MỤC LỤC
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VĂN HOÁ TRONG KINH DOANH
I. KHÁI NIỆM VĂN HOÁ TRONG KINH DOANH
1. Khái niệm văn hoá
2. Khái niệm kinh doanh
3. Khái niệm văn hoá trong kinh doanh
3.1. Khái niệm văn hoá trong kinh doanh.
3.2. Nội dung của văn hoá trong kinh doanh
3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành văn hoá trong kinh doanh.
II. MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HOÁ VÀ KINH TẾ
III. VAI TRÒ CỦA VĂN HOÁ TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH
1. Văn hoá với tư cách là tri thức, kiến thức tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất – kinh doanh phát triển
2. Các yếu tố văn hoá với tư cách là những biểu hiện của trình độ cao trong sinh hoạt xã hội
3. Các di sản văn hoá của một nền văn minh cổ xưa có vai trò tạo ra động lực tinh thần trong hoạt động sản xuất kinh doanh
4. Các yếu tố văn hoá trong kinh doanh tạo sự phát triển hài hoà, lành mạnh của mỗi quốc gia, tạo ra sức sống của sản phẩm hàng hoá và dịch vụ trên thị trường, tạo ra sức mạnh cộng đồng cho phát triển, tạo điều kiện cho tái sản xuất lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh.
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH VÀ THỰC TRẠNG VỀ VĂN HOÁ TRONG KINH DOANH Ở CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY
I. NGUYÊN NHÂN
1. Chưa nhận thức được vai trò của văn hoá trong kinh doanh.
2. Dư luận xã hội còn có quá nhiều áp lực về văn hoá và kinh doanh.
II. VĂN HOÁ TRONG KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
III. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG VIỆC ĐƯA VĂN HOÁ VÀO TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
III. ĐƯA NHÂN TỐ VĂN HOÁ VÀO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1. Đưa nhân tố văn hoá vào quá trình khôi phục và phát triển lực lượng sản xuất xã hội.
2. Đề cao thang giá trị trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và biến đổi cơ cấu xã hội – dân cư.
3. Từng bước đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị, nâng cao tầm vóc và hiệu quả của nó.
4. Áp dụng hệ thống ISO trong sản xuất kinh doanh ở tất cả các doanh nghiệp.
CHƯƠNG III: NGUYÊN NHÂN, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ ĐƯA VĂN HOÁ VÀO TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
I. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG TRONG XÂY DỰNG VĂN HOÁ KINH DOANH Ở CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
1. Xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi.
2. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp.
3. Xây dựng một đội ngũ doanh nhân văn hoá.
4. Nâng cao nhận thức cộng đồng về văn hoá kinh doanh.
II. MỘT SỐ KIẾN NGỊ TẠO SẮC THÁI KINH DOANH Ở VIỆT NAM
1. Nhóm giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng.
2. Nhóm giải pháp về tăng cường và nâng cao quản lý nhà nước.
3. Nhóm giải pháp xây dựng môi trường văn hóa, xã hội.
4. Nhóm giải pháp chuyên môn, nghiệp vụ.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
39 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2156 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những nhận thức chung về văn hoá kinh doanh và việc xây dựng văn hoá kinh doanh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố ảnh hưởng tới sự hình thành văn hoá kinh doanh.
- Yếu tố thứ tư ảnh hưởng đến sự hình thành văn hoá trong kinh doanh đó là: lợi ích xã hội và lợi ích cá nhân. Khi kinh doanh được gọi là kinh doanh có văn hoá, là lúc mà ở đó lợi ích xã hội và lợi ích cá nhân xấp xỉ ngang nhau. Lúc đó, lợi ích giữa người cá nhân trùng khít với lợi ích xã hội, đã phù hợp, cái tốt cái đẹp, cái chân thiện mỹ được tạo ra. Nếu như chủ thể kinh doanh nào cũng hành động như vậy thì sẽ tác động đến việc hình thành một nét kinh doanh truyền thống. Mà thực chất là “văn hóa trong kinh doanh”.
II. MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HOÁ VÀ KINH TẾ
Văn hoá và kinh tế là hai lĩnh vực có tác động qua lại với nhau. Không thể có văn hoá suy đồi mà kinh tế phát triển. Văn hoá bao giờ cũng là động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế, mặt khác, kinh tế phát triển là mảnh đất thuận lợi cho sự phát triển văn hoá của cộng đồng. Lịch sử thế giới cũng như nước Việt Nam đã chứng minh nguyên lý đó. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra, trong quá trình phát triển của nhân loại, một số nước lãnh thổ đã từng có nền văn hoá cao, được xem là cái nôi của nền văn minh nhân loại, thì ngày nay các nước đó không phải là những nước có nền kinh tế phát triển, thậm chí chỉ là những nước đang phát triển. Ví dụ, thời thượng cổ, lưu vực sông Vệ và sông Hoàng Hà của Trung Quốc đã hình thành đời sống đô thị khoảng 3000 năm trước công nguyên, khu vực Lưỡng Hà có một nền văn hoá liên tục hơn 3000 năm trước công nguyên, lưu vực sông Nil, với đất đai phì nhiêu, là nơi định cư của người Ai Cập là 3000 năm trước công nguyên khi hạ Ai Cập thống nhất với thượng Ai Cập, thuộc triều đại các vua Pharaon với việc xây dựng các Kim Tự Tháp.
Như vậy, từ việc khu xét sự phát triển của nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, người ta tìm thấy những dấu ấn và đặc trưng văn hoá của các quốc gia đó trong phát triển kinh tế. Thực tế đó đã bắt buộc người ta không chỉ thừa nhận sự tác động của các yếu tố văn hoá vào quá trình phát triển triển kinh tế, mà còn đi sâu xem xét vai trò của văn hoá cũng như tầm quan trọng của việc đưa các yếu tố văn hoá vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vì vậy, mối quan hệ giữa văn hoá và kinh tế có thể hiểu.
- Văn hoá và kinh tế có sự gắn bó tác động biện chứng với nhau. Kinh tế phải đảm bảo cho nhu cầu sống tối thiểu của con người, sau đó mới đảm bảo điều kiện cho văn hoá phát triển kinh tế không thể phát triển nếu không có một nền tảng văn hoá, đồng thời văn hoá không chỉ phản ánh kinh tế mà còn là nhân tố tác động đến phát triển kinh tế. Với mối quan hệ đó, sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc chỉ có thể năng động hiệu quả, có tốc độ cao chừng nào quốc gia đó đạt được sự phát triển kết hợp hài hoà giữa kinh tế với văn hoá.
- Văn hoá mang tính đặc thù của từng quốc gia, từng khu vực được coi là những di sản quý báu bán tích lũy được qua nhiều thế hệ, mang đậm bản sắc dân tộc. Nhưng đồng thời, với quá trình phát triển, kế thừa và giữa gìn bản sắc riêng, nó còn tiếp thu những tinh hoa văn hoá của quốc gia, dân tộc khác, làm cho văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc vừa có tính hiện đại phù hợp với sự phát triển kinh tế trong điều kiện cách khoa học – kỹ thuật, làm cho vai trò của văn hoá trong hoạt động kinh tế càng được nâng cao và thiết thực khơi dậy mọi tiềm năng sáng tạo của con người, đem lại sự phát triển cao với tốc độ cao và hài hoà trong hoạt động sản xuất – kinh doanh.
III. VAI TRÒ CỦA VĂN HOÁ TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH DOANH
Theo luật doanh nghiệp, Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi (Điều 3, Chương I, Luật doanh nghiệp).
Văn hoá, với tư cách là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, đương nhiên nó trở thành di sản, thành tiền đề cho bất kỳ quá trình phát triển và tiếp theo. Những giá trị vật chất đã sáng tạo ra đương nhiên là cơ sở không thể thiếu được của sự phát triển ở các giai đoạn kế tiếp. Những giá trị văn hoá tinh thần phục vụ cho một nhu cầu không thể thiếu của con người, nó đảm bảo chất lượng của yếu tố con người – yếu tố cơ bản trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của con người trong sản xuất kinh doanh.
1. Văn hoá với tư cách là tri thức, kiến thức tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất – kinh doanh phát triển
Sản xuất kinh doanh chính là quá trình con người sử dụng các tri thức, kiến thức tích luỹ được để tạo ra các giá trị vật chất mới. Các tri thức này có thể biểu hiện dưới hình thái ý thức, gắn liền với tư liệu sản xuất và người lao động. Khối lượng các tri thức, kiến thức đó bản thân nó đã là các giá trị văn hoá, đồng thời nó cũng được huy động và sử dụng vào sản xuất – kinh doanh trong môi trường văn hoá. Nếu không có môi trường văn hoá trong sản xuất – kinh doanh thì không thể sử dụng được các tri thức, kiến thức đó, và đương nhiên không thể tạo ra hiệu quả sản xuất, không thể phát triển sản xuất – kinh doanh.
