Đề tài Những khó khăn trong giao tiếp của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng thương mại

MỤC LỤC

1. MỤC LỤC 1

2. Các thuật ngữ viết tắt trong tiểu luận 1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài 4

2. Mục đích nghiên cứu 4

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4

4. Phương pháp nghiên cứu 5

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2. Một số lí luận liên quan đến đề tài

2.1 Khái niệm giao tiếp

2.2 Biểu hiện khó khăn trong giao tiếp

2.3 Nguyên nhân gây ra khó khăn trong giao tiếp

2.4 Ảnh hưởng của khó khăn trong giao tiếp đến sinh viên

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG KHÓ KHĂN TRONG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI.

1. Khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu

1.1 Khái quát về trường Cao đẳng thương mại

1.2 Vài nét về sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng thương mại

2. Thực trạng về khó khăn trong giao tiếp của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng thương mại

2.1 Tìm hiểu và đánh giá về tình hình giao tiếp của sinh viên năm thứ nhất:

2.2 Thực trạng khó khăn trong giao tiếp của sinh viên năm nhất

2.2.1 Trong giao tiếp với các bạn cùng khóa,lớp

2.2.2 Trong giao tiếp với các anh, chị khóa trước

2.2.3 Trong giao tiếp với giảng viên

3. Đánh giá chung

4.Phân tích nguyên nhân

4.1 Nguyên nhân khách quan

4.2 Nguyên nhân chủ quan

4.2.1 Ngay chính bản thân sinh viên

4.2.2 Từ phía giảng viên

4.2.3 Từ phía trường, lớp

CHƯƠNG 3:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ GIÚP SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIAO TIẾP.

1. Giai pháp của sinh viên năm nhất

1.1. Về phía trường, lớp

1.2. Về phía giảng viên

1.3. Về phía sinh viên

2. Giai pháp của nhóm

CHƯƠNG 4:

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1.Kết luận:

 

NHỮNG HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI

1. Về kinh nghiệm

2. Về thời gian

3. Tài liệu

4. Mức độ hợp tác của khách thể nghiên cứu

 

PHỤ LỤC

1. Tài liệu tham khảo chủ yếu 21

2. Bảng phân công nhiệm vụ theo nhóm

3. Bảng đánh giá của nhóm

 

 

