MỤC LỤC
Trang
A. Mở đầu 1
I. Lý do nghiên cứu 1
II. Lịch sử vấn đề và phương pháp nghiên cứu 1
III. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
B. Nội dung 2
I. Đồ gốm trong văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể của mỗi dân tộc 2
II. Những đặc điểm văn hoá trong đồ gốm Hàn Quốc 6
1. Khái lược lịch sử ra đời và phát triển của đồ gồm Hàn Quốc 6
2. Những đặc điểm văn hoá của đồ gốm thời Koryo và Choseon 7
3. Tiểu kết 14
III. Những đặc điểm văn hoá trong đồ gốm Việt Nam 15
1. Khái lược về lịch sử ra đời và quá trình phát triển của đồ gôm Việt Nam 15
2. Những đặc điểm văn hoá của đồ gốm Việt Nam 16
IV. Những nét văn hoá tương đồng và khác biệt thể hiện qua sản phẩm gốm Hàn Quốc và Việt Nam 18
1. Văn hoá tận dụng và khai thác môi trường tự nhiên 18
2. Quan điểm thẩm mỹ của hai dân tộc 19
3. Đời sống tinh thần, tình cảm của hai dân tộc 20
4. Truyền thống lao động cần cù, giàu nghị lực, giàu trí tưởng tượng, sức sáng tạo và sự khéo léo của các nghệ nhân gốm ở cả hai dân tộc. 21
5. Sản xuất gốm là một nghề thủ công truyền thống 22
C. Kết luận 23
Tài liệu tham khảo 24
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2751 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những nét văn hóa tương đồng và dị biệt qua một số sản phẩm gốm nổi tiếng của Hàn Quốc và Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thủ công độc đáo này.
Người dân bán đảo Triều Tiên luôn tự hào về truyền thống văn hóa gốm không ai sánh bằng của họ. Văn hóa gốm đã ăn sâu vào chiều dài lịch sử của dân tộc Hàn. Ngay từ rất sớm gốm sứ Triều Tiên đã rất nổi tiếng trên thế giới. Nghề làm gốm ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống, tư tưởng của những người dân nơi đây.
Để nhận biết sản phẩm gốm (tránh nhầm lẫn với sản phẩm sứ) cần hiểu thế nào là “ gốm” ? Trong tiếng Hàn có thuật ngữ “dojagi”. Tương đương với nó tiếng Anh có từ “ pottery”. Trong từ điển cả hai thuật ngữ này đều được dịch là “đồ gốm”. Nhưng trong một số tài liệu về gốm viết bằng tiếng Hàn và tiếng Anh thì “dojagi” và “ pottery” là thuật ngữ chỉ chung cho cả gốm, sứ và một số sản phẩm đất nung khác thuộc đồ gốm. Bởi vậy “ đồ gốm” trong bài viết này có phạm vi bao quát như trên.
Theo các công trình nghiên cứu lịch sử, người Triều Tiên đã bắt đầu làm đồ gốm bằng đất sét ( có thể nung hoặc chỉ phơi khô) từ xấp xỉ 10.000 năm đến 6.000 năm TCN. Đồ sứ bắt đầu được sản xuất vào thời kì đồ đá mới (7.000 – 8.000 năm trước). Từ đầu thế kỷ 11 gốm men ngọc bích Koryo được biết đến rộng rãi và sang thế kỷ 12 các sản phẩm gốm này đã đạt đến độ tinh xảo, trở thành sản phẩm gốm tinh tế nhất của Triều đại Koryo. Thế kỷ XIII, cuộc xâm lược của Mông Cổ đã làm cho gốm Koryo suy tàn( Di sản văn hoá Hàn Quốc (Korean Culture Heritage). 1997. Ban thông tin hải ngoại Hàn Quốc. Tr33-48.
). Vì thế, có thể khẳng định rằng đỉnh cao của gốm sứ Triều Tiên chính là vào thời đại Koryo và tiếp sau đó là triều đại Choseon (1392 – 1910). Nếu Koryo nổi tiếng với gốm men ngọc bích thì Choseon tự hào với gốm nâu Puncheong và sứ trắng Paekja. Cuối thế kỷ XVI, xảy ra một sự kiện lịch sử đau thương mà người dân Triều Tiên sẽ không bao giờ quên. Đó là cuộc xâm lược của Nhật Bản lên bán đảo Triều Tiên. Trong suốt cuộc xâm lược, nhiều là nung gốm bị phá huỷ và nhiều thợ gốm bị bắt cóc đưa về Nhật. Chính những thợ này đã đóng góp công sức to lớn trong việc phát triển nghệ thuật gốm nổi tiếng của Nhật Bản thời kỳ sau này. Đáng chú ý và rất đáng tiếc rằng, cuộc xâm lược này đã đặt dấu chấm hết cho việc sản xuất gốm Puncheong, một trong hai loại gốm sứ chủ yếu của triều đại Choseon.
