MỤC LỤC
I. TỔNG QUAN VỀ HỢP TÁC CỦA NGÀNH BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP 0
1. Tính tất yếu khách quan phải phát triển BCVT trong qua trình hội nhập 0
2. Tình hình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực BCVT 3
2.1. Các cam kết về viễn thông của Việt Nam trong diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á -Thái Bình Dương (APEC) 4
2.2. Các cam kết về viễn thông của Việt Nam trong Asean 4
2.3. Các cam kết về bưu chính viễn thông vủa Việt Nam trong hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ 5
2.4. Các cam kết về bưu chính viễn thông của Việt Nam trong khuôn khổ WTO 6
2.5. Các cam kết trong một số tổ chức khác 8
II. NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI CỦA NGÀNH BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM 11
1. Những thuận lợi 11
2. Những khó khăn và thách thức. 12
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC 14
1. Giải pháp 14
2. Một số thành tựu đạt được 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
MỤC LỤC 19
20 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10092 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Những khó khăn và thuận lợi của ngành bưu chính viễn thông Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiền tệ); năm 1999 xếp thứ 48/59. Từ năm 2000 WEF - diễn đàn kinh tế thế giới điều chỉnh lại các nhóm tiêu chí, gộp thành ba nhóm lớn là: sáng tạo kỹ thuật, khoa học công nghệ; tài chính; quốc tế hoá trong đó trọng số của sáng tạo kỹ thuật, khoa học công nghệ tăng từ 1/9 còn 1/3 và Việt Nam xếp thứ 53/59 năm 2000 và năm 2001 là 62/75.Với số liệu này cho thấy doanh nghiệp Việt Nam chịu nhiều thiệt thòi để duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm dịch vụ của mình vì nhiều yếu tố như: khả năng tiếp cận thị trường vốn, công nghệ, ngoại tệ, chi phí của các dịch vụ thuộc kết cấu hạ tầng … đều bất lợi so với những nước được xếp hạng. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho biết, kết quả của nhiều cuộc điều tra và hội thảo cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay thiếu nghiêm trọng thông tin về thi trường, về những sản phẩm thích hợp có thể đưa ra thị trường thế giới, về đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh. Công tác tiếp thị còn rất nhiều hạn chế, ít được đầu tư. Nhiều doanh nghiệp chưa ý thức được rằng trong kinh tế thị trường thì bán hàng còn khó hơn sản xuất ra mặt hàng đó. Theo báo cáo của phòng Thương mại và công nghệ Việt Nam ( ngày 25/10/2001) nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa tổ chức tốt công tác thu thập thông tin về thị trường quốc tế, gặp nhiều khó khăn về ngoại ngữ, thiếu khả năng tài chính để tiếp cận Internet ở mức giá quá cao hiện nay. Vì vậy số doanh nghiệp có địa chỉ thư điện tử và sử dụng Internet để giao dịch còn rất hạn chế, số trang chủ (website) của các doanh nghiệp còn ít hơn và chậm được cập nhật. Nhiều doanh nghiệp chưa có thói quen phúc đáp kịp thời ( theo qui định là 24h) qua thư điện tử làm cho đối tác nước ngoài thiếu tin tưởng. Vì thế phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông, giảm giá cước dịch vụ… là vấn đề cấp thiết được đặt ra trong thời đại hiện nay, đặc biệt là đối với Việt Nam.
Bảng 1: Doanh số thương mại điện tử toàn cầu 1997 - 2002.
Năm
1997
1998
1999
2000
2001
2002
Doanh số (tỷ USD)
13,0
33,5
69,3
137,1
243,3
435,1
Tốc độ tăng trưởng %
-
257,69
206,86
197,83
177,4
178,83
Nguồn: International Dât Corp - Canadian Economic Outlook.