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 17790 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Những khó khăn trong giao tiếp của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề tài 2.1 Khái niệm giao tiếp 2.2 Biểu hiện khó khăn trong giao tiếp 2.3 Nguyên nhân gây ra khó khăn trong giao tiếp 2.4 Ảnh hưởng của khó khăn trong giao tiếp đến sinh viên CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHÓ KHĂN TRONG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI. 1. Khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu 1.1 Khái quát về trường Cao đẳng thương mại 1.2 Vài nét về sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng thương mại 2. Thực trạng về khó khăn trong giao tiếp của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng thương mại 2.1 Tìm hiểu và đánh giá về tình hình giao tiếp của sinh viên năm thứ nhất: 2.2 Thực trạng khó khăn trong giao tiếp của sinh viên năm nhất 2.2.1 Trong giao tiếp với các bạn cùng khóa,lớp 2.2.2 Trong giao tiếp với các anh, chị khóa trước 2.2.3 Trong giao tiếp với giảng viên 3. Đánh giá chung 4.Phân tích nguyên nhân 4.1 Nguyên nhân khách quan 4.2 Nguyên nhân chủ quan 4.2.1 Ngay chính bản thân sinh viên 4.2.2 Từ phía giảng viên 4.2.3 Từ phía trường, lớp CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ GIÚP SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIAO TIẾP. 1. Giai pháp của sinh viên năm nhất 1.1. Về phía trường, lớp 1.2. Về phía giảng viên 1.3. Về phía sinh viên 2. Giai pháp của nhóm CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận: NHỮNG HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI Về kinh nghiệm Về thời gian Tài liệu Mức độ hợp tác của khách thể nghiên cứu PHỤ LỤC 1. Tài liệu tham khảo chủ yếu 21 2. Bảng phân công nhiệm vụ theo nhóm 3. Bảng đánh giá của nhóm CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG TIỂU LUẬN CĐTM : Cao đẳng thương mại SV: Sinh viên ĐHSP.TPHCM : Đại học sư phạm. Thành Phố Hồ Chí Minh MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài : Bước vào Đại học, Cao đẳng người thanh niên trải qua bước ngoặc đặc biệt quan trọng trong cuộc đời mình – kể từ lúc này họ đã thuộc hàng ngũ những người được chuẩn bị và tích cực chuẩn bị để tham dự vào đội ngũ tri thức . Những năm đầu bỡ ngỡ với sự thay đổi lớn về phong cách học tập đã làm cho sinh viên gặp không ít khó khăn trong cuộc sống, nhất là khó khăn trong giao tiếp, thiết lập mối quan hệ mới trong nhà trường và xã hội. Những khó khăn trong giao tiếp ban đầu có ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp xúc môi trường mới, cuộc sống mới, ảnh hưởng đến nhân cách và kết quả học tập của mỗi sinh viên.Vì vậy việc khắc phục khó khăn này có ý nghĩa rất lớn, không chỉ giới trẻ mà cả xã hội quan tâm. Từ trước đến nay cũng đã có cuộc hội thảo đề tài nghiên cứu nhằm giải quyết những khó khăn này nhưng chưa thực sự đem lại hiệu quả. Mọi người đều thấy rõ những khó khăn trong giao tiếp mà sinh viên năm nhất gặp phải nhưng nguồn gốc và bản chất của khó khăn chưa được làm rõ để có phương pháp khắc phục hiệu quả vấn đề này. Xuất phát từ những lí do trên, nhóm em lựa chọn nghiên cứu đề tài:“Những khó khăn trong giao tiếp của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng thương mại” 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu những khó khăn trong giao tiếp của sinh viên năm thứ nhất trường CĐTM Đà Nẵng. Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm giảm bớt những khó khăn trong giao tiếp của sinh viên đồng thời giúp sinh viên nâng cao hiệu quả giao tiếp. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Những khó khăn trong giao tiếp của sinh viên năm thứ nhất trường CĐTM Đà Nẵng. 3.2 Khách thể nghiên cứu: 100 sinh viên năm thứ nhất trường CĐTM Đà Nẵng.Cụ thể như sau: -Sinh viên khoa quản trị kinh doanh:70 SV -Sinh viên khoa kế toán: 30 SV 4. Phương pháp nghiên cứu: 4.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận. Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá và khái quát hoá những luận điểm liên quan đến đề tài. Tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến đề tài dựa vào sách, báo, luận văn, Internet,…Cụ thể: Tìm một số bài tiểu luận, luận văn dựa vào đó để làm sườn để biết cấu trúc, và cách hành văn của một bài nghiên cứu. Trong đề tài này nhóm em đã dựa vào tiểu luận Tâm lý học của SV Võ Đức Sửu - Khoa Tâm lý – Giáo dục, ĐHSP.TPHCM,dựa vào tiểu luận “những khó khăn về giao tiếp của sinh viên năm thứ nhất” , dựa vào luận văn “Một số khó khăn tâm lý trong việc giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên Trường Cao đẳng sư phạm Bến Tre” của thạc sĩ tâm lý học chuyên ngành tâm lý học. Tìm những sách đề cập đến trắc nghiệm tâm lý, cụ thể nhóm em dựa vào cuốn sách Những trắc nghiệm tâm lý tập 1 của tác giả Nguyễn Công Hoàn, dựa vào đây chúng em nắm được cơ sở lý luận , mục đích nghiên cứu, nội dung và cách xử lý số liệu của một bài trắc nghiệm tìm hiểu tâm lý từ đó xây dựng cho đề tài một phiếu tìm hiểu phù hợp. Dựa vào Internet tìm kiếm các vấn đề liên quan như: khó khăn tâm lý, hoạt động giao tiếp của sinh viên… .( Đăng nhập vào các forum của các báo như báo Tuổi trẻ, báo Thanh niên, báo Sinh viên Việt Nam…) 4.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 4.2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu: Soạn ra một phiếu tìm hiểu dành cho sinh viên năm nhất gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến những khó khăn trong giao tiếp của sinh viên năm nhất. Trong đó được phân ra làm 3 yếu tố cần nghiên cứu : Thứ nhất là thực trạng và biểu hiện khó khăn trong giao tiếp của SV năm nhất. Thứ hai là nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trong giao tiếp. Thứ ba là giải pháp hạn chế khó khăn và nâng cao hiệu quả giao tiếp cho SV 4.2.2 Phương pháp phỏng vấn, trao đổi: Phỏng vấn 1 sinh viên năm nhất trường CĐTM thuộc khoa quản trị kinh doanh. Nội dung là những khó khăn trong giao tiếp và đề xuất các giải pháp. 4.3.3 Phương pháp quan sát: Thu thập thông tin thực tiễn qua việc giao tiếp tực tiếp giữa các thành viên của nhóm với một số sinh viên năm nhất nhằm phát hiện một số khó khăn trong giao tiếp của sinh viên. 4.2.4 Phương pháp thống kê toán học để xử lí số liệu: + Tính tỉ lệ phần trăm CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Vấn đề khó khăn trong giao tiếp của sinh viên đã được ngành giáo dục và nhiều nhà khoa học quan tâm. Đã có một số cuộc Hội thảo liên quan đến vấn đề này như: +Hội thảo về kỹ năng giao tiếp và phát triển bản thân tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Do ông Rajat Adhikary - Aptech Ấn Độ thuyết trình. +Hội thảo về kỹ năng giao tiếp với người khác giới dành cho sinh viên Hà Nội tại Trường ĐH Thăng Long do CLB kỹ năng kinh doanh Boss - TLU, ĐH Thăng Long tổ chức. Hội thảo nhằm giúp SV hiểu rõ được tầm quan trọng của kĩ năng mềm bổ ích và cần thiết này cũng như vận dụng được những quy luật tâm lý khi giao tiếp. Sinh viên dự buổi hội thảo về kỹ năng giao tiếp với người khác giới. + Hội thảo :“Kỹ năng giao tiếp – Chìa khóa thành công” do HỘI THẢO VIỆT tổ chức. Hội thảo bàn về vấn đề Cách để nắm bắt được tâm lý người khác thông qua ngôn ngữ cơ thể . Cách để nói chuyện lưu loát và truyền cảm +Hội thảo kỹ năng giao tiếp với đề tài " 90 giây gây thiện cảm" =>Mỗi cuộc hội thảo đều đề cập đến những vấn