MỤC LỤC
Lời Mở Đầu 3
A. Các khiếm khuyết của thị trường cạnh tranh 4
I. Các tác động ngoại vi 4
1. Khái niệm 4
2. Nguyên nhân cơ bản gây ra tác động ngoại vi tiêu cực 4
3. Biểu hiện 4
4. Tác động 6
II. Sự phân hóa giàu – nghèo 8
1. Nguyên nhân phát sinh 8
2. Biểu hiện 8
3. Tác động 10
III. Thiếu hàng hóa công cộng 11
1. Khái niệm 11
2. Nguyên nhân phát sinh 11
3. Biểu hiện 12
4. Tác động 13
IV. Chu kì kinh doanh 14
1. Khái niệm 14
2. Nguyên nhân phát sinh 16
3. Biểu hiện, tác động 18
V. Sự gia tăng quyền lực độc quyền 18
1. Khái niệm 18
2. Nguyên nhân phát sinh 19
3. Tác động 19
VI. Thông tin thị trường lệch lạc 21
1. Khái niệm 21
2. Nguyên nhân phát sinh 21
3. Biểu hiện 22
4. Tác động 23
B. Giải pháp của chính phủ 24
1. Với Các tác dđộng ngoại vi 24
2. Với Sự phân hóa giàu – nghèo 25
3. Với Chu kì kinh doanh 26
4. Với tình trạng Thiếu hàng hóa công cộng 26
5. Với Sự gia tăng quyền lực độc quyền 27
6. Với Thông tin thị trường lệch lạc 27
C. Khiếm khuyết nổi bật trong nền kinh tế thị trường VN 28
1. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam 28
2. Nguyên nhân phát sinh 29
3. Giải pháp của chính phủ 31
Kết Luận 34
34 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3332 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những kiếm khuyết của thị trường cạnh tranh và giải pháp của chính phủ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệp, cá nhân đến mục tiêu tối đa hóa lợi nhuân. Trong khi đó, với 2 tính chất của mình, hàng hóa công cộng khiến cho cả các cá nhân lẫn các doanh nghiệp đều không có động lực để chi trả cho việc sản xuất nó.
Với các cá nhân: với hai tính chất của mình, hàng hóa công cộng khiến cho mọi thành viên trong xã hội đều có khả năng sử dụng hàng hóa công cộng như nhau dù có trả tiền hay không. Dẫn tới tình trạng mọi cá nhân trong xã hội đều không có động lực để chi trả cho hang hóa công cộng.
Với các doanh nghiệp: Hệ quả tất yếu của việc các cá nhân trong xã hội đều không muốn chi trả cho hang hóa công cộng, là doanh nghiệp – những người sản xuất ra nó sẽ phải chịu tổn thất. Điều này khiến các doanh nghiệp không co động lực để sản xuất hàng hóa công cộng, tất yếu dẫn đến sự thiếu hụt.
Biểu hiện
Ở nước ta, hệ thống các đô thị là một trong những nơi dễ nhân thấy nhất hiện tượng thiếu hụt hàng hóa công cộng.
Dân số sống tại đô thị ngày càng tăng cao (dự kiến đến năm 2020 sẽ chiếm 45% dân số cả nước) trong khi hạ tầng kỹ thuật của tất cả các thành phố vẫn chưa đáp ứng được nhu câu đặt ra.
Hạ tầng kỹ thuật tại các đô thị Việt Nam rất yếu và thiếu, đặc biệt là hệ thống giao thông. Mật độ mạng lưới đường thấp, ước tính tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng chỉ đạt 4-5 km/km2. Tại các đô thị loại 2, 3 con số này chỉ bằng một nửa. Bên cạnh đó, mạng lưới đường này lại phân bố không đều, thiếu sự liên thông. Đường phố ngắn, lộ giới hẹp, chất lượng xấu nhưng lại nhiều giao cắt. Các nút giao thông phần lớn là đồng mức, nhỏ hẹp lại không hợp lý, diện tích đất dành cho giao thông tĩnh quá thấp. Ước tính, tỷ lệ đất dành cho giao thông chưa đến 10% đất xây dựng đô thị trong khi tỷ lệ cần thiết phải là 20-25%.
