Đề tài Những mảng tối của toàn cầu hóa và giải pháp của Việt Nam trong tiến trình hội nhập

Cơn lốc TCH đang và có thể tiếp tục làm trầm trọng thêm tình trạng loại trừ xã hội (Social exclusion). Đó là hàng tỷ con người không được hưởng một chút thành quả gì của TCH ngoài sự bần cùng hoá, nghèo đói, thất nghiệp, không được giáo dục - đào tạo, không được chăm sóc sức khoẻ, thiếu thông tin, nước sạch, an sinh xã hội Vẫn theo báo cáo năm 1999 của UNDP, các thế lực của quá trình TCH đã mang lại sự giàu có vô độ cho những người biết tận dụng lợi thế của các luồng hàng hoá, dịch vụ đang tràn qua những đường biên giới quốc gia, trong khi đó đa số dân chúng bị đẩy ra ngoài lề xã hội (15). Cơ cấu xã hội của mỗi quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hoá có thể có những biến động phức tạp, tiêu cực và khó lường, làm cho sự phân tầng, phân hoá xã hội cũng trở thành yếu tố tiêu cực đối với bản thân sự phát triển của đất nước.

 

doc66 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3685 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những mảng tối của toàn cầu hóa và giải pháp của Việt Nam trong tiến trình hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộc tăng lên, nên sự nương tựa lẫn nhau giữa các nền kinh tế ấy tăng lên. Nhưng chính phủ các nứoc vẫn là trung tâm quyền lực và đưa ra quyết sách chính trị, kinh tế. Những sự kiện kinh tế xảy ra ở nước này không có ảnh hưởng lập tức, trực tiếp đối với nền kinh tế nước khác, nhưng những ảnh hưởng ấy sẽ xâm nhập qua các kẽ hở chính sách (a set of policy boundaries) tác động vào nền kinh tế nước khác. Sự nương tựa lẫn nhau có hai ảnh hưởng tới chủ quyền: Thứ nhất, thách thức đối với chủ quyền trong thực tế (defacto) hoặc khi thực thi (operational). Nói cách khác, không phải là thách thức với chủ quyền theo khái niệm pháp lý. Nó động chạm tới cốt lõi của phái chính trong quan hệ quốc tế: chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa tự do. Thứ hai, thách thức đối với chủ quyền đối nội. Theo lý luận về quan hệ quốc tế, chủ quyền gồm có chủ quyền đối nội và chủ quyền đối ngoại, bất cứ sự đe doạ nào đối với chủ quyền đối ngoại đều có ảnh hưởng tới chủ quyền đối nội và ngược lại. Nếu nhất thể hoá kinh tế thế giới tiếp tục diễn ra một cách sâu sắc thì hợp tác là con đường duy nhất bảo vệ chủ quyền đối nội. Cũng như các nước có sứ mệnh cạnh tranh theo thể chế quốc tế trong điều kiện các nền kinh tế nương tựa vào nhau trong điều kiện TCH, nhu cầu hợp tác cũng sẽ thúc đẩy các nước hành động. Hiện thực về TCH gắn bó chặt chẽ với lợi ích giữa các quốc gia không thể làm thay đổi tính chất phi pháp của việc can thiệp vào chủ quyền, vào công việc nội bộ của nước khác. Đứng trước thực tế so sánh lực lượng trên thế giới mất cân bằng nghiêm trọng, cần phải giữ vững nguyên tắc chủ quyền. Nhất là đối với các nước đang phát triển và những nước vừa và nhỏ, chủ quyền và độc lập tồn tại cùng với tiền đề là phát triển. Tranh chấp giữa các nước chỉ có thể giải quyết thông qua đối thoại, đàm phán trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của nhau. Đó phải là một nguyên tắc quan trọng của trật tự thế giới mới. Nền hoà bình thế giới cũng phụ thuộc vào trật tự kinh tế quốc tế mới. Hiện nay, nền kinh tế thế giới vẫn đang dao động, chưa ổn định, hiện tượng không công bằng, không hợp lý trong quan hệ kinh tế