2. Tình hình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực BCVT
Bưu chính viễn thông giờ đây không đơn giản chỉ là phương tiện giao tiếp, trao đổi thông tin mà thực sự đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong cơ câu kinh tế của mọi quốc gia. Trong qua trình hội nhập, các nước đều gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ, gay gắt trong lĩnh vực BCVT nói riêng như các yêu cầu mở cửa thị trường BCVT, thực hiện các nguyên tắc tối huệ quốc (MFN-Most Favoured Nation), nguyên tắc đối xử quốc gia (NT-National Treatment); giảm giá cước dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ để tăng khả năng cạnh tranh. Việt Nam là nước có trình độ khoa học kĩ thuật thấp, thiếu cơ sở vật chất, có xuất phát điểm thấp hơn nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới nên chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình hội nhập. Nhưng không vì thế mà ta đứng ngoài xu thế chung của thế giới, đợi chuẩn bị đầy đủ các điều kiện rồi mới tham gia. Cho nên Viêt Nam đã từng bước đổi mới, cải cách, kiện toàn bộ máy quản lý và hệ thống luật trong BCVT và đã tham gia vào các tổ chức BCVT trong khu vực và thế giới như: liên minh bưu chính thế giới (UPU), liên minh bưu chính khu vực Châu á -Thái Bình Dương (APPU), liên minh viễn thông quốc tế (ITU), tổ chức viễn thông (ITSO) –Intelsat cũ), tổ chức thông tin vũ trụ Intersputnik, diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á -Thái Bình Dương (APEC) và nhóm công tác chuyên ngành về thông tin và viễn thông. Mỗi tổ chức quốc tế và khu vực, các hiệp định có những yêu cầu và điều luật khác nhau, song nhìn chung tất cả đều nhằm mục tiêu: tự do hoá thương mại, không phân biệt đối xử, công bằng và bình đẳng trong cạnh tranh, luật lệ, chính sách minh bạch hoá, công khai.
2.1. Các cam kết về viễn thông của Việt Nam trong diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á -Thái Bình Dương (APEC)
Các cam kết về viễn thông trong APEC được thiết lập trên nguyên tắc tự nguyện và có thể được điều chỉnh hàng năm trên nguyên tắc không được giảm bớt mức độ tự do hoá với từng loại hình cam kết của các nền kinh tế thành viên. Với nguyên tắc tự nguyện, các nước thành viên của APEC đặt ra mục tiêu sẽ tự do hoá hoàn toàn viễn thông vào năm 2020, mức độ và lộ trình nằm trong chương trình hành động của từng quốc gia. Năm 2002 các cam kết của Việt Nam về viễn thông tại APEC về cơ bản còn nhiều hạn chế, mới dừng lại ở mức tối thiểu là chế độ đãi ngộ tối huệ quốc và về cơ bản dựa trên các cam kết của Việt Nam trong Asean.
2.2. Các cam kết về viễn thông của Việt Nam trong Asean
Các cam kết về dịch vụ viễn thông của các nước ASEAN thể hiện trong Hiệp định khung của ASEAN về thương mại dịch vụ – AFAS. Hiệp định này buộc các nước thành viên phải tuân thủ triệt để quy chế đãi ngộ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia. Các nước thành viên phải thông báo các giới hạn về đãi ngộ quốc gia cho từng phương thức của bốn phương thức cung cấp dịch vụ viễn thông. Cụ thể, Việt Nam cam kết không hạn chế việc cung cấp dịch vụ viễn thông đối với phương thức:
Cung cấp dịch vụ qua biên giới.
Tiêu thụ dịch vụ ở nước ngoài.
Hiện diện thương mại. Việt Nam đã cam kết mở cửa, cho phép các nhà
đầu tư nước ngoài tham gia vào việc cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh (BBC) với các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam trong các loại hình dịch vụ sau: dịch vụ điện tử, dịch vụ thư thoại, dịch vụ trao đổi dữ liệu, dịch vụ telex, dịch vụ điện báo, truyền số liệu chuyển mạch gói, truyền số liệu mạch kênh, dịch vụ Facsimile, dịch vụ thuê kênh riêng, truy cập dữ liệu trực tuyến, xử lí dữ liệu trực tuyến, chuyển đổi mã và gia thức và các dịch vụ giá trị gia tăng Facsimile.