H. Kẹt xe ở thành phố Hồ Chí Minh
Bên cạnh hệ thống giao thông, hệ thống cấp nước đô thị cũng trì trệ không kém. Trong tổng số 689 đô thị trên toàn quốc hiện vẫn còn gần 400 đô thị nhỏ chưa có hệ thống cấp nước tập trung. Với những đô thị đã có, cũng chỉ đáp ứng được nhu cầu của 60% dân số đô thị. Trong khi đó, tỷ lệ thất thoát, thất thu vẫn cao trên 30%, có nơi tỷ lệ này lên tới 45%. Đặc biệt tại các khu đô thị cũ với mạng lưới đường ống cũ và đường kính nhỏ.
Song song đó là hệ thống thoát nước còn lạc hậu và thiếu sự đồng bộ cần thiết. Có thể khẳng định, tại các đô thị của Việt Nam, hệ thống thoát nước chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Phần lớn hệ thống là chung cho thoát nước mưa và cả nước thải, được xây dựng trên địa hình tự nhiên, nước tự chảy và độ dốc thủy lực thấp. Cho đến nay, chưa đô thị nào có được trạm xử lý nước thải sinh hoạt. Cũng như hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước của các thành phố lớn mới chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu, trong khi các đô thị khác phạm vi phục vụ chỉ đạt 20 - 25%. Theo đánh giá của các công ty thoát nước, môi trường đô thị tại các địa phương hiện nay, 50% tuyến cống đã bị hư hỏng, 30% tuyến cống cũ bị xuống cấp, chỉ khoảng 20% tuyến cống mới xây dựng là còn tốt.
Tác động
Hàng hào công công là đòi hỏi thiết yếu của xã hội loài người, sự thiếu hụt hàng hóa công cộng mang đến nhiều tác động tiêu cực đối với nền kinh tế, xã hội, con người…
Đối với nền kinh tế: sự thiếu hụt hàng hóa công cộng đặc biệt trong lĩnh vực giao thông làm cho lưu thông hàng hóa bị ngưng trệ gây ra những tổn thất to lớn cho nền khinh tế. Theo báo cáo của Viện Giao thông vận tải Mỹ, khi nghiên cứu 85 khu vực trong nước năm 2003 thì tổng tổn thất do tắc nghẽn giao thông gây ra đã lên đến khoảng 63 tỷ USD với hơn 3,7 tỉ giờ chậm trễ và 2,3 tỉ ga-lông nhiên liệu hao phí do tắc nghẽn. Ngoài ra, ảnh hưởng của việc giao hàng không đúng hạn, lỡ các cuộc họp và các tác động khác còn chưa được tính đến.
Đối với xã hội, con người:
Sự thiếu hụt hàng hóa và các dịch vụ công cộng kiến chất lượng cuộc sống con người bị giảm sút: Thiếu trường học, nhiều học sinh miền núi không được đến trường, trình độ học vấn thấp. Thiếu cơ sở y tê, dẫn đến sức khỏe người dân không được chăm sóc đầy đủ…kìm hãm sự phát triển của xã hội.
Thiếu hàng hóa công cộng còn tác động trực tiếp đến sức khỏe con người: Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Quốc gia về môi trường và sức khỏe Neuherberg (Đức) khẳng định: những người thường xuyên bị kẹt xe có nguy cơ mắc bệnh tim cao gấp 3 lần những người chưa hề chịu đựng cảnh này. Cứ 12 người bị bệnh tim thì có 1 trường hợp liên quan đến giao thông! Ở các vùng chưa có hệ thống cung cấp nước sạch, người dân sử dụng các nguồn nước tự nhiên không rõ chất lương dễ phát sinh và lây lan dịch bệnh…
Chu Kỳ Kinh Doanh (Business Cycles)
Khái niệm: Chu kỳ kinh doanh (hay chu kỳ kinh tế) là các biến động tái diễn nhưng không phải định kỳ trong công việc kinh doanh chung và trong các hoạt động kinh tế của 1 quốc gia trong những khoảng thời gian nhiều năm. Hay nói cách khác Chu kỳ kinh doanh, là sự biến động của GDP thực tế theo trình tự ba pha lần lượt là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh (bùng nổ).
Người ta thường biểu diễn các chu kỳ kinh doanh bằng sự giao động của GDP thực tế xung quanh xu hướng tăng trưởng của nó.
Các pha của chu kỳ kinh doanh
Suy thoái: là pha trong đó GDP thực tế giảm đi. Ở Mỹ và Nhật Bản, người ta quy định rằng, khi tốc độ tăng trưởng GDP thực tế mang giá trị âm suốt hai quý liên tiếp thì mới gọi là suy thoái.