Với quan hệ giữa tri thức và kinh doanh như vậy, bắt buộc các giá trị văn hoá dưới dạng tri thức, kiến thức phải được đảm bảo vào sản xuất kinh doanh thì mới đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được phát triển.
2. Các yếu tố văn hoá với tư cách là những biểu hiện của trình độ cao trong sinh hoạt xã hội
Sản xuất kinh doanh không chỉ là quá trình con người sử dụng các tư liệu sản xuất và chiếm hữu vật chất mà còn là các mối quan hệ giữa con người với con người. Sản xuất kinh doanh là sự hiệp tác và phân công lao động, đây là quan hệ cơ bản ở cả phạm vi hẹp và phạm vi rộng. Giải quyết tốt mối quan hệ đó là đảm bảo điều kiện thành công của quá trình sản xuất kinh doanh. Nhưng bản thân con người trong các mối quan hệ đó có những đặc điểm tâm lý khác nhau, nguyện vọng lợi ích khác nhau, khác nhau cả về tuổi tác, về những đặc thù mang tính dân tộc, tôn giáo....sự khác nhau đó dẫn đến sự khác nhau trong sinh hoạt xã hội. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, những sự khác biệt về sinh hoạt trong xã hội tuy không phải là yếu tố của quá trình đó, nhưng luôn thường trực ở mỗi con ngời, mới chỉ lộ ra qua quá trình giao tiếp. Nếu quá trình giao tiếp không nắm bắt được sự khác biệt đó sẽ dẫn đến những điều biểu hiện, hoặc xung đột về suy nghĩ và hành động. Mỗi người trong quá trình sản xuất kinh doanh, nếu có trình độ am hiểu sâu sắc về sinh hoạt xã hội sẽ tạo ra được các ấn tượng, các mối quan hệ tốt đẹp với người khác, tạo được bầu không khí thoả mái tin tưởng lẫn nhau trong tập thể lao động, đảm bảo quan hệ kinh doanh dễ dàng.
3. Các di sản văn hoá của một nền văn minh cổ xưa có vai trò tạo ra động lực tinh thần trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Phân tích so sánh các quá trình phát triển và tồn tại của một nền văn minh giúp cho con người hiện đại nhìn lại từ quá khứ, biết được khả năng của chính dân tộc mình, từ đó xem xét hiện tượng và hướng tới tương lai.
4. Các yếu tố văn hoá trong kinh doanh tạo sự phát triển hài hoà, lành mạnh của mỗi quốc gia, tạo ra sức sống của sản phẩm hàng hoá và dịch vụ trên thị trường, tạo ra sức mạnh cộng đồng cho phát triển, tạo điều kiện cho tái sản xuất lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh...
Mọi nền sản xuất, suy cho cùng đều nhằm thoả mãn ngày càng cao các lợi ích vật chất và tinh thần của con người. Đó vừa là mục tiêu, vừa là động cơ thúc đẩy hành động của con người. Nếu quá trình kinh doanh chỉ vì lợi nhuận đơn thuần như vậy thì về mặt kinh tế, quốc gia đó sẽ phát triển lệch lạc những ngành và lĩnh vực ít lợi nhuận sẽ không phát triển được và do vậy không thể đáp ứng được mọi nhu cầu của con người. Về mặt xã hội, con người sẽ mất nhân cách đạo đức xã hội xuống cấp, tội ác gia tăng.
Nói đến kinh doanh, là nói đến việc sử dụng tri thức và kiến thức. Sử dụng tri thức đó đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa cá nhân, các cộng đồng người để khai thác hết kho tàng tri thức đó phục vụ cho sản xuất kinh doanh, trí tuệ của mỗi người sẽ bổ sung cho nhau tạo ra trí tuệ tập thể ở một trình độ cao và hoàn thiện hơn. Sự kết hợp đó là nét đẹp văn hoá trong kinh doanh và chính nó tạo ra sức mạnh của tập thể, của cộng đồng.