quốc tế vẫn chưa được xoá bỏ, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch ở các nước phát triển chỉ tăng không giảm, mức viện trợ và chuyển nhượng kỹ thuật cho các nước đang phát triển rất ngặt nghèo, phương án cải cách tiền tệ quốc tế chưa phản ánh đầy đủ lợi ích của các nước đang phát triển, khoảng cách Nam - Bắc vẫn tiếp tục rộng ra. Trong xu thế TCH, về cơ bản các nước đang phát triển có đáp án thống nhất với nhau đối với vấn đề làm thế nào để đối phó với thách thức toàn cầu và xây dựng trật tự kinh tế toàn cầu công bằng, hợp lý tức là hợp tác kinh tế khu vực, dựa vào hợp tác kinh tế khu vực để ứng phó với thách thức của TCH kinh tế, dựa vào hợp tác kinh tế khu vực để thực hiện TCH một cách công bằng hợp lý, có lợi cho sự phát triển lâu dài của nền kinh tế toàn cầu. Ngoài những mặt tích cực hiển nhiên dễ nhận thấy thì quá trình TCH, tự bản than nó luôn chứa đựng những “mảng tối” mà chúng ta không thể không nhận biết hay cố tình lảng tránh nó. Xu thế TCH có thể gây ra những tác động tiêu cực sau đây đối với các quốc gia dân tộc, nhất là các nước đang phát triển. 2.1. Trên lĩnh vực kinh tế. 2.1.1. Cạnh tranh bất bình đẳng. TCH không đem lại cho các nước vận hội như nhau, không đem lại thách thức rủi ro ngang nhau. TCH và hội nhập quốc tế khi sự bình đẳng và bất công vốn đã tồn tại ngay ở vạch xuất phát, khi “sân chơi” không cùng mặt bằng, khi “luật chơi” do kẻ mạnh định trước, khi đấu thủ do lịch sử để lại không ngang sức ngang tài, trong điều kiện đó mà nói đến “các bên cùng thắng”, “tất cả đều thắng”, nếu không là lừa bịp thì cũng là ảo tưởng ngây thơ. Sự bất bình đẳng và bất công lớn nhất là giữa một nhóm nhỏ các nước tư bản phát triển với đông đảo các nước đang phát triển, giữa trung tâm với ngoại vi, giữa bắc và nam. Các nước phát triển, đặc biệt là các nước lớn phương tây, với Mỹ đứng đầu là lực lượng chủ đạo, động cơ thúc đẩy và là người thu lợi chủ yếu từ TCH. Các nước đang phát triển thì đứng trước sự lựa chọn đầy khó khăn, có cả thách thức lẫn cơ may, nhưng nói chung thách thức lớn hơn, nhiều nước không thể nói gì về cơ may, có nước bị cuốn hút không cưỡng được dưới bánh xe TCH, thậm chí có nước bị gạt ra rìa lịch sử. Tất nhiên, trừ khi thế và lực quá yếu, mà số này chiếm đa phần các nước trong thế giới đang phát triển, có một số ít nước không thể gọi là lớn, tương đối lớn, nhưng cũng không quá nhỏ, nhờ có những điều kiện nhất định về khách quan và chủ quan, có sách lược đủ tỉnh táo, sáng suốt và khôn ngoan, không chịu khuất phục bất cứ áp lực, bất cứ đe doạ, cám dỗ nào ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia dân tộc và sự lựa chọn con đường đi của mình. Đông đảo các nước trên thế giới phải chịu sự ràng buộc của các quy tắc kinh tế, thương mại, tài chính, tiền tệ, đầu tư… chủ yếu do các nước phương Tây áp đặt; phải chịu sức ép cạnh tranh bất bình đẳng và sự điều tiết vĩ mô bất hợp lý của các nước tư bản phát triển hàng đầu. Dựa vào sức mạnh kinh tế và mức đóng góp vốn khống chế ở các thiết chế tài chính, tiền tệ và thương mại quốc tế, Mỹ và các nước khác trong nhóm G7 đang đặt ra các “luật chơi” cho phần còn lại của thế giới khi tham gia IMF, WB, WTO… Tự do hoá thương mại và tự do hoá kinh tế, đáng lẽ phải là cái đích vươn tới, thì đã bị các cường quốc phương tây xác định như xuất phát điểm, như điều kiện tiên quyết đối với các