Phục hồi: là pha trong đó GDP thực tế tăng trở lại bằng mức ngay trước suy thoái. Điểm ngoặt giữa hai pha này là đáy của chu kỳ kinh tế.
Hưng thịnh: Khi GDP thực tế tiếp tục tăng và bắt đầu lớn hơn mức ngay trước lúc suy thoái, nền kinh tế đang ở pha hưng thịnh (hay còn gọi là pha bùng nổ). Kết thúc pha hưng thịnh lại bắt đầu pha suy thoái mới. Điểm ngoặt từ pha hưng thịnh sang pha suy thoái mới gọi là đỉnh của chu kỳ kinh tế.
Trước đây, một chu kỳ kinh doanh thường được cho là có bốn pha lần lượt là suy thoái, khủng hoảng, phục hồi và hưng thịnh. Tuy nhiên, trong nền kinh tế hiện đại, khủng hoảng theo nghĩa kinh tế tiêu điều, thất nghiệp tràn lan, các nhà máy đóng cửa hàng loạt, v.v… không xảy ra nữa. Vì thế, toàn bộ giai đoạn GDP giảm đi, tức là giai đoạn nền kinh tế thu hẹp lại, được gọi duy nhất là suy thoái. Ở Việt Nam cho đến đầu thập niên 1990, trong một số sách về kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa, khi nói về chu kỳ kinh tế thường gọi tên bốn pha này là khủng hoảng, tiêu điều, phục hồi và hưng thịnh. Nay không còn thấy cách gọi này nữa.
Nguyên nhân phát sinh
Cho đến nay vẫn chưa có một sự thống nhất chung về nguyên nhân gây ra chu kỳ kinh tế kỳ giữa các trường phái kinh tế học vĩ mô. Có thể chia thành hai nhóm:
Chu kỳ kinh doanh là do những biến động bên ngoài hệ thống kinh tế gây ra (chiến tranh, bầu cử chính tri, khủng hoảng giá xăng dầu, phát hiện ra nguồn tài nguyên mới, những thành tựu khoa học công nghệ…)
Chu kỳ kinh doanh là do những biến động cơ chế bên trong của hệ thống kinh tế gây ra (Theo cách tiếp cận này thì: mọi sự mở rộng đều nuôi dưỡng sự suy thoái và thu hẹp; mọi sụ thu hẹp đều nuôi dưỡng sụ hồi sinh và mở rộng – theo một chuỗi lặp đi lặp lại gần như theo quy luật.
Một số lý thuyết giải thích về chu kỳ kinh doanh tiêu biểu:
Chủ nghĩa Keynes: chu kỳ kinh tế hình thành do thị trường không hoàn hảo, khiến cho tổng cầu biến động mà thành.
Chủ nghĩa Kinh Tế Tự Do Mới: có chu kỳ là do sự can thiệp của chính phủ hoặc do những cú sốc cung ngoài dự tính.
Lý thuyết tiền tệ: cho rằng chu kỳ kinh tế là do sự mở rộng hay thắt chặt của chính sách tiền tệ và tín dụng. Đại diện tiêu biểu của lý thuyết này là nhà kinh tế học đoạt giải Nobel kinh tế năm 1976, người đứng đầu trường phái Chicago Milton Friedman. Lý thuyết này tỏ ra phù hợp với cuộc suy thoái của kinh tế Hoa Kỳ 1981-1982 khi Cục Dự trữ Liên bang tăng lãi suất danh nghĩa tới 18% để chống lạm phát.
Mô hình gia tốc - số nhân: do Paul Samuelson đưa ra, mô hình này cho rằng các biến động ngoại sinh được lan truyền theo cơ chế số nhân kết hợp với sự gia tốc trong đầu tư tạo ra những dao động có tính chu kỳ của GDP.
Lý thuyết chính trị: đại diện là các nhà kinh tế học William Nordhaus, Michał Kalecki,... Lý thuyết này quy cho các chính trị gia là nguyên nhân gây ra chu kỳ kinh tế vì họ hướng các chính sách tài khóa và tiền tệ để có thể thắng cử.
Lý thuyết chu kỳ kinh doanh cân bằng: với những đại diện như Robert Lucas, Jr., Robert Barro, Thomas Sargent...phát biểu rằng những nhận thức sai lầm về sự vận động của giá cả, tiền lương đã khiến cho cung về lao động quá nhiều hoặc quá ít dẫn đến các chu kỳ của sản lượng và việc làm. Một trong những phiên bản của lý thuyết này là tỷ lệ thất nghiệp cao trong suy thoái là do mức lương thực tế của công nhân cao hơn mức cân bằng của thị trường lao động.
Lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực tế: lập luận rằng những biến động tích cực hay tiêu cực về năng suất lao động trong một khu vực có thể lan tỏa trong nền kinh tế và gây ra những dao động có tính chu kỳ. Những người ủng hộ lý thuyết này là nhà kinh tế học đoạt giải Nobel năm 2004 Edward Prescott, Charles Prosser,...
Tuy mỗi lý thuyết trên đây đều có tính hiện thực nhưng không có lý thuyết nào tỏ ra đúng đắn ở mọi lúc mọi nơi.
Biểu hiện, tác động
Chu kỳ kinh tế là những biến động không mang tính quy luật. Không có hai chu kỳ kinh tế nào hoàn toàn giống nhau và cũng chưa có công thức hay phương pháp nào dự báo chính xác thời gian, thời điểm của các chu kỳ kinh tế. Chính vì vậy chu kỳ kinh tế, đặc biệt là pha suy thoái sẽ khiến cho cả khu vực công cộng lẫn khu vực tư nhân gặp nhiều khó khăn.
Khi có suy thoái, sản lượng giảm sút, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, các thị trường từ hàng hóa dịch vụ cho đến thị trường vốn...thu hẹp dẫn đến những hậu quả tiêu cực về kinh tế, xã hội.
Tiêu dùng giảm mạnh, hàng tồn kho của các loại hàng hóa lâu bền trong các doanh nghiệp tăng lên ngoài dự kiến. Việc này dẫn đến nhà sản xuất cắt giảm sản lượng kéo theo đầu tư vào trang thiết bị, nhà xưởng cũng giảm và kết quả là GDP thực tế giảm sút.
Cầu về lao động giảm, đầu tiên là số ngày làm việc của người lao động giảm xuống tiếp theo là hiện tượng cắt giảm nhân công và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.
Khi sản lượng giảm thì lạm phát sẽ chậm lại do giá đầu vào của sản xuất giảm bởi nguyên nhân cầu sút kém. Giá cả dịch vụ khó giảm nhưng cũng tăng không nhanh trong giai đoạn kinh tế suy thoái.
Lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm mạnh và giá chứng khoán thường giảm theo khi các nhà đầu tư cảm nhận được pha đi xuống của chu kỳ kinh doanh. Cầu về vốn cũng giảm đi làm cho lãi suất giảm xuống trong thời kỳ suy thoái.
Một tác động khác của chu kỳ kinh doanh ảnh hưởng lơn đến nền kinh tê là lạm phát. Khi lạm phát xảy ra, đặc biệt là lạm phát phi mã hay siêu lạm phát sẽ dẫn đến sự phân phối lại thu nhập và của cải, làm thay đổi cơ cấu kinh tế, thay đổi sản lượng và công ăn việc làm…
Sự Gia Tăng Quyền Lực Độc Quyền (Monopoly)
Khái niệm: Độc quyền là sự tập trung vào tay một hay một nhóm nhỏ các nhà tư bản những ưu thế và những quyền lực kinh tế.
Trong kinh tế học, độc quyền là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán và sản xuất ra sản phẩm không có sản phẩm thay thế gần gũi. Và hiểu theo nghĩa hẹp thì Độc quyền là việc chiếm lĩnh thị trường với một loại hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó của một công ty.
Nguyên nhân
Các quy định của chính phủ: khi chính phủ chỉ trao quyền sản xuất, phân phối cho một doanh nghiêp như tình trạng độc quyền trong ngành điện Việt Nam…
Sở hữu bằng phát minh sáng chế, sở hữu trí tuệ: chỉ người nắm giữ bản quyền mới được khai thác, sử dụng những phát minh, sáng chế đó.
Sở hữu ngồn nguyên liệu chủ yếu: như Nam Phi được sở hữu những mỏ kim cương chiếm phần lớn sản lượng của thế giới và do đó quốc gia này có vị trí gần như đứng đầu trên thị trường kim cương.
Do giảm chi phí nhờ quy mô: khi một doanh nghiệp sở hữu được nguồn vốn và quy mô lơn. Doanh nghiệp này có điều kiên giảm giá thành đến mức thấp nhất, khiến các doanh nghiệp nhỏ hơn không thể cạnh tranh được, buộc phải rời khỏi ngành.