Phục vụ đáp ứng những nhu cầu cụ thể của con người về sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. Những sản phẩm hàng hoá và dịch vụ đó ngoài yêu cầu về số lượng và chất lượng nhất định còn đòi hỏi những yêu cầu về thẩm mỹ, tính tiện lợi khi sử dụng. Có thể coi đó là những đòi hỏi của văn hoá tiêu dùng, các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ nào đáp ứng được những đòi hỏi đó là đáp ứng văn minh tiêu dùng và sẽ có sức sống trên thị trường. Để đạt được điều đó, sản xuất kinh doanh phải gắn liền với các yếu tố văn hoá, thông qua việc tiếp cận các yếu tố văn hoá mà chọn lọc và vật chất hoá chúng trong sản phẩm của mình cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng.
Các yếu tố văn hoà là món ăn tinh thần không thể thiếu của đời sống con người, như những nhu cầu vật chất khác. Trong quá trình hoạt động lao động, sự căng thẳng về cơ bắp và thần kinh diễn ra thường xuyên, gây ra mệt mỏi và căng thẳng về tâm lý. Đưa các yếu tố văn hoá vào sản xuất kinh doanh từ việc thiết kế nơi làm việc, các thiết bị và dụng cụ làm việc sẽ giảm bớt được trầm uất của những căng thẳng đó. Đặc biệt đưa các hình thức hoạt động văn hoá vào trước giờ làm việc có thể tạo ra hứng phấn lao động, vào thời gian nghỉ ngơi và cuối giờ làm việc có thể nhanh chóng xoá đi sự căng thẳng và mệt mỏi về tâm lý giúp con người nhanh chóng phục hồi sức lực hơn.
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH VÀ THỰC TRẠNG VỀ VĂN HOÁ TRONG KINH DOANH Ở CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY
I. NGUYÊN NHÂN
1. Chưa nhận thức được vai trò của văn hoá trong kinh doanh.
Do các doanh nghiệp chưa nhận thức được mối quan hệ giữa văn hoá về kinh doanh. Cho nên chưa có cái nhìn đúng đắn về kinh doanh có đạo đức. Họ chỉ nghĩ đơn thuần kinh doanh là vì lợi nhuận, theo đuổi lợi nhuận là cách thức sống còn tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chưa nhận thức được đầy đủ vai trò của văn hoá đối với sản xuất kinh doanh. Vẫn mường tượng văn hoá và kinh doanh là hai phạm trù khác hẳn nhau. Chưa thấy hết được kinh doanh có văn hoá sẽ tạo ra sự phát triển ổn định và vững chắc cho doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp sớm đi đầu trong lĩnh vực mới của thị trường. Vẫn còn sự duy cố hữu bảo thủ hay chưa nhìn nhận hết được sức mạnh to lớn của văn hoá, không chỉ đối với kinh doanh mà cả với các lĩnh vực khác.
2. Dư luận xã hội còn có quá nhiều áp lực về văn hoá và kinh doanh.
Từ khi bước sang nền kinh tế thị trường, nước ta thoát khỏi nền kinh tế tập trung bao cấp lạc hậu, tự túc tự cấp. Những nhà kinh doanh xuất thân từ nông dân, người lính, người thợ. Chính vì vậy kiến thức kinh doanh trong họ chưa có nhiều lắm. Họ vào thương trường kinh doanh với sự mò mẫm, được chăng hay chớ. Có người thành công, có người thì thất bại. Cho nên mỗi người một vẻ, chưa tạo nên nét truyền thống trong kinh doanh. Việc kinh doanh mang nặng tính kinh nghiệm, coi kinh doanh là phải có lãi theo đuổi lợi nhuận bằng bất cứ giá nào. Xem thừa đạo đức kinh doanh, vì lợi nhuận họ tìm mọi cách kinh doanh theo kiểu chộp giật, cơ hội....miễn sao mình có lợi, không hề coi trọng nét đẹp truyền thống kinh doanh có văn hoá, là gắn cái lợi với cái đẹp, cái hợp lý, cái chân thiện mỹ. Vẫn còn coi trọng tính kinh tế cao hơn tính văn hoá, đạt được kinh tế rồi thì kinh tế sẽ bù lấp văn hoá. Ý nghĩ này không chỉ nằm ở đại đa số những người kinh doanh mà còn tồn tại trong phần lớn tầng lớp của xã hội. Vẫn cho nhân tố văn hoá là thứ yếu xếp sau kinh tế, việc đạt được kinh tế rồi mới nghĩ đến văn hoá, thậm chí còn nghĩ rằng kinh doanh chi phối và bao trùm cả văn hoá.
