MỤC LỤC
Trang
Mục lục . 1
Danh sách cụm từ viết tắt . 4
Lời mở dầu . 5
Chương 1: Lược khảo tài liệu . 9
1.1 Đất đai và vai trò của đất đai . 9
1.1.1 Định nghĩa đất đai . 9
1.1.2. Vai trò của đất đai . 10
1.2. Giá đất – giá trị của đất và các yếu tố tác động đến việc hình thành giá đất . 12
1.2.1 Khái niệm giá đất . 12
1.2.2. Giá trị của đất . 13
1.2.3. Mục đích của việc hình thành giá đất . 14
1.2.4. Các yếu tố tác động đến việc hình thành giá đất . 14
1.3. Quan hệ pháp luật đất đai . 17
1.3.1. Khái niệm quan hệ pháp luật đất đai . 17
1.3.2. Quyền và nghĩa vụ của Nhà nước . 18
1.3.3. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất . 19
1.4. Quản lý Nhà nước đối với đất đai . 20
1.5. Tổng quan về chính sách đền bù, giải tỏa ở Việt Nam . 21
1.5.1. Một số khái niệm liên quan đến đền bù, giải tỏa về đất đai . 21
1.5.2. Chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam qua các thời kỳ . 22
1.6. Chính sách pháp luật của một số nước trong khu vực . 25
1.6.1. Trung Quốc . 25
1.6.2. Thái Lan . 27
1.6.3. Hàn Quốc . 27
1.7. Quy định chung của Nghị định 69/2009/NĐ-CP về việc giải tỏa, đền bù đất đai . 28
1.8. Các cơ sở pháp lý của việc giải tỏa, đền bù đất đai . 30
1.8.1.Bồi thường, hỗ trợ về đất . 30
1.8.2. Bồi thường, hỗ trợ về tài sản . 35
1.8.3. Chính sách hỗ trợ . 37
1.8.4. Tái định cư. 40
Chương 2: Phương tiện và phương pháp nghiên cứu . 42
2.1. Phương Tiện nghiên cứu . 42
2.2. Phương pháp nghiên cứu . 43
Chương 3: Kết quả thảo luận . 45
3.1. Khái quát khu vực nghiên cứu . 45
3.1.1. Điều kiện tự nhiên . 45
3.1.2. Kinh tế . 48
3.1.3. Tình hình dân cư và xã hội . 50
3.1.4.Những điểm thuận lợi và khó khăn của khu vực nghiên cứu . 51
3.2. Quy trình thực hiện công tác giải tỏa, đền bù và tái định cư đất đai . 55
3.2.1. Các bước thực hiện giải phóng mặt bằng . 55
3.2.2. Quy trình, thực hiện công tác giải tỏa, đền bù và tái định cư đất đai . 56
3.3. Tình hình giải tỏa, đền bù đất đai hiện nay tại khu vực nghiên cứu . 57
3.3.1. Phương án đền bù . 57
3.3.2. Chính sách hỗ trợ . 57
3.3.3. Diện tích đất đền bù, giá đất đền bù . 58
3.3.4. Đền bù về tài sản, cây cối, hoa màu gắn liền với đất bị thu hồi . 58
3.3.5. Tái định cư và cơ sở hạ tầng khu tái định cư . 59
3.3.6. Trình độ hiểu biết pháp luật đất đai và đền bù giải phóng mặt bằng . 60
3.4. Kết quả công tác giải tỏa, đền bù ở khu vực nghiên cứu . 60
3.4.1. Phương án cụ thể . 60
3.4.2. Kết quả công tác giải tỏa, đền bù của tỉnh Đồng Tháp năm 2010 . 66
3.4.3. So sánh chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giữa Đồng Tháp, Long
An và Vĩnh Long . . 67
3.4.4. Những thuận lợi trong công tác đền bù giải toả . 78
3.4.5. Những vướng mắc, khó khăn trong công tác đền bù giải toả . 78
3.5. Đánh giá tình hình thực hiện Nghị định số 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ . 84
3.5.1. Những mặt được . 84
3.5.2. Khó khăn, vướng mắc . 84
3.6. Những biện pháp giải quyết . 87
Chương 4: Kết luận và kiến nghị . 93
4.1. Kết luận . 93
4.2. Kiến nghị . 93
Tài liệu tham khảo . 95
96 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3138 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Những hạn chế trong áp dụng pháp luật đất đai vào công tác giải tỏa, đền bù về đất đai cho người dân – những vấn đề đặt ra, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iền kề trước đó. Thu nhập sau thuế được xác định căn cứ vào báo cáo tài chính đã
được kiểm toán hoặc được cơ quan thuế chấp thuận; trường hợp chưa được kiểm
toán hoặc chưa được cơ quan thuế chấp thuận thì việc xác định thu nhập sau thuế
được căn cứ vào thu nhập sau thuế do đơn vị kê khai tại báo cáo tài chính, báo cáo
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cuối mỗi năm đã gửi cơ quan thuế.