Tuy nhiên ASEAN cũng quy định: đối với quốc gia thành viên ASEAN mà chưa tham gia vào Hiệp định chung về thương mại dịch vụ của WTO (GATS), thì bất cứ cam kết nào về mở cửa dịch vụ, trong đó có dịch vụ viễn thông, sẽ đuợc xác định theo nguyên tắc “GATS plus”, tức là cam kết trong ASEAN phải mở cửa hơn so với các cam kết mà nước đó đưa ra tại GATS. Như vậy, đến thời điểm hiện nay, khi hiệp định Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kết và đã có hiệu lực, được đánh giá là có tính cởi mở cao hơn các cam kết đã có trong AFAS, phù hợp với quy định về tuân thủ bắt buộc quy chế tối huệ quốc của AFAS, các cam kết của Việt Nam trong AFAS cần phải được hiểu là không kém thuận lợi hơn so với cam kết của Việt Nam trong hiệp định thương mại Việt Nam _ Hoa Kỳ vì hiệp định này được coi là có tính chất quan trọng đối với Việt Nam trong quá trình đàm phán gia nhập WTO.
2.3. Các cam kết về bưu chính viễn thông vủa Việt Nam trong hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ
Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được ký ngày 13/07/2000 và được quốc hội nước ta phê chuẩn ngày 28/11/2001 . Ngày 10/12/2001 ,Bộ trưởngthương mại Vũ Khoan và Bộ trưởng thương mại Hoa Kỳ Donal Evans đã trao đối công hàm phê chuẩn Hiệp định ,chính thức đưa vào thực hiện từ ngày 10/12/2001 >Những vấn đề về khung thời gian được bắt đầu tính từ 01/2002
Nguyên tắc hợp tác chung kể từ khi hiệp định có hiệu lực đối với tất cả các loại hình dịch vụ viễn thông là:
Cung cấp dịch vụ viễn thông qua biên giới : các công ty Hoa Kỳ chỉ được ký kết qua các thoả thuận khai thác với các nhà khai thác chạm cổng của Việt Nam.
Tiêu thụ dịch vụ ở nước ngoài : không hạn chế .
Hiện diện thương mại : chỉ thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh với đối tác Việt Nam được phép kinh doanh dịch vụ viễn thông sau 2 năm (3 năm đối với dịch vụ Internet) kể từ khi hiệp định có hiệu lực va phần góp vốn của phía Hoa Kỳ không quá 50% vốn pháp định của liên doanh.
- Đối với các dịch vụ viễn thông cơ bản : từ ngày 10/12/205 ( tức là sau 4 năm kể từ ngày hiệp định co hiệu lực ) các công ty Hoa Kỳ được phép thành lập liên doanh ,với mức giới hạn cổ phần tối đa là 49% vốn pháp định của liên doanh.
- Đối với các dịch vụ điện thoại cố định bao gồm nội hạt , đường dài trong nước và quốc tế:từ ngày 10/12/2007các công ty Hoa Kỳ dược phép thành lập liên doanh với mức giới hạn cổ phần tối đa là 49% vốn pháp định của liên doanh .
Theo qui định của hiệp định ,Việt Nam cam kết sẽ xem xét việc tăng giới hạn góp vốn của Hoa Kỳ trong linh vực viễn thông khi hiệp định được xem xét lại sau 3 năm .Các liên doanh cung cấp dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng và dịch vụ viễn thông cơ bản chgưa được phép xây dựng mạng lưới riêng mà thuê laị chúng từ các công ty khai thác dịch vụ Việt Nam
4) Hiện diện thể nhân :chưa cam kết ngoài các cam kết chung
Như vậy từ cuối năm 2003 các doanh nghiệp Hoa Kỳ dã có thể được thành lập các liên doanh trong lĩnh vực các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng bao gồm: dịch vụ thư điện tử, dịch vụ thư thoại, dịch vụ truy cập cơ sở dữ liệu và thông tin trên mạng, dịch vụ trao đổi điện tử ( EDI), dịch vụ fax nâng cao hay gia tăng giá trị, bao gồm lưu giữ và gửi, lưu giữ và truy cập ,dịch vụ chuyển đổi mã hiệu ,dịch vụ xử lý dữ liệu và thông tin trên mạng . Đến cuối 2004 các doanh nghiệp viễn thông Hoa Kỳ sẽ được thiếp lập liên doanh cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam với bất kỳ nhà khai thác được phép nào của Việt Nam
2.4. Các cam kết về bưu chính viễn thông của Việt Nam trong khuôn khổ WTO
Tháng 1 năm 1995, Việt Nam bắt đầu đệ đơn xin ra nhậpWTO .Với mục tiêu đặt ra là Việt Nam trở thành thành viên của WTO vào năm 2005,Việt nam đã có nhiều cố gắng trong việc sửa đổi các điều luật và mở cửa thị trường. Trong lĩnh vực BCVT, Việt Nam cũng đã ký một số cam kết trong hiệp định thương mại Việt Nam –Hoa Kỳ - là cơ sở để Việt Nam tiến hành các cuộc đàm phán song phương và đa phương với các nước thành viên.