Chính vì sự coi nhẹ văn hoá, nghĩ rằng kinh doanh chi phối và bao trùm cả văn hoá. Cho nên các doanh nhân nói chung và các doanh nghiệp nói riêng, vẫn cứ theo đuổi hành vi kinh doanh bất chấp đạo đức, bất chấp sự tồn tại đến người tiêu dùng. Theo đuổi cái lợi vì lợi nhuận, quên đi công tác xây dựng cho mình một hình ảnh, một bản sắc văn hoá doanh nghiệp. Mà tương lai không xa xu thế cạnh tranh trong sản xuất, kinh doanh là kinh doanh có văn hoá. Các nhà nghiên cứu đã tổng kết rằng trong quá trình vận động và phát triển của kinh tế thị trường, phương thức cạnh tranh là văn hoá kinh doanh, tức là sắc thái kinh doanh đặc sắc dựa trên nền tảng phương thức tác động tổng hợp với hành vi ứng xử.
Mặt khác, do môi trường kinh doanh có văn hoá còn khá mới mẻ trong nhận thức. Kèm theo sự chưa chú ý của nhà nước cũng như các cơ quan quản lý tới vấn đề văn hoá trong kinh doanh nên chưa có sự chỉ đạo kịp thời, cũng như điều chỉnh để tạo ra một môi trường văn hoá kinh doanh thuận lợi. Biểu hiện ở đây là nhà nước và các cơ quan quản lý đề ra các chính sách và cơ chế quản lý kinh doanh hiện hành cũng mới chỉ chú ý tới các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường của kinh doanh. Sự thiếu vắng hoặc mờ nhạt của khía cạnh văn hoá trong các chính sách và cơ chế quản lý kinh doanh hiện hành có nguyên nhân cơ bản bắt nguồn từ sự thiếu hụt rõ ràng trong nhận thức của các nhà hoạch định chính sách.
Còn thiếu định hướng xã hội nhằm vào tạo dựng văn hoá kinh doanh, văn hoá tiêu dùng, tạo nên bầu không khí và áp lực dư luận xã hội về vấn đề này. Sự chú ý của các tổ chức xã hội, các tổ chức phi chính phủ ở nước ta cho đến nay hầu như còn vắng trên lĩnh vực này.
Sự hạn chế trong việc tìm ra các số liệu hay tiêu chuẩn để xác định sự ảnh hưởng của văn hoá đến kinh doanh hay kết quả thu được từ sự áp dụng văn hoá trong kinh doanh và không áp dụng văn hoá trong kinh doanh cụ thể ra sao? Cho nên không có đủ các thông số để đánh giá sự trực tiếp hay gián tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh. Chính sự mập mờ này càng làm cho doanh nghiệp coi nhẹ, và chưa đánh giá hết được mức độ ảnh hưởng của nhân tố văn hoá tới kinh doanh. Càng tạo ra tính thiếu áp dụng trong thực tiễn kinh doanh ở các doanh nghiệp. Làm cho môi trường kinh doanh ngày càng mất đi tính cân bằng, ổn định cho sự phát triển.
II. VĂN HOÁ TRONG KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Kể từ khi ban hành Luật doanh nghiệp đầu năm 2000, khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh với trên 100.000 doanh nghiệp, thu hút hơn 100.000 tỷ đồng (tương đương với khoảng 6,7 tỷ USD) vốn đầu tư, tạo ra hơn 1,3 triệu chỗ việc làm, còn doanh nghiệp dãn doanh đóng góp đáng kể cho nền kinh tế năm 2000 có 14413 doanh nghiệp với đăng ký với số vốn 13700 tỷ đồng, năm 2001 ước tính có trên 1800 doanh nghiệp mới đăng ký với số vốn khoảng 22.000 tỷ đồng, chưa kể vốn đăng ký bổ sung. Tổng cộng cả hai năm, có 32413 doanh nghiệp mới đăng ký, gần bằng tổng số doanh nghiệp mới đăng ký trong chín năm, từ 1991 đến 1999 (45005 doanh nghiệp). Theo báo nhân dân số ra ngày 25 – 11 – 2002 thì đến cuối năm 2002 ngoài khoảng 5.000 doanh nghiệp Nhà nước đã có gần 80.000 doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp, cùng hơn 2,1 triệu cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể trong toàn quốc. Các doanh nghiệp này có vai trò quan trọng trong việc thu hút nguồn lao động tại chỗ, đầu tư vốn ít, thu hồi vốn nhanh, linh hoạt, nhanh nhậy, đổi mới công nghệ dễ dàng chuyển đổi thích ứng với yêu cầu của thị trường.