Do đặc điểm của ngành: Một số ngành có các yếu tố đặc biệt làm cho chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm tăng nếu gia tăng một quá trình sản xuất. Khi đó một doanh nghiệp nhỏ cung cấp sản phẩm là cách sản xuất có hiệu quả nhất. Điều này có thể thấy ở các ngành dịch vụ như sản xuất và phân phối dịch vụ, cung cấp hàng hóa, giáo dục, y tế...(độc quyền tự nhiên).
Tác động
Giá cao, sản lượng thấp, tổn thất vô ích: khác với thị trường cạnh tranh hoàn hảo – nơi mà giá và sản lượng phụ thuộc vào quan hệ cung – cầu trên thị trường, trong thi trường độc quyền, giá bán phụ thuộc vào sản lượng do doanh nghiệp độc quyền cung cấp. Do đó, để tối đa hoa lợi nhuân, doanh nghiệp độc quyền thường xuyên cắt giảm sản lượng một cách thích hơp, để nâng cao giá cả. Xã hội gánh chịu những tổn thất vô ích.
Q
D
MC
PCT
QCT
MR
PĐQ
Q ĐQ
A
B
C
$/Q
Tổn thất xã hội
Sản lượng và giá cả trong thị trường cạnh tranh (CT) và thị trường độc quyền (ĐQ)
Chất lượng hàng hóa không đảm bảo: do không có sản phẩm thay thê nên người tiêu dùng phải chấp nhận sử dụng buộc phải sử dụng sản phẩm độc quyền du chất lượng tốt hay xấu.
Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN đã nhiều lần cắt điện đột ngột mà không báo trước: trong năm 2007 khu công nghiệp Trà Nóc (Cần Thơ) chịu 275 lần cắt điện đột xuất, gây thiệt hai nặng nề cho nền kinh tế. Từ ngày 16-19/7/2007, tại Đà Nẵng đa liên tục xảy ra mất điện đột ngột trên diện rộng, khiến Công ty cấp nước Đà Nẵng bị động, không thể hoạt động liên tiếp nhiều ngày. Không điện, không nước sinh hoạt, đời sống người dân đảo lộn, khốn đốn.Tại Khu công nghiệp Đà Nẵng, hàng ngàn công nhân phải nghỉ việc hoặc rơi vào tình trạng có ngày công mà không có ngày lương. Vì không có lịch cắt điện cụ thể nên họ cứ đến công ty, không có điện thì… ngồi chờ hoặc quay về. Như vậy chất lượng cung cấp điên của EVN là hoàn toàn không đảm bảo, nhưng do độc quyền, không xài điện của EVN thì người dan cũng chẳng biết xài điện ở đâu!
Trì trệ đổi mới: khi không có đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ không có động cơ đổi mới, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất…kìm hãm sự phát triển của xã hội.
Thông Tin Thị Trường Lệch Lạc (Inướcomplete Information) & Những Suy Thoái Đạo Đức
Khái niệm:
Thông tin thị trường lệch lạc: trong kinh tế, thông tin không hoàn hảo (hay còn gọi là thông tin không đối xứng) xảy ra khi một bên để giao dịch có nhiều hơn hoặc tốt hơn thông tin hơn bên kia.
Ví dụ: trong lĩnh vực y tế người bán thuốc và bác sĩ có nhiều thông tin về thị trường thuốc hơn bệnh nhân. Còn trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, thì người mua bảo hiểm sẽ biết trước tình huống sẽ xảy ra với mình hơn là người bán.
Vẫn tồn tại trường hợp người mua nắm được nhiều thông tin hơn người bán, nhưng trường hợp đó thường không chiếm tỷ trọng lớn và gây nguy hại nhiều cho xã hội như trường hợp ngược lại.
Suy thoái đạo đức trong nền kinh tế thị trường: Tình tạng lường gạt, lừa đảo, bội tín, sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất thuốc, thực phẩm…
Nguyên nhân
Thông tin thị trường lệch lạc:
Lợi nhuận doanh nghiệp sẽ giảm nếu công nhân biết chính xác mức độ nguy hiểm của công viêc hay người tiêu dùng có được đầy đủ độ nguy hại trong sản phẩm của họ. Điều này trái với mục tiêu hóa lợi nhuận của mình, nên doanh nghiệp thường không cung cấp đủ thông tin cho khách hàng.