đề khác nhau. Nhưng nhìn chung các cuộc hội thảo đều tập trung vào kỹ năng giao tiếp của sinh viên, của người kinh doanh ; ít dành thời gian để tìm hiểu cũng như giải quyết các khó khăn trong giao tiếp của sinh viên đặc biệt là sinh viên năm thứ nhất. 2.Một số lí luận liên quan đến đề tài: 2.1 Khái niệm giao tiếp: Giao tiếp là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn lớn vì giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra các định nghĩa khác nhau về giao tiếp: - Theo John II, năm 1954,” Giao tiếp là sự trao đổi với nhau bằng tư duy hoặc ý tưởng bằng lời’ - Theo Martin, năm 1960,”Giao tiếp là một quá trình giúp chúng ta hiểu dược người khác và giúp người khác hiểu được chúng ta” Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về giao tiếp nhưng cuối cùng cũng thống nhất với định nghĩa : “ Giao tiếp là một quá trình, trong đó con người chia sẻ với nhau các ý tưởng thông tin và cảm xúc, nhằm xác lập và vận hành các mối quan hệ giữa người với người trong đời sống xã hội vì những mục đích khác nhau. 2.2 Biểu hiện của khó khăn trong giao tiếp: Để nhận biết được một người đang gặp phải khó khăn trong giao tiếp thật sự đơn giản, bởi thông qua những biểu hiện bên ngoài của họ bạn dễ dàng nhận ra. Biểu hiện của khó khăn trong giao tiếp trước hết là việc mất bình tĩnh ; dễ bị phân tán tư tưởng ; trong các mối quan hệ giao tiếp họ đều cảm thấy ngại ngần, rụt rè, ít nói. 2. Nguyên nhân gây ra khó khăn trong giao tiếp: Những nguyên nhân chủ yếu gây ra khó khăn trong tiếp là: sự khác nhau về nhận thức, môi trường hạn chế, sự đứt quãng thiếu tập trung trong khi giao tiếp, tâm lý nhút nhát do những sự khác nhau như: bất đồng về ngôn ngữ, trình độ chuyên môn, tuổi tác, hình thức học vấn... 2.4 Ảnh hưởng của khó khăn trong giao tiếp đến sinh viên: Khó khăn trong giao tiếp ảnh hưởng rất lớn đến sinh viên nó khiến sinh viên gặp trở ngại trong việc tạo lập các mối quan hệ trong lớp, trong trường cũng như trong xã hội. Hơn nữa chính thái độ e dè, nhút nhát của sinh viên gây nên sự cô lập tách biệt với môi trường xung quanh đồng thời gây khủng hoảng tinh thần và gây khó khăn cho cuộc sống sinh viên sau này. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHÓ KHĂN TRONG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI. 1.Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu. 1. 1 Khái quát về trường Cao đẳng thương mại: Trường Cao đẳng Thương mại (thuộc Bộ Thương mại, nay là Bộ Công Thương) được thành lập ngày 26/6/2006 trên cơ sở Trường Trung học Thương mại TW II. Trường thuộc quận Thanh Khê, TP.Đà Nẵng. Bộ công thương trường Cao đẳng thương mại Với gần 35 năm phấn đấu xây dựng và trưởng thành, nhà trường đã tuyển sinh đào tạo được 33 khóa trung học chính quy, trên 43 khóa nghề với hơn 40.000 học sinh chính quy tốt nghiệp và đào tạo không chính quy, bồi dưỡng cho 23.000 học viên, học sinh, phục vụ sự nghiệp phát triển của ngành cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội tại các tỉnh miền Trung- Tây Nguyên và cả nước.   Hiện nay nhà trường có: Bậc cao đẳng: 3064 sinh viên Trong đó: + Khoa Quản trị Kinh doanh: 1304 sinh viên + Khoa Kế toán – Tài chính: 1760 sinh viên Bậc trung cấp chuyên nghiệp: 782 sinh viên Trong đó: + Khoa Quản trị Kinh doanh: 321 sinh viên + Khoa Kế toán – Tài chính: 461 sinh viên 1.2. Vài nét về sinh viên năm nhất trường CĐTM : Hằng năm trường Cao đẳng thương mại tuyển sinh với số lượng sinh viên khá lớn. Đa số sinh viên đến từ nhiều vùng miền khác nhau nên hoàn cảnh, phong cách, lối sống không giống nhau. Hầu hết các bạn sinh viên năm đầu khi mới vào trường gặp khó khăn trong việc tạo lập mối quan hệ với mọi người xung quanh. Sinh