Đề tài Những lợi ích mang lại từ việc tái sử dụng rác thải sinh hoạt để sản xuất phân Compost ở Hà Nội

 

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

 

I. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC XỬ LÍ RÁC THẢI SINH HOẠT

1. Tình trạng rác thải hiện nay

2. Chôn lấp - hình thức xử lí rác thải chủ yếu hiện nay

 2.1 Ưu điểm chôn lấp

 2.2 Nhược điểm

 2.2.1 Về kinh tế

 2.2.2 Về môi trường

3. Hiện trạng một số bãi rác hiện nay

 3.1 Kĩ thuật xử lí.

 3.2 Qui mô bãi rác.

II. LỢI ÍCH CỦA VIỆC SẢN XUẤT PHÂN COMPOST TỪ RÁC THẢI SINH HOẠT

1. Lợi ích kinh tế

 1.1 Tiết kiệm diện tích trôn lấp .

 1.2 Tiết kiệm chi phí vận tải

 1.3 Tận dụng được nguồn tài nguyên rác

2. Lợi ích môi trường

3. Lợi ích xã hội

 3.1 Tạo công ăn việc làm cho người thu gom rác

 3.2 Đảm bảo sức khoẻ

III. SO SÁNH ẢNH HƯỞNG TỚI MÔI TRƯỜNG GIỮA VIỆC SỬ DỤNG PHÂN BÓN HOÁ HỌC VỚI VIỆC SỬ DỤNG PHÂN VI SINH TRONG NÔNG NGHIỆP

1. Những tác động khi sản xuất và sử dụng phân hoá học

 1.1 Sản xuất phân hoá học

 1.2 Sử dụng phân hoá học

2. Lợi ích sử dụng phân Compost

 2.1 Hạn chế bạc màu đất

 2.2 Nâng cao chất lượng nông sản

 2.3 Phát triển nông nghiệp bền vững

IV. BIỆN PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VIỆC SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG PHÂN COMPOST

1. Phân loại rác thải tại nguồn

2. Tuyên truyền giáo dục cho mọi người

3.Mở rộng và xây dựng nhà máy xử lí rác làm phân bón.

4. Xây dựng vành đai rau xanh quanh Hà Nôị.

 

 

 