Một số cam kết của GATS trong lĩnh vực dịch vụ BCVT :
-Lĩnh vực dịch vụ viễn thông :
+Sự minh bạch: Sự minh bạch yêu cầu phải được thể hiện toàn diện từ việc mở cửa thị trường, việc sử dụng dịch vụ, biểu giá cước, đến việc quy định và chỉ số kỹ thuật của mạng và dịch vụ, các điều kiện về cấp phép.
+ Sự thâm nhập và sử dụng dịch vụ : thể hiện ở :
Từng quốc gia thành viên phải đảm bảo cho bất kì nhà khai thác viễn thông của quốc gia khác sẽ có khả năng thâm nhập và sử dụng dịch vụ và hệ thống thông tin viễn thông công cộng với những điều khoản và điều kiện hợp lý, không phân biệt đối xử.
Từng thành viên đảm bảo các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông của bất kì thành viên nào khác của GATS có khả năng thâm nhập và sử dụng mọi hệ thống thông tin viễn thông công cộng và dịch vụ được cung cấp trên toàn bộ lãnh thổ của thành viên đó bằng cách : thuê hoặc mua điểm đầu cuối, hoặc các thiết bị khác vào mạng để các nhà dịch vụ viễn thông có thể cung cấp được dịch vụ, kết nối mạch thuê riêng, hoặc mạch thuộc sở hữu của các nhà khai thác khác vào mạng viễn thông công cộng, sử dụng các phương thức khai thác do các nhà cung cấp dịch vụ lựa chọn.
- Lĩnh vực bưu chính: bảng số liệu
Bảng 2: Lộ trình cam kết trong lĩnh vực dịch vụ chuyển phát nhanh.
Cung cấp qua biên giới
Tiêu thụ ở nước ngoài
Hiện diện Thương mại
Hiện diện thể nhận
F
P
N
F
P
N
F
P
N
F
P
N
Thâm nhập thị trường (%
42
30
27
55
33
12
39
59
3
15
76
9
Đối xử quốc gia (%)
45
30
24
55
30
15
42
58
0
9
79
12
F: Cam kết hoàn toàn
P: Cam kết từng phần
N: Không cam kết
2.5. Các cam kết trong một số tổ chức khác
-Tổ chức liên minh viễn thông Quốc tế-ITU
Được thành lập ngày 17/5/1865 có tên Liên minh điện tín Quốc tế (International Telegraph Union ) với 20 thành viên ban đầu. Ngày 1/1/1934 Liên minh điện tín Quốc tế quyết định đổi tên thành Liên minh viễn thông Quốc tế – ITU với đầy đủ chức năng nhiệm vụ : các dạng thông tin như hữu tuyến, vô tuyến, hệ thống cáp quang hay hệ thống điện tử khác.
Từ năm 1975 đến nay Chính phủ cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đại diện hợp pháp duy nhất của nước Việt Nam thống nhất tham gia vào Liên minh viễn thông quốc tế. Là một thành viên của Liên minh ITU, Việt Nam đã tham gia tích cực vào các hoạt động của tổ chức như :
Năm 1982 Việt Nam tham gia Hội nghị toàn quyền ở Nairobi (ở Kenya ), kí công ước Nairobi-82.
Năm 1989 Việt Nam tham gia Hội nghị toàn quyền Nice (Pháp) và kí các văn kiện Nice – 89.