viên năm đầu có quỹ thời gian rảnh nhiều hơn ở những năm sau, với quỹ thời gian đó không ít sinh viên dùng vào việc giải trí, làm thêm, có bạn chọn cách vùi vào học tập, học tiếng anh, có bạn thì cứ để thời gian lặng lờ trôi mà chẳng làm được gì. Không mấy sinh viên dùng vào việc học kỹ năng mềm và tham gia các hoạt động của trường, lớp cũng như các hoạt động tình nguyện. Vì thế sinh viên luôn gặp trở ngại trong hoạt động giao tiếp của mình. 2.Thực trạng khó khăn trong giao tiếp của sinh viên năm nhất trườngCĐTM: 2.1 Tìm hiểu và đánh giá về tình hình giao tiếp của sinh viên năm thứ nhất: Căn cứ vào phiếu tìm hiểu và thông qua thống kê, tổng kết số liệu: Với 100 sinh viên được hỏi: Theo bạn, sinh viên năm nhất thường có biểu hiện gì khi gặp những người bạn chưa quen? (Câu 2) 32% Chủ động làm quen 51% Chờ người khác bắt chuyện trước 17% Không giao lưu, nói chuyện với bất kỳ ai Khi giao tiếp với người khác, mức độ tự tin của bạn như thế nào? (Câu 11) 19% Rất tự tin 72% Ít tự tin 9% Không tự tin Từ những số liệu trên có thể thấy rằng trong thời gian đầu học ở ngôi trường mới đa phần sinh viên năm nhất không chủ động làm quen với mọi người, các em luôn trong trạng thái bị động. Thậm chí có một bộ phận nhỏ sinh viên sống khép mình, không giao lưu nói chuyện với bất kỳ ai(17%). Điều đó chứng tỏ các em vẫn chưa coi trọng các mối quan hệ và còn rụt rè, thiếu tự tin trong giao tiếp. 2.2 Thực trạng khó khăn trong giao tiếp của sinh viên năm nhất: 2.2.1 Trong giao tiếp với các bạn cùng lớp: Dựa vào những câu hỏi Khi mới nhập trường, bạn có thấy khó khăn trong việc tạo lập mối quan hệ mới? (Câu 1) 70% Có 30% Không Thời gian đầu nhập học, sinh viên thường có xu hướng chơi theo? (Câu 3) 86% Nhóm 7% Hòa đồng 7% Cá nhân Những nhóm đó có đặc điểm (Câu 4) 53% Nhóm ngồi cùng bàn 32% Nhóm ở cùng quê 15% Nhóm có cùng hoàn cảnh Kết thúc kỳ 1 của năm nhất, mối quan hệ của bạn với tập thể lớp như thế nào? (Câu 7) 30% Biết hết các bạn trong lớp 51% Chưa nắm hết tên các bạn trong lớp 17% Biết tên nhưng chưa nói chuyện bao giờ Với các hoạt động tập thể do trường, lớp tổ chức bạn đã? (Câu 8) 28% Tham gia rất nhiệt tình 42% Ít tham gia 30% Không tham gia Căn cứ số liệu trên ta có thể thấy rằng đa số sinh viên khi mới nhập trường đều thấy khó khăn trong việc tạo lập mối quan hệ mới (chiếm 70%). Việc giao lưu, nói chuyện, chơi hòa đồng với lớp chỉ có một bộ phận nhỏ sinh viên(7%) còn đa phần các em chơi theo nhóm(86%) gồm những người cùng bàn(53%), cùng quê(32%) và cùng hoàn cảnh(15%). Thậm chí có một số người chơi kiểu cá nhân ( 7%). Vì vậy sau một học kỳ hầu hết sinh viên chưa biết hết các bạn trong lớp(51%) có những bạn biết tên mà chưa nói chuyện bao giờ(17%). Các sinh thường rụt rè, e ngại trong việc thiết lập các mối quan hệ trên lớp điều đó làm cho các hoạt động tập thể do trường lớp tổ chức có số lượng không nhỏ sinh viên không tham gia hoặc tham gia thiếu nhiệt tình. 2.2.2 Trong giao tiếp với các anh, chị khóa trước Dựa vào những câu hỏi: Khi gặp các anh, chị khóa trước biểu hiện của bạn là? (Câu 12) 38% Chủ động bắt chuyện với các anh,chị 56% Chờ các anh, chị bắt chuyện trước 6% Né tránh Bạn đã từng gặp các anh, chị khóa trước để xin tài liệu cần thiết cho môn học chưa? (Câu 13) 2% Thường xuyên 25% Thỉnh thoảng 73% Chưa bao giờ Từ những số liệu trên cho thấy sinh viên dám chủ động làm quen, tạo các mối quan hệ với các anh chị khóa trên là chưa nhiều(38%) điều đó cho thấy sinh viên năm đầu còn chưa tự tin vào khả năng giao tiếp của mình, thậm chí nhiều em còn có cảm giác né tránh (6%).Trong môi trường học tập mới, đa số sinh viên còn bỡ ngỡ trong việc tìm tài liệu và phương pháp học tập. Vì