiện của từng vùng mà cơ cấu giá trị tư liệu sản xuất và tài sản chủ yếu có sự khác nhau. ở một số tỉnh, giá trị vườn cây lâu năm của các trang trại chiếm tỷ trọng rất cao, như ở Gia Lai chiếm 93,46%; Đắc Lắc chiếm 89,59%; Bình Dương chiếm 88,86% v.v... Ngựoc lại Long An, giá trị nhà xưởng, chuồng trại, máy kéo, phương tiện vận tải chiếm 14,97%. ở Đồng Nai tỷ này là 28,87%; riêng giá trị chuồng trại chiếm 23,39.
Dưới đây là bảng biểu thị nguồn vốn bình quân một trang trại tại thời điểm điều tra.
Biểu só 1 : Nguồn vốn bình quân của một trang trại
Đơn vị : Triệu đồng
TT
Nguồn vốn
Số lựong
Tỷ lệ (%)
1
2
-
-
-
-
3
Tổng nguồn vốn
Vốn tự có
Vốn vay
Vay trực tiếp ngân hàng
Vay đầu tư ứng trước
Vay theo dự án
Vay khác
Vốn khác
291,43
265,18
22,13
10,63
2,26
1,50
7,73
4,12
100,00
90,99
7,59
48,05
10,23
6,78
34,94
1,41
Nguồn số liệu : Cục thống kê - Niên giám 1999
* Đánh giá khái quát thực trạng nhu cầu sử dụng vốn của trang trại:
- Nhu cầu vốn trang trại phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, điều kiện sinh thái, lọai đất, chất lượng đất từng vùng.
- Diện tích đất đai cố định, hàng năm cần tăng thêm vốn đầu tư để cải tạo đất, khai thác diện tích đất hoang hóa, đồi núi trọc, sình lầy ao hồ để mở rộng quy mô sản xuất cho trang trại.
- Hiện nay có rất nhiều hộ nông dân đang cần lượng vốn lớn để hình thành trang trại sản xuất mới nhằm tăng thu nhập, chuyển đổi cơ cấu sản xuất tăng lượng hàng hóa, hội nhập nền kinh tế hàng hóa thị trường.
- Lao động nông thôn ở nước ta có tỷ lệ thất nghiệp, bán thất nghiệp khá cao mà diện tích đất hoang hóa chưa sử dụng lại lớn. Vì vậy, nhu cầu vốn để di dân lập trang trại ở vùng kinh tế mới rất cần thiết. Đây cũng là biện pháp giúp các dân tộc thiệu số vùng sâu, vùng xa thực hiện chương trình định canh, định cư và xóa bỏ cây thuốc phiện.
- Các chủ trang trại chủ yếu đang dựa vào vốn của mình mà chưa dám mạnh dạn vay vốn mở rộng quy mô sản xuất.
- Tỷ lệ đầu tư vào từng công đọan sản xuất trong các trang trại còn chưa hợp lý dẫn đến tình trạng lãng phí vốn đầu tư.
- Một số địa phương chưa có biện pháp cải cách hành chính trong thủ tục vay vốn nên nhiều chủ trang trại rất cần vốn mà không được đáp ứng.
- Chủ trang trại còn phải đi vay vốn tư nhân với lãi xuất cao, lượng vốn không lớn nên đã không thể cải tiến công nghệ sản xuất dẫn đến sản phẩm không đủ sức cạnh tranh.
- Một số địa phương làm sai chính sách của Nhà nước nên dẫn đến có một lượng lớn nguồn vốn ưu đãi cho trang trại không tới được người cần vay.
- Cán bộ ngân hàng nông nghiệp ở một số tỉnh còn quan liêu, gây khó dễ cho chủ trang trại, lợi dụng chính sách đưa vốn ưu đãi của Nhà nước cho trang trại làm mục đích khác, trục lợi cho bản thân mình dẫn đến tình trạng thiếu vốn cho các trang trại.
- Các trang trại sản xuất cũng mang tính thời vụ nên nhu cầu sử dụng về vốn lúc ít, lúc nhiều. Hiện nay, việc giải quyết vốn nhãn rỗi của trang trại khi chưa tới mùa vụ chưa tốt.
III – Giải pháp chủ yếu đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển trang trại.
III.1 - Định hướng huy động và sử dụng vốn :
Để đảm bảo thu hút được mức tối đa các nguồn vốn trong nước và ngoài nước đáp ứng nhu cầu phát triển trang trại; Cơ chế huy động vốn phải không ngừng cải thiện, hoàn thiện theo cấc định hướng sau:
- Để tăng cường công tác huy động vốn đầu tư, phát triển, chính sách huy động vốn phải đồng bộ với việc thực hiện chính sách tài chính quốc gia cơ sở và các chính sách tài chính kinh tế xã hội khác trên cơ sở khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất, đẩy mạnh tích luỹ, tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước. Đẩy mạnh việc giao lưu vốn nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển chi nhánh thị trường vốn, thị trường chứng khoán.