Ngày nay, những thợ gốm Hàn Quốc đang lỗ lực hết mình để tái tạo lại sản phẩm gốm sứ truyền thống có chất lượng nghệ thuật cao. Các lò nung được xây dựng lại ở các vùng nông thôn, một số tỉnh vốn là quê hương của gốm sứ như: Tỉnh Chollanam, Kwangju, Incheon...
2-Những đặc điểm văn hóa của đồ gốm thời Koryo và Choseon
a, Đặc điểm về chất liệu và công nghệ
Đối với mỗi sản phẩm gốm, đặc điểm văn hóa được thể hiện qua chất liệu, công nghệ, công năng, kiểu dáng và đặc biệt là các họa tiết trang trí.
Để tạo ra một sản phẩm gốm hoàn hảo phải gồm nhiều công đoạn. Từ việc chọn nguyên liệu đến việc tuân thủ qui trình sản xuất, đòi hỏi sự khéo léo và cẩn
thận. Chất liệu đất, men, cách tạo hình, nhiệt độ nung... khác nhau sẽ cho ra các sản phẩm khác nhau. Do vậy, chất liệu và công nghệ là hai yếu tố rất quan trọng để phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác, gốm nước này với gốm nước khác.
Triều đại Koryo sản xuất khá nhiều loại gốm, trong đó nổi tiếng nhất là gốm xanh ngọc bích. Tiếp đó, Choseon nổi tiếng với hai loại gốm chính: Gốm Puncheong ( màu nâu nhạt) và sứ trắng Paekja.
Về chất liệu, gốm xanh ngọc bích chủ yếu được tạo nên từ đất sét xám và cao lanh. Gốm puncheong cũng được làm từ đất sét hơi xám nhưng mỗi sản phẩm đều được bao phủ toàn bộ bề mặt bởi lớp đất sét lỏng trắng trước khi tráng men. Riêng sứ trắng paeja chỉ sử dụng một loại chất liệu duy nhất là đất sét trắng thuần khiết.
Đất sét sau khi phơi khô được lạng mỏng và nhào nặn cho mềm dẻo. Đất sét dẻo được ngâm trong bể nước từ 3 đến 4 ngày để đảm bảo sự thuần khiết và lọc bỏ tạp chất. Thậm chí người ta sẽ nhào nặn đất sét với 2 hoặc 3 lần nước nữa để đất được mịn và trắng. Nước cuối cùng có thể dùng làm nước men đầu tiên, gọi là nước áo.
Khi đất sét đã đủ mịn và dẻo, các nghệ nhân tiến hành công đoạn tạo hình. Thợ gốm cho lên bàn xoay. Bàn xoay chuyển động làm cho đất sét mềm nhuyễn ra. Khi đó, thợ gốm sẽ sử dụng đôi tay khéo léo vuốt đất sét thành những hình thù mong muốn.
Tiếp đó, sản phẩm được phơi khô rồi làm nhẵn, khắc họa tiết trang trí. Những phần nhô ra của sản phẩm như tai của tách trà, vòi ấm được cố định trong giai đoạn này. Công việc quan trọng đó yêu cầu bàn tay của những người thợ lành nghề.
Một trong những yếu tố đặc sắc và đặc trưng của gốm ngọc bích Koryo là nghệ thuật chạm, khắc. Lúc đầu gốm Koryo không hề trang trí hoa văn. Sang thế kỷ 11, kỹ thuật khắc chìm và khắc nổi đã xuất hiện. Giữa triều đại Koryo (tức vào khoảng thế kỷ 12), đặc biệt ở triều đại vua Uijong ( 1147 – 1170) kỹ thuật khảm dát và trang trí họa tiết phát triển mạnh mẽ. Kỹ thuật này được đánh giá là kỹ thuật độc đáo của gốm sứ Koryo, có nguồn gốc từ kỹ thuật sơn mài Di sản văn hoá Hàn Quốc (Korean Culture Heritage). 1997. Ban thông tin hải ngoại Hàn Quốc. Tr33-48.
Julie Pickering. 1997. Korean Cultural Heritage. The Korea Foundation.
.
Giai đoạn cuối thời kỳ Koryo đến những năm đầu thời đại Choseon, gốm puncheong và sứ paeja kế thừa và khai thác tối đa tính chất tự nhiên từ nghệ thuật chạm khắc này. Những chiếc bình, lọ được phủ ngoài bởi một lớp đất sét lỏng dày. Sau đó các thợ gốm tiến hành chạm khắc họa tiết. Những nét chạm, khắc sẽ làm lộ ra lớp đất sét màu xám tạo nên sự hài hoà giữa sắc trắng và xám.