doc29 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1808 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những lợi ích mang lại từ việc tái sử dụng rác thải sinh hoạt để sản xuất phân Compost ở Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
D : Kinh phí vận chuyển rác từ nội thành đến bãi rác Nam Sơn tính cho 900 tấn/ngày có kết quả cụ thể : + Một ngày : 62,949 triệu đồng + Một tháng : 1.888,488 triệu đồng + Một quí : 5.728,414 triệu đồng ( Theo số liệu phân tích của JICA - dự thảo báo cáo cuối cùng) Đồng thời các bãi rác chiếm diện tích đất rất lớn : + Diện tích bãi rác Nam Sơn : 150 ha + Diện tích bãi rác Kiêu Kỵ (Gia Lâm) : 5,3 ha + Diện tích bãi rác Nguyên Khê (Đông Anh) :1,5 ha + Diện tích bãi rác Phú Ninh - Sóc Sơn : 1,2 ha Ngoài thiệt hại về kinh tế nêu trên thì việc xử lí rác bằng chôn lấp còn gây ra ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng từ đó gây ra những ảnh hưởng tới sức khoẻ của những người dân xung quanh .Đặc biệt do lượng rác thải không được phân loại tại nguồn nên các rác thải sinh hoạt được chôn lấp lẫn với các chất thải độc hại khác nên gây ô nhiễm nước ngầm nghiêm trọng và gây độc hại cho những người nhặt rác tại các bãi rác. Do vậy cần phải có những biện pháp cấp bách trong việc xử lí rác thải để đảm bảo cho thành phố Hà Nội thoát khỏi tình trạng ùn tắc rác như hiện nay. 3. Hiện trạng một số bãi rác hiện nay Để giải quyết nhu cầu cấp bách về xử lí rác thải ở Hà Nội đã có rất nhiều bãi rác được xây dựng như khu xử lí chất thải Nam Sơn_Sóc Sơn, Tây Mỗ, Kiêu kỵ (Gia Lâm), Nguyên Khê (Đông Anh)... Nhưng các bãi rác không được xây dựng đúng tiêu chuẩn kĩ thuật. Hầu hết các bãi rác đều xử lí rác theo các bước: xe đổ xuống hố mỗi ngày sau khi đổ song rác xe nén rác được vận hành để trải đều rác và nén chặt rác tiếp đó dùng xe rắc vôi bột nên bề mặt nhằm tẩy trùng sau đó dùng hai xe bồn để phun chế phẩm EM nhằm hạn chế mùi hôi.Cuối cùng dùng xe phủ cán một lớp đất mỏng 3-4 cm lên bề mặt. Với kết cấu và kĩ thuật chèn lấp rác như trên, các bãi rác ở Hà Nội hiện nay đã nảy sinh nhiều vấn đề nhức nhối, nguy hiểm về vệ sinh môi trường, khó khăn trong khâu quản lí, phức tạp về mặt kinh tế xã hội: -Đang tiếp nhận quá tải lượng rác thải hàng ngày của thành phố. Nguy hiểm về vệ sinh môi trường với các yếu tố đặc thù: + Mùi hôi thối bốc lên nồng nặc từ bãi rác (mặc dù đã giảm đáng kể so với trước đây khi chưa phun chế phẩm EM) và mùi do những người nhặt rác phơi bao bì nilon dọc hai bên đường nhựa. + Các khí độc hại do rác phân huỷ không có lối thoát, phun trào tự nhiên trên khắp bề mặt bãi rác. + Phát sinh ruồi, nhặng, muỗi, các loại côn trùng và các loài gặm nhấm khác làm mầm gây bệnh lây lan rất nguy hiểm(dân quanh vùng phải giăng mùng để ăn cơm do có quá nhiều ruồi). + Do không được chống thấm nên nước rò rỉ từ rác thải xuống đất gây ô nhiễm các tầng nước ngầm. Rất nhiều giếng đào và giếng khoan của dân cư xung quanh vùng này không còn sử dụng được vì nước rất đen và bốc mùi hôi thối. + Nước rò rỉ từ bãi rác(chủ yếu là các hồ tích trữ nước rác bố trí xung quanh tường bao) ra ngoài hệ thống bờ bao gây thiệt hại nặng nề đến đời sống sản xuất và sinh hoạt của nhân dân: cá nuôi bị chết, lợn gà vịt bị chết, năng suất hoa màu tụt giảm... + Nước rác từ các hồ tích trữ chưa được xử lí đạt yêu cầu và không có lối thoát, chỉ trông chờ vào khả năng bay hơi, còn lại là hầu như bị thấm hết xuống các tầng nước ngầm. Mộ nguy cơ khủng khiếp về ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước ngầm đang đặt ra ở phía trước. +Việc sử dụng chế phẩm EM ở bãi rác có an toàn về mặt sinh thái chưa vẫn còn là vấn đề cần nghiên cứu ( hiện nay ở Nhật Bản đã cấm