quốc gia đang phát triển trong tiến trình hội nhập quốc tế. Trên thực tế, đây là hoạt động lũng đoạn của tư bản độc quyền quốc tế. Trong hoàn cảnh này, sự cạnh tranh kinh tế quốc tế và sự điều tiết vĩ mô nền kinh tế thế giới trở nên bất bình đẳng và bất hợp lý cao độ. Hệ quả của những tác động tiêu cực nêu trên đang hiện diện một cách nhức nhối trước toàn thể nhân loại. Chênh lệch giàu - nghèo và khoảng cách về trình độ phát triển đạt tới con số vực thẳm và diễn ra ở mọi cấp độ. Giữa các quốc gia, trong từng quốc gia, cũng như trong từng cộng đồng xã hội. Các nước công nghiệp phát triển, tuy chỉ chiếm 20% dân số thế giới, nhưng lại chiếm 86% GDP, hơn 80% kim ngạch xuất khẩu và 70% tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hàng năm (12) . khoảng cách Bắc - Nam ngày càng nới rộng một cách đáng lo ngại : Thu nhập bình quân đầu người của nước cao nhất so với nước thấp nhất năm 1970 là 11 lần, năm 1980 là 335 lần và năm 1993 là 397 lần(13). Theo báo cáo của UNDP năm 1999, toàn thế giới có 85 quốc gia có mức Theo báo cáo của UNDP năm 1999, toàn thế giới có 85 quốc gia có mức sống thấp hơn cách đây 10 năm (tức là từ 1989 đến 1999). Số lượng các nước kém phát triển nhất (LDC) tăng từ 25 nước năm 1971 lên 48 nước năm 1999 và 49 nước năm 2000. Hiện nay những nước này chiếm 13% dân số thế giới nhưng chỉ chiếm 1%GDP, 0,6% kim ngạch nhập khẩu và 0,4% kim ngạch xuất khẩu. Đã nhiều thập kỷ nay chính các học giả phương tây đã cảnh báo rằng cái thế giới đầy bất công và nghịch lý này là “một thế giới không thể chấp nhận được” (René Dumond), sẽ đẩy tới một “cuộc khủng hoảng chủ nghĩa tư bản toàn cầu” ( G.Sorros) và đặt ra nhu cầu bức bách về một “xã hội hậu tư bản” (Peter Drucker). 2.1.2. Tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng. Toàn cầu hoá tiềm ẩn những nguy cơ bất ổn khó lường về kinh tế mang tính chất toàn cầu, đặc biệt trên một số lĩnh vực nhạy cảm như : tài chính - tiền tệ, khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông á (1997) là một ví dụ. Việc tự do hoá các thị (12) Một số vấn đề cần biết về TCH …. NXBLĐ - HN, tr.23 (13) Nguyễn Cơ Thạch: TG trong 50 năm qua (1945 - 1995) và TG trong 25 năm (1996 - 2020) NXB Chính trị Quốc Gia, HN 1998, tr.104. trường tài chính và vốn đã gây cho các nước đang phát triển nhiều bất trắc, biến các nước này thành những con mồi cho đồng tiền nóng ồ ạt tuồn vào đất nước, một triều cường kích hoạt làm bùng phát đầu cơ bất động sản; để rồi cũng đột ngột như thế, người đầu tư rút vội tiền ra để lại sau lưng một nền kinh tế bị tàn phá dữ dội. Thoạt đầu IMF nói rằng các nước đó đáng bị trừng phạt bởi đã theo đuổi những chính sách kém cỏi. Nhưng rồi cuộc khủng hoảng lan rộng, hết nước này đến nước khác, kể cả những nước được IMF xếp trên thang điểm cao (14). 2.1.3. Sản xuất kinh doanh bên trong mỗi nước luôn chịu sức ép nặng nề của các dòng hàng hoá - dịch vụ, công nghệ nhập khẩu và những chấn động khu vực và toàn cầu. Bởi lẽ, toàn cầu hoá vào hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các nước phải phá vỡ các hàng rào bảo hộ quốc gia, dỡ bỏ các biện pháp thuế quan và phi thuế quan cũng như các rào cản khác về đầu tư, tài chính, kỹ thuật, thể chế…Trong đó nguy cơ lớn nhất là những chấn động về tài chính- tiền tệ, một lĩnh vực hiện đã kết nối thành mạng hết sức tinh vi và phức tạp, thường sẽ ngay lập tức