1.8.3.2. Xác định khu dân cư để tính hỗ trợ đối với đất nông nghiệp trong khu dân
cư
- Khu dân cư thuộc thị trấn, khu dân cư nông thôn quy định tại khoản 1 và
khoản 2 Điều 21 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP được xác định theo ranh giới
của thửa đất có nhà ở ngoài cùng của làng, bản, thôn, ấp, buôn, phum, sóc và các
điểm dân cư tương tự.
- UBND cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương quy định việc
xác định ranh giới của thửa đất có nhà ở ngoài cùng quy định tại khoản 1 Điều này.
1.8.3.3 Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm
Việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm được thực hiện theo quy
định tại Điều 22 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP và được quy định như sau:
- Hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 14 của
Thông tư này mà bị thu hồi đất nông nghiệp nhưng không thuộc trường hợp quy
định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 21 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP thì được hỗ
trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm.
- Việc áp dụng hình thức hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng
một (01) suất đất ở hoặc một (01) căn hộ chung cư hoặc một (01) suất đất sản xuất,
kinh doanh phi nông nghiệp chỉ thực hiện một lần khi có đủ các điều kiện sau:
+ Hộ gia đình, cá nhân được hỗ trợ có nhu cầu nhận suất đất ở hoặc căn hộ
chung cư hoặc suất đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp;
40
+ Địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, quỹ nhà ở;
+ Số tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm quy định tại điểm a
khoản 1 Điều 22 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP phải bằng hoặc lớn hơn giá trị
một (01) suất đất ở hoặc giá một (01) căn hộ chung cư hoặc giá trị một (01) suất đất
sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp.
- Việc lấy ý kiến của người bị thu hồi đất nông nghiệp về phương án đào tạo,
chuyển đổi nghề nghiệp được thực hiện đồng thời khi lấy ý kiến về phương án bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư. Hình thức lấy ý kiến thực hiện như việc lấy ý kiến về
phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quy định tại khoản 2 Điều 30 của Nghị
định số 69/2009/NĐ-CP.
1.8.3.4. Hỗ trợ người đang thuê nhà không thuộc sở hữu Nhà nước
Hỗ trợ người đang thuê nhà không thuộc sở hữu Nhà nước quy định tại Điều
30 của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:
Hộ gia đình, cá nhân đang hợp đồng thuê nhà mà không thuộc sở hữu Nhà
nước, khi Nhà nước thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ chi phí di
chuyển theo quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 18 của Nghị định số
69/2009/NĐ-CP.
1.8.4. Tái định cư
1.8.4.1 Các trường hợp được bố trí tái định cư
Hộ gia đình, cá nhân khi bị Nhà nước thu hồi đất ở thì được bố trí tái định cư
trong các trường hợp sau:
- Hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở do bị thu hồi hết đất ở mà không
có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi (trừ
trường hợp hộ gia đình, cá nhân không có nhu cầu tái định cư).
- Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất mà phần diện tích đất ở còn lại sau thu
hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của UBND cấp tỉnh mà không có chỗ ở
nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi.
41
- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở nằm trong hành lang an toàn khi xây
dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn phải di chuyển chỗ ở mà
không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi.
- Trường hợp trong hộ gia đình có nhiều thế hệ (nhiều cặp vợ chồng) cùng
chung sống đủ điều kiện tách hộ hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng
một (01) thửa đất ở bị thu hồi thì UBND cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện thực tế tại
địa phương để quy định diện tích đất, diện tích nhà ở để bố trí tái định cư.
1.8.4.2 Bố trí tái định cư
Việc bố trí tái định cư thực hiện theo quy định tại Điều 34 của Nghị định số
197/2004/NĐ-CP và được quy định cụ thể như sau:
- Công khai phương án bố trí tái định cư; đối với dự án đã có khu tái định cư
thì hộ gia đình, cá nhân được tái định cư được xem nơi dự kiến tái định cư trước khi
chuyển đến.