Giá
0
Q
Q’
P
P’
S
D
D’
Thiếu thông tin nguy hại
Đủ thông tin nguy hại
Giá cả và sản lượng khi khách hàng đủ thông tin về độ nguy hại của sản phẩm
Sản lượng
Chi phí cho việc thu thập và kiểm tra thông tin là rất lớn: do doanh nghiệp cố tình che dấu kiếm khuyết trong sản phẩm nên việc thu thập được đầy đủ thông tin về sản phẩm là rất khó khăn. Bên cạnh đó, dù đã có được thông tin về sản phẩm thì việc kiểm tra độ an toàn của sản phẩm cũng đòi hỏi chi phí rất lớn. Tiêu biểu như chi phí cho 1 lần xét nghiêm đúng chuẩn về nồng độ chất độc hại trong thực phẩm lên đến 70USD/lần.
Suy thoái đạo đức: với mục tiên tối đa hóa lợi nhuận, nhiều cá nhân, tổ chức trong xã hội đã bất chấp mọi hành vi, kể cả các hành vi xâm phạm đao đức nhằm thu được lợi nhuận cao nhất. Tình trang này kéo dài và phát tán rộng rài làm cho đạo đức xã hội suy thoái lớn.
Biểu hiện
Suy thoái đạo đức: điển hình nhất là trong lĩnh vực thuốc và thực phẩm.
Về dược phẩm: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thống kê, thuốc giả chiếm 7% - 15% ở các nước phát triển, và đến 25% thị trường dược phẩm ở các nước đang phát triển.
Theo báo cáo của Interpol, số lượng mẫu thuốc giả phát hiện tại Việt Nam lên đén 406 mẫu. Đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á, sau Lào với 447 mẫu. Campuchia có 271 mẫu, còn Thái Lan là 173 mẫu. Thuốc giả được sản xuất bằng công nghệ cao, bao bì sản phẩm rất giống thuốc thật hoặc do hàng kém chất lượng từ nước ngoài đưa về Việt Nam sửa lại hạn dùng
Về thực phẩm: hàm lượng độc tố trong thực phẩm ngày càng cao và đa dạng.
Nổi bật nhất gầy đây là vụ viêc sữa Trung Quốc bị phát hiện có chứa melamine – chất gây sỏi thận. Hãng tin Tân Hoa Xã cho biết trong tổng số 491 nhãn sữa bột trẻ em của 109 công ty Trung Quốc được kiểm tra, có tới 69 nhãn có chứa chất melamine
Trong tháng 10/2009 Bộ Y tế Malaysia vừa ban hành lệnh cấm 16 nhãn hiệu trái cây sấy khô nhập từ Trung Quốc Đại lục, đảo Đài Loan và một số nước châu Á khác do có dư lượng chì vượt mức cho phép tới 15 lần.
Ở Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2007
Cơ quan Bảo vệ thực vật (BVTV) đã kiểm tra 865 hộ nông dân sử dụng thuốc BVTV trên rau, chè. Có 111 hộ sử dụng thuốc sai quy định, 32 hộ không đảm bảo thời gian cách ly, 17 hộ sử dụng thuốc hạn chế dùng cho rau, 8 hộ dùng thuốc cấm...
Tại các chợ đầu mối, qua kiểm tra 2.069 mẫu rau, đã có 71 mẫu có hàm lượng chất độc hại vượt mức cho phép. Đặc biệt, tại các cửa hàng rau an toàn, siêu thị, cơ sở chế biến cũng có không ít số mẫu mang dư lượng chất độc hại vượt mức cho phép: 65 mẫu bị nhiễm trên 905 mẫu kiểm tra, chiếm tỉ lệ 7,18%. Điều đáng nói là hiện các địa phương chủ yếu vẫn còn sử dụng phương pháp test nhanh, chỉ phát hiện 2 nhóm carbamate và lân hữu cơ, còn nhiều nhóm độc hại khác gốc thuỷ ngân, clo... không phát hiện được.
Ở sản phẩm động vật, theo báo cáo của Cục Thú y, nhiều mẫu xét nghiệm tại các lò giết mổ không đạt chỉ tiêu về E.coli, S.aureus, Samonella (các loại khuẩn gây hại), trong đó có cả các lò giết mổ tập trung. Có 57/90 mẫu không đạt tiêu chuẩn về khuẩn, 21/90 mẫu không đạt các chỉ tiêu tồn dư kháng sinh, kim loại nặng và hoá chất BVTV.