Sau khi chạm, khắc và trang trí họa tiết, thợ gốm tiến hành làm nước men và tráng men sản phẩm. Ngay từ thế kỷ 12, gốm Koryo đã nổi tiếng khắp thế giới cũng chỉ bởi màu men ngọc bích huyền diệu có một không hai. Màu men gốm luôn là một bí quyết riêng không thể sao chép. Bởi vậy, các học giả Trung Quốc đã gọi gốm men ngọc bích đầu thời Koryo là một trong 10 vật báu của thế giới. Để tạo màu men ngọc bích thì đất sét và nước men phải chứa một hàm lượng nhỏ chất sắt. Ngoài ra, gốm ngọc bích Koryo còn sử dụng nhiều cách pha chế nước men khác. Theo đó, gốm Koryo còn được biết đến với những sản phẩm gốm men vàng và men đồng. Nổi bật nhất vẫn là loại gốm có màu xanh lá cây đậm pha màu xanh đen của dá saphia. Màu men ngọc bích của gốm Koryo được đánh giá là đã chỉ ra sự tinh tuý của tinh thần phương Đông (tinh thần sâu sắc của đạo Phật Thiền). Bên cạnh các sản phẩm gốm men ngọc bích độc đáo, thời kỳ này cũng xuất hiện khá nhiều các sản phẩm sứ trắng men tro và men xanh lục.
Nếu như gốm sứ Koryo nổi tiếng với men xanh chủ đạo thì gốm sứ Choseon lại có thiên hướng về màu trắng. Dù ở thời kỳ này cũng sản xuất nhiều màu men khác như nâu, xanh, vàng nhưng tất cả đều được kết hợp hài hoà với men trắng. Có thể kể đến bốn loại sứ trắng nổi tiếng Choseon: Sứ trắng trong, sứ trắng xanh, sứ trắng men kim loại, sứ trắng có lót nền đỏ để tráng men.
Công đoạn cuối cùng là nung sản phẩm. Trong khi nung, các thành phần trong nước men chảy ra tạo thành nhiều màu sắc khác nhau và đây là những màu duy nhất. Do vậy, sẽ không có hai chiếc lọ nào giống nhau hoàn toàn về màu sắc và vẻ rực rỡ. Từ đó khẳng định rằng nhiệt độ nung khác nhau sẽ tạo ra những sản phẩm không giống nhau. Hầu hết các sản phẩm gốm Koryo và gốm Puncheong Choseon được nung ở nhiệt độ từ 11000C đến 12000C, còn sứ trắng Choseon thường phải nung đến 13000C. Các thợ gốm Koryo có kỹ thuật nung đặc biệt sử dụng ngọn lửa oxidizing. Kỹ thuật này vẫn được dùng trong suốt triều đại Choseon. Đây là phương pháp nung mà khí O2 sẽ được giới hạn tới mức nhỏ nhất. Nhờ kỹ thuật nung này, sản phẩm tạo ra sẽ có màu hơi vàng hoặc màu đồng sẽ chuyển thành đỏ.
Nhìn vào quy trình sản xuất như trên có thể thấy đây là một công việc rất vất vả, công phu và hoàn toàn thủ công.
b, Đặc điểm về công năng
Đồ gốm là một sản phẩm mang đậm giá trị văn hoá bởi chúng được tạo ra bằng bàn tay người lao động và phục vụ hữu ích nhu cầu của con người. Triều đại Koryo kéo dài từ năm 918 đến năm 1392 đã chịu một ảnh hưởng khá mạnh mẽ của Phật giáo. Thời kỳ này cũng đạt được nhiều thành tựu văn hoá rực rỡ, trong đó có văn hoá gốm. Chính sự hưng thịnh của các ngôi đền Phật giáo trong suốt triều đại Koryo đã khơi nguồn cho việc sản xuất đồ gốm men ngọc bích. Lúc đầu các thợ gốm Koryo chỉ tập trung sản xuất nhiều bình, lọ, bát...để sử dụng trong các buổi lễ trang trọng của Phật giáo. Sau đó một loạt các sản phẩm gốm có tính chất trang trí và sinh hoạt khác cũng được sản xuất nhưng chủ yếu chỉ được dùng trong các cung điện hoàng gia hay trong giới quý tộc mà thôi. Bởi vậy người Triều Tiên thường ví đồ gốm men ngọc bích là đồ dùng của vua chúa3www.korean-arts.com
. Chính sự ưa chuộng của tầng lớp thượng lưu cũng là một lý do quan trọng khiến đồ gốm men ngọc bích phát triển cực mạnh ở thời kỳ này.