- Giá đất tính thu tiền sử dụng đất tại nơi tái định cư do UBND cấp tỉnh
quyết định theo quy định của CP về phương pháp xác định giá đất và khung giá các
loại đất. Giá bán nhà tái định cư do UBND cấp tỉnh quyết định trên cơ sở suất đầu
tư nhà ở và thực tế tại địa phương. Giá cho thuê nhà do UBND cấp tỉnh quyết định
cho phù với thực tế tại địa phương.
Hộ gia đình, cá nhân được giao đất, mua nhà, thuê nhà tại nơi tái định cư
phải nộp tiền sử dụng đất, tiền mua nhà, tiền thuê nhà theo quy định của pháp luật
và được trừ vào tiền bồi thường, hỗ trợ; nếu có chênh lệch thì thực hiện thanh toán
bằng tiền phần chênh lệch đó theo quy định, trừ trường hợp được hỗ trợ tái định cư
quy định tại khoản 1 Điều 19 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP.
42
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phƣơng tiện nghiên cứu
- Địa điểm: Chi cục Quản lý Đất đai tỉnh Đồng Tháp
- Thời gian: từ ngày 15/02/2011 đến ngày 15/03/2011
- Tài liệu:
+ Luật Đất đai 2003
+ Nghị định 181/2004/NĐ-CP, ngày 29/10/2004 của CP, Nghị định của CP
về thi hành Luật Đất đai
+ Nghị định 197/2004/NĐ-CP, ngày 29/10/2004 của CP, Nghị định của CP
về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
+ Nghị định 17/2006/NĐ-CP, ngày 27/01/2006 của CP về sửa đổi, bổ sung
một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất Đai và Nghị định số
187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.
+ Nghị định 84/2007/NĐ-CP, ngày 25/05/2007 của CP, Quy định bổ sung về
việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng
đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải
quyết khiếu nại về đất đai
+ Nghị định 69/2009/NĐ-CP, ngày 13/08/2009 của CP quy định bổ sung về
quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
+ Thông tư 116/2004/TT-BTC, hướng dẫn thực hiện Nghị định số
197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của CP về bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư khi Nhà nước thu hối đất
+ Thông tư 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của BTNMT quy định chi
tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho
thuê đất.
+ Các báo cáo định kỳ của các ban ngành có liên quan đến công tác giải tỏa,
đền bù đất đai.
43
+ Quyết định 08/2008/QĐ-UBND, Quyết định về việc ban hành quy định giá
bồi thường cây trồng, vật nuôi, chi phí di dời mồ mả khi Nhà nước thu hồi đất trên
địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
+ Quyết định 15/2010/QĐ-UBND, Quyết định ban hành quy định về Bảng
giá chuẩn nhà và vật kiến trúc xây dựng mới áp dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
+ Quyết định 29/2009/QĐ-UBND ngày 23/12/2009 quy định về bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
- Thiết bị:
+ Máy vi tính
+ Máy in
+ USB
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp:
Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
Khảo sát tình hình thực tế của địa bàn để thu thập được thông tin về tình hình
giải tỏa đền bù. Từ đó, đánh giá thuận lợi và khó khăn của việc thực hiện công tác
giải tỏa đền bù.
Phương pháp điều tra
Nắm bắt tình hình thực tế tại đia bàn.
Phương pháp so sánh
Tiến hành đánh giá phân tích tổng hợp số liệu từ phương pháp thống kê và
phương pháp điều tra. Ngoài ra phương pháp so sánh kết hợp với những lý luận
khoa học để làm rõ những vấn đề cần nghiên cứu.
Phương pháp phân tích
Phân tích những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong đường lối chủ trương
của Đảng và Nhà Nước ta về việc giải tỏa, đền bù đất đai.
Các bước tiến hành:
- Thu thập tài liệu - số liệu có liên quan.
44
- Nghiên cứu các quy định của Nhà nước thể hiện trong Luật Đất đai năm
2003, các nghị định, thông tư, quyết định, công văn cùng với các chủ trương, chính
sách, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác giải tỏa đền bù, các văn bản
dưới luật.
- Tham gia các hoạt động thực tế.
-Tổng hợp tài liệu, số liệu và viết bài.
- Hoàn chỉnh luận văn.