có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế của mọi nước. Những chấn động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu á là một ví dụ, nó không loại trừ tác động đến bất kỳ nước nào kể cả những nước ở xa và ít quan hệ kinh tế với các nền kinh tế Châu á. Sự rung chuyển của bất kỳ thị trường chứng khoán nào từ Hồng Kông,Tokyo, New York… đều tạo ra hiệu ứng tác động đến nền kinh tế của các nước trên thế giới. Tuy nhiên, ở đây, nếu hiểu sức ép và các chấn động quốc tế là tiền đề để các nền kinh tế phải cải cách, thích ứng và giảm thiểu rủi ro thì các tác động này cũng là tích cực song xét theo hệ quả của nó và sự chưa sẵn sàng đầy đủ mọi điều kiện cho sự tham gia TCH kinh tế, các nước đang phát triển, nhất là các nước đi sau, cần cho đây là một thách thức lớn mà họ phải đối mặt. Có hai khía cạnh được các nước đang phát triển đặc biệt chú ý: Thứ nhất, Các cú sốc từ bên ngoài luôn có hiệu ứng “lan truyền” một khi các nước, khu vực đã tuỳ thuộc chặt chẽ với nhau. Những thay đổi về tỷ giá hối đoái với các đồng tiền mạnh, sự suy thoái kinh tế hoặc lạm phát ở các nền kinh tế (14) Những mảng tối của TCH - NXB chính trị Quốc gia, HN 2003, Tr.43. mới như Mỹ, Nhật, EU… đều tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến mỗi nước. Thứ hai, Khó khăn trong kiểm soát các dòng vốn ngắn hạn - một yếu tố liên quan đến khía cạnh tăng trưởng bền vững bởi vì do đặc trưng của nó, đây là dòng vốn mang tính bền vững không cao và thường được ưu tiên đầu tư vào các công cụ tài chính có thể thanh toán dễ dàng. Lợi ích của nhà đầu tư vốn ngắn hạn cũng đồng thời chứa đựng mối nguy hiểm cho nước tiếp nhận đầu tư một khi nó có thể bị rút đi bất cứ thời gian nào. Chính tính “ bất đối xứng” về thông tin giữa nhà đầu tư và nơi tiếp nhận đầu tư được coi là nguyên nhân đẫn tới đổ vỡ diễn ra trong các nền kinh tế Mỹ Latinh ở thập kỷ 90. Sự không chắc chắn về phía các nước nhận đầu tư gắn liền với tính “bất cân đối” thông tin cũng đã dẫn tới khủng hoảng tài chính ở các nước Châu á trong những năm 90. Mặc dù những nền tảng phát triển tương đối vững chắc (tỷ lệ tăng trưởng cao, tỷ lệ lạm phát thấp, tỷ lệ tiết kiệm cá nhân cao, dư thừa ngân sách quốc gia đáng kể…), cuộc khủng hoảng tài chính đã diễn ra ở Châu á và rung chuyển tới toàn bộ hệ thống tài chính toàn cầu. Từ sự lầm tưởng xu hướng tỷ giá gia tăng, kỳ vọng đầu tư được kích thích đến sự rút vốn ồ ạt của các nhà đầu tư xuất phát từ nỗi hoang mang lo sợ về tài chính đã đẩy nền kinh tế Đông và Đông Nam á và trạng thái thua lỗ, giảm sụt phá sản hàng loạt trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ và ngân hàng. Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu á đã dẫn tới tổn thất sản xuất của các nền kinh tế và khu vực từ 4- 8% giá trị sản phẩm quốc nội . 2.1.4. TCH kinh tế sẽ làm nóng lên bầu không khí cạnh tranh quốc tế. Hợp tác được coi là xu thế chính nhưng điều đó không có nghĩa là loại trừ cạnh tranh. Trái lại, trong giới hạn của không gian kinh tế toàn cầu, sự nhận diện của nhiều đối thủ cạnh tranh sẽ làm cho sự cạnh tranh quyết liệt hơn. Tất nhiên, điều đó cũng có nghĩa là kéo theo cuộc chiến đào thải lẫn nhau giữa các quốc gia. Trong sự cạnh tranh quốc tế đã đạt tới đỉnh điểm mức độ gay gắt, các ngành nghề và doanh nghiệp thiếu khả năng cạnh tranh ở bất kỳ quốc gia nào cuối cùng phải chịu chung số phận - bị đào thải. Đối với kẻ thất bại thì TCH có nghĩa là sự tổn thương và đau đớn. Do đó, họ quan niệm sức ép cạnh tranh mạnh, lớn là tác động tiêu cực của TCH kinh tế. Vì vậy, một số nước, nhất là các nước kém phát triển đã lên tiếng phản đối gay gắt TCH kinh tế. Tuy nhiên, đó là những phản ứng nhất thời. Nếu xét một cách toàn diện thì những ngành nghề và doanh nghiệp yếu kém, lạc hậu là hiện tượng tất yếu, nó phản ánh khánh quan toàn bộ quá trình phát triển nền kinh tế thế giới là việc phân bổ hợp lý nhất các nguồn lực. Do đó, sức ép cạnh tranh cũng cần được hiểu là có ý nghĩa tích cực nếu mỗi nước thực sự muốn nâng cao thế thương lượng cạnh tranh để tồn tại và phát triển trong điều kiện TCH kinh tế. 2.1.5. Bất bình đẳng trong việc tiếp cận công nghệ mới, và chuyển giao công nghệ. Quyền lực và tầm quan trọng của công nghệ thông tin và truyền thông là rất rõ ràng. Cách mạng thông tin chỉ mới bắt đầu hiện diện trên quy mô toàn cầu và hệ thống của nó mau chóng được trải rộng. Tuy nhiên, thực chất chỉ đến với một số quốc gia giàu có mà thôi, sự chênh lệch về tốc độ phát triển viễn thông là quá lớn ở một số khu vực một số quốc gia. Chuyển giao công nghệ hiện tại được hiểu thông qua một số hình thức chính như viện trợ, đầu tư trực tiếp và mua bán công nghệ, bản quyền phát minh sáng chế. Nhờ tiếp thu công nghệ và có năng lực làm chủ công nghệ hiện đại mà các quốc gia Đông á đã đạt được những thành tựu kỳ diệu. Thành công của khu vực này là trường hợp hiếm thấy vì trong quá trình chuyển giao, tiếp nhận công nghệ, các nước đang phát triển gặp phải không ít khó khăn và phải chịu những tổn thất lớn. Có thể thấy những khó khăn và thiệt hại ở một số khía cạnh sau. Thứ nhất, công nghệ chuyển giao theo đường viện trợ là chủ yếu đầu tư vào phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở kinh tế. Gía trị của thiết bị máy móc rất lớn. Nếu viện trợ không hoàn lại, trong hoàn cảnh khó khăn các nước đang phát triển không có con đường nào khác phải tiếp nhận công nghệ lạc hậu. Nếu như phải hoàn lại thì ngoài gánh nặng nợ phải trả, mối lo lâu dài là làm sao có đủ nguồn kinh phí để bảo trì và duy trì hệ thống máy móc đó hoạt động sản xuất mà không gây hại đến môi trường sinh thái. Thứ hai, công nghệ hiện đại do các công ty xuyên quốc gia độc quyền nắm giữ. Qua đường đầu tư trực tiếp giá công nghệ, máy móc, thiết bị rất đắt và chiếm tới 2/3 tổng giá trị của dự án đầu tư. Đối với những nước nghèo, do không đủ khả năng đánh giá năng lực công nghệ, do sự đòi hỏi quá đáng từ các TNC cho nên phải chịu thiệt thòi lớn. Đã có không ít quốc gia đang phát triển phải mua công nghệ thải loại với giá cao, thường cao hơn mức chung của thị trường tới 25%. Thứ ba, quyền sở hữu trí tuệ đang thắt chặt làm hạn chế khả năng tiếp cận tới công nghệ mới của các nước đang phát triển. Hiệp định TRIPS kiểm soát chặt chẽ đã khép lại các cơ hội tiếp cận công nghệ mới như thời kỳ trước đây. Bây giờ muốn tiếp cận công nghệ mới thì phải tăng chi phí, đặc biệt các nước tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 2.2. Trên lĩnh vực xã hội 2.2.1. TCH làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào sâu hố ngăn cách giầu nghèo giữa các nước và trong từng quốc gia, tình trạng thất nghiệp có tính toàn cầu. Cơ hội mà TCH đem lại cho các nước là như nhau song do một mặt, TCH được khởi xướng và dẫn dắt