vậy việc gặp gỡ, giao lưu, xin tài liệu từ các anh chị khóa trên là rất cần thiết. Nhưng thực tế cho thấy số sinh viên gặp các anh chị khóa trước để xin tài liệu là không nhiều(27%), đa số các em vẫn theo hình thức tự kìm kiếm. 2.2.3 Trong giao tiếp với giảng viên: Dựa vào những câu hỏi: Khi gặp khó khăn về bài học, bạn thường sử dụng cách nào trong những cách sau đây? (Câu 14) 3% Gặp giảng viên để trao đổi 8% Nhờ các anh chị khóa trước giải giúp 66% Hỏi bạn bè cùng lớp hoặc khác lớp 23% Tự giải quyết Giang viên bất ngờ gọi trúng tên bạn trả lời câu hỏi, lúc đó bạn thế nào? (Câu 15) 20% Tự tin trả lời 59% Mất bình tĩnh ban đầu 21% Không thể trả lời được Không chỉ trong các mối quan hệ với bạn bè mà với cả giảng viên giảng dạy, việc sinh viên gặp và trao đổi với thầy cô khi gặp khó khăn về bài học là không nhiều (3%). Trong khi theo chương trình đào tạo tín chỉ việc tiếp xúc với thầy cô đáng lẽ phải thường xuyên thì đa số sinh còn e ngại chưa dám đưa những ý kiến của mình. Cũng chính việc ít tiếp xúc trao đổi với thầy cô khiến sinh viên có tâm lý sợ giảng viên, từ đó dẫn đến việc mất bình tĩnh khi giảng viên gọi đứng lên trả lời câu hỏi(59%). 3. Đánh giá chung: Từ những thống kê và phân tích trên có thể thấy rằng sinh viên năm thứ nhất đang gặp khó khăn trong giao tiếp, các em chưa tự tin trong việc tạo lập các mối quan hệ với bạn bè, các anh chị khóa trước cũng như các thầy cô trong trường. Trong khi cuộc sống hối hả qua từng ngày, chính thái độ e dè trong giao tiếp của sinh viên trong trường và xã hội có thể gây nên sự cô lập tách biệt với môi trường xung quanh. Chính điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập, mối quan hệ hiện tại và công việc tương lai của các em. 4.Phân tích nguyên nhân: 4.1 Nguyên nhân khách quan: Theo bạn, lý do gì khiến sinh viên không thể chơi hòa đồng với lớp? (Câu 6) 36% Có sự phân biệt vùng miền 17% Hoàn cảnh sống khác nhau 47% Tính cách, sở thích không hợp nhau Đa số sinh viên đều xuất thân từ các vùng miền trên đất nước nên hoàn cảnh sống khác nhau, hình thành nên những quan điểm, phong cách sống đa dạng nên tìm những điểm tương đồng, sự thống nhất là không đơn giản. Việc xuất thân từ các vùng quê khác nhau nên ngôn từ cũng như giọng điệu giao tiếp khác nhau do đó gây ra tâm lý xấu hổ, ngại giao tiếp. 4.2 Nguyên nhân chủ quan : 4.2.1 Ngay chính bản thân sinh viên: Lên Đại học, Cao đẳng thường giao tiếp với những người chưa từng quen biết nên đễ thiết lập các mối quan hệ tốt cần có một số kỹ năng giao tiếp nhất định, nhưng thực tế kỹ năng giao tiếp của sinh viên còn hạn chế, nhiều bạn không diễn đạt được hết ý của mình, khả năng sử dụng ngôn từ kém, hay bị chi phối bởi cảm xúc cá nhân… 42.2 Từ phía trường, lớp: Việc đào tạo cho sinh viên về kỹ năng cơ bản như giao tiếp còn rất hạn chế, trên góc độ lý thuyết là chính mà thiếu đi vào quá trình luyện tập, bởi kỹ năng cần tập luyện mới trở nên thành thạo các hoạt động sinh hoạt tập thể như cắm trại, liên hoan, giao lưu giữa các lớp cũng như các khoa trong trường còn hạn chế. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ GIÚP SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIAO TIẾP. 1. Giai pháp của sinh viên năm nhất: 1.1. Về phía trường, lớp: Nhà trường nên tổ chức các buổi giao lưu giữa các lớp, tổ chức các hoạt động tập thể để học hỏi kinh nghiệm, tạo điều kiện cho sinh viên bày tỏ ý kiến của mình trước mọi người, tổ chức nhiều chương trình tư vấn, liên kết các trường để tổ chức các buổi giao lưu. Đồng thời mở ra các lớp dạy kỹ năng giao tiếp và nâng cao hiệu quả của các câu lạc bộ để khuyến khích sinh viên tham gia. Không chỉ nhà trường mà lớp cũng phải có những