45
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1. Khái quát khu vực nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1.Vị trí địa lí
(Nguồn: Chi cục Quản lý Đất đai tỉnh Đồng Tháp)
Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp
46
Đồng Tháp là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long có tứ cận như sau:
- Phía Bắc giáp: Vương quốc Campuchia,
- Phía Nam giáp: tỉnh Vĩnh Long,
- Phía Đông giáp: tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang,
- Phía Tây giáp: tỉnh An Giang và thành phố Cần Thơ.
Tổng diện tích tự nhiên 3.283 km2; dân số 1.639.400 nguời, mật độ trung
bình 490 người/km2 và 8.27% về diện tích của toàn vùng đồng bằng sông Cửu
Long. Đường biên giới giáp Vương quốc Campuchia dài 48,7 km, trải dài qua các
huyện: Hồng Ngự, Tân Hồng và thị xã Hồng Ngự.
3.1.1.2. Địa hình và địa mạo
Đồng Tháp được chia thành hai vùng địa chính là Bắc sông Tiền và Nam
sông Tiền.
- Bắc sông Tiền: thuộc vùng Đồng Tháp Mười, địa hình tương đối bằng
phẳng, hướng dốc từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, cao ở ven sông Tiền và
thấp dần vào trong. Độ cao trung bình từ 2 đến 3 mét, cao nhất là 4 mét thuộc vùng
huyện Tân Hồng, huyện Hồng Ngự và thị xã Hồng Ngự, thấp nhất là vùng huyện
Tháp Mười là 0,7 mét. Đặc biệt là có thời gian ngập nước khá dài. Thực vật điển
hình là lúa và tràm. Nơi đây còn tồn tại khu di tích lịch sử Gò Tháp, Gò Quản Cung
- Giồng Thị Đam … Đặc biệt có khu sinh thái tự nhiên vùng ngập nước là vườn
Quốc gia Tràm Chim (thuộc huyện Tam Nông).
- Nam sông Tiền: được bao bọc bởi hai nhánh sông Tiền và sông Hậu, địa
hình lòng máng. Hướng dốc từ hai bên bờ sông vào giữa. Độ cao trung bình từ 1
đến 2 mét. Nơi cao nhất là 2 mét. Nơi thấp nhất là 0,5 mét. Đặc biệt là vùng này có
chế độ nước tự chảy, quanh năm nước ngọt và có hệ thống sông rạch chằng chịt.
Thực vật điển hình là lúa và cây ăn trái đặc sản như: xoài, quýt hồng, nhãn, cam, ...
3.1.1.3. Khí hậu – thủy văn
- Khí hậu nhiệt đới quanh năm và đồng nhất trong toàn tỉnh. Một năm có hai
mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình trong năm là 24 0C.
47
- Chế độ thuỷ văn thể hiện theo hai mùa là mùa lũ và mùa kiệt hai đỉnh triều
mỗi ngày. Mùa lũ thường bị ngập lụt, gây thất bát mùa màng và gây hại cơ sở hạ
tầng, làm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống. Mùa khô thì gây thiếu nước
cho sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.
3.1.1.4 Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất
Đồng Tháp có 4 nhóm đất chính: nhóm đất phù sa (có diện tích 191.769 ha,
chiếm 59,06% diện tích đất tự nhiên. Đây là nhóm đất thuộc đã trải qua lịch sử canh
tác lâu dài, phân bố khắp 10 huyện thị (trừ huyện Tân Hồng); nhóm đất phèn (có
diện tích 84.382 ha, chiếm 25,99% diện tích tự nhiên, phân bố khắp 10 huyện, thị
(trừ thị xã Cao Lãnh); đất xám (có diện tích 28.150 ha, chiếm 8,67% diện tích tự
nhiên, phân bố chủ yếu trên địa hình cao ở huyện Tân Hồng và huyện Hồng Ngự);
nhóm đất cát (có diện tích 120 ha, chiếm 0,04% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu
ở Động Cát và Gò Tháp, huyện Tháp Mười).
Đất đai của Đồng Tháp có kết cấu mặt bằng kém bền vững lại tương đối
thấp, nên làm mặt bằng xây dựng đòi hỏi kinh phí cao, nhưng rất phù hợp cho sản
xuất lượng thực.