sử dụng loại chế phẩm này vì có những hiệu ứng phụ đối với môi trường và sinh thái) Công tác xử lí chất thải sinh hoạt trong năm 1999 gặp khó khăn rất lớn về địa điểm chôn lấp. Các bãi rác bị ngừng hoạt động do gây ô nhiễm nặng nề đối với môi trường xung quanh nên người dân không đồng tình ủng hộ. Cính vấn đề này đã làm cho Hà Nội bị tồn đọng rác ngay trên đường phố trong ngày 19-20/9/1999. Hiện trạng các bãi rác này như sau: - Bãi rác Kiêu Kỵ (Gia Lâm): diện tích 5,3 ha được xây dựng từ năm 1997 và công trình đã được đưa vào sử dụng tháng 9/1999 do bãi rác Tây Mỗ, Nam Sơn bị ngừng hoạt động. Đến tháng 4/2000 do nhân dân xung quanh phản đối và chưa giải quyết được trợ cấp môi trường nên bãi rác phải ngừng hoạt động. Rác thải của xí nghiệp môi trường đô thị Gia Lâm phải đưa về bãi rác Nam Sơn _ Sóc Sơn. -Bãi rác Nguyên Khuê (Đông Anh): diện tích khoảng 1,5 ha tiếp nhận rác của huyện với khối lượng khoảng 40 m³/ngày bằng hai xe 92A và một xe huyndai của xí nghiệp môi trường đô thị huyện. Bãi rác Nguyên Khuê dựa trên một số hố gạch do các chủ lò gạch khai thác để lại. Việc tiếp nhận không được đầm nén ngay, không được phủ đất thậm chí không có xe ủi để san ủi mặt bằng. Bãi rác Nguyên Khuê cũng gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh nhưng với khối lượng nhỏ nhưng vẫn còn được duy trì, mặc dù vậy nhưng đây là bãi rác không đúng tiêu chuẩn. -Bãi rác Phú Ninh_Sóc Sơn: diện tích khoảng 1,2 ha, hàng ngày tiếp nhận khoảng 50m³ cũng trong tình trạng không có xe ủi mặt bằng, đây cũng là bãi rác không đúng tiêu chuẩn. -Bãi Nam Sơn: nằm trong tổng thề khu liên hợp xử lí chất thải rắn của Hà Nội với diện tích 150 ha. ở đây sẽ có các nhà máy xử lí chất thải bệnh viện, chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, phân loại và tái chế. Diện tích đã giải phóng giai đoạn một để thực hiện chôn lấp rác là 13,5 ha. Đến nay đã tiến hành xây dựng xong hai lò và lò thứ ba đang tiếp tục thi công, hệ thông xử lí nước rác cũng đang được thi công. Ngoài các bãi rác trên cũng xuất hiện các bãi rác lộ thiên tự phát của nhân dân các vùng dọc quốc lộ gây mất mỹ quan và ảnh hưởng tới môi trường. Từ hiện trạng các bãi rác ở trên ta có nhận xét chung về hoạt động của các bãi rác thải tại Hà Nội: xử lí rác tại các bãi chôn lấp không đúng yêu cầu kĩ thuật, không triệt để... dẫn đến ảnh hưởng tới môi trường là điều khó tránh khỏi. Cần phải có những giải pháp thích hợp đảm bảo cho thành phố Hà Nội ngày càng sạch đẹp. II. Lợi ích của việc sản xuất phân compost từ rác thải sinh hoạt 1. Lợi ích kinh tế. Ngay từ những năm đầu của thập niên 80, nhận thấy thành phần hữu cơ trong rác thải Hà Nội rất cao 53%, công ty môi trường đô thị Hà Nội đã nghiên cứu giải pháp làm phân ủ. Năm 1990 đề án “VIE 186”_023 xử lí chất thải cứng ở Hà Nội đã được chính phủ Việt Nam và chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc chính thức phê duyệt và được khai triển thực hiện. Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của đề án là xây dựng nhà máy phân ủ thí điểm tại Cầu Diễn. Từ 3/1993 nhà máy thí điểm phân ủ đầu tiên sử dụng công nghệ ủ đống tĩnh, sục khí cưỡng bức đã đi vào hoạt động để xử lý 30000 m³ rác/ năm thành 7500 tấn phân hữu cơ. Nhà máy phân ủ thí điểm Cầu Diễn đã đánh dấu một bước tiến mới trong công nghệ xử lí phế thải. Để thấy được lợi ích kinh tế của việc sản xuất phân compost từ rác thải ta nên xem xét qui trình công nghệ của nhà máy: Phân hầm cầu qua xử lí Nguyên liệu tươi Cân điện tử Bể chứa Sàn tập kết Tái chế Băng phân loại Trộn Nghiền Thổi khí cưỡng bức Lên men Kiểm tra tự động Cung cấp độ ẩm ủ chín Sàng phân loại Tinh chế Sản phẩm Đóng bao Trọn phụ gia và chất kích thích Thực tế