- Chính sách huy động vốn phải đảm bảo tính phù hợp thống nhất đồng bộ giữa các công cụ huy động, giữa các lĩnh vực, giữa các thành phần kinh tế và khu vực kinh tế. Đa dạng hoá các hình thức, các công cụ huy động vốn quản lý và sử dụng chặt chẽ, có hiệu quả các loại vốn nhằm nâng cạo hiệu quả sử dụng vốn, tạo thị trương giao lưu vốn thông thoáng và dễ dàng hội nhập với các thị trường vốn khác. Chính sách huy động vốn phải thực hiện bằng được muc tiêu tăng cường thu hút đến mức tối đa các nguồn vốn trong và ngoài nước. Sử dụng các nguồn vốn sao cho có hiệu quả trong việc không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế trên vốn đầu tư.
- Huy động vốn để góp phần ổn định, điều hoà lưu thông tiền tệ, từng bước hạn chế đẩy lùi lạm phát. Huy động vốn phải được tính toán dựa trên nhu cầu cần thiết và đảm bảo tính hiệu quả của việc sử dụng vốn vay, có phương án chủ động chi trả, chi đến hạn. Công tác huy động vốn phải được thực hiện đúng đường lối của Đảng đề ra "Huy động trong nước là quyết định, huy động vốn nước ngoài là quan trọng" và vận dụng kinh doanh để đảm bảo thích ứng với điều kiện Kinh tế - Xã hội của đất nước.
- Đối với nguồn huy động trong nước, vốn ngân sách chỉ thu chủ yếu là thuế sử dụng đất công nghiệp và sử dụng các công trình CSHT. Vốn tiết kiệm của dân được thu hút vào Ngân hàng nhà nước và phát triển nông thôn. Đối với nguồn huy động của nước ngoài, tranh thủ thu hút nguồn vốn ODA và nguồn vốn từ các tổ chức tài chính thế giới, tập tung vào CSHT nông thôn. Đối với vốn viện trợ không hoàn lại cần ưu tiên cho những vùng chậm phát triển CSHT yếu kém, lạc hậu như các huyện Thanh Chương, Con Cuông, Quế Phong Quỳ Châu. Tăng cường huy động vốn trực tiếp từ nước ngoài thông qua hình thức BTO, BOT, BT.
- Mở rộng và phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán, quỹ tiết kiệm qua bưu điện nhằm huy động tối đa tiền nhàn rỗi của mọi thành phầm kinh tế. Muốn vậy, chúng ta cần xây dựng một chính sách lãi suất hợp lý, hấp dẫn của nguồn gửi lẫn nguồn vay. Có chung pháp chế cho thị trường chứng khoán, tạo được lòng tin của người mua bán chứng khoán.
III.2 - Những giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển trang trại trong thời gian tới.
* Những giải pháp để huy động vốn trong thời gian tới.
Từ nay đến năm 2005, 2010, 2020 Việt Nam luôn luôn phấn đấu cho mục tiêu sớm cơ bản trở thành một nước công nghiệp, nhưng bên cạnh đó nông nghiệp , đặc biệt là kinh tế trang trại vẫn luôn chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nông nghiệp ngày càng thu nhỏ, nhưng kinh tế trang trại đang dần trở thành lực lượng chủ yếu góp phần quyết định sự ổn định Kinh tế - Xã hội nông nghiệp nông thôn và là yếu tố quan trọng đảm bảo môi sinh, cân bằng sinh thái.
Mấy năm gần đây, phát triển trang trại tăng nhưng lại không bền vững, do đó để kinh tế trang trại đạt mục tiêu sản xuất đề ra một cách bền vững thì một trong những nhân tố quan trọng, tích cực là CSHT trong sản xuất, chuyển giao đổi mới công nghệ sản xuất, chế biến nông sản. Với thực trạng hiện nay, sự trì trễ và yếu kém các trang trại rất cần vốn để hoàn thiện trong những năm tới.
Muốn đạt được nhữnh điều đó chúng ta phải có các giải pháp nhằm huy động vốn một cách tối đa cho ddầu tư phát triển các trang trại. Quán triệt quan điểm định hướng của Đảng về công tác huy động vốn cho đầu tư phát triển cần các giải pháp sau đây:
Cải tiến cơ chế huy động vốn:
Phải dựa trên cơ sở tính toán nhu cầu vốn đầu tư, khả năng huy động các nguồn vốn của từng lĩnh vực cũng như trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế.