hoạt động giúp các thành viên trong lớp tăng khả năng giao tiếp như: Tổ chức giao lưu với các anh chị khóa trước, thỉnh thoảng cần tổ chức đi cắm trại, picnic, liên hoan... cán sự lớp nên giúp các nhóm trong lớp xóa bỏ ngăn cách, giúp các bạn từ chơi nhóm chuyển sang chơi hòa đồng để tăng tính đoàn kết và các thành viên trong lớp có thể hiểu nhau từ đó tăng khả năng giao tiếp của mỗi sinh viên. 1.2. Về phía giảng viên: Giang viên nên thay đổi phương pháp giảng dạy như: cho sinh viên làm bài tập theo nhóm, tăng số lượng bài thuyết trình để sinh viên giao lưu học hỏi lẫn nhau và giúp sinh viên tăng kỹ năng nói ; xen kẽ những trò chơi nhỏ trong bài giảng để tạo không khí vui vẻ, thoải mái, rút ngắn khoảng cách giữa giảng viên với sinh viên ; lồng ghép kiến thức thực tế vào bài giảng ,tạo cơ hội cho sinh viên thể hiện với bản thân ; đưa ra nhiều tình huống liên quan đến bài học để sinh viên cùng giải quyết. Ngoài việc thay đổi phương pháp dạy, giảng viên nên chủ động bắt chuyện, tạo điều kiện cho từng học sinh đều được phát biểu trước lớp. nhiệt tình hướng dẫn sinh viên những vấn đề khó khăn ; Gần gủi, hòa đồng với sinh viên hơn không nên quá khắt khe với sinh viên ; cho sinh viên giao tiếp nhiều hơn ,chia sẽ kinh nghiệm cho mọi người. 1.3. Về phía sinh viên: Để hạn chế khó khăn trong giao tiếp cũng như nâng cao hiệu quả giao tiếp của bản thân sinh viên cần có những thay đổi n hư: cố gắng tự tin hơn trong giao tiếp với mọi người, tập cho mình thói quen nói chuyện trước đám đông, chủ động trong việc phát biểu ý kiến cũng như việc tạo lập mối quan hệ với mọi người, nói chuyện và lắng nghe người khác để tăng kỹ năng nói. Sinh viên cần tham gia các hoạt động như: Tham gia các câu lạc bộ kỹ năng mềm để tự tin hơn khi giao tiếp với người khác; tích cực tham gia các hoạt động do trường, lớp tổ chức ; nên tìm công việc làm thêm để mạnh dạn hơn trong giao tiếp và học hỏi kinh nghiệm. 2. Giai pháp của nhóm: Để hạn chế khó khăn tâm lý trong giao tiếp cũng như nâng cao hiệu quả giao tiếp, mỗi sinh viên cần phải tự rèn luyện Kĩ năng hòa nhập với cộng đồng, trang bị kiến thức về giao tiếp cho bản thân. Nên trau dồi ngôn từ, nên chủ động trong giao tiếp, vượt qua rào cản tâm lý, bạo dạn trước mọi người. Hơn nữa cần tích lũy cho mình vốn kiến thức từ và diễn đạt lưu loát… Mặc khác nên tham gia các hoạt động thanh niên tình nguyện, sinh hoạt cộng đồng để thường xuyên giao tiếp và thích nghi với đám đông từ đó sẽ giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp với mọi người. Bản thân sinh viên nên xây dựng được lòng tin, tức là phải làm cho người khác tin mình nhưng trước hết cần tin vào chính khả năng của bản thân. Không ai có được sự tự tin ngay từ khi sinh ra mà giao tiếp tốt hay không là do quá trình rèn luyện lâu dài do đó cần kiên nhẫn rèn luyện để có được kỹ năng giao tiếp tốt. Trong giao tiếp sinh viên cần suy nghĩ trước khi nói để đưa ra một cách nói có sức thuyết phục, không vội vàng hấp tấp để dẫn đến sai lầm. Cần sử dụng ngôn từ hợp lý tức là nên sử dụng ngôn ngữ phổ thông không nên dùng từ địa phương. Các trung tâm hướng dẫn kỹ năng giao tiếp nên mở ra những khoá đào tạo ngắn hạn và dài hạn, để trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của những kỹ năng, đồng thời tạo môii trường an toàn cởi mở nhất để các bạn được thể hiện mình thông qua những bài tập trò chơi, buổi thảo luận, làm việc đồng đội, giúp các bạn có điều kiện giao tiếp với nhau một cách tối đa. CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Giao tiếp là hoạt động có ý thức và nó mang tính xã hội cao, là cơ sở hình thành nên những mối quan hệ, phát triển các mối quan hệ của con người. Vì