qua quá trình hoạt động của nhà máy xử lí rác làm phân bón hữu cơ có những ưu việt về môi trường, kĩ thuật và kinh tế xã hội do đó cần phải tiếp tục xử lí rác kết hợp với các bãi chôn lấp làm phân bón hữu cơ. 1.1 Tiết kiệm diện tích đất Xét về mặt kinh tế thì việc sản xuất phân từ rác thải đã mang lại hiệu quả kinh tế cao từ việc tiết kiệm diện tích đất chôn lấp. Cùng với sự phát triển kinh tế, phát triển dân số thì quá trình đô thị hoá ngày càng nhanh, do đó dân cư từ khắp các địa phương đều có xu hướng tập trung về Hà Nội để làm kinh tế, nên vấn đề đất đai ngày càng là vấn đề cần phải quan tâm. Đất đai đô thị hạn hẹp, nhu cầu nhà ở ngày càng tăng, lượng rác thải ngày càng tăng. Vậy mà xử lí rác thải theo kiểu chôn lấp thì mỗi năm Hà Nội phải bỏ ra một diện tích đất rất lớn để chôn lấp. Nhưng nếu có nhà máy sản xuất làm phân compost thì nhà máy đã giúp cho Hà Nội tiết kiệm được một diện tích đất không nhỏ. Diện tích đất đó có thể sử dụng vào việc khai thác, dùng làm đất ở cho nhân dân, dùng làm đất nông nghiệp... 1.2 Tiết kiệm chi phí vận chuyển. Ngoài việc tiết kiệm được diện tích đất chôn lấp thì chi phí vận chuyển cũng tiết kiệm được một khoản không nhỏ. Thực tế nghiên cứu chi phí vận chuyển dựa trên bảng giá sau: Bảng giá thành vận chuyển rác từ thành phố đi bãi Nam Sơn TT Chỉ tiêu Xe chuyên dùng 1 Cự li tính cước vận chuyển 60,773 km 2 Cước phổ thông đường loại 1, hàng bậc 3 588,9 đ/T km 3 Cước phổ thông đường loại 3, hàng loại 3 928,2 đ/ T km 4 Cước vận tải tính cho 1 tấn hàng: 38 km đường loại 1 24 km đường loại 3 43.525,3 đ/tấn 22.362,3 đ/tấn 21.163 đ/tấn 5 Các hệ số tính theo cước cơ bản Phương tiện có thiết bị tự đổ (15%) Chở thiếu tải (10%) 6528,8 đ/tấn 4352,5 đ/tấn 6 Các loại phụ phí Cộng chi phí (4+5+6) 13,500 đ/tấn 69906,6 đ/tấn 7 Trích quỹ khen thưởng phúc lợi Tổng cộng Làm tròn 2037,2 đ/tấn 69943,8 đ/tấn 69944 đ/tấn Nguồn: nghiên cứu khả thi “Dự án đầu tư xây dựng khu liên hợp xử lí chất thải rắn tài Nam Sơn-Sóc Sơn- Hà Nội giai đoạn 1999-2000, tập 2” -áp dụng bảng tính giá trên vào việc tính giá vận chuyển rác thải từ phường Kim Liên đến bãi Nam Sơn ta có: Quãng đường 61km Số lượng vận chuyển trong một tháng Khi đã thực hiện tốt việc phân loại rác thải tại nguồn, rác vận chuyển tới Nam Sơn gồm: + Rác có thể tái chế: 4,3 tấn/tháng + Rác chôn lấp: 26,5 tấn/tháng + Độc hại: 0,5 tấn/tháng Tổng số: 31,3 tấn/tháng 1,044 tấn/ngày Kinh phí vận chuyển rác từ nội thành đến bãi rác Nam Sơn tính cho 900 tấn/ngày: Một tháng : 1888,188 triệu đồng Suy ra kinh phí vận chuyển rác từ nội thành đến bãi rác Nam Sơn tính cho 1,044 tấn/ngày: 2190300 đồng/tháng. Trong khi đó kinh phí vận chuyển chất thải từ phường Kim Liên tới xí nghiệp phân Cầu Diễn: - Quãng đường 18km - Số lượng rác vận chuyển bình quân trong 1 tháng. Khi đã phân loại rác tại nguồn, rác vận chuyển tới xí nghiệp gồm phân hữu cơ 22,7 tấn/tháng. Do tác dụng của phế phẩm EM nên làm trọng lượng của loại rác hữu cơ giảm khoảng 50%. Khối lượng thực tế rác thải vận chuyển tới xí nghiệp chế biến phân compost Cầu Diễn. Tổng khối lượng xấp xỉ 11,4 tấn/tháng tương đương với 0,38 tấn/ngày. Căn cứ vào kinh phí vận chuyển ở phần trên, bằng phương pháp tính tỉ lệ, tổng chi phí vận chuyển tới xí nghiệp Cầu Diễn khoảng : 235,250 đồng/tháng. 