từ các nước phát triển nhất (tức là TCH hình thành và thúc đẩy bởi nền tảng phát triển kinh tế thị trường và công nghệ) nên hầu như các nước phát triển, nhất là Mỹ, EU, Nhật Bản là những nước hưởng lợi nhiều hơn và mặt khác, cùng một điều kiện như nhau, do “hiệu ứng” của quy luật phát triển không đều, những nước kém phát triển, những tầng lớp dễ “tổn thương” trong mỗi nước có thể là bất lợi trong TCH. Báo cáo năm 2000 của UNDP đã chỉ rõ “các thế lực chi phối quá trình TCH đã mang lại sự giàu có vô độ cho những người biết tận dụng lợi thế của các luồng hàng hoá, dịch vụ đang tràn qua các đường biên giới quốc gia, trong khi đa số dân chúng bị đẩy ra ngoài xã hội”. Hiện tại, dân chúng ở 85 quốc gia có mức sống, xét theo tương quan giàu nghèo, thấp hơn so với cách đây mười năm. Các nước công nghiệp phát triển (với khoảng 1/2 tỷ người, chiếm 1/5 dân số thế giới) hiện đang chiếm tới 86%GDP toàn cầu, 4/5 thị trường xuất khẩu, 1/3 đầu tư trực tiếp nước ngoài và 74%số máy điện thoại trên toàn thế giới, trong khi đó các nước nghèo (thường ra nhập toàn cầu hoá ít và không đầy đủ) chiếm 4/5 dân số thế giới nhưng chỉ tạo ra 1%GDP toàn cầu. Năm 1985, thu nhập bình quân tính trên đầu người ở các nước giàu gấp 46 lần so với nước nghèo thì tới năm 1997 sự chênh lệch này tăng lên 288 lần. Tuy nhiên, cũng nên lưu ý các quan điểm cho rằng, cần coi những bất bình đẳng này cho một sức ép lớn để các nước nghèo, bằng những nỗ lực cải cách của mình nắm lấy các cơ hội của toàn cầu hoá đẩy mạnh hội nhập nền kinh tế quốc tế không nên vì lẽ này để quay lưng chỉ trích, trống lại toàn cầu hoá như một số nước đã làm trong thời gian qua. Cơn lốc TCH đang và có thể tiếp tục làm trầm trọng thêm tình trạng loại trừ xã hội (Social exclusion). Đó là hàng tỷ con người không được hưởng một chút thành quả gì của TCH ngoài sự bần cùng hoá, nghèo đói, thất nghiệp, không được giáo dục - đào tạo, không được chăm sóc sức khoẻ, thiếu thông tin, nước sạch, an sinh xã hội… Vẫn theo báo cáo năm 1999 của UNDP, các thế lực của quá trình TCH đã mang lại sự giàu có vô độ cho những người biết tận dụng lợi thế của các luồng hàng hoá, dịch vụ đang tràn qua những đường biên giới quốc gia, trong khi đó đa số dân chúng bị đẩy ra ngoài lề xã hội (15). Cơ cấu xã hội của mỗi quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hoá có thể có những biến động phức tạp, tiêu cực và khó lường, làm cho sự phân tầng, phân hoá xã hội cũng trở thành yếu tố tiêu cực đối với bản thân sự phát triển của đất nước. Chưa một cuộc chiến tranh hay một thảm hoạ thiên nhiên nào trong lịch sử gây đau khổ và đe doạ huỷ hoại những tiềm năng của con người bằng nạn nghèo khổ kéo dài một cách thầm lặng. Ngày nay có khoảng 1/4 dân số thế giới (tương đương 1,5 tỷ người) đang sống trong điều kiện cùng cực của nghèo khổ, không đủ những khả năng đáp ứng được nhu cầu cơ bản. Hàng trăm triệu người đang sống trong giới tính nghèo khổ. Một nửa số dân trên thế giới bị phân biệt đối xử, khước từ cơ hội chỉ vì khác màu da. Mặc dầu trong khoảng thời gian từ năm 1960 đến 1993 thu nhập đầu người ở các nước đang phát triển hàng năm tăng 3,5% .Gần 1/4 dân số của thế giới sống ở khu vực Đông á và Đông Nam á, đáng mừng là có tỷ lệ tăng thu nhập bình quân đầu người hàng năm suốt thập kỷ 80 là 7% . Khoảng 3/4 dân số của các nước kém phát triển có mức tăng thu nhập bình quân