Bên cạnh sự phát triển không ngừng của các doanh nghiệp trong nền kinh tế, cùng sự đóng góp to lớn trong phát triển. Thì mặt trái của nó tác động nên nền kinh tế là rất lớn. Mặt trái ở đây có thể hiểu là những tiêu cực hay cách khác đó là những biểu hiện kém văn hoá trong kinh doanh.
Từ thực tế thấy rằng, các doanh nghiệp ở nước ta vẫn chưa chú ý tới sự cần thiết tất yếu của văn hoá kinh doanh trong hoạt động của mình. Những áp lực kinh tế, nhất là áp lực chạy theo lợi nhuận, hiện không làm cho các doanh nghiệp chú ý tới vấn đề văn hoá kinh doanh hoặc coi đó là yếu tố phụ trợ.
Nạn sản xuất hàng giả, hàng nhái nhãn mác, hàng kém chất lượng, kém phẩm chất, nấp bóng lợi dụng những nhãn hiệu có uy tín trên thị trường và tìm cách trà trộn với hàng thật, hàng có chất lượng tốt để tiêu thụ, lừa bịp người tiêu dùng. Do kinh doanh quản lý kém, tổ chức sản phẩm không cạnh tranh được trên thị trường đưa đến thua lỗ phá sản, nhập hàng lậu vào trong nước để trốn thuế, gây thiệt hại cho nguồn thu ngân sách nhà nước.
Theo số liệu thống kê trong 4 năm (1999 – 2003) cả nước xảy ra trên 1000 vụ ngộ độc thực phẩm với số người mắc lên hàng nghìn, trong đó có nhiều người tử vong 1999 có 327 vụ, số người mắc là 7576 người, đến năm 2003 là 204 vụ với 5924 người mắc. Ngoài ra số vụ ngộ độc thực phẩm do ăn phải thực phẩm ô nhiễm hoá chất độc hại có chiều hướng tăng lên: Năm 1999 là 11%, năm 2000 là 17%, năm 2002 là 25,2%, năm 2003 là 23%, còn 3 tháng đầu năm 2004 cục quản lý thị trường (Bộ thương mại) bắt và xử lý 1865 vụ hàng giả, hàng kém chất lượng. Các mặt hàng chủ yếu làm giả là rượu, bia, nước giải khát, bánh kẹo. Những con số trên là những minh chứng cho sự làm ăn chộp giật, lừa đảo vì theo đuổi lợi nhuận sản xuất ra các sản phẩm kém chất lượng làm ảnh hưởng tới sức khoẻ, cũng như lợi ích của người tiêu dùng.
Sự kinh doanh không có văn hoá không chỉ xảy ra đối với các doanh nghiệp tư nhân, mà còn xảy ra ngay với các doanh nghiệp Nhà nước. Còn nhiều doanh nghiệp trốn lậu thuế, nợ đọng vốn, khai gian thu nhập để chiếm đoạt thuế VAT. Thiếu quan tâm đến đời sống của công nhân viên như nợ lương, không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế...vì lợi nhuận không chú ý tới tính an toàn trong lao động, sức khoẻ của đời sống nhân dân lao động, để ngày càng nhiều người mắc các căn bệnh độc hại.
Để thấy rõ sự tác động của những doanh nghiệp kinh doanh có văn hoá đối với nền kinh tế. Những kết quả nghiên cứu thực tế ở nhiều nước về doanh nghiệp mới thành lập đã đi đến kết luận rằng doanh nghiệp càng trẻ càng dễ thất bại, doanh nghiệp càng nhỏ càng dễ thất bại và 90% nguyên nhân thất bại của các doanh nghiệp trẻ là do quản lý tồi.
Tuy nhiên, thực tế này không phải dễ dàng được các nhà quản lý doanh nghiệp nhận ra hay chấp nhận. Những kết quả điều tra ở 570 doanh nghiệp trình bày trong bảng sau là một minh chứng.