Tài nguyên rừng
Trước đây đa số các diện tích ẩm, lầy thấp ở Đồng Tháp Mười được bao phủ
bởi rừng rậm, cây tràm được coi là đặc thù của Đồng Tháp Mười. Do khai thác
không hợp lý đã làm giảm đến mức báo động, gây nên mất cân bằng sinh thái. Ngày
nay, nguồn rừng chỉ còn quy mô nhỏ, diện tích rừng tràm còn dưới 10.000 ha. Động
vật, thực vật rừng rất đa dạng có rắn, rùa, cá, tôm, trăn, cò, cồng cộc, đặc biệt là sếu
cổ trụi.
Tài nguyên khoáng sản
Đồng Tháp là tỉnh rất nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu có: cát xây
dựng các loại, phân bố ở ven sông, cồn hoặc các cù lao, là mặt hàng chiến lược của
tỉnh trong xây dựng; sét gạch ngói: có trong phù sa cổ, trầm tích biển, trầm tích
48
sông, trầm tích đầm lầy, phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh với trữ lượng lớn; sét
cao lanh có nguồn trầm tích sông, phân bố ở các huyện phía bắc tỉnh; than bùn: có
nguồn gốc trầm tích từ thế kỷ thứ IV, phân bố ở huyện Tam Nông, Tháp Mười với
trữ lượng khoảng 2 triệu m3.
Tài nguyên nước
Nước mặt: Đồng Tháp Mười ở đầu nguồn sông Cửu Long, có nguồn nước
mặt khá dồi dào, nguồn nước ngọt quanh năm không bị nhiễm mặn. Ngoài ra còn có
hai nhánh sông Sở Hạ và sông Sở Thượng bắt nguồn từ Campuchia đổ ra sông Tiền
ở Hồng Ngự. Phía Nam còn có sông Cái Tàu Hạ, Cái Tàu Thượng, sông Sa Đéc…
hệ thống kênh rạch chằng chịt.
Nước ngầm: Đồng Tháp có nhiều vỉa nước ngầm ở các độ sâu khác nhau,
nguồn này hết sức dồi dào, mới chỉ khai thác, sử dụng phục vụ sinh hoạt đô thị và
nông thôn, chưa đưa vào dùng cho công nghiệp
3.1.2. Kinh tế
3.1.2.1. Điều kiện kinh tế
Về ưu đãi đầu tư vào Đồng Tháp, tỉnh vận dụng những chính sách của Trung
ương theo hướng có lợi cho doanh nghiệp và phù hợp với quy định pháp luật, đặc
biệt là các chính sách ưu đãi về thuế, hỗ trợ tín dụng. Tỉnh tạo mọi điều kiện thuận
lợi để các nhà đầu tư có thể hoàn thành thủ tục sớm, tiếp cận nguồn vốn dễ dàng,
đáp ứng mặt bằng nhanh nhất, điều kiện hạ tầng, nguồn nhân lực cho nhà đầu tư.
Cụ thể như sau:
+ Về hạ tầng kỹ thuật: Doanh nghiệp được cung cấp kịp thời nhu cầu điện và
nước đúng tiêu chuẩn, chất lượng tới hàng rào nhà máy; Được cung cấp các dịch vụ
bưu chính - viễn thông tiện lợi nhất đang được sử dụng trên địa bàn.
+ Về hỗ trợ đào tạo nghề: Ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo tay
nghề cho công nhân theo dự án được duyệt thông qua trường, trung tâm dạy nghề
trong tỉnh, nhưng tối đa không quá 1.000.000 đồng cho 01 lao động.
49
+ Hỗ trợ xúc tiến thương mại; hỗ trợ chi phí tham gia hội chợ triển lãm của
quốc gia, vùng và các tỉnh theo quy định của UBND tỉnh Đồng Tháp.
+ Hỗ trợ vay vốn và lãi suất sau đầu tư: Doanh nghiệp sản xuất hoạt động
theo Luật Doanh nghiệp có dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng, đổi mới công nghệ
thuộc các đối tượng vay vốn theo quy định hiện hành, được vay vốn trung, dài hạn
với lãi suất ưu đãi và được hỗ trợ lãi suất đầu tư theo quy định hiện hành.
+ Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực khoa học - công nghệ:
- Các doanh nghiệp đăng ký tham gia vào hoạt động khoa học - công nghệ
được hỗ trợ ưu đãi về triển khai đề án; dự án nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ; đăng ký nhãn hiệu hàng hóa; thẩm định công nghệ; công bố tiêu chuẩn
chất lượng; công bố hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn; tham gia giải thưởng chất lượng,
áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, các mô hình cải tiến năng suất…theo
hướng dẫn của Sở Khoa học và Công nghệ.