Vể thông tin thị trường lệch lạc: Những sự việc trên cũng đã minh chứng rõ ràng cho việc người tiêu cùng thiếu thông tin trầm trọng về sản phẩm. Hầu hết người tiêu dùng không biết phân biệt hàng thật, hàng giả. Tạo điều kiện cho các hành vi suy thoái đạo đức duy trì và phát triển.
Tác động
Sự suy thoái đạo đức cùng với tình trạng thông tin thị trường lệch lạc đã gây tổn hại to lớn cho nền kinh tế, con người, xã hôi…
Đối với nền kinh tế: các hành vi kinh tế ngoài pháp luật như buôn lậu, lừa gạt, sản xuất hàng giả, hàng kém chất…gây khó khăn cho nhà nước trong quản lý nền kinh tế, hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô. Đồng thời làm mất uy tín của nền kinh tế, đem đến những tổn thất nặng nề.
Theo nhà phân tích Lao Bing thuộc công ty tư vấn Mental Marketing Dairy Consulting có trụ sở tại Thượng Hải, trong tháng 9/08 doanh số bán ra của các công ty có sản phẩm có chứa melamine đã giảm 60-70% so với cùng năm 2007. Doanh thu cả năm của ngành công nghiệp sữa có thể sẽ thấp hơn 20% so với 160 tỷ NDT (23,5 tỷ USD) của năm 2007. Khoảng 3 triệu nhân công, là những người làm ra 80% sản lượng sữa của Trung Quốc, bị ảnh hưởng. Nhiều thị trường lớn đóng của hoàn hoàn đối với các sản phảm sữa của Trung Quốc.
Với sức khỏe con người: khi chất lượng hàng hoa giảm sút, thì người tiêu dùng là người trực tiếp lãnh nhận hậu quả đầu tiên, không chỉ về chi phí mà quan trọng nhất là tác hại đến sưc khỏe và tinh thầm.
Do uống phải sữa có chứa melamine, tính riêng ở Trung Quốc đã có 4 trẻ em bị tử vong cùng với 54.000 trẻ em khác mắc bệnh.
Các nhà nghiên cứu cho biết, với những trẻ em ăn phải sản phẩn trái cây xấy khô nhiễm độc chì của Trung Quốc tỷ lệ mắc bệnh ở não do nhiễm độc chì là 50%; tỷ lệ di chứng thần kinh là 30%. Có những trẻ không có triệu chứng lâm sàng của nhiễm độc chì nhưng sau đó vẫn bị di chứng thần kinh.
Ở Việt Nam, theo Bộ Y tế, hàng năm VN có 200.000 người bị ung thư, trong đó có 150.000 người chết. Khoảng 35% trong số bệnh nhân ung thư do nguyên nhân sử dụng thực phẩm độc hại.
Đối với xã hội: sự thiếu thông tin cùng các hành vi suy thoái đạo đức gây mất trật tự xã hội, nhân dân mất lòng tin, mất đoàn kết dân tộc…xã hội bất ổn.
GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ
Với Tác Động Ngoại Vi (Externalities)
Hoàn chỉnh các bộ luật về tác động ngoại vi của doanh nghiệp
Thiết lập các tiêu chuẩn về hệ thống xử lý chất thải, các tỷ lệ chất độc hại tối đa cho phép trong chất thải của doanh nghiệp…
Quy định quyền sở hữu tài sản đối với các tài nguyên nguồn lực được sử dụng chung, tránh tình trạng “cha chung không ai khóc”!
Đánh thuế vào các nhà máy xí nghiệp vào mỗi sản phẩm đầu ra của hãng gây ô nhiễm bằng chi phí ngoại biên tại mức sản lượng tối ưu của xã hội, khi đó chính phủ sẽ thu được khoản thuế bằng t*Q, dùng nó để bù đắp tổn thất xã hội do các tác động ngoại vi gây ra.
Thưòng xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn này của doanh nghiệp
Nghiêm khắc trừng phạt các doanh nghiệp vi phạm. Sở dĩ trước đây các doanh nghiệp thơ với việc giải quyết các tác động tiêu cực là vì họ không phải trả chi phí cho những tổn thất mà chúng gây ra. Do đó cần nghiêm khắc buộc các doanh nghiệp chịu trách nhiêm về hành vi của mình, hay nói cách khác là đánh thẳng vào lợi nhuận của doanh nghiệp.
Tăng cường trợ cấp, giúp đỡ các doanh nghiệp trong giải quyết tác động ngoại vi tiêu cực.