Khác với đồ gốm Koryo, gốm puncheong và sứ Paekja thời Choseon được mọi tầng lớp nhân dân ưa chuộng và sử dụng. Gốm sứ Choseon được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau: bình, lọ đựng nước, rượu hay trang trí; bát đĩa ăn cơm; chum vại muối kimchi, tương;ống cắm bút...và nhiều vật dụng sinh hoạt khác.
c, Đặc điểm về kiểu dáng
Hầu hết các sản phẩm gốm Koryo có kiểu dáng rất đa dạng, phong phú và độc đáo, một số sản phẩm toát lên vẻ kiêu sa lạ thường.
Ví dụ như loại bình phổ biến nhất có miệng nhỏ, phần thân trên rộng, phình to rồi thon lại ở phía dưới. Dáng hình bệ vệ khiến ta liên tưởng tới những vị quan lớn hay những người thuộc tầng lớp trên. Loại bình này được dùng dể đựng các loại rượu quý như rượu nhân sâm và rượu ngâm mận. Thợ gốm Koryo sản xuất những chiếc bình này còn với một ý tưởng độc đáo: những đường nét cong, mềm ở phần đáy tượng trưng cho sự duyên dáng của người phụ nữ, phần vai và phần thân trên của bình phình to tượng trưng cho sức mạnh, uy quyền của người đàn ông4박기석. 2002. 한국유산문화2. 발행처: 시공테크&코리아비주얼스.
(Hình 4). Hoặc là loại bình cổ cao, đế rộng, thân thon khía thành nhiều múi và đặc biệt miệng xoè rộng có vành lượn sóng như những bông hoa nở trông rất kiêu sa, cầu kỳ, thường để cắm hoa hoặc trang trí cung điện, đền chùa (Hình 7).
Bàn tay khéo léo và trí tưởng tượng phong phú của các thợ gốm Koryo còn được thể hiện qua những chiếc bình nhỏ với nhiều hình dáng độc đáo. Đây là những chiếc bình rượu đầu rồng đuôi cá và đầu rồng mình rùa rất được vua chúa yêu thích (Hình 2).
ở các đền chùa Phật giáo thường xuất hiện một loại bình có tên là “cheongpyeong”. Loại bình này có thể được làm từ gốm hoặc đồng và điểm đặc biệt của nó nằm ở hình dáng độc nhất vô nhị. Cổ bình và nắp bình rất dài khiến ta liên tưởng tới một ngọn tháp-một biểu tượng thiêng liêng của Phật giáo. Chúng thường được dùng để chứa nước sạch- thứ nước tinh khiết gọi là “kundika”, một trong mười tám thứ mà các nhà sư phải hết sức giữ gìn5Pictorical Korea, the monthly magazin, July 2001, P25-28
(Hình 10).
Ngoài các loại bình với mẫu mã đa dạng phải kể đến một số bát và âu. Đa số những chiếc bát có miệng tròn, thân lượn hình chữ U hoặc chữ V. Những chiếc âu được sản xuất với nhiều kích cỡ và được mô phỏng theo hình dáng của những chiếc niêu cơm. Những chiếc âu này thường để đựng mật ong, tương hay kimchi...rất tiện lợi (Hình 11). Các đồ vật có tính chất trang trí như cái chẹn giấy, lư hương, gạch lát...cũng được sản xuất với nhiều mẫu mã đa dạng.
Khác với những kiểu dáng cầu kỳ của gốm Koryo, gốm puncheong thời Choseon đặc trưng bởi những nét tạo hình tự do, phóng khoáng. Đồ gốm puncheong thường mô phỏng hình quả lê, quả trám, những chú ngỗng cổ vươn dài hay những chú rùa xinh xắn.
Sau sự lụi tàn của gốm puncheong người dân bắt đầu chú ý tới một loại sản phẩm mới, đó là sứ trắng Paekja. Cổ ngắn, miệng rộng và thân hình đò sộ là nét đặc trưng của những chiếc bình sứ trắng thời kỳ đầu Choseon. Sang đầu thế kỷ 17 những chiếc bình này có xu hướng thon hơn ở phần thân và phần cổ dài hơn. Vào thế kỷ 18, hình dáng những chiếc bình này trở nên hoàn hảo và ấn tượng hơn (Hình vẽ 11 -Bình Choseon TK 18)6 박기석. 2002. 한국유산문화2. 발행처: 시공테크&코리아비주얼스.
.