- Các hỗ trợ, ưu đãi đầu tư trên được giải quyết nhanh khi nhà đầu tư thực
hiện các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Từng thời kỳ, tỉnh sẽ căn cứ tình hình thực
tế để điều chỉnh, có những chính sách phù hợp nhằm hỗ trợ tốt nhất cho nhà đầu tư
khi hoạt động tại Đồng Tháp.
+ Hỗ trợ đối với miễn, giảm tiền thuê đất, trợ cấp làm nền, giải phóng mặt
bằng...; Thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế suất, miễn và giảm thuế...); Thuế xuất
nhập khẩu được thực hiện theo quy định tại các NĐ: Nghị định 142/2005/NĐ-CP,
ngày 14 tháng 11 năm 2005 của CP về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước, Nghị định
149/2005/NĐ-CP, ngày 08 tháng 12 năm 2005 của CP quy định chi tiết thi hành
Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu; Nghị định 108/2006/NĐ-CP, ngày 22 tháng
9 năm 2006 của CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Đầu tư; Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế thu nhập doanh nghiệp và một
số chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư khác theo quy định của pháp luật hiện
hành.
50
Riêng khi đầu tư vào các huyêṇ thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội
đặc biệt khó khăn (Hồng Ngự, Tân Hồng, Tam Nông, Tháp Mười), nếu đầu tư vào
danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi khó khăn như: Dự án sử dụng thường xuyên từ
5.000 lao động trở lên, đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công
nghiệp, khu kinh tế,… sẽ được hưởng ưu đãi đầu tư cao nhất theo quy định của
pháp luật… Ngoài ra, còn các huyện: Cao Lãnh, Thanh Bình, Lấp Vò, Lai Vung,
Châu Thành thuộc danh mục C địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được
hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của CP. Khi có những thay đổi về chính sách ưu
đãi, nhà đầu tư sẽ được lựa chọn mức ưu đãi có lợi nhất.
3.1.3. Tình hình dân cư và xã hội
3.1.3.1 Dân cư
Tỉnh có 12 đơn vị hành chính cấp huyện với 129 xã, 17 phường, 9 thị trấn
- 1 thành phố trực thuộc tỉnh (thành phố loại III) là thành phố Cao Lãnh.
- 2 thị xã là thị xã Sa Đéc (đô thị loại III) và thị xã Hồng Ngự (đô thị loại IV).
- 9 huyện gồm: Cao Lãnh, Châu Thành, Hồng Ngự, Lai Vung, Lấp Vò, Tam
Nông, Tân Hồng, Thanh Bình, Tháp Mười.
Bảng 3.1: Số liệu thống kê tên các thành phố, thị xã, huyện trên khu vực tỉnh
Đồng Tháp
Tên thành phố/ thị xã/ huyện Đơn vị trực thuộc Diện tích (km2)
Thành phố Cao Lãnh 8 phường, 7 xã 107.2
Thị xã Sa Đéc 6 phường, 3 xã 57.86
Thị xã Hồng Ngự 3 phường, 4 xã 122.1616
Huyện Cao Lãnh 17 xã và 1 thị trấn 491
Huyện Châu Thành 11 xã và 1 thị trấn 234
Huyện Hồng Ngự 11 xã 325
Huyện Lai Vung 11 xã và 1 thị trấn 219
Huyện Lấp Vò 12 xã và 1 thị trấn 244
51
Huyện Tam Nông 11 xã và 1 thị trấn 459
Huyện Tân Hồng 8 xã và 1 thị trấn 291.5
Huyện Thanh Bình 11 xã và 1 thị trấn 329
Huyện Tháp Mười 12 xã và 1 thị trấn 525.44
Toàn tỉnh
14 phƣờng, 129 xã và 9 thị
trấn
3.283
(Nguồn: Chi cục Quản lý Đất đai tỉnh Đồng Tháp)
3.1.3.2. Dân số và cơ cấu dân số
Tổng dân số 1.639.400 người chiếm gần 1,9% dân số nước Việt Nam, mật độ
dân 500 người/km2. Mật độ dân số cao nhất là thị xã Sa Đéc 1791 người/km2, thấp
nhất là huyện Tam Nông 202 người/km2. Nam giới có 379.069 người chiếm 49 %,
nữ giới chiếm 51 % dân số.