đầu người âm (cụ thể là giảm 229 USD năm 1980 xuống 210 USD năm 1993). Các nước OECD có thu nhập bình (15) Quan hệ hợp tác Nam - Nam và vấn đề TCH. Tài liệu tham khảo số 3/2000 của TTX Việt Nam, Tr.20. quân đầu người khoảng 20.000 USD nhưng có khoảng 100 triệu người sống trong tình trạng nghèo khổ. Số người nghèo khổ đang tăng lên ở Anh, Hoa Kỳ, Pháp và một số nước khác. Theo thống kê của OECD khoảng 30 triệu người không có việc làm và 5 triệu người không có nhà cửa. Hiện tại tổng sản phẩm quốc dân của các nước công nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn. Năm 1993, thu nhập quốc dân của thế giới đạt hơn 23 ngàn tỷ USD thì tổng sản phẩm quốc dân của các nước công nghiệp chiếm tới 18 ngàn tỷ USD. Còn khoảng hơn 5 ngàn tỷ nữa thuộc phần các nước đang phát triển nhưng họ lại chiếm tới 80% dân số thế giới . Trong hơn 3 thập kỷ qua mức tăng thu nhập bình quân thực tế trên phạm vi toàn cầu là không đồng đều. Xu hướng mất bình đẳng về thu nhập ngày càng rõ nét. Trong từng thời kỳ đó, tỷ lệ những người giàu có trên thế giới tăng từ 20% đến 70% và chiếm 80% thu nhập của toàn thế giới. Tỷ lệ của những người nghèo đói nhất giảm từ 23% xuống 11,4%. Chênh lệch giàu nghèo của các nước rất khác nhau, chênh lệch mức thu nhập bình quân so với mức thu nhập của người nghèo nhất ở Hoa Kỳ hơn 4 lần, ở Nhật hơn 2 lần , ở Anh khoảng 2,6 lần thì các nước đang phát triển lại rất cao, ở Braxin gấp 10 lần, Indonexia và ấn Độ gấp 8 lần. Trên thế giới có 358 tỷ phú đôla mà thu nhập của họ bằng thu nhập của 2,3 tỷ người nghèo nhất trên hành tinh. Xu hướng nghèo khổ và bất công ngày càng tăng không chỉ diễn ra ở các nước đang phát triển mà còn tăng ở các nước công nghiệp. Ngày nay, có khoảng 12 triệu người đang sống dưới mức thu nhập trung bình, số người nghèo khổ đã tăng lên từ 5 triệu năm 1977 đến 14 triệu vào thập kỷ 90. Nghèo khổ và bất công ở nông thôn còn gay gắt hơn. ở nông thôn tài sản quý giá nhất là đất đai. Sự bất công trong sở hữu đất đai tại nhiều nước là cản trở đối với việc đảm bảo an ninh cho con người và tiến bộ của khu vực nông thôn. Nhiều nước trên thế giới, tình trạng lao động không có việc làm vẫn còn cao, đời sống của người làm công ăn lương sụt giảm đang là vấn đề nhức nhối. Hoa kỳ là vùng kinh tế hùng mạnh nhất thế giới, nhưng tỷ lệ thất nghiệp còn cao, năm 1992 tỷ lệ đó là 7,5% năm 1993 là 6,9%. Nhật bản là nước duy nhất duy trì tỷ lệ thất nghiệp thấp năm 1998 tỷ lệ thấp nghiệp đạt mức kỷ lục là 4,9% so với những năm trước đây chỉ là 2,5%. Hậu quả khủng hoảng Châu á xảy ra những năm 1997 là rất nặng nề đối với một số nước Đông á và ASEAN. Khủng hoảng đã làm cho nền kinh tế suy thoái nghiêm trọng. Thị trường chứng khoán chao đảo. Các nhà đầu tư nước ngoài phải rút vốn gây tâm lý hoang mang cho dân chúng.Hàng loạt các công ty phá sản trước tình hình đó tỷ lệ thất nghiệp ở Hàn Quốc lên đến 7% năm 1998, ở Thái Lan là 10% và ở Indonexia là hơn 15%. Hậu quả rất nặng nề đã xảy ra ở indonexia . Khu vực Mỹ Latinh tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng nhanh năm 1998 là 4,8% nhưng năm 1999 là 10,9%. Thất nghiệp trở thành thách thức rất lớn có tính toàn cầu. Việc giao lưu, di chuyển đi lại dễ dàng hơn của hàng hoá, dịch vụ cũng như con người từ quốc gia này sang quốc gia khác, khu vực này sang quốc gia khác, khu vực này sang khu vực khác, cũng là