Năm 1992 Việt Nam tham gia Hội nghị toàn quyền bổ sung ở Geneva (Thụy Sĩ) và kí các văn kiện Geneva-92
Năm 1994 Việt Nam tham gia Hội nghị toàn quyền Kyoto (Nhật Bản) và kí các văn kiện Kyoto – 94. Việt Nam được bầu vào Hội đồng điều hành ITU trong nhiệm kì 1994-1998.
Năm 1998 Việt Nam tham gia Hội nghị toàn quyền Minneapolis (Mĩ) và kí các văn kiện Minneapolis – 98. Việt Nam được tái cử vào Hội đồng điều hành ITU trong nhiệm kì 1998 – 2002.
Năm 2002 Việt Nam tham gia Hội nghị toàn quyền Marrakech (Marốc) và kí các văn kiện Marrakech – 02. Tại hội nghị này Việt Nam được tái cử lần 3 vào Hội đồng điều hành ITU trong nhiệm kì 2002 – 2006.
Ngoài tham gia vào những hội nghị lớn này, Việt Nam còn có nghĩa vụ đóng góp về tài chính cho các hoạt động của liên minh. Hiện nay, Việt Nam đăng kí đóng góp hàng năm ở mức 1/2 đơn vị và mức đóng góp niên liễm của Việt Nam cho năm 2003 là 157500 Phrang Thụy Sĩ.
Trong thời gian qua, Tổng cục Bưu điện ( nay là Bộ BCVT ) được nhà nước ủy quyền đã tham gia tích cực nhiều hoạt động của ITU và qua đó uy tín của Việt Nam đối với các tổ chức Quốc tế về viễn thông nói riêng đã được nâng cao. Việt Nam đã được liên minh hỗ trợ tư vấn về chính sách cước phí và quản lý viễn thông, đồng thời ITU đã phối hợp với Chương trình phát triển Liên hợp quốc xây dựng một số dự án lớn như : dự án VIE85/019 về củng cố và trang bị mạng thông tin chống bão lụt cho tỉnh Bình Trị Thiên; dự án VIE86/047 về nâng cấp phòng thí nghiệm kĩ thuật số cho Viện khoa học kĩ thuật Bưu điện với số vốn do UNDP cấp là 700000 USD và ITU là cơ quan điều hành được thực hiện từ năm 1989 đến năm 1993; dự án VIE89/006 về đánh giá tổng thể mạng viễn thông Việt Nam với tổng số vốn UNDP cấp là 580000 USD và cũng do ITU điều hành thực hiện.
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương và nhóm công tác chuyên ngành về viễn thông và công nghệ thông tin APEC and APEC TEL.
Việt Nam thường xuyên tham gia vào các cuộc họp Nhóm chuyên ngành thông tin
và viễn thông và có những sáng kiến đóng góp vào sự thành công trong hoạt động của nhóm. Việt Nam tham gia vào thoả thuận công nhận lẫn nhau về chứng nhận hợp chuẩn thiết bị viễn thông (APEC TEL NRA ).Trong năm tài chính 2003-2004 Việt Nam tham gia dự án “Mạng các trường đại học điện tử phục vụ cho phát triển Chính phủ điện tử “ với tư cách là đồng chủ trì với các nước Thái Lan, Nhật Bản, Philipin và Inđônêxia.
Liên minh viễn thông Châu á Thái Bình Dương APT.
Là tổ chức chuyên ngành viễn thông trong khu vực được thành lập vào tháng 5/1979
dưới sự bảo trợ của ESCAP. Hiện nay APT đã được tăng cường với 32 Quốc gia thành viên, 4 thành viên liên kết và 95 thành viên không chính thức.
Tháng 10/1979, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của APT và tham gia các cuộc họp Đại hội đồng và Hội đồng quản trị của APT. Việt Nam tham gia trong APT với mục tiêu đề xuất, đóng góp ý kiến để phát triển thành đề xuất khu vực tại các diễn đàn quốc tế lớn, nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của APT qua các chương trình phát triển nguồn nhân lực, chuyên gia tư vấn…
Hiện nay Việt Nam đóng niên liễm 1,5 đơn vị (tương đương với 11688$). Bưu điện Việt Nam thường xuyên nhận được học bổng tham dự các khoá học tại các nước trong khu vực về lĩnh vực kĩ thuật, phát triển nguồn nhân lực, quản lí…(khoảng 20-25 học bổng/năm).