Đối với NSTW và NSĐP cho nông nghiệp trích 45% từ thu thuế sử dụng đất nuôi trồng để lại địa phương xây dựng và phát triển diện tích mới, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm trích 50% từ lãi suất để tái đầu tư mở rộng quy mô sản suất. Cùmg với 5 - 10% thuỷ lợi phí thu được thông qua nhiều công cụ khác nhau thế nhưng giữa các công cụ này phải đẩm bảo một cách hợp lý về lãi suất, thời gian và phương thưc thanh toán, giao dịch, trao đổi về loại tiền huy động. Ngân sách Nhà nước cần phải cắt giảm vốn đầu tư cho SXKD để tăng ứng vốn cho đầu tư CSHT. Mặt khác phải khai thác triệt để mọi nguồn thu của ngân sách Nhà nước. Cải tiến hệ thống thuế, đây là nguồn vốn cơ bản để đầu tư CSHT.
Đối với vốn dân góp để xây dựng kinh tế trang trại, chúng ta huy động cả tài chính và sức lao dộng của dân chúng mang tính lâu dài. Vì thế trong cơ chế huy động vốn của dân cơ cấu phải tạo mọi điều kiện cho dân có thu nhập cao thông qua các chính sách kinh tế nông nghiệp như : Chính sách vay vốn ưu đãi, chính sách thuế, trợ giá nông sản.
Trong những năm tới, chúng ta cần phải tập trung hỗ trợ nguồn vốn ODA và vốn của tổ chức tài chính thế giới, nguồn vốn viện trợ không hoàn lại tập trung ưu tiên phát triển cho vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số ít người, vùng miền núi trung du.
Các nguồn vốn giải quyết việc làm, vốn theo chương trình 327, vốn xóa đói giảm nghèo của các tổ chức đoàn thể khác.
Đối với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển kinh tế trang trại, chúng ta cần khuyến khích đầu tư CSHT theo các hình thức : Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) ; Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT). Trong các hình thức BOT, BTO, BT chúng ta khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài đến hình thưc BT. Hình thức BT đem lại lợi ích cho cả hai bên đối tác trong lĩnh vực đầu tư phát triển hệ thống CSHT các trang trại. Với hình thức này, bên phía nhà đầu tư sau khi xây dựng xong công trình đúng theo hợp đồng họ sẽ được tạo điều kiện ưu đãi đổi sang thực hiện dự án khác. Trong những năm tới, hình thưc BT chắc chắn sẽ thu hút không chỉ các nhà đầu tư nước ngoài mà dưới hình thức này nó còn thu hút rất mạnh mẽ các nhà đầu tư trong nước.
Ngân hàng NN&PTNT cũng góp phần không nhỏ trong việc thực hiện huy động vốn để phát triển CSHT các trang trại. Trong những năm tới đây, việc mở rộng quy mô, nâng cao năng lực của Ngân hàng NN&PTNT là một yêu cầu cấp thiết.
Tóm lại, các trang trại cần phải cải tiến liên tục cơ chế huy động vốn, coi trọng nguồn vốn ngân sách nhà nước là cơ bản, nguồn vốn góp của dân chúng là quan trọng. Trong cơ chế huy động cần phải đa dạng hóa các công cụ huy đọng, khuyến khích đầu tư BT, mở rộng quy mô hoạt động của NHNN&PTNT, xây dựng một tỷ lệ lãi suất linh hoạt và hợp lý.
Cải tiến cơ chế xác định lãi suất.
Việc cải tiến cơ chế quy định lãi suất cũng là một vấn đề quan trọng trong việc huy động vốn đầu tư bởi lẽ như chúng ta biết, việc quy định lãi suất một cách hợp lý nó không những thu hút tiền gửi lẫn tiền vay mà nó còn đảm bảo một tâm lý yên tâm, thoải mái đối với nguồn đầu tư (người gửi và người vay). Việc quy định lãi suất vay dài hạn bao giờ cũng lãi cao hơn lãi suất trung hạn, lãi suất vay trung hạn cao hơn lãi suất vay ngắn hạn, lãi suất vay ngân hàng lại cao hơn mức lợi tức bình quân đầu tư một ngành kinh tế lựa chọn cụ thể.
P1 > Pm > Ps > Pa
Trong đó : - P1 : mức lãi suất cho vay dài hạn.
- Pm : Mức lãi suất cho vay trung hạn
- Ps : mức lãi suất cho vay ngắn hạn
- Pm : tỷ lệ lợi tức bình quân của một ngành lựa chọn.
Sỡ dĩ Ps phải cao hơn Pa bởi vì nếu đầu tư vào ngành đó thì thu được tỷ lệ lợi tức bằng Pa. Trong điều kiện còn lạm phát thì phải cộng thêm cả phần rủi ro do sức mua của đồng tiền bị giảm. Có thể sử dụng lãi suất cho cả kỳ hạn, lãi suất thay đổi hàng năm hay mức lãi suất chỉ đạo để thay đổi hình thức đấu thầu. Có thể sử dụng các hình thức quy định mức lãi suất như sau :
Lãi suất theo chỉ số : Lãi suất sẽ được điều chỉnh hà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- G0093.doc