Theo chủ doanh nghiệp
Theo chủ nợ
Suy thoái kinh tế
68
29
Người quản lý kém năng lực
28
59
Thiếu vốn
48
33
Nợ khó đòi
30
18
Cạnh tranh
40
9
Thiết bị lạc hậu
32
6
Địa điểm bất lợi
15
3
Lãi suất cao
11
2
Thay đổi bất thường
11
2
Bảng 1: Nguyên nhân thất bại của doanh nghiệp mới, theo đối tượng quan sát.
Vậy quản lý tồi là như thế nào? Đây là một phạm trù khá rộng đã được bàn nhiều đến trong các nghiên cứu về quản trị kinh doanh. Cách tiếp cận mới nhằm giúp những người quản lý hiểu thêm một khía cạnh còn chưa được quan tâm đúng mức của quản lý hiện đại, vấn đề hiện nay của các công ty thành đạt sử dụng như một vũ khí cạnh tranh có sức mạnh tuyệt đối. Đó là “bản sắc” hay văn hoá doanh nghiệp.
Để được xã hội chấp nhận, doanh nghiệp cần chú trọng tới việc xây dựng hình ảnh của mình thành những biểu tượng bằng chính những viên gạch đạo đức trong kinh doanh chính vì tính quan trọng của văn hoá trong kinh doanh, mà các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa xây dựng được hình ảnh cho mình, đổi lại tạo ra tác động xấu đối với nền kinh tế. Biểu hiện tác động xấu này, làm cho nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay không được người tiêu dùng thừa nhận. Tạo ra sự phát triển bấp bênh của nhiều doanh nghiệp. Cộng hưởng tới nền kinh tế, làm cho nền kinh tế ta bị ảnh hưởng. Làm sự tác động ngược trở lại đối với các doanh nghiệp, kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp. Để phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam cần đi đúng với quy luật của nền KTTT. Cần coi trọng “đạo đức kinh doanh”, biến nó là vũ khí cho sự tồn tại cạnh tranh và phát triển.
III. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG VIỆC ĐƯA VĂN HOÁ VÀO TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
Sau 15 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta có nhiều khởi sắc, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh dần dần xoá đi cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung và đã vươn lên phát huy mạnh mẽ các tiềm lực của mình. Về mặt nông nghiệp, nước ta đạt được nhiều thành tựu nổi bất với các thời kỳ trước. Sản lượng lương thực phát triển tốt bảo đảm giữ vững an ninh lương thực quốc gia, tạo nguồn xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới...Về công nghiệp, nhìn chung các sản phẩm quan trọng có tác động đến các ngành kinh tế đều tăng khá như điện, sắt thép, phân bón...chất lượng sản phẩm ngày càng cao, giành được sự tín nhiệm của người tiêu dùng, gần 100 mặt hàng được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao, có chỗ đứng trên thị trường. Có thể nói hàng Việt Nam chất lượng cao đã đáp ứng được phần nào nhu cầu, thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng ở hai khía cạnh: sản phẩm tiêu dùng và vật phẩm văn hoá. Ở đây, các nhà doanh nghiệp Việt Nam đã đưa các nhân tố văn hoá, bản sắc dân tộc vào hoạt động kinh doanh, họ đã biết gắn chặt chẽ và hài hoà giữa cái lợi với cái đúng, cái tốt, cái đẹp. Đó chính là biểu hiện nền kinh doanh có văn hoá và lối sống có văn hoá của các doanh nghiệp Việt Nam dần dần được hình thành. Đó cũng chính là lợi thế cạnh tranh của giới doanh nhân Việt Nam trên thương trường. Để thấy được số doanh nghiệp biết xây dựng cho mình “đạo đức kinh doanh” thông qua hàng Việt Nam chất lượng cao, ta có thể quan sát biểu đồ sau:
447
422
270
360
372
187
120
2003
2002
2001
2000
1999
1998
1997
Số lượng doanh nghiệp đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao (phụ trương Sài Gòn tiếp thị, thời báo kinh tế Sài Gòn số 4, tháng 1- 2003).
Trong lĩnh vực dịch vụ, ngành thương mại đã đạt có sự tăng trưởng vượt bậc. Xuất khẩu năm 2000 tăng gấp 6 lần so với năm 1990, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ở thị trường trong nước tăng 6 lần so với cùng kỳ...
Qua đó, thấy được nét văn hoá trong kinh doanh được thể hiện rõ ở các điểm: kinh doanh đạt năng suất cao, giá thành hạ, tạo ra nhiều sản phẩm (giá trị) và giá trị thặng dư cho xã hội, sản phẩm đạt chất lượng cao, được xã hội và người tiêu dùng trong và ngoài nước chấp nhận, hoạt động kinh doanh đảm bảo chính sách, tuân thủ pháp luật, làm tròn nghĩa vụ với nhà nước (thuế) tạo ra lòng tin (chữ tín) vững chắc, ổn định đối với khách hàng trong và ngoài nước. Các đơn vị như nông trường Sông Hậu ở Cần Thơ...Công ty mía đường Lam Sơn (Thanh Hoá). Công ty sữa Việt Nam Vinamilk là những điển hình về văn hoá kinh doanh.
Quá trình xây dựng và phát triển văn hoá trong kinh doanh từ ngày đổi mới, đã mang lai nhiều kết quả, xây dựng mẫu hình con người kinh tế Việt Nam, về sự ra đời của các loại hình doanh nghiệp và các sản phẩm Việt Nam chất lượng cao và cao hơn nữa là tinh thần doanh nghiệp đang trở thành một giá trị văn hoá có tác dụng định hướng toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
- Văn hoá trong kinh doanh tạo ra những nhà doanh nghiệp có đạo đức trong kinh doanh. Trong bất kỳ lền kinh tế nào, doanh nghiệp cũng giữ vai trò quyết định trong việc chế tạo ra các sản phẩm cho xã hội, trong đó các doanh nghiệp, người quản lý và điều hành quá trình sản xuất – kinh doanh cùng với giá trị đạo đức kinh doanh của mình có vị trì đặc biệt quan trọng. Sức mạnh của một lền kinh tế là do hệ thống các doanh nghiệp của nó quyết định. Và cái quyết định sự phát triển của các doanh nghiệp lại do đội ngũ những con người ở đó – những con người tràn đây văn hoá trong kinh doanh quyết định.
- Văn hoá trong kinh doanh giúp tạo ra sự phát triển cho các doanh nghiệp.
- Văn hoá trong kinh doanh giúp các doanh nghiệp tạo được ra các sản phẩm – hàng hóa tốt, đủ sức cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới.
III. ĐƯA NHÂN TỐ VĂN HOÁ VÀO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Xu thế tiến bộ của thế giới chỉ trở thành nguồn lực nội sinh khi nhận biết và dám hành động theo quy luật phát triển. Chỉ dừng lại ở nhận thức tư tưởng cũng chẳng có ích gì cho nhân dân, nếu không chuyển từ nhận thức sang hoạt động tổ chức thực tiễn.
Các giải pháp dưới đây thuộc lĩnh vực tổ chức thực tiễn.
1. Đưa nhân tố văn hoá vào quá trình khôi phục và phát triển lực lượng sản xuất xã hội.
Muốn đưa nhân tố văn hoá vào bồi dưỡng và khai thác các lực lượng sản xuất của đất nước cần có một số giải pháp thiết thực như:
- Lựa chọn và đổi mới công nghệ sản xuất phù hợp với điều kiện nước ta chuẩn bị tiến vào giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
- Đổi mới tổ chức phương thức và phương pháp, quản lý nhà nước và quản lý kinh doanh theo hướng vận dụng “động lực kép” bao gồm lợi ích kinh tế và lợi ích văn hoá đối với người lao động. Động lực đó bao gồm lợi ích kinh tế và lợi ích văn hoá đối với người lao động. Động lực đó bao gồm lợi ích cá nhân, lợi ích bộ phận lợi ích quốc gia.
- Tiến hành cải cách hệ thống giáo dục, đào tạo trên cơ sở mạnh dạn làm thí điểm đổi mới đồng bộ về giáo trình, giáo viên và phương thức đào tạo. Đồng thời sớm khắc phục tình trạng “thương mại hoá’ lan tràn trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
- Xây dựng kế hoạch hợp tác quốc tế về đào tạo, trước hết đối với đội ngũ giáo viên, đội ngũ quản lý, dần dần hình thành đội ngũ có trình độ cao với tấm lòng vì dân, vì nước.
2. Đề cao thang giá trị trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và biến đổi cơ cấu xã hội – dân cư.
Hiện nay nước ta đa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Những nhận thức chung về văn hoá kinh doanh và việc xây dựng văn hoá kinh doanh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.doc