1.3 Cung cấp nguyên liệu tái chế. Ngoài các vấn đề trên, việc vận tải gần giúp cho công tác thu gom không phải chờ đợi, tuổi thọ xe, máy kéo dài, tiết kiệm chi phí sửa chữa,đại tu, an toàn giao thông được đảm bảo hơn, cung cấp một nguồn phân bón hữu cơ phục vụ nông nghiệp theo hướng phát triển nền nông nghiệp bền vững. Xử lí rác thải ở Cầu Diễn ta đã tận dụng được nguồn tài nguyên rác, biến rác thải từ phế thải gây ô nhiễm, phải mất tiền và công sức để xử lí, đổ đi trở thành nguồn nguyên liệu có ích là đầu vào của ngành công nghiệp phân bón hữu cơ vi sinh. Lợi ích đem lại là các kết quả sau: -Kết quả thứ nhất: từ nguồn phế thải gây ô nhiễm có thể chuyển thành 3 loại sản phẩm hữu ích cho ngành sản xuất rau sạch và hoa, phục vụ trở lại cho người dân đô thị. đó là: + Từ nilon, đồ nhựa phế thải tái chế ra các loại đồ nhựa. +Từ mùn hữu cơ sản xuất ra một loại đất công nghiệp nhẹ, xốp, đủ dinh dưỡng thay thế hoàn toàn đất tự nhiên. +Phân bón hữu cơ vi sinh Giải pháp này có thể thực hiện theo hướng chế biến hoàn toàn thủ công, vốn đầu tư thấp không tốn năng lượng và có hiệu quả kinh tế. -Kết quả thứ hai: giảm chi phí cho ngành xử lý rác thải nhờ: + Xoá bỏ được quy mô bãi rác và tăng tuổi thọ cho bãi rác. + Giảm được khối lượng rác thải vận chuyển từ nguồn phát sinh. + Giảm hẳn được sức ép phải thu gom và vận chuyển rác thải Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng thử nghiệm hai chế phẩm vi sinh nêu trên vào công việc xử lí , chế biến rác thkải sinh hoạt để làm phân bón, cho thấy có thể giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải sinh ra, đồng thời sản phẩm là phân bón hữu cơ vi sinh phục vụ cho sản xuất nông nghiệp 2. Lợi ích môi trường Việt Nam đang phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với nhịp độ tăng trưởng cao, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ và đô thị hoá. Trong những năm 1996-2000 nhịp độ tăng trưởng trung bình của công nghiệp và dịch vụ đều trên mức 10%/năm, trong khi GDP của đất nước tăng trung bình khoảng 6-8%/năm cùng thời kì. Cùng với đà tăng trưởng ấy là sự gia tăng mạnh mẽ dân cư ở các khu đô thị, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh... tạo nên sức ép lớn cả về môi trường đô thị. Sự tăng trưởng cao như vậy là một điều cần thiết nhằm làm cho đất nước nhanh chóng phát triển, hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực. Nhưng chính sự phát triển với nhịp độ cao cũng có nghĩa là một khối lượng tài nguyên thiên nhiên ngày càng tăng được khai thác từ tự nhiên để chế biến và một khối lượng chất thải từ sản xuất và tiêu dùng ngày càng tăng được thải vào tự nhiên, gây ô nhiễm và sức ép đối với môi trường sinh thái. Lượng rác thải sinh hoạt ngày càng nhiều, đòi hỏi các nhà lãnh đạo thành phố phải tìm ra nhiều phương án xử lí lượng rác thải đó. Các phương pháp xử lí rác thải hiện nay như là chôn lấp, tái sử dụng làm phân compost, đốt...nhưng phương pháp chôn lấp là phương pháp chủ yếu. Tuy phương pháp này có nhiều ưu điểm nhưng do các hình thức chôn lấp vẫn chưa đảm bảo về yêu câù kĩ thuật, vẫn gây ra ô nhiễm môi trường: môi trường không khí, môi trường đất, môi trường nước mặt và nước ngầm. Phương pháp tái sử dụng rác thải làm phân compost đã phần nào khắc phục được những nhược điểm của phương pháp trên. Bởi lẽ công nghệ của nhà máy sản xuất phân compost được thực hiện qua các công đoạn ở trong nhà có mái che nên đảm bảo không gây mùi. Quá trình lên men ở bể ủ được ôxy hoá tạo điều kiện cho vi sinh vật hữu ích phát triển và tiêu diệt những vi sinh vật có hại. Các quá trình xử lí này không gây mùi do đó sẽ không gây ra ô nhiễm không khí. Tức là đã hạn chế được những hậu quả do ô nhiễm không khí tới sức khoẻ của con người. Công nghệ này không phát sinh ra nước rác, tận dụng được nước rác trong các nhà máy chế biến đưa quay vòng về bể ủ lên men để bổ sung độ ẩm. Do không tạo ra nước rác do đó không gây ô nhiễm nước (cả nước mặt và nước ngầm), không gây ô nhiễm đất xung quanh nhà máy. Như vậy xử lí rác thải theo qui trình công nghệ của nhà máy phân compost không chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết như việc xử lí rác thải theo kiểu chôn lấp. Ví dụ: nếu như trời mưa thì nhà máy sản xuất rác làm phân compost cũng không tạo ra nước rác chảy tràn ra khu vực dân sinh sống xung quanh khu vực đó. Như vậy đã không gây ra những bệnh như: bệnh ngoài da, đau mắt hột... Trong khi đó việc chôn lấp lại chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết: Nếu trời nắng thì rác bốc mùi rất mạnh do đó gây ô nhiễm không khí ở môi trường xung quanh, điều đó đã gián tiếp ảnh hưởng tới sức khoẻ con người thông qua con đường hô hấp. Mặt khác nếu trời mưa thì lượng nước rác phát sinh ra nhiều, nhất là mưa to thì lượng nước rác kết hợp với lượng nước mưa sẽ tràn ra một vùng đất rộng xung quanh bãi chôn lấp, điều này vừa gây ô nhiễm nguồn nước, vừa gây ô nhiễm đất. Bên cạnh đó, nước rác chảy ra nhiều nơi sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Như vậy mới xét đến qui trình ủ men mà việc xử lí rác làm phân compost đã đem lại một ích lợi nhất định về mặt môi trường. Theo qui trình công nghệ của nhà máy phân compost thì tiếp quá trình lên men là phải đưa vào lò ủ chín rồi mới đến sàng phân loại. Như vậy quá trình sàng phân loại này không gây ô nhiễm môi trường xung quanh cũng như môi trường làm việc của công nhân trong nhà máy. điều đó đã phần nào đem lại sự bảo đảm về sức khoẻ của người công nhân trong nhà máy. Bởi vì rác đã được ủ chín, do đó sẽ hạn chế mùi hôi thối và phần nào diệt được những sinh vật gây hại đến sức khoẻ con người và tạo ra những sinh vật có lợi để phân huỷ rác. Sau qua trình tinh chế, chộn phụ gia và chất kích thích được đóng bao tạo thành sản phẩm đem bán ra thị trường. Do kĩ thuật sản xuất của nhà máy đảm bảo yêu cầu kĩ thuật nên lượng phân bón được tạo ra từ rác khi đem bón cho cây trồng không gây ô nhiễm môi trường mà ngược lại nó còn làm cho đất tơi xốp nhờ có những vi sinh vật có lợi do quá trình lên men, ủ chín tạo ra những chất kích thích được trộn thêm vào. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất của nhà máy vẫn còn một số công đoạn gây ô nhiễm do qui trình công nghệ chưa đáp ứng với yêu cầu tiêu chuẩn kĩ thuật. Ví dụ trong công đoạn đảo trộn rác hữu cơ sau khi được phân loại, nghiền nhỏ tiếp tục chuyển về sân đảo chộn. Trong công đoạn này một số chất phụ gia và chế phẩm EM được trộn với chất thải. Nhìn chung điều kiện làm việc và vệ sinh tại khu vực này không đảm bảo. Bùn bể phốt chứa các loại vi khuẩn gây bệnh lan truyền trong không khí và nước. Còn trong công đoạn ủ do nhà ủ không được thiết kế cách li với môi trường bên ngoài và bên trong, khu vực ủ men vẫn còn mùi hôi của quá trình bốc lên. Nó chỉ hạn chế được 30% mùi hôi thối thải ra môi trường. Từ thực tế qui trình công nghệ nêu trên nhà máy cần phải có biện pháp để sử dụng công nghệ hợp lí hơn để việc sản xuất phân bón không gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Tóm lại quá trình sản xuất phân compost là một biện pháp xử lí rác đạt tiêu chuẩn về mặt môi trường nhất ở Việt Nam hiện nay. Cho dù công suất của nhà máy còn nhỏ 30000 tấn rác/năm nhưng nó đã dự báo một khả năng lớn về phương pháp xử lí rác thải hợp vệ sinh ở Việt Nam trong tương lai. Một phần lớn các chất thải hữu cơ trong các dòng chất thải của thành phố đã làm cho việc chế biến rác thải thành phân trở thành biện pháp xử lí rác thải thích hợp nhất ở Việt Nam hiện nay. 3. Lợi ích xã hội Hiện nay ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước trên thế giới vấn đề việc làm đang là vấn đề bức xúc và được xã hội hết sức quan tâm. Do đó nhà nước rất quyến khích các nhà máy đầu tư vào các lĩnh vực tạo ra nhiều công ăn việc làm cho xã hội. Việc xây dựng nhà máy phân compost đã