(Nguồn: Chi cục Quản lý Đất đai tỉnh Đồng Tháp)
3.1.4.Những điểm thuận lợi và khó khăn của khu vực nghiên cứu
3.1.4.1 Đặc điểm khó khăn
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, chưa đạt theo mục tiêu đã đề ra, nhất
là khu vực công nghiệp - xây dựng có mức tăng trưởng thấp nhất trong những năm
qua.
- Triển khai thực hiện các chính sách kích cầu đầu tư, tiêu dùng, hỗ trợ tín
dụng của CP còn chậm so với yêu cầu. Khả năng tiếp cận nguồn vốn vay hỗ trợ lãi
suất đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã, nhất là hộ nông dân còn
nhiều hạn chế.
- Dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi tiềm ẩn nguy cơ bùng phát. Thời tiết
diễn biến rất phức tạp, mưa giông bất thường, gây sạt lở bờ sông, thiệt hại sản xuất
và tài sản nhân dân. Công tác quản lý dịch bệnh qua biên giới còn nhiều hạn chế do
điều kiện địa lý và thiếu nguồn nhân lực, trang thiết bị y tế.
- Tình trạng hàng hóa, thực phẩm, vật tư nông nghiệp kém chất lượng, hàng
nhái, hàng lậu chưa được các đơn vị chức năng quản lý, kiểm soát chặt chẽ, vẫn
52
được lưu thông trên thị trường, nhất là vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu
giả, chất lượng kém) và một số thực phẩm, gây thiệt hại cho người sản xuất và tiêu
dùng cả về vật chất và tính mạng.
- Các lĩnh vực văn hoá xã hội tuy có bước tiến bộ, nhưng có mặt còn hạn
chế. Trong đó, chất lượng giáo dục chưa đồng bộ, nhất là môn ngữ văn còn yếu
kém; đời sống người dân vùng nông thôn, vùng biên giới còn gặp nhiều khó khăn; ô
nhiễm nguồn nước có xu hướng tăng; trật tự an toàn xã hội có mặt còn phức tạp. Tai
nạn giao thông bước đầu được kiềm chế, nhưng số vụ xảy ra và số người chết vẫn
còn ở mức cao…
- Công tác quản lý, kiểm tra, xử lý các vi phạm về khai cát sông trên địa bàn
còn bất cập, sự phối hợp giữa các ngành chức năng, địa phương chưa chặt chẽ, nên
tình trạng khai thác cát không phép còn xảy ra nhiều, gây mất trật tự xã hội và hậu
quả xấu về môi trường, bảo vệ bờ sông.
(Nguồn: Chi cục Quản lý Đất đai tỉnh Đồng Tháp)
3.1.4.2. Đặc điểm thuận lợi
- Nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long trù phú, cách thành phố Hồ
Chí Minh 165 km về phía Tây Nam, có 1 thị xã cổ (Sa Đéc) là trung tâm kinh tế,
văn hoá có tiếng trong vùng và 1 thành phố (Cao Lãnh), 1 thị xã trẻ (Hồng Ngự)
đang vươn lên cùng cả nước trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá …
- Với đường biên giáp nước bạn Campuchia dài hơn 48km và 7 cửa khẩu,
trong đó có 2 cửa khẩu Quốc tế Thường Phước và Dinh Bà. Đồng Tháp đang tập
trung đầu tư khai thác, lợi thế kinh tế biên giới để góp phần phát triển thương mại,
dịch vụ đưa nền kinh tế tỉnh nhà ngày một đi lên.
- Đồng Tháp có 2 nhánh sông Cửu Long (sông Tiền và sông Hậu) hiền hòa
chảy qua, hàng năm bồi đắp phù sa cho vùng đất này 4 mùa cây xanh, trái ngọt và
hệ thống giao thông thủy thông suốt. 2 bến cảng Cao Lãnh và Sa Đéc nằm bên bờ
sông Tiền giúp vận chuyển hàng hóa thuận tiện với biển Đông và nước bạn
Campuchia.- Đồng Tháp cũng là tỉnh có nhiều quốc lộ đi qua địa bàn. Quốc lộ 30,
53
quốc lộ 80, quốc lộ 54 hiện hữu cùng với đường Hồ Chí Minh qua trung tâm tỉnh lỵ
vượt sông Tiền nối với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tạo lợi thế về giao thông
bộ nối với thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ và các tỉnh trong khu vực.