- Tổ chức Vệ tinh viễn thông Quốc tế ITSO ( Intelsat cũ)
(International Telecommunication Sattelite Organization )
Nhiệm vụ chủ yếu của ITSO nhằm đảm bảo rằng công ty Intelsat, trên cơ sở kinh doanh, sẽ cung cấp các dịch vụ viễn thông công cộng quốc tế nhằm : duy trì kết nối và phủ sóng toàn cầu.
Từ 1975 đến nay, Chính phủ CHXHCN Việt Nam là đại diện của nước CHXHCN Việt Nam tại Intelsat. Sau khi INTELSAT cơ cấu lại tổ chức thành ITSO, Việt Nam tiếp tục duy trì tư cách quốc gia thành viên trong ITSO. Tham gia vào Hội nghị Toàn thể các nước thành viên ITSO được tổ chức 2 năm một lần để đảm bảo quyền lợi thành viên và bảo vệ cho cổ đông của Việt Nam ( VNPT ) trong công ty Intelsat. Thông qua các hoạt động của ITSO để tìm hiểu thông tin và kinh nghiệm quản lý tần số, vệ tinh.
II. NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI CỦA NGÀNH BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM
1. Những thuận lợi
Như các nhà kinh tế học cho rằng thương mại là chìa khoá dẫn đến sự giàu có cho tất cả các quốc gia. Hợp tác thương mại làm cho các nước tham gia đều thu được những nguồn lợi nhất định. Việt Nam tuy gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nhưng vẫn có một số thuận lợi sau :
_ Thuận lợi trước tiên đó chính là tính chất của ngành BCVT – tính không biên giới : Đặc điểm này có tác động không nhỏ tới việc phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp BCVT, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Việc tham gia hội nhập kinh tế quốc tế với tư cách là thành viên đầy đủ của các định chế thương mại đa biên quốc tế, trong đó có các định chế thương mại đa biên về dịch vụ sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam gia tăng tính chủ động trong việc khai thác các thị trường truyền thống và thị trường tiềm năng. Tức là, trước đây việc thiết lập quan hệ dịch vụ được tiến hành bằng các hợp đồng, thoả thuận cung cấp dịch vụ với các đối tác có quốc tịch nước ngoài tại thi trường nước ngoài ( thông qua phương thức cung cấp dịch vụ qua biên giới ). Sau khi gia nhập các định chế thương mại đa biên quốc tế. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ của Việt Nam có khả năng gia tăng mức độ tham gia thông qua phương thức thâm nhập thị trường khác như hiện diện thương mại, hiện diện thể nhân. Đồng thời bằng các cam kết song biên trong khuôn khổ các cam kết có tính đa biên, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ BCVT khi thành lập các văn phòng đại diện, các công ty chi nhánh hay các liên doanh cung cấp dịch vụ tại quốc gia sở tại sẽ được hưởng những bảo hộ về đầu tư, bảo hộ về đãi ngộ quốc gia tương ứng với các đãi ngộ quốc gia mà Việt Nam dành cho quốc gia khác. Đây là điều kiện tiền đề để các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ BCVT của Việt Nam vươn tầm quốc tế.
_ Nguyên tắc xác lập cam kết minh bạch và có khả năng tiên liệu trước sẽ tác động đến việc hình thành các khung khổ pháp lý trong nước có tính tương đồng ngày càng tăng với môi trường pháp lý quốc tế. Điều này giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể rút ngắn được quá trình tìm hiểu thâm nhập thị trường mới, có môi trường cạnh tranh lành mạnh.