Thực tế cho thấy, các biện pháp xử lý chất thải, khôi phục tài nguyên… đòi hỏi chi phí rất lớn khiến nhiều doanh nghiệp không có khả năng thự hiện. Do đó cần có sự hỗ trợ từ phía nhà nước nhất là trong khía cạnh thiết bị công nghệ.
Nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, cá nhân về bảo vệ tài nguyên môi trường, lợi ích xã hội. Biến nhận thức thành hành động cụ thể.
Phát huy tối đa vai trò của các phương tiện truyền thông trong việc phổ cập những tác hại to lớn của các tác động ngoại vi tiêu cực đối với tài nguyên môi trường, lợi ích xà hội đến các doanh nghiệp và từng cá nhân.
Đưa nội dung này vào giáo dục ở các cấp học, đào tạo một thê hệ công dân có ý thức sâu sắc…
Xây dựng kế hoạch chiến lược, phát triển bền vững
Găn liền bảo vệ môi trường, lợi ích xã hội với việc hoạch định chính sách kinh tế.
Xây dựng và hoàn thiện cơ sở nghiên cứu khoa học hạn chế tác động ngoại vi của nền kinh tế thị trường. Đào tạo các chuyên gia đủ sức giải quyết các vấn đề thực tiên ở nước ta.
Chú trọng các biện pháp công nghệ. Định hướng xây dựng các ngành công nghiệp môi trường
Tăng cường hợp tác quốc tế bảo vệ môi trường và con người trước các tác động tiêu cực, học hỏi kinh nghiệm từ các nước bạn.
Với Sự Phân Hóa Giàu – Nghèo
Xóa đói giảm nghèo, hỗ trỏ người nghèo, đăc biệt là các đối tượng chính sách xã hội, các nhóm bị thiệt hại.
Khuyến khích sự vượt trội, làm giàu chính đáng, góp phần tạo lực đẩy cho sự tăng trưởng kinh tế, chống tham nhũng.
Hoàn thiện môi trường pháp lý và thể chế, nghiêm khắc trừng trị những hành vi làm giàu phi pháp, tham nhũng.
Hoàn thiện hệ thống các chính sách xã hội, bảo hiểm xã hội, hoạt động từ thiện…Làm cho lĩnh vực này trở thành 1 thứ “đệm đỡ”cho các trường hợp bị sa sút đột ngột bởi các cú sốc thị trường.
Chính sách thuế và các biện pháp kiểm soát hợp lý góp phần điều chỉnh thu nhâp, phân bố sử dụng ngân sách cho các mục tiêu xã hội, phát triển con người, giảm bớt những khác biệt (bất bình đẳng xã hội) quá lớn giữa các vùng miền, các nhóm dân cư.
Chu Kỳ Kinh Doanh (Business Cycles)
Ngày nay, quan sát các chu kỳ kinh tế ở các nền kinh tế công nghiệp phát triển, người ta phát hiện ra hiện tượng pha suy thoái càng ngày càng ngắn về thời gian và nhẹ về mức độ thu hẹp của GDP thực tế. Một trong những nguyên nhân quan trọng là chính phủ đã hiểu biết và vận dụng tốt hơn những hiểu biết về kinh tế vĩ mô. Bằng cách kết hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, nhà nước có thể ngăn chặn một cuộc suy thoái biến thành khủng hoảng
Khi nền kinh tế thu hẹp, suy thoái thì sử dụng các chính sách tài chính và chính sách tiền tệ mở rộng: Tăng chi tiêu mua hàng hóa và dịch vụ của chính phủ, giảm thuế, tăng lượng cung tiền…
Khi nền kinh tế trong tình trạng lạm phát thì sử dụng các chính sách tài chinh và tiền tệ mở rộng thắt chặt: Giảm chi tiêu mua hàng hóa và dịch vụ của chính phủ, tăng thuế, giảm lượng cung tiền…
Ngoài ra, chính phủ còn cần sử dụng các nhân tố ổn định tự động như thuế thu nhâp, trợ cấp thất nghiêp, chính sách giá cả, chính sách lãi cổ phần công ty…Chúng là giảm bớt những cú sốc lạm phát và suy thoái bằng cách làm chậm lại sụ tăng lên hay giảm xuống của thu nhập khả dụng.
Với Sự Gia Tăng Quyền Lực Độc Quyền (Monopoly)
Ban hành luật chống độc quyền
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kiem_khuyet_cua_kinh_te_thi_truong_va_giai_phap_8821.doc