thu hút một số lượng lớn lao động vào làm việc trong nhà máy và họ đã có thu nhập ổn định. Bên cạnh đó nhờ xí nghiệp có khâu tuyển chọn nên đã tạo được công ăn việc làm cho một số lao động xung quanh nhà máy bằng việc như thu nhặt phân loại các sản phẩm tái chế như nilon, kim loại, giấy...Họ thu nhặt các sản phẩm còn hữu ích đó rồi đem bán cho các đại lý hoặc các cửa hàng đồng nát và những cơ sở thu mua này bán lại các vật liệu được tái chế cho ngành công nghiệp địa phương hoặc để xuất khâủ. Thông qua công việc này họ đã tiết kiệm được cho xã hội một nguồn tài nguyên đáng kể góp phần hạn chế sự cạn kiệt đang diễn ra nhanh chóng của các nguồn tài nguyên không phục hồi. IV. So sánh ảnh hưởng tới môi trường giữa việc sử dụng phân bón hoá học với việc sử dụng phân hữu cơ trong nông nghiệp. 1. Những tác động khi sản xuất và sử dụng phân bón hoá học tới môi trường 1.1 Sản xuất phân bón hoá học. Hiện nay để đáp ứng những nhu cầu sử dụng phân bón hoá học trong nông nghiệp, dẫu việc sản xuất phân bón ngày càng nhiều nhưng chủ yếu tập trung ở 4 nhà máy lớn là: công ty supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao, công ty phân lân nung chảy Văn Điển, công ty phân lân nung chảy Ninh Bình và công ty phân bón miền Nam. Với công suất tổng cộng lên tới 1180000 tấn/ năm, việc sản xuất của các nhà máy hầu hết công nghệ đều lạc hậu, máy móc thiết bị cũ kĩ chắp vá do vậy trong quá trình sản xuất đã thải ra nhiều chất thải độc hại làm ô nhiễm môi trường. Thí dụ như tại nhà máy supe phốt phát Lâm Thao việc sản xuất supe lân theo công nghệ axit nên phải sử dụng nhiều thiết bị để làm sạch khí, sử dụng nhiều nguyên liệu thô nên đã thải ra nhiều chất thải, chủ yếu là bụi aptít, xỉ pirits, khí HF, SO2, H2SO4. Tính theo công suất hiện nay thì mỗi ngày nhà máy thải ra 16-17 tấn Florua, 15-16 tấn SO2, 300-400 tấn xỉ pyrit với hàm lượng S tới 2%, 50-60 nghìn tỉ m³ nước thải có khí hoà tan và bụi chảy vào sông Hồng gây ô nhiễm rất nghiêm trọng. Còn tại nhà máy phân lân nung chảy Văn Điển sản xuất theo công nghệ lò đứng nên đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Chất thải chủ yếu của nhà máy này là bụi, khí flo, xỉ, nước thải đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của con người sống xung quanh. Trung bình nhà máy thải ra 5-10 tấn bụi ( bụi apatít và bụi than ) và 4-5 tấn khí flo. Qua sự phân tích ở trên ta thấy so với việc sản xuất phân compost thì việc sản xuất phân hoá học gây ô nhiễm đến môi trường lớn hơn rất nhiều. Đồng thời việc sản xuất phân hoá học trên còn gây lãng phí tài nguyên rất lớn do sử dụng không hiệu quả. 1.2 Sử dụng phân bón hoá học. Trong những năm vừa qua, sự phát triển nông nghiệp đã đem lại một khối lượng nông sản lớn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của con người và như vậy cũng đồng nghĩa với việc sử dụng một lượng lớn các hoá chất bảo vệ thực vật, phân bón hoá học. Theo nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học thì con đường đảm bảo an ninh lương thực ở những nước hạn chế về diện tích canh tác là yếu tố thâm canh, trong đó thâm canh bằng con đường đầu tư phân bón có vai trò quan trọng. Xu thế này hiện vẫn thích hợp với các nước đang phát triển. Theo kết quả của viện thổ nhưỡng nông hoá (1989) thì ở Việt Nam trung bình bón 1kg N+P2O5+K2O làm tăng 7,5-8,5 kg lương thực qui thóc. Như vậy theo tỉ lệ này, sử dụng phân bón làm tăng 8,3-9,3 triệu tấn lương thực chiếm 27-30,4% tổng sản lượng lương thực qui theo thóc của cả nước(1997). ở nước ta giai đoạn từ 1976 đến nay lượng phân hoá học được tăng lên nhanh chóng. Năm 1990 lượng phân bón dùng cho một ha gieo trồng tăng so với năm 1980 là 418,6% năm 1995 tăng 557% so với