_ Mĩ là một thị trường rộng lớn, có uy tín trên trường quốc tế ( chiếm gần 50% sản lượng công nghiệp, gần 20% trị giá XNK của thế giới. Mỗi năm xuất khẩu gần 900 tỷ USD, nhập khẩu gần 1300 tỷ USD. Năm 2001 GDP của Mỹ lên đến gần 10000 tỷ USD – số liệu WTO công bố năm 2002 ), có vai trò nòng cốt chi phối sự hoạt động của các định chế tài chính và thương mại quốc tế như IMF, WTO, WB, ADB…cho nên kí hiệp định thương mại với Mỹ tạo ra khả năng tăng cường sự ảnh hưởng thuận lợi của các tổ chức trên với nền kinh tế Việt Nam và giúp đẩy nhanh tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam.
_ Tham gia vào các tổ chức BCVT trong khu vực và trên thế giới là điều kiện thuận lợi cho Việt Nam tiếp thu kinh nghiệm quản lý, các công nghệ khoa học kĩ thuật mới, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng…đáp ứng từng bước yêu cầu chất lượng trong hội nhập quốc tế.
2. Những khó khăn và thách thức.
BCVT đã thực sự trở thành phương tiện phục vụ thông tin liên lạc không thể thiếu của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập nói riêng và của tất cả các quốc gia khác nói chung. Trong quá trình xây dựng lộ trình và thực hiện các cam kết trong chương trình hợp tác kinh tế ASEAN, APEC, Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ… Ngành BCVT Việt Nam gặo nhiều khó khăn do xuất phát điểm thấp. Cụ thể là :
_ Nước ta xuất thân từ một nước nông nghiệp nghèo, lạc hậu, lại phải chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh vì thế về cơ sở vật chất của ta rất thấp, ảnh hưởng nhiều đến quá trình mở rộng mạng lưới BCVT. Trình độ phát triển kinh tế còn thấp, năng lực cạnh tranh trong nhiều ngành sản xuất và dịch vụ yếu. Do đó nhu cầu sử dụng thông tin liên lạc rất ít.
Lĩnh vực thương mại điện tử ờng như còn rất mới mẻ đối với nền kinh tế nước ta. Internet chưa được phổ cập rộng rãi. Các nhà khai thác dịch vụ viễn thông chưa có kế hoạch mang tính dài hạn để khai thác nhu cầu sử dụng dịch vụ điện tử viễn thông trong nước.
_ Cơ chế thị trường đang trong quá trình hình thành, khung pháp lý chưa hoàn chỉnh nhất là trong lĩnh vực BCVT. Các nhà khai thác mới chỉ hình thành, cạnh tranh chưa thực sự mạnh mẽ. Ngành BCVT Việt Nam hiện tại vẫn dừng ở mức độ độc quyền nhà nước :
Thế và lực chủ yếu vẫn nằm tập chung trong tay của VNPT – một doanh nghiệp nhà nước. Hiện nay Việt Nam có 6 nhà khai thác dịch vụ BCVT chính thức là : VNPT – Tổng công ty BCVT Việt Nam, công ty cổ phần Dịch vụ BCVT ( SPT ), công ty điện tử viễn thông quân đội ( Vietel ), công ty Thông tin điện lực ( ETC ), công ty viễn thông Hà Nội ( Hanoi Telecom ) và công ty điện tử Hàng hải ( Vishipel ); nhưng chỉ có VNPT là được đầu tư lớn nhất và được toàn quyền trong việc khai thác, xây dựng, cung cấp trong Bưu chính – Viễn thông. Ví dụ như khai thác thông tin vệ tinh chỉ có VNPT được quyền khai thác, thậm chí một số nhà khai thác như Hanoi Telecom, ETC, Vishipel vẫn phải thuê một số kênh, đường truyền của VNPT.
_ Bưu điện Việt Nam tuy có tốc độ phát triển và hiện đại hoá hơn một số ngành khác đã mở rộng được nhiều loại hình dịch vụ đáp ứng ngày càng sát với nhu cầu của khách hàng, nhưng nhìn chung hoạt động vẫn kém hiệu qủa, về mặt tài chính vẫn phải dựa nhiều vào viễn thông ( bưu chính chiếm tỷ lệ doanh thu nhỏ bé so với viễn thông, chỉ đạt 7% còn viễn thông chiếm 93% trong lực lượng lao động lại quá lớn, chiếm 50% số lao động toàn ngành ). Nguyên nhân là do quy mô và năng lực mạng lưới còn chưa bắt kịp với các nước khác trong khu vực và trên thế giới.