- Đồng Tháp có nền nông nghiệp phát triển, là vựa lúa lớn thứ 3 của Việt
Nam, là tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế và chỉ số năng lực cạnh tranh cao. Đồng
Tháp đang thực hiện đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng
khu vực công nghiệp và dịch vụ. Hoạt động thương mại của Đồng Tháp trong
những năm gần đây phát triển khá mạnh.
- Nhiều vùng hoa màu ven sông Tiền, sông Hậu đang được xây dựng thành
vùng chuyên canh, cung cấp nông sản phục vụ nhu cầu chế biến xuất khẩu. Nghề
trồng nấm rơm cũng khá phát triển ở nhiều vùng nông thôn Đồng Tháp, cung cấp
nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến trong vùng. Sen vốn là loài cây đặc
trưng của vùng Đồng Tháp Mười, nay cũng được đầu tư trồng tập trung để lấy hạt
xuất khẩu. Đồng Tháp còn nổi tiếng với nghề trồng hoa kiểng với 300 ha cung cấp
hàng trăm loại hoa và kiểng quý trong nước và xuất khẩu. Làng hoa kiểng Sa Đéc
đang được đầu tư phát triển không chỉ để nâng cao chất lượng các loài hoa mà trong
tương lai không xa nơi đây còn là một địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn đối với
khách tham quan trong và ngoài nước.
- Trái cây Đồng Tháp cũng nức tiếng trong vùng với xoài Cao Lãnh, quýt
hồng Lai Vung, nhãn Châu Thành, bưởi Phong Hoà (có trái quanh năm), …. những
loại cây đang mang lại giá trị kinh tế cao cho nhà vườn. Trong toàn tỉnh hiện đã có
không ít những vườn cây kiểu mẫu được sản xuất theo hướng chuyên canh, sản
phẩm đạt chất lượng và độ đồng đều cao để tiến tới xây dựng thương hiệu, đáp ứng
yêu cầu xuất khẩu.
- Với địa hình sông nước, thủy sản được coi là thế mạnh thứ 2 sau cây lúa.
Nghề nuôi thủy sản phát triển rộng khắp trên địa bàn, trong đó chủ lực là cá tra, cá
ba sa, tôm càng xanh. Đây là một tiềm năng lớn để phát triển thành vùng nuôi trồng
thủy sản trọng điểm với kim ngạch xuất khẩu mỗi năm đạt hàng trăm triệu đô la.
54
- Trên bước đường công nghiệp hoá cùng cả nước, Đồng Tháp đang tập
trung xây dựng hạ tầng và mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đồng Tháp
đã quy hoạch tổng thể 6 khu công nghiệp, trong đó có 3 khu công nghiệp (Trần
Quốc Toản, Sa Đéc, Sông Hậu) tập trung với quy mô lớn đảm bảo về hạ tầng thuận
tiện về giao thông cả đường bộ và đường thủy.
- Hệ thống thương mại và dịch vụ ở Đồng Tháp được phân bố phù hợp theo
từng địa bàn, khu vực: chế biến lúa gạo Sa Đéc, chợ đầu mối trái cây Mỹ Hiệp
(huyện Cao Lãnh), các siêu thị ở 3 trung tâm của tỉnh (thành phố Cao Lãnh, thị xã
Sa Đéc và thị xã Hồng Ngự); các chợ phủ khắp các địa bàn, tạo thuận lợi cho phát
triển sản xuất và tiêu dùng.
- Là vùng đất được mệnh danh là chim trời cá nước, tỉnh còn có tiềm năng
phát triển du lịch. Về Đồng Tháp, du khách sẽ vô cùng thú vị với những cảnh thiên
nhiên tươi đẹp và có dịp thưởng thức nhiều món ăn đặc sản.
- Với nguồn nhân lực dồi dào, dân số toàn tỉnh gần 1,7 triệu người, trong đó
lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế chiếm hơn phân nửa, Đồng Tháp
đang tập trung thực hiện nhiều chương trình giải quyết việc làm gắn với đào tạo
nghề, phát triển ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn nhằm tăng thu nhập cho người lao
động.
- Về chính sách ưu đãi đầu tư, Đồng Tháp vận dụng linh hoạt những chính
sách của Trung ương theo hướng có lợi cho doanh nghiệp và phù hợp với qu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Những hạn chế trong áp dụng pháp luật đất đai vào công tác giải tỏa, đền bù về đất đai cho người dân – những vấn đề đặt ra.pdf