năm 1980. Đến năm 1997 lượng phân bón N, P, K cho một ha gieo trồng đã đạt 126,1 kg/năm. Những tác động của phân bón hoá học này đã thay thế qua các quá trình kiểm soát tự nhiên của môi trường, khiến chúng trở lên dễ bị tổn thương hơn, thậm chí còn bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường sống. Qua nghiên cứu cho thấy việc bón phân ở Việt Nam có một số điểm hạn chế như sau: tỉ lệ N, P, K ở Việt Nam hiện nay mất cân đối nghiêm trọng, tỉ lệ này là 10:3:1. Như vậy tỉ lệ K rất thấp so với đạm , lân. Trong khi đó yêu cầu thông thường phải đạt 1: 0,5: 0,3. Hàm lượng đạm cao đã làm mất cân bằng dinh dưỡng trong đất làm đất ô nhiễm ở các lĩnh vực sau: - Làm chua đất: các loại phân bón hoá học thường dùng có đặc tính chua sinh lý như CO(NH2)2 và (NH4)2SO4 khi bón vào đất chúng bị hoà tan và bị phân li thành các iôn như NH4+ trao đổi trực tiếp với các iôn trong keo đất và cây trồng. Quá trình axit hoá gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đất theo 3 khía cạnh: + Làm nghèo kiệt các iôn kiềm và kiềm thổ, khi PH thấp dưới 3,5 còn gây hiện tượng thiếu các chất dinh dưỡng khác do bị giữ lại ở trạng thái khó tiêu. + Tích luỹ nhiều các iôn Al5+, Fe2+, Mn2+, di động làm độc hại cho sinh trưởng phát triển cuả cây trồng. + Làm giảm hoạt tính sinh học của đất. Đa số vi sinh vâth có ích trong đất như vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân giải chất hữu cơ thường thích nghi ở môi trường đất chua ít và trung tính vì vậy đất chua mạnh thì các loại vi sinh vật này hoạt động kém, làm giảm khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. - Ô nhiễm NO3-: Do chạy theo lợi nhuận cao trong sản xuất nông nghiệp người nông dân thường sử dụng một hàm lượng phân đạm khá cao. Khi bón phân đạm vào môi trường đất, chỉ khoảng 30-40% phân đạm được sử dụng, phần còn lại bị lãng phí theo các con đường như bay hơi vào không khí, rửa trôi theo nguồn nước hoặc tích luỹ trong môi trường đất trong quá trình hấp thụ. Lượng NO3- tích luỹ nhiều trong đất và nước tưới, trong sản phẩm nông nghiệp đã gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con người. ở Việt Nam nhiều nơi sản xuất rau đã sử dụng quá nhiều đạm gây nên tình trạng hàm lượng NO3- quá cao trong hầu hết các rau ăn( thân, lá...)làm giảm chất lượng nông sản. - Ô nhiễm đất phú dưỡng: phú dưỡng là sự gia tăng hàm lượng nitơ và phôt pho trong nước thường do quá trình sử dụng phân bón trong sản xuất. Do vậy, gây ra sự phát triển mạnh mẽ của các loài thực vật phù du như rêu, tảo dẫn đến tình trạng thiếu ôxy trong nước làm giảm chất lượng nước, phá hoại môi trường trong sạch của thuỷ vực, sản sinh nhiều chất độc trong nước như H2S, CO2, CH4...tiêu diệt nhiều sinh vật có ích trong nước. Như vậy, mặc dù việc sử dụng phân bón hoá học đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao năng suất sản lượng cây trồng góp phần đảm bảo an ninh lương thực. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết của người dân và tính vụ lợi trong sản xuất, một số nông dân đã sử dụng không hợp lí phân bón hoá học, nên đã gây độc hại tới môi trường và nông phẩm từ đó dẫn đến mất cân bằng sinh thái, đe doạ sự phát triển của sản xuất nông nghiệp và sức khoẻ con người. Cho nên cần có biện pháp hạn chế việc sử dụng phân bón hoá học. 2. Lợi ích của việc sử dụng phân compost Từ những phân tích ở trên ta thấy rõ tác hại của việc sản xuất đến việc sử dụng phân bón hoá học, cho nên chúng ta cần đẩy mạnh việc sản xuất phân compost để từng bước thay thế phân bón hoá học. Muốn khuyến khích sự đầu tư lớn vào việc sản xuất phân compost thì điều quan trọn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35342.doc
Tài liệu liên quan