_ Hệ thống các văn bản pháp luật được ban hành nhằm xây dựng một môi trường pháp lý phù hợp với điều kiện cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, các văn bản này chưa tạo ra được môi trường pháp lý hoàn chỉnh, đủ sức điều chỉnh các mối quan hệ trong lĩnh vực BCVT. Còn thiếu nhiều văn bản pháp luật về mối quan hệ và chính sách về kinh doanh và công ích trong môi trường cạnh tranh, về cước phí, xử lý vi phạm BCVT.
_ BCVT Việt Nam còn chứa đựng nhiều phức tạp về dịch vụ thông tin. Điều đó thể hiện qua môi trường cạnh tranh, biểu giá dịch vụ thông tin, tình trạng việc làm trong ngành, triển vọng phát triển thị trường này trong trung hạn còn chưa rõ ràng.
_ Trong thời đại ngày nay, khi trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ phát triển ngày càng cao thì các điều luật về sở hữu trí tuệ được đặt ra càng chặt chẽ, nhất là trong WTO. Nhưng luật sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế của ta còn khá mới mẻ, ít được quan tâm, đặc biệt tính cưỡng chế trong thi hành luật sở hữu trí tuệ còn chưa cao. Đó cũng là nguyên nhân làm giảm tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư của Việt Nam. Đồng thời, trong qúa trình hội nhập các nhà khai thác dịch vụ thông tin của ta cũng gặp phải nhiều khó khăn để không vi phạm luật và bảo vệ được quyền lợi của mình nếu xảy ra tranh chấp
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC
1. Giải pháp
_ Việt Nam là một thi trường nhiều tiềm năng, nền kinh tế nước ta đang dần bước vào hoạt động năng động và hiệu quả hơn,nhu cầu sử dụng Internet và ĐTDD đang bùng nổ. Vì thế các nhà khai thác dịch vụ cần đưa ra được một kế hoạch kinh doanh cụ thể,đảy mạnh công tác marketing và chăm sóc khách hàng, đổi mới công nghệ và giảm giá cước để chiếm được đa số thị phần trong nước so với các nhà khai thác dịch vụ viễn thông nước ngoài.
_ Để làm được điều đó thì ngành BCVT Việt Nam phải tạo ra được một sân chơi lành mạnh, phải tự do hoá thị trường trong nước về dịch vụ thông tin. Ta cần nhanh chóng hoàn thiệ khung pháp lý, những điều luật về cạnh tranh, khai thác dịch vụ, về cướ phí, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ… giúp cho các nhà khai thác dịch vụ yên tâm kinh doanh; đồng thời cũng đòi hỏi phải nâng cao trình độ quản lý, cải tiến công nghệ…để đưa ra được một phương án kinh doanh hiệu quả mới có thể tồn tại được trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt này.
_ Bộ máy hành chính trong ngành BCVT cũng như nhiều ngành kinh tế khác của Việt Nam còn quá cồng kềnh, nguồn nhân lực chưa được sử dụng hợp lý. Nguyên nhân một phần do trìng đọ năng lực của nhân viên còn thấp; mặt khác do thái độ ỷ lại, không tích cực trong công việc –do ảnh hưởng của nền kinh tế tiểu nông lâu đời của ta. Vì vậy các nhà khai thác dịch vụ cần tiến hành cải cách bộ máy hành chính, sử dụng nguồn nhân lực của mình hiệu quả hơn, phân công đúng người đúng việc đẻ có thể phát huy hết khả năng của họ; đòng thời cần có kế hoạch đào tạo bổ sung thường xuyên cho cán bộ nhân viên để bắt kịp với sự thay đổi nhanh chóng của CNTT.
2. Một số thành tựu đạt được
Ngành BCVT Việt Nam trong quá trình hội nhập phải đối mặt với nhiều thách thức khó khăn do nhiều yếu tố tác động như vốn, trình độ kỹ thuật, công nghệ, khả năng tổ chức và điều hành còn thiếu kinh nghiệm, chưa bắt kịp được với nhữn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- qth13 (4).doc