vậy vấn đề khó khăn trong giao tiếp của sinh viên năm thứ nhất là một điều cần được quan tâm và giúp đỡ. Đó là hành trang đầu cho các em có kiến thức về giao tiếp ngay từ ngày đầu mới vào trường. Vấn đề ấy muốn được giải quyết thì phụ thuộc vào sự nỗ lực, vào ý thức và khả năng của sinh viên đặc biệt cần sự hướng dẫn và giúp đỡ của thầy cô và nhà trường để sinh viên có định hướng trong việc thiết lập mối quan hệ của mình. Đề tài đã chỉ ra được thực trạng và biểu hiện khó khăn trong giao tiếp của sinh viên năm nhất trường CĐTM cũng như chỉ ra được những nguyên nhân gây ra những khó khăn đó và từ đó đã đưa ra được một số giải pháp cụ thể để SV năm nhất hạn chế những khó khăn trong giao tiếp và nâng cao hiệu quả giao tiếp của bản thân. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 1. Về kinh nghiệm : Lần đầu tiên làm tiểu luận với những khó khăn nhất định cho nên đề tài khó tránh khỏi những sơ xuất. 2.Về thời gian: Thời gian cho bài tiểu luận này không nhiều chính vì vậy đề tài chưa được bao quát hết vấn đề cần nghiên cứu. 3.Về tài liệu: Nguồn tài liệu quá ít, thư viện sách tham khảo của Trường CĐTM về tâm lí học giáo dục và tâm lí học giao tiếp cũng như tài liệu tham khảo các vấn đề liên quan thiếu nhiều. Cho nên cơ sở lí luận nghiên cứu của đề tài chưa rõ ràng và thiếu căn cứ. 4.Mức độ hợp tác của khách thể nghiên cứu: Kết quả nhận được từ việc điều tra chưa cao do có một số sinh viên thiếu hợp tác với nhóm gây khó khăn cho quá trình điều tra. PHỤ LỤC 1. Tài liệu tham khảo chủ yếu: Stt Tên và nguồn tài liệu Tác giả (năm): Tên tài liệu. Nhà xuất bản. Nơi xuất bản, Năm xuất bản, Địa chỉ trang web 1 Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh của thạc sỹ Trịnh Phước Trung, nhà xuất bản Phương Đông 2 Ngô Công Hoàn (1997), Những trắc nghiệm tâm lý tập 1, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội. 3 Luận văn của thạc sỹ tâm lý học với đề tài “ Một số khó khăn tâm lý trong việc giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Bến Tre”. 4 Tiểu luận tâm lý học với đề tài “ Những khó khăn trong giao tiếp của sinh viên năm thứ nhất”. 5 Tiểu luận Tâm lý học của SV Võ Đức Sửu - Khoa Tâm lý – Giáo dục, ĐHSP.TPHCM với đề tài:”Tìm hiểu thực trạng động cơ học tập của học sinh trường THPT Lê Quý Đôn - Bình phước”. 2. Bảng phân công nhiệm vụ STT Người thực hiện công việc Nội dung công việc Thời gian thực hiện Cả nhóm cùng thực hiện Chọn đề tài, làm phiếu điều tra, khảo sát thực tế 10/3- 18/3/2011 51 Lê Thị Kim Nhung - Thu thập số liệu liên quan đến địa bàn nghiên cứu -Phụ trách tổ điều tra đi phát phiếu điều tra, thu phiếu điều tra và xử lí số liệu điều tra 22/3- 30/3/2011 - Phỏng vấn 8/4/2011 2 Trần Minh Đại Tìm tài liệu về nội dung “một số lí luận liên quan đến đề tài” - Xử lý số liệu kết quả điều tra 25/3- 30/3/2011 3 Nguyễn Thị Thạch - Phát và thu phiếu điều tra 26/3-28/3/2011 4 Nguyễn Văn Tích Tìm tài liệu về nội dung “một số lí luận liên quan đến đề tài” 25/3- 30/3/2011 5 Trần Minh Tâm Tổng hợp số liệu 28/3-29/3/2011 6 Nguyễn Thị Thùy Nhi Phát phiếu, thu phiếu điều tra, tổng hợp số liệu 25/3-29/3/2011 7 Phạm Thị Thúy Vân Phát phiếu, thu phiếu điều tra, tổng hợp số liệu 25/3-29/3/2011 8 Lê Thị Thanh Đào - Lập dàn ý cho bài tiểu luận 12/3-16/3/2011 - Phụ trách phỏng vấn 8/4/2011 -Tập hợp tài liệu, kết quả điều tra, hoàn thành bài tiểu luận. - Đánh máy bài tiểu luận. 10/4-18/4/2011 3. Bảng đánh giá của nhóm: STT Họ và tên Đánh giá Điểm 1 Lê Thị Kim Nhung Hoàn thành tốt 8 2 Trần

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhững khó khăn trong giao tiếp của sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng thương mại.doc
Tài liệu liên quan