nguyên nhân của việc một số dịch bệnh có thể lây lan nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu. 2.2.2. TCH gây ra những tổn thất về tài nguyên môi trường. Người dân ở hầu hết các nước trên thế giới đều thấy rõ những hiểm hoạ đang rình rập con người do môi trường bị tàn phá nặng nề trong quá trình công nghiệp hoá và việc khai thác tài nguyên bừa bãi. Nhưng còn hiểm hoạ nữa mà con người ít thấy là trái đất đang nóng dần lên. Việc sử dụng các nguồn nguyên liệu tự nhiên, nạn phá rừng, khai thác khí mêtan bừa bãi và dioxit cacbon thoát ra gây hiệu ứng nhà kính đang làm nhiệt độ trái đất tăng lên. Ban nghiên cứu sự thay đổi khí hậu liên chính phủ (IPCC), một cơ quan bao gồm khoảng 300 chuyên gia của Liên hợp quốc được thành lập mới đây, đã dự báo rằng nhiệt độ trái đất sẽ nóng lên so với hiện tại 1 đến 2 độ vào năm 2030 và nóng thêm 3 độ vào năm 2100. Ô nhiễm môi trường, mất cân bằng hệ sinh thái toàn cầu do ba nguyên nhân chủ yếu. Thứ nhất, do quá trình công nghiệp hoá đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Thứ hai, dân số thế giới tăng nhanh dẫn đến khai thác tài nguyên bừa bãi, đồng thời làm cho dòng người di cư từ nông thôn vào thành thị tăng nhanh. Thứ ba, do chính sách thương mại áp đặt của các nước công nghiệp đối với các nước đang phát triển nhằm vào mục đích thu lợi nhuận cao và thói quen tiêu dùng mà không hề nghĩ đến hậu quả môi trường. 2.2.2.1. Phá huỷ môi trường. Thế giới các nước công nghiệp phải chịu trách nhiệm về lượng dioxit cacbon thoát ra trong khai thác tài nguyên năng lượng, rừng nhiệt đới và sử dụng nhiều thiết bị tiêu tốn năng lượng. Theo tính toán của hội đồng năng lượng thế giới (WEC) hàng năm lượng dioxit cacbon thoát ra trong bầu khí quyển toàn cầu là 6,5 triệu tấn. Trong những năm qua kể từ năn 1970, hoạt động sản xuất công nghiệp đã làm tăng 33%lượng dioxit cacbon thoát ra. Cacbon thoát ra trong khai thác tài nguyên năng lượng, rừng nhiệt đới và sử dụng nhiều thiết bị tiêu tốn năng lượng. Mỹ là nước chiếm tỷ trọng lớn nhất (22%), Trung Quốc (11,9%), Nga (9,4%), Nhật Bản (5%), các nước EU (13%) và các nước đang phát triển chiếm tỷ trọng (44,7%). Rừng nhiệt đới bị tàn phá nhanh chóng. Theo ước tính của Tổ chức lương thực thế giới (FAO), mỗi năm trên thế giới có khoảng 10 triệu ha rừng bị tàn phá. Theo số liệu thống kê ở ba thời kỳ khác nhau:1960-1970, 1970-1980, 1980-1980, Châu á là khu vực có tốc độ phá rừng cao nhất thế giới, mỗi năm mất khoảng 1,8 triệu ha rừng. Ngoài tốc độ phá rừng cao trong những năm cuối thập kỷ 90 nạn cháy rừng đã xuất hiện ở một số nước, năm 1998 Indonexia là nước có diện tích cháy rừng cao nhất. Ô nhiễm và mất cân bằng sinh thái không chỉ do công nghiệp hoá gây nên mà còn do dân số tăng nhanh. Tốc độ đô thị hoá tăng cùng chiều với công nghiệp hoá đã làm cho ô nhiễm môi trường ở đô thị trở nên gay gắt. 2.2.2.2. Gây ô nhiễm môi trường. Thế giới đang ở thời kỳ chuyển đổi ồ ạt chưa từng thấy trong suốt cả giai đoạn lịch sử trước đây. Trong thập kỷ của thiên nhiên kỷ mới có hơn 1/2 số dân của cả thế giới sẽ sống ở đô thị, đến năm 2020 tỷ lệ đó là 2/3 so với tổng số dân của cả thế giới (ước tính lên tới gần 7 tỷ người). Trong quá trình lịch sử các thành phố đã từng là những động lực phát triển kinh tế - xã hội phát tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdgfthytj.doc
Tài liệu liên quan