Sứ trắng Choseon đa dạng về mẫu mã. Từ những bát ăn cơm, bát đựng súp, khay, đĩa, tách trà, ống nhổ, lọ mực, ống cắm bút...được sản xuất với nhiều hình dạng phong phú.Những lọ mực hình trái đào, những chiếc bình trang trí như những bông hoa, những ống cắm bút hình trụ bao quanh bởi nhiều mắt lưới... là những sản phẩm rất sáng tạo và độc đáo (Hình 15).
d. Đặc điểm về hoạ tiết trang trí
Văn hoá gốm phản ánh khá đậm nét văn hoá dân tộc. Sự đa dạng về kiểu dáng của đồ gốm thể hiện trí tưởng tượng phong phú sức sáng tạo và bàn tay khéo léo của nghệ nhân.
Các hoạ tiết trang trí giúp ta hình dung và cảm nhận được đời sống tình cảm của nhân dân. Hoạ tiết trang trí trên các sản phẩm gốm Koryo chủ yếu có các dạng như: hoa văn, cảnh thiên nhiên, cảnh lao động sản xuất, cảnh sinh hoạt, các con thú, cây, hoa, mỗi hoạ tiết đều nói lên những ý nghĩa sâu sa.
Koryo là một xã hội trọng đạo Phật. Phật giáo tồn tại và chi phối hầu hết các mặt của đời sống. Bởi vậy văn hoá gốm cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ tôn giáo này. Các hoa văn, hoạ tiết gốm phản ánh những tinh thần, ý niệm của đạo Phật. Biểu tượng trên các sản phẩm gốm Koryo thể hiện niềm tin của người dân Triều Tiên vào thế giới thiêng liêng của Đức Phật. Những họa tiết đường viền cong, tròn tượng trưng cho mặt trời và tôn kính mặt trời. Hoa sen biểu trưng cho sự thanh tao, cao quý và lòng khoan dung của đạo Phật (Hình 8). Hoa mẫu đơn là hiện thân của sự giầu có và danh dự (Hình 4). Hoa cúc thể hiện tính đa cảm (Hình 7). Cây liễu tượng trưng cho vẻ đẹp tâm hồn thanh khiết và sự nhạy cảm. Cây tre lại thể hiện một tâm hồn mạnh mẽ và ngay thẳng. Cây thông biểu tượng cho người quân tử. Ngoài cây và hoa hoạ tiết về các con vật cũng khá phổ biến. Những chú vịt biểu tượng cho phẩm chất cần mẫn. Cá tượng trưng cho trí tuệ và sự thông minh. Hổ hiện thân của thần hộ mệnh và sự mê hoặc. Đặc biệt, người Hàn rất thích hình ảnh những chú sếu ( hạc) bay trên mây tượng trưng cho sự thanh thoát và ước mơ thoát tục, đồng thời biểu tượng cho sự bất tử7 www.korean-arts.com
. Với kiểu dáng và màu sắc phong phú, đa dạng, đặc biệt là màu men ngọc bích kiêu sa, đồ gốm Koryo đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới. Nó trở thành đại diện tiêu biểu cho nghệ thuật gốm độc đáo của bán đảo Triều Tiên. Và sự đáo này vẫn được duy trì trong suốt triều đại Choseon.
Các hoạ tiết phổ biến trên gốm puncheong Choseon vẫn là những phong cảnh, cây cối hay các loài vật quen thuộc như: Hoa sen, hoa mẫu đơn, hoa cúc, cây liễu, chim, cá, rồng, mây, nhưng điều đặc biệt ở chỗ cách trang trí hoạ tiết trên gốm puncheong rất tự nhiên, thậm chí đôi lúc còn hơi đơn giản và lộn xộn chứ không cầu kỳ, kiểu cách như gốm ngọc bích thời Koryo. Gốm sứ Choseon đặc biệt ở sự miêu tả chân thực phong cảnh tự nhiên, hay bảy vật quý ( vàng, bạc, đá xanh da trời, pha lê, san hô, mã não, ngọc trai). Hoa văn vẽ trên các sản phẩm sứ trắng Choseon thường chịu ảnh hưởng của xu hướng hiện thực trong hội hoạ. Trên các sản phẩm sứ trắng xanh thường xuất hiện hình ảnh cây mận, cây tre hay những bức tranh về cảnh và người. Các đề tài này phản ánh suy nghĩ của tầng lớp quý tộc “yangban” thời đó. Đó là ý nghĩ, khát vọng muốn hoà hợp với tự nhiên, đất trời8 Pictorical Korean, the monthly magazin, July 2001, p25-28
. Trong suốt thể kỷ 17 thời kỳ hoàng kim của sứ trắng tráng men sắt, hoa văn đã có sự thay đổi với hầu hết những mô típ họa tiết “rồng” và “cây cối”. ở thế kỷ XVIII, tranh phong cảnh và những bức vẽ miêu tả đơn giản mà tinh tế về bốn loại cây quý phái: mận, phong lan, cúc, tre xuất hiện phổ biến trên các sản phẩm sứ nói riêng và một số loại hình nghệ thuật khác nói chung. Điển hình là họa tiết “con rồng” và phong cảnh thiên nhiên không chỉ xuất hiện trên các bình, bát gốm sứ mà còn phổ biến ở nhiều loại hình nghệ thuật khác, trong đó có hội hoạ và điêu khắc gỗ. Đây là hai môn nghệ thuật có vai trò rất quan trọng trong nền văn hoá của mỗi dân tộc.
3-Tiểu kết
Dân tộc Hàn luôn tự hào về một nền văn hoá phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó, văn hóa gốm là một điển hình tiêu biểu. Văn hóa gốm phản ánh rõ nét lối sống, lối tư duy của con người cũng như những biến động của xã hội Triều Tiên qua các thời đại. Nghề làm gốm phản ánh một nền sản xuất thủ công, quy mô nhỏ, gắn liền với sản xuất nông nghiệp. Đây là một công việc khá vất vả đòi hỏi sự cần cù và ý chí quyết tâm của người thợ.
Các sản phẩm gốm với sự đa dạng trong kiểu dáng, độc đáo trong màu sắc phong phú trong các họa tiết trang trí, đã phản ánh trí tưởng tượng phong phú, óc sáng tạo và bàn tay khéo léo của những người thợ gốm. Đồng thời thể hiện tâm hồn yêu cuộc sống, yêu lao động, yêu dân tộc, đất nước cũng như niềm lạc quan và khát vọng vươn lên làm chủ cuộc sống của con người.
Những trang trí đặc sắc trên các sản phẩm gốm sứ Koryo và Choseon còn nói lên sự phát triển rực rỡ của hội họa và điêu khắc thời bấy giờ.
Trong văn hóa làng nghề truyền thống đa dạng, phong phú của bán đảo Hàn, gốm sứ chiếm một vị trí cực kỳ quan trọng. Sự ra đời của đồ gốm đánh dấu một bước ngoặt trong sự phát triển của xã hội. Với sự ra đời của đồ gốm, người dân trên bán đảo Hàn đã bước vào một thời kỳ văn minh mới: Văn minh đồ gốm.
III-Những đặc điểm văn hóa trong đồ gốm Việt Nam
1-Khái lược về lịch sử ra đời và quá trình phát triển của đồ gốm Việt Nam
Dựa vào các di chỉ khảo cổ học tìm thấy ở Hoà Bình có thể khẳng định rằng ngay từ thời tiền sử cư dân Việt Nam đã biết làm đồ gốm. Căn cứ vào các mảnh gốm vụn được tìm thấy có thể hình dung phần nào vai trò bước đầu của gốm. Đó là nhu cầu đồ đựng cho những sản phẩm nông nghiệp ngày càng phát triển mà chỉ có những sản phẩm đất nung mới có thể đáp ứng được. Trải qua thời gian nhu cầu sử dụng gốm ngày càng nhiều và nhờ đó công nghệ sản xuất gốm cũng ngày càng được cải tiến. Bài viết này chỉ đề cập đến một số sản phẩm gốm nổi tiếng của Việt Nam như: Gốm Bát Tràng, gốm Phù Lãng và gốm Chu Đậu.
Gốm Phù Lãng xuất hiện từ thời Lý (thế kỷ XI). Gốm Bát tràng và gốm Chu Đậu ra đời từ thế kỷ XIV và phát triển mạnh vào thế kỷ XV, XVI. Cũng như đồ gốm trên bán đảo Triều Tiên, đồ gốm Việt Nam ra đời và phát triển gắn liền cùng lịch sử dân tộc. Đặc biệt thời đại Lý – Trần là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của gốm sứ nước ta9 Sản phẩm và làng nghề truyền thống. Cục xúc tiến thương mại.
. Thời kỳ này một loạt sản phẩm gốm nổi tiếng của Phù Lãng, Bát Tràng, Chu Đậu có thể sánh ngang cùng gốm sứ Koryo (thế kỷ XI đến thế kỷ XIV) và gốm sứ Choseon (thế kỷ XV đến thế kỷ XIX).
2-Những đặc điểm văn hóa của đồ gốm Việt Nam
a.Đặc điểm về chất liệu và công nghệ
Tuân theo quy trình sản xuất gốm nói chung, gốm Việt Nam được chế tác theo sáu bước: chọn đất, xử lý đất, tạo hình, trang trí họa tiết, tráng men và nung.
Về chất liệu đất, các thợ gốm Phù Lãng phải lựa chọn đất khá tỉ mỉ. Đất để làm sành phải là loại sét đặc biệt, có độ dẻo quánh. Họ phải lên tận xã Nhân Hoà, Việt Thống, cách xa hơn 25km để mua đất. Đất về phải phơi cho bạc màu, trộn lẫn các lớp đất, đập nhỏ, ngâm nước, xéo tròn, nề đất, chọn sạn, phá sao cho đến khi đất như miếng giò mới là được. Khác với sành Phù Lãng, chất liệu chính của gốm sứ Bát Tràng là đất sét trắng và đất cao lanh có sức chịu nhiệt cao. Sét này có độ dẻo cao, hạt mịn, màu trắng xám. Kỹ thuật xử lý đất ở Bát Tràng xưa nay đều phải dùng hệ thống bể chứa. Bể ở vị trí cao nhất gọi là bể đánh dùng để ngâm sét thô trong nước từ 3 đến 4 tháng. Khi đất chín, được đánh tơi, nhuyễn thành thứ dung dịch lỏng chuyển xuống bể thứ hai là bể lọc. Sau khi lọc bỏ tạp chất, dung dịch đất sét lỏng này được múc sang bể thứ ba là bể phơi. Tại đây được phơi từ 3 đến 4 ngày rồi chuyển sang bể ủ. ủ đất càng lâu tạp chất và chất sắt càng bị khử triệt để hơn10 Bùi Văn Vượng. 2002. Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam. NXB Văn hoá - Thông tin.
.
Tiếp theo là công việc tạo hình. Từ xa xưa, ở Phù Lãng, Bát Tràng hay Chu Đậu, các thợ gốm đều sử dụng phổ biến phương pháp tạo dáng sản phẩm bằng bàn xoay. Nhưng đến nay chỉ có gốm Phù Lãng và Chu Đậu còn giữ nguyên được phương pháp thủ công đó. Còn ở Bát Tràng chủ yếu sử dụng phương pháp “be trạch” (xếp từng lớp đất hình con trạch chồng lên nhau theo hình thân gốm cần tạo ra rồi đắp nặn và đúc khuôn) hoặc đúc sản phẩm bằng khuôn.
Tạo hình xong là công đoạn trang trí hoa văn, họa tiết. Công đoạn này đòi hỏi các nghệ nhân gốm phải kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật hội họa và điêu khắc.
Tiếp đó là việc tráng men. Men là một bí quyết quan trọng trong nghề gốm. Nói đến gốm Phù Lãng là nói đến loại gốm men vàng đặc hiệu – men da lươn. Phù Lãng chủ yếu sử dụng men thực vật, không dùng hóa chất. Chất liệu chính làm men là tro củi, tro trấu, vôi bột, đá quặng. ở Phù Lãng có loại đá son phong hoá rất đặc biệt. Lấy bột đá nghiền mịn này đem chộn với các loại tro củi theo một công thức riêng sẽ được các màu men như ý muốn. Phù Lãng độc nhất với màu men da lươn còn Bát Tràng nổi tiếng ít nhất năm loại men: men ngọc, men rạn, men nâu, men chảy và men hoa lam. Ngay từ thế kỷ 15 Bát Tràng đã chế tạo ra men lam, từ đá đỏ (oxit coban) và đá son (oxit mangan). Tuy nhiên, nổi tiếng nhất là loại gốm men rạn, được tạo thành từ hợp chất: vôi sống, cao lanh và tro trấu. Gốm Chu Đậu cũng đã từng rất nổi tiếng với các loại men như: men nâu, men ngọc, men xanh lá cây và đặc biệt là men hoa lam.
Sau khi tráng men, công đoạn cuối cùng là nung đốt sản phẩm. Các sản phẩm gốm thường được nung từ 11000C đến 12500C còn các sản phẩm sứ phải nung từ 12500C đến 13500C.
b.Đặc điểm về công năng
Tương tự Hàn Quốc, gốm Việt Nam được sản xuất với nhiều mục đích khác nhau. Gốm Phù Lãng phong phú đa dạng: gốm gia dụng ( lọ, bình, chum, vại...); gốm dùng trong tín ngưỡng dân gian ( lư hương, đài thờ, đỉnh); gốm trang trí ( bình, lọ, tranh đất...). Các sản phẩm gốm Chu Đậu chủ yếu là đồ gia dụng và đồ thờ cúng nhưng ít đồ trang trí. ở Bát Tràng, ngoài các sản phẩm gốm trên còn sản xuất gốm xây dựng như: ống nước, gạch ngói, thiết bị vệ sinh...
c.Đặc điểm về kiểu dáng
Hầu hết các sản phẩm gốm sứ của Việt Nam từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 18 đều có kiểu dáng đa dạng, mô phỏng hình thù các con vật hay các loại quả ... rất sinh động. (Hình 23,24,25,26).Ngày nay, các nghệ nhân còn cải tiến rất nhiều loại kiểu dáng, mẫu mã cho từng loại sản phẩm nhằm tăng sự cạnh tranh trên thị trường gốm.
d.Đặc điểm hoạ tiết
Các hoạ tiết như rồng, phượng, cây cối, hoa lá, cảnh thiên nhiên... vẫn là những chủ đề quen thuộc được nhiều thợ gốm các nước ưa chuộng. Song các hoạ tiết đều thể hiện được đậm nét chất Việt Nam. Đó là các hoạ tiết như: Chim lạc, voi, sư tử, chuồn chuồn, gà, vịt hay hoa đào, hoa sen... và những bức tranh dân gian như: hứng dừa, đám cưới chuột, cảnh núi sông, làng quê, cảnh lao động sản xuất v.v...
Gốm sứ Việt Nam mang đậm nét Việt Nam đồng thời phản ánh bàn tay khéo léo và trí tưởng tượng phong phú của các thợ gốm Việt. Với vẻ đẹp giản dị mà trang nhã đồ gốm Việt Nam đã từng được du khách khắp nơi yêu thích và ưa dùng. Ngày nay mặc dù đồ gốm Việt Nam đã được cải tiến nhiều do tiếp thu nhiều công nghệ sản xuất mới nhưng nó vẫn luôn giữ được vẻ đẹp truyền thống xưa.
IV-Những nét văn hoá tương đồng và khác biệt thể hiện qua sản phẩm gốm Hàn Quốc và Việt Nam
1-Văn hóa tận dụng và khai thác môi trường tự nhiên
Việt Nam và Hàn Quốc cùng xuất phát từ nền nông nghiệp trồng lúa. Do đặc điểm của nghề nông, người nông dân phải gắn bó với thiên nhiên. Từ xa xưa nhân dân hai nước đã biết tận dụng, khai thác và ứng phó với môi trường tự nhiên để tồn tại. Điều này thể hiện rất rõ trong nghề thủ công gốm. Sản xuất nông nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm mới nên cần rất nhiều đồ đựng: đựng thóc, hạt giống, hoa màu... Trong sinh hoạt cũng cần nhiều vật dụng như chum vại đựng nước, nồi để đun nấu, bát đĩa đựng cơm, thức ăn...Với các vật dụng này thực phẩm được bảo quản tốt hơn, tránh bị mối mọt, kiến, gián, ẩm, mốc...là những yếu tố tác động bất lợi của tự nhiên. Xuất phát từ nhu cầu đó, cư dân Hàn, Việt đã biết chế tạo đồ gốm. Như vật nghề làm gốm ra đời là kết quả của việc ứng phó với môi trường tự nhiên. Nhưng việc sản xuất gốm lại là quá trình tận dụng và khai thác tự nhiên. Từ xa xưa thiên nhiên đã ưu đãi cho xứ sở Triều Tiên nhiều nguồn đất sét xám, trắng... thuận lợi cho sản xuất gốm sứ. Các làng gốm cổ ở Việt Nam như Bát Tràng, Phù Lãng, Chu Đậu cũng gần những mỏ đất sét dồi dào.
Thiên nhiên cũng cung cấp những sắc men độc đáo cho gốm. Các làng gốm truyền thống của Việt Nam và Hàn Quốc đều được đặt gần các con sông để tiện chuyên chở, vận chuyển sản phẩm và khai thác phù sa – một chất liệu quý để tạo men.Tro cây rừng và đá vôi là những nguyên liệu không thể thiếu để tạo nên sắc men xanh và một số màu men độc đáo khác. ở Việt Nam, làng gốm Phù Lãng cũng sớm biết tận dụng nguồn đá son, rất tốt cho việc chế tạo màu men vàng da lươn nổi tiếng. Hàn Quốc vốn là xứ sở có nhiều đồi núi, rừng cây. Đây cũng là một lợi thế để người dân khai thác gỗ,cành cây làm chất đốt nung gốm. Như vậy qua việc tìm hiểu nghề làm gốm có thể thấy nét văn hóa tương đồng giữaViệt Nam và Hàn Quốc, đó là văn hóa tận dụng, khai thác và ứng phó với môi trường tự nhiên.
2-Quan điểm thẩm